• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Mở cánh cửa mới cho y học tương lai
    • Tin tức liên quan
    • Tin cùng chuyên mục
        • Tế bào nhân thực là gì? Cấu trúc và Chức năng của tế bào nhân thực
    • Tế bào nhân thực là gì?
    • Đặc điểm của tế bào nhân thực là gì?
    • Cấu trúc của tế bào nhân thực là gì?
    • Cấu tạo của tế bào nhân thực như nào?
      • Nhân tế bào
      • Riboxom
      • Lưới nội chất
      • Bộ máy Gôngi
    • Sự khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
      • Tế bào nhân sơ
      • Tế bào nhân thực
        • Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa
        • Đằng sau việc làm đẹp bằng tế bào gốc Multiᐩ, chuyên gia lên tiếng | Sức khỏe
    • Đột phá mới từ công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ
    • Chuyên gia lần đầu nhận định công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ
        • Đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc
        • Đã có 750 ca ghép tế bào gốc điều trị máu thành công
        • Điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả bằng tế bào gốc
    • Tế bào gốc hiệu quả trong điều trị tai biến mạch máu não 
    • Nghiên cứu phương pháp tế bào gốc trong điều trị tai biến mạch máu não
        • Bảng giá dịch vụ lưu trữ tế bào gốc
            • 10-07-2017

    Mở cánh cửa mới cho y học tương lai





    Trang chủ
    |




    Y Học Sức Khỏe






    SKĐS – Giải Nobel Y sinh học năm 2016 đã được quyết định trao cho GS. Yoshinori Ohsumi – nhà khoa học người Nhật, nhờ thành tựu khám phá các cơ chế phân hủy và tái tạo các thành phần mới của tế bào.

    Giải Nobel Y sinh học năm 2016 đã được quyết định trao cho GS. Yoshinori Ohsumi – nhà khoa học người Nhật, nhờ thành tựu khám phá các cơ chế phân hủy và tái tạo các thành phần mới của tế bào. Cơ chế đặc biệt đó thay vì được gọi là “đổi mới” lại được gọi “autophagy” (tự thực) – một quá trình cơ bản trong tế bào.
    Thông báo từ ban chấm giải của Viện Karolinska, Thủ đô Stockholm (Thụy Điển) cho biết: “Các khám phá của GS. Ohsumi đã đưa đến những hình mẫu mới trong việc hiểu về cách các tế bào phân hủy và tái tạo các thành phần mới của chúng. Khám phá của ông đã mở đường dẫn đến sự hiểu biết của nhiều quá trình sinh lý, chẳng hạn như trong việc tế bào thích ứng với cái đói hoặc phản ứng với sự xâm phạm là sự nhiễm khuẩn”.
    GS. Yoshinori Ohsumi sinh năm 1945. Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 và tiến sĩ năm 1972 (Đại học Tokyo), làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Rockefeller ở New York (Mỹ) từ 1974-1977. Sau đó, ông trở về Tokyo lập phòng thí nghiệm riêng của mình. Từ năm 2009, ông là giáo sư ở Viện Công nghệ Tokyo (Nhật).


    Cơ chế “tự thực” để đổi mới

    “Autophagy” là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hy Lạp với thành tố auto (tự) và phagein (ăn, thực). Khoa học gia Christian de Duve – người đoạt giải Nobel Y học 1974 là “cha đẻ” của từ “autophagy” khi đưa ra khái niệm này vào năm 1963.

     src=

    PLO – Giải Nobel Y học 2016 vinh danh nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi vì phát hiện cơ chế phân tách và tái chế tế bào (còn gọi là quá trình tự thực tế bào).

    Cơ chế “tự thực” là một cơ chế cơ bản của việc phân hủy và tái chế các thành phần của tế bào. Có thể hiểu đơn giản đó là cách các tế bào “tự ăn” tức làm cho mất đi và “tái chế” tức tạo ra các thành phần của chính mình để đổi mới.
    Cơ chế “tự thực” được chú ý lần đầu vào những năm 1960 khi các nhà khoa học phát hiện tế bào có thể thải các thành phần của mình bằng cách đưa chúng vào một lớp màng tạo thành một bọng hình túi và vận chuyển túi này đến một trung tâm tái chế bên trong tế bào. Những trung tâm tái chế ấy đầu tiên được gọi là lysosome và sau này được gọi là “autophagosome”. Trong trung tâm tái chế có chứa các enzym có tác dụng phân hủy protein, chất béo, chất đường… mà các chất này đã được tế bào xem là chất thải cặn bã cần phải xử lý. Sau đó, những chất phân hủy từ các chất thải được tái chế (recycling) thành năng lượng hoặc các thành tố mới cấu tạo tế bào. Riêng với chất đạm tức protein, trong những năm 1970 và 1980, người ta phát hiện trong tế bào có bộ phận gọi là “proteasome” cũng chính là một autophagosome đảm nhiệm phân hủy và tái chế các protein bị hỏng hoặc khi thiếu thốn protein.
    “Tự thực” chính là cách thức tế bào tự cung cấp nhiên liệu là năng lượng và tạo nên vật liệu là những “viên gạch” mới xây các thành phần của tế bào. Nhưng để làm gì? Chính là nhằm để đáp ứng những khủng hoảng như “sự đói” hoặc các stress khác như sự nhiễm trùng… Khi cơ thể bị nhiễm trùng, nhờ “tự thực” mà tế bào loại bỏ vi khuẩn hoặc siêu vi xâm nhập chúng gây bệnh.
    Vào những năm 1990, GS. Ohsumi đã sử dụng men nở làm bánh mì (mỗi hạt men là một tế bào) để xác định các gene điều khiển quá trình “tự thực” và sau đó chứng minh rằng cơ chế này cũng hoạt động tương tự như ở tế bào người. Ông đã xác định có 15 gene đóng vai trò chính yếu trong quá trình “tự thực”. Trong thời gian dài, thành tựu nghiên cứu của GS. Oshumi được cộng đồng khoa học đánh giá là hoàn toàn xứng đáng. Công trình nghiên cứu của ông giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn về cơ thể mình và mở ra một cánh cửa mới cho y học tương lai. Phát hiện về chu trình tự hoại và tái sinh của tế bào giúp con người hiểu hơn về nhiều cơ chế bệnh lí, về sự tồn tại của chính con người. Chẳng hạn như chúng ta hiểu tại sao trong thời kì đói khát, cơ thể con người có thể duy trì sự sống một thời gian khá lâu. Rối loạn trong “tự thực” có thể giúp giải thích tại sao chúng ta bị “lão hoá”, bị bệnh Parkinson, bị ung thư, bị tiểu đường… Đột biến gene chịu trách nhiệm về “tự thực” có thể đưa đến bệnh di truyền.


