Chuyện phòng the chấn động của Từ Hy thái hậu
Ngày 13 Tháng 9, 2015 | 06:07 AM
Thâm cung bí sử thế giới:
Từ Hy thái hậu có thói quen nghe kể truyện sex hoặc nghe truyện cười trước khi đi ngủ. Sau này tuổi càng cao, cuối đời bà ta đặc biệt thích nghe những câu chuyện sex dân gian, sau này còn phải xem kịch sex mới có thể ngủ được
Từ Hy thái hậu là nhân vật luôn khiến người ta cảm thấy tò mò và ngỡ ngàng về bà. Những người có liên quan đến bà từ hoàng đế, đại thần thậm chí là thái giám đều có. Nhưng điều khiến người ta tò mò nhất chính là một tiết lộ lịch sử gây sốc trong cuốn hồi ký được viết bằng tiếng Anh của Edmund Backhouse người Anh. Ảnh chân dung Từ Hy Thái hậu.
Từ Hy thái hậu có biệt danh là một trong tam đại nữ của Trung Quốc, kinh nghiệm tình trường và những giai thoại về cuộc đời bà luôn đầy màu sắc. Khi còn trẻ là một thiếu nữ Mãn Châu sở hữu vẻ đẹp thanh tú, lại thêm trí tuệ thông minh hơn người. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Do Từ An hoàng hậu không có con trai nên con trai của Từ Hy đã được kế vị. Đây chính là điều kiện quan trọng để bà có thể buông rèm nhiếp chính. Được hưởng phú quý từ con, Từ Hy thái hậu đã hô mưa gọi gió làm điên đảo cả Tử Cấm Thành. Ảnh chân dung Từ An thái hậu.
Trong lịch sử gần 300 năm của vương triều đại Thanh thì có đến 1/6 thời gian quyền lực chính trị bị Từ Hy thâu tóm. Ngoài nổi tiếng trên chính trường ra, tình trường của Từ Hy cũng khiến hậu thế luôn cảm thấy tò mò và bất ngờ. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Từ Hy mồ côi cha từ rất nhỏ, sống cảnh góa bụa từ khi mới 26 tuổi, về già đau đớn vì mất con. Nhưng không vì thế mà bà ta chịu sống cô đơn an phận mà ngược lại đời sống tình cảm rất phong phú và muôn màu. Có nhiều truyền thuyết cho rằng, người tình của bà ta nhiều vô kể, đủ các tầng lớp từ hoàng đế đến đại thần trong triều, thậm chí là thái giám bà ta cũng không tha. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Ngoài cuộc tình với hoàng đế Hàm Phong ra, trước khi vào cung, Từ Hy từng còn có mối tình sâu đậm với em trai hoàng đế là Cung thân vương, thậm chí có mối nghi ngờ rằng hoàng đế Đồng Trị không phải là con ruột của hoàng đế Hàm Phong. Ngoài ra, còn có mối tình vụng trộm của Từ Hy với đại thần trong triều như Vinh Lộc và thậm chí ngay đến đại thái giám Lý Liên Anh cũng chính là một trong những người tình của bà ta. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Năm Từ Hy 55 tuổi, bà ta có một mối tình đắm đuối với Bá Ngạn Nạp Nhĩ Tô, một tông thất nhà Thanh. Bà ta đã sử dụng “Phòng trung thuật” khiến chàng trai trẻ mê đắm. Mối tình này bị cha của Bá Ngạn Nạp Nhĩ Tô phát hiện và ban cho anh ta một chén rượu độc. Anh ta đã vì tình với Từ Hy mà bình thản uống chén rượu độc. Sau cái chết của người tình, Từ Hy đã truy phong cho anh ta làm Thân vương. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Cuối đời, khi đã đến cái tuổi “thấp thập cổ lai hi”, Từ Hy thái hậu đã có mối tình say đắm với trai trẻ người Anh Edmund Backhouse kém mình hơn 50 tuổi. Trong hồi ký của Edmund Backhouse ghi rằng: “Năm 1899, ông ta đến Trung Quốc khi đó mới 26 tuổi. Ông là người phong độ, đẹp trai, có học thức và đặc biệt thông thạo rất nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Mãn Châu, tiếng Mông Cổ và tiếng Hán. Năm 1902, ông ta vào cung nhà Thanh và sau đó có mối quan hệ tình cảm với Từ Hy thái hậu”. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Nhưng thực ra, người Edmund Backhouse yêu nhất trong đại nội không phải là Từ Hy mà chính mà mối tính đồng tính với đại thái giám Lý Liên Anh. Ông ta cũng không hề có ý định giấu giếm Từ Hy mối quan hệ này. Theo “Trung Quốc thời báo”, Edmund Backhouse đã từng có quan hệ đồng tính hàng nghìn lần với thái giám trong cung nhà Thanh, và chỉ có hơn hai trăm lần là có quan hệ với Từ Hy thái hậu. Khi Từ Hy biết ông ta quan hệ đồng tính với đám thái giám thì “dục vọng” cũng trỗi dậy, bà ta đã chỉ thị Lý Liên Anh sắp xếp “cuộc chơi tình dục tập thể” cho bà ta cùng tham gia. Ảnh chân dung Edmund Backhouse.
Từ Hy cũng yêu cầu vô độ, bà ta còn đòi dùng cả đồ chơi tình dục và thuốc kích thích để tăng cảm giác mạnh khi yêu. Những lúc rảnh rỗi Từ Hy cũng thường ngồi với Edmund Backhouse đàm đạo về nữ hoàng Victoria nước Anh. Cũng có người cho rằng, Từ Hy thực ra cũng không yêu Backhouse mà chỉ dùng anh ta để phục vụ cho những trò vui tình dục, thỏa mãn ham muốn của bản thân mà thôi. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Phó viện trưởng thư viện Cố Cung Bắc Kinh đã từng kể rằng: “Từ Hy có thói quen nghe kể truyện sex hoặc nghe truyện cười trước khi đi ngủ. Sau này tuổi càng cao, cuối đời bà ta đặc biệt thích nghe những câu chuyện sex dân gian, sau này còn phải xem kịch sex mới có thể ngủ được”. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Theo Kiến thức
100 năm sau quả nhiên lời nguyền của Hòa Thân linh nghiệm
|
Theo sử cũ ghi chép, Hòa Thân làm quan 30 năm, đến khi kiểm kê tài sản của ông ai nấy đều phải kinh ngạc. Tổng số tiền ông từng tham ô lên tới 1 tỷ lượng bạc, tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Mãn Thanh. Cuối cùng, khi Càn Long băng hà chưa đầy nửa tháng thì Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh vừa kế vị ban cho cái chết, kết thúc một cuộc đời huyền thoại.
Từ quan liêm thành quan tham
Hòa Thân thuộc dòng họ Nữu Hỗ Lộc, người Chính Hồng Kỳ tại Mãn Châu, sinh ra trong một gia đình hoạn quan có thế lực. Cha ông từng làm phó Đô thống tỉnh Phúc Kiến nhưng mẹ lại sớm qua đời. Gia cảnh Hòa Thân dần suy tàn. Cuộc sống của ông khi nhỏ khá vất vả, thậm chí thường ăn không đủ no, hai anh em phải sống nhờ vào người khác.
Lớn lên Hòa Thân sở hữu một tướng mạo phi phàm, là một chàng trai tuấn tú nức tiếng xa gần. Hơn nữa ông còn tinh thông bốn thứ tiếng là: Mãn Thanh, Hán, Mông Cổ và Tây Tạng. Kể cả Tứ Thư, Ngũ Kinh ông cũng đều thông hiểu. Hòa Thân được thầy giáo vô cùng yêu mến.
