• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, dự kiến đạt 6,9%
        • Khái niệm, phương pháp, ý nghĩa và lý thuyết
    • 1. Tăng trưởng kinh tế là gì?
    • 2. Đo lường tăng trưởng kinh tế:
    • 3. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
    • 4. Các yếu tố quyết định tăng trưởng trong dài hạn
    • 6. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
    • 7. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    • 8. Ba nhận định về tăng trưởng kinh tế
    • 9.  Bẫy thu nhập trung bình (midle-income trap) là gì?
    • 10. Các thuật ngữ quan trọng
        • Kinh tế học đổi mới
        • Trung Quốc trấn an tăng trưởng kinh tế ‘không tồi’
        • 9 tháng năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hải Phòng ước đạt 16,42%, cao nhất từ trước đến nay
        • Tìm động lực mới cho tăng trưởng
        • TTWTO VCCI – (Tin tức) Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á
        • Khu vực tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế

    Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, dự kiến đạt 6,9%

    Cho biết, kinh tế toàn cầu 9 tháng đầu năm tăng trưởng trì trệ trong bối cảnh nhiều căng thẳng chính trị và kinh tế, Bộ Công thương phân tích, trong đó ba rủi ro tác động đến kinh tế thế giới là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và một số nền kinh tế lớn, Anh rời EU không có thỏa thuận và nguy cơ xung đột I-ran.

    Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp hơn so với năm 2018. Cạnh tranh chiến lược, nhất là căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng phức tạp, khó lường. Thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế nhiều biến động.

    Xu hướng nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng, xu hướng chuyển dịch của các dòng đầu tư vẫn tiếp diễn. Chỉ số thương mại hàng hóa thế giới theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (tháng 8/2019) tiếp tục suy giảm, hiện chỉ đạt 95,7 điểm.

    Dẫn báo cáo của các tổ chức quốc tế tiếp tục dự báo giảm tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu, Bộ Công thương cho hay, trong báo cáo Dự báo Kinh tế thế giới được công bố ngày 23/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 từ 3,3% (mức dự báo đưa ra hồi tháng 4) xuống còn 3,2%.

    IMF cũng cho rằng thương mại toàn cầu giảm tốc mạnh trong năm nay, dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm 0,9 điểm phần trăm xuống còn 2,5% trong năm 2019 so với dự báo trước đó;

    Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết nền kinh tế thế giới có thể chỉ đạt mức tăng trưởng 2,6% trong năm nay. Mức dự báo này giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tăng 2,9% mà WB đưa ra hồi tháng 1, đồng thời thấp hơn nhiều so với tăng trưởng 3% đạt được trong năm 2018.

    Ngày 19/9/2019, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo nền kinh tế đang giảm tốc của thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái, đồng thời cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu về mức thấp nhất một thập kỷ (2,9% trong năm 2019 và 3% trong năm 2020).

    Theo OECD, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nguy cơ Brexit không thỏa thuận và sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc là những yếu tố rủi ro gây tác động tới nền kinh tế thế giới.

    Trong khi đó, tình hình trong nước vẫn có những điểm sáng tích cực.

    Theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 9 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2019 của Bộ Công thương, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nên tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của kinh tế thế giới.

    Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ: sự thay đổi một số chính sách của các nền kinh tế/khu vực chủ chốt trên thế giới, giá cả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp, công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng chậm lại, sức ép lạm phát và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp.

    Trong tháng 9, PMI sản xuất của Việt Nam giảm về 50,5 điểm, điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh chỉ cải thiện nhẹ, và mức cải thiện là yếu nhất kể từ tháng 2/2016.

    Kết quả chỉ số đã giảm từ mức 51,4 điểm của tháng 8, là lần giảm thứ hai liên tiếp.

    Số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại vào cuối quý III, với mức tăng khiêm tốn gần đây là kể từ tháng 8/2016. Đây cũng là tình trạng chung trên thị trường quốc tế khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng chậm hơn dẫn đến sản lượng sản xuất giảm nhẹ.

    Mặc dù vậy, trong 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn về tài chính và tiền tệ, tín dụng được bảo đảm, lãi suất cơ bản ổn định.

    Bên cạnh đó, thu hút FDI vẫn tiếp tục tăng; xuất khẩu nhận được nhiều thuận lợi từ các nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trong nước.

    Theo báo cáo kinh tế toàn cầu Quý III/2019 của Ngân hàng Standard Chartered ngày 12/8/2019, Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6,9% trong năm 2019, trong đó lĩnh vực sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính.

    Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô.

    Các bộ, ngành và địa phương đã theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, ban hành và tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ những ngày đầu năm 2019 các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP, các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ, Chỉ thị số 09/CT-TTg và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; triển khai cơ cấu lại kinh tế trong các ngành, lĩnh vực;

    Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2019; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;…

    Và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

    Khái niệm, phương pháp, ý nghĩa và lý thuyết

    Tại sao một số quốc gia giàu, số đông khác lại rất nghèo? Tại sao một số nước tăng trưởng rất nhanh trong khi các nước khác tăng trưởng rất chậm? Tại sao một số nước Đông Á thoát nghèo và thịnh vượng chỉ trong vòng 30 năm, trong khi nhiều nước châu Phi có rất ít dấu hiệu tăng trưởng và phát triển bền vững?

    1. Tăng trưởng kinh tế là gì?

    Tang truong kinh te la gi

    Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.

    Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.

    Phân biệt khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

    Phát triển kinh tế (economic development) có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.

    Phát triển kinh tế bao gồm:

    • Tