• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Trẻ em Iraq bị dị tật bẩm sinh do vũ khí uranium nghèo
        • Nga tăng uy lực cho xe tăng T-80 bằng đạn urani nghèo
        • Israel bị cáo buộc sử dụng đạn chứa chất urani nghèo tại Gaza
        • Bắt giam nghi phạm sát hại bé trai 6 tuổi ngay tại trường mầm non
        • Xe tăng mạnh hơn T-90 Nga bắn đạn urani nghèo – Vũ khí
        • Chất phóng xạ trong thuốc lá gây nguy hiểm
        • Siêu xe tăng Armata (Nga) chống chịu được cả đạn pháo uranium nghèo | Quốc phòng
        • Nga hồi sinh “quái thú” T-80 bằng đạn chống tăng Uranium nghèo?
    • Mới đây, Nga vừa công bố thông số kỹ thuật chi tiết của xe tăng T-80BVM được nước này phát triển từ năm 2017. Theo đó, phiên bản nâng cấp này của T-80 đã có khả năng bắn đạn chống tăng thế hệ mới Svinets-1 và Svinets-2. Nguồn ảnh: Sputnik.
    • Svinets-1 và Svinets-2 là loại đạn chống tăng Uranium nghèo được Nga đưa vào biên chế của nước này từ năm 2002. Loại đạn này có đầu đạn dài 740mm, trọng lượng đầu đạn 8,8kg và có khả năng xuyên 830mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 2000 mét. Nguồn ảnh: Military-today.
    • Để có thể sử dụng loại đạn mới này, Xe tăng T-80BVM đã được nâng cấp hệ thống nạp đạn tự động đời mới loại 2A46M-5. Đầu đạn Uranium nghèo có khả năng đạt sơ tốc đầu nòng lên tới 1650 mét/giây – cao gấp đôi so với loại đầu đạn thông thường cùng kích cỡ. Nguồn ảnh: Military-today.
    • Mặc dù được làm từ Uranium nghèo, tuy nhiên loại đạn này lại hoàn toàn không bị cấm bởi bất cứ một công ước quốc tế nào. Thực tế nghiên cứu cho thấy việc sử dụng loại đạn này là khá vô hại vì phát thải phóng xạ từ các loại đạn này là rất ít do quá trình phân tách loại Uranium này đã gần như cạn kiệt phóng xạ (đó là lý do tại sao lại gọi nó là Uranium “nghèo”). Nguồn ảnh: Military-today.
    • Hiện tại Nga đang có trong tay khoảng 4500 xe tăng T-80 mọi phiên bản. Mặc dù xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 sở hữu nhiều loại công nghệ hiện đại, tuy nhiên do giá thành của nó quá đắt nên Nga vẫn sử dụng T-72 và T-90 nhiều hơn. Nguồn ảnh: Defence.
    • Rất có thể trong tương lai, tất cả số lượng xe tăng T-80 của Nga sẽ được nâng cấp lên phiên bản T-80BVM trong tương lai. Hiện tại Nga đang có 500 xe tăng T-80 trong biên chế và hơn 4000 chiếc trong kho dự trữ. Nguồn ảnh: Defence.
    • Cũng có khả năng, một số lượng không nhỏ các xe tăng T-80 sau khi được nâng cấp lên phiên bản T-80BVM sẽ được Nga rao bán ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Tanker.
    • Ngoài Nga, trên thế giới còn khoảng 10 quốc gia khác có sử dụng xe tăng T-80 trong biên chế của mình bao gồm Armenia, Belarus, Trung Quốc, Ai Cập, Kazakhstan, Pakistan, Hàn Quốc, Ukraine và Yemen. Nguồn ảnh: Vanced.
    • T-80 là loại xe tăng chủ lực chiến trường ra đời từ năm 1976. Đây là một phiên bản xe tăng cực kỳ hiện đại khi ra đời, đặc biệt với hệ thống kính ngắm Sosna-U – sau này được giữ nguyên thiết kế và bê lên xe tăng chủ lực T-90. Nguồn ảnh: Sputnik. Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-80 của Nga thể hiện khả năng cơ động tuyệt đỉnh của mình.

    Trẻ em Iraq bị dị tật bẩm sinh do vũ khí uranium nghèo

    Việc quân đội Mỹ sử dụng uranium nghèo ở Iraq được cho là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng số bệnh nhân bị bệnh bạch cầu và dị tật bẩm sinh ở thành phố Najaf.