Năm 18 tuổi, do tài, mạo song toàn, Hòa Thân được Phùng Anh Liêm, Tổng đốc Trực Lệ yêu mến và gả cháu gái cho. Từ đó ông như cá chép hóa rồng, dần dần bước lên đỉnh cao sự nghiệp. Mặc dù thi cử không đỗ đạt nhưng nhờ có người chống lưng hậu thuẫn, bản thân làm việc lại linh hoạt nên Hòa Thân làm đến chức quan Tam phẩm Thanh Xa Đô Úy với danh nghĩa là tú tài. Đến năm 22 tuổi lại được phong làm thị vệ Tam phẩm.
Vạn lý trường thành thời nhà Thanh |
Năm 23 tuổi, Hòa Thân đã làm tùy tùng trong đội thị vệ của Hoàng đế, phụ trách khiêng kiệu và giơ cờ. Mặc dù chức quan không cao nhưng lại có thể gần gũi tiếp xúc với Hoàng thượng. Hòa Thân đã tận dụng tối đa mọi cơ hội để thể hiện tài năng của mình trước mặt Càn Long. Chỉ sau đó 4 năm, ông trở thành trọng thần của triều đình, được Càn Long vô cùng sủng ái.
Ban đầu, Hòa Thân cũng bụng đầy chí lớn, nhất tâm muốn làm một vị quan tốt phục vụ nhân dân. Ông cũng từng là một vị quan thanh liêm, có thành tích xuất sắc, được bổ nhiệm làm đại thần Tổng quản Phủ Nội vụ. Sau đó, Càn Long ra lệnh cho Hòa Thân đến Vân Nam điều tra vụ án tham ô của Lý Thị Nghiêu.
Hòa Thân hầu như không ăn không ngủ. Sau một thời gian âm thầm điều tra, thăm dò, ông đã tìm được bằng chứng tham ô của Lý Thị Nghiêu và đưa y ra trừng trị trước pháp luật. Đồng thời Hòa Thân cũng khiển trách thậm tệ hành vi tham ô của y, khiến Lý Thị Nghiêu tinh anh lão luyện cũng không có chốn dung thân, thậm chí y còn có ý định tự sát. Do đó Hòa Thân được thăng chức làm Thượng thư Bộ Hộ.
Không khí sinh hoạt thời nhà Thanh |
Biến chất thành đệ nhất quan tham
Khi có được quyền cao chức trọng, Hòa Thân đã sớm quên mất lời thề làm một vị quan thanh liêm ngày xưa. Ông dần dần thoái hóa, bản thân lại trở thành một tham quan. Là sủng thần luôn bên cạnh Càn Long, những đại thần khác muốn thăng tiến đều phải hối lộ, nịnh nọt ông. Bạc vàng, đồ cổ, tranh chữ chất đầy nhà Hòa Thân.
Hơn nữa Hòa Thân còn kết giao vây cánh rất rộng, hình thành nên một thế lực lớn. Có lẽ Càn Long cũng biết tường tận về việc tham ô của Hòa Thân nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà không cho điều tra kỹ. Cuối cùng, Càn Long lại để lại cho con trai mình là Hoàng đế Gia Khánh ra tay trừ diệt Hòa Thân.
Khi Càn Long vừa băng hà, Gia Khánh đã tuyên bố 12 tội trạng của Hòa Thân và hạ chiếu lục soát nhà ông. Số tài sản mà quân lính tìm được khiến người ta không khỏi giật mình.
Trong 24 năm kể từ khi bắt đầu được Càn Long để mắt và sủng ái, Hòa Thân đã tích lũy cho mình một số tài sản kếch xù, bao gồm: 3.000 phòng (phòng trọ, dinh thự), 8.000 mẫu đất (tương đương 32km2), 72 ngân hàng, 75 hiệu cầm đồ. Bên cạnh đó, số tiền mặt của Hòa Thân cũng không khỏi khiến người ta lóa mắt với 60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1 thỏi = 1000 lạng vàng), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa, 9 triệu thỏi bạc nhỏ, 58.000 cân tiền ngoại, 1,5 triệu đồng tiền xu.
Nơi xem kịch của Hòa Thân |
Không chỉ vậy, Hòa Thân còn bỏ túi không ít trân phẩm, báu vật trong thiên hạ. Phủ họ Hòa lúc bấy giờ chứa tới 1.200 miếng ngọc bội, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên tương đương một quả anh đào), 10 viên ngọc trai lớn (mỗi viên có kích cỡ bằng quả mơ), 10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn. Ngoài ra, Hoà Thân còn sở hữu 711 nghiên mài mực cổ, 40 bàn đựng đồ ăn bằng vàng, 11 tảng san hô (mỗi tảng cao 1m), 14.300 xếp vải quý, 20.000 tấm len lông cừu thượng hạng, 460 đồng hồ châu Âu… Chưa dừng lại ở đó, độ xa hoa của phủ họ Hòa không thua kém so với Hoàng cung, người ta đếm được 144 sập vàng, 23 sập khác nạm bằng vàng ròng, 40 sập sơn son mạ vàng, ngay tới chậu rửa mặt cũng được nạm ngọc thạch. Chỉ tính riêng số tỳ thiếp thì phủ họ Hòa đã có tới 600 người, còn gia nhân thì không đếm xuể.
Ôm Lời nguyền chết không thể ôm của chết
Sau khi Hòa Thân chết, toàn bộ tài sản của ông đều bị tịch thu, sung công. Nhờ chuyện này mà quốc khố nhà Thanh trở nên giàu có. Dân gian bởi thế mới có câu: “Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no”. Hoàng đế Gia Khánh vốn định xử Hòa Thân tội lăng trì. Nhưng các quan đại thần và công chúa cầu xin, Hoàng đế mới đổi lại, ban cho Hòa Thân tự tử trong nhà.
Sau khi nghe xong phán quyết của Hoàng đế Gia Khánh, Hòa Thân cầm dải lụa trắng dài hơn 3m, rồi cười một cách lạnh lùng, ghê rợn. Sau đó ông viết một câu thơ nguyền rủa toàn bộ vương triều nhà Thanh. Lời nguyền như sau: Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân/Kim triều tản thủ tạ hồng trần/Tha niên thủy phiếm hàm long nhật/Nhận thủ hương yên thị hậu thân.
Tạm dịch: Năm mươi năm hư hư thực thực/Kiếp này buông tay tạ hồng trần/Năm sau nước dâng con lũ lớn/Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.
Hai câu thơ đầu là hồi ức về những điều đã qua của Hòa Thân, coi cuộc đời 50 năm của mình như mây khói. Hai câu sau ông đã mượn điển cố để phát ra lời nguyền của mình. “Thủy phiếm hàm long” chỉ nước lũ dâng cao. Quả nhiên, năm đầu tiên sau khi Hòa Thân bị ban cho cái chết, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ.
Chân dung Từ Hy Thái hậu |
“Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân” chính là ngụ ý Hòa Thân sẽ đợi lần sau khi nước lũ dâng lên sẽ đầu thai, sông Hoàng Hà vỡ đê một lần nữa tại tỉnh Hà Nam. Đúng tháng 10 vào một năm ấy, một bé gái oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cô bé ấy chính là Từ Hy Thái Hậu sau này.
