• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Con người thật của hoàng đế Võ Tắc Thiên
        • Điều bất ngờ về đức lang quân của Võ Tắc Thiên
        • Số phận bi thảm của 4 mỹ nam được Võ Tắc Thiên sủng ái | Văn hóa
        • Nhà Đường – Wikipedia tiếng Việt
      • Khai quốc[sửa | sửa mã nguồn]
      • Trinh Quán chi trị[sửa | sửa mã nguồn]
      • Nhật Nguyệt lăng không[sửa | sửa mã nguồn]
      • Khai Nguyên thịnh thế[sửa | sửa mã nguồn]
      • Loạn An-Sử[sửa | sửa mã nguồn]
      • Họa phiên trấn và hoạn quan[sửa | sửa mã nguồn]
        • Võ Tắc Thiên trời không sợ, đất không sợ nhưng lại kinh hãi khi thấy 2 thứ này-Eva tám
    • Bà lo sợ oan hồn Vương Hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi biến thành mèo đến cắt đứt cổ mình. Thậm chí Võ Tắc Thiên còn nhiều lần mơ thấy cảnh khi chết của hai người đó, Tiêu Thục phi mang hình dáng của mèo. 
        • Những điều chưa ai biết!
        • Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    • 1. Hãm hại hoàng hậu để tiếm quyền
    • 2. Hại chết con và tôn thất, từng bước lên ngôi hoàng đế
    • 3. Thảm sát những người tình
        • Dàn sao ‘Võ Tắc Thiên’ sau 24 năm

    Con người thật của hoàng đế Võ Tắc Thiên


    Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc lên nắm quyền gây ra những tranh cãi suốt hàng nghìn năm mà cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.

    con nguoi that cua nu hoang de duy nhat tq vo tac thien hinh anh 1

    Hình ảnh nữ hoàng Võ Tắc Thiên trong bộ phim truyền hình Trung Quốc năm 2014.

    Võ Tắc Thiên (602-705) là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà từng bước thay hoàng đế Đường Cao Tông để cai quản việc triều chính bất chấp làn sóng phản đối của các đại thần. Võ Tắc Thiên bị dân gian coi là vị hoàng đế máu lạnh và tàn bạo bậc nhất lịch sử Trung Quốc, bên cạnh Tần Thủy Hoàng. Loạt bài này sẽ kể lại câu chuyện về Võ Tắc Thiên và khai thác một số khía cạnh mà dân gian không nhắc đến.

    Võ Tắc Thiên là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị. Trải qua nhiều sóng gió trên chính trường, Võ Tắc Thiên có 15 năm cuối cùng chính thức trở thành nữ hoàngduy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

    Những câu chuyện tội ác của Võ Tắc Thiên được truyền từ đời này sang đời khác. Ban đầu là việc Võ Tắc Thiên hãm hại hoàng hậu để tiếm quyền, cho đến hại chết con và tôn thất, từng bước lên ngôi hoàng đế. Những đối thủ của Võ Tắc Thiên đều được cho là đã phải nhận lấy kết cục thảm khốc.

    Những câu chuyện rùng rợn này đều chỉ là lời truyền miệng dân gian của Trung Quốc. Giới học giả ngày nay vẫn tranh cãi về những gì thực sự xảy ra ở thời Võ Tắc Thiên và liệu bà có phải là vị hoàng đế tàn bạo, hoang dâm như dân gian truyền lại hay không.

    Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc

    Võ Tắc Thiên vào cung hầu Đường Thái Tông từ năm 14 tuổi, hầu. Sách Tư trị thông giám của nhà sử học Tư Mã Quang thời Tống viết, có lần, Đường Thái Tông dẫn các phi tần đi xem ngựa. Thái Tông nói đùa rằng: “Trong các ngươi ai có thể khống chế được nó không?”

    Các phi tần không ai dám lên tiếng, ngoại trừ Võ Tắc Thiên. “Hãy cho thần ba thứ: Thứ nhất là roi sắt, thứ hai là búa sắt, thứ ba là dao găm. Nếu nó mà không nghe lời thì dùng roi sắt quật nó, nếu không chịu thì dùng búa sắt đập đầu nó, nếu vẫn còn ngang ngạnh thì dùng dao găm cắt đứt cổ luôn”. Chi tiết này đã cho thấy cá tính mạnh mẽ của Võ Tắc Thiên.

    Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên đáng ra phải sống trong am ni cô nhưng lại được lòng Thái tử Đường Cao Tông. Vì vậy, Cao Tông lên nắm quyền đã đón Võ Tắc Thiên từ am ni cô ra và phong bà làm Chiêu Nghi (chỉ xếp sau Hoàng hậu).

    Chẳng bao lâu sau, Cao Tông lại muốn phế truất hoàng hậu để đưa Tắc Thiên thay thế. Quyết định này khiến nhiều đại thần trong triều phản đối. Với tính cách mạnh mẽ của mình, Võ Tắc Thiên dĩ nhiên không chấp nhận đứng nhìn.

    con nguoi that cua nu hoang de duy nhat tq vo tac thien hinh anh 2

    Hình ảnh nhân vật Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc.

    Bà ngấm ngầm lôi kéo, thương lượng với một loạt đại thần để ủng hộ mình lên ngôi hoàng hậu. “Đây là việc nhà của Bệ hạ, người ngoài không có tư cách can thiệp”, Sách Tư trị thông giám, trang 200 chép lại.

    Lời nói của các đại thần đã giúp Cao Tông quyết tâm đưa Võ Tắc thiên lên ngôi Hoàng hậu.

    Nắm quyền trong tay, Võ Tắc Thiên quay lại trừng phạt những người từng phản đối bà. Có đại thần phải chọn lấy cái chết, có người may mắn hơn chỉ bị giáng chức, cách chức.

    Theo Sách Tư trị thông giám, Đường Cao Tông mắc bệnh nặng nên đã giao hết việc triều chính cho Võ Tắc Thiên quản lý. Cao Tông vốn không có chính kiến, về sau nghe lời các triều thần tố Võ Tắc Thiên lạm quyền để định phế Hoàng hậu.

    Nhưng vụ việc nhanh chóng đến tai Võ Tắc Thiên, khiến cho chiếu thư dù đã soạn nhưng không bao giờ được ban ra. Trong những ngày cuối cùng, Cao Tông thiết triều luôn có Võ Tắc Thiên ngồi cạnh giám sát, mọi việc lớn nhỏ trong triều đều do hoàng hậu gật đầu mới có hiệu lực.

    Năm 683, Đường Cao Tông băng hà. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này rút cục đều không vừa lòng bà. Võ Tắc Thiên tìm cách phế truất Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự mình thiết triều với danh nghĩa Thái hậu.

    Sự kiện Võ Tắc Thiên lên làm Thái hậu để điều hành việc triều chính đã gây ra 3 cuộc binh biến nhưng không lâu sau đều bị đánh bại.

    con nguoi that cua nu hoang de duy nhat tq vo tac thien hinh anh 3

    Phác họa hình ảnh Võ Tắc Thiên dựa trên phim truyền hình.

    Sau này, khi được các quan trong triều và hơn 6 vạn người dân đồng ý, Võ Tắc Thiên mới chấp nhận trở thành hoàng đế, lập ra nhà Võ Chu (690-705), tự xưng là Hoàng đế thánh thần.

    Đánh giá con người Võ Tắc Thiên

    Nền văn hóa nặng Nho giáo của Trung Quốc không cho phép một phụ nữ lên ngôi, nên việc Võ Tắc Thiên xưng hoàng đế là điều chưa từng có tiền lệ. Điều này lý giải vì sao khi thay chồng nhiếp chính, Võ Tắc Thiên đã phải đối mặt với 3 cuộc binh biến.

    Đó là lúc Võ Tắc Thiên lập ra nhóm chuyên tuần tra, bắt giữ những người âm mưu hoặc có hành động tạo phản. Theo các sử gia Trung Quốc, việc nhóm người này tra tấn, giết những người có tư tưởng phản đối nhà Chu là có thật, nhưng không rõ vai trò của Võ Tắc Thiên trong việc giám sát lực lượng này đến đâu.

    Một số nhà sử học nói việc thanh trừng nội bộ chỉ phục vụ lợi ích của Võ Tắc Thiên, có người khác lại nói điều này cũng tốt cho dân chúng. Nên hai tranh cãi này mãi không bao giờ có hồi kết, theo trang mạng Rejected Princesses.

    Về câu chuyện bà giết hại chính con đẻ. Các học giả về sau hướng đến cách giải thích là đứa trẻ chết do bị đầu độc nhiều hơn. Nhưng liệu Võ Tắc Thiên có lợi dụng cái chết của các con để tư lợi cho bản thân hay không thì vẫn còn là dấu hỏi lớn.

    con nguoi that cua nu hoang de duy nhat tq vo tac thien hinh anh 4

    Các sử gia thời nhà Tống chỉ trích Võ Tắc Thiên mạnh mẽ nhất.

    Đến thời nhà Tống, các sử gia Trung Quốc lại càng có cái nhìn tiêu cực về Võ Tắc Thiên. Bởi Nho giáo không bao giờ chấp nhận để một người phụ nữ bước lên đỉnh cao quyền lực.

    Trên thực, trong triều nhà Đường thời bấy giờ cũng có đại thần ủng hộ bà, coi Võ Tắc Thiên là người quyết đoán, có tài trị nước. Đó là lý do dưới thời Võ Tắc Thiên dân chúng vẫn yên ổn làm ăn, đất nước lớn mạnh, còn những vụ lộn xộn, tranh quyền ở triều chỉ được coi là việc riêng.

    Trong quãng thời gian trị vì ngắn ngủi, Võ Tắc Thiên có công mở mang lãnh thổ Trung Quốc, vươn tầm ảnh hưởng sang Trung Á, xóa sổ vương quốc Cao Câu Ly ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. Phật giáo ngày càng được phổ biến. Bà coi phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định trong nước là ưu tiên hàng đầu.

    Sử gia Trung Quốc Tư Mã Quang từng đánh giá về Võ Tắc Thiên trong Tư trị thông giám:“Nếu bà nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ bãi chức. Thái hậu có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng”.

    Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông trước khi qua đời, thường đánh giá lại những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Hoa và Võ Tắc Thiên cũng không phải ngoại lệ.

    “Võ Tắc Thiên không phải là người đơn giản. Bà ấy có tầm hiểu biết rộng và rất biết cách dùng người. Nhưng Võ Tắc Thiên cũng đã giết rất nhiều người”, Mao Trạch Đông từng nói, theo Best China News.