    Một bác sĩ ở địa phương cho biết, ung thư giờ đây còn phổ biến hơn cả bệnh cúm, điều này khiến cho dân chúng hoang mang lo sợ.

    Thành phố Najaf là một trong những chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc chiến của Mỹ ở Iraq hồi năm 2003.

    Một cuộc điều tra của phóng viên RT cho thấy, các trường hợp bị mắc bệnh ung thư, trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh ở thành phố này và các vùng lân cận đã không còn là chuyện hiếm gặp.

    Tiến sĩ Sundus Nsaif cho biết, đã có “sự gia tăng đáng kể” các trường hợp bị ung thư và dị tật bẩm sinh kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh ở Iraq năm 2003.

    Bà Sundus Nsaif nói: “Sau khi cuộc chiến nổ ra ở Iraq, tỷ lệ mắc bệnh ung thư, bệnh bạch cầu và dị tật bẩm sinh gia tăng đáng kể ở Najaf. Các khu vực bị tấn công trực tiếp chứng kiến sự gia tăng bệnh tật lớn hơn các vùng lân cận”.

    Bà Nsaif khẳng định: “Chúng tôi tin rằng các loại vũ khí bất hợp pháp mà người Mỹ sử dụng chính là thủ phạm gây ra bệnh tật cho người dân. Khi bạn ghé thăm bệnh viện ở địa phương bạn có thể thấy rằng ung thư còn phổ biến hơn cả bệnh cúm”.

    Leila Jabar một người mẹ của ba đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh nói: “Cuộc chiến chưa kết thúc. Người Mỹ đã ra đi, nhưng chúng tôi vẫn đang phải gánh chịu hậu quả”.

    Jabar cho biết, hai đứa con trước của cô đã chết sau khi sinh trong khi đứa con trai Ahmed 8 tháng tuổi hiện đang bị bệnh rối loạn thần kinh và các bác sĩ cho rằng đứa bé khó có thể sống qua được sinh nhật đầu tiên của nó.

    Tiến sĩ Chris Busby, người đã có nhiều năm nghiên cứu ảnh hưởng của uranium nghèo (DU) thì khẳng định lực lượng liên quân do Mỹ cầm đầu là nguồn duy nhất có thể phát tán uranium ở Iraq.

    Ông Busby nói: “Chúng tôi đã đến Fallujah để phân tích mẫu tóc của cha mẹ những em bé bị di tật bẩm sinh và tìm thấy chất độc có thể là genotoxic, loại độc tố gây dị tật bẩm sinh. Uranium cũng được tìm thấy trong cơ thể của các bà mẹ có con bị dị tật”.

    Kể từ năm 2009, các phương tiện truyền thông đã công bố những báo cáo cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở thành phố Fallujah tăng đột biến. Nhiều thông tin cho rằng, đạn dược được Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Phantom Fury” tại khu vực này có thể đã chứa DU.

    Theo một báo cáo được chính phủ Hà Lan tài trợ, có ít nhất 440.000 kg DU đã được sử dụng ở Iraq. Sau khi được sử dụng, DU có thể làm ô nhiễm bầu không khí, đất, bám vào các tòa nhà và xe cộ.

    Báo cáo này cũng cho biết, hậu quả từ việc người dân tiếp xúc với DU là rõ ràng nhưng Mỹ đã từ chối cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng DU để giúp đỡ chính quyền Iraq khắc phục hậu quả. Điều này càng làm gia tăng nghi ngờ đối với tính hợp pháp của việc sử dụng DU trong cuộc chiến ở Iraq.

    Bên cạnh nguy cơ tiềm ẩn của DU về sức khỏe thể chất, sự hiện diện của vũ khí có DU tại Iraq có thể dẫn đến sự sợ hãi và lo lắng, gây ra những tác động tâm lý xã hội khôn lường.

    Một báo cáo khác được chính phủ Na Uy tài trợ cũng khẳng định, DU đã được sử dụng khi tấn công vào các mục tiêu dân sự trong các khu vực dân cư ở Iraq năm 2003. Theo đó, trong một cuộc càn quét ở Najaf, một xe bọc thép đã bắn 305 viên đạn DU.