    Cơ chế “tự thực” và triết lý vô thường

    GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn (Việt Nam) trong một bài viết đã xem “tự thực” là một minh họa sinh động về ý niệm “vô thường” trong Phật giáo.
    Thật vậy, trong thực tế sinh học ở tế bào, sống và chết có thể diễn ra từng giây. Chúng ta là tập hợp các tế bào cho nên chúng ta là sự tổng hòa các quy trình sinh – diệt diễn ra trong các tế bào một cách liên tục cho đến ngày chúng ta nhắm mắt lìa đời. GS. Tuấn nêu một ví dụ tiêu biểu là trong xương chúng ta có hai loại tế bào lúc nào cũng làm việc song hành với nhau, một loại tế bào chuyên đục xương cũ (gọi là tế bào huỷ xương) và sau đó một loại tế bào khác lấp vào đó những xương mới (tế bào tạo xương). Quy trình huỷ diệt và sinh xương mới này diễn ra liên tục. Do đó, cứ mỗi 10 năm chúng ta có một bộ xương mới hoàn toàn.
    Phát hiện trong nghiên cứu của GS. Yoshinori Oshumi đã góp phần giải thích cơ chế của định luật vô thường qua phương pháp khoa học hiện đại. Quá trình phân hủy và tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường.
    “Tự thực” trong thực tế sinh học ở tế bào là quá trình sống và chết có thể diễn ra từng giây chính từ bên trong tế bào, thực chất đó cũng là quá trình đổi mới. Các tế bào trong cơ thể người “tự ăn” tức làm cho mất đi những gì là cũ kỹ, là cặn bã và “tái chế” tức tạo mới các thành phần của chính mình để đổi mới chính nó. Có thể tế bào không tạo cái hoàn toàn mới nhưng cũng không hoàn toàn lấy tất cả cái cũ mà chọn lọc những gì thật cần thiết để tạo thành cái mới.
    Suy diễn rộng ra, tâm thức của con người cũng thế, luôn thay đổi vì lẽ vô thường của cuộc sống và theo chiều hướng tự nhiên là thay đổi từ cũ là lạc hậu, là chưa tốt đến mới là tiến bộ, là tốt hơn.
    Đón Xuân, xin chúc mọi người đón nhận đổi mới một cách tốt đẹp.

    Theo SKĐS online

    Tin tức liên quan



    Tin cùng chuyên mục



    Tế bào nhân thực là gì? Cấu trúc và Chức năng của tế bào nhân thực

    Tế bào nhân thực là gì? Cấu tạo của tế bào nhân thực? Đặc điểm của tế bào nhân thực là gì? Mô hình tế bào nhân thực? So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực. Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy để tìm hiểu tế bào nhân thực là gì, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Hoidaphay.com nhé! Chắc chắn bạn sẽ tìm được những thông tin vô cùng hữu ích.

    Tế bào nhân thực là gì?

    Tế bào nhân thực là gì? Tế bào nhân thực là những tế bào của động vật, thực vật hay nấm và một số loại tế bào khác. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực đó là có cấu tạo màng nhân và nhiều bào quan thực hiện những chức năng khác nhau. Đồng thời, mỗi loại bào quan đều có cấu trúc phù hợp với từng chức năng chuyên hóa của mình và tế bào chất cũng được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng.

    Đặc điểm của tế bào nhân thực là gì?

    • Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
    • Thành tế bào bằng Xenlulôzơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật).
    • Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng.
    • Nhân: Có màng nhân.

    Cấu trúc của tế bào nhân thực là gì?

    Sau khi đã nắm được khái niệm và đặc điểm của tế bào nhân thực là gì, bạn cũng cần biết về cấu trúc của tế bào này như sau:

    • Nhân tế bào
    • Lưới nội chất
    • Riboxom
    • Bộ máy Gongi

    Cấu tạo của tế bào nhân thực như nào?

    Nhân tế bào

    Khi tìm hiểu tế bào nhân thực là gì, các bạn sẽ phải tìm hiểu cấu tạo của loại tế bào này và yếu tố đầu tiên đó chính là nhân tế bào. Nhân tế bào là bộ phận dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực.

    Trên thực tế, trong tế bào của động vật, nhân thường là bộ phận được định vị nằm ở vị trí trung tâm còn đối với tế bào thực vật sẽ có không bào phát triển tạo điều kiện để nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên. Nhân tế bào phần lớn sẽ có hình bầu dục hoặc hình cầu với kích thước đường kính khoảng 5µm.

