• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Bùng nổ virus máy tính tại Việt Nam
        • Cách nhận biết máy tính bị lây nhiễm virus với 10 dấu hiệu đặc trưng
    • Dấu hiệu của máy tính bị nhiễm virus
        • Máy tính lỗi thời dính 6 loại virus ‘tử thần’ được bán giá 31 tỷ đồng
        • Những dấu hiệu máy tính nhiễm virus cơ bản
        • Những Con Đường Lây Lan Của Virus Máy Tính?
    • 1.  Internet:
      • Hình thức cụ thể:
      • Cách phòng tránh virus máy tính:
    • 2. Bộ nhớ ngoài (Thẻ nhớ, USB, ổ cứng di động…)
    • 3. Mạng nội bộ (Mạng lan, wan…)
        • Cảnh báo thiệt hại do virus máy tính 2016: Người Việt mất 10.400 tỷ đồng
      • Báo động: Trung bình cứ 10 email nhận được sẽ có 1,6 email chứa ransomware
      • Vẫn có tới 83% USB bị nhiễm virus trong năm 2016
      • Tấn công có chủ đích APT – ‘Quả bom hẹn giờ’
        • Virus máy tính làm tê liệt sân bay | Khoa học
        • Cảnh báo về virus mới nguy hiểm có tên là WannaCry
    • Cảnh báo về virus mới nguy hiểm có tên là WannaCry

    Bùng nổ virus máy tính tại Việt Nam

     width=

    Đã có 57.835 dòng virus xuất hiện mới, nhưng virus lây lan nhiều nhất lại là một dòng virus cũ W32.Conficker.Worm. Virus này từng “nổi đình đám” trên toàn cầu từ cuối năm 2008, tuy nhiên theo thống kê của Bkav, đã có tới 6,5 triệu lượt máy tính bị nhiễm Conficker trong năm 2010.

    Các virus siêu đa hình (Metamorphic virus) tiếp tục đứng trong top 3 những virus lây nhiễm nhiều nhất trong năm và là nỗi ám ảnh với người sử dụng máy tính tại Việt Nam. Với khả năng “thay hình đổi dạng” để lẩn trốn, 2 dòng virus Vetor và Sality đã lan truyền trên 5,9 triệu lượt máy tính.

    Bùng nổ phần mềm diệt virus giả mạo

    Nhận định trong bản báo cáo tình hình virus máy tính cuối năm 2009, các chuyên gia của Bkav dự báo: “2010 sẽ là năm chứng kiến sự tăng đột biến của các chương trình diệt virus giả mạo”. Thực tế năm 2010 đã chứng kiến sự bùng nổ lượng máy tính bị nhiễm virus giả mạo phần mềm diệt virus, lên đến 2,2 triệu lượt, gấp 8,5 lần so với con số 258.000 của năm 2009.

    Dẫn dụ người sử dụng tới các website giả mạo quét virus trực tuyến, nhằm cài đặt mã độc lên máy tính là đặc điểm chung của các FakeAV. Theo nghiên cứu của Bkav, nguyên nhân chính khiến rất nhiều người sử dụng tại Việt Nam đã nhiễm những loại viurs này là do thói quen dùng phần mềm trôi nổi, không có bản quyền. Với thói quen này, mặc dù đã được các chuyên gia cảnh báo từ trước, nhưng người sử dụng vẫn dễ dàng “hồn nhiên” bấm vào mọi đường link cho dù chưa rõ nó là cái gì. Đây là sơ hở chết người để các Fake AV lây nhiễm vào máy tính.

    “Hãy từ bỏ thói quen dùng phần mềm không có bản quyền, điều này sẽ giảm thiểu các nguy cơ về an ninh đối với máy tính của bạn”, chuyên gia Bkav khuyến cáo.

    Giả mạo file dữ liệu, xu hướng mới của virus

     width=

     Hơn 1,4 triệu lượt máy tính đã bị nhiễm dòng virus giả mạo thư mục, giả mạo file ảnh, file word, excel… Theo phân tích của Bkav, dòng virus này sẽ là một xu hướng mới trong thời gian tới.

    Bằng cách sử dụng icon để ngụy trang, file thực thi của virus trông có vẻ giống hệt một thư mục hay một file dữ liệu dạng ảnh, file word, file excel… Điều này đã dễ dàng đánh lừa cảm quan của người sử dụng, thậm chí là cả các chuyên gia có kinh nghiệm, khiến họ dễ dàng mở file virus và bị nhiễm mà không chút nghi ngờ. Đây cũng là lý do khiến dòng virus này tuy mới xuất hiện nhưng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt.

    Bkav khuyến cáo người sử dụng cần hết sức cảnh giác với xu hướng mới này của virus. Cần sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền để được tự động bảo vệ, diệt virus trước khi mở file bất kì trên máy tính.