    Tiến sĩ Busby giải thích: “Uranium có thể gây ra những khiếm khuyết về mặt di truyền và do đó nó cũng gây ra ung thư. DU được biết đến vì khả năng xuyên phá những bức tường và xe tăng, nhưng một trong những ‘tác dụng phụ’ của nó là bay hơi tạo ra bụi trong không khí”.

    Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, quân đội Mỹ và Anh đã sử dụng 1.100- 2.200 tấn đạn xuyên giáp DU trong cuộc tấn công ở Iraq chỉ trong tháng Ba và tháng Tư năm 2003, vượt xa con số 375 tấn được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

    Ở các thành phố như Basra và Fallujah, nơi các lực lượng Mỹ và Anh đã sử dụng các loại vũ khí hạng nặng khi bắt đầu cuộc chiến, người ta ước tính rằng hơn một nửa số trẻ sơ sinh được sinh ra sau khi bắt đầu chiến tranh bị dị tật tim.

    Theo một nghiên cứu, số lượng trẻ em bị dị tật bẩm sinh tại bệnh viện phụ sản Basra trong khoảng thời gian 10/1994 – 10/1995 là 1,37/ 1000 trẻ. Đến năm 2003 con số này là 23/1000 trẻ. Như vậy chỉ chưa đầy một thập kỷ, tỷ lệ các ca dị tật bẩm sinh đã tăng lên gấp 17 lần.

    Cộng đồng quốc tế cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực và lâu dài của loại vũ khí này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Iraq đã dự kiến sẽ công bố báo cáo về vấn đề này trong tương lai gần, nhưng cho đến nay vì nhiều lý do nó vẫn bị trì hoãn.

    Theo WHO, báo cáo của tổ chức này sẽ không đi sâu vào mối liên hệ giữa tỷ lệ dị tật bẩm sinh và việc sử dụng vũ khí DU trong cuộc chiến tại Iraq.

    Trong khi đó người dân ở Najaf và các thành phố khác, nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của vũ khí DU vẫn đang tích cực đấu tranh để được cung cấp các biện pháp hỗ trợ y tế cần thiết cho những đứa trẻ bị ảnh hưởng của hậu quả chiến tranh./.

    Nga tăng uy lực cho xe tăng T-80 bằng đạn urani nghèo


    25/12/2018, 20:18
    (GMT+7)


    Các loại đạn lõi urani nghèo được kỳ vọng sẽ giúp xe tăng T-80 đối phó hiệu quả hơn với các loại thiết giáp hiện đại của đối phương.







    Tăng chủ lực T-80BVM của Nga trình diễn tại thao trường Alabino, Moskva trong triển lãm Army 2018. Ảnh: EDR.


    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BV của Nga sẽ được nâng cấp lên phiên bản T-80BVM với hệ thống ổn định đường ngắm cải tiến cùng cơ cấu nạp đạn mới để sử dụng đạn lõi urani nghèo 3BM60 Svinets-2 cùng đạn lõi volfram cacbua 3BM59 Svinets-1, National Interest ngày 24/12 đưa tin.


    Đây được coi là cải tiến đáng kể nhằm tăng cường uy lực cho T-80, dòng xe tăng được sản xuất từ thập niên 1970 và vẫn đang được trang bị với số lượng lớn trong quân đội Nga và nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới.


    Ở cự ly 2 km, đạn Svinets-1 có thể xuyên thủng lớp giáp tương đương 700-740 mm thép cán đồng nhất, trong khi đạn lõi urani nghèo Svinets-2 đủ sức xuyên được lớp giáp tương đương 800-830 mm thép cán đồng nhất.


    Nga sẽ sản xuất các loại đạn mới trong thời gian tới để thay thế những loại đạn cũ không còn hiệu quả khi đối phó với xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại như M1 Abrams của Mỹ hay Merkava của Israel. Liên Xô từng sản xuất đạn pháo xe tăng 125 mm 3BM-32 Vant có lõi urani nghèo ngắn hơn so với lõi đạn Svinets-2.


    “Hai loại đạn mới có độ xuyên cao hơn nhiều nhờ lõi dài hơn gần gấp đôi lõi của đạn xuyên giáp dưới cỡ tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) Vant”, trang tin tức BTR dẫn lời các chuyên gia quân sự Nga.