    Điều bất ngờ về đức lang quân của Võ Tắc Thiên

    Trong 213 vị vua trong lịch sử Trung Quốc, chỉ có duy nhất một nữ hoàng là Võ Tắc Thiên. Để vươn lên thống trị quyền lực, người phụ nữ này đã sử dụng tài năng, miêu trí, thậm chí cả thủ đoạn để đốn hạ các đối thủ. 

    Mô tả ảnh.
    Hình ảnh Cao Tông hồi bé trong phim

    Một trong những người tạo bàn đạp cho Võ Tắc Thiên trong con đường tạo danh vọng là chồng bà – vua Đường Cao Tông Lý Trị. Đáng chú ý, Võ Tắc Thiên trước đó chỉ là người thiếp của cha Lý Trị. Dù biết lập Võ Mỵ Nương làm phi sẽ gây xôn xao dư luận bấy giờ nhưng Cao Tông hoàng đế vẫn quyết thực hiện. Chúng ta hãy cùng điểm lại những bước đi của vị hoàng đế đa tình này.

    Mô tả ảnh.
    Hình ảnh Vua Cao Tông trong phim 

    Theo lịch sử Trung Quốc, Lý Trị là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 – 649) nổi tiếng. Mẹ ông là Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ luôn giúp đỡ, phò tá Đường Thái Tông.

    Từ nhỏ, Lý Trị đã nổi tiếng bởi lòng hiếu thảo với cha mẹ. Khi mẹ là bà Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Ái phi được Đường Thái Tông rất sủng ái mất thì Lý Trị khi ấy mới 9 tuổi òa khóc nức nở. Tiếng khóc của vị hoàng tử này khiến Lý Thế Dân để ý, quan tâm nhiều hơn.

    Đến năm 645, Đường Thái Tông đem quân tiến đánh nước Cao Câu Ly thì cơ thể bị thương, nổi mụn khắp người. Khi Lý Trị đến thỉnh an đã không ngần ngại khi dùng miệng hút mủ trên người của cha khiến nhiều người nể phục bởi tấm lòng hiếu thảo.

    Cũng chính vì vậy, Đường Thái Tông đã quyết định lập Lý Trị lên làm hoàng tử. Dù rất yêu quý Lý Trị nhưng Thái Tông tính phế thái tử vì bản tính quá hiền lành, yếu đuối. Rất may, các đại thần bấy giờ đã kịp can ngăn. 

    Mô tả ảnh.
    Hình ảnh đẹp lung linh của hai diễn viên trong tạo hình Võ Tắc Thiên và Cao Tông

    Năm 635, Võ Tắc Thiên được đưa vào cung và trở thành Võ Tài Nhân, một trong những người thiếp của Đường Thái Tông. Dù Võ Tắc Thiên hơn Thái tử Lý Trị 4 tuổi nhưng cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Chính vì vậy,  Võ Tài Nhân buộc phải quy y cửa Phật. 

    Khi Đường Cao Tông lên làm vua đã gọi bà về và cưới làm phi khiến dư luận bấy giờ rúng động. Vì theo lễ giáo, đây là điều không thể chấp nhận được.

    Thế nhưng, vua Cao Tông đã quyết tâm lập Võ Tắc Thiên lên làm phi. Ai ngờ, chỉ sao một thời gian ngắn, người phụ nữ tài trí này đã đốn hạ nhiều đối thủ để chiếm đoạt tình cảm của Cao Tông. Cuối cùng bà vươn lên làm hoàng hậu. 

    Năm 664, biết hoàng hậu Võ Tắc Thiên quá lộng hành nên vua Cao Tông đã có ý định phế Hậu. Chuyện bị lộ khiến trung thần Thượng Quan Nghi bị chém đầu, thái tử Lý Trung phải uống rượu độc.

    Sau khi Cao Tông qua đời, hoàng hậu Võ Tắc Thiên đã chính thức đăng cơ, buông màn nhiếp chính. Đây cũng là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc cai trị đất nước, mở ra đời nhà Chu.

    Số phận bi thảm của 4 mỹ nam được Võ Tắc Thiên sủng ái | Văn hóa

    Võ Tắc Thiên (17.2.624 – 16.2.705) là một Hậu cung phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.

    Sau khi Đường Cao Tông qua đời, Thiên Hậu trải qua các đời Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng lên ngôi Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 – 705), trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

    so phan bi tham cua 4 my nam duoc vo tac thien sung ai hinh anh 1

    Võ Tắc Thiên là hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.

    Trong 15 năm cai trị, Võ Tắc Thiên mở mang lãnh thổ Trung Quốc, vươn sang Trung Á, hoàn thành cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên. Nội địa khuyến khích phát triển Phật giáo, tập trung phát triển kinh thế – xã hội, duy trì sự ổn định trong nước.

    Tuy nhiên, do tư tưởng nam tôn nữ ti của xã hội phong kiến, lại thêm tính cách độc ác, hà khắc của Võ Tắc Thiên trong việc cai trị khiến đông đảo cựu thần nhà Đường không phục.

    Việc Võ Tắc Thiên nắm quyền cai trị nhà nước bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ, thường so sánh bà với Lã hậu nhà Hán, Từ Hy thái hậu nhà Thanh trong việc chuyên quyền và tàn độc. Tuy nhiên, các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.

    Trong “Tư trị thông giám”, Sử gia Tư Mã Quang đánh giá bà là nhà lãnh đạo quyết đoán, có tài trị nước và nhà Võ Chu thời Võ Tắc Thiên đã có được một hệ thống bình đẳng giới tốt hơn nhiều so với các đời Đường trước và sau đó.

    Có thể nói Võ Tắc Thiên là hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử. Những vị đại hoàng hậu nổi tiếng từ cổ chí kim ở Trung Hoa, như Tần Tuyên Thái hậu, Hán Lã hoàng hậu, Tây Tấn Giả Nam Phong, Tiêu Xước triều Liêu, và kể cả Từ Hi thái hậu nhà Thanh đều chỉ có thể ở sau bức rèm nghe bàn chính sự, không một ai dám làm việc xưng đế như bà.

    so phan bi tham cua 4 my nam duoc vo tac thien sung ai hinh anh 2

    Hệt như các bậc quân vương, hậu cung của Võ Tắc Thiên cũng chứa cả trăm mỹ nam để phục vụ bà.

    Và cái sự độc nhất vô nhị ở Võ Tắc Thiên, còn được đặc tả qua những câu chuyện về sự… dâm loạn của bà. Có một phần là sự thật, một phần do người đời sau thêm thắt mà không có ghi chép chuẩn xác. Hệt như những bậc quân vương trong mọi triều đại phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên cũng có một dàn mỹ nam trong hậu cung của riêng mình.

    Cuốn Cựu đường thư ghi chép lại rằng, 4 tình nhân nổi tiếng nhất của Võ Tắc Thiên là Tiết Hoài Nghĩa, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông và Thẩm Nam Mậu, những người được cho là rất đẹp trai và mạnh mẽ, đủ để thỏa mãn vị hoàng hậu hoang dâm này.

    Tiết Hoài Nghĩa, tên thật là Phùng Tiểu Bảo, lần đầu gặp Võ Tắc Thiên khi bà 61 tuổi, nhờ sự tiến cử của Thái Bình Công Chúa. Bảo được mô tả là người có dáng người lực lưỡng và khuôn mặt rất đẹp. Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái, gọi Nghĩa là chú để có cớ cho vào cung, bắt giả làm nhà sư, ban cho tên mới là Hoài Nghĩa.

    Sư Hoài Nghĩa ra vào cung tự do, lên điện không chào, chính là người dựng Minh Đường, tạo tác tượng Phật Di Lặc khổng lồ và một ngôi chùa đẹp để vui lòng Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên sau đó Võ Tắc Thiên có Thẩm thái y thì lạnh nhạt với Hoài Nghĩa, khiến gã tức giận nổi lửa đốt cháy toàn bộ tượng và chùa.

    so phan bi tham cua 4 my nam duoc vo tac thien sung ai hinh anh 3

    Tiết Hoài Nghĩa – 1 trong số những người tình được sủng ái nhất của Võ Tắc Thiên – sau bị đánh đến chết.

    Võ Tắc Thiên không tiện trị tội, sai công chúa Thái Bình ra tay. Ngày 25.12.694, Thái Bình gọi Hoài Nghĩa vào vườn rồi huy động các cung nữ lực lưỡng đánh đến chết. Xác Hoài Nghĩa được đem đến đền Bạch Mã và hỏa táng, sau đó trộn lẫn vào trong đống đất bùn được sử dụng để xây một ngôi chùa.

    Các quan thấy Võ Tắc Thiên đa dâm lụy tình cũng tiến cử con em, thậm chí chính mình vào để hầu Nữ hoàng hòng kiếm lợi lộc. Võ Tắc Thiên bèn lập ra Phụng Thần viện, với danh nghĩa là nuôi chim hạc, là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn mình.

    Phụng Thần viện trở thành nơi dâm loạn nhất của chốn cung đình. Những thanh niên bị thất sủng sẽ bị giết để diệt khẩu và ném xuống hồ. Sau này cháu nội là Đường Huyền Tông cho khai quật đã phát hiện hàng đống xương người dưới hồ.

    Mối tình giữa Võ Tắc Thiên với Thẩm Nam Mậu khởi đi trong một lần bà triệu Thái y họ Thẩm vào cung để hỏi về… thuốc kích dục. Thẩm Nam Mậu dâng phương thuốc có công hiệu, Võ Tắc Thiên nhân thấy thái y cũng thuộc dạng mỹ nam liền bắt ông phục vụ mình. Dù bồi bổ thế nào, Thẩm thái y cũng không đáp ứng nổi, cuối cùng lao lực mà chết.

    Sau khi Thẩm thái y chết, công chúa Thái Bình tiến cử Trương Xương Tông có tài thổi sáo, rất đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Tắc Thiên rất vui. Trương Xương Tông nhận tiện tiến cử luôn anh mình là Trương Dịch Chi vào hầu hạ. Cả hai được phong chức tước bổng lộc cực hậu.

    so phan bi tham cua 4 my nam duoc vo tac thien sung ai hinh anh 4

    Thái y Thẩm Nam Mậu thì… chết vì lao lực do phải “phục vụ” Thiên Hậu liên tục.

    Khi Võ hậu lâm bạo bệnh, ngay cả Tể tướng Trương Giản Chi cũng không thể lại gần bà vì chịu sự ngăn cản của Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Ngay sau cái chết của Võ Tắc Thiên, vì không còn ai hậu thuẫn, anh em họ Trương đã bị ám sát trong cuộc đảo chính của Trương Tể tướng.

    Năm 705, ngày 22.2, tể tướng Trương Giản Chi cùng các đại thần phát động binh biến, ép Võ hậu thoái ngôi và đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần hai. Bà bị giam lỏng ở biệt cung cho đến khi qua đời không lâu sau đó ở tuổi 82.