    • Màng nhân: Màng nhân của tế bào nhân thực sẽ bao gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng có độ dày khoảng 6 – 9nm. Trong đó, màng ngoài được cấu tạo gắn liền với nhiều phân tử protein, cho phép những phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân một cách thuận lợi.
    • Chất nhiễm sắc: Tìm hiểu kiến thức về tế bào nhân thực là gì, các bạn sẽ biết thêm về cấu tạo của tế bào nhân thực sẽ bao gồm chất nhiễm sắc. Các nhiễm sắc thể chứa ADN cùng với nhiều protein kiềm tính. Bên cạnh đó, các sợi nhiễm sắc thể này thông qua quá trình xoắn để tạo thành nhiều nhiễm sắc thể. Số lượng các nhiễm sắc thể trong tế bào nhân thực sẽ mang những đặc trưng riêng biệt cho từng loài.
    • Nhân con: Trong nhân của tế bào nhân thực sẽ chứa một hoặc một vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với các phần còn lại. Đó được gọi là nhân con (hoặc có thể gọi là hạch nhân). Trong nhân con chủ yếu chứa protein với hàm lượng lên tới 80 – 85%.
    • Chức năng của nhân tế bào: Nhân tế bào là một trong những thành phần vô cùng quan trọng đối với tế bào. Bởi nó chính là nơi lưu giữ thông tin di truyền cũng như là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất được thực hiện trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào. Vì vậy, khi tìm hiểu tế bào nhân thực là gì, chắc chắn bạn sẽ biết đến chức năng chính của nhân tế bào trong tổng thể cấu trúc của nó.

    Riboxom

    Ribôxôm là bào quan có kích thước nhỏ và không có màng bao bọc. Kích thước của Riboxom thường dao động từ 15 – 25nm. Bên cạnh đó, mỗi tế bào sẽ có từ hàng vạn đến hàng triệu Riboxom. Cùng với đó, trong Riboxom còn chứa thành phần hóa học chủ yếu là rARN và protein. Vì vậy, mỗi Riboxom sẽ gồm một hạt lớn và một hạt bé. Chức năng chính của Riboxom đó là nơi tổng hợp protein.

    Lưới nội chất

    Trong khi tìm hiểu tế bào nhân thực là gì, các bạn không thể bỏ qua chức năng của lưới nội chất trong tế bào nhân thực. Lưới nội chất là hệ thống màng có vị trí nằm bên trong tế bào nhân thực để tạo thành một hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau và tạo nên sự ngăn cách với các phần còn lại của tế bào.

    Lưới nội chất được chia thành lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn với những chức năng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, chức năng chung của bộ phận này đó là tạo nên những xoang ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất. Đồng thời, nó còn sản xuất ra các sản phẩm nhất định nhằm đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hoặc xuất bào.

    Bộ máy Gôngi

    Bộ máy Gongi được cấu tạo với dạng túi dẹt xếp cạnh nhau. Tuy nhiên, chúng không dính lấy nhau mà cái này hoàn toàn tách biệt với cái kia. Vì vậy, chức năng chính của bộ máy Gôngi đó chính là lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của các tế bào trong tế bào nhân thực.

    Sự khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

    Tế bào nhân sơ

    • Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ và cấu trúc rất đơn giản
    • Bên cạnh đó, tế bào nhân sơ không có màng bao bọc vật chất di truyền
    • Tế bào nhân sơ không có hệ thống nội màng
    • Đồng thời, tế bào nhân sơ cũng không có màng bao bọc các bào quan
    • Ngoài ra, tế bào nhân sơ không có khung tế bào

    Tế bào nhân thực

    Sau khi đã tìm hiểu tế bào nhân thực là gì, chắc chắn bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để so sánh giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Cụ thể, tế bào nhân thực khác tế bào nhân sơ ở những điểm sau:

    • Tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu trúc phức tạp
    • Tế bào nhân thực có màng bao bọc vật chất di truyền
    • Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng
    • Cùng với đó, tế bào nhân thực có màng bao bọc các bào quan
    • Ngoài ra, tế bào nhân thực còn có cấu tạo khung tế bào

    Trên đây là những thông tin hữu ích về khái niệm tế bào nhân thực là gì, cấu tạo, cấu trúc và đặc điểm của tế bào nhân thực cũng như sự khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Hy vọng bài viết về chủ đề tế bào nhân thực là gì đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!

    Tu khoa

    câu hỏi về tế bào nhân thực

    tế bào nhân thực tiếp theo

    adn ở tế bào nhân thực

    mô hình tế bào nhân thực

    hình ảnh tế bào nhân thực

    tế bào nhân thực giáo án

    tế bào nhân thực vietjack

    tế bào nhân thực sinh 10 nâng cao

    chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực

    so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì

    Theo Hoidaphay.com

    Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa
















     HỘI CHỨNG BỆNH TẾ BÀO MAST (MASTOCYTOSIS SYNDROME)

                                                                               Nguyễn Thị Thời Loạn 

    I.   ĐẶC ĐIỂM CHÍNH

    Bệnh tế bào Mast là tập hợp sự bất thường của tế bào Mast ở da và ở nhiều vị trí toàn thân khác.

    Phân loại của Who như sau:

    –         Bệnh tế bào Mast ở da (Cutaneous Mastocytosis: CM)

    –         Bệnh tế bào Mast hệ thống không hoạt động (Indolent Systemic Mastocytosis: ISM)

    –         Bệnh tế bào Mast hệ thống phối hợp bệnh lý về máu (Systemic Mastocytosis with an Associated clonal Hematologic NonMast cell lineage Disease: SM-AHNMD)

    –         Bệnh tế bào Mast hệ thống (Aggressive Systemic Mastocytosis: ASM)

    –         Bệnh Bạch cầu Mast (Mast Cell Leucemie: MCL)

    –         Bệnh ung thư tế bào Mast (Mast Cell Sarcoma: MCS)

    –         U tế bào Mast ngoài da (Extracutaneous Mastocytoma: EM)

    Bệnh tế bào Mast ở da là thường gặp nhất

    Thương tổn da dạng cục thường phân bố khu trú, thương tổn da dạng dát sẩn thường lan tỏa toàn thân. Phân loại theo bảng sau: 






    Khu trú

    Bệnh tế bào Mast da dạng cục (u tế bào Mast- Mastocytoma, NCM- Nodular CM)

    Toàn thân

    Bệnh tế bào Mast da dạng dát sẩn thường lan tỏa toàn thân (Maculopapular CM)

    Bệnh tế bào Mast ở da dạng sẩn mãng (papular plaque CM- PPCM)

    Mày đay sắc tố (Urticaria Pigmentosa-UP)