    Urani nghèo là sản phẩm thừa của quá trình làm giàu urani, được sử dụng làm hợp kim với 1-2% nguyên tố khác. Lõi đạn làm bằng urani nghèo có thể xuyên phá các loại giáp dày và cứng của xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại. Nga không phải là nước duy nhất sở hữu đạn chống tăng chứa urani nghèo, Mỹ từng sử dụng loại đạn này trong các cuộc chiến tranh tại Iraq, Afghanistan và Syria.


    Dù có khả năng xuyên giáp cao và sức hủy diệt lớn, đạn urani nghèo lại rất độc hại đối với con người và môi trường xung quanh. Loại đạn này có thể làm phát tán bụi phóng xạ vào không khí, khiến con người dễ bị nhiễm độc kim loại nặng hoặc mắc những chứng bệnh chết người do hít hoặc nuốt phải bụi phóng xạ.


    Mỹ từng cam kết không tiếp tục sử dụng đạn urani nghèo do vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky tuyên bố việc sử dụng đạn urani nghèo không vi phạm bất cứ hiệp ước quốc tế nào.


    Quân đội Nga liên tục cải tiến và hiện đại hóa tăng T-80 để tái trang bị cho các đơn vị hoạt động tại vùng cực bắc của nước này. T-80 được trang bị động cơ tua bin khí tương tự máy bay phản lực, có khả năng sẵn sàng hoạt động sau vài phút chuẩn bị trong điều kiện -40°C. Động cơ T-80 có thể sử dụng được nhiều loại nhiên liệu nhưng có mức tiêu thụ rất cao, có thể lên đến một lít xăng mỗi km.



    NGUYỄN TIẾN
    (VnExpress)

    Israel bị cáo buộc sử dụng đạn chứa chất urani nghèo tại Gaza

    Theo IAEA, thay mặt cho giới ngoại giao Arab, Đại sứ Arab Saudi gửi một bức thư kèm theo yêu cầu tới Tổng Giám đốc IAEA El-Baradei. Người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, bà  Melisa cho biết, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đang cho lưu hành bức thư tới các nước thành viên và sẽ tiến hành điều tra vấn đề này bằng tất cả khả năng của mình.

    Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel Panmo khẳng định, cáo buộc đó chỉ là “sự tuyên truyền nghèo nàn” và những cáo buộc tương tự cũng có trong cuộc chiến năm 2006 giữa Israel với phong trào Hezbollah ở Lebanon là không có căn cứ.

    Chất urani nghèo được sử dụng trong các loại vũ khí, vì chất này có thể dễ dàng xuyên thủng xe tăng và xe bọc thép./.

    Bắt giam nghi phạm sát hại bé trai 6 tuổi ngay tại trường mầm non

     Cậu bé đã tử vong vào giờ ngủ trưa tại trường mầm non Skazka ở thành phố NaryanMar, khu tự trị Nenets của Nga khi các cô giáo vừa đi ra ngoài. Nghi phạm Denis Pozdeev (36 tuổi), kẻ nghiện rượu và từng cai nghiện ma túy cùng nhân viên bảo vệ trường này đều bị tạm giam. 

    Bat giam nghi pham sat hai be trai 6 tuoi ngay tai truong mam nonNghi phạm Denis Pozdeev

    Dùng dao đâm vào cổ nạn nhân

    Thảm kịch xảy ra vào trưa 31-10-2019 tại trường mầm non Skazka ở Naryan-Mar. Theo cơ quan điều tra, hôm đó, người đàn ông trong tình trạng say rượu đi vào trường này mà không gặp trở ngại nào. Nhân viên bảo vệ của một công ty an ninh tư nhân đã mở cửa cho anh ta vào.

    Người đàn ông đó đi ngay lên tầng 3 và rẽ vào một phòng ngủ của học sinh, rút con dao giấu trong áo khoác ra đâm vào cổ bé trai 6 tuổi. Lúc này, 2 cô giáo phụ trách lớp đều không có mặt trong căn phòng khi các bé ngủ trưa. Theo lời giải thích của 2 cô giáo này sau đó, họ đã nhìn thấy người đàn ông lạ mặt khi anh ta đi qua cổng bảo vệ và lên tầng 3. Hai cô giáo đã cố gắng ngăn người ấy lại, nhưng bị anh ta đẩy ngã. Các cô lập tức chạy đi gọi nhân viên bảo vệ. Tuy nhiên, khi họ quay trở về phòng ngủ của học sinh, cháu bé đã bị người đàn ông đâm tử vong.