Có người nói rằng đời trước của Từ Hy Thái Hậu chính là Hòa Thân. Bà chấp chính mấy chục năm, khiến Triều Thanh ngày càng suy tàn và bị các nước phương Tây thi nhau xâu xé. Cuối cùng, Từ Hy Thái Hậu đã khiến vương triều Mãn Thanh gần sụp đổ, đồng thời bị diệt vong vào năm thứ 3 sau khi Từ Hy băng hà. Điều này cũng ứng nghiệm với lời nguyền Hòa Thân lưu lại từ 100 năm về trước.
Tất nhiên đó là một giả thuyết rất ly kỳ. Hòa Thân chết bởi tay Hoàng đế triều Thanh, nguyền rủa triều Thanh. Hơn 100 năm sau Hòa Thân đầu thai thành Từ Hy Thái Hậu, thao túng triều chính, coi các Hoàng đế nhà Thanh như quân cờ, con tốt trong tay, chính là trả lại mối hận năm xưa.
Người ta nói bánh xe lịch sử là có sự luân hồi. Lịch sử cũng có nhân quả và báo ứng của riêng mình, chính là “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Thực hư câu chuyện này ra sao, mời quý độc giả cùng bình luận./.
Ngất xỉu khi thấy mẹ tát vợ, vài ngày sau qua đời-Eva tám
Cho rằng con dâu đã có những lời xúc phạm, không phải phép với mình, Thái hậu đã vung tay tát hoàng hậu ngã khuỵu. Thậm chí có nguồn tài liệu còn cho rằng Từ Hy đã sai cung nữ vả vào miệng A Lỗ Đặc thị, phạt đánh 10 trượng khiến Đồng Trị kinh hãi đến ngất xỉu.
Vị hoàng đế không thoát được lòng bàn tay của mẹ
Đồng Trị Đế tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần, là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị (sau này là Từ Hy Thái hậu). Ông là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1861 đến năm 1875. Đây cũng là vị hoàng đế bị nhận xét là nhu nhược nhất, bạc mệnh nhất.
Được Từ Hy đặt nhiều kỳ vọng, ngay từ nhỏ, Đồng Trị đã được giáo dục một cách rất nghiêm khắc để chuẩn bị cho tương lai sau này. Tuy nhiên trái với kỳ vọng của mẹ, Đồng Trị lại chẳng hề hứng thú với các loại kinh thư kia mà thậm chí còn cảm thấy chán nản, sợ hãi việc học hành. Ông Đồng Hòa, con trai một vị sư phó của Đồng Trị từng chia sẻ: “Hoàng đế không thể đọc nổi một bản tấu chương dù đã 16 tuổi”. Càng thúc ép, Đồng Trị càng khiến người khác trở nên thất vọng.
Năm Đồng Trị chuẩn bị tròn 18 tuổi, Lưỡng cung Thái hậu gồm Thái hậu Từ An – Hoàng hậu thứ 2 của vua Hàm Phong và Thái hậu Từ Hy bắt đầu tuyển chọn phi tần cho hậu cung. Sau nhiều chọn lựa, Thái hậu Từ Hy đã chọn Phú Sát thị, con gái của Viên ngoại lang Phụng Tú.
Thái hậu Từ An lại muốn chọn A Lỗ Đặc thị, con gái của Hàn lâm viện Thị giảng Sùng Khởi cho Đồng Trị. A Lỗ Đặc thị tuy không xinh đẹp nổi bật nhưng con người rất hiền thục, đoan trang và phúc hậu. Cuối cùng, hai vị thái hậu đành để Đồng Trị là người lựa chọn.
Mặc dù Phú Sát thị là người do Từ Hy (mẹ ruột của Đồng Trị) lựa chọn nhưng vốn dĩ từ nhỏ ông đã sợ mẹ nhiều hơn yêu nên cuối cùng vị vua này đã lựa chọn cô gái hiền lành, ít tham vọng A Lỗ Đặc. Mặc cho Từ Hy ra sức phản đối, Đồng Trị vẫn phong A Lỗ Đặc thị làm Chính cung Hoàng hậu, Phú Sát thị làm Chính tam phẩm Huệ phi.
Ảnh minh họa
Sự lựa chọn này như một gáo nước lạnh với Từ Hy. Bà bắt đầu ghét A Lỗ Đặc và cả Đồng Trị cùng Thái hậu Từ An. Thậm chí, bà còn ra lệnh cấm Hoàng hậu A Lỗ Đặc “gần gũi” với Đồng Trị, ép con trai phải thường xuyên gần gũi Huệ phi, sai thái giám theo dõi nhất cử nhất động. Bản thân chỉ độc sủng Hoàng hậu nên vua Đồng Trị luôn xa lánh Huệ phi, không muốn gần gũi nàng vì sợ rằng đây chính là “tai mắt” của Thái hậu.
Không chấp nhận sự can thiệp quá sâu của mẹ vào chuyện hậu cung, vua Đồng Trị quyết định trùng tu Cung điện Mùa hè để dâng lên Lưỡng cung Thái hậu nhằm đẩy Từ Hy ra khỏi Tử Cấm Thành. Tuy nhiên quốc khố khánh kiệt khiến việc thi công gặp nhiều trở ngại, thậm chí vua kêu gọi cả tiền đóng góp của văn võ bá quan.
Vua Đồng Trị tự đứng ra giám sát thi công trong nhiều ngày, cũng là để ra ngoài kinh thành chơi, thoát khỏi bàn tay của mẹ. Được tự do phía bên ngoài, vua Đồng Trị thường xuyên lẻn cùng các hoạn quan ra ngoài kinh thành lui tới chốn thanh lâu, giải khuây bằng kỹ nữ. Sự ham vui không màng triều chính của Đồng Trị càng khiến Từ Hy trở nên giận dữ.
Ngất xỉu khi thấy vợ bị mẹ tát
Từ Hy Thái hậu vốn ác cảm với ông ngoại của A Lỗ Đặc thị, cô gái này lại tuổi Dần, Từ Hy tuổi Mùi (sợ cọp ăn thịt dê) nên Từ Hy càng không ưa con dâu.
Một lần đến thăm Đồng Trị ốm, hoàng hậu A Lỗ Đặc thị than vãn rằng thường bị Thái hậu Từ Hy trách mắng, nổi giận vô cớ, mong hoàng đế tĩnh dưỡng để chóng khỏi bệnh, trở lại nắm triều chính, không để mẹ một tay che cả bầu trời.
Ảnh minh họa
Đúng lúc đó Từ Hy vô tình xuất hiện. Cho rằng con dâu đã có những lời xúc phạm, không phải phép với mình, Thái hậu đã vung tay tát hoàng hậu ngã khuỵu. Thậm chí có nguồn tài liệu còn cho rằng Từ Hy đã sai cung nữ vả vào miệng A Lỗ Đặc thị, phạt đánh 10 trượng khiến Đồng Trị kinh hãi đến ngất xỉu.
Thân là người đứng đầu một nước, nay lại chẳng thể bảo vệ hoàng hậu của mình, để mẹ ra tay với vợ như vậy nên Đồng Trị đang đau ốm càng thêm bệnh nặng. Vài ngày sau đó ông qua đời và được các thái y loan tin là do bị đậu mùa.
Sự cao hứng, những thú vui độc, dị của vị Thái hậu này đã tạo nên nỗi ám ảnh với các cung nữ, thái giám.
