Nhìn từ cơn “đại hồng thủy” năm 1971
![]() |
Một khúc sông Hồng đoạn đi qua thành phố Hà Nội. Ảnh: Trang Dũng. |
Dự án quy hoạch sông Hồng do phía đối tác Seoul (Hàn Quốc) và Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội chủ trì sau gần 17 tháng làm việc tích cực (từ tháng 5/2006 đến tháng 11/2007) đang đi vào giai đoạn cuối. Đã có các cuộc hội thảo, triển lãm lấy ý kiến của các chuyên gia và đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn có những nỗi băn khoăn xung quanh dự án này.
Những câu hỏi chưa có lời đáp
Ông Phan Đình Đại, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách, Bộ Xây dựng, hiện là chuyên gia của Tổ Hợp tác hỗ trợ dự án của Hàn Quốc về lập quy hoạch phát triển khu vực sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội, cho biết: “Việc Hàn Quốc đã bỏ ra 5 triệu USD cùng gần 5 tỉ đồng của chúng ta dành cho việc lập dự án quy hoạch không phải là nhỏ, vì vậy, cần phải làm thật tốt, thật khoa học thì mới tránh lãng phí, thu được kết quả mỹ mãn cho người Hà Nội, người Việt Nam”.
Nhưng với cái nhìn trong cuộc và con mắt của một chuyên gia thủy lợi, từng là Phó tổng phụ trách kỹ thuật về thiết kế xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, ông Đại cho rằng, người dân hoàn toàn có lý do để không yên tâm và đặt dấu hỏi đối với chất lượng bản quy hoạch.
“Có hai điểm mấu chốt khiến bản quy hoạch chưa đạt yêu cầu là thời gian thực hiện và tính khoa học của nó. Với chỉ 17 tháng để hoàn thành quy hoạch một dự án tầm cỡ như thế thì có thể nói là không tưởng. Không đủ thời gian để nghiên cứu, tính toán, thử nghiệm, bởi chỉ riêng việc kiểm tra bằng mô hình thủy lực để kiểm chứng các mô hình toán cũng đã mất 470 ngày, tức là một năm rưỡi. Quan trọng nhất là trong phương án chỉnh trị sông Hồng đoạn qua Hà Nội không đưa ra được phương án kết cấu toàn bộ đê thích hợp, đảm bảo tính vĩnh cửu của bờ sông; không có phương án so sánh kết cấu cho các loại gia cố bờ đảm bảo an toàn lũ khi biên độ dao động mực nước sông lớn tạo ra do sự thay đổi bề mặt nước sông (từ khoảng cách giữa đôi bờ sông chỗ rộng nhất 3,5 km xuống còn 1,5 km – khu vực được quy hoạch)” – ông Đại nói.
Ông Phan Đình Đại còn cho rằng, bản quy hoạch chưa phân biệt được tính chất phức tạp của sông Hồng khi sử dụng kinh nghiệm chỉnh trị sông Hàn (Hàn Quốc) và không đưa ra lời giải cho các câu hỏi chỉnh trị như thế nào đối với sông Hồng.
Đặc trưng của sông Hồng khác hẳn đặc trưng của sông Hàn và các sông khác chảy qua thủ đô các nước là mực nước sông Hồng cao hơn mặt đất thành phố từ 6 đến 10 m, đặc biệt có điểm cao tới 12 m; có chế độ dòng chảy, thủy văn và thủy lực khác biệt; có biên độ dòng chảy thay đổi lớn trong tháng, trong năm, độ chênh lệch mực nước giữa mùa cạn và mùa lũ, vận tốc dòng chảy, độ đục bùn và phù sa tạo ra sự bồi đắp liên tục và thay đổi, xói lở xảy ra thường xuyên, địa hình đáy sông luôn biến đổi…
Chung nỗi băn khoăn về chất lượng của phương án chỉnh trị sông Hồng, ông Phạm Quang Nguyên, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết: “Theo tôi, muốn chỉnh trị được sông Hồng, cốt lõi nhất là phải giải quyết vấn đề trị thủy trên toàn tuyến sông. Không phải là cả 1.149 km, vì 649 km đầu nguồn nằm bên phía Trung Quốc, nhưng chúng ta phải chủ động trị thủy ở 500 km trên đất Việt Nam. Các giải pháp đưa ra hiện nay còn sơ sài và chưa ổn, nhưng tôi cho rằng trình độ khoa học kỹ thuật bây giờ hoàn toàn có thể giải quyết được. Miễn là chúng ta làm nghiêm túc và có sự đầu tư thỏa đáng về thời gian, công sức và tiền của”.
Ông Nguyên cho rằng, vấn đề đầu tiên cần đặt ra là nạo vét lòng sông, cải tạo dòng chảy. “Trận lũ tàn khốc năm 1971, tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm họa, nhưng theo tôi, phần nhiều là do phù sa sông Hồng bồi đắp quá nhiều, lòng sông từ lâu không được nạo vét, ảnh hưởng đến dòng chảy. Nay chúng ta đã có hồ thủy điện Hòa Bình, sắp tới sẽ là Sơn La, hoàn toàn có thể điều tiết được dòng chảy. Cho nên, cần đưa thêm những phương án để khống chế được mực nước sông Hồng cả trong mùa cạn lẫn mùa lũ. Khi nước lớn, cần khống chế ở mức quy hoạch yêu cầu. Vào mùa nước cạn, phải điều tiết ở mức độ khống chế, không để ảnh hưởng đến mỹ quan. Điều này, bản quy hoạch chưa làm được, cần tiếp tục nghiên cứu thêm”.
Ký ức về trận lũ
Những người đứng tuổi, từng sống ở đồng bằng sông Hồng vào thời điểm xảy ra trận lũ sông Hồng năm 1971 đều có những ấn tượng không thể quên về cơn lũ ấy. Ký ức chung của mọi người, đó là trận lụt khủng khiếp nhất mà họ từng biết, mưa to gió lớn, nước ngập mênh mông.
Chưa bao giờ nước sông Hồng lớn như thế, đúng là một tràng giang. Chỗ chân cầu Long Biên, nước dâng mấp mé mặt đê, chỉ cần gió mạnh là dập dềnh chảy qua.
Các nhà khoa học thủy lợi vẫn còn lưu giữ chi tiết những số liệu về trận lụt ấy.
Tháng 8/1971, do ảnh hưởng của dòng nước lạnh La Nina và một cơn bão từ miền Nam Trung Quốc, đã gây mưa lớn kéo dài, khiến mực nước trên các sông Lô, sông Thao và sông Đà vượt đỉnh. Nước từ các dòng sông này đổ dồn về sông Hồng, gây nên thảm họa “Thủy Tinh” lớn nhất được biết đến trong vòng 250 năm qua tại miền Bắc.
Ngày 20/8/1971, mực nước sông Hồng là 14,13 m, vượt mức báo động cấp III đến 2,63 m. Mực nước sông Hồng đo được 18,17 m ở Việt Trì và 16,29 m ở Sơn Tây (lần lượt cao hơn 2,32 m và 1,89 m so với mức báo động cấp III). Đồng thời mực nước ở các sông Cầu, sông Lô, sông Thái Bình ở mức cao hơn bao giờ hết.
Trận lụt đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của thủ đô và một số địa phương. Theo đánh giá của Cơ quan Quản trị hải dương và khí tượng Hoa Kỳ, đây là một trong những trận lụt lớn nhất thế kỷ XX của cả thế giới. Mức độ thảm khốc của cơn “đại hồng thủy” này đứng thứ hai sau trận lụt năm 1931 ở sông Dương Tử, Trung Quốc”.
Người Hà Nội và cả người xung quanh lưu vực sông Hồng lo lắng cũng phải. Tài liệu của ông Phạm Quang Sơn, Trung tâm Viễn thám và Geomatic, Viện Địa chất đánh giá, sông Hồng thuộc cỡ trung bình trên thế giới và lớn thứ hai ở Việt Nam, có diện tích lưu vực xấp xỉ 155.000 km2, diện tích đồng bằng hạ lưu gần 16.000 km2. Tổng lượng nước trung bình hàng năm là 136 tỉ m3, trong đó từ sông Hồng là 126,3 tỉ m3 và sông Thái Bình là 9,7 tỉ m3. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ở đồng bằng sông Hồng có tần suất rất cao (chiếm 28% số bão ở Việt Nam).
Tổ hợp lũ ở đồng bằng sông Hồng diễn biến rất phức tạp. Trong thời gian 117 năm (1884-2001) đã có 166 trận bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đồng bằng sông Hồng (trung bình 1,4 trận/năm). Hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới thường đi kèm là lũ lớn, đã xuất hiện lũ rất lớn mà cơn lũ tháng 8/1971 là đặc biệt nhất.
Về giải pháp để có một phương án chỉnh trị sông Hồng an toàn tuyệt đối và bền vững, đa số các nhà khoa học đều cho rằng, nên tổ chức các cuộc thi theo từng đề tài, để các chuyên gia trong các lĩnh vực cùng vào cuộc, đưa ra các kiến giải và chấm lấy phương án tối ưu nhất. Có như vậy, nỗi ám ảnh về cơn “đại hồng thủy” năm 1971 trong lòng người dân Hà Nội nói riêng và đồng bằng Bắc Bộ nói chung, mới có thể chấm dứt
Lê Hồng
Hồi ức kinh hoàng về trận đại hồng thủy nhấn chìm cố đô Huế năm 1999
Nhiều đoạn quốc lộ bị ngập trong nước nhiều ngày dẫn đến giao thông đường bộ ngưng trệ. Giao thông đường thủy, đường sắt và đường hàng không cũng phải tạm dừng hoạt động.
Sân bay Phú Bài (thị xã Hương Thủy) nằm ở vị trí tương đối cao nhưng nước lũ vẫn tràn vào gây ngập khiến sân bay này phải đóng cửa 4 ngày. Tại huyện A Lưới, nước lũ kèm theo đất đá đổ xuống các cánh đồng khiến hàng trăm héc ta ruộng không thể phục hồi. Ngoài ra, con đường duy nhất nối A Lưới với thành phố Huế cũng bị lũ đánh sập.
Nước lũ dâng cao, dòng nước chảy xiết về hạ lưu, làm vỡ phá Tam Giang và mở ra cửa biển mới là Hòa Duân và Vĩnh Hải khiến hàng chục tàu thuyền của ngư dân và tàu tuần tra của cơ quan chức năng bị hỏng, trôi ra biển mất tích. Sự kiện tạo cửa biển này được xem là chưa từng xảy ra ở Việt Nam.