    Nghi phạm giết người – Denis Pozdeev đã bị bắt tại chỗ. Trong cuộc thẩm vấn đầu tiên, Denis khai rằng, hắn đọc được trong một cuốn sách câu thần chú về đời sống vĩnh cửu và giàu có cho người thân cũng như cho chính mình. Tuy nhiên, để câu thần chú này trở thành hiện thực, Denis phải giết 1 đứa bé. Hắn còn nói rằng hắn đã mua cuốn sách ấy ở hiệu sách. 

    Khám xét nơi ở của Denis, cơ quan điều tra đã thu được những tờ giấy ghi các thông tin về trường mầm non, thời gian biểu và danh sách học sinh… Denis đã bị cơ quan điều tra khởi tố theo điểm v, khoản 2, Điều 105, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga (Tội giết trẻ em, mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân). Cơ quan điều tra sẽ đưa nghi phạm đi giám định tâm thần.   

    Trong khi đó, theo một người bạn của Denis, anh ta nghiện rượu nặng, từng phải điều trị tại bệnh viện tâm thần. Tuy nhiên, sau khi xuất viện, Denis không gây rắc rối cho những người xung quanh. Mẹ hắn cũng nói rằng, con trai thường ở một mình, chỉ thỉnh thoảng uống rượu với bạn bè.

    Ban lãnh đạo trường cũng bị khởi tố

    Theo lời kể của bố cháu bé, anh chưa bao giờ nhìn thấy kẻ đã sát hại con trai mình trước đó và không biết gì về hắn kể cả họ, tên. Còn mẹ của bé – một giáo viên có thâm niên công tác 17 năm nói rằng, khoảng 20 phút sau vụ việc đau lòng xảy ra, các cô giáo mới gọi điện cho chị. Họ vừa khóc vừa nói rằng, chị cần phải đến trường mầm non Skazka ngay. Tại phòng ngủ ở trường, bà mẹ này thấy con trai đang nằm bất động trên người đầy máu. Cả gối và chăn cũng dính máu… 

    Theo mẹ của cậu bé đã tử vong, trường Skazka có 3 cổng, 2 cổng đều bị khóa vào ban ngày. Cổng chính có gắn camera an ninh. Chỉ khi nhân viên bảo vệ mở cánh cổng, người ngoài mới có thể vào trong trường. Chính nhân viên bảo vệ sau đó thừa nhận rằng mình đã mở cổng cho Denis vào trường vì tưởng người đó là phụ huynh của học sinh trong trường. Sau đó, người bảo vệ này đã bị bắt, bị khởi tố về tội cung cấp dịch vụ không đáp ứng yêu cầu an toàn tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng, dẫn đến hậu quả chết người (Điều 238 Bộ luật Hình sự). Nhân viên bảo vệ và Denis cùng bị tạm giam 2 tháng theo quyết định của tòa án. 

    Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành khởi tố vụ án đối với ban lãnh đạo trường mầm non Skazka về tội thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến hậu quả chết người theo Điều 293, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga để điều tra.

    VietBao.vn

    Xe tăng mạnh hơn T-90 Nga bắn đạn urani nghèo – Vũ khí



    Lực lượng tăng thiết giáp Nga vừa công bố phiên bản chiến tăng mạnh hơn T-90M và bắn được đạn urani nghèo trong điều kiện -40 độ C.

    Dòng chiến tăng được Nga chọn để trang bị đạn urani nghèo chính là T-80BVM. Để thực hiện kế hoạch ttrang bị cực mạnh, ngay từ năm 2017, Nga đã bắt tay vào nghiên cứu cải tiến T-80BVM.

    Theo những thông tin ban đầu, T-80BVM được trang bị động cơ turbine khí GTD-1250 với 1.250 mã lực cho hiệu suất hoạt động cao hơn, mạnh mẽ hơn nhiều so với loại V-92S2F công suất 1.130 mã lực lắp cho tăng T-72B3 và tăng T-90M.

    Loại động cơ này có thể giúp T-80BVM khởi động ngay lập tức ở nhiệt độ thấp tới –40 độ C và sẵn sàng hoạt động trong khi đó, xe tăng có động cơ diesel thông thường cần khoảng 40 phút để làm ấm trong điều kiện như vậy.

    Nga bắt đầu tái trang bị T-80BVM với nhiều cải tiến mới.