Theo Diệu Ly (Khám phá)
Bí ẩn về 3 lần nhập quan của Từ Hy thái hậu
Những bí ẩn quanh lăng mộ Từ Hy Thái Hậu
Ngay từ khi sinh thời, Từ Hy Thái Hậu đã nổi tiếng là người sành ngọc, trang sức của bà trên người cũng phong phú và lắm bí ẩn như cuộc đời của bà. Đức Từ Hy là người rất yêu thích các loại đồ vàng ngọc, trân châu, mã não, ngọc phỉ thuý… cho nên trước khi biết mình khó có thể cãi lại mệnh trời, bà đã lên kế hoạch đem vào quan tài của mình những thứ trang sức qúy giá nhất để nếu có xuống âm phủ thì bà cũng có tiền của… để chi tiêu dần dần. Trong tài liệu lịch sử mà giới sử gia uy tín của Trung Quốc hiện còn lưu giữ được vẫn còn ghi chi tiết “kho báu” đã an táng theo Từ Hy Thái Hậu từ năm 1908.
Trong bộ sách “Ái Nguyệt Hiên” do thái giám Lý Liên Anh tự chuẩn bị và ghi chép đầy đủ về đám tang của Từ Hy đã thể hiện đủ các chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các món đồ tùy táng đắt giá trong lăng mộ của Từ Hy.
Theo đó, phía dưới quan tài đặt ngọc thể của Từ Hy có lót bằng một loại gấm qúy hiếm được dệt bằng các sợi tơ vàng, tấm gấm sợi vàng này dầy đến 7 tấc, hai mặt tấm gấm có đính đến 2.604 hạt trân châu, 85 viên đá qúy các loại và 203 miếng bạch ngọc. Phủ trên bề mặt di hài của Từ Hy là một tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni, tấm chăn tinh xảo này cũng được dệt bằng các sợi tơ vàng nguyên chất, trên mặt khắc 25.000 chữ kinh Phật, hai mặt tấm chăn thêu này cũng được đính khoảng 820 viên trân châu sáng lấp lánh cực qúy hiếm.
Chưa hết, trong miệng của Từ Hy được cho ngậm một viên dạ minh châu, tương truyền đấy là một loại ngọc qúy giá vô ngần, tương truyền thứ minh châu này có thể phát ra ánh hào quang rực rỡ trong đêm tối, ánh sáng của nó có thể phát xa đến 100 bước chân, và điều huyền diệu là nếu ai ngậm dạ minh châu thì có thể khiến thi thể trở nên bất hoại, dung nhan tươi mãi với thời gian, không biết huyền thoại có đúng không, chỉ biết là khi những tên đào mộ xâm nhập vào lăng tẩm Từ Hy, thứ qúy nhất mà chúng nôn nao tìm kiếm không phải là kho vàng, núi bạc bên trong mà cái chính là hì hục cậy nắp quan tài Từ Hy để cố gắng đoạt lấy viên quốc bảo này.
Tương truyền khi nắp quan tài bật mở, những tên trộm mộ hết sức kinh hãi khi nhìn thấy dung nhan xinh đẹp như người đang sống của Từ Hy Thái Hậu, có vẻ như bà đang say ngủ, chứ không phải là đã chết. Nhưng lạ thay khi cạy viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy ra, thì qua vài giờ đồng hồ, da thịt xác chết trở nên biến dạng, để qua vài ngày thì khô quắt như xác chết lâu ngày.
Trở lại các món đồ tùy táng, trên cổ Từ Hy có đeo 3 xâu chuỗi, trong đó có 2 xâu chuỗi bằng trân châu và 1 xâu chuỗi làm bằng hồng bảo thạch. Thân mình Từ Hy mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng, một tay cầm một nhánh hoa sen được tạo tác từ một phiến ngọc nguyên khối. Ngoài ra hai bên di hài còn có chèn thêm cơ man nào là các pho tượng Phật bằng ngọc hoặc vàng, vô số các loại san hô và đá quý.
Và để cho “kho báu” này có thể an toàn vĩnh cửu trong lăng mộ của mình mà không bị bọn trộm mộ ngó tới, trong lúc sinh thời, Từ Hy Thái Hậu đã đôn đốc quan phụ trách xây dựng lăng mộ cho mình phải chuẩn bị đủ khí tài và vật lực để xây dựng nên một khu lăng mộ cực kỳ quy mô mang tên “Kim – Mộc – Thạch tam tuyệt”, có nghĩa là lăng mộ được dựng từ 3 loại vật liệu là kim loại, gỗ và đá, mà vật liệu được tuyển lựa hết sức công phu.
Theo đánh giá của giới sử gia và các chuyên gia mộ học ở thời điểm đó thì khu lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu có thể được xem là “bất khả xâm phạm”. Theo ghi chép của “Thanh Sử” (Các sự kiện lịch sử xảy ra trong triều đại Thanh) thì chỉ riêng số vàng lá dùng để đắp 3 đại diện trong lăng mộ của Từ Hy đã lên đến 4.592 lượng vàng! Các nghệ nhân lành nghề đã đúc thành công tổng cộng 2.400 con rồng bằng vàng và 64 hàng cột được chạm trổ hình rồng và dơi, tất cả các hàng cột đều được sơn son thếp vàng vô cùng lộng lẫy.
Bí ẩn 3 lần nhập quan của Từ Hy Thái Hậu
Với vô số châu báu và trang sức được chôn theo bên mình, thực sự lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu chỉ được yên ổn trong vòng 20 năm đầu tiên và mọi sự chỉ thực sự trở nên rối ren từ những ngày tháng sau này. Vào một ngày trong tháng 10 năm 1928, Tôn Điện Anh khi đó là quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của chính quyền Quốc Dân Đảng, đã dùng pháo binh mở đường nhằm tiến hành khai quật lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu. Dưới sức công phá mạnh mẽ của đạn pháo, lăng mộ từng một thời được xem là “bất khả xâm phạm” thì cửa vào đã bị quật te tua, những kẻ phá hoại đã vào thẳng trong toà lăng mộ, một cuộc hôi của “không tiền khoáng hậu” bắt đầu.
Quan tài của Từ Hy bị phá hủy, bản thân Tôn Điện Anh đã bí mật đánh cắp viên dạ minh châu trong miệng của xác chết, xác của vị Thái Hậu bị quẳng ra bên ngoài. Rất nhiều người từng có người thân đã bị Từ Hy khi còn sống cho giết chết thì nay bỗng bừng bừng đòi đập xác của bà thành tro bụi. Nhưng Tôn Điện Anh đã kịp thời ngăn lại. Bọn phá hoại đã lấy sạch sành sanh những gì được xem là quý giá nhất trong khu lăng mộ.
Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, trong đợt báng bổ lăng mộ Từ Hy khi đó, những kẻ phá hoại đã hạ nhục xác chết của Từ Hy một cách không thương tiếc, thay vì đập tan cái xác này, họ đã lột và đánh cướp sạch tất cả y phục bằng vàng của bà, chỉ để lại trên người Từ Hy…đúng một chiếc quần lót!
Một cuộc hôi của diễn ra tấp nập, cấp chỉ huy thì lấy đồ bảo ngọc, cấp binh sĩ thì lấy đồ vàng bạc, mạnh ai lấy gì thì lấy, chẳng hề có trật tự gì cả, ai cũng cố gắng ních cho thật chặt số của cải “trời cho” về mình. Tôn Điện Anh hạ lệnh lột sạch long bào của Từ Hy và dùng tay lấy sạch tất cả trân châu, bảo ngọc trên đó”. Tin tức về Tôn Điện Anh ăn trộm bảo vật ở Đông Lăng mà đích đến là lăng Từ Hy đã nhanh chóng lan nhanh ra toàn cõi Trung Quốc.
Vào năm 1983, chính phủ Trung Quốc thành lập một tổ công tác gồm 13 người, nhiệm vụ chính của họ là tu bổ lại di hài cũng như khu lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu.
Lần mở quan tài này cũng giống như lần đầu tiên, sử gia Trung Quốc Ninh Ngọc Phúc, người đứng đầu tổ công tác, cho biết: “Lịch sử đã một lần nữa lặp lại, một sức mạnh vô hình, huyền bí nào đó đã xảy ra. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy một thứ ánh sáng chói loà phát ra từ quan tài, hết thảy các nhà khoa học hiện diện tại đó đều tròn xoe mắt ngỡ ngàng. Thật kỳ lạ là di thể của Từ Hy Thái Hậu dù bị xâm phạm nặng nề nhưng vẫn còn nguyên vẹn, dù nước da không còn tươi nữa”.
Cũng theo ông Ninh Ngọc Phúc, sau khi các nhà khoa học tận mắt nhìn thấy hiện trạng, tổ công tác đã nhanh chóng cấp báo lên cho Bộ văn hoá và lịch sử Trung Quốc biết tình hình. Ngay tức khắc, bộ này đã ra thông báo: “Đậy nắp quan tài của Từ Hy và giữ nguyên hiện trạng”.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác Từ Hy Thái Hậu một cách trọn vẹn nhất, tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác của ông Ninh Ngọc Phúc lại tiến hành mở nắp quan tài của vị Thái hậu. Trong đợt kiểm tra lần này, không còn nhìn thấy thứ ánh sáng chói loà kỳ diệu như 2 lần trước đó nữa, mặc dù vậy, tổ công tác sau một hồi lần mò đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có giấu một chiếc túi nhỏ, bên trong chiếc túi này, người ta tìm thấy 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà.
Những vật phẩm nhỏ bé này chính là thứ mà trong đợt xâm hại lăng mộ Từ Hy vào năm 1928, Tôn Điện Anh và những kẻ hôi của đã không màng tới, do đó chúng còn lại hầu như nguyên vẹn. Sau khi phun chất sát trùng để tẩy uế, các nhà khoa học Trung Quốc đã tu bổ lại di thể của Từ Hy Thái Hậu bằng những vật dụng chuyên môn nhằm giữ cho xác ướp vốn đã nguyên vẹn của bà. Được biết, mặc dù trên cơ thể của Từ Hy đã bắt đầu xuất hiện nhiều vết nứt, tuy nhiên da của bà vẫn dính chặt vào xương, vì vậy tổ công tác đã không cần phải đụng chạm đến dây đặc dụng để “buộc” cơ thể.
Cuối cùng, mọi công tác “trang điểm” đã hoàn thành chỉ sau 1 ngày. Di thể cuối cùng của Từ Hy Thái Hậu được đưa liệm trở lại vào quan tài có chiều cao 1m60, tất cả các trang sức quý như áo choàng vàng, trân châu… lấy lại từ vụ xâm hại lăng mộ vào năm 1928 vẫn để y nguyên trong khu lăng tẩm, nơi an giấc ngàn thu của vị Thái hậu quyền lực tột đỉnh trong lịch sử Trung Hoa.
Văn Chương – CAND
Chủ đề:
Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày
Chuột rừng “quý tộc” chỉ ăn sâm
Để vào được vùng sâm Ngọc Linh bà con Xê Đăng bí mật trồng trong rừng không phải dễ, và không phải ai muốn vào cũng được. Đó là bởi giao thông cách trở và muôn vàn hiểm nguy rập rình từ các loại chông giăng mắc khắp nơi, đề phòng kẻ gian, chỉ cần sơ sẩy là tính mạng khó bảo toàn nếu không có người bản địa dẫn đường.
Nhiều già làng ở vùng núi Trà Linh cho biết, cách đây hơn 50 năm, khi sâm Ngọc Linh còn là cây thuốc dấu của bà con Xê Đăng mọc dày đặc trong rừng, lũ chuột ban đêm đã mò đi tìm kiếm và ăn 1 loại hạt gọi là hạt lửa.
“Loại hạt mà bọn chuột rừng thích ăn có màu đỏ chót nên bà con gọi là hạt lửa. Hết mùa hạt lửa, lũ chuột rừng lại lùng tìm ăn cả củ cây hạt lửa và không thèm ăn loại cây nào khác”, già làng Hồ Văn Lôi kể.
Theo già làng Hồ Văn Lôi, loài chuột núi Ngọc Linh hồi đó sinh sôi nảy nở nhiều vô kể nên trai tráng trong làng, cứ rảnh việc nương rẫy là lên rừng bẫy chuột về làm thức ăn. Chuột núi Ngọc Linh con nào cũng to và thịt thơm ngon.
Loại hạt lửa mà lũ chuột rừng khoái khẩu chính là hạt sâm Ngọc Linh. Sau khi cây sâm Ngọc Linh tự nhiên trong rừng bị tận diệt, nhiều người Xê Đăng đã bí mật trồng loại sâm này trong rừng sâu, vì vậy lũ chuột rừng “quí tộc” vẫn còn nguồn thức ăn.
Anh Hồ Văn Tâm, một thợ săn chuột “quý tộc” ở Trà Linh, nói: “Bà con trên này, mỗi gia đình khi vào rừng sâm đều tìm cách bẫy chuột để bảo vệ sâm và làm thức ăn hàng ngày. Thịt chuột ở núi Ngọc Linh là loại thịt ngon nhất trong các loại thịt thú rừng. Mỗi khi bắt được chuột bà con đều để lại ăn chứ không bán”.
Đại gia sâm méo mặt
Ngay đầu con dốc dựng đứng dẫn vào làng trồng sâm nóc Tắc Ngo, xã Trà Linh, anh Hồ Văn Toán, nhân viên trại sâm giống, vẫn chưa hết buồn ngủ sau một đêm thức trắng để săn đuổi chuột phá hoại vườn sâm giống. Anh lắc đầu bảo: “Cái lũ chuột rừng này rất lạ, chỉ ăn duy nhất sâm Ngọc Linh. Bọn chúng ăn từ hạt, thân đến cả củ, ngoài ra không thèm ăn bất kỳ loại nào khác. Vì vậy, việc bảo vệ vườn sâm khỏi chuột rừng là vô cùng khó khăn”, anh Toán kể.
Ông Hồ Văn Du, một đại gia, người có hàng chục nghìn gốc sâm nhiều năm tuổi, cho hay, chỉ cần lơ là không lo bảo vệ là mất tiền tỷ như chơi. Nạn trộm sâm không đáng lo bằng lũ chuột núi ăn sâm.
“Có những vườn sâm chuột xơi gần hết. Một cây sâm trồng nhiều năm mới được, nhưng chuột cắn phá gây thiệt hại cả chục triệu đồng/củ. Đặc biệt, hoa và hạt sâm dùng để nhân giống nếu bị chuột ăn thì không còn hạt để ươm cây giống”, ông Du kể.
Để bắt loài chuột núi tinh khôn này, bà con Xê Đăng làm những cái bẫy rất đơn giản ở hốc đá, gốc cây chuột hay lưu trú. Chuột đi qua vướng vào bẫy hòn đá rơi xuống đè lên con chuột.
“Ban đầu đặt bẫy chuột còn dính, nhưng dần dần chuột biết né tránh, hiệu quả không cao, cần phải có những loại thuốc vi sinh để diệt chuột bảo vệ sâm. Nếu dùng thuốc để bẫy chuột thì bà con lại mất đi nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng”, ông Du cho biết.
Theo ông Du, trên đỉnh núi cây cổ thụ nhiều vô kể, thảm thực vật dày đặc tạo điều kiện chuột trú ngụ và sinh trưởng. Hàng năm, diện tích sâm của ông bị chuột cắn phá rất nhiều. Để bảo vệ sâm, hàng ngày ông đặt cả trăm cái bẫy.