Sau ngày lũ rút, hàng loạt quan tài gỗ thông vàng đựng thi thể những người thiệt mạng trong lũ được đưa ra Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong (hay còn gọi là Bia Quốc học). Bộ đội đã tập kết ở đường băng Phú Bài đưa những chiếc áo quan trên về nơi an nghỉ cuối cùng.
ại nhiều vùng ven biển của Thừa Thiên-Huế, nhiều đám tang những người thiệt mạng trong đợt lũ phải diễn ra ngoài đường do nhà của họ bị lũ làm hỏng, bị sập hoặc bị cuốn trôi. Những câu chuyện đó đều trở thành ký ức đau thương khó phai mờ với bất kỳ người dân Huế nào.
Nước lũ thành nước nấu mì
Đến giờ ông Nguyễn Văn Bòn (trú đường Lê Qúy Đôn, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) vẫn còn nhớ như in những ký ức về trận lũ kinh hoàng năm 1999.
“Sáng bữa nớ (tức ngày 1/11/1999) trời mưa nhẹ thôi. Ai cũng nghĩ là thời tiết như rứa là bình thường, vì tháng 11 là hay mưa mà. Chiều tự nhiên mưa to, chập tối cái là mưa sầm sập không dứt. Nửa đêm dậy thấy nước ngập hết không còn chi”, ông Bòn nhớ lại.
So với các gia đình khác, gia đình ông khi ấy may mắn hơn vì nước không dâng ngập hết nhà. Nhưng nước lênh láng khắp mọi nơi, lũ dâng bất ngờ cũng khiến cả nhà ông không kịp trở tay. Cả nhà ngồi co ro nhìn nhau lo lắng, đói lạnh khiến cho con ông lả người đi.
May mắn nhà ông có thuyền nên đánh liều đi sang nhà hàng xóm mượn mì tôm về ăn. Không tìm đâu ra nước sạch và củi để nấu, ông múc lấy chính dòng lũ cuồn cuộn dưới chân, bẻ gãy mấy thanh cửa sổ để bắc bếp nấu mì để ăn.
“Khi nớ đói quá rồi, không có nước cũng phải liều múc lên mà ăn uống”, ông nói.
Những cái chết thương tâm
May mắn ở vùng gò cao giáp biển nên huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên – Huế), không phải chịu cảnh lụt lên tận nhà. Thế nhưng trong hồi ức của nhưng vợ chồng ông Lê Đức Tưởng không quên cảnh tang thương đã từng bao trùm lên quê hương mình. Đó là cảnh thấy trâu bò, vịt gà, các thuyền bị đắm và cả người chết trôi dạt ra biển nhưng không có cách gì vớt lên.
Bà Nguyễn Thị Hiền (trú xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) kể: “Lụt năm 1999 ghê lắm, ngập suốt một tuần lễ, nước dâng đến cột điện ở làng (ước chừng 4m). Nhà mô nhà nấy chỉ còn thấy nóc chứ không thấy nhà, nhìn mà thương lắm.
Trong xóm nhà ai mà cao nhất thì gác thêm một tầng rồi cả xóm chèo ghe, chở con chở vợ đến ở lại nhờ. Gạo không có mà ăn vì ướt hết với không thể nấu được, chỉ biết ngồi chờ cứu trợ.
Một tuần ở trên mặt nước khổ lắm, vừa đói vừa khát, chỉ cầu trời lạy phật mau mau qua nạn lụt này thôi. Gà, vịt, trâu bò chết hết, nhiều người ngồi trên nóc nhà nhìn xuống nước thấy trâu bò, gà vịt nổi lềnh bềnh mà khóc. Của cải mất sạch, khi đó cứ ngồi đó mà nghĩ lụt xong lấy chi mà sống thôi”.
Người dân ở phường Kim Long (TP Huế) vẫn kể với nhau những câu chuyện xung quanh đại hồng thủy năm 1999. Câu chuyện được nghe nhiều nhất có lẽ là chuyện về bốn mẹ con nghèo chết chìm trong lũ vì sự vô tâm của người hàng xóm.
Năm ấy, tại vùng Phú Mộng, vì nước dâng quá nhanh, căn nhà rách nát không đủ sức chống chọi, bốn mẹ con nghèo chèo xuồng tìm nhà xin trú. Nhà hàng xóm không mở cửa, thế rồi mấy mẹ con chèo ra ngoài thì gặp nước xiết, lật xuồng chết cả bốn mẹ con.
Năm 1999, bệnh viện tâm thần Phạm Thị Liên bây giờ là một trại giam những người tâm thần, tội phạm, làm gái. Lũ lụt đến nhanh, người ta không kịp mở cửa nên tất cả những người đó đều chết chìm hết.
Ông Lê Xuân Tuấn (62 tuổi, đường Phú Mộng, phường Kim Long, TP Huế) kể: “Sau trận lụt ấy thì mấy nhà xung quay nhà tui đều sắm thêm ghe xuồng, tìm nơi ở cao hơn, cố gắng vay mượn để xây được cái gác, phòng khi lụt tới.
Nhớ hồi nớ mấy ngày trong trận lụt, người dân không được cứu trợ, mà chỉ có những người hàng xóm giúp nhau. Ai thiếu chi thì gọi qua nhà bên, họ có thì cho.
Khi đó ngồi trên mái nhà thấy trâu bò từng con to đùng trôi lềnh bềnh trước mặt, muốn vớt vô ăn cho đỡ đói mà không tài chi. Sau khi nước rút đi rồi, quang cảnh tan hoang, cây cối đổ rạp, nhà cửa trôi sạch, khi nứa chỉ có ăn mì tôm với bánh mì cứu trợ thôi”.
Thành Đoàn Hà Nội
Áo xanh vào vùng lũ lịch sử
09:44 12/08/2019
741
Tháng 11/1999, xảy ra trận lũ lụt kinh hoàng ở miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên – Huế. Trước tình hình đó, Bí thư Thành Đoàn Hà Nội Phạm Xuân Cảnh đã quyết định phát động chương trình tình nguyện đột xuất, mang sức trẻ Thủ đô hỗ trợ người dân vùng lũ.
Nguyên Bí thư Đoàn ĐH Y Hà Nội giữ chiếc áo xanh tình nguyện có in dòng chữ: “Thanh niên tình nguyện HÀ NỘI” như một kỷ vật cuộc đời ẢNH: AN KHOA
Khám chữa bệnh trên xe xích lô
Đồng chí Phạm Xuân Cảnh triệu tập cuộc họp gấp với sự góp mặt của một số cán bộ Đoàn, trong đó có Bí thư Đoàn trường ĐH Y Hà Nội Trần Quang Mai. Đồng chí Trần Quang Mai được giao nhiệm vụ làm trưởng đoàn tình nguyện y bác sĩ về vùng lũ khám chữa bệnh cho bà con nhân dân, khắc phục hậu quả môi trường sau lũ lụt.
Nguyên Bí thư Đoàn ĐH Y Hà Nội Trần Quang Mai kể: Trong 3 ngày chúng tôi phải tuyển chọn gấp 30 bác sĩ giỏi nhất lên đường vào 8 xã thuộc huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế) và mang theo cơ số thuốc men do các hãng thuốc, xí nghiệp tài trợ để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con. Trước khi lên đường, đoàn tình nguyện vào Lăng viếng Bác, hứa với Người sẽ nỗ lực hết mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều đặc biệt, trong suốt hành trình tình nguyện gian nan, đoàn tình nguyện luôn khoác trên mình chiếc áo màu xanh in dòng chữ “Thanh niên tình nguyện HÀ NỘI”. Bác Trần Quang Mai kể, đoàn mang theo nước lọc để uống, dọc đường đi không có gì để ăn, tất cả ngập trong biển nước. Khi chúng tôi đến nơi, cảnh tượng tan hoang hiện ra trước mắt, bùn lội ngang gối, xác động vật, xác người chết trôi nổi. Lúc lũ dâng cao không đáng sợ bằng lúc nước rút, nó để lại hậu quả môi trường khốc liệt, ô nhiễm, bệnh tật lây lan.
“Trong gần 10 ngày ở Phú Vang, với tinh thần tình nguyện quên mình, đoàn chúng tôi gần như không phút nghỉ ngơi. Chúng tôi làm việc không kể ngày đêm, có bệnh nhân là lên đường, kể cả lúc đó là 2-3 giờ sáng. Vất vả, hiểm nguy rập rình. Có khi vào nhà dân, vừa bước chân ra, nhà đã đổ sập sau lưng, thoát chết trong gang tấc. Nhưng tất cả chúng tôi không chút nề hà, ở đâu có người dân còn ốm đau, bệnh tật, vấn đề môi trường là chúng tôi tìm tới. Một trong kỷ niệm mà chúng tôi không thể quên, đó là hình ảnh nhà của các Mẹ Việt Nam Anh hùng bị ngập ngang mái, không ai còn nhà. Chúng tôi mượn xích lô, khám chữa bệnh cho người dân ngay trên xe xích lô luôn”, bác Trần Quang Mai kể lại.
Trong gần 10 ngày ở Phú Vang, đoàn tình nguyện khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho không biết bao nhiêu người. Bên cạnh đó là dọn dẹp, xử lý ô nhiễm, vệ sinh môi trường do xác động vật gây ra và thực hiện các công việc thiện nguyện khác.
Những việc làm thiết thực, cống hiến hết mình của đoàn bác sĩ áo xanh thanh niên tình nguyện Hà Nội thực sự gây dấu ấn đậm nét với bà con vùng lũ.
Kể về những năm tháng tình nguyện đầy sôi nổi của thanh niên Thủ đô, nguyên Bí thư Đoàn ĐH Y Hà Nội Trần Quang Mai không khỏi bồi hồi, xúc động mang chiếc áo xanh in dòng chữ “Thanh niên tình nguyện HÀ NỘI” ra khoe: “Đây là một kỷ vật vô giá, thỉnh thoảng tôi lại mang ra giặt”.
Bác Mai cho rằng, những năm tháng tình nguyện, rèn luyện trong môi trường Đoàn đã cho bản thân có được những trải nghiệm, cống hiến và trưởng thành. “Tôi mong rằng, các bạn thanh niên hôm nay hãy luôn xác định cho mình tư tưởng rằng, là thanh niên phải hiến dâng và hy sinh, sẵn sàng cống hiến. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi giúp ích cho xã hội, cho nhân dân nhất là thanh niên bây giờ được học hành được trang bị kiến thức đầy đủ”, nguyên Bí thư Đoàn trường ĐH Y Hà Nội Trần Quang Mai nhắn nhủ bạn trẻ.