    Nhà Đường – Wikipedia tiếng Việt

    Đối với các định nghĩa khác, xem Đường.
    1. đổi Bản mẫu:Hộp thông tin quốc gia

    Nhà Đường (tiếng Trung: 唐朝; bính âm: Táng Cháo, Hán Việt: Đường triều; phát âm tiếng Trung: [tʰɑ̌ŋ tʂʰɑ̌ʊ]; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 – 1 tháng 6, 907) là một triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và trước thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được hoàng đế Đường Cao Tổ Lý Uyên thành lập sau khi thâu tóm quyền hành khi nhà Tùy suy yếu rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn 15 năm khi nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 – 3 tháng 3, 705).

    Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán — một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới.

    Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Trong hai cuộc điều tra trong thế kỷ VII và thế kỷ VIII, dân số trên lãnh thổ nhà Đường được ước tính lên đến 50 triệu người (đây mới là dân số dựa trên số hộ trong sổ sách, dân số thực có thể còn gấp đôi như vậy).[1][2][3]a[›] Và, khi bộ máy nhà nước đi xuống và không thể điều tra dân số một cách chính xác trong thế kỷ IX, con số ước tính là 80 triệu người.[4][5] Với số dân lớn như vậy, nhà Đường có một lực lượng quân đội hùng mạnh với binh lính chuyên nghiệp và những thương nhân buôn bán, trao đổi hàng hóa trên toàn bộ khu vực châu Á dọc theo Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Nhiều nước khác nhau đã triều cống cho triều đình nhà Đường, nhà Đường cũng chinh phục hoặc khuất phục một số khu vực rồi đặt chúng dưới quyền cai trị gián tiếp thông qua một hệ thống bảo hộ. Bên cạnh quyền bá chủ về mặt chính trị, nhà Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước láng giềng như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

    Thời kì nhà Đường phần lớn là một giai đoạn tiến bộ và ổn định, nhưng vào giữa triều đại thì xảy ra loạn An Sử, từ đó nhà Đường ngày càng đi xuống. Giống với nhà Tùy, nhà Đường duy trì bộ máy các quan lại trong triều đình từ các sĩ đại phu thông qua các cuộc thi khoa cử và tiến cử. Trật tự này đã bị suy yếu khi các thống đốc quân sự khu vực được gọi là tiết độ sứ nổi lên trong thế kỷ IX. Văn hóa Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và cường thịnh trong thời kì nhà Đường, đây được coi là thời kì đỉnh cao của thi ca, hay thơ Trung Quốc.[6] Hai thi sĩ nổi tiếng nhất Trung Hoa là Lý Bạch và Đỗ Phủ, thuộc về thời kì của Triều đại này, cùng với các họa sĩ nổi tiếng như Hàn Cán, Chương Tuyển và Chu Phương. Có một số lượng lớn các công trình văn học lịch sử, toàn thư và các nghiên cứu về địa lý được hoàn thành trong thời kỳ nhà Đường.

    Có nhiều đổi mới đáng được công nhận và chú ý dưới thời nhà Đường, trong đó bao gồm sự phát triển của ngành in mộc bản. Trong thời nhà Đường, Phật giáo có tác động chủ yếu đến văn hóa Trung Quốc, và nhiều giáo phái bản địa trở nên nổi bật. Tuy nhiên, về sau triều đình đã ngược đãi Phật giáo và tôn giáo này đã suy giảm tầm ảnh hưởng. Mặc dù chính phủ và triều đình nhà Đường suy sụp trong thế kỷ IX, song nghệ thuật và văn hóa vẫn tiếp tục phát triển. Triều đình trung ương mục nát nên đã không thể quản lý được nền kinh tế, song việc mậu dịch vẫn không bị ảnh hưởng và thương mại vẫn tiếp tục thịnh vượng.

    Quốc hiệu “Đường” vốn là tên cũ của đất Tấn, nay nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Sơn Tây. Thời Tây Ngụy, Lý Hổ là một người trong Bát trụ quốc (八柱國), được phong là Lũng Tây quận công (隴西郡公), sau khi mất được truy hiệu là Đường quốc công (唐國公).[7]:254 Con là Lý Bỉnh (李昞) kế tập. Năm 582, con của Lý Bỉnh là Lý Uyên kế thừa tước vị Đường quốc công, sau được thăng tước là Đường vương (唐王). Sau này, khi Tùy Cung Đế nhường lại đế vị cho Lý Uyên, ông bèn đổi quốc hiệu sang Đường. Sau này khi nhà Đường đã vong, thời Ngũ Đại Thập Quốc phía bắc có Lý Tồn Úc xưng quốc hiệu là Hậu Đường, phía nam có Lý Biện xưng quốc hiệu là Nam Đường, đều tự cho mình là kế thừa của nhà Đường. Ngay cả vua nhà Nam Đường cũng tự xưng mình là dòng dõi của Kiến vương Lý Khác (李恪) – con trai của Đường Hiến Tông.[8]:36[9]

    Hoàng tộc nhà Đường xưng mình phát tích từ dòng họ Lý ở Lũng Tây, trong Cựu Đường thư và Tân Đường thư đều cho rằng Lý thị nhà Đường là hậu duệ của Lão Tử, mà Lý Uyên cũng tự xưng mình là hậu duệ nhiều đời của Lý Cảo – là Thái tổ Vũ Chiêu Vương của nhà Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Một học giả hiện đại là Trần Dần Khác (陳寅恪, 1890 – 1969) đã khảo chứng và cho rằng Lý Đường là dòng dõi họ Lý ở Long Khánh thuộc Triệu Quận.[chú thích 1]

    Khai quốc[sửa | sửa mã nguồn]

    Họ Lý thuộc về tầng lớp quý tộc quân sự, cát cứ phía tây bắc trong suốt thời gian cai trị của các hoàng đế nhà Tùy.[12] Mẹ của Lý Uyên mang họ Độc Cô, có một người chị là hoàng hậu của Bắc Chu Hiếu Minh Đế Vũ Văn Dục, đó là Minh Kính hoàng hậu và em gái Văn Hiến hoàng hậu của Tùy Văn Đế là dì ruột của Lý Uyên, nhờ vậy mà họ Lý được trọng dụng,[7]:255 Tổ phụ của Lý Uyên là Lý Hổ đã theo Vũ Văn Thái-người sáng lập ra triều Bắc Chu- tiến vào Quan Trung, thời Tây Ngụy từng được ban cho họ Đại Dã, làm quan đến chức thái úy, cùng với Lý Bật là một trong “Bát trụ quốc” của nhà Tây Ngụy. Sau khi Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế lên kế vị, lúc này Lý Hổ đã mất nên được truy phong là “Đường quốc công”. Cha của Lý Uyên, tức Lý Bỉnh, được tập phong tước hiệu Đường quốc công. Sau khi Lý Bỉnh mất, Lý Uyên khi ấy chưa được mười tuổi đã kế thừa tước Đường quốc công.

    Trong những năm Đại Nghiệp thời Tùy Dạng Đế, do chính sách tàn bạo của nhà vua cũng như ba lần đánh Cao Câu Ly thất bại dẫn đến mâu thuẫn giai cấp xảy ra, dân chúng ở các địa phương đồng loạt khởi nghĩa. Lý Uyên có công trong việc dẹp vài cuộc nổi loạn mà được Dạng Đế trọng dụng. Năm 616, được phái đi làm lưu thủ ở Thái Nguyên để trấn áp quân nổi dậy.[8]:37 Ban đầu ông đánh thắng một số trận, song quân khởi nghĩa ngày càng mạnh, mỗi lúc một đông thêm nên khiến ông bối rối. Lý Uyên thấy thiên hạ đại loạn, nhà Tùy không thể kéo dài sự thống trị được lâu nữa nên trong thâm tâm đã có dự tính hành động.[13] Tuy nhiên ông vẫn do dự không quyết, phải có sự thúc đẩy của mấy người con trai có tài (tiêu biểu là Lý Thế Dân), ông mới hạ quyết tâm. Năm 617, Lý Uyên chính thức khởi binh tạo phản tại Tấn Dương (nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây).[chú thích 2]

     src=

    Đường Cao Tổ Lý Uyên

    Tháng 11 năm 617, Lý Uyên cùng người con thứ là Lý Thế Dân phá quân đội của Khuất Đột, đánh lấy Tùy kinh Đại Hưng, lập Dương Hựu làm vua, tức Tùy Cung Đế, cải niên hiệu là Nghĩa Ninh, tôn Dạng Đế là Thái thượng hoàng. Lý Uyên xưng là Đại thừa tướng, hiệu là Đường Vương.[8]:37

    Lý Uyên chiếm kinh đô nhà Tùy khiến các thế lực cát cứ kinh động. Lúc đó Dạng Đế tàn bạo, quân sĩ vì căm ghét, nên đã gây ra Giang Đô chính biến, ép Tùy Dạng Đế phải chết. Nhà Tùy diệt vong.

    Tháng 3 năm 618, hay tin Tùy Dạng Đế bị hại, Lý Uyên tại thành Đại Hưng (大興城) đã tuyên bố thành lập triều đại nhà Đường. Tháng 5, ép Cung Đế nhường ngôi, cải niên hiệu là Vũ Đức (武德). Năm đó, đổi tên thành Đại Hưng thành kinh đô Trường An, dẹp hết các quý tộc tàn dư thời nhà Tùy, lại đem quân đánh diệt các thế lực cát cứ, dần dần thống nhất Trung nguyên, thiên hạ mau chóng quay lại cục diện thái bình. Cũng năm này, vua phong cho con trưởng Lý Kiến Thành làm Thái tử, con thứ Lý Thế Dân làm Tần vương, con thứ 4 là Lý Nguyên Cát làm Tề vương, còn con thứ ba là Lý Nguyên Bá (李元霸) chết yểu.[8]:37

    Năm 618, con thứ của ông là Lý Thế Dân đem quân bình định tây bắc, diệt Tiết Cử, Tiết Nhân Cảo. Sau đó, lại khiến La Nghệ ở U Châu (幽州) phải đầu hàng. Ngay cả khởi nghĩa của Lý Mật ở Lạc Dương cũng thất bại phải hàng nhà Đường, thực lực quân đội nhà Đường nhanh chóng tăng trưởng, dần dần diệt hết các quần hùng ở Trung Nguyên, thống nhất thiên hạ.

    Năm 619, sứ nhà Đường là An Hưng Quý (安興貴) và An Tu Nhân (安修仁) bắt tróc lấy Hà Tây tẩu lang của Lý Quỹ. Năm 620, Lý Thế Dân đánh vào vùng Sơn Tây của Lưu Vũ Chu, Tống Kim Cương (宋金剛). Năm 621, Lý Thế Dân đánh chiếm Hà Nam của Vương Thế Sung. Vương Thế Sung cùng thế lực của Đậu Kiến Đức ở Hà Bắc liên minh kháng Đường. Năm 622, Đậu Kiến Đức bị bắt, Vương Thế Sung đầu hàng. Sau đó bộ hạ Đậu Kiến Đức là Lưu Hắc Thát lại định khởi quân phản Đường, Lý Thế Dân và Lý Kiến Thành trước sau tiến đánh, Lý Kiến Thành bắt được Lưu Hắc Thát, bình định Hà Bắc năm 623. Cũng năm đó, Phụ Công Thạch cùng Đỗ Phục Uy hợp bộ hạ ở Đan Dương phản Đường, đến năm 624 thì bị quân Đường giết, Giang Hoài và Giang Nam được bình định. Năm 621, tướng Lý Tĩnh đánh Giang Lăng, Tiêu Tiển đầu hàng. Năm sau, Phùng Áng ở Lĩnh Nam hàng phục, Lâm Sĩ Hoằng ở Kiền Châu (虔州) cũng chết, nhà Đường chiếm làm đất.

    Trinh Quán chi trị[sửa | sửa mã nguồn]

     src=

    Sau khi dẹp xong quần hùng, Tần vương Lý Thế Dân và Thái tử Lý Kiến Thành bắt đầu có xung đột. Kiến Thành đã hai lần mưu sát Thế Dân nhưng bất thành. Đến lần thứ 3 thì việc bị lộ, Lý Thế Dân lần này quyết định ra tay trước. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 626, tức năm Vũ Đức thứ 9, Lý Thế Dân gây ra Sự biến Huyền Vũ môn giết chết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát. Đường Cao Tổ biết chuyện, đau buồn nhưng ông không xử phạt Lý Thế Dân. Sau đó không lâu, Đường Cao Tổ thoái vị về làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi lại cho Lý Thế Dân, tức là Đường Thái Tông.[14]:41

    Khi ông mới lên ngôi năm 626, Đông Đột Quyết đem quân đánh đến gần thành Trường An, cách thành 40 dặm ở về phía Kính Dương. Kinh thành chấn động. Lúc ấy, binh ở Trường An chỉ có vài vạn không thể đánh giao tranh được, vì vậy Thái Tông phải nghĩ ra kế, bèn đích thân suất lĩnh quân cùng Cao Sĩ Liêm (高士廉) và Phòng Huyền Linh gồm 6 kị mã đứng cách Vị Thủy đối thoại với Hiệt Lợi khả hãn (頡利可汗), Thái Tông trách Hiệt Lợi bội ước. Trong sách Đường ngữ lâm có nói rằng Thái Tông đưa phẩm vật trong kho phủ cho Đột Quyết để chúng rút quân. Sau đó, nhà Đường và Đột Quyết làm Lễ thề Vị Thủy (渭水之盟, Vị Thủy chi minh), Đột Quyết rút lui, và nhà Đường về sau đặt quan hệ với 2 khả hãn Hiệt Lợi và Đột Lợi, từ đó Đường Thái Tông chỉ còn chuyên tâm lo trị nước.

    Năm 627, nội bộ của Đông Đột Quyết xung đột và tan rã. Những bộ lạc phản đối Hiệt Lợi khả hãn như Tiết Diên Đà, Hồi Hột, Bạt Dã Cổ (拔也古), Đồng La (同羅) nổi dậy tiêu diệt triều đình của Hiệt Lợi khả hãn, đưa thủ lĩnh Tiết Diên Đà lên làm Khả hãn. Hai khả hãn Đột Lợi và Hiệt Lợi chạy sang liên lạc với nhà Đường. Đúng lúc đó, ở Đông Đột Quyết xảy ra bão tuyết dẫn đến mất hết lương thực và thức ăn gia súc, nhiều người trong bộ lạc chết vì đói rét, Đông Đột Quyết dần dần suy yếu. Ngày 26 tháng 4 năm 628, tức năm Trinh Quán thứ 2, một người địa phương là Lương Lạc Nhân (梁洛仁) đã giết thủ lĩnh của Hạ Châu (夏州) là Lương Sư Đô, chấm hết các thế lực cát cứ. Năm 630, Lý Tĩnh suất quân Đường sang diệt Đông Đột Quyết.

    Đường Thái Tông lo việc trị nước, trọng dụng kẻ can gián mình, khiến thời đại Đường triều đi lên sự thịnh thế, và ông trở thành bậc đế vương hiếm có một thời[15]. Trong việc nội chính, nhà vua thi hành chế độ quân điền, lại thi hành tô dung điều chế để lo về việc chia ruộng đất và đánh thuế.[16]:425 Về mặt đối ngoại, hoàng đế gả công chúa cho khả hãn Đột Quyết để giành lấy quyền cai quản đất cao nguyên Mông Cổ. Oai danh của Thái Tông khiến các dân tộc vùng tây bắc tôn kính, gọi ông là Thiên Khả Hãn (天可汗). Năm 641, tức năm Trinh Quán thứ 15, Thái Tông gả Văn Thành công chúa cho Tán phổ Thổ Phồn là Tùng Tán Cán Bố, ổn định việc quan hệ ngoại giao ở phía tây.[17]:75

    Về quan chế, Đường Thái Tông noi theo chế độ tể tướng đời Tần Hán. Ông còn dựa theo chế độ nhà Tùy, phát triển hoàn thiện các cơ cấu tam tỉnh và lục bộ cùng với chế độ thi cử tuyển nhân tài. Thái Tông còn giảm bớt quyền hạn của hoàng tộc, đả phá sự thống trị thế tập rối ren của nhà Tùy. Ông trọng dụng người giỏi, bất kể giai cấp xuất thân, sử dụng hàng loạt những bậc đại thần có năng lực, sáng suốt và sẵn sàng biết can gián hoàng đế, tiêu biểu như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối (杜如晦), Trưởng Tôn Vô Kị, Ngụy Trưng, Mã Chu (馬周), Cao Sĩ Liêm (高士廉) và Tiêu Vũ (蕭瑀) là những bậc văn thần giỏi; còn như Uất Trì Kính Đức, Lý Tĩnh, Hầu Quân Tập (侯君集), Trình Tri Tiết, Lý Thế Tích và Tần Thúc Bảo là những võ tướng xuất chúng. Ngoài ra, Thái Tông còn lệnh cho các quan viên khắp nơi đều phải lắng nghe dân tình, cho trăm họ được quyền phát biểu kiến nghị, và phái một số người điều tra về sinh hoạt của các quan để theo dõi biết ai ngay ai gian mà xử lý.[7]:256

    Suốt 23 năm thời Trinh Quán, xã hội trật tự, kinh tế ổn định, khôi phục thịnh thế, văn vật phát triển, sử gọi đó là “Trinh Quán chi trị” (Sự thịnh trị thời Trinh Quán). Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời nhà Tống có ghi lại, năm 630 thời Trinh Quán, giá 1 đấu gạo không quá 3, 4 tiền, cả năm tử hình không đến 29 người. Khi Thái Tông mất, thái tử Lý Trị lên ngôi, ban hành đại xá, thì thượng thư bộ Hình tâu rằng trong toàn quốc chỉ có 50 người bị tù và hai người bị xử tử.

    Sử gia Trung Hoa khen đời Thái tông thịnh trị như đời vua Nghiêu, vua Thuấn. Ngay cả sự tổng kết chính trị trong Trinh Quán chính yếu sau này cũng được các đế vương Nhật Bản và Tân La mô phỏng theo.[14]:45

    Nhật Nguyệt lăng không[sửa | sửa mã nguồn]

     src=

    Cuối đời Đường Thái Tông, con trưởng của hoàng đế là thái tử Lý Thừa Càn và Ngụy vương Lý Thái (李泰) đánh nhau. Thái Tông trị tội cả hai người, phế ngôi Thái tử của Lý Thừa Càn, lập Tấn vương Lý Trị lên ngôi. Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Lý Trị kế vị, đó chính là Đường Cao Tông. Trước đây, Cao Tông đã thầm yêu một vị ni cô vốn là Tài nhân của Đường Thái Tông, đó là nàng Võ Chiếu, còn được gọi là Võ Mị Nương. Theo tục lệ lúc đó, Hoàng đế băng hà thì phi tần chưa có con đều phải xuất gia làm ni cô, Võ Mị Nương buộc phải vào chùa Cảm Nghiệp để theo đạo tu hành. Sau này, Đường Cao Tông bất chấp dư luận đưa nàng vào cung, lập làm Chiêu nghi. Võ chiêu nghi nhanh chóng đắc sủng, hãm hại Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi của Cao Tông, lên thay ngôi Hoàng hậu và xử tử 2 vị hậu phi kia rất tàn nhẫn[18]:51.

    Năm 656, tức năm Hiển Khánh thứ nhất, Cao Tông nhân vì sự kiện Kiện Khang, bèn giao việc quốc chính cho Võ hoàng hậu xử lý.[16]:433 Võ hoàng hậu từ đó trở thành người thực tế nắm quyền lực tối cao của nhà Đường, cùng Cao Tông xưng hiệu Thiên Hoàng (天皇) và Thiên Hậu (天后), gọi chung là Nhị Thánh (二圣)[19]:133. Võ hoàng hậu nhiếp chính cho Cao Tông, đến năm 659, tiêu diệt Tây Đột Quyết, nhà Đường càng lên đỉnh cực thịnh. Sau đó, nhà Đường liên minh với nước Tân La tiêu diệt Cao Câu Ly và Bách Tế, đánh bại viện quân của Nhật Bản. Lúc Tân La lo chiếm toàn bán đảo Triều Tiên, nhà Đường chiếm lấy phía bắc, lập ra An Đông đô hộ phủ, chiếm lại vùng đất của nhà Hán mà năm xưa Cao Câu Ly đã giành lấy.

    Sau khi Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển kế vị, đó là Đường Trung Tông. Nhưng vì tân hoàng đế không hợp ý mình nên chỉ 1 tháng sau, Võ thái hậu đã phế truất ông làm Lư Lăng vương). Sau đó, bà lập Lý Đán lên ngôi, chính là Đường Duệ Tông. Sau khi bình định cuộc phản loạn của 1 tông thất là Lý Kính Nghiệp (李敬業), năm Thiên Thụ thứ nhất (690), Võ thái hậu phế truất Duệ Tông, tự xưng làm Hoàng đế, lấy quốc hiệu là Chu (周), sử sách gọi Triều đại của bà là Võ Chu Triều đại. Võ hậu cũng tự xưng mình thành Thánh Thần hoàng đế (圣神皇帝).