    Virus phá hủy dữ liệu quay trở lại

    Trong năm qua, hệ thống giám sát virus của Bkav đã 2 lần phát hiện những đợt virus phá hủy dữ liệu mới xuất hiện. Các dòng virus này được Bkav đặt tên là W32.Delfile.Worm, W32.FakeStuxer.Trojan. Tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng trên diện rộng, nhưng sự quay trở lại của virus phá hủy dữ liệu sẽ là mối đe dọa lớn đối với dữ liệu của người sử dụng trong thời gian tới.

    Theo quy luật phát triển hình xoáy trôn ốc, sự quay trở lại của loại virus này với hình thái mới sẽ có hành vi tinh vi hơn so với những virus phá hủy dữ liệu của những năm 90. Các dòng virus phá hủy dữ liệu mới được trang bị các kỹ thuật lây lan nhanh qua Internet, nên tốc độ phát tán hơn hẳn so với việc âm thầm lây lan của những virus phá hủy dữ liệu trước đây. Chính vì vậy, mức độ nguy hiểm gấp hàng nghìn lần.

    Với xu hướng tập trung nhiều dữ liệu quan trọng trên máy tính như hiện nay, virus phá dữ liệu quay trở lại với tốc độ lây lan nhanh chóng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường khi lây lan trên diện rộng. Để phòng tránh virus này, người dùng nên sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền và quét virus thường xuyên. Đồng thời, nên sao lưu dữ liệu quan trọng ra các thiết bị lưu trữ khác để đảm bảo an toàn khi máy tính xảy ra sự cố.

    Báo động tình trạng phát tán virus để xâm nhập hệ thống, tấn công DDoS

    Liên tiếp nhiều website lớn tại Việt Nam bị virus xâm nhập, lộ thông tin quan trọng hay bị tấn công DDoS trong thời gian qua đang là vấn đề gây lo lắng trong xã hội.

    Các chuyên gia của Bkav đã phát hiện một số nhóm hacker đã cài đặt virus xâm nhập vào các hệ thống mạng tại Việt Nam, qua đó đánh cắp thông tin bí mật nội bộ của các tổ chức. Bên cạnh đó, chúng còn kiểm soát được các website chuyên download phần mềm nhằm cài đặt virus vào các máy tính tải phần mềm từ các website này. Từ đó chúng có thể điều khiển mạng lưới máy tính ma – botnet – để tấn công DDoS vào các hệ thống lớn tại Việt Nam. Đây là tình trạng đáng báo động vì ngoài việc các hệ thống lớn có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, còn có hàng chục nghìn máy tính trên cả nước đang bị hacker điều khiển, có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

    Để tránh cho máy tính của mình rơi vào tầm kiểm soát của các hacker này, người sử dụng cần hết sức cảnh giác khi tải các phần mềm về máy tính của mình. Chỉ nên tải các phần mềm cần thiết từ website của chính nhà sản xuất, hạn chế tối đa việc tải phần mềm từ các nguồn trung gian, kể cả đó là các nguồn phổ biến. Đồng thời, người sử dụng cũng cần cập nhật thường xuyên phần mềm diệt virus trên máy tính của mình để kịp thời ngăn chặn virus xâm nhập.

    Dự báo tình hình virus máy tính năm 2011

    Rootkit sẽ là một xu hướng mới khi đã trở thành công cụ “đại chúng hóa” chứ không còn là “đặc quyền” của một số tin tặc “biết nghề” như trước. Các dòng virus siêu đa hình sẽ kết hợp nhiều kỹ thuật mới để tạo ra những sự lây lan dai dẳng kéo dài trong nhiều năm.

    Cùng sự phổ biến của Windows 7 với khả năng đảm bảo an ninh cao và mọi quyết định thực thi quan trọng trên máy tính sẽ thuộc về người sử dụng, xu hướng virus đánh lừa người sử dụng bằng cảm quan sẽ phát triển mạnh. Trường hợp các virus giả mạo file dữ liệu (Fake icon) là những biểu hiện đầu tiên và xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2011.

    Virus mang động cơ chính trị-xã hội sẽ xuất hiện nhiều, lợi dụng các trang download phần mềm phổ biến để phát tán, tạo ra mạng botnet, tấn công có chủ đích các mục tiêu định trước, lấy trộm các thông tin bí mật của tổ chức, cá nhân.

    Sẽ có nhiều cuộc tấn công, lừa đảo trên điện thoại di động trong năm 2011. Có thể sẽ ghi nhận những cuộc phát tán mã độc đầu tiên trên điện thoại di động, với hình thức tấn công chủ yếu dưới dạng các trojan, ẩn náu và ăn cắp thông tin cá nhân.

    (Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

     

    Cách nhận biết máy tính bị lây nhiễm virus với 10 dấu hiệu đặc trưng

    Không ai muốn sở hữu một chiếc máy tính bị lây nhiễm virus. Làm sao để có thể biết được máy tính của bạn đã bị dính virus? Thực chất, có một số dấu hiệu giúp bạn nhận dạng sự hiện diện của malware trong máy tính của mình, hãy cùng tìm hiểu.