    Ban dát giản mạch (Telangiectasia Macularis Eruptive Perstans: TMEP)

    Bệnh tế bào Mast diffuse (DCM)

    Những triệu chứng da của mày đay phù mạch hoặc bọng nước có ngứa, những triệu chứng toàn thân như  nóng bừng, nôn ói, ỉa chảy, đau đầu và ngất là do một số nhiều chất có hoạt tính dược học có trong tế bào Mast giải phóng ra .
    Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tế bào Mast chỉ có triệu chứng đơn thuần ở da và ở thể bệnh tế bào Mast da thì thường không có triệu chứng toàn thân. Tuy nhiên, nửa số bệnh nhân bị bệnh tế bào Mast hệ thống cũng có thể không có biểu hiện ở da.
    I.    DỊCH TỄ HỌC
    Tuổi: từ khi mới sinh cho đến năm 2 tuổi (55%) ở thể (NCM, PPCM, UP) nhưng bệnh tế bào Mast cũng xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Bệnh xuất hiện tuổi nhỏ hiếm khi phối hợp với bệnh tế bào Mast hệ thống.
    Giới: chủ yếu là nữ, nam ít gặp hơn
    Tỷ lệ: chưa được thống kê
    II.   SINH BỆNH HỌC
    Tăng sinh, quá sản tế bào Mast ở người phụ thuộc vào Kit ligand và Kit là receptor cho yếu tố tế bào gốc (stem cell factor). Đột biến c-kit được xác định ở máu và mô của bệnh nhân. Tế bào Mast gồm nhiều chất có hoạt tính dược học có mối liên quan với biểu hiện lâm sàng như:

    Histamine gây những triệu chứng mày đay, viêm ruột Prostaglandin D2 gây những triệu chứng tim mạch, khó thắt phế quản, viêm ruột và rối loạn nhu động ruột Heparin gây những triệu chứng xuất huyết trong mô, loãng xương (osteoporosis)

    Men Neutral protease /Acid hydrolase gây những triệu chứng thương tổn xương, xơ gan dạng đốm.
    I.   BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
    Biểu hiện ở da là ngứa và sung phù, có dấu hiệu Darier. Nhiều loại thuốc như: dextran, polymycin B, morphine, codeine, scopolamine, D-tubocuratin, kháng viêm nonsteroid, cồn…,  có thể gây ra bệnh tế bào Mast, giải phóng các chất có hoạt tính dược học làm tăng sinh các thương tổn da ngứa, sưng phù.
    Ban đỏ cũng có thể được tạo ra do nóng hoặc lạnh và cũng có thể kèm theo đau đầu, buồn nôn, nôn ói, ỉa chảy, chóng mặt, xây xẩm, ngất. Những triệu chứng toàn thân kèm theo chứng kém hấp thu (malabsorption), tăng huyết áp.  Đau xương, mệt mỏi, khó chịu.
    1.     Thương tổn da:
    – NCM:  biểu hiện thương tổn từ dát đến sẩn đến cục (u tế bào mast: mastocytoma), rắn, nhiều thương tổn tập trung lại. Thương tổn màu vàng đến màu hồng nâu và trở nên đỏ và tăng lên khi gãi, có dấu hiệu Darier. Ở một số bệnh nhân, thương tổn xuất hiện bọng nước.
    1.2.   Thể toàn thân

    – PPCM: biểu hiện thương tổn là mãng màu vàng nâu đôi khi màu vàng đậm, kích thước từ 2-5 cm, bờ rõ, không đều. Dấu hiệu Darier dương tính, không bong vảy, đôi khi xuất hiện bọng nước sau chà xát. Gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ.

    – UP: biểu hiện thương tổn là dát màu vàng nâu đôi khi màu vàng nâu nhạt và đến sẩn nâu. Thường nhiều hơn 100 thương tổn lan tỏa toàn thân. Dấu hiệu Darier xuất hiện sau chà xát.Ở trẻ em, có thể có bọng nước. Sưng phù, màu đỏ nhạt, xuất hiện tự phát hoặc sau chà xát trên da hoặc sau uống rượu hoặc sau dùng một số thuốc làm phá vở tế bào Mast.
    – TMEP: biểu hiện thương tổn là dát màu đỏ hoặc nâu kèm theo giản mạch trong thời gian dài. Hàng trăm thương tổn, có thể tập trung lại, phân bố ở thân nhiều hơn tay chân. Mày đay xuất hiện sau chấn thương chà xát, dấu hiệu vẽ nổi dương tính, xuất hiện ở người lớn và hiếm gặp.
    – DCM: biểu hiện thương tổn là vùng da rộng màu vàng sậm, bề mặt mềm, trơn, bờ lồi lõm không đều, bệnh tế bào mast giả u vàng (pseudoxanthomatous mastocytosis), thương tổn nhiều ở các nếp gấp da, đặc biệt là nách và bẹn. Bọng nước lớn có thể xuất hiện sau chấn thương hay tự phát. DCM có thể biểu hiện như đỏ da toàn thân. Thể này hiếm gặp. Xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
    1.  Thương tổn hệ thống
    Đỏ da kèm sung phù, đau đầu, hen phế quản, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, ngất. đau xương, tiêu xương và mất xương tự phát. Triệu chứng tâm thần kinh, mệt mỏi, kích thích, sụt cân, chứng kém hấp thu.
    Giải phẩu bệnh: tập trung nhiều tế bào Mast bình thường ở trung bì. Tế bào mast xâm nhập rãi rác sắp xếp theo dạng hình thoi (spindle-sharp), xâm nhập dày đặc sắp xếp theo dạng hình lập phương (cuboidal- sharp) quanh các mạch máu. Nhiễm sắc do tăng tế bào melanin ở lớp đáy.
    Công thức máu: bệnh tế bào mast hệ thống biểu hiện thiếu máu, tăng bạch cầu chủ yếu là bạch cầu ái toan.
    Sinh hóa: tăng tryptase, rối loạn các yếu tố đông máu.