    Trước và sau Võ Tắc Thiên đã có những phụ nữ khác nắm quyền khuynh loát triều chính như Lữ hậu, Từ Hi thái hậu… nhưng chỉ có bà là dám công khai xưng hoàng đế và lên ngôi. Bà định đô ở tại Lạc Dương (gọi là Thần Đô), lập Lý Đán làm hoàng tự, bà chính là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử, chính là Võ Tắc Thiên.[18]:55

    Những năm Võ Tắc Thiên còn giám quốc, phát triển sự nghiệp thời Trinh Quán, gọi là Trinh Quán di phong (貞觀遺風). Kế tục chế độ quân điền, phát triển nông nghiệp, tiếp tục khoa cử tuyển nhân tài, ngoài ra còn có thi võ tuyển tướng sĩ. Về đối ngoại, chiến tranh mở rộng và giữ vững cương vực; các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng rất tiến bộ.[7]:258[18]:56 Thời kỳ trị vì của Võ Tắc Thiên từ lâu đã bị gán cho là độc đoán, hung bạo và tàn ác. Tuy nhiên, ngày nay các nhà sử học hiện đại ngày càng tìm thấy nhiều hơn các sản phẩm văn tự cổ mô tả bà là một nhà lãnh đạo thông thái. Võ Tắc Thiên đối với Phật giáo rất sùng bái, khiến Phật giáo thời đó phát triển cực thịnh.[18]:57

    Khai Nguyên thịnh thế[sửa | sửa mã nguồn]

     src=

    Đường Huyền Tông người đã tạo nên Khai Nguyên thịnh thế, nhưng cũng là người đặt nền móng cho sự suy sụp của nhà Đường。

    Vào năm 705, tức năm Thần Long thứ nhất, tả vũ lâm tướng quân Kính Huy (敬暉), phượng các thị lang Trương Giản Chi, hữu vũ lâm tướng quân Hoàn Ngạn Phạm (桓彥範), loan đài thị lang Thôi Huyền Vĩ (崔玄暐) cùng tư hình thiếu khanh Viên Thứ Kỷ (袁恕己) cùng mọi người phát động chính biến, giết chết 2 anh em họ Trương – sủng nam của Võ Tắc Thiên, buộc nữ hoàng đế phải thoái vị. Sau đó, họ khôi phục ngôi vị hoàng đế của Trung Tông Lý Hiển, lập lại quốc hiệu Đại Đường. Sử Trung Hoa gọi đó là Thần Long cách mạng (神龍革命) hay Ngũ vương chính biến (五王政變),[16]:436 Lý Đán được tấn phong làm An Quốc Tương vương, Thái Bình công chúa được phong làm Trấn Quốc Thái Bình công chúa. Trung Tông lập Hoàng hậu là Vi hoàng hậu. Vi hoàng hậu là người đàn bà cứng rắn và mưu mô, trong cung bà tư thông với Võ Tam Tư, cháu của Võ Tắc Thiên, rồi tự tìm vây cánh cho mình. Vi hậu mưu đồ bất chính, muốn noi theo Võ Tắc Thiên ngày xưa, cùng con gái cưng An Lạc công chúa (安樂公主) và Thượng Quan Uyển Nhi kết thành bè đảng, sát hại thái tử Lý Trọng Tuấn.[7]:259 Năm 710, tức năm Cảnh Long thứ 4, Vi hoàng hậu cùng An Lạc công chúa mưu giết chết Đường Trung Tông, lập Ôn vương Lý Trọng Mậu (李重茂) làm hoàng đế, tức Đường Thương Đế, lại muốn hại đến Tương vương Lý Đán. Lúc đó, con trai của Lý Đán là Lý Long Cơ hiệp lực với Thái Bình công chúa gây ra Sự biến Đường Long (唐隆之變, Đường Long chi biến), tru diệt Vi hậu, An Lạc công chúa cùng với toàn bộ thế lực tàn dư dòng họ Võ, lập Lý Đán phục vị hoàng đế, tức là Đường Duệ Tông. Đường Trung Tông được an táng theo nghi lễ hoàng đế, thụy hiệu là Đại Hòa Đại Thánh Đại Chiêu Hiếu hoàng đế.[18]:59

    Sau khi Duệ Tông lên ngôi, Lý Long Cơ và Thái Bình công chúa phát sinh cảnh cô cháu tranh nhau, Duệ Tông trái phải đều khốn. Năm 712, tức năm Diên Hòa thứ nhất, Duệ Tông đành nhường lại ngôi vị cho Thái tử Lý Long Cơ, tức là Đường Huyền Tông. Năm 713, Đường Huyền Tông khép Thái Bình công chúa vào tội có ý muốn tạo phản, ép phải tự sát, bè đảng của bà cũng bị giết hoặc biếm truất đi, từ đó kết thúc cục diện bè đảng Võ Tắc Thiên hoặc những chuyện nữ nhi tham chính sự.[7]:260 Cũng năm đó, Huyền Tông cải niên hiệu là Khai Nguyên. Thời kỳ niên hiệu được gọi là Khai Nguyên thịnh thế,[20]:61 nền chính trị khá trong sáng, nhà vua trọng dụng 2 vị lương thần là Diêu Sùng và Tống Cảnh (宋璟) làm tể tướng, nhờ đó kinh tế dần phát triển, nông nghiệp đã phát minh ra máy cày tay (曲轅犁, Khúc viên lê) và đồng xa (筒車). Nông nghiệp được chú trọng và đề cao, quốc lực ngày càng tăng, nhà Đường bước vào thời toàn thịnh. Kinh đô Trường An trở thành chốn đô hội với số nhân khẩu đông, trở thành thành thị cổ phát triển nhất. Đường Huyền Tông lại thu dụng tể tướng Trương Cửu Linh (張九齡), nghe theo kiến nghị của ông cải cách chỉnh đốn lại chế độ quan lại, sử dụng hiền tài, đề nghị các địa phương bồi dưỡng nho sinh sĩ phu ưu tú.

    Loạn An-Sử[sửa | sửa mã nguồn]

     src=

    Dương Quý Phi, tranh lụa của Takaku Aigai tại bảo tàng mỹ thuật SEIKADO BUNKO

    An Lộc Sơn tên thật là Loát Lạc Sơn, người dân tộc Túc Đặc (một tộc người Tajik). An Lộc Sơn xuất thân từ một gia đình thương nhân có nguồn gốc từ Bukhara (Sogdiana) đến sinh sống và làm ăn ở vùng đất mà nay là Ürümqi, thủ phủ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc.

    An Lộc Sơn bị kết án tử hình vì tội ăn cắp, bỏ trốn và gia nhập quân đội nhà Đường. Nhờ có thành tích xuất sắc trong chiến đấu ở vùng tây bắc, đặc biệt là trong việc chống lại quân Khiết Đan, ông được phong đến chức Tiết độ sứ vào năm 742.

    An Lộc Sơn có mâu thuẫn với Dương Quốc Trung (楊國忠), anh của Dương Quý Phi. Sợ bị Dương trấn áp, An Lộc Sơn nghe theo lời của Sử Tư Minh (đồng hương, bạn thân và đồng thời là thuộc hạ) làm loạn, khởi 15 vạn binh từ Ngư Dương, đánh xuống phía nam. Khi tin báo An Lộc Sơn làm phản báo về, Đường Huyền Tông ban đầu không tin vì lòng trung của Lộc Sơn. Mặt khác, chính Lộc Sơn cũng thông gia với Huyền Tông, có một con trai còn ở kinh thành để làm con tin. Mãi sau vua Đường mới biết là sự thật, bèn hạ lệnh giết chết phò mã – con trai Lộc Sơn.

    Cuối năm 755, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh làm phản. An Lộc Sơn xưng là Thánh Vũ Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Yên. Bằng năng lực và kinh nghiệm quân sự cộng với lực lượng trong tay hùng mạnh, quân Yên làm chủ chiến trường phía đông. Nhà Đường vội vã mộ 6 vạn quân để giữ Lạc Dương, nhưng quân mới đều là dân lưu lạc không được huấn luyện nên nhanh chóng bị Lộc Sơn đánh bại. Mùa hè năm 756, An Lộc Sơn đánh vào Lạc Dương. Nhiều thành trì phía đông lọt vào tay Lộc Sơn.

    Lộc Sơn mang quân tiến về phía tây, đánh kinh thành Trường An, án binh lại trước cửa Đồng Quan vì gặp đạo quân của Kha Thư Hàn án ngữ.

    Trong lúc các tướng Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật đang đánh mạnh và giành lại quyền chủ động ở phía đông, An Lộc Sơn cũng bế tắc trước ải Đồng Quan thì Đường Huyền Tông lại mắc sai lầm, bắt Kha Thư Hàn ra quân, trong khi tướng này muốn cố thủ để chờ quân của Tử Nghi và Quang Bật đánh về. Bị thúc ép quá, Thư Hàn đành ra quân và bị Lộc Sơn đánh tan rã. 20 vạn quân Đường bị giết, quân Lộc Sơn ồ ạt tiến vào Trường An.

    Đường Huyền Tông cùng thừa tướng Dương Quốc Trung hốt hoảng, bỏ Trường An rút về đất Thục (蜀, nay là Tứ Xuyên). Trong khi quân sĩ đói rét thì gia đình Quốc Trung vẫn ăn trên ngồi chốc. Quân sĩ khởi loạn, giết chết Quốc Trung và ép Huyền Tông phải giết Dương Quý Phi, nếu không sẽ không hộ giá nữa. Đường cùng, Huyền Tông buộc phải nghe theo, mang Qúy phi thắt cổ ở gò Mã Ngôi.

    Sau khi chiếm Trường An, An Lộc Sơn nghe tin Dương Quý Phi đã chết, ra lệnh tàn sát dân kinh thành rất nhiều. Bản thân Lộc Sơn cũng chán nản, sau đó không lâu, Lộc Sơn bị bệnh và trở nên ốm yếu rồi bị chính con trai của mình là An Khánh Tự giết hại.

    Trước sự bất lực của vua cha, thái tử Lý Hanh lên ngôi tại núi Linh Vũ, tức là Đường Túc Tông, vọng tôn Huyền Tông làm thượng hoàng. Vua con tổ chức quân đội đánh mạnh vào quân Yên của An Lộc Sơn, thu hồi lại nhiều đất đai. Tuy nhiên chiến sự vẫn giằng co chưa phân được thua. Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật về hội binh với Túc Tông nên Sử Tư Minh thừa cơ chiếm lại 13 quận Hà Bắc. Thế quân Yên lại mạnh.

    Năm 757, nhà Đường nhờ thế lực của người Hồi Hột bắt đầu phản công và lấy lại được Trường An.