    Chúng ta đều biết virus máy tính – và các loại malware khác – có thể gây rối khiến chúng ta bực mình hoặc nặng nề hơn là gây thảm họa. Một số malware có thể tự sao chép cho tới khi chúng có đầy trên ổ cứng của bạn, biến máy tính của bạn thành một khối thống nhất của chúng. Một số loại khác hủy hoại dữ liệu trên máy tính hoặc khiến máy tính hoạt động không ổn định. Một số ít khác thậm chí sử dụng chương trình email của bạn để phát tán mã độc tới mọi người có trong danh sách của bạn. Thậm chí, luôn có những hacker sử dụng malware để chiếm quyền điều khiển máy tính của bạn từ xa, cài mã độc trên máy để tiến hành những vụ tấn công DDOS.

    Không ai muốn sở hữu một chiếc máy tính bị lây nhiễm virus. Đó chính là lý do tại sao việc giữ cho máy tính được an toàn là rất quan trọng cũng như cài đặt một chương trình diệt virus đáng tin. Bạn có thể tránh được hầu hết các malware chỉ với việc chịu khó để ý và nhớ tránh xa một số bẫy thông thường. Nếu chương trình diệt virus của bạn được cập nhật, nghĩa là bạn đang ở một tình trạng tốt.

    Tuy nhiên, một lúc nào đó virus máy tính có thể lọt qua được hệ thống bảo vệ. Có thể do chương trình diệt virus của bạn đã lỗi thời hoặc đã bị xâm nhập bởi mã thông minh nào đó. Cũng có thể là bạn đã vô tình kích vào đường link nào đó và đã kích hoạt một loại virus hoặc ai đó đã sử dụng máy tính của bạn để tải một số malware mà không biết.

    Làm sao để có thể biết được máy tính của bạn đã bị dính virus? Nếu chương trình diệt virus của bạn thực sự mạnh và được cập nhật đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo ứng dụng sẽ quét máy tính của bạn. Điều này sẽ giúp bảo vệ máy tính của bạn và loại bỏ được virus. Tuy nhiên, nếu phần mềm của bạn bị lỗi thời hoặc virus đã kiểm soát và làm ngưng hoạt động của chương trình diệt virus thì sao? Có dấu hiệu nào cho bạn có thể nhận diện một virus?

    Thực chất, có một số dấu hiệu giúp bạn nhận dạng sự hiện diện của malware trong máy tính của mình, hãy cùng tìm hiểu.

     class=

    Dấu hiệu của máy tính bị nhiễm virus

    Máy tính chạy chậm, hoạt động không ổn định

    Nếu máy tính của bạn chạy không ổn định, đây là dấu hiệu của điều gì đó không ổn. Một số malware làm loạn các file quan trọng giúp ổn định máy tính của bạn. Điều này thậm chí còn khiến máy tính của bạn bị hỏng. Nếu máy tính bị hỏng khi bạn cố gắng chạy một ứng dụng nào đó hoặc mở một file cụ thể, sẽ có thông báo rằng dữ liệu của bạn đã bị hỏng. Chính malware đã gây ra điều này.

    Máy tính chạy chậm hơn rất nhiều so với bình thường? Đây có thể là kết quả của malware với mã độc bắt đầu làm cạn kiệt các nguồn xử lý trong máy tính của bạn. Nếu bạn không chạy ứng dụng nặng mà máy tính vẫn chạy rất chậm, bạn có thể đã “dính” một con virus máy tính.

    Ngoài ra, những thông báo bạn không thể truy cập một số ổ đĩa trong máy tính cũng là một dấu hiệu khác. Cùng với một phương thức, các ứng dụng không chạy được hoặc file không thể mở được là kết quả của sự lây nhiễm virus. Một số dấu hiệu khác bao gồm những phần cứng khác như máy in không có trả lời với bất kì lệnh nào. Trong khi những dấu hiệu này không phải là dấu hiệu của virus, có lẽ bạn nên kiểm tra lại máy tính của mình.

    Nếu bạn thấy dung lượng file không ổn định, ngay cả khi bạn không truy cập những file này, đây là một dấu hiệu khác của virus máy tính. Và cuối cùng, nếu bạn truy cập menu và giao diện của nó khác thường hoặc bị xấu đi, hãy cân nhắc tới khả năng bạn đã là nạn nhân của malware.

     width=

    Cảnh báo giả 

    Một Một trong những dấu hiệu gây phiền nhiễu nhất của phần mềm độc hại chính là những cửa sổ pop-up không mong muốn thường xuyên nhảy ra trên máy tính. Nếu việc này xảy ra với tần suất cao thì chắc chắn máy tính của bạn đã dính phần mềm độc hại rồi nhé. Trường hợp này không chỉ gây ảnh hưởng đến việc dùng máy tính mà còn khá khó khăn để loại bỏ chúng khỏi hệ thống. Hơn nữa, chúng còn đi kèm những phần mềm độc hại khác được che giấu phía sau và có thể phá hoại máy tính.