Lan tỏa ngọn lửa tình nguyện
Hà Nội là một trong những địa phương khởi phát mạnh mẽ phong trào thanh niên tình nguyện nói chung, chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè nói riêng. Đoàn tình nguyện bác sĩ ĐH Y Hà Nội hỗ trợ bà con vùng lũ miền Trung là một trong những hoạt động tình nguyện tạo dấu ấn đậm nét của tuổi trẻ Thủ đô trong năm 1999.
Thanh niên Thủ đô xung kích trong mọi hoạt động tình nguyện, hướng về cộng đồng
Tháng 1/1999 Thành Đoàn Hà Nội chính thức phát động phong trào: “Thanh niên Hà Nội xung phong tình nguyện xây dựng Thủ đô và đất nước”, gọi tắt là “Phong trào Thanh niên tình nguyện”. Nguyên Bí thư Thành Đoàn Hà Nội Phạm Xuân Cảnh (giai đoạn 1997 – 2002), người khởi xướng phong trào chia sẻ: Đây là phong trào thể hiện khát vọng, truyền thống của tuổi trẻ Thủ đô qua các thời kỳ, tiếp nối phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước” trong giai đoạn trước. Phong trào định hướng Thanh niên tình nguyện Thủ đô tập trung vào 3 nội dung: Thanh niên tình nguyện phát triển kinh tế; Thanh niên tình nguyện xây dựng môi trường đời sống văn hóa; Thanh niên tình nguyện phòng chống tệ nạn xã hội, tập trung phòng chống tệ nạn ma túy (thời điểm đó, ma túy là vấn nạn nhức nhối trong xã hội – PV). Phong trào thanh niên tình nguyện với điểm nhấn là Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè. Ngay sau khi Thành Đoàn Hà Nội phát động, phong trào lập tức được tuổi trẻ Thủ đô hưởng ứng rất sôi nổi.
Phong trào đã mở hướng đi mới trong thu hút, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của thanh niên. Mùa hè năm 1999, những thanh niên tình nguyện đầu tiên của Hà Nội tham gia chiến dịch tình nguyện Hè, lên Hà Giang khám chữa bệnh, cấp thuốc, dạy chữ, đào giếng,… giúp đồng bào vùng cao. Trong trận lũ lớn ở miền Trung cuối năm 1999, hình ảnh những thanh niên tình nguyện Thủ đô trong màu áo xanh và vành mũ tai bèo đến những vùng xa xôi, hẻo lánh khám, chữa bệnh, dựng nhà, sửa đường, giúp đồng bào khắc phục hậu quả lũ lụt thêm một lần khẳng định trách nhiệm, tinh thần xung kích, tình nguyện của thế hệ trẻ.
Nhớ về những ngày đầu đầy sôi nổi của phong trào thanh niên tình nguyện, bác Đặng Trần Mùi, nguyên Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Thành đoàn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội thành phố Hà Nội kể: “Như trăm dòng sông tràn về biển lớn, đoàn quân áo xanh của thanh niên Hà Nội và cả nước rầm rập lên đường, hành quân tới những công trường, hành quân vào nhà máy. Họ là những bác sỹ trẻ tình nguyện đi tới các tỉnh biên giới phía Bắc hay các tỉnh gặp bão lũ ở miền Trung để khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Họ là những tình nguyện viên sẵn sàng sẻ chia những giọt máu hồng của mình để mang đến niềm vui và sự sống cho biết bao bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo… Tất cả các hoạt động đó đã khẳng định rằng: Phong trào thanh niên tình nguyện là ngôi trường để tuổi trẻ thành phố học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành”.
“Như trăm dòng sông tràn về biển lớn, đoàn quân áo xanh của thanh niên Hà Nội và cả nước rầm rập lên đường, hành quân tới những công trường, hành quân vào nhà máy. Họ là những bác sỹ trẻ tình nguyện đi tới các tỉnh biên giới phía Bắc hay các tỉnh gặp bão lũ ở miền Trung để khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Họ là những tình nguyện viên sẵn sàng sẻ chia những giọt máu hồng của mình để mang đến niềm vui và sự sống cho biết bao bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo… Tất cả các hoạt động đó khẳng định rằng: Phong trào thanh niên tình nguyện là ngôi trường để tuổi trẻ thành phố học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành”.
Bác Đặng Trần Mùi, nguyên Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Thành Đoàn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội TP Hà Nội
|
Theo TPO.
Kỳ tích đê sông Hồng
Công trình kỳ vĩ nhất, tồn tại lâu bền nhất của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội chính là hệ thống đê viền quanh sông Cái – dòng sông đã kiến tạo nên nền văn minh lúa nước rực rỡ của người Việt cổ. Những bí ẩn nào liên quan đến đê sông Hồng chưa được kể ra?
Ngay từ thời vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, nhà Lý (và cả các triều đại sau này) đều cho ban hành nhiều sắc lệnh, chủ trương trị thủy sông Hồng, thôi thúc việc đắp đê bảo vệ nội thành Hà Nội.
Đắp đê trị thủy
Lịch sử hình thành đê bao quanh Hà Nội và cả hệ thống đê điều đồng bằng Bắc bộ chỉ bắt đầu khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Nhà Lý coi trọng nông nghiệp, nên ngay sau khi đóng đô đã ban hành nhiều sắc lệnh khuyến nông, cấm giết trâu bò, trị tội trộm trâu bò rất nặng, giữ lệ cày ruộng tịch điền có từ thời vua Lê Đại Hành… Vì vậy, việc trị thủy sông Hồng và các hệ thống sông nhánh được coi là căn cốt để duy trì nền kinh tế nông nghiệp.
- Ảnh bên : Đê Yên Phụ những năm 1971 (Ảnh: TTXVN)
Ông Nguyễn Gia Quang, nguyên phó cục trưởng Cục Đê điều, cho biết khởi thủy đê chỉ là những dải đất do phù sa lắng đọng và tôn cao sau các trận lụt được nối lại với nhau để ngăn nước lũ. Ban đầu chỉ là những dải đê quai không liền mạch, mang tính làng xã, địa phương. Nhưng với sự phát triển của một nhà nước phong kiến tập quyền trung ương mạnh, bắt đầu từ nhà Lý đắp đê phòng lụt đã vươn ra ngoài khuôn khổ nhằm bảo vệ quyền lợi cục bộ cho làng xã họ hàng. Dù dời đô về Thăng Long từ năm 1010, do còn bận bịu với quá nhiều công việc về ổn định chính trị và quốc phòng nên mãi đến năm 1077, triều đình mới đứng ra chủ trương đắp những con đê quy mô to lớn.
Theo Việt sử lược: năm 1077, nhà Lý cho đắp đê sông Như Nguyệt – sông Cầu dài 67.380 bộ (khoảng 30km). Năm Quý Mùi (1103), triều Lý Nhân Tông năm thứ 32, mùa xuân tháng giêng, vua xuống chiếu cho trong và ngoài kinh thành đều phải đắp đê ngăn nước lụt.
Tháng 3 năm Mậu Tý (1108), con đê đầu tiên của sông Hồng được đắp ở phường Cơ Xá có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Dưới đời nhà Trần, những con đê được đắp chỉ cốt giữ nước không tràn vào đồng ruộng để kịp làm vụ chiêm. Dưới triều Lê sơ, những con đê lớn hơn được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ sông Nhị Hà được xem là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép, kết quả là sông Hồng trở nên hung dữ, đã bùng vỡ và gây ngập lụt triền miên.
Yên dân để giữ nước
Các chuyên gia thủy lợi, đê điều giải thích đê có từ thời vua Hùng, xuất hiện ở Phong Châu (Phú Thọ). Khi đó lũ lên ngập đồng ruộng thì người dân đã đổ đất, tôn ruộng lên cao, cứ mỗi năm tôn thêm một chút. Đó gọi là “thổ nhô”. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cũng từ đó mà ra. |
Nhà Nguyễn hiểu rằng muốn tranh thủ lòng dân không có gì khác hơn là tạo an cư lạc nghiệp. Năm Quý Hợi (1803) vừa mới lên ngôi vua Gia Long đã hỏi han về lụt lội. Sau khi nghe quan lại Bắc thành tâu: “Thế nước sông Nhị Hà lên tất mạnh. Đê tả hữu thuộc Tây Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, hạ nhiều chỗ vỡ lở. Xin cho dân đắp ngay để chống lụt mùa thu. Thủy đạo các trấn nhiều nơi úng tắc, xin hạ lệnh cho trấn thần (quan các trấn) tùy thế khơi vét”, nhà vua đã cho xây đắp bảy đoạn đê mới ở Bắc bộ, chi tiêu hết 80.400 quan tiền.
Năm ấy nhà vua còn hạ lệnh cho quan lại sĩ thứ Bắc thành điều trần lợi hại: “Làm lợi, bỏ hại là việc trước tiên của chính trị. Những huyện ở ven sông trong địa phương các người từ trước đã đắp đê phòng lụt. Song nhân tuần đã lâu, hễ đến mùa lụt thì đê vỡ lở, lúa ruộng bị ngập, người và vật đều bị hại. Bọn người, kẻ thì sinh ở đó, người thì làm ăn ở đó. Thế đất tình người đã từng am thuộc. Vậy đắp đê hay bỏ đê, cách nào hại, cho được bày tỏ. Lời bàn mà có thể thực hành sẽ được nêu thưởng”.
Suốt thời gian trị vì, vua Gia Long vẫn kiên trì cho đắp đê. Năm Giáp Tý (1804), vua sai quan lại Bắc thành lấy dân đi sửa – đắp đê, sau lại sai quan trong triều là Võ Trinh đi trông coi. Vua dụ rằng: “Việc phòng luật rất quan hệ, lợi hại đến đời sống của dân, trẫm rất chú ý, người (tức Võ Trinh) phải cẩn thận”.
Năm Bính Dần (1806), nhà nước bỏ ra 95.200 quan tiền để đắp 12 đoạn đê mới ở Bắc bộ. Năm Mậu Thìn (1808), vua Gia Long cho đắp thêm 10 đoạn đê mới tại các nơi như Sơn Nam thượng tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Văn Giang, tổng cộng 1.500 trượng (1 trượng bằng 0,4m dài).
Năm 1809, theo lời tấu của đô chính Bắc thành, vua cho đắp thêm hai đoạn đê mới và tôn cao hai đoạn đê cũ, chi phí hết 87.000 quan tiền.