    Nước tiểu: histamine tiết ra trong nước tiểu tăng 24 giờ.

    Chụp hệ xương: viêm xương và tiêu xương
    Căn cứ vào lâm sàng, dấu hiệu Darier, biopsy da
    II.   CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
    NCM: u hạt xanthoma tuổi thiếu niên, spitz nevus
    Đỏ da: hội chứng carcinoid
    UP, PPCM, TMEP: bệnh mô bào của tế bào Langerhans (Langhans cell histocytosis), giang mai thời kỳ 2, sẩn sarcoid, u mô bào phát ban toàn thân (generalized eruptive histocytoma), bệnh mô bào không phải của tế bào Langerhans ở trẻ em (Non-Langhans cell histocytosis of children).
    DCM: U lympho T da, U vàng giả sợi chun (pseudoxanthoma elasticum)
    III.   TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
    Hầu hết các trường hợp bệnh của tế bào Mast là mày đay sắc tố (Urticaria Pigmentosa: UP) dạng lan tỏa toàn thân hoặc dạng rắn và bệnh tế bào Mast da dạng sẩn mãng (papular plaque CM- PPCM) tự khỏi ở trẻ em.  Hiếm khi gặp dạng có tổn thương hệ thống phối hợp.
    Người lớn thường gặp dạng UP hoặc ban dát giản mạch (Telangiectasia Macularis Eruptive Perstans: TMEP) lan tỏa ở da và có nguy cơ phát triển bệnh tế bào Mast hệ thống. Ở trẻ em, dạng cấp tính tế bào Mast mất hạt lan tỏa sẽ đe dọa đến tính mạng do shock cấp tính.
    Tránh các loại thuốc gây phá vở tế bào Mast.
    Kháng histamine H1 và H2 phối hợp với ketotifen.

    Disodium cromoglycate 200mg uống 4 lần mỗi ngày hoặc ameliorate trị dạng có biểu hiện rối loạn chức năng hệ thống như ỉa chảy, đau bụng mà không có thương tổn da.

    PUVA có hiệu quả ở dạng có biểu hiện thương tổn da lan tỏa toàn thân nhưng hay tái phát.
    Viêm mạch mày đay thì dùng epinephrine.
    Dạng NCM đáp ứng với corticoid dạng mạnh, có trường hợp phải tiêm triamcinolone vào thương tổn.

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1.     Fitzpatrick’s Colour atlas and Synopsis of Clinical Dermatology. Mastocytosis syndrome. Six edition.
    2.     Kay Shou-Mei Kane. Colour atlas and Synopsis of Clinical Dermatology. Mastocytosis syndrome. Second edition.

     

    HÌNH ẢNH LÂM SÀNG MINH HỌA

     

    Bệnh nhi 18 tháng tuổi ở Khánh Hòa, điều trị tại Bệnh viện Phong Da liễu TW Quy Hòa tháng 8/2016. Chẩn đoán Mày đay sắc tố (UP).

     /></div>
<p>
</p>
<p> </p>
<p>
</p>
<p><b><span lang=MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỪ INTERNET (TRANG dermnet.org)

           Thương tổn dạng cục (NCM) Solitary mast

    Đằng sau việc làm đẹp bằng tế bào gốc Multiᐩ, chuyên gia lên tiếng | Sức khỏe

    Nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh trẻ hơn 15 tuổi sau khi trải nghiệm công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ

    Nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh trẻ hơn 15 tuổi sau khi trải nghiệm công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ

    Đột phá mới từ công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ

    Những năm gần đây, việc sử dụng tế bào gốc để làm đẹp và ứng dụng trong y khoa được đông đảo các khách hàng trong và ngoài nước quan tâm. Đa phần các tín đồ làm đẹp đều lựa chọn sử dụng công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ.

    Được biết, tế bào gốc Multi ᐩ là loại tế bào đa năng được lấy từ tế bào gốc cuống rốn. Khi người mẹ sinh ra em bé, cuống rốn nối trực tiếp từ rốn và nhau thai sẽ là nguồn dinh dưỡng để người mẹ nuôi em bé, có tác dụng chứa hàng triệu tế bào gốc tồn tại.
    Đằng sau việc làm đẹp bằng tế bào gốc Multiᐩ, chuyên gia lên tiếng - ảnh 2

    Tế bào gốc Multi ᐩ có nguồn gốc từ tế bào cuống rốn

    Tế bào gốc cuống rốn sau khi được xử lý sẽ được lưu giữ dưới dạng serum thành tế bào Multi ᐩ. Khi ứng dụng vào cơ thể, tế bào gốc Multi ᐩ mang đến công dụng tái tạo và làm mới, giúp tăng sinh collagen, acid hyarulonic hay fibronectin…Từ đó giải quyết hiệu quả tất cả những vấn đề về nám, tàn nhang, mụn, sẹo đem đến công dụng trẻ hóa da toàn diện, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa một cách mạnh mẽ.

    Ngoài việc ứng dụng cực kỳ tốt trong ngành làm đẹp, tế bào gốc Multi ᐩ còn có tác dụng diệu kỳ trong y khoa.

    Chuyên gia lần đầu nhận định công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ

    PGS.TS Phan Toàn Thắng – Chuyên gia Việt Nam tiên phong phát minh ra tế bào gốc cuống rốn chia sẻ:

    “Theo tôi, làm đẹp từ tế bào gốc Multi ᐩ là bước đột phá mới giúp con người được trẻ hóa toàn diện và có sức khỏe vững bền. Đây là công nghệ vượt trội được tập đoàn Kencare kết hợp với Nhật Bản và Singapore để phát minh.

    Hiện nay, công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ đã được chuyển giao toàn diện về Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn JW vì đây là địa điểm làm đẹp uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệp, hệ thống máy móc chất lượng cùng trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó, công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ sẽ được ứng dụng thành công, hy vọng có nhiều người được tiếp cận với sản phẩm chất lượng này”.