    Xuất hiện pop-up

    Để tránh phần mềm gián điệp và tác động của chúng lên máy tính, bạn hãy ghi nhớ:

    • Không nhấp chuột vào bất cứ cửa sổ pop-up đáng ngờ nào
    • Không trả lời email, tin nhắn không đáng tin cậy
    • Hãy cẩn thận khi tải ứng dụng miễn phí

    Để loại bỏ những phần mềm gián điệp kiểu này, bạn sẽ cần đến ứng dụng diệt virus, diệt spyware, malware như Malwarebytes, Spybot Search and Destroy, Avast,…

    Máy tính bị lỗi

    Nếu chương trình, hệ thống bị lỗi liên tục hoặc lỗi màn hình xanh chết chóc xuất hiện thường xuyên thì đó chính là một cảnh báo rõ ràng rằng máy tính đang có vấn đề.

    Có 2 nguyên nhân chính:

    • Yếu tố kỹ thuật: Sự không tương thích giữa phần mềm với phần cứng, giữa các phần mềm với nhau
    • Phần mềm độc hại

    Nếu nghi ngờ là yếu tố kỹ thuật chri cần kiểm tra xem có phần mềm nào xung đột với nhau và gỡ đi là được. Nếu không thì máy tính chắc chắn đã nhiễm virus, quét toàn bộ hệ thống để tìm và diệt nó với một phần mềm an ninh đáng tin cậy là điều bạn cần làm ngay lập tức.

    Máy tính bị lỗi màn hình xanh

    Hoạt động đáng ngờ trên ổ cứng:

    Nếu nhận thấy ổ đĩa liên tục hoạt động quá mức, ngay cả khi bạn không sử dụng nó, không download hay upload cái gì, thì hãy nghĩ đến virus. Tất nhiên, đây là khi đã loại trừ trường hợp ổ cứng của bạn bị lỗi.

    Ổ cứng hết dung lượng trống

    Bạn cần kiểm tra xem không gian lưu trữ vật lý của ổ cứng gần đây có tăng lên không hoặc có file nào đã biến mất, bị đổi tên không. Đây là một dấu hiệu hoạt động khác của phần mềm độc hại. Rất nhiều phần mềm độc hại sử dụng những phương pháp khác nhau để “lấp đầy” ổ cứng của bạn và gây ra sự cố trên máy tính nhằm mục đích phá hoại.

    Ổ cứng bị đầy do virus

    Hoạt động mạng tăng cao bất thường

    Trước hết, bạn cần trả lời vài câu hỏi:

    • Có bản cập nhật Windows nào vào thời điểm đó không?
    • Có chương trình, ứng dụng nào đang tải lên, tải xuống dữ liệu không?
    • Có bản cập nhật ứng dụng nào đang chạy không?
    • Có file tải nào bạn đang tải dở mà quên mất, và giờ nó đang chạy ẩn không?

    Nếu tất cả câu trả là không mà mạng của bạn vẫn đang bị sử dụng cao một cách bất thường thì hãy nghĩ đến virus, phần mềm độc hại.

    Dữ liệu mạng sử dụng cao bất thường

    Những thay đổi trên trình duyệt

    Trang chủ trên trình duyệt bị thay đổi dù bạn không làm điều đó, thanh toolbar mới xuất hiện dù không cài và những website không mong muốn tự động được truy cập dù bạn không gõ địa chỉ của nó. Bạn thử truy cập vào trang web yêu thích như Quantrimang.com nhưng nó đã bị chuyển đến một trang web khác?

    Thay đổi bất thường trên trình duyệt

    Điều này thường xảy ra khi bạn truy cập vào một trang web, vô tình nhấp vào liên kết hoặc cửa sổ pop-up, dẫn đến việc tự động tải về và cài đặt những phần mềm không mong muốn. Chúng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính cũng như sự an toàn của dữ liệu trên máy.

    Những thông báo hoặc chương trình tự khởi động một cách không bình thường

    Vài dấy hiệu cảnh báo sẽ làm bạn nghi ngờ:

    • Vài chương trình tự động mở, đóng
    • Hệ điều hành Windows tắt mà không có lý do
    • Xuất hiện cửa sổ lại trong quá trình khởi động
    • Windows thông báo bạn mất quyền truy cập vào một số ổ đĩa của mình

    Loại trừ yếu tố kỹ thuật, thì đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy máy bạn đã dính virus. Trong trường hợp mất quyền truy cập vào một số khu vực quan trọng trên máy tính, bạn có thể sẽ phải format sạch sẽ các ổ đĩa để cài đặt lại hệ điều hành, tất nhiên, dữ liệu trên đó cũng sẽ bị xóa.

    Phần mềm diệt virus bị tắt

    Nếu phần mềm diệt virus dường như không hoạt động hoặc mô-đun cập nhật của nó bị tắt, hãy kiểm tra máy tính một cách nghiêm túc. Một số phần mềm độc hại được thiết kế đặc biệt để vô hiệu hóa các phần mềm diệt virus, khiến bạn không có bất cứ biện pháp phòng tránh nào. Nếu đã cố gắng khởi động lại máy tính, đóng và mở lại phần mềm diệt virus mà vẫn không có tiến triển gì thì chắc chắn máy đã bị lây nhiễm phần mềm độc hại. Lúc này có thể phải khởi động lại máy tính ở chế độ Safe Mode và dùng công cụ diệt malware, rootkit chuyên dụng để xử chúng.