    Để có được tính năng đặc biệt này, T-80BVM đã vượt qua quá trình nâng cấp với nhiều trang thiết bị tối tân mới, trong đó có hệ thống kiểm soát hỏa lực Sosna-U, Relikt – giáp phản ứng nổ chủ động hiện đại nhất (ERA) của Nga…

    Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, với gói trang bị mới, T-80BVM trở nên rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nguồn tin này lại không hề nhắc đến loạt nhược điểm chết người trên dòng tăng này và chúng đã được khắc phục hay chưa.

    Cụ thể, hồi tháng 12/1994, xe tăng chiến đấu chủ lực T-80B và T-80BV cùng hàng nghìn binh sĩ Nga ồ ạt tiến vào thủ phủ Grozny của Chechnya. Thay vì giành chiến thắng dễ dàng, gần 1.000 lính Nga đã tử vong và khoảng 200 xe tăng – thiết giáp bị phá hủy chỉ trong hai ngày.

    Các xe tăng T-80 cũng chịu thất bại nặng nề, cỗ xe tăng số 1 Quân đội Nga bị phá hủy tan tành. Tại sao lại như vậy, khi mà T-80B và T-80BV được trang bị giáp bảo vệ mạnh mẽ, trong đó T-80BV được lắp cả giáp phản ứng nổ Kontakt-1 có thể giảm thiệt hại đến khoảng 86% từ đầu đạn tên lửa 125mm, 58% với đạn HEAT, và 92% với đạn hỏa tiễn chống tăng hạng nhẹ.

    Hóa ra, hệ thống nạp đạn tự động Korzhina của T-80 có lỗi chết người. Thiết bị nạp đạn tự động chứa liều phóng ở vị trí thẳng đứng và chỉ được bảo vệ phần nào bởi các bánh xe. Đạn chống tăng RPG bắn trúng thân T-80 rất dễ gây cháy liều phóng và khiến chiếc xe tăng phát nổ, hư hỏng hoàn toàn.

    Một lỗi lớn thứ hai của T-80, giống các xe tăng đời trước, là góc nâng và hạ pháo hạn chế. Pháo tăng không thể bắn trả các phiến quân tấn công vào nó từ các tầng cao hay từ các tầng hầm.

    Cũng có nguồn tin cho rằng, nhiều xe tăng T-80BV tiến vào Grozny với các hộp giáp phản ứng nổ ERA rỗng tuếch, không có thuốc nổ khiến loại giáp này ‘có mà cũng như không’. Theo một số nguồn tin khác, các binh sĩ Nga đã bán thuốc nổ trong giáp ERA để cải thiện cuộc sống thiếu thốn của họ thời hậu Xô Viết.

    Tuy nhiên, sau cuộc chiến, các chỉ huy và binh sĩ nhất loạt đổ lỗi cho thiết kế xe tăng mà không chịu một phần trách nhiệm. Chính vì vậy, thay vì thay thế T-72, T-80 lại bị thay thế lại và dần mất đi vị trí số 1 rồi cả số 2 vào tay T-90 và T-72 trong Quân đội Nga.




    Theo Tuấn Vũ/Đất Việt

    Chất phóng xạ trong thuốc lá gây nguy hiểm

    trong thuốc lá?

    Từ năm 1965 các nhà khoa học Anh đã phát hiện polonium-210 có trong cây thuốc lá. Các nghiên cứu khác đã xác định được rằng cây thuốc lá đã hấp thu các chất phóng xạ là sản phẩm phân rã của uranium qua rễ và lá. Rễ cây hấp thu chì phóng xạ sau đó phân hủy thành polonium-210, đồng vị bức xạ chính trong khói thuốc lá. 

    Trong lá cây thuốc lá có hàm lượng chất phóng xạ cao hơn rất nhiều so với các loại cây khác, thậm chí còn cao hơn cả lá cây ở vùng nhà máy điện nguyên tử phát nổ ở Chernobyl.

    Do polonium-210 tồn tại khắp nơi trong tự nhiên nên hằng ngày cơ thể chúng ta vẫn hấp thu một lượng rất nhỏ chất này. Mỗi năm trung bình mỗi người hấp thu qua đường ăn uống và hô hấp một lượng polonium-210 khoảng 58 Bq (Becquerel – Bq là đơn vị hoạt độ của một lượng vật liệu phóng xạ trong đó một hạt nhân phân rã mỗi giây).