    Thủ hạ của Lộc Sơn là Sử Tư Minh không theo An Khánh Tự, nên ly khai và rút về Phạm Dương (gần Bắc Kinh ngày nay). Quân phản loạn trở nên phân rã, suy yếu. Sử Tư Minh đầu hàng triều đình nhưng phát hiện ra âm mưu định ám sát mình của nhà Đường, nên lại tiếp tục làm phản. Năm 758, Tư Minh mang quân giải vây cho Khánh Tự đang bị triều đình vây khốn. Quân Đường bị đánh bại bỏ chạy. Tuy nhiên sau đó Tư Minh vào thành giết chết An Khánh Tự, tự xưng làm Yên Đế.

    Năm 761, Sử Tư Minh bị con trai cả là Sử Triều Nghĩa sát hại vì có ý định lập con nhỏ làm thái tử. Sau khi Sử Tư Minh chết, quân phản loạn mất tư lệnh tài năng, Sử Triều Nghĩa mau chóng bị triều đình dẹp tan (763).

    Cuộc phản loạn này làm nhà Đường suy yếu nghiêm trọng cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Lịch sử nhà Đường ghi lại thì trước loạn An Sử, dân số là 53 triệu, sau loạn chỉ còn 17 triệu.

    Loạn An Sử chấm dứt nhưng một bộ phận tướng sĩ của Lộc Sơn quy hàng triều đình vẫn làm tiết độ sứ ở Hà Bắc. Để thưởng công cho các tướng sĩ (mà không ít người là người dân tộc thiểu số), nhà Đường phải phong đất đai và chức tước cho họ, tạo thành vô số chính quyền quân sự nhỏ làm lung lay quyền lực của triều đình trung ương.

    Nhiều quận, huyện ở Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông bị các tướng truyền nối cho con cháu nhiều đời không lệ thuộc triều đình. Cục diện phiên trấn cát cứ của các tiết độ sứ bắt đầu hình thành và kéo dài hơn 100 năm, cho tới khi nhà Đường sụp đổ vào năm 907.

    Họa phiên trấn và hoạn quan[sửa | sửa mã nguồn]

    Sau loạn An Sử, nhà Đường bắt đầu suy yếu. Phiên trấn cát cứ, hoạn quan chuyên quyền, chia bè đảng khuynh đảo đã khiến chính trị nhà Đường trở nên tồi tệ.[7]

    Võ Tắc Thiên trời không sợ, đất không sợ nhưng lại kinh hãi khi thấy 2 thứ này-Eva tám


    Bà lo sợ oan hồn Vương Hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi biến thành mèo đến cắt đứt cổ mình. Thậm chí Võ Tắc Thiên còn nhiều lần mơ thấy cảnh khi chết của hai người đó, Tiêu Thục phi mang hình dáng của mèo. 

    Võ Tắc Thiên có tên thật là Võ Chiếu, xuất thân từ gia tộc họ Võ có nguồn gốc từ vùng Văn Thủy, Tinh Châu. Bà là vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Từ một tài nhân trong cung bà đã lên ngôi Hoàng đế, mãi sau này thiết lập ra triều đại nhà Chu. 

    Trong thời gian chấp chính, bà luôn củng cố sự thống nhất, bình định đất nước. Tài giỏi song nhắc đến bà, người ta luôn nghĩ đến sự hung ác, tàn bạo. Kể từ khi bà qua đời (16/12/705) tới nay đã hơn 1.300 năm, nhưng Võ Tắc Thiên vẫn là một trong những nhân vật được sử gia nhắc đến nhiều nhất và gây nhiều tranh cãi nhất. 

    Theo nhiều nhận định, bà là người có thể hy sinh và giải quyết tất cả chướng ngại trên con đường đến giấc mộng Hoàng đế của mình. Không sợ trời, không sợ đất thế nhưng Võ Tắc Thiên lại vô cùng sợ hãi mèo và hồn ma. 

    Tương truyền, Võ Tắc Thiên trước đó rất yêu thích mèo. Trong cung khi ấy có nuôi rất nhiều loại thú cưng khác nhau song mèo là loài vật luôn được Võ Tắc Thiên dành sự ưu ái. Tuy nhiên sau đó vì một lời nguyền mà bà đã trở nên sợ hãi chúng.

    vo tac thien troi khong so, dat khong so nhung lai kinh hai khi thay 2 thu nay - 1

    Ảnh minh họa

    Tiên đế băng hà, Đường Cao Tông Lý Trị lên ngôi, Võ Tắc Thiên cùng các phi tần khác với thân phận là phi tử phải chuyển đến chùa Cảm Nghiệp. Tuy nhiên, do có mối quan hệ bất chính với Lý Trị (con riêng của chồng) nên không lâu sau khi lên chùa, bà được Lý Trị đón về cung.

    Sự việc tưởng chừng trái luân thường đạo lý, đáng bị phản ứng này lại nhận được sự ủng hộ từ phía Vương Hoàng hậu. Thực chất, Hoàng hậu khi đó muốn mượn Võ Chiếu để đấu đá với Tiêu Thục phi – người được Lý Trị độc sủng lúc bấy giờ. 

    Tình thế dần thay đổi khi Võ Chiếu thành công chiếm được cảm tình của Lý Trị và trở thành một thế lực mới đáng gờm khi sinh được cho hoàng đế 2 hoàng tử. Vương Hoàng hậu giờ đây bỗng sợ hãi lo rằng vị trí của mình bị lung lay nên đã quay ra hợp mưu với Tiêu Thục Phi để đối phó lại Võ Mị Nương.

    Võ Chiếu không phải là người đàn bà đơn giản, lại đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm nên đã dùng đủ các mưu mô để đối phó lại hai nữ nhân kia. Thế là cuộc chiến tranh sủng tàn khốc bắt đầu trỗi dậy tại hậu cung nhà Đường.

    Võ Chiếu đã tìm cách mua chuộc người của Vương Hậu, vu khống Hoàng hậu dùng tà thuật với mình, đồng thời chính tay bóp chết con gái để lấy được sự đồng tình thương tiếc của Hoàng đế.

    Vương Hoàng hậu oan ức bị phế truất, tống vào lãnh cung. Tiêu Thục Phi không lâu sau đó cũng bại dưới tay Võ Tắc Thiên, chịu chung số phận sống trong lãnh cung. Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng hậu.

    Sau khi lên ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, Võ Hoàng hậu vẫn luôn tìm cách hành hạ Vương thị và Tiêu Thục phi trong lãnh cung bằng khổ hình. Một lần Đường Cao Tông tình cờ đến lãnh cung, nhìn thấy cảnh hai người mình từng sủng ái liền mềm lòng, hứa sẽ để hai người họ được ra ngoài.

    Võ Tắc Thiên biết tin liền lo lắng. Sợ rằng hai người họ sẽ thành mối đe dọa khiến ngôi vị của mình lung lay, Võ Tắc Thiên lập tức ngăn cản Đường Cao Tông với lý do mình là Hoàng hậu mới đăng cơ không lâu, cần được giữ gìn thể diện.

    Dập tắt ý định tha tội của Đường Cao Tông song Võ Tắc Thiên vẫn chưa yên tâm, cảm thấy mình cần phải triệt hại mối nguy hiểm này. Bà ra lệnh chặt tứ chi của cả hai người, đặt vào trong vò rượu ngâm. 

    vo tac thien troi khong so, dat khong so nhung lai kinh hai khi thay 2 thu nay - 2

    Ảnh minh họa

    Chính cái chết của hai nữ nhân này đã để lại trong lòng Võ Hoàng hậu nỗi sợ hãi sau đó. Tiêu Thục phi đã lớn tiếng chửi rủa Võ Tắc Thiên là hồ ly tinh, ra lời nguyền rủa trước khi chết rằng kiếp sau mong được biến thành mèo còn Võ Tắc Thiên chỉ là một con chuột. Sau đó Thục phi sẽ quay trở về cung để ngày đêm kêu gào, ám ảnh tâm trí Võ Hoàng hậu, khiến bà không một phút giây nào yên ổn. 

    Võ Tắc Thiên nổi cơn thịnh nộ hạ lệnh đổi tên Vương Thị thành Mãng Thị (con trăn), Tiêu Thị thành Hiêu Thị (con cú), cho người hành hạ dã man đến tận lúc chết.

    Rất nhiều người cho rằng lời nguyền của Thục phi không đáng khiến Võ Tắc Thiên để tâm đến vậy. Song theo nhiều học giả, Võ Tắc Thiên trùng hợp sinh năm Tý (tuổi chuột). Bà lo sợ oan hồn Vương Hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi biến thành mèo đến cắt đứt cổ mình. Thậm chí Võ Tắc Thiên còn nhiều lần mơ thấy cảnh khi chết của hai người đó, Tiêu Thục phi mang hình dáng của mèo. 

    Võ Hoàng hậu đã ra lệnh cấm tất cả cung nhân, nô tì, thái giám trong cung nuôi mèo. Nếu chẳng may gặp phải một bóng dáng mèo hoang chạy trong cung, người phụ nữ quyền lực này liền hoảng sợ la hét thất thanh. 

    Bên cạnh đó, người ta còn tương truyền rằng Võ Hoàng hậu rất sợ hồn ma. Theo giai thoại, sau cái chết của Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi, đêm đêm Võ Hoàng hậu đều nhìn thấy hồn ma họ hiện về. Võ Mị Nương đã hoảng sợ, thậm chí mời cả pháp sư về để cúng nhiều ngày để xua đi nỗi sợ hãi. 

    Bí ẩn rợn người bên trong lăng mộ nữ Hoàng đế duy nhất lịch sử Trung Hoa Võ Tắc Thiên

    Càn Lăng là một trong số ít lăng mộ còn nguyên vẹn, nằm tại tỉnh Thiểm Tây, khu vực Tây Bắc Trung Quốc. Đây là lăng mộ duy nhất lịch sử Trung Quốc hợp…

    Theo Diệu Ly (Khám phá)

    Những điều chưa ai biết!

    Những manh mối lịch sử này đã cho thấy dung mạo thực sự của Võ Tắc Thiên không hề giống với hình tượng trong phim ảnh hay các tranh vẽ được truyền lại cho hậu thế.

    Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, quan điểm trọng nam khinh nữ dường như đã trở thành nếp nghĩ thâm căn cố đế trong mắt cổ nhân. Cũng bởi luôn cho rằng phụ nữ chỉ có thể sống phụ thuộc vào đàn ông, cho nên người xưa thường coi dáng vẻ thướt tha, mềm yếu làm tiêu chuẩn thẩm mỹ khi đánh giá vẻ đẹp của các mỹ nhân.

    Thế nhưng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có một người phụ nữ dù không sở hữu những tiêu chí nói trên, nhưng lại trở thành nhân vật làm khuynh đảo cả một giai đoạn. Đó chính là Võ Tắc Thiên – vị Nữ đế đầu tiên và duy nhất của nhà Võ Chu.