    Bạn bè nói rằng họ nhận được thông báo lạ từ bạn

    Thông báo lạ này có thể là email, tin nhắn trên các ứng dụng chat. Chúng có thể đính kèm các tập tin hoặc liên kết. Trước hết cần xác định xem những email hoặc tin nhắn đó có phải được gửi từ tài khoản của bạn không. Nếu không có gì bất thường, có thể những thông báo này đã được gửi từ một ứng dụng nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.

    Sự lây nhiễm virus trên Facebook

    Nếu thông điệp được gửi từ tài khoản, hãy làm theo các bước sau:

    • Đăng xuất khỏi tài khoản, trên tất cả các thiết bị
    • Đặt lại mật khẩu thật khó cho tài khoản
    • Sử dụng xác thực hai yếu tố

    Hướng dẫn bảo mật 2 lớp Facebook bằng số điện thoại

    Điều rất quan trọng mà bạn cần phải nhớ là virus máy tính có thể là nguyên nhân của những vấn đề được liệt kê bên trên, nhưng đó không phải tất cả. Nếu bạn cho rằng máy tính của mình đã bị lây nhiễm bởi virus, không nên hoảng loạn. Hãy sử dụng các chương trình diệt virus để loại bỏ chúng.

    Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ có ích với các bạn.

    Máy tính lỗi thời dính 6 loại virus ‘tử thần’ được bán giá 31 tỷ đồng

    Chú thích ảnh
    Ảnh minh họa – Global Look Press

    “The Persistence of Chaos” (tạm dịch: Sự bền bỉ của hỗn loạn) là một dự án nghệ thuật độc nhất vô nhị do nghệ sĩ Guo O Dong phối hợp với công ty an ninh mạng Deep Instinct thực hiện. Dự án này bao gồm một chiếc máy tính xách tay của hãng Samsung đời 2008 chạy hệ điều hành Windows XP SP3 và bị nhiễm 6 loại mã độc nguy hiểm nhất bao gồm: ILOVEYOU, MyDoom, SoBig, WannaCry, DarkTequila và BlackEnergy.

    Theo trang Oddity Central, 6 loại virus trực tuyến này đã gây thiệt hại trên 95 tỷ USD toàn thế giới trong hai thập kỷ qua. Điều này không thể ngăn cản ông Guo đem nó ra bán đấu giá.

    “Những mã độc này có vẻ trừu tượng, gần như không có thực cùng với những tên gọi kỳ quái, buồn cười, song tôi tin chúng nhấn mạnh rằng thế giới web và cuộc sống thực không phải những không gian khác biệt. Phần mềm độc là một trong những cách hữu hình nhất mà Internet có thể nhảy ra khỏi màn hình của bạn và ngoạm lấy bạn”, nhà nghệ thuật tiên phong nói thêm rằng ông nhìn nhận sáng tạo mới nhất của ông như “một dạng truyện ngụ ngôn, một danh mục các mối họa của lịch sử”. 

    Bán một chiếc máy tính bị nhiễm virus “tử thần” không phải là ý định sáng suốt nhất mà một người có thể làm. Sau tất cả, điều gì sẽ ngăn chặn người mua nó vô tình hoặc cố ý tung chúng lên mạng Internet? Đó chính là phần nhiệm vụ của Deep Instinct. 

    Công ty an ninh mạng của Trung Quốc phụ trách air-gap (giải pháp lưu giữ thông tin trên máy tính không bao giờ kết nối Internet) chiếc máy tính Samsung NC10, đảm bảo nó không được kết nối Internet hay bất kỳ thiết bị nào khác. 

    Buổi bán đấu giá “The Persistence of Chaos” đã kết thúc ngày 28/5 với mức giá cuối cùng là 1,35 triệu USD (hơn 31 tỷ đồng). Bất chấp tất cả các biện pháp an toàn mà Guo O Dong đã thực hiện để ngăn 6 loại virus lây lan trực tuyến, người mua “may mắn” vẫn cần phải ký bản cam kết rằng họ không có ý định phổ biến bất kỳ phần mềm độc hại nào.