“Những con chuột ăn sâm mập ú, bộ lông vàng óng, có con nặng gần 1 kg” – ông Du kể.
Không chỉ các đại gia trồng sâm méo mặt vì lũ chuột “quí tộc”, mà nhiều thầy cô giáo lên dạy học tại Trà Linh trồng sâm trong rừng rồi gửi nhờ bà con chăm sóc cũng rơi nước mắt vì vườn sâm đến năm thứ 7 chờ thu hoạch, chỉ một đêm lũ chuột núi ăn sạch từ củ đến thân.
Thầy giáo Nguyễn N. kể: Cách đây hơn 15 năm, anh đầu tư trồng một vườn sâm trong núi, đến khi thu hoạch chẳng còn được bao nhiêu vì lũ chuột ăn sạch. Cũng may, lượng sâm thu đem bán tính ra đủ chi phí ban đầu.
Hiện nhiều chủ vườn sâm hàng trăm tỷ đồng tại Ngọc Linh đang đề xuất phương pháp tiêu diệt chuột bằng các loại thuốc sinh học để bảo vệ vườn sâm quý hiếm. “Sâm Ngọc Linh có giá trị lớn, đắt như vàng . Nhưng thịt chuột với bà con là món ăn dân dã hàng ngày không thể thiếu. Vì vậy, để bảo vệ sâm bà con chỉ nên đặt bẫy để bắt” – già làng Hồ Văn Lôi nói.
Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm. Trong quyển Món lạ miền Nam, tác giả Vũ Bằng viết: “Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới nầy vẫn chưa dùng được.
Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “Thập Toàn Ðại Bổ”, người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới nầy ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng dầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.
Theo: Vũ Trung
Vietnamnet
Tiết lộ rùng rợn về lý do qua đời của Từ Hi Thái hậu
Từng bị nghi là người chủ mưu đầu độc Hoàng đế Quang Tự, song Từ Hi Thái hậu lại phải chịu một cái chết chẳng kém phần bi thảm. Liệu đây có phải là sự báo ứng?
Trong số ít những người phụ nữ cầm quyền của lịch sử Trung Hoa phong kiến, Từ Hi Thái hậu của vương triều Mãn Thanh và Võ Tắc Thiên của vương triều Võ Chu được đánh giá là hai nhân vật nổi tiếng hơn cả.
Mặc dù không thể quang minh chính đại lên ngôi như Võ Tắc Thiên năm nào, thế nhưng Từ Hi vẫn ngồi vững trên đỉnh cao quyền lực khi trở thành người nắm quyền hành cao nhất của vương triều Đại Thanh trong suốt gần nửa thế kỷ.
Giờ đây mỗi khi nhắc tới Tây Thái hậu, người đời vẫn truyền tai nhau nhiều giai thoại liên quan tới cái chết đột ngột và có nhiều ẩn tình của bà.
Điều đáng lưu tâm nằm ở chỗ, theo tiết lộ của một nhân vật thân tín bên cạnh Từ Hi, nguyên nhân thực sự khiến bà qua đời lại khác xa so với những gì mà hậu thế từng nghe nói.
Cái chết đáng ngờ của Từ Hi Thái hậu và vua Quang Tự
Là một trong số ít những người phụ nữ được cầm quyền trong lịch sử Trung Hoa, thế nhưng Từ Hi lại bị nhiều người coi như một bạo chúa và phải chịu trách nhiệm cho sự suy tàn của nhà Thanh.
Từ Hi Thái hậu (1835 – 1908) là phi tần của Hàm Phong đế, mẹ thân sinh của vua Đồng Trị, đồng thời cũng là người nhiếp chính trong giai đoạn Hoàng đế Đồng Trị và Quang Tự còn tại vị.
Bà là người nắm đại quyền của nhà Thanh trong vòng 47 năm tính cho tới lúc qua đời, và cũng là nhân vật nhận nhiều chỉ trích khi đã khiến Thanh triều trượt dài trên con đường suy vong.
Vào tháng 10 năm Quang Tự thứ 34 (năm 1908), Từ Hi Thái hậu và Hoàng đế Quang Tự đột ngột phát bệnh cùng một lúc.
Theo ghi chép của “Thanh cung y án”, sau lần lâm bạo bệnh trước đó vào năm Quang Tự thứ 6, Từ Hi đã rất chú ý vào việc điều dưỡng cơ thể. Thế nhưng kể từ đó cho tới hơn 30 năm sau, vị Lão Phật gia này ngày càng trở nên ốm yếu, thường xuyên mắc nhiều bệnh nhỏ nhặt.
Đỉnh điểm là vào tháng 10 năm 1908, theo Y án liệt kê, Từ Hi có nhiều triệu chứng nghiêm trọng như mệt mỏi, ho khan, thân thể hư hàn, ngực thường đau nhói.
Dựa vào nhận định của các chuyên gia y khoa ngày nay, đây thực chất là dấu hiệu của chứng viêm phổi. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng, rất có thể căn bệnh về hô hấp này chính là nguyên nhân dẫn tới cái chết đột ngột của bà vào năm đó.
Nhiều ý kiến cho rằng, Từ Hi chính là người đã đầu độc để hại chết vua Quang Tự (hình bên phải) nhằm an bài cho những nước cờ chính trị của mình sau này.
Một điểm đáng lưu tâm là vào thời điểm Từ Hi phát bệnh, Quang Tự cũng lâm bạo bệnh và qua đời một cách bí ẩn. Trước đó không lâu, vị Hoàng đế này từng viết trong cuốn nhật ký của mình những lời dưới đây:
“Ta bệnh thực sự rất nặng, nhưng lòng ta cảm thấy Lão Phật gia nhất định sẽ mất trước ta. Nếu như vậy, ta muốn hạ lệnh giết Viên Thế Khải và Lý Liên Anh”.
Không ngờ cuốn nhật ký này bị thái giám Lý Liên Anh phát hiện và đến tay Từ Hi. Tương truyền rằng sau khi xem xong, Tây Thái hậu phẫn nộ mà nói:
“Đừng hòng mà ta chết trước!”
Không lâu sau đó, vào lúc Từ Hi đang tất bật an bài thế cục trong triều thì Hoàng đế Quang Tự băng hà đột ngột vào ngày 21 tháng 10 âm lịch khi mới 37 tuổi.
Ngay ngày tiếp theo tức 22 tháng 10 năm ấy, Từ Hi Thái hậu cũng qua đời ở Nghi Loan điện sau khi đã chỉ định Phổ Nghi làm người nối ngôi.
Những cột mốc thời gian trên đây đã cho thấy, Tây Thái hậu qua đời chỉ chậm hơn đúng một ngày sau cái chết đột ngột của Hoàng đế Quang Tự. Chính điều này đã dấy lên nhiều nghi án về việc Từ Hi là người đứng sau sự việc Hoàng đế bất ngờ băng hà.
Kết quả giám định di cốt của nhà vua vào năm 2008 cũng khẳng định Quang Tự chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Thế nhưng người đứng sau là ai thì chưa một người nào dám chắc chắn.
Tuy nhiên Thanh triều vào thời điểm bấy giờ không chỉ có một mình Quang Tự đế qua đời vì bị đầu độc. Bởi theo tiết lộ của cung nữ thân tín bên cạnh Từ Hi, thì vị Thái hậu khét tiếng này cũng qua đời một cách ly kỳ không kém.
Không phải do bạo bệnh, đâu mới là nguyên nhân thực sự khiến Từ Hi qua đời?
Đúng một ngày sau khi trở thành Thái Hoàng Thái hậu, Từ Hi đã qua đời ở tuổi 72 sau khi truyền ngôi lại cho Hoàng đế Phổ Nghi. (Tranh minh họa)
Nguyên nhân thực sự khiến Từ Hi qua đời từng là chủ đề gây tranh cãi của nhiều người nghiên cứu lịch sử. Đa số các ý kiến đều cho rằng bà mất vì bệnh tật, thế nhưng số ít lại khẳng định cái chết của Tây Thái hậu còn có ẩn tình khác.
Khi còn tại thế, Từ Hi dù nắm đại quyền nhưng lại không có quá nhiều tâm phúc. Lý Liên Anh và người chị họ Lý thị của ông cũng là một trong số ít cận thần từng được Lão Phật gia tin tưởng.
Nếu như Lý Liên Anh được lòng Từ Hi nhờ tài chải đầu thượng thừa và khả năng ứng biến hợp ý chủ tử, thì người chị họ Lý thị của ông lại được bà yêu mến nhờ giỏi xoa bóp.
Sau khi Từ Hi qua đời, cung nữ Lý thị âm thầm trở về quê cũ để sống nửa đời còn lại trong lặng lẽ. Thế nhưng trước lúc lâm chung, người thị nữ này đã tiết lộ một bí mật kinh thiên động địa liên quan tới cái chết của Tây Thái hậu.
Tiết lộ của thị nữ thân tín bên cạnh Từ Hi vào những ngày cuối đời của bà khác xa so với các ghi chép trong chính sử. (Ảnh minh họa).
Theo lời khẳng định từ cung nữ họ Lý ấy, thể trạng Từ Hi trước lúc mất thực chất khác xa so với những gì mà Y án trong cung ghi lại.
Cụ thể là vào những ngày cuối đời, Từ Hi đã không khỏi khổ sở vì chứng tiêu chảy diễn ra liên tục. Điều kỳ lạ là các thái y cao tay trong hoàng cung khi đó đều bó tay trước chứng bệnh tưởng chừng như dễ trị của bà.
Sau đó, Từ Hi đã từng nghĩ tới việc thử dùng thuốc phiện để trị bệnh. Thế nhưng thể trạng của bà vẫn không hề có chuyển biến tốt.
Lý thị cho rằng, nếu chỉ là chứng tiêu chảy thông thường, các ngự y hoàng cung từ sớm đã có thể chữa khỏi cho Thái hậu. Tuy nhiên thực chất họ đã tra cứu và biết rằng đây là biểu hiện của tình trạng trúng độc, thế nhưng vì không có đối sách chữa trị nên liền lựa chọn cách âm thầm giấu giếm.
Cũng theo lời khẳng định của người tâm phúc này, thì việc bị đầu độc mới thực sự là nguyên nhân khiến Từ Hi đột ngột qua đời ngay trong năm ấy ở tuổi 72, còn vua Quang Tự thì mất trước đó đúng 1 ngày cũng vì trúng độc.
Nếu cái chết của Quang Tự không có liên quan tới Từ Hi, vậy thì liệu rằng ai mới là người đứng sau hạ độc cả hai nhân vật đứng đầu cao nhất của Đại Thanh lúc bấy giờ?
Phải chăng đúng như những lời truyền miệng của hậu thế, cái chết đầy ẩn khuất của Từ Hi vốn dĩ chính là báo ứng cho những việc trái với luân thường đạo lý mà bà từng làm lúc sinh thời?
Có lẽ, đáp án chính xác của câu hỏi ấy cho tới ngày nay vẫn là một bí ẩn lịch sử đang chờ hậu thế tìm lời giải mã…
Theo Trí Thức Trẻ
Trái đắng của phi tần dám chống lại Từ Hi Thái Hậu
Một trong những vị phi tần có tư tưởng phóng khoáng nhất lịch sử Trung Quốc
Trân Phi xuất thân từ gia tộc Tha Tháp Lạp Thị, một dòng họ không mấy hiển hách nếu không muốn nói là tương đối thấp kém thời nhà Thanh.
Là con của vợ lẽ, từ nhỏ đã sinh sống ở Quảng Châu – nơi có người nước ngoài xuất hiện nên bà được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.
Ảnh minh họa. |
Chính vì vậy mà Trân Phi có tư tưởng rất phóng khoáng, tính cách hoạt bát lanh lợi, luôn tò mò và hứng thú tìm hiểu những điều mới lạ của phương Tây.
Bà còn có sở thích chụp ảnh và giả trai, đây quả là một trong những vị phi tần thú vị nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Hơn nữa, ở thời bấy giờ khi phụ nữ được quy định không chỉ chăm lo thêu thùa may vá thì Trân phi lại rất hứng thú với chuyện chính sự. Với sự hiểu biết và tư duy linh hoạt, Trân phi khiến Hoàng đế cảm thấy thoải mái khi ở bên nàng trong mọi lúc kể cả luận bàn chính sự. Ở Trân phi toát lên vẻ đẹp năng động, tươi trẻ, khí chất phóng khoáng làm Quang Tự luôn có cảm giác mới mẻ, say mê.
Chống đối lại mẹ chồng và lời trăng trối ám ảnh của cô con dâu bạc mệnh
Sau khi bị mẹ chồng buộc tội vi phạm quy định dòng dõi Hoàng tộc, Trân phi đã lên tiếng phản bác: “Tổ tông gia pháp vốn cũng đã tự có chỗ không tốt, thiếp nào có gan dám? Có chăng cũng chỉ là làm theo những gì Thái hậu dạy bảo”. Trân phi nói thế chẳng khác nào phỉ báng Thái hậu. Đúng là một hành động táo bạo xưa nay hiếm.
Bản thân Trân phi luôn không phục Từ Hy Thái hậu bởi bà cấm đoán con dâu can thiệp chính sự, phạt nàng vì tội “khất khỉnh” do quy định triều đình đối với đàn bà xưa nay thế. Nhưng chính Thái hậu lại luôn thao túng Quang Tự trong việc trị quốc. Thế nên sau sự việc đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lại càng căng thẳng.
Năm 1900, khi liên quân Tây Dương bắt đầu càn quét Bắc Kinh, biết không thể chống cự nên Từ Hy lập kế hoạch bỏ trốn. Tương truyền, giữa tình hình loạn lạc, Từ Hy mượn cớ này để nhổ đi cái gai trong mắt là Trân phi.
Bà cho gọi con dâu đến miệng giếng trong Tử Cấm Thành ép nàng phải tuẫn tiết theo vua. Biết “nước xa chẳng thể cứu được lửa gần” nên Trân phi đành chấp nhận số phận. Nhưng trước khi chết nàng đã để lại 3 câu khiến Từ Hy hổ thẹn.
“Hoàng thượng sẽ không để ta chết. Người thích trốn thì cứ việc trốn. Nhưng ‘Hoàng thượng’ thì không nên chạy trốn”, Trân phi trăng trối trước khi chấp nhận cái chết. Nghe qua có vẻ khó hiểu nhưng cách Trân phi ám chỉ Từ Hy là Hoàng thượng như nói lên tất cả.
Nàng muốn nhắc nhở người mẹ chồng hèn nhát của mình chỉ tham sống sợ chết. Việc Từ Hy trước nay luôn can thiệp vào triều chính quyền lực còn cao hơn cả Quang Tự đã quá rõ ràng. Câu “Hoàng thượng thì không nên chạy trốn” chắc hẳn khiến Từ Hy có chút giật mình.