    Hằng ngày chúng ta cũng tiếp xúc một lượng phóng xạ nhất định từ vũ trụ, từ đất, từ thức ăn nước uống và từ khí hiếm trong không khí như khí radon, cũng là một sản phẩm từ sự phân rã của uranium. 

    Mỗi năm, trung bình mỗi người nhận một lượng phóng xạ trong tự nhiên là khoảng 2,1mSv, những người hút thuốc 20 điếu một ngày thì nhận thêm lượng phóng xạ khoảng 8,8 mSv, và riêng phổi thì sẽ tăng thêm khoảng 106 mSv. (Sievert, ký hiệu: Sv, theo Hệ đo lường quốc tế là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ).

    Polonium-210 là gì?

    Polonium-210 là một đồng vị của polonium tồn tại trong tự nhiên. Nó được hình thành trong chuỗi phân rã phóng xạ của uranium-238. Polonium-210 có chu kỳ bán rã vật lý là 138 ngày và nó phát ra các hạt hay tia alpha trong quá trình phân rã, tạo ra chì. Tia alpha bị ion hóa cao và là tia phóng xạ nguy hiểm nhất cho các tế bào, đặc biệt là khi nó phóng xạ từ bên trong cơ thể, chỉ cần hấp thu khoảng 0,000012g là có thể gây tử vong.

    Polonium-210 chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu chất phóng xạ này được hấp thụ vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, bằng cách hít vào hoặc qua da từ qua vết thương hở.

    Hút thuốc lá: đừng quên pháp luật! Hút thuốc lá: đừng quên pháp luật!

    TTO – Nhiều người vẫn nghĩ hút thuốc là “chuyện của mình”, vô tư nhả khói mà quên rằng pháp luật đã quy định nơi nào mới được hút. Cũng chẳng mấy ai nghĩ chuyện mình đang “đầu độc” bao người vì khói thuốc lá.


    TS Lê Đức Dũng (Phòng thí nghiệm nghiên cứu ung thư và tế bào gốc – Bệnh viện Đại học Wuerzburg, CHLB Đức)

    Siêu xe tăng Armata (Nga) chống chịu được cả đạn pháo uranium nghèo | Quốc phòng

    Các nhà khoa học Nga đã thiết kế một chỉnh sửa mới đối với hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng Armata, giúp cho chiến xa này có khả năng chống chịu được loại đạn xuyên giáp uranium nghèo APDS.

    Siêu xe tăng Armata. Ảnh: Wikipedia.

    Hệ thống phòng thủ chủ động Afganit mà Nga sử dụng để bảo vệ cỗ xe tăng của mình có khả năng bảo vệ xe này trước các loại rocket và lựu đạn chống tăng đến từ mọi hướng.

    Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học của Viện Thiết kế Thiết bị KBP đã nâng hệ thống này lên một tầm cao hoàn toàn mới bằng việc điều chỉnh cho nó có khả năng chặn và phá hủy loại đạn pháo xuyên giáp uranium nghèo APDS, theo tờ báo Nga Izvestia.

    Vỏ quýt dày

    Các loại đạn pháo uranium nghèo do Mỹ hé lộ lần đầu tiên trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất.

    Việc sử dụng uranium – một nguyên tố nặng, trong đạn pháo bắn từ xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ cho phép các quả đạn này xé nát các xe tăng T-55, T-62 và T-72 thời Liên Xô thành từng mảnh. Tuy nhiên chiến tích này có cái giá của nó: Mảnh kim loại phóng xạ gây độc cho cả người sử dụng và môi trường.

    Tuy nhiên, Lầu Năm Góc và các đồng minh NATO tiếp tục sử dụng loại đạn nguy hiểm này và khăng khăng rằng nó hoàn toàn an toàn.

    Móng tay nhọn

    Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga biết về quá trình thử nghiệm phương pháp mới nói: “Các cuộc thử nghiệm đánh chặn APDS đầu tiên đã được thực hiện trong năm nay. Hệ thống mới này (hệ thống phòng thủ chủ động) có thể xử lý cả các mục tiêu khó, bất chấp thực tế trước đây người ta coi việc đánh chặn đạn APDS là điều không tưởng. Hiện ta đang chú ý đặc biệt tới việc xử lý lõi của APDS do quân đội các nước NATO sử dụng. Chúng tôi hiện đang nỗ lực nâng cấp hệ thống và cải thiện các thuật toán vi tính chịu trách nhiệm đánh chặn mục tiêu”.