    Những dấu hiệu máy tính nhiễm virus cơ bản

    Sau khi lây nhiễm vào máy tính, virus có thể gây ra tình trạng máy tính hoạt động chậm, thường xuyên bị “treo”, làm mất dữ liệu hoặc làm xuất hiện file lạ, gây lỗi hệ thống…

     

    Virus máy tính là gì? Đó một chương trình phần mềm có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng lây nhiễm khác (đối tượng lây nhiễm có thể là các file chương trình, các file văn bản…). Sau khi lây nhiễm vào máy, virus có thể làm máy tính hoạt động chậm, làm hỏng các file bị lây nhiễm, làm mất dữ liệu, gây lỗi hệ thống…

    Virus cũng có thể sử dụng máy tính của nạn nhân để quảng cáo bất hợp pháp, gửi thư rác, gây khó chịu cho người sử dụng, gây mất an ninh thông tin, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, số thẻ tín dụng… Một số loại virus còn lợi dụng máy tính của nạn nhân để tạo mạng botnet (mạng máy tính ma), dùng để tấn công từ chối dịch vụ DoS với hệ thống máy chủ, website khác…

     src=

    Sau khi lây nhiễm vào máy, virus có thể làm máy tính hoạt động chậm, làm hỏng các file bị lây nhiễm, làm mất dữ liệu, gây lỗi hệ thống… Ảnh minh họa: Internet.​

    + Truy xuất tập tin, mở các chương trình ứng dụng chậm.Sau các vụ tấn công nghiêm trọng của hacker thời gian gần đây thì ai cũng cảm nhận thấy nguy cơ virus đã chực chờ từng cửa ngõ mạng Internet từng nhà. Vì thế dưới đây điểm lại một số dấu hiệu nhận biết virus máy tính cơ bản để tất cả chúng ta cảnh giác (tham khảo: bkav.com.vn, bb.com.vn):

    + Máy tính thường xuyên bị “treo”, đóng băng hoặc bất thình lình xuất hiện lỗi.

    + Xuất hiện các thông báo hoặc ảnh không mong muốn được hiển thị một cách bất ngờ, hoặc các chương trình chạy bất thình lình.

    + Những âm thanh hoặc đoạn nhạc không bình thường được bật một cách ngẫu nhiên.

    + Khi duyệt web có các trang web lạ tự động xuất hiện.

    + Trang quảng cáo tự động (pop-up) hiện ra, màn hình Desktop bị thay đổi.

    + Ổ đĩa CD-ROM của bạn đóng mở bất thường.

    + Góc phải màn hình xuất hiện cảnh báo tam giác màu vàng: “Your computer is infected”, hoặc xuất hiện cửa sổ “Virus Alert”, hoặc cảnh báo tương tự khi trong máy có phần mềm diệt virus…

    + Xuất hiện file lạ tự động sinh ra trong máy, có thể khi bạn mở ổ đĩa USB.

    + Một số file hoặc thư mục bị xóa hoặc bị thay đổi nội dung.

    + Xuất hiện các file có phần mở rộng .exe có tên trùng với tên các thư mục.

    + …

    + Ngoài ra, có nhiều virus chạy ẩn cùng với hệ thống và không có dấu hiệu đặc biệt hay bất thường, nên người sử dụng rất khó để nhận biết liệu máy tính có đang bị nhiễm virus hay không.

    Virus máy tính và cách phòng chống

    Khi nhận thấy dấu hiệu hoặc nghi máy tính bị nhiễm virus, chúng ta có thể thực hiện ngay một số biện pháp sau trước khi nhờ sự trợ giúp:

    + Tạm thời ngắt kết nối máy tính với mạng Internet, mạng LAN.

    + Nếu máy tính không thể khởi động từ ổ đĩa cứng (lỗi khởi động), bạn hãy khởi động hệ thống trong chế độ Safe Mode.

    + Nếu có thể hãy “backup” toàn bộ dữ liệu quan trọng của bạn vào một ổ cứng ngoài (đĩa CD hoặc ổ USB…).

    Tất nhiên để đảm bảo an toàn cho máy tính, người dùng nên chọn một phần mềm diệt virus tốt để cài đặt sẵn và sử dụng thường xuyên, lâu dài. Phần mềm diệt virus tốt phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí: là phần mềm có bản quyền, cập nhật phiên bản mới thường xuyên, có hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ nhà sản xuất khi có sự cố liên quan tới virus.

    Anh Hào (Tổng hợp)

     

    Những Con Đường Lây Lan Của Virus Máy Tính?

    21-05-2015 10:34

    Nếu như ở trong phần trước, các bạn đã hiểu được phần nào về virus máy tính cũng như phần mềm diệt virus. Thì trong phần này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách mà virus máy tính xâm nhập vào máy tính. Từ đó các bạn có thể rút ra được những biện pháp ngăn chặn virus lây lan vào máy tính của mình.

     

    Virus xâm nhập vào máy tính của bạn qua những con đường nào?

    Hiện nay, virus xâm nhập vào máy tính của các bạn qua 3 con đường chính sau đây:

    – Internet: (yahoo, email…)

    – Bộ nhớ ngoài: thẻ nhớ, usb, ổ cứng di động…

    – Mạng nội bộ: (LAN, WAN…)

     

    Những con đường lây lan của virus máy tinh

    Các con đường lây lan của virus

    1.  Internet:

    Những người viết ra virus họ sẽ tận dụng internet để phát tán virus. Cụ thể qua qua email, các công cụ chat (yahoo…), mạng xã hội (facebook, zing me…), các diễn đàn…

     

    Hình thức cụ thể:

    + Gửi email đến cho bạn, với file virus đính kèm hoặc link chứa virus

    + Chiếm quyền điều khiển các công cụ chát, tài khoản mạng xã hội dùng nó làm công cụ phát tán link chứa virus: Đặt stt chưa link virus, spam tin nhắn có link chưa virus…

    +Đăng link chứa virus lên diễn đàn, hoặc đăng trực tiếp file chưa virus, đính kèm trong một phần mềm nào đó.