    Điều khiến nhiều người băn khoăn nằm ở chỗ, trước khi tự sáng lập ra vương triều của riêng mình, Võ Tắc Thiên đã từng trụ vững trong hậu cung của hai đời vua Đường là Đường Thái Tông và Đường Cao Tông. Phải chăng vị Nữ hoàng này sở hữu dung nhan xuất chúng tới nỗi khiến cả hai cha con Lý Thế Dân và Lý Trị cùng mê đắm?

    Tuy nhiên theo nhận định của các học giả hiện đại, dung mạo của Võ Tắc Thiên thực chất khác một trời một vực so với phim ảnh. Thậm chí những đặc điểm ngoại hình của bà còn khiến cho hậu thế phải ngỡ ngàng vì khác xa so với những gì họ vẫn thường tưởng tượng.

    Nghi vấn phía sau danh xưng “Võ Mị Nương”: Người có như tên?

    Dung mạo thật sự của Võ Tắc Thiên: Những điều chưa ai biết!-1
    Hình tượng của Võ Tắc Thiên trên một số tác phẩm phim ảnh. (Ảnh: Nguồn Internet).

    Võ Tắc Thiên (624 – 705), xuất thân trong một gia đình quý tộc có danh tiếng ở đất Sơn Tây (Trung Quốc).

    Do lớn lên trong gia cảnh khá giá, Võ thị từ nhỏ đã không phải làm nhiều công việc. Bản thân bà cũng không thích may vá, thêu thùa mà lại quan tâm tới việc đọc sách. Nhờ có kiến thức uyên bác, lại sở hữu xuất thân danh giá, Võ thị từ sớm đã nổi danh là bậc tài nữ.

    Tới năm Trinh Quán thứ 11 (637), bà được Đường Thái Tông triệu vào cung, phong làm Tài nhân. Sau khi tiến cung, Võ thị được vua Đường ban cho chữ “Mị” làm tên, đời sau cũng vì vậy mà thường gọi bà làm Võ Mị Nương.

    Trong tiếng Hán, chữ “Mị” dùng để khen ngợi những người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ. Vì vậy hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Võ Tắc Thiên từ thuở thiếu thời đã sở hữu vẻ đẹp xuất chúng nên mới được Lý Thế Dân ban cho cái tên này.

    Sau khi Đường Thái Tông qua đời, Võ thị lại tiếp tục lọt vào mắt xanh của vị vua tiếp theo là Cao Tông Lý Trị. Trải qua nhiều biến cố, bà đã trở thành Hoàng hậu và gần như độc sủng hậu cung dưới thời vị vua này.

    Từ những căn cứ trên, không ít người đều tin tưởng Võ Tắc Thiên chắc chắn là bậc mỹ nhân hiếm có. Trong các tác phẩm phim ảnh hiện đại, hình tượng của bà đều được xây dựng với sự xuất chúng về khí chất và đặc biệt là dung mạo. Thế nhưng sự thực liệu có phải như vây?

    Những manh mối trong chính sử hé lộ sự thật về dung mạo Võ Tắc Thiên

    Dung mạo thật sự của Võ Tắc Thiên: Những điều chưa ai biết!-2
    Bức tượng Phật Lư Xá Na ở Long Môn, Lạc Dương được chạm khắc dựa trên dung nhan của Võ Tắc Thiên năm 44 tuổi. (Ảnh: Nguồn Internet).

    Sinh thời, bản thân Võ Tắc Thiên cũng từng rất mực tự hào về ngoại hình của mình. Khi đã chính thức nắm quyền, bà từng nhiều lần lấy dung mạo của bản thân làm khuôn mẫu để cho các thợ mộc điêu khắc tượng Phật.

    Cho tới ngày nay, trong hang đá Long Môn ở Lạc Dương vẫn còn lưu giữ một bức tượng có tên là “Phật Lư Xá Na”, được tạc vào năm 672 dưới thời Đường Cao Tông Lý Trị.

    Bức tượng ấy được nhận xét là sở hữu gương mặt sắc sảo, ánh mặt sống động, tương truyền là do chạm khắc dựa trên gương mặt của Võ Tắc Thiên.

    Bản thân Võ thị khi đó đang ở ngôi Hoàng hậu cũng hết sức hài lòng đối với tác phẩm nghệ thuật này. Thậm chí bà còn tài trợ hai vạn quan tiền để các thợ mộc hoàn thành bức tượng Phật ấy.

    Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng bức tượng Phật Lư Xá Na ở Long Môn có tính tham khảo không cao. Nguyên do là bởi các thợ mộc trong quá trình tạo tác thường sẽ cố ý mỹ hóa từng đường nét, hơn nữa tổng quan tác phẩm ấy cũng pha trộn nhiều nét đặc trưng của các tượng Phật thường thấy, vì thế khó có thể xem đây là quy chuẩn để phục dựng lại dung mạo Võ Tắc Thiên.

    Dung mạo thật sự của Võ Tắc Thiên: Những điều chưa ai biết!-3
    Bức tranh chân dung Võ Tắc Thiên đội mũ phượng bản gốc (bên trái) và hình ảnh phục dựng mô phỏng.

    Ngày nay, tranh chân dung phổ biến nhất của vị Nữ đế ấy chính là bức họa bà đội mũ phượng. Thế nhưng thực tế tác phẩm nói trên xuất hiện từ năm 1498 dưới thời nhà Minh, do đó đa số các đường nét trên gương mặt Võ Tắc Thiên đều là tưởng tượng.

    Vì vậy, muốn biết dung mạo của vị Nữ hoàng Võ Chu ấy rốt cục ra sao, hậu thế chỉ có thể tìm kiếm những đầu mối được ghi lại trong sử sách.

    Thực tế, các tác phẩm chính sử hầu như không chép nhiều về ngoại hình của Võ Tắc Thiên, chỉ có 3 tài liệu dưới đây là có đề cập trực tiếp:

    Thứ nhất, trong “Tắc Thiên đại thánh Hoàng hậu ai sách văn” có nói về dung nhan của bà bằng bốn chữ “Kỳ tương nguyệt yển”. Theo nhận định của QQ News, cụm từ này thực chất không mang tính ca ngợi Võ Tắc Thiên xinh đẹp nhường nào mà chỉ nói rằng tướng mạo của bà rất có khí khái.

    Thứ hai, trong “Cựu Đường Thư” từng đề cập tới việc đại sư Viên Thiên Cang xem tướng cho Võ Tắc Thiên và đánh giá bằng cụm từ “Long tinh phượng cảnh” (mắt rồng cổ phượng), ngụ ý rằng bà có tướng tá của bậc đế vương.

    Thứ ba, trong “Tân Đường Thư” phần “Chư Đế Công chúa truyện” từng miêu tả về ngoại hình của Thái Bình công chúa – người con gái được Võ Tắc Thiên nhận định là mang khí chất và dung mạo giống bà nhất. Theo đó, vị công chúa này sở hữu gương mặt “phương ngạc nghiễm di” – cụm từ dùng để miêu tả gương mặt vuông và to.

    Dung mạo thật sự của Võ Tắc Thiên: Những điều chưa ai biết!-4
    Ngoại hình thực sự của Võ Tắc Thiên chẳng những khác xa phim ảnh mà còn không giống với những tranh vẽ được truyền lại cho hậu thế.

    Theo tờ báo Sohu (Trung Quốc), nếu tổng kết cả ba chi tiết miêu tả nói trên thì không khó để nhận thấy dung nhan Võ Tắc Thiên khác xa so với hình tượng trên phim ảnh hay chân dung trong tranh vẽ. Theo đó, bà sở hữu gương mặt vuông không thực sự thanh thoát, tướng mạo ít nhiều có nét giống nam nhi.

    Tuy nhiên tờ báo này cũng nhận định rằng, tướng mạo của Võ Tắc Thiên đặt trong quan niệm thẩm mỹ của Đường triều thì lại được cho là hết sức phù hợp. Đây cũng là lý do mà bà đã trụ vững trong hậu cung của hai đời vua Đường.

    Không chỉ có ngoại hình phù hợp với các tiêu chuẩn thẩm mỹ đương thời, Võ Tắc Thiên còn sở hữu khí chất hiếm có của bậc đế vương, cùng với đó là trí tuệ xuất chúng và bản lĩnh chính trị được xếp vào hàng thượng thừa.

    Nếu như nữ nhi từ cổ chí kim đa số vẫn thường lấy yếu tố ngoại hình làm trọng, thì đối với một người phụ nữ hiếm có như Võ Tắc Thiên, đó chẳng qua chỉ là một trong số những công cụ giúp bà bước lên đỉnh cao quyền lực mà thôi.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

    Cùng tìm hiểu những câu chuyện kể về sự tàn nhẫn và độc ác của Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

    >>> Những bí ẩn kinh ngạc trong lăng mộ Võ Tắc Thiên

    Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Bà cũng nổi danh là một phụ nữ mưu trí trong việc trị quốc và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

    Sinh thời, Võ Tắc Thiên có bốn con trai và hai con gái. Các hoàng tử là Lý Hoằng, Lý Hiền, Lý Hiển và Lý Đán. Hai người còn lại là An Định và Thái Bình công chúa. Năm 690, Võ Tắc Thiên lên ngôi, mong muốn kế nghiệp nhà Chu nên tôn Chu Văn Vương làm thủy tổ.

    Tuy nhiên, người phụ nữ này cũng để lại cho hậu thế rất nhiều giai thoại, điều tiếng không hay về thói trăng hoa, đa tình cũng như sự độc ác, tàn nhẫn, bất chấp thủ đoạn của mình.

    Dưới đây là những câu chuyện được truyền tụng nhiều về góc khuất ấy trong cuộc đời Võ Hậu.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

    1. Hãm hại hoàng hậu để tiếm quyền

    Võ Tắc Thiên trong hoàng cung ban đầu chỉ là một thiếp của vua Đường Cao Tông (628 – 683) với danh xưng Võ Chiêu Nghi. Năm 654, Võ Chiêu Nghi hạ sinh một bé gái là công chúa An Định (tên thật là Lý Lệnh Ngọc).

    Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao công chúa lại chết yểu sau khi Vương hoàng hậu tới thăm. Đường Cao Tông kết tội Vương hoàng hậu, cho rằng bà làm vậy vì ghen tức với đứa con của Võ Chiêu Nghi.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    Chuyến viếng thăm công chúa An Định là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kết cục bi thảm của bà.

    Kể từ đó, Vương hoàng hậu luôn tìm cách hại và trả thù quý phi họ Võ. Bà và Tiêu Thục Phi định tìm cách yểm bùa hãm hại Võ Chiêu Nghi. Sự việc bại lộ, cả hai bị phế và đầy vào lãnh cung.