    Hệ thống phòng thủ chủ động Afganit là cơ chế phòng thủ phức hợp do Viện Thiết kế Thiết bị KBP triển khai.

    Hệ thống này kết hợp radar giàn ăng-ten pha chủ động với thiết bị dò UV để nhận diện và bám sát các viên đạn bay tới, còn các hệ thống súng cối mini sẽ dùng các mảnh đạn văng ra để gạt và phá hủy các mối đe dọa ngay trên không trung.

    Hệ thống Afganit được lắp đặt trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15 hạng nặng./.

    Theo Datviet

    Nga hồi sinh “quái thú” T-80 bằng đạn chống tăng Uranium nghèo?

    Mới đây, Nga vừa công bố thông số kỹ thuật chi tiết của xe tăng T-80BVM được nước này phát triển từ năm 2017. Theo đó, phiên bản nâng cấp này của T-80 đã có khả năng bắn đạn chống tăng thế hệ mới Svinets-1 và Svinets-2. Nguồn ảnh: Sputnik.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.

    Svinets-1 và Svinets-2 là loại đạn chống tăng Uranium nghèo được Nga đưa vào biên chế của nước này từ năm 2002. Loại đạn này có đầu đạn dài 740mm, trọng lượng đầu đạn 8,8kg và có khả năng xuyên 830mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 2000 mét. Nguồn ảnh: Military-today.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.

    Để có thể sử dụng loại đạn mới này, Xe tăng T-80BVM đã được nâng cấp hệ thống nạp đạn tự động đời mới loại 2A46M-5. Đầu đạn Uranium nghèo có khả năng đạt sơ tốc đầu nòng lên tới 1650 mét/giây – cao gấp đôi so với loại đầu đạn thông thường cùng kích cỡ. Nguồn ảnh: Military-today.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.

    Mặc dù được làm từ Uranium nghèo, tuy nhiên loại đạn này lại hoàn toàn không bị cấm bởi bất cứ một công ước quốc tế nào. Thực tế nghiên cứu cho thấy việc sử dụng loại đạn này là khá vô hại vì phát thải phóng xạ từ các loại đạn này là rất ít do quá trình phân tách loại Uranium này đã gần như cạn kiệt phóng xạ (đó là lý do tại sao lại gọi nó là Uranium “nghèo”). Nguồn ảnh: Military-today.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.


     

    Hiện tại Nga đang có trong tay khoảng 4500 xe tăng T-80 mọi phiên bản. Mặc dù xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 sở hữu nhiều loại công nghệ hiện đại, tuy nhiên do giá thành của nó quá đắt nên Nga vẫn sử dụng T-72 và T-90 nhiều hơn. Nguồn ảnh: Defence.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.

    Rất có thể trong tương lai, tất cả số lượng xe tăng T-80 của Nga sẽ được nâng cấp lên phiên bản T-80BVM trong tương lai. Hiện tại Nga đang có 500 xe tăng T-80 trong biên chế và hơn 4000 chiếc trong kho dự trữ. Nguồn ảnh: Defence.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.

    Cũng có khả năng, một số lượng không nhỏ các xe tăng T-80 sau khi được nâng cấp lên phiên bản T-80BVM sẽ được Nga rao bán ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Tanker.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.

    Ngoài Nga, trên thế giới còn khoảng 10 quốc gia khác có sử dụng xe tăng T-80 trong biên chế của mình bao gồm Armenia, Belarus, Trung Quốc, Ai Cập, Kazakhstan, Pakistan, Hàn Quốc, Ukraine và Yemen. Nguồn ảnh: Vanced.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.

    T-80 là loại xe tăng chủ lực chiến trường ra đời từ năm 1976. Đây là một phiên bản xe tăng cực kỳ hiện đại khi ra đời, đặc biệt với hệ thống kính ngắm Sosna-U – sau này được giữ nguyên thiết kế và bê lên xe tăng chủ lực T-90. Nguồn ảnh: Sputnik. Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-80 của Nga thể hiện khả năng cơ động tuyệt đỉnh của mình.





    Microsoft có thể nhận được tiền hoa hồng khi bạn mua hàng thông qua đường dẫn giới thiệu trong bài viết.


    9/9 TRANG TRÌNH BÀY

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...