    Một vài hình ảnh về virus trên yahoo và mạng xã hội facebook:

    Virus trên yahoo, yahoo bị nhiễm virus
    Virus trên yahoo

     

    virus trên facebook lây lan vào máy tính
    Virus trên facebook

    virus trên mạng xã hội

     

    Cách phòng tránh virus máy tính:

    + Cài một phần mềm diệt virus trên máy tính của bạn, dù chỉ là một phần mềm diệt virus miễn phí. Nó là cần thiết để bảo vệ máy tính bạn. Bạn có thể đặt mua phần mềm diệt virus online tại website.

    +  Nếu link được gửi từ email, yahoo, mạng xã hội của một người bạn biết. Hãy chắc chắn là họ gửi nó, họ sẽ gửi kèm các thông điệp cá nhân cụ thể chứ không phải những thông điệp chung chung.

    + Nếu link được gửi từ một hệ thống tự động (như báo có tin nhắn từ diễn đàn, từ tài khoản nào đó…) hãy xem xét địa chỉ mail gửi đến. Cẩn thận nếu đó là các địa chỉ mail miễn phí như: Gmail, yahoo, hotmail… Tập thói quen vào trực tiếp website bạn đăng ký để xem thông tin mới, thay vì click chuột trực tiếp từ mail.

    + Nếu bạn tham gia các diễn đàn, bạn đang định download một phần mềm, hay click vào một link do thành viên diễn đàn gửi. Hãy xem thành viên đó là ai, có uy tính không? Và chú ý đến các phản hồi từ thành viên khác.

     

    Bạn đang nghi ngờ máy tính của mình nhiễm virus, hãy xem những dấu hiệu chứng tỏ máy tính của bạn nhiễm virus.

    2. Bộ nhớ ngoài (Thẻ nhớ, USB, ổ cứng di động…)

    Bạn cắm usb vào máy tính bị nhiễm virus, sau đó cắm vào máy tính của mình mà không sử dụng bất kỳ một chương trình bảo vệ nào. Xin chúc mừng, máy tính của bạn đã nhiễm virus.

    Xin lưu ý, khi cắm usb, thẻ nhớ, ổ cứng di động vào máy tính. Bạn nên sử dụng phần mềm diệt virus để quét toàn bộ nó trước khi mở. Đây là một kinh nghiệm đơn giản và hữu hiệu để chống virus lây lan qua bộ nhớ ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều người không thực hiện việc này.

     

    3. Mạng nội bộ (Mạng lan, wan…)

    Những máy trong mạng nội bộ thường có nguy cơ lây lan virus qua lại cho nhau. Để phòng chống virus bạn nên chú ý những vấn đề sau:

    – Sử dụng một phần mềm diệt virus có tường lửa cá nhân, giám sát mạng

    – Bật tường lửa của windowns: Vào Start => Control Panel => Security Center => Windowns Firewall. Ở tab General, bạn chọn On.

    Tường lửa máy tính
    Bruno Pedrozo, CC-BY, via Wikipedia

     

     

    Bạn đang muốn chọn lựa phần mềm diệt virus tốt, hãy tham khảo bài viết sau:

    Phần mềm diệt virus và những điều bạn cần biết

     

    Trên đây là một vài kinh nghiệm của tác giả nhằm chia sẻ với bạn đọc cách phòng và chống virus cho máy tính hiệu quả. Bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn.

    Xin cảm ơn !

    VuaPhanMem.Com

     

    Cảnh báo thiệt hại do virus máy tính 2016: Người Việt mất 10.400 tỷ đồng

    • Chia sẻ FB
    • Chia sẻ Twitter

    Trong năm 2016, người Việt đã thiệt hại tổng cộng 10.400 tỷ đồng do virus máy tính, theo Tổng kết an ninh mạng năm 2016 và dự báo xu hướng 2017 do Tập đoàn công nghệ Bkav vừa công bố.

    Theo đó, mã độc mã hóa dữ liệu Ransomware, virus lây qua USB, vấn nạn tin nhắn rác và nguy cơ từ các cuộc tấn công có chủ đích APT là những chủ điểm nóng nhất của năm 2016.

    Báo động: Trung bình cứ 10 email nhận được sẽ có 1,6 email chứa ransomware

    ransomware

    Ransomware chuyên mã hóa các file dữ liệu trên máy, khiến người sử dụng không thể mở file nếu không trả tiền chuộc cho hacker. Số tiền chuộc khổng lồ hacker kiếm được chính là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của loại mã độc nguy hiểm này.