Cũng năm này nhà vua đặt chức quan đê chính Bắc thành (coi về đê điều Bắc bộ), cử binh bộ thượng thư Đặng Trần Thường làm tổng lý và quan tham chính bộ Công Nguyễn Khắc Thiệu làm tham lý và dụ rằng: “Sông có đê, đời sống của dân quan hệ ở đó. Bọn người đi phải nên kính cẩn”.
Bắt đầu từ năm 1809, triều Nguyễn quy định cứ tháng 10 âm lịch hằng năm các quan phủ, huyện, trấn phải lần lượt đến khám, quan đê chính khám lại. Đê nào nên sửa đắp thì xét định công trình lớn hay nhỏ. Nếu là công trình lớn thì sai người hợp cùng trấn (thuở ấy toàn Bắc bộ gọi là Bắc thành gồm có bốn thị trấn là tỉnh) thuê dân làm. Đều khởi công vào tháng giêng hoặc tháng 2, đến tháng 4 phải xong. Tháng 9 cùng năm ban hành điều lệ về đê điều ở Bắc bộ, trong đó quy định chi tiết về quy mô, nguồn nhân lực từng loại đê và chi tiết đến cả giá thành từng trượng, thước đất đắp đê.
Vua Minh Mạng cực kỳ nghiêm khắc, chẳng những duy trì luật lệ thưởng phạt về đê điều từ triều Gia Long để lại mà còn bổ sung chặt chẽ và thực hiện gắt gao hơn. Năm 1827, vua cách chức hiệp trấn Sơn Nam của Ngô Huy Viện. Nguyên trước đó trấn thủ cũ là Lê Công Lý và tham hiệp trấn Vũ Tiến Huân thuê dân đắp đê ở huyện Duy Tiên đã dời đống nọ, đổi đoạn kia không đúng thức. Ngô Huy Viện bị cách chức, Vũ Tiến Huân bị đánh 100 trượng và phát đi làm lính cơ. Lê Công Lý tuy đã chết vẫn bị thu lại bằng sắc.
Vua cho rằng: “Việc đê quan hệ tới việc làm ruộng không nhỏ. Công việc sửa đắp, triều đình vốn không tiếc phí, làm không đúng cách thức là lỗi Hữu Ty”. Vua Minh Mạng còn dụ thêm rằng: “Đắp đê là chống nước lụt cho dân yên ở, quan hệ lợi hại không nhỏ”.
Dưới triều Minh Mạng từ năm 1820-1840, hầu như năm nào cũng có các công cuộc trị thủy ở Bắc kỳ. Có những công trình đại quy mô huy động đến hàng vạn người, cả dân phu và binh lính.
30 năm đầu triều Nguyễn đã đắp 580km đê mới.
Từ cuối thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19, thống kê chưa đầy đủ cũng đã có 188 năm chính sử chép có thủy tai, kèm theo thảm họa lớn: vỡ đê. Đến thời Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên ghi nhận 82 năm đầu của triều Nguyễn đã có 52 năm lụt lội, vỡ đê.
Trong trận lũ năm 1971, ngành giao thông đã điều hẳn một đoàn tàu chở đầy đá hộc để ém trên cầu Long Biên vì sợ trôi cầu – Ảnh tư liệu TTXVN
Vỡ đê trong sử sách
Theo các chuyên gia về đê điều thì sử sách đã ghi lại hàng trăm vụ vỡ đê lớn nhỏ. Bắt đầu từ triều Lý (trở đi), quốc sử mới có những ghi chép liên tục về chuyện vỡ đê, nhưng cũng chỉ ghi lại những năm lụt lớn.
Đầu tiên, triều Lý Nhân Tông năm thứ 7, Mậu Ngọ, 1078, nước lụt tràn ngập trong thành. Cũng triều Lý Nhân Tông năm thứ 50, Tân Sửu 1121, mùa hạ tháng 5, nước to tràn vào đến ngoài cửa Đại Hưng. Hẳn đã vỡ thì nước mới tràn như vậy, dù đê Cơ Xá được đắp để bảo vệ kinh thành từ năm 1108.
Triều Trần, lụt lội hoành hành không kém. Năm Bính Thân 1236, triều Trần Thái Tông năm thứ 12, tháng 6, vỡ đê, nước ngập cung Lệ Thiên. Hai năm sau, năm Mậu Tuất 1238, mùa thu tháng 7, nước to, đê vỡ, ngập cung Thưởng Xuân. Đến năm Quý Mão 1243, nước lụt còn phá vỡ cả thành Đại La.
Năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám đang diễn ra thì lũ trên các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình lên rất cao. Khi lũ sông Hồng chưa lên đến đỉnh, chính quyền cách mạng đã cho mở đập Đáy (Đan Phượng-Hà Tây, nay là Hà Nội) để tiêu bớt lũ cho sông Hồng.
Bảy cửa đập Đáy (mở) được hạ thấp từ từ trong bảy giờ liền, đỉnh cửa đã từ 12,5m xuống 11,5m. Dự định mở hết cỡ đưa mặt cửa đập nằm ngang ở 7m như thiết kế. Nhưng hạ xuống đến 10,5m thì tất cả các cửa không xuống được nữa mà có biểu hiện dập dềnh như đã gặp trong lần mở năm 1940. Sáng 19-8 cửa số 1 phía Sơn Tây thình lình sập hẳn mặc dù đã dùng mọi biện pháp ép khí vào, cửa cũng không lên được tạo thành một thác nước khủng khiếp xoáy vào khoang số 1. Kết quả là khoang số 1 bị phá hủy hoàn toàn, phải lấp bỏ vĩnh viễn. Đập Đáy vỡ, kéo theo 52 đoạn đê thuộc sông Hồng, sông Thái Bình và các con sông khác (trừ đoạn thuộc Hà Nội) bị vỡ. Tổng diện tích bị ngập lụt lên tới 321ha. Cách mạng Tháng Tám diễn ra đúng vào những ngày lũ lịch sử và việc hàn đê chống lụt trở thành công việc đầu tiên của nhà nước cách mạng. Tấm bằng khen đầu tiên được trao cho việc này. Bác Hồ khi đó đi xuống tận Hưng Yên, Thái Bình để đôn đốc. Chính Hồ Chủ tịch là người ủng hộ sáng kiến đổi mới cho việc hộ đê bằng việc kêu gọi tư nhân “đầu tư” và chấp nhận “đấu thầu” trong các công trình củng cố đê điều… |
Năm Canh Ngọ 1270, triều Trần Thánh Tông, mùa thu tháng 7 nước lũ to. Các đường phố và kinh thành đều phải đi lại bằng thuyền. Như vậy cũng có nghĩa là đê sông Hồng và hệ thống đê quanh kinh thành đã bị vỡ nhiều nơi.
Đến triều Lê, mặc dù đê điều đã được củng cố và có tổ chức hộ đê hẳn hoi, nhưng lụt lội vẫn là nỗi kinh hoàng. Năm 1445, triều Lê Nhân Tông, nước sông lên to, ngập vào trong thành sâu đến 3 thước, lúa mạ tổn hại đến 1/3 cả nước. Năm Đinh Hợi 1467, Lê Thánh Tông năm thứ 7, nước biển dâng cao, gió bão rất lớn, đê điều bị vỡ, thóc lúa bị ngập, nhiều người chết đói. Năm Tân Hợi 1491, tháng 8 mùa thu mưa rất to suốt ngày đêm không ngớt. Nước lũ lên dữ dội. Điện Kính Thiên nước ngập sâu 2 thước 2 tấc.
Năm Canh Ngọ 1630, triều Lê Thần Tông, mùa thu tháng 8 nước sông Nhị tràn vào, nước chảy trên đường phố Cửa Nam như thác, phố phường nhiều người chết đuối. Liên tiếp các năm Tân Mùi 1521, Nhâm Thân 1632, cung điện nhà vua đều bị ngập lụt.
Đến thời Gia Long, năm 1802, Bắc thành nước lớn, đê vỡ. Năm 1809, Bắc thành bão lụt tràn ngập. Năm Giáp Thìn 1844, nước sông Nhị lên đến hơn 10 thước, đồng ruộng Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Quảng Yên đều bị ngập.
Trong các triều vua Nguyễn thì triều Tự Đức có nhiều lũ lụt nhất, đồng bằng Bắc bộ vỡ đê liên miên vì đê điều ít được tu sửa. Đê Văn Giang (Hưng Yên giáp Hà Nội) vỡ 18 năm liền, từ 1863-1886 dân cư phiêu bạt, xóm làng trở thành đầm lầy.
Thời Pháp, cứ ba năm thì có một năm đê vỡ. Các trận lụt năm 1893, năm 1915 làm bốn tỉnh hữu ngạn sông Hồng ngập chìm trên ba tháng trời, tác động mạnh đến dư luận nước Pháp, buộc thực dân Pháp phải thực hiện một số kế hoạch củng cố đê điều.
Gần nữa, trận lũ năm 1969 và 1971 được các chuyên gia ghi vào “lịch sử” bởi vỡ đê hàng loạt, gần 100.000 dân đồng bằng sông Hồng đã chết vì trận lũ này…
Vỡ đê trong trận lũ lịch sử 1971
Cuốn sổ tay khá dày, cũ kỹ, sờn hết gáy của kỹ sư Nguyễn Gia Quang, nguyên cục phó Cục Đê điều (Bộ Thủy lợi), ghi lại chính xác đến từng giờ, từng phút về cơn lũ kinh hoàng và thảm họa vỡ đê năm 1971.
Vừa lật giở những trang giấy cũ nát tìm số liệu, ông Quang vừa kể: năm đó, từ nửa cuối tháng 8 mưa to, đều trên diện rộng khiến lũ sông Đà, sông Thao, sông Lô (ba nhánh chính của sông Hồng) đều lên. Gần chục ngày trời ngày nào cũng mưa, mưa lúc mau lúc thưa không ngớt, mây đen phủ kín cả bầu trời.
Dòng sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội nước chảy cuồn cuộn, những xoáy nước to bằng cái nong quay tít, xoáy hun hút xuống tận đáy, không một bóng con tàu, chiếc thuyền nào dám lai vãng. Vùng ngoài đê chìm trong biển nước, nhà cửa ở chỗ cao chỉ nhú lên cái nóc, các lùm cây thoi thóp trong nước lũ…
2 giờ đêm 21/8, lưu lượng nước sông Đà tại Hòa Bình đạt 16.100m3/giây, tại sông Thao (ở Yên Bái) là 10.500m3/giây, sông Lô (tại Phù Ninh, Phú Thọ) là 13.900m3/ giây. Sau khi hợp lưu, lưu lượng sông Hồng tại Sơn Tây là 34.250m3/giây làm cho nước các triền sông lên cao.