    Đằng sau việc làm đẹp bằng tế bào gốc Multiᐩ, chuyên gia lên tiếng - ảnh 3

    Lễ kí kết chuyển giao công nghệ tế bào gốc tại Bệnh viện Thẩm mỹ JW

    Tại Việt Nam, Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc là đơn vị tiên phong ứng dụng làm đẹp bằng công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ.

    TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc chia sẻ: “Bệnh viện JW thật sự vinh dự vì được chuyển giao toàn bộ công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ. Đây là tế bào gốc vạn năng được ứng dụng trong cả làm đẹp và y khoa, xóa bỏ những nỗi lo về lão hóa, giúp bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. Lần đầu tiên tại Việt Nam, các tín đồ làm đẹp được trực tiếp trải nghiệm công nghệ tế bào gốc, cam kết hiệu quả lâu dài”

    Đằng sau việc làm đẹp bằng tế bào gốc Multiᐩ, chuyên gia lên tiếng - ảnh 4

    Theo bác sĩ Tú Dung: Tế bào gốc Multi ᐩ thực sự hữu ích trong làm đẹp và y khoa

    Nhờ những nhận định khách quan và thiết thực từ các chuyên gia đầu ngành, mọi người đã có cái nhìn đúng và chuẩn xác hơn về những lợi ích của công nghệ tế bào gốc Multi ᐩ.

    Đằng sau việc làm đẹp bằng tế bào gốc Multiᐩ, chuyên gia lên tiếng - ảnh 5

    Sự thay đổi rõ rệt của Dương Cẩm Lynh sau khi sử dụng công nghệ bào gốc Multi ᐩ

    Nếu bạn đang lo lắng về sự xuất hiện của lão hóa và cần lựa chọn một công nghệ làm đẹp an toàn thì sử dụng tế bào gốc Multi ᐩ tại Bệnh viện JW Hàn Quốc là quyết định sáng suốt cho tất cả mọi người.

     




    Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn, giảm ngay 30% và dành tặng 50 suất trải nghiệm dịch vụ tế bào gốc Multi ᐩ cho tất cả khách hàng. Đăng ký ngay TẠI ĐÂY

    Đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc

    Tế bào gốc (còn gọi tế bào mầm) có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào, nhờ đó rất có tiềm năng trong việc thay thế các mô, giúp điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tế bào gốc vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến đạo đức do sử dụng phôi thai người. Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tuyên bố những phát hiện mới – sản xuất tế bào gốc từ da người – có thể làm dịu bớt những quan ngại về đạo đức xung quanh nghiên cứu này.

    Tái tạo tế bào gốc từ các mẩu da

    Thay cho việc phát triển tế bào gốc từ sử dụng phôi thai người, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đưa ra ý tưởng lấy tế bào gốc từ mẩu da sẹo. Từ trước đến nay, các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc nhận tế bào gốc từ tế bào gốc người trưởng thành hay tế bào gốc từ phôi thai.

    Gần đây, một công nghệ mới được phát triển, khiến việc chuyên biệt hóa tế bào gốc bằng cách sử dụng tế bào cơ thể như tế bào da, trở nên khả thi. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng khẳng định sự tồn tại của tế bào gốc trong các mô sẹo giúp tạo ra các tế bào mô mới để “lấp đầy” vùng bị thương.

    Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Lee Hoon Taek của Trường Đại học Konkuk đứng đầu, đã phân tách thành công tế bào gốc từ miếng da sẹo (mô sẹo) bị thải hồi sau khi mổ tử cung một sản phụ.

    Nhóm nghiên cứu khẳng định tế bào gốc thu được từ mô sẹo có khả năng phân tách tương tự như tế bào gốc người trưởng thành. Nghiên cứu này đã mở đường cho việc sản xuất tế bào gốc từ da nhiều hơn trong tương lai gần. Đột phá này đã thu hút sự chú ý của dư luận vì nó đưa ra khả năng có thể thay thế cho tế bào gốc lấy từ phôi thai.

    Quá trình phát triển của tế bào gốc từ mô sẹo quan sát dưới kính hiển vi

    Quá trình phát triển của tế bào gốc từ mô sẹo quan sát dưới kính hiển vi


    Năm 2006, giáo sư Shinya Yamanaka và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tuyên bố phân tách thành công tế bào gốc phôi từ da chuột. Kể từ đó, các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào các nghiên cứu Tế bào gốc đa năng (iPS), chuyển tế bào gốc trưởng thành thành tế bào gốc phôi thai mà không phá hủy tế bào trứng hay tế bào phôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu tế bào iPS đã chỉ ra những hạn chế như virus mang gien có thể gây ung thư. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc hy vọng rằng những thử nghiệm trong tương lai sử dụng tế bào gốc từ da có thể đem đến những tiến bộ nhanh hơn trong cuộc chiến chống bệnh tật và tìm ra nhiều cách điều trị mới.Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm để sử dụng công nghệ mới trong việc chữa bệnh tiểu đường. Nếu thành công, thử nghiệm kỳ vọng sẽ có thêm các nghiên cứu về tế bào gốc từ da thay cho phôi thai người. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các nhà khoa học cho biết cũng gặp khó khăn nhất định, đó là khó thu được đủ số tế bào gốc từ quá trình phân tách riêng lẻ.

    Khoa học và đạo đức

    Tế bào gốc có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể và được coi là một công cụ trong “hệ thống sửa chữa” của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể vẫn còn sống. Tế bào gốc có thể trở thành tế bào cơ, tế bào hồng huyết cầu, tế bào não…

    Tế bào gốc người trưởng thành (Adult Stem Cells hay còn gọi là Somatic Stem Cells) được lấy từ tủy sống. Tủy sống chứa ít nhất 2 loại tế bào gốc. Một loại được gọi là tế bào gốc hematopoietic (HSCs), hình thành nên tất cả các loại tế bào máu trong cơ thể. Một loại được gọi là tế bào gốc mesenchymal (MSCs), hình thành nên các loại tế bào xương, sụn, mỡ và mô liên kết có thớ. Tế bào gốc phôi thai (Embryonic Stem Cells) được lấy từ phôi thai (được thụ tinh trong ống nghiệm). Phôi thai dùng để lấy tế bào gốc thường có 4-5 ngày tuổi và các nhà khoa học không được phép sử dụng phôi thai lấy từ cơ thể người mẹ. Vấn đề mấu chốt trong việc nghiên cứu tế bào gốc là cứ mỗi tế bào được chiết ra từ túi phôi (gồm khoảng 100 tế bào) thì phôi thai bị tiêu hủy. Đây phải chăng là một hành động phi đạo đức? Tranh cãi nảy sinh từ đây.