Giữa lúc hoạn nạn, khi vua chưa chết mà Thái hậu đã nghĩ đến việc chạy trốn quả là điều không đúng với lẽ thường. Bởi Quang Tự đâu phải con ruột của Từ Hy. Trân phi nói quả không sai. Lẽ ra, từ trước đến nay Thái hậu tự coi mình là Hoàng đế thì đến lúc đất nước lâm nguy thế này bà cũng nên đứng ra đối diện chứ không phải lẩn tránh thế kia.
Mặc dù kế hoạch trừ khử con dâu đã thành công nhưng chắc hẳn lời Trân phi nói không khỏi khiến Từ Hy hổ thẹn sợ hãi.
Thú hoang dâm của Từ Hy Thái Hậu khiến hậu thế khiếp sợ
Đến khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì Từ Hy lại khá chung tình với Vinh Lộc, người tình đầu tiên của bà. Theo dã sử thì chính Vinh Lộc đã cứu Từ Hy khỏi một vụ cưỡng hiếp nên cô gái này đã đem lòng thầm thương trộm nhớ vị ân nhân của mình. Từ đây mối quan hệ của cả hai được đâm hoa kết trái cho đến khi Từ Hy nhập cung. Vì tình yêu với Vinh Lộc mà vị Thái hậu này còn cho người tình tham gia xác định người kế thừa ngai vàng (tức Hoàng đế Quang Phổ). Sau này khi chạy trốn liên quân 8 nước, người tình chung thủy của Từ Hy cũng luôn sát cánh bên bà vượt qua rất nhiều hoạn nạn, đắng cay.
Tuy nhiên dường như chỉ một người tình không đủ đáp ứng “nhu cầu tình dục” quá cao nên người phụ nữ quyền lực này còn sở hữu cả những tình nhân “nửa đực nửa cái”. Khang Hữu trong một cuốn sách đã nói rằng: “Từ Hy thái hậu là một ác nữ hung bạo, là một bà lão khiến cho mọi người đều thảo ác, sống một cuộc sống phong lưu, phóng đãng. Là một thái hậu, một cung phi sa đọa, sức khỏe của bà rất tốt, ham muốn tình ái cũng rất mạnh mẽ. Đứng đầu trong những hoạn quan của bà cũng không phải chỉ đơn thuần là một vị thái giám, mà còn là một trong những tình nhân trong suốt quãng đời của bà”.
Người mà Khang Hữu nhắc tới đây chính là thái giám An Đức Hải và Lý Liên Anh. Vì thái giám không có khả năng sinh sản nên việc quan hệ của Từ Hy với những thái giám này phần nhiều là một dạng kích thích và an ủi tâm lý. Không những thế, nổi tiếng là một thái giám gian ngoan, Lý Liên Anh còn rất biết cách đáp ứng nhu cầu tình dục của Từ Hy Thái Hậu, vì thế nhận được sự sủng ái đặc biệt từ bà, mặc dù sự yêu chiều này kèm theo một khuynh hướng tâm lý biến thái.
Văn Đình Thức thời nhà Thanh đã từng nhắc đến một câu chuyện như thế này trong “Vấn Trần Ngẫu Ký”, trong mùa xuân năm Quang Tự thứ 8, xưởng Lưu Ly nổi tiếng ở Bắc Kinh có một người buôn đồ cổ họ Bạch, người này đẹp mã, phong lưu, khéo léo, sau khi được Lý Liên Anh giới thiệu vào cung, người này đã được Từ Hy Thái Hậu sủng ái, triệu anh ta vào cung ở suốt 1 tháng sau mới được thả ra.
Không lâu sau, Thái Hậu mang thai, Thái Hậu Từ An sau khi biết chuyện bèn nổi trận lôi đình, muốn lấy lý do này phế danh nghĩa Hoàng Đế của Từ Hy Thái Hậu. Đại thần khuyên can tốt nhất không nên làm vì lo lắng Thái Hậu Từ An không giữ được mạng sống, tuy nhiên Từ An Thái Hậu không nghe, kết quả bị chết đột ngột ngay tối hôm đó.
Không chỉ dừng lại ở đó, dân gian còn lưu truyền việc tư thông của Từ Hy với một chàng trai họ Sử, chủ một nhà hàng bán súp ở ngoài thành. Người đàn ông này có ngoại hình vô cùng sáng lán nên khi lần đầu tiên gặp mặt tại phòng của Lý Liên Anh, vị thái hậu đã đánh tiếng cho thái giám họ Lý về việc “nhường” lại chàng trai này cho bà. Vì thế, chàng trai họ Sử thường xuyên được đưa vào cung để cùng Từ Hy… ăn sáng rồi ăn tối.
Rồi cũng chính dân gian lại đồn đại rằng, sau một năm tư thông với chàng trai họ Sử, Từ Hy đã mang thai và sinh được 1 người con trai. Vì là một thái hậu nên bà không dám nuôi cậu con trai này trong cung mà gửi nuôi dưỡng ở trong nhà Thuần Thân vương Dịch Hoàn, sau đó giết chàng trai họ Sử để bịt miệng, đứa trẻ này tức là Hoàng Đế Quang Tự sau này. Tuy nhiên tất cả những thông tin này chỉ là lời đồn đại mà không được đưa vào chính sử, vì thế tính xác thực của vụ việc chưa có hồi kết. Tuy nhiên vẫn có câu “không có lửa làm sao có khói”, miệng lưỡi của dân gian tương truyền thường thường có hình bóng của sự thật.
Nổi tiếng nhất trong những mối tình ngoài luồng của Từ Hy chính là với người tình ngoại quốc có tên Edmund Backhous. Trong cuốn tự truyện “Thái hậu và tôi” của Edmund, người đàn ông này tiết lộ rằng, mối quan hệ đặc biệt giữa mình và Từ Hy bắt đầu vào năm 1902, khi đó ông mới chỉ 29 tuổi, còn Từ Hy thái hậu đã bước vào tuổi 67.
Người đàn ông này miêu tả chân thực rằng “Ngoài Từ Hy thái hậu, không có có thể khiến cho ông có được niềm đam mê thực sự”. Ông viết: “Từ Hy Thái hậu mặc dù đã gần bước sang tuổi 70 nhưng vẫn có một khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung. Vóc dáng bà thon nhỏ, duyên dáng, đôi bàn tay với những ngón thon dài, mềm mại, mái tóc dài vẫn đen mượt. Khi bà cười thì khiến ai cũng si mê…”. Chính vì thế mặc dù tuổi tác chênh nhau đến vài chục tuổi nhưng Từ Hy luôn khiến người tình thỏa mãn dục vọng bởi sự mãnh liệt của ham muốn cũng như từ sắc vóc trời cho bên ngoài.
Edmund còn tiết lộ, mặc dù tuổi đã cao nhưng chuyện chăn gối của Từ Hy thái hậu vẫn sung mãn vô cùng. Khi cao hứng, thậm chí bà còn bắt người tình thực hiện vô vàn những tư thế khó khiến người tình trẻ cũng bơ phờ. Bí mật để giữ gìn nhan sắc và duy trì sự dẻo dai, thỏa mãn các cuộc mây mưa của bà cũng được Edmund ghi lại. Theo đó, Từ Hy đặc biệt coi trọng việc thưởng ngoạn các món ăn được coi là tinh hoa của trời đất để cải lão hoàn đồng, bộ thận tráng dương, tăng cường sức khoẻ cho mỗi cuộc mây mưa. Một trong những món ăn được Từ Hy thái hậu đặc biệt ưa chuộng là Sâm Thử, chuột bao tử sống.