Ông Quang kể tiếp, Hà Nội lúc đó nước lên xấp xỉ mặt cầu Long Biên và ngành giao thông đã phải điều cả một đoàn tàu chở đá lên nằm yên trấn giữ mặt cầu, với hi vọng giảm thiểu tác động của nước xiết có thể cuốn phăng cả cây cầu huyết mạch này.
Sau khi lũ làm ngập vỡ hết các đê bối (đê nằm ngoài đê), lần lượt vỡ đê Lâm Thao, đê Lai Vu (Hải Dương), đê Nhất Trai (Thái Bình), đê Khê Thượng (Ba Vì-Hà Tây cũ). Riêng đê Cống Thôn thuộc Hà Nội vỡ lúc 20g30 tối 22/8. Đê phao Tấn Tả (Thái Bình) được phá để phân lũ lúc 9 giờ sáng 23/8. 11 giờ cùng ngày thì đê Thượng Vũ sông Kim Môn vỡ, đến 27/8 vỡ cả cống Chuốc do nước Khê Thượng dồn về…
“Mặc dù dùng cả xe tăng chặn lũ ở cống Khê Thượng nhưng lũ cuốn phăng cả xe tăng xuống phía hạ lưu hàng trăm mét” – ông Quang nhớ lại.
Theo ông Quang, mực nước đo được tại Hà Nội sau khi đã vỡ đê là 14,13m – theo nhiều chuyên gia là tương đương với mặt đồng hồ ở ga Hàng Cỏ.
Việc hàn khẩu các chỗ vỡ được thực hiện ngay nhưng do mưa to tiếp tục kéo dài, lũ lớn nên công việc kéo dài, chỉ kết thúc sau khi lũ rút, mặc dù đã sử dụng đến 10.000m3 đá hộc, 1,4 triệu bao tải đay, 34.000 rọ thép và đặc biệt đã phải đánh đắm 19 sà lan (riêng cho đê Nhất Trai).
Đê càng vững thì dân dồn về đê càng nhiều, vi phạm hành lang đê càng tăng. Đê không vỡ, lũ không tràn nhưng đã có những lãnh đạo “trôi mất ghế”, tiêu biểu là “vụ án đê Yên Phụ” năm 1995.
Thách thức ngoài đê
Đê Yên Phụ là đoạn đê sông Hồng chạy từ chân cầu Thăng Long đến Nhà máy nước Yên Phụ, ngang qua một vùng “bờ xôi ruộng mật” của Hà Nội – Nghi Tàm – Quảng Bá – Hồ Tây.
Đê Yên Phụ trong trận lũ lịch sử năm 1971 – Ảnh: TTXVN
Và đê Yên Phụ ngày nay – Ảnh. V.Dũng
Người dân thủ đô cũng như cán bộ, chuyên gia làm công tác đê điều, thủy lợi khi nói về các vụ vi phạm đê điều không ai không nhắc đến “vụ án đê Yên Phụ” năm 1995. Khi đó Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo quyết liệt phá bỏ hơn 200 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đê Yên Phụ, Tứ Liên. Vụ án này còn khiến ông thứ trưởng thường trực Bộ Thủy lợi bị kỷ luật, không được cất nhắc, cán bộ dưới quyền là cục trưởng đê điều và ông giám đốc Sở Thủy lợi Hà Nội đều mất chức và bị bắt giam hơn 70 ngày…
15 năm không phải là dài, nhiều người liên quan và nhiều cán bộ, kỹ sư cùng thời đến giờ nhiều người còn nhớ vụ bê bối ầm ĩ này.
Ngồi bán nước ngay đầu ngõ nhà mình (nhà 13, ngách 17, ngõ 292 Nghi Tàm), ông Đỗ Như Luân, tổ trưởng tổ dân phố 29, cụm 5A, phường Yên Phụ từ năm 1994 đến nay, kể: “Hồi đó, những năm đầu 1990, cả một đoạn đê dài chỉ khoảng hơn kilômet qua địa phận phường Yên Phụ hai bên thân đê người ta đua nhau làm nhà, xây bậc lên xuống, lối ngõ vào nhà ngay lên thân đê.
Thời đó cũng chủ yếu những nhà có tiền, có lực mới đủ sức xây nhà kiên cố, bấu bám vào đê. Thậm chí họ còn thuê xe chạy ngày đêm đổ đất cạp đê để xây dựng nhà cửa, hàng quán. Những gia đình không có điều kiện cũng chớp cơ hội bạt mái đê cuốc, xới trồng rau. Chỉ một thời gian ngắn trên đoạn đê này đã có cả vài trăm nhà lấn đê, vi phạm hành lang đê”.
Chẳng cần nói xa xôi, thời đấy ngay bản thân ông tổ trưởng Luân cũng leo lên mặt đê dựng lều bán quán nước. Đến em trai ông là đảng viên nhưng cũng xây nhà ngay sát chân đê… Ông Luân lý giải: “Khi đó đã có mốc giới gì đâu, đã được tuyên truyền thế nào là hành lang bảo vệ đê đâu, cứ thấy người khác xây được, ở được thì mình cũng bon chen!”.
Ngày 13/7/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo UBND TP Hà Nội kiểm tra tại chỗ và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm hành lang bảo vệ đê từ Yên Phụ đến Nhật Tân. Ngày 29/3/1995, đích thân Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm việc với Bộ Thủy lợi và Hà Nội về việc di chuyển các hộ dân, các công trình trong phạm vi cần giải tỏa.
Suốt ba tháng, sau những giằng co, 202 nhà nằm trong chỉ giới đã tự nguyện tháo dỡ hoàn toàn hoặc một phần. Thành phố lúc ấy tạm ứng 6,5 tỉ đồng cho UBND quận Ba Đình và 6,5 tỉ đồng cho UBND huyện Từ Liêm để chi cho việc hỗ trợ dân di dời…
“Gia cố kỷ cương”
Ông Luân bảo nhiều lúc các đoàn trung ương đi kiểm tra là dân lại xúm đông xúm đỏ để bày tỏ bức xúc, thắc mắc này nọ, kỳ kèo mức hỗ trợ, đền bù. “Tôi nhớ những lần ông Phan Văn Khải khi đó là phó thủ tướng xuống kiểm tra là dân xúm vào, rất nhiều người cố chen vào để đưa đơn thư kiện cáo”.
Thậm chí nhiều nhà chẳng biết quen biết cỡ nào, nhưng mỗi khi ông Luân đến vận động thì họ “cười khẩy như thách đố”, đến khi cưỡng chế thì năm lần bảy lượt cứ động vào lại phải dừng mà chẳng biết lý do.
Theo ông Luân, sau khi dẹp loạn đê xong, Nhà nước cắm mốc, vạch rõ các chỉ giới, làm đường rộng 5m lưu thông ngay sát chân đê thì chẳng còn mấy ai vi phạm cái mốc đó nữa. Những nhà xây sau chỉ giới 5m tính từ chân đê đến 25m thì được giữ nguyên hiện trạng, nhưng bị phạt rất nặng. Với sự kiên quyết của Chính phủ khi đó, sau mấy tháng “vụ án” cũng khép lại, toàn bộ nhà cửa lấn chiếm đã bị dỡ bỏ…
Chứng kiến vụ “dẹp loạn” đê Yên Phụ, một nhà báo lão thành từng 40 năm theo dõi ngành nông nghiệp quả quyết: Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó làm mạnh tay không chỉ để giải phóng thân đê, gia cố lại đê cho vững chắc mà sâu xa hơn, Thủ tướng muốn “gia cố lại kỷ cương phép nước”.
Nhiều người dân Yên Phụ còn nhớ thời đó, mỗi lần cưỡng chế là trên lại huy động biết bao công an, bộ đội, dân phòng rồi các loại xe máy xúc, máy ủi rầm rầm tiến lên đê Yên Phụ, đường Nghi Tàm. Lúc đầu thì chặn đường, tìm những hố xủi, tổ mối đào bới lên, cho quay phim, chụp ảnh để tuyên truyền cho dân biết sự nguy hại của làm nhà lấn đê. Các vết nứt, tổ mối, mạch xủi đó nếu gặp lũ thì nguy cơ vỡ đê là rất lớn.
Nguy hại trước hết là chính người dân sống gần đê, trong đó có bản thân những người lấn đê. Tuyên truyền là thế, thậm chí cán bộ phường, tổ dân phố thay nhau đi vận động, nhưng nhiều nhà cũng chống đối, dây dưa.
“Nếu là dân thường, tuyên truyền vận động rồi đền bù hỗ trợ thỏa đáng là dân nghe ngay. Tuy nhiên hồi đó không hiểu sao nhiều nhà thuộc diện “con cháu” vẫn ngang bướng, chống đối, chây ì khiến công tác giải tỏa dây dưa. Rồi dân thường cũng nhìn vào đó mà so bì” – ông Luân nhớ lại cái thuở đi vận động giải tỏa năm 1994 đầu 1995. May thay, cuối cùng ý chí lập lại kỷ cương đã chiến thắng!
Học giả Pháp Pierre Gourou vào đầu thế kỷ 20 từng viết: “Châu thổ sông Hồng đã bị chết trong tuổi vị thành niên của nó”. Có thể nói từ thời Lê, đồng bằng châu thổ sông Hồng đã chấm dứt giai đoạn phát triển tự nhiên của mình.
Những cuộc tranh luận trong lịch sử
Nó gần như bị cắt đứt liên hệ với chính con sông từng tạo ra và nuôi dưỡng. Dòng nước chứa nhiều phù sa của sông Hồng không còn tràn vào đồng bằng mà bị nhốt giữa hai thân đê.
Do vậy đáy sông không ngừng bị nâng cao, nhiều doi cát giữa dòng và bãi bồi được hình thành, đặc biệt đoạn từ Sơn Tây đến Nam Định. Đó là nguyên nhân khiến từ đời này qua đời khác các con đê cứ phải được tôn tạo, đắp cao lên mãi.
Tiến sĩ địa chất thủy văn Tạ Hòa Phương là người từ lâu quan tâm đến việc nghiên cứu địa hình của đới đứt gãy sông Hồng, cũng như tình trạng đê sông Hồng và những tác động của nó đến thủy văn của đồng bằng Bắc bộ và vùng châu thổ sông Hồng tại Hà Nội nói riêng. Từ cách đây hơn 10 năm, ông đã có ý kiến về việc nên bỏ bớt một số đoạn đê sông Hồng.
Ông cho rằng: “Việc đắp đê sông Hồng là quyết định đúng đắn thời kỳ đầu. Năm 1108, vào thời Lý, con đê đầu tiên được đắp ở phường Cơ Xá chỉ có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long. Những con đê thấp được đắp vào đời Trần (1225-1400) chỉ cốt giữ cho nước không tràn vào đồng ruộng để kịp làm vụ chiêm, sau khi mùa màng thu hoạch xong thì nước được tự do tràn vào đồng ruộng – một giải pháp có thể chấp nhận được.
Nhưng những con đê bề thế được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ Nhị Hà (sông Hồng) vào triều Lê Sơ (1428-1527) đã là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép.
Bị kềm kẹp giữa hai thân đê, sông Hồng càng trở nên hung dữ, đã “giãy giụa”, bứt phá, gây ngập lụt triền miên vào thời Nguyễn. Cũng chính trong thời Nguyễn đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê. Ví dụ vào thời Minh Mạng, năm 1833 Đoàn Văn Trường, Đặng Văn Thiêm, Trịnh Quang Khanh đã dâng sớ xin khai sông thay vì đắp đê, tạm bỏ đê ở Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.
Vốn có tư chất thông minh, năng động và quyết đoán, sau 10 năm tăng cường tôn tạo và đắp đê, vua Minh Mạng đã cho áp dụng biện pháp thử bỏ đê và tiến hành đào sông Cửu An để tiêu lũ.
Phải thừa nhận đó là một quyết định mang tính cách mạng, tuy việc thực hiện chưa thành công do nhiều khó khăn khách quan. Tiếc rằng không phải ai cũng hiểu như vậy, có người còn đánh giá việc làm kể trên biểu hiện thái độ ươn hèn của triều đình Minh Mạng”.
Vào cuối thời Thiệu Trị, năm 1847, quyền tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai đã dâng sớ nêu 12 điều hại của đê và xin bỏ đê.
Nguyễn Đăng Giai khẩn khoản: “Nước với đất là vật nương tựa nhau. Đắp đê phòng lụt, nước không vào ruộng được, ruộng ngày càng khô ráo. Tuy có cấy lúa cũng không lên được… Mỗi năm đến tiết hạ – thu, nước sông trướng rật lên là phải đi hộ đông vệ tây, trống thúc huyên thiên, đồng ruộng lại khô hạn. Nhưng trong đồng thì mong nước như khát, mà bên ngoài sông thì coi nước như thù. Muốn đào ra lấy nước thì sợ vỡ đê. Muốn hộ đê cho vững thì ruộng lúa bị bỏ… Đường đê đã nhiều, hao phí tài lực càng lắm. Làm chỗ này hỏng chỗ kia. Kè bên đông thời bỏ bên tây. Đem cái công làm ruộng hữu hạn mà đắp đê bối vô hạn, tài lực của dân làm sao chịu nổi…”.
Tổng đốc kiến nghị khai đào một số con sông (ví dụ các sông Nguyệt Đức, Thiên Đức, Nghĩa Trụ) để phân lưu cho sông Hồng, đổ về phía đông, giảm bớt lượng nước tràn vào đồng ruộng: “Chỗ bồi lấp đào khơi ra. Sao cho dòng nước đều lưu thông. Các cửa sông có đê đắp ngang, xin khai đôi cửa sông lên phía trên để thu hút nước thượng lưu, bất tất phải nắn thẳng đem chỗ xa ra chỗ gần mà phí công tổn hại ruộng đất, chỗ ở, phần mộ của dân thành ra bất tiện… Nhất thiết đem cái công bồi đắp đê điều làm vào việc khai đào sông cũ, không nên làm gì khác để phí của. Khai đào được bao nhiêu đất bùn, đem ra xa hai bên bờ độ mấy chục trượng, tích lại để bảo vệ bờ nông”.
Vào thời Tự Đức, Nguyễn Đăng Khải đề xuất (năm 1857) xin giữ lại đê bên tả ngạn sông Hồng, phá bỏ đê bên hữu ngạn để nước lũ có thể tràn vào đồng ruộng; Vũ Văn Bình (năm 1861) đề nghị bỏ tất cả đê ở các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định; Trần Bình và Hoàng Tá Viêm cũng cho rằng bỏ đê thì lợi hơn đắp đê.
Năm 1915, Kinh lược xứ Hoàng Cao Khải đề nghị bỏ đê ở những vùng đất cao, giữ đê ở những vùng đất thấp, tìm cách nâng cao những vùng đất thấp để dần dần phá bỏ đê hoàn toàn. Mở rộng dòng chảy để thoát lũ cũng là vấn đề ông quan tâm.
- Ảnh bên : Giữa những tranh cãi dữ dội của lịch sử và những đe dọa của thiên nhiên, đê sông Hồng vẫn vượt qua biến cố và tồn tại tới hôm nay (Ảnh: TTXVN)
Khai dòng, thoát lũ, bỏ đê từng đoạn
TS Tạ Hòa Phương là người cổ vũ ý tưởng nắn chính dòng thoát lũ và bỏ từng đoạn đê để đưa nước phù sa vào đồng ruộng.
Ông cho biết: “Từ trước năm 1837 Nguyễn Công Trứ đề xuất giải pháp nắn chỉnh, khai đào đoạn khởi đầu sông Thiên Đức (sông Đuống), chuyển cửa nhận nước từ sông Hồng dịch về phía thượng nguồn giúp việc phân lũ được thuận lợi. Đó là một đề xuất rất khoa học, nhưng cũng không thể thực hiện vào thời Minh Mạng vì công trình quá lớn. Sang thời Tự Đức, ý tưởng đó mới được thực hiện một phần và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Nhìn trên tấm bản đồ Hà Nội hôm nay chúng ta có thể thấy đoạn đầu sông Đuống đã được nắn chỉnh để có vị thế thích hợp như thế nào, khiến nó trở thành đường thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng”.
Mặt khác, TS Phương cũng nhấn mạnh: Hà Nội nằm bên sông Hồng, con sông chảy theo một đới đứt gãy địa chất lớn – đứt gãy sâu sông Hồng, gần như chia miền Bắc thành hai nửa. Mà đứt gãy sâu thường là nơi bất ổn của vỏ Trái đất, nơi chịu các lực nén ép khổng lồ, tiềm ẩn khả năng động đất và chuyển động chờm, trượt…
Nếu nhìn từ Lào Cai về phía đông nam ta sẽ thấy dòng sông khá thẳng, đấy là đoạn sông còn chảy theo đứt gãy, chưa tiến vào đồng bằng châu thổ của nó. Cự ly dịch chuyển hai cánh đứt gãy sông Hồng hiện nay khoảng 300km (cánh tả ngạn bị trượt một cách tương đối về phía tây bắc).
Một điều đáng lưu tâm hiện nay là đới đứt gãy sông Hồng vẫn chưa ngừng hoạt động. Bởi vậy, vấn đề bỏ hay giữ đê đến nay cũng còn nguyên tính thời sự, nhất là khi chúng ta đã có hồ thủy điện Hòa Bình (trong tương lai gần còn có thêm hồ thủy điện Tạ Bú ở Sơn La) giúp điều tiết hiệu quả lưu lượng nước của hệ thống sông Hồng phía hạ lưu.
Vì thế đã đến lúc cần xem xét lại phương án bỏ đê từng bộ phận, đưa nước vào đồng bằng một cách có điều tiết, có thể kiểm soát mực nước dâng. Làm được điều đó châu thổ sông Hồng sẽ được hồi sinh. Những ô trũng trên đồng bằng sẽ được lấp đầy dần.
Nhưng dù phương án này được thực hiện thì những con đê bảo vệ Hà Nội vẫn cần được gia cố tốt hơn, để đảm bảo an toàn những giá trị ngàn năm của thủ đô văn hiến.
Nỗi ác mộng của các cán bộ bảo vệ đê điều và người dân sống hai bên bờ đê chính là những ổ mối âm thầm khoét sâu vào thân đê. Trăm phương ngàn kế đã được áp dụng để diệt mối tận gốc nhưng vẫn chỉ là đánh rắn đằng đuôi, diệt mối khi tổ nó đã ăn ruỗng thân đê.
Khúc đê nào phát hiện có vài con mối là chỉ vài ngày sau đã có hàng chục tổ mối, mối đào đất làm tổ, thân đê cứ ruỗng từ bên trong, mưa xuống nước lên, kiểu gì cũng sụp.
Con mối và cuộc “đổi đời” của đê
Ngành thủy lợi đã tổ chức rất nhiều đợt phát huy sáng kiến diệt mối, từ tìm bắt thủ công đến đổ hóa chất bảo vệ hàng ngàn kilômet đê Bắc bộ. Có những cá nhân đã được tuyên dương chiến sĩ thi đua toàn quốc vì thành tích diệt mối như ông Nguyễn Văn Chấp ở xã Gia Lương, Thuận Thành (Bắc Ninh)… Nhưng mối vẫn hoành hành, có những ổ mối to như ổ voi, sụp xuống nuốt gọn cả một chiếc xe commăngca.
Ông Nguyễn Gia Quang, nguyên phó cục trưởng Cục đê điều, kể lại: “Có lần chúng tôi đi kiểm tra đê phải dừng vì xe hỏng, cậu lái xe cuống quít: “Mau lên anh ơi, xe dừng lâu là mối ra nhiều lắm”. Quả nhiên, một lúc sau mối bay ra từng đàn. Tôi mới để ý quan sát khắp các tuyến đê miền Bắc: ở đâu có xe cộ chạy nhiều thì ở đó không có mối. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chính xác, nhưng theo ghi nhận trực quan hàng chục năm của tôi, rõ ràng mối không chịu được tần số rung do ôtô đi trên đê gây ra.
Trong khi đó, suốt hàng chục năm chúng ta vẫn nghiêm cấm các phương tiện cơ giới đi lại trên mặt đê vì sợ ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ đê. Chính vì vậy, tôi đã kiên trì đề nghị Bộ Thủy lợi và Bộ GTVT cho phép ôtô đi trên đê để đuổi mối, nhưng với điều kiện phải cứng hóa mặt đê, tức phải trải bêtông hay đổ nhựa”.
Mới thập niên 1990, khi phong trào lô đề ở Hà Nội bùng phát lan rộng, nhiều gia đình khuynh gia bại sản vì có người thân ham hố món cờ bạc này thì lúc đó câu cửa miệng để người ta răn dạy nhau: “Đánh đề ra đê mà ở”.
Ông Đặng Quang Tính, nguyên cục trưởng Cục Đê điều, kể rằng thời đó và xa hơn nữa, hệ thống đê điều Hà Nội vẫn toàn bộ là đê đất, nhiều đoạn chỉ thấp ngang ngực người đi đường, cỏ mọc lúp xúp, hoang vắng. Phía ngoài đê chỉ là các bãi sậy, dân cư thưa thớt mà chủ yếu là dân ngoại tỉnh buôn bán dọc sông cắm lều ở tạm. Thậm chí những đối tượng trốn lính, trộm cắp… không chốn dung thân mới tìm đến vệ đê dựng lều tá túc. Vì thế đê là nơi mà chẳng đặng đừng người ta mới tìm đến.
Việc cứng hóa thân đê theo các chuyên gia Cục Đê điều là quy luật tất yếu, chứ chẳng phải lý do nào. Không phải đắp đê cao hơn, cứng hơn để mời gọi người ta đến lập làng, lập xóm, mà lý do chính là để bảo vệ Hà Nội, bảo vệ người dân nội thành sống trong đê.
Theo ông Nguyễn Ty Niên, nguyên vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Bộ Thủy lợi những năm 1985-1990, kế hoạch cứng hóa đê Hà Nội có từ năm 1985. Nhưng khi đó để gia cố đê cho chắc, biến đê mềm (đất) thành đê cứng thì cần rất nhiều tiền để triển khai nhiều hạng mục. Đất nước khi đó khó khăn, Bộ Thủy lợi lúc đó chủ trương vay tiền từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhưng khổ nỗi lúc đó VN vẫn bị cấm vận nên việc vay tiền quốc tế là không thể.
Vậy nên muốn lũ không phá đê, tràn đê thì VN cần phá vỡ “đê cấm vận”- là cách duy nhất khi đó. Đích thân ông Niên phải xây dựng kế hoạch, tham gia đàm phán, thuyết phục ADB suốt năm năm trời, với lý do vay tiền để ổn định thân đê, và cuối cùng đến năm 1990 ADB đồng ý cho vay hơn 11 triệu USD để chủ yếu xây dựng hệ thống kè dọc đê sông Hồng từ Hà Tây về Hà Nội, xử lý các đùn, xủi thân đê và xây tường bêtông trên mặt đê (thay thế các con trạch xấu xí mà mỗi khi lũ lên người dân hay đắp trên mặt đê để chống sóng và ngăn lũ tràn).
Có tiền nhưng phải đến năm 1993 các dự án này mới được triển khai xây dựng. Phải mất năm năm, đến 1998 các hạng mục dự án cơ bản hoàn thành. Câu chuyện về các tổ mối trên thân đê đã hầu như lùi vào dĩ vãng. Bây giờ các tuyến đê xung yếu hầu như cũng đồng thời trở thành những con đường huyết mạch, phục vụ dân sinh.
Đi vào… gốm sứ
“Nhớ những con đê thành lối xe, bước chân năm tháng đi về…” là lời bài hát quá đỗi thân quen của nhạc sĩ Hoàng Hiệp Nhớ về Hà Nội mà người Hà Nội và bất kỳ ai chỉ một lần qua thành phố này cũng thuộc nằm lòng. Nhưng những con đê thành lối xe ấy cũng vẫn chỉ là những con đường bêtông xám xịt, cỏ may leo kín triền đê. Thành phố vốn đã quay lưng ra sông, bờ đê lại xấu và bẩn, sông Hồng vì thế càng xa.
Một góc của “con đường gốm sứ” – đê sông Hồng ngày nay – Ảnh: V. Dũng
Trong rất nhiều dự án chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long, một dự án đầu tiên rất đơn lẻ, khởi phát từ một nữ họa sĩ trẻ nhằm làm đẹp những bức tường trên đê Yên Phụ, Trần Quang Khải đã được đông đảo các giới, các thế hệ người Hà Nội cả trong và ngoài nước hưởng ứng vì tính thiết thực và khả thi của nó.
Ý tưởng của Nguyễn Thu Thủy, họa sĩ trình bày báo Hà Nội Mới, là “Toàn bộ bức tường ngăn sóng trên mặt đê được trang trí bằng những bức tranh gốm tái hiện lịch sử văn hóa dân tộc từ Đông Sơn đến Đinh, Lê, Lý, Trần… Nguyễn. Chất liệu là gốm sứ Bát Tràng của làng gốm nổi tiếng ngay bên kia bờ sông Hồng”. 21 trường đoạn kéo dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp, chạy suốt từ dải bờ sông phía nội thành Hà Nội quả thật đã mang lại một bộ mặt mới trẻ trung, rực rỡ và quan trọng nhất là rất sáng sủa, sạch sẽ cho thành phố.
Trong quá trình thi công, bắt đầu từ tháng 2-2007, con đường gốm sứ đã gặp phải rất nhiều ý kiến phản biện, thậm chí chống đối quyết liệt. Nhiều họa sĩ coi đó là một thứ “rác văn hóa”, tương đương với thứ nghệ thuật “vẽ bậy, bôi bẩn” kiểu phương Tây. Ở một cực khác, những nhà sử học như giáo sư Lê Văn Lan, họa sĩ như chủ tịch Hội Mỹ thuật VN Trần Khánh Chương lại rất nhiệt tình ủng hộ. Quan trọng hơn nữa là sự đóng góp tự nguyện của các bạn sinh viên mỹ thuật trẻ, của các doanh nghiệp…
Giữa tháng 9/2010, con đường gốm sứ chào mừng 1.000 năm Thăng Long được xây dựng chủ yếu bằng tiền xã hội hóa đã chính thức hoàn thành với 3.950m chiều dài và diện tích 7.000m2 tranh gốm, lập kỷ lục Guinness cho bức tranh gốm dài nhất thế giới.
Cái mới không phải lúc nào cũng được chấp nhận ngay và văn hóa thì phải được gìn giữ hằng ngày, vì con đường gốm sứ hoàn t
Hồ thủy điện không gây lũ lụt nặng thêm cho hạ du
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ nhận định, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh không xả lũ hay gây lũ nhân tạo khiến lũ chồng lũ trong đợt mưa lũ tại miền Trung vừa qua.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 3 hồ thủy điện đang khai thác và chuẩn bị khai thác gồm Hà Nang, Đăkdrinh, Nước Trong đều để tràn tự do với mức 0,6-0,8m và không xả lũ. Trong thời gian mưa lớn, hầu hết các hồ đều để tràn tự do, không xả nước để gây nên lũ nhân tạo, lũ chồng lũ. Tình trạng nước dâng đột ngột là do mưa quá lớn lại diễn ra trong thời gian ngắn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho biết, thời điểm xảy ra mưa lớn, hầu hết 73 hồ thủy lợi của tỉnh đều cho chảy qua tràn tự do, 3 hồ cho xả tràn xả sâu với lưu lượng nhỏ. Đặc biệt, đối với 4 hồ thủy điện, tỉnh Quảng Nam giám sát chặt chẽ, có đường theo dõi quá trình lũ của từng hồ. Trong các thời điểm, mức nước xả đều thấp hơn mức nước đến các hồ. Cụ thể, lúc đỉnh điểm nước về hồ Đăk Mi 4 đạt 4.360 m3/giây, mức xả là 3.900 m3/giây, hồ A Vương 898 m3/giây, mức xả 871 m3/giây, hồ Sông Tranh 2 đạt 7.056 m3/giây xả 2.531 m3/giây.
Tại tỉnh Gia Lai, theo số liệu thống kê, lượng mưa vùng An Khê gấp đôi lượng mưa đợt lũ lịch sử năm 1981, trên sông Ba tại An Khê lại xuất hiện lũ lịch sử , vượt đỉnh lũ năm 1981 là 1,67m, lũ lên nhanh với biên độ rất lớn, tới 89,01m, thời gian lũ lên chỉ 16 giờ với cường suất lũ lên lớn nhất 60cm/h. Do vậy, nếu không có tác động của hồ An Khê thì với lượng mưa như vậy, lũ cũng sẽ xảy ra ở mức tương tự và cao hơn.
Các cơ quan chuyên môn đánh giá hầu hết các hồ khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng đều thực hiện được chức năng cắt lũ, không làm nặng thêm tình trạng lũ cho vùng hạ du trong thời gian mưa lũ vừa qua và không vi phạm quy trình vận hành hồ chứa.
Nhìn lại cơn lũ lịch sử
Ông Bùi Minh Tăng- Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương cho biết, nếu so sánh với trận mưa cuối tháng 9-2009 (từ 28-30/9), cho thấy, lượng mưa trên lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ đo được tại các trạm thì trận mưa từ ngày 14 đến 17-11 vừa qua lớn hơn từ 300 đến 500mm; cường độ mưa ở các trạm thượng lưu cao hơn rất nhiều so với trận mưa năm 2009, từ 183-251mm. Hoặc so sánh với trận mưa năm 1999 (từ ngày 1 đến 5-12), cho thấy, mặc dù tổng lượng mưa năm 1999 cao hơn nhiều so với trận mưa năm vừa qua, nhưng trận mưa kéo dài 5 ngày (trong khi đó, trận mưa tháng 11-2013 chỉ kéo dài 3 ngày), nên cường độ mưa ở vùng thượng lưu các sông năm 2013 đều cao hơn trận mưa năm 1999 từ 20-200mm.
Tại tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, chỉ trong vòng 3 ngày, tổng lượng mưa đo được nhiều nơi bằng gần 80% tổng lượng mưa cả năm. Cường độ mưa rất lớn và phần lớn đều cao hơn so với những trận lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử đã xảy ra.
Chính vì mưa lớn, nên trên các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum đã xuất hiện một đợt lũ lớn. Biên độ lũ lên ở thượng nguồn các sống từ 6-12m, hạ lưu từ 2,5 -6,5m; đỉnh lũ trên phần lớn các sông từ Quảng Nam đến Bình Định, Gia Lai, Kon Tum đạt mức báo động 3 và trên báo động 3 từ 0,1-3,65m. Riêng các sông ở Quảng Ngãi, sông Kôn, thượng nguồn sông Ba tại An Khê đã xuất hiện lũ lịch sử; các sông từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế và Phú Yên đạt mức báo động 1 và 2, có nơi trên báo động 2. Lũ lên nhanh, tập trung trong thời gian ngắn với cường suất lũ lên lớn (cường suất lớn nhất đạt từ 0,5-2,09m/giờ), vì thế, phần lớn các hồ chứa (cả thủy điện và thủy lợi) từ Thừa Thiên Huế đến Phú yên, Ninh Thuận và khu vực Bắc Tây Nguyên đã vượt mức dâng bình thường và phải xả tràn.
Nhìn lại trận lũ lịch sử năm 1999, đây là một trận lũ khủng khiếp chưa từng gặp, lượng mưa từ trong 5 ngày phổ biến từ 600-900mm những nơi mưa lớn như Thạch Hãn lên tới 1.346mm, Tiên Phước 1.453mm, Hiệp Đức 1.370mm, Cao Lâu 1.211mm, đặc biệt A Lưới 2.271mm, Huế 2.288mm, trong đó lượng mưa một ngày tới 1.384mm là lượng mưa lớn chưa từng thấy trong chuỗi số liệu đo đạc hơn 100 năm ở nước ta, gây nên lũ lịch sử trên toàn vùng : ngập lụt lớn, chia cắt giữa các vùng, 20 huyện thị xã ngập lụt sâu từ 2-4m nước, khiến 100% nhà cửa ở Thừa Thiên Huế nhấn chìm trong biển nước. Sông Hương đổi dòng mở ra hai cửa thoát lũ ra biển là cửa Hòa Duân và Vĩnh Hải là hiện tượng chưa từng xảy ra. Thời gian này, ở Miền Trung chỉ có duy nhất một công trình thủy điện là Yaly ở Gia Lai.
Trước tình hình thiên tai, mưa lũ ngày càng cực đoan và khó lường hiện nay, điều quan trọng cần tập trung nhất là cần rà soát, nâng cao hơn nữa các công việc chuẩn bị phòng chống tại các công trình thủy lợi, thủy điện, từ việc dự báo, rà soát quy hoạch xây dựng các khu dân cư, công trình vùng lũ phù hợp hơn tình trạng biến đổi khí hậu, quản lý, xây dựng và tu bổ các hồ chứa, bổ sung hệ thống quan trắc. Đặc biệt, việc thông tin, phương thức thông báo lũ cần cải tiển để kịp thời thông báo cho người dân./
Những hình ảnh không tưởng tượng nổi
Cùng nhìn lại một số hình ảnh về trận lũ lịch sử năm 1999 ở miền Trung, cũng là trận “đại hồng thủy” nghiêm trọng nhất trong suốt mấy mươi năm qua.

1 kg bột mỳ thành 180 cái quẩy tẩm bột nở, rán mỡ bẩn đen sì
Món quẩy rán vàng, giòn tan được làm từ bột mỳ ủ đẫm bột nở, rán bằng loại dầu tái chế đen sì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của bạn.

MC giật mình khi cô gái miền Tây muốn ‘dạy’ chồng bớt hiền
Khi Văn Thạo hỏi, cô có ngại nếu anh là người quá hiền? Hà My cho biết, cô không ngại nếu anh hiền vì nếu hiền thì dần dần cô sẽ chỉ cách để anh không còn hiền nữa.

Chú rể nhảy theo ca khúc của Sơn Tùng trong đám cưới khiến cô dâu xúc động
Dù không phải vũ công chuyên nghiệp, chú rể Song Ninh vẫn cố gắng thể hiện điệu nhảy “Nơi này có anh” (Sơn Tùng M-TP) để chiều lòng vợ.
Miền Trung chuẩn bị đón một đợt mưa lớn, nguy cơ lặp lại trận lũ lịch sử 1999
Sáng nay, bão số 5 sau khi đi vào đất liền tại các tỉnh Bình Định-Phú Yên đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gây gió mạnh, mưa lớn, một số khu vực lượng mưa xấp xỉ 400mm, tốc độ gió mạnh cấp 8-9, có nơi giật cấp 11.
![]() |
Dự báo trong những ngày tới sẽ hình thành một dải hội tụ nhiệt đới và có khả năng tiếp tục xuất hiện một cơn bão mới, gây ra một đợt mưa rất lớn ở các tỉnh miền Trung (ảnh minh họa). |
Nhận định về tình hình mưa lũ sau bão, ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên tiếp tục có mưa ở khu vực phía Nam Tây Nguyên và Ninh Thuận với tổng lượng mưa 40-70mm, khu vực phía Bắc Tây Nguyên và Khánh Hòa có tổng lượng mưa 80-150mm, có nơi trên 150mm, ở các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có tổng lượng mưa 100-200mm, có nơi trên 200mm.
Về lũ trên các sông, một số sông ở khu vực Bình Định, Quảng Ngãi đang lên; tại sông Vệ trên mức báo động (BĐ) 3 là 0,2m và tiếp tục lên, khu vực sông Trà Khúc lên mức BĐ3 trong chiều tối ngày 31/10. Nguy cơ ngập lụt tại khu vực sông Trà Khúc và sông Vệ, đặc biệt lưu ý khu vực sông Vệ nơi có địa hình trũng thấp. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên; ngập lụt sâu diện rộng tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa.
Theo ông Khiêm, dự báo trong những ngày tới sẽ hình thành một dải hội tụ nhiệt đới và có khả năng tiếp tục xuất hiện một cơn bão mới, gây ra một đợt mưa rất lớn ở các tỉnh miền Trung. “Tổng lượng mưa dự báo phổ biến từ 300 – 500mm, có nơi mưa trên 500mm, nên các tỉnh miền Trung có nguy cơ lặp lại trận lũ lịch sử năm 1999”, ông Khiêm thông tin.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, bão số 5 đã khiến 7 tàu vận tải/70 thuyền viên tại cảng Quy Nhơn bị trôi, 5 tàu đã khắc phục đảm bảo an toàn; 70 tàu cá (tàu gỗ) loại vừa và nhỏ neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn bị đứt neo, bị dồn xô, va đập, đến nay, có 25 tàu được khắc phục và đi vào nơi neo đậu an toàn (còn lại 45 tàu đang được hỗ trợ xử lý).
Mưa bão cũng khiến 144 nhà dân bị sập hoàn toàn; 2000m kè biển bị sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng tới 96 hộ dân nằm dọc trên kè.
Bên cạnh đó, một số cầu bị sập, hàng ngàn cây xanh bị đổ, mất điện diện rộng, ước tính thiệt hại gần 400 tỷ đồng.
Tại Phú Yên, có hơn 20 chiếc thuyền bị chìm, lồng bè thủy sản ít thiệt hại; có 14 nhà sập hoàn toàn, 18 ngôi nhà thiệt hại 30-50%; về nông lâm nghiệp: 70 ha bị ảnh hưởng, ngập úng, đổ ngã; khoảng 2000m3 đất bị sạt lở. Mất điện hoàn toàn 72 xã, hiện đã khắc phục 11 xã.
Nhiều địa phương thuộc Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên bị sự cố và mất điện.
Tại cuộc họp họp trực tuyến rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó bão số 5 và triển khai ứng phó với mưa lũ sau bão diễn ra sáng nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng -Trưởng Ban đánh giá cao nỗ lực của các Bộ ngành và địa phương trong chỉ đạo ứng phó với bão số 5, thực hiện nghiêm công điện của Ban chỉ đạo; công tác dự báo đã kịp thời, sát thực tế, công tác thông tin tới người dân kịp thời đặc biệt qua hệ thống tin nhắn và các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời thông tin diễn biến tình hình bão tới người dân đảm bảo an toàn về người và tài sản, bão số 5 đổ bộ nhưng cấp độ không quá mạnh nên đến nay chưa có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản cũng giảm.
Mặc dù cơn bão không mạnh nhưng đi nhanh, dễ gây tâm lý chủ quan, dù đã có sự chỉ đạo chủ động, quyết liệt, tuy nhiên công tác chỉ đạo ứng phó đôi lúc còn lúng túng, đặc biệt trong quản lý neo đậu tàu thuyền tại Bình Định; cần xem xét rút kinh nghiệm và có kế hoạch bố trí neo đậu tàu thuyền phù hợp, đảm bảo đủ khả năng. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương không được chủ quan và chủ động ứng phó với diễn biến thiên tai bất thường trong thời gian tới.
D. Thùy
Cơn bão Con voi kinh hoàng “sắp trở lại” Nam Trung bộ | Xã hội
Sáng nay 29-10 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp khẩn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để chỉ đạo ứng phó với cơn bão sắp đổ bộ vào nước ta, dự báo là chiều tối mai 30-10.

Báo cáo tại cuộc giao ban, Tiến sĩ Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng- Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã có dấu hiệu mạnh lên. Dự báo chiều nay, có thể là đầu giờ chiều nay, sẽ mạnh lên thành bão.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Quốc gia cảnh báo, cơn bão này di chuyển rất nhanh. Dự báo khoảng chiều tối mai (30-10), bão sẽ đổ bộ vào đất liền.
Khu vực tâm bão đổ bộ được nhận định là Nam Trung bộ. Trong đó, các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên có thể sẽ lại lặp lại “cơn bão kinh hoàng” đã từng xảy ra vào đầu tháng 11-2017. Người dân ở Nam Trung bộ vẫn chưa quên cơn bão này.

Được tiếp sức bởi không khí lạnh mạnh, “cơn bão ngày mai có đặc điểm là sẽ đột ngột mạnh lên khi vào gần bờ và có đường đi, vị trí đổ bộ gần giống với cơn bão Damrey năm 2017”, ông Mai Văn Khiêm cảnh báo.
Vào sáng sớm ngày 4-11 năm 2017, cơn bão có tên quốc tế Damrey (được gọi là Con voi), cơn bão thứ 12 trong năm 2017, đã đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa, gây thiệt hại kinh hoàng trên cả dải rộng tại Nam Trung bộ, làm 142 người chết và mất tích, hàng ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, hải sản bị thiệt hại nặng…

Đáng lo ngại là cơn bão này sẽ gây ra mưa rất lớn tại miền Trung, gần giống đợt mưa gây lũ lụt năm 1999. Đợt 1 sẽ gây mưa trên dải rộng từ Nam Trung bộ, Tây Nguyên đến Huế, nhưng đợt 2 sẽ mở rộng ra cả Bắc Trung bộ và Bắc bộ do tương tác của không khí lạnh với hoàn lưu phía Bắc cơn bão.
Các chuyên gia từ Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Quốc gia cũng cho biết, đây có thể là cơn bão gây mưa lũ lớn. Trong cơn bão Damrey năm 2017 đã từng gây mưa tới 1.000mm. Vì vậy, hiếm khi trung tâm dự báo của Việt Nam đưa bản tin “lạ” (cảnh báo mưa rất lớn ở Trung bộ và Tây Nguyên) như với cơn bão lần này.