    Theo thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav, trong năm 2016, có tới 16% lượng email lưu chuyển là email phát tán ransomware, nhiều gấp 20 lần năm 2015 (trung bình cứ 10 email nhận được trong năm 2016 thì người sử dụng sẽ gặp 1,6 email chứa ransomware). Theo đó, năm 2016, người tiêu dùng Việt Nam bị thiệt hại 10.400 tỷ đồng do virus máy tính gây ra (vượt qua mức 8.700 tỷ đồng năm 2015).

    Bkav cho biết để phòng tránh, tốt nhất người dùng nên trang bị cho mình phần mềm diệt virus để được bảo vệ tự động, luôn mở file tải về từ email trong môi trường cách ly an toàn Safe Run.

    Vẫn có tới 83% USB bị nhiễm virus trong năm 2016

    Báo cáo của Bkav cũng chỉ ra việc cắt bỏ tính năng Auto Run trong các hệ điều hành của Microsoft không làm cho virus USB trở nên hết thời. Năm 2016, tỷ lệ USB bị nhiễm virus vẫn ở mức rất cao: 83% (không giảm so với năm 2015).

    Theo Bkav, những nỗ lực của Microsoft chỉ hạn chế được các dòng virus lây trực tiếp qua Auto Run như W32.AutoRunUSB. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh của dòng W32.UsbFakeDrive – virus không cần Auto Run vẫn có thể lây nhiễm chỉ với một cú “click”, khiến cho USB tiếp tục là nguồn lây nhiễm virus phổ biến nhất.

    Năm 2016, có 16,7 triệu lượt máy tính được phát hiện nhiễm virus qua USB, trong đó, chỉ 11% là đến từ dòng virus lây trực tiếp bằng Auto Run, còn tới 89% là dòng W32.UsbFakeDrive.

    >> Hacker trộm số bitcoin trị giá hàng triệu USD, chỉ bằng số điện thoại của khổ chủ

    Tấn công có chủ đích APT – ‘Quả bom hẹn giờ’

    an-ninh-mang

    Vụ việc Vietnam Airlines bị tấn công ngày 29/7/2016 là cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ các cuộc tấn công có chủ đích APT tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

    Bkav cho biết, từ năm 2012, hệ thống quan sát của Bkav đã phát hiện mạng lưới phần mềm gián điệp tấn công có chủ đích APT xuất hiện tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp. Kịch bản tấn công APT thường được hacker sử dụng là gửi email đính kèm file văn bản chứa mã độc. Với tâm lý cho rằng file văn bản an toàn, nhiều người sử dụng bị mắc lừa và mở file đính kèm, sau đó máy tính sẽ bị nhiễm mã độc.

    Theo Bkav, có tới hơn 50% người dùng cho biết vẫn giữ thói quen mở ngay các file được đính kèm trong email (không giảm so với năm 2015). Do đó, Bkav khuyến cáo người sử dụng nên mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly Safe Run và cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động.

    Cùng với các thống kê trên, báo cáo tổng kết 2016 của Bkav cũng cho thấy tỷ lệ người sử dụng Facebook tại Việt Nam gặp phiền toái với tin nhắn lừa đảo, nội dung đồi trụy hay liên kết giả mạo có cài mã độc đã giảm xống còn 85% (so với 93% năm 2015). Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo phổ biến qua các liên kết giả mạo sẽ tiếp tục là mối đe dọa thường trực cho người dùng Facebook. Do đó, người sử dụng không nên bấm vào các link lạ và không làm theo hướng dẫn trên các website chưa tin cậy.

    Về việc quản lý của các nhà mạng liên quan đến tin nhắn rác, Bkav cho hay vẫn còn tới 74% người dùng cho biết họ vẫn bị làm phiền bởi tin nhắn rác. Lượng spam từ sim rác đã giảm so với năm 2015, tuy nhiên, spam đến từ các đầu số tổng đài, đầu số dịch vụ lại tăng, khiến cho tổng lượng tin nhắn rác lưu thông trên mạng không giảm nhiều. Trung bình cứ 2 người sử dụng thì vẫn có 1 người nhận được tin nhắn rác mỗi ngày.

    Với thực trạng nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã bị nhiễm mã độc gián điệp nằm vùng, Bkav dự đoán năm 2017 sẽ còn tiếp tục chứng kiến nhiều cuộc tấn công có chủ đích APT với quy mô từ nhỏ tới lớn, mã độc trên di động sẽ tiếp tục tăng với nhiều dòng mã độc khai thác lỗ hổng nhằm chiếm quyền root, kiểm soát toàn bộ điện thoại.

    Cùng với đó, nhiều lỗ hổng nguy hiểm trên nền tảng Linux được phát hiện sẽ đặt các thiết bị chạy trên nền tảng này trước nguy cơ bị tấn công. Sự bùng nổ thiết bị kết nối Internet (IoT) như Router Wifi, Camera IP,… khiến an ninh trên các thiết bị này trở thành vấn đề nóng. IoT có thể sẽ là đích nhắm của hacker trong năm tới.