    Không lâu sau, Võ Tắc Thiên trở thành hoàng hậu. Để trả thù và tránh Đường Cao Tông không lưu luyến hai ái thiếp, Võ Hậu đã bày cách hành hạ, tra tấn hai quý phi trong lãnh cung.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    Tiêu Thục Phi…

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    …Vương hoàng hậu là hai nạn nhân của cuộc chiến chốn cung cấm dưới tay Võ Tắc Thiên. (Ảnh minh hoạ)

    Người đời sau kể lại, bà đã ra lệnh cho chặt tứ chi của Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi, sau đó ngâm họ trong thùng rượu lớn cho tới chết. Các cung nữ biết chuyện thậm chí còn bị Võ Tắc Thiên cắt lưỡi để không thể nói ra bí mật động trời ấy.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    Nhiều người cho rằng, chính vì từng trải qua những cực hình tra tấn mà Võ Tắc Thiên trở nên tàn bạo và nhẫn tâm tới vậy.

    Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi vì thế hận Võ Tắc Thiên tới mức thề sẽ hóa thành mèo trả thù bà. Người xưa cho rằng, đó cũng là lý do mà Võ Tắc Thiên đặc biệt sợ mèo. Hàng đêm, bà thường xuyên bị ám ảnh bởi tiếng mèo kêu tới nỗi mất ngủ.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    Cái chết của Tiêu Thục Phi và Vương hoàng hậu khiến Võ Hậu luôn bị ám ảnh và sợ loài mèo.

    2. Hại chết con và tôn thất, từng bước lên ngôi hoàng đế

    Trên con đường trở thành vua, Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi không phải là nạn nhân duy nhất của Võ Tắc Thiên.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

    Để nắm được quyền hành, Võ Tắc Thiên được cho là đã bất chấp giết chết con ruột của mình. Dân gian truyền rằng, tại lãnh cung, Võ Tắc Thiên đã thừa nhận mình chính là người bóp mũi khiến công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương hoàng hậu.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

    Sau này, bà ép thái tử Lý Trung chết, lập Lý Hoằng là con cả của mình làm thái tử. Khi Lý Hoằng bất mãn với việc can dự triều chính của Võ Hậu, ông cũng bị mẹ đầu độc chết trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc. Con thứ hai của bà là Lý Hiền lên làm thái tử cũng vì bất kính mà bị Võ Tắc Thiên ép tự tử năm 684.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    Võ Tắc Thiên – Người phụ nữ dám làm tất cả.

    Thay thế thái tử Lý Hiền là Lý Hiển lên ngôi năm 683. Chỉ sau một tháng trên ngôi báu, lấy cớ vợ Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ lộng quyền, Võ Hậu quyết định phế vua. Tình trạng tương tự tiếp tục diễn ra và tới năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức trở thành hoàng đế.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

    3. Thảm sát những người tình

    Trở thành hoàng đế là thời điểm Võ Tắc Thiên bộc lộ rõ nhất tính trăng hoa của mình. Theo truyền thuyết dân gian, bà có rất nhiều người tình, trong đó có thể kể tới anh em Trương Xương Tông và Trương Diệc Chi, Trầm thái y hay Phùng Tiểu Bảo.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

    Tuy nhiên, họ chỉ ở bên Võ Hậu được một thời gian rồi sau đó tất cả đều bị hại chết. Như Phùng Tiểu Bảo bị Võ Tắc Thiên sai Thái Bình công chúa dùng cung nữ đánh cho tới chết rồi đem xác trộn với bùn.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    Trong phần lớn các tác phẩm, Võ Tắc Thiên luôn được nhắc tới như một người phụ nữ đa tình

    Khi bị thất sủng, Võ Hậu sai người giết họ rồi vứt xác xuống hồ. Sau này, Đường Huyền Tông (685 – 762) Lý Long Cơ lật đổ Võ Tắc Thiên đã sai đào hồ và phát hiện hàng đống xương người bên dưới.

    Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
    Chân dung vua Đường Huyền Tông.

    Tạm kết: Có một sự thật là rất nhiều chi tiết trong các câu chuyện về Võ Tắc Thiên chỉ là lời kể truyền miệng của dân gian. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận và bàn cãi về tính xác thực của những câu chuyện này.




    Võ Tắc Thiên (Chữ Hán: 武則天, 17 tháng 2, 624 – 16 tháng 2, 705, còn gọi là Vũ Tắc Thiên, hay thường gọi Võ hậu (武后) hoặc Thiên Hậu (天后), là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, cùng với tôn hiệu Thiên hậu của bà và tôn hiệu Thiên Hoàng (天皇) của Cao Tông, 2 người đã đồng trị vì nhà Đường trong 1 thời gian và cùng được gọi là Nhị Thánh (二圣). Sau khi Đường Cao Tông qua đời, bà qua các đời Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 – 705), trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

    Dàn sao ‘Võ Tắc Thiên’ sau 24 năm

    Sau 24 năm “Võ Tắc Thiên” ra mắt, Lưu Hiểu Khánh trải qua bốn đời chồng và vẫn thường xuyên đóng phim, Bào Quốc An nghỉ hưu vì sức yếu.

    Lưu Hiểu Khánh đóng Võ Tắc Thiên từ thời thiếu nữ tới khi về già.

    Lưu Hiểu Khánh đóng Võ Tắc Thiên từ năm 16 tuổi tới khi 83. Khi đóng tác phẩm, bà 43 tuổi. Theo Sina, khán giả không thấy khiên cưỡng ở ngoại hình của Lưu Hiểu Khánh khi đóng thiếu nữ hay bà già nhờ diễn xuất của diễn viên cùng tài năng hóa trang của Mao Qua Bình – người được mệnh danh chuyên gia hóa trang có bàn tay ma thuật.

    Lưu Hiểu Khánh năm nay 64 tuổi, đều đặn đóng phim điện ảnh, truyền hình, kịch nói. Bà còn làm khách mời nhiều show truyền hình, sự kiện. Trên đài BTV (Trung Quốc), Lưu Hiểu Khánh chia sẻ được chồng - doanh nhân Vương Hiểu Ngọc - chiều chuộng, ủng hộ trong công việc. Ông Vương là đời chồng thứ tư của Lưu Hiểu Khánh.

    Lưu Hiểu Khánh năm nay ngoài 60, đều đặn đóng phim điện ảnh, truyền hình, kịch nói. Bà còn làm khách mời nhiều show truyền hình, sự kiện. Trên đài BTV (Trung Quốc), Lưu Hiểu Khánh chia sẻ được chồng – doanh nhân Vương Hiểu Ngọc – chiều chuộng, ủng hộ trong công việc. Ông Vương là đời chồng thứ tư của Lưu Hiểu Khánh.

    Bao Quốc An

    Bào Quốc An đóng Đường Thái Tông – hoàng đế triều Đường. Nhà vua say mê Võ Tắc Thiên nhưng cũng đề phòng vì tài trí của nàng. Trước khi qua đời, Đường Thái Tông lập di chiếu lệnh Võ Tắc Thiên làm ni cô.

    Bào Quốc An năm nay

    Bào Quốc An năm nay 73 tuổi, ngừng đóng phim từ năm 2016 vì tuổi cao, trí nhớ kém. Ông nói trên Ifeng về quyết định nghỉ hưu: “Bây giờ già rồi, toàn quên thoại. Cứ lẩm nhẩm học thì huyết áp lại tăng. Mà tôi không thích vừa đóng phim vừa có người nhắc thoại bên cạnh. Không học thuộc được mà cứ cố đóng thì xấu hổ lắm”. Ngoài “Võ Tắc Thiên”, Bào Quốc An lưu dấu ấn với vai Tào Tháo trong “Tam Quốc diễn nghĩa” 1994.

    Trần Bảo Quốc đóng Lý Trị - thái tử yếu đuối, nhu nhược, không có tham vọng. Khi đóng phim này, Trần Bảo Quốc 43 tuổi. Mao Qua Bình phải tìm cách làm căng, trắng da mặt của Trần Bảo Quốc khi anh diễn Lý Trị ở tuổi dưới 20.

    Trần Bảo Quốc đóng Lý Trị – thái tử yếu đuối, nhu nhược, không có tham vọng. Khi đóng phim này, Trần Bảo Quốc 39 tuổi. Mao Qua Bình phải tìm cách làm căng da, trắng da mặt của Trần Bảo Quốc khi anh diễn Lý Trị ở tuổi niên thiếu.

    Lưu Hiểu Khánh Trần Bảo Quốc

    Lưu Hiểu Khánh Trần Bảo Quốc

    Lưu Hiểu Khánh và Trần Bảo Quốc trong “Võ Tắc Thiên”. Video: CCTV.

    Trần Bảo Quốc ở tuổi 63.

    Trần Bảo Quốc ở tuổi 63. Theo Sina, năm nay, anh đóng chính phim “Lão Trung y” và phải giảm 6kg để nhập vai. Năm 2020, Trần Bảo Quốc ra mắt các phim truyền hình “Giang sơn kỷ”, “Điển đương hành”. Tài tử kết hôn với diễn viên Trần Quế Nga năm 1982, có một con trai.

    Trịnh Sảng đóng Vương hoàng hậu - người xuất thân quyền quý, cha có thế lực trong triều đình. Nhờ cha, Vương hoàng hậu giữ được vị trí đứng đầu hậu cung song vì quá lương thiện, thiếu quyết đoán, bà bị hãm hại.

    Trịnh Sảng đóng Vương hoàng hậu – người xuất thân quyền quý, cha có thế lực trong triều đình. Nhờ cha, Vương hoàng hậu giữ được vị trí đứng đầu hậu cung song vì quá lương thiện, thiếu quyết đoán, bà bị hãm hại.

    Trịnh Sảng ở tuổi 53.

    Trịnh Sảng ở tuổi 53. Hè năm nay, diễn viên đóng một phim đề tài dân tộc thiểu số tại Nội Mông (khu tự trị ở Trung Quốc). Nữ diễn viên còn độc thân.

    Miêu Ất Ất đóng

    Miêu Ất Ất đóng Hạ Lan Mẫn Nguyệt – cháu của Võ Tắc Thiên. Hạ Lan quyến rũ Lý Trị, tranh giành sủng ái trong cung.

    Miêu Ất Ất sinh năm 1975,

    Theo Sina, Miêu Ất Ất từng được nhiều khán giả yêu thích bởi tạo hình đẹp, diễn xuất duyên dáng trong các phim cổ trang. Ngoài “Võ Tắc Thiên”, cô nổi tiếng với vai Nhạc Linh San trong “Tiếu ngạo giang hồ” (bản 2001, đóng cùng Lý Á Bằng). Miêu Ất Ất năm nay 44 tuổi, ít đóng phim. Cô kết hôn năm 2004, có một con gái.

    Như Anh

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...