    Rất nhiều giới trong xã hội phản đối việc hủy diệt một túi phôi để lấy tế bào mầm. Những người này cho rằng phôi thai phải được tôn trọng như một con người. Một túi phôi không phải là một nhóm tế bào thông thường, mà nó có đầy đủ các thông tin về di truyền, và có khả năng phát triển thành một con người. Vì thế, mà người ta lý giải rằng sự tôn trọng cho con người phải bình đẳng, bất kể con người đang ở trong giai đoạn phát triển nào.

    Những tranh luận xung quanh nghiên cứu tế bào mầm không chỉ giới hạn trong giới nghiên cứu khoa học hay tôn giáo, mà còn lan rộng ra ngoài xã hội nói chung, lôi cuốn theo giới chính trị. Tại châu Âu, một số nước như Áo, Ba Lan, Thụy Sĩ và Na Uy không có đạo luật nào ngăn cấm nghiên cứu hay sử dụng tế bào mầm. Ở Thụy Điển, tế bào mầm được cho phép sử dụng. Anh là quốc gia có chính sách thoải mái nhất khi cho phép nghiên cứu tế bào mầm. Trong khi ở Australia vẫn đang bàn cãi gay gắt về vấn đề nhạy cảm này…

    Thực ra việc sử dụng bào thai con người cho nghiên cứu khoa học không những là một việc làm tế nhị, mà còn có ý nghĩa về xã hội, tôn giáo, đạo đức và chính trị. Người ủng hộ và người chống đối đang đứng trước một trận chiến là có nên hợp pháp hóa hay không hợp pháp hóa nghiên cứu tế bào gốc.

    Theo KBS, Wikipedia

    (Nguồn: http://www.sggp.org.vn/dot-pha-moi-trong-nghien-cuu-te-bao-goc-223393.html)

    Đã có 750 ca ghép tế bào gốc điều trị máu thành công

    Từ những năm 50 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong y học đã được coi là một bước đi đột phá, tạo ra cơ hội phát triển mới cho nền y học. Trong quá trình phát triển đó, công nghệ tiến bộ này đã được ứng dụng rộng rãi, có thể chữa trị được một số bệnh mà trước đây chưa làm được như: ghép tế bào gốc chữa các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư và các bệnh lý khác như: cơ xương khớp, thần kinh, hô hấp, tim mạch…

    TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Trưởng ban tổ chức Hội nghị chia sẻ, Hội nghị khoa học Tế bào gốc toàn quốc lần thứ V năm 2019 sẽ tiếp thêm cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhìn lại kết quả đạt được, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm quý báu, trao đổi các tiến bộ mới nhất, cũng như nhìn nhận rõ ràng hơn các thách thức trong nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc hiện nay.

    Tại Hội nghị lần này, trong số các nghiên cứu khoa học, các báo cáo có giá trị thực tiễn cao của các nhà khoa học trong nước, còn có sự tham dự và chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia nước ngoài đến từ Trung tâm ghép Tế bào gốc – Đại học John Hopkins (Mỹ) – một trong những trung tâm hàng đầu về tế bào gốc trên thế giới, tìm ra nhiều phác đồ mới ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh.

    Bên cạnh đó, hội nghị còn có các báo cáo ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thuộc các chuyên ngành khác nhau như: tim mạch, thần kinh, hô hấp… Hội nghị cũng cập nhật nhiều tiến bộ mới về kỹ thuật ghép như: kỹ thuật ghép nửa thuận hợp; kỹ thuật ghép từ nguồn tế bào gốc dây rốn cộng đồng và ghép nửa hòa hợp – một kỹ thuật được Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương áp dụng và đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan.

    Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô cũng như các sản phẩm từ tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao. Hoạt động tế bào gốc tại nước ta đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, ngày càng hoàn thiện, đa dạng về kỹ thuật, phương pháp ghép cũng như nguồn tế bào gốc.

    Kết quả bệnh nhân được ghép đã không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.

    Với sự phát triển đó, toàn quốc đã có chín trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu, số lượng các ca bệnh được tiến hành ghép tại các trung tâm không ngừng được tăng lên.

    Đến nay, cả nước ta đã thực hiện được trên 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công. Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ghép Tế bào gốc được triển khai từ năm 2006, đến nay đã tiến hành được trên 356 ca (trong đó ghép tự thân 200 ca, ghép đồng loài 156 ca, trong ghép đồng loài có 26 ca ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng) nhiều bệnh nhân đã ghép thành công và trở lại cuộc sống bình thường nhờ công nghệ này.

    Điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả bằng tế bào gốc

    Với tiến bộ khoa học ngày nay. Việc điều trị bệnh tai biến mạch máu não không còn là nỗi lo lắng của bệnh nhân. Với phương pháp tiêm tế bào gốc đang được các bác sỹ trên toàn thế giới áp dụng điều trị, bước đầu cho kết quả rất khả quan. Đây được coi là bước đột phá mới trong điều trị bệnh và giảm tối đa các di chứng sau đột quỵ.

    Điều trị tai biến mạch máu não bằng tế bào gốc Phương pháp tế bào gốc áp dụng điều trị tai biến hiệu quả

    Tế bào gốc hiệu quả trong điều trị tai biến mạch máu não 

    Phương pháp điều trị tiêm tế bào gốc cho bệnh nhân bị tắc mạch máu, xuất huyết não hiện nay đang được các chuyên gia y học đánh giá rất cao, đây được coi là phác đồ điều trị đáng tin cậy và có tính an toàn cao.

    Phương pháp này áp dụng vào thực tế và rất thành công qua các con số bệnh nhân đã phục hồi sau khi điều trị bằng biện pháp này, đây cũng là kết quả đã chứng minh điều trị bằng công nghệ sinh học cho hiệu quả kỳ diệu. Tế bào gốc được đưa vào đến nơi vùng bị chấn thương và làm nhiệm vụ tái tạo giúp các tổn thương nhanh phục hồi. Phương pháp này ít gây tác dụng phụ cho người bệnh, hầu như không có phản ứng thải ghép, các triệu chứng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt trong thời gian ngắn.

    Nghiên cứu phương pháp tế bào gốc trong điều trị tai biến mạch máu não

    Các nhà khoa học đang sử dụng tế bào gốc để điều trị giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương não bộ. Gần đây, tạp chí Stem Cells Translational Medicine công bố một nghiên cứu lâm sàng sử dụng liệu pháp tế bào gốc đối với người bị tai biến mạch máu não.Trong nghiên cứu lâm sàng này đã chọn 5 bệnh nhân đột quỵ nặng do thiếu máu cục bộ cấp tính, trong thời gian 7 ngày tính từ ngày phát bệnh, cho sử dụng CD34 + liệu pháp tế bào. Sau khi điều trị, các nhà nghiên cứu đã theo dõi các bệnh nhân này trong 6 tháng, để đánh giá chức năng não được phục hồi thông qua Rating Scale và MRI (chụp cộng hưởng từ) và không có phản ứng phụ nào được ghi nhận.

    Các kết quả cho thấy: 5 bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị bằng tế bào gốc phục hồi rất tốt, không có biến chứng, không bị tái phát bệnh tai biến mạch máu não. Mỗi bệnh nhân có mức độ cải thiện chức năng não khác nhau thể hiện thông qua kết quả kiểm tra hình ảnh. Sau 6 tháng khi cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ thì thấy, khu vực não bị tổn thương giảm trung bình 28%.

    Nghiên cứu này cho cả thế giới thấy tính khả thi của liệu pháp tế bào gốc trong điều trị tai biến mạch máu não đang mang lại niềm hy vọng mới cho bệnh nhân bị tổn thương não bộ.

    Với công nghệ hiện đại ngày nay ngoài áp dụng phương pháp tế bào gốc để điều trị bệnh thì phương pháp sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đang được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng để hỗ trợ phòng ngừa, điều trị đột qụy. Đặc biệt là sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học, điển hình như thực phẩm chức năng Nattospes. 

    Nattospes hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não

    Nattospes có thành phần chính là nattokinase – một loại enzym được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản, giúp ngăn chặn và phá được các cục máu đông – tác nhân cơ bản gây đột quỵ

    Truy cập trang web: http://nattospes.vn để biết thêm thông tin hoặc điện thoại đến số: 0917185170 gặp các chuyên gia y tế tư vấn.

    Yến Mai

    * Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

    Bảng giá dịch vụ lưu trữ tế bào gốc

    10-07-2017

    Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phát triển những kỹ thuật mới, bắt đầu từ tháng 06/2017, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã phối hợp cùng Công ty hóa dược phẩm MEKOPHAR – Ngân hàng tế bào gốc MEKOSTEM, triển khai dịch vụ lấy và lưu trữ máu cuống rốn. Cụ thể hơn, máu cuống rốn sẽ được lấy trong vòng 15 phút đầu tiên sau khi sinh tại viện, xử lý trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi lấy, sau đó máu cuống rốn của trẻ sẽ được bảo quản tại Ngân hàng Tế bào gốc MEKOSTEM.

    Ghi chú:

    – Phí lưu giữ từ năm thứ hai của 3 hoặc 4…mẫu sẽ được tính giá gởi 2 mẫu chia 2 nhân 3 hoặc 4 
    – Khi gởi mẫu lần 2 sẽ được giảm 5% mức phí dịch vụ năm đầu
    – Khi gởi mẫu lần 3 sẽ được giảm 10% mức phí dịch vụ năm đầu 
    – Các mức phí dịch vụ trên có thể thay đổi và tăng tối đa không quá 10% năm tùy theo diễn biến của các chỉ số giá cả sinh hoạt cũng như giá của các loại vật tư thiết bị tiêu hao.

     height=

    Tiến trình lấy máu cuống rốn được thực hiện như thế nào?

    Tiến trình lấy máu cuống rốn khá đơn giản, an toàn và không gây đau đớn, thường không kéo dài hơn 5 phút. Việc lấy máu cuống rốn hầu như không gây cản trở cho việc sinh đẻ và có thể áp dụng sinh thường lẫn sinh mổ.

    Kĩ thuật viên có thể tiến hành lấy máu cuống rốn bằng phương pháp tiêm hút hoặc dùng túi:

    –    Dùng ống tiêm: Một ống tiêm sẽ được sử dụng để rút máu từ phần bên trong của cuống rốn khi rốn vừa được cắt. Tiến trình này cũng tương tự việc lấy máu xét nghiệm.

    –    Dùng túi : Dây rốn được nâng cao lên để máu bên trong tự chảy vào túi.

    Hi vọng rằng, cùng với sự hợp tác và triển khai dịch vụ tiên tiến này tại Khoa Sản – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho khách hàng được tiếp cận những ứng dụng ưu việt, cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
    Tìm hiểu thêm về: Lưu trữ máu cuốn rốn – ” Bảo hiểm sinh học” cho bé và cả gia đình

    Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: 
    Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng – 291 Nguyễn Văn Linh – P.Thạc Gián – Q.Thanh Khê – TP. Đà Nẵng
    Hotline : 0236 3 991 451 – 0236 3 509 808
    Email : contactus.danang@hoanmy.com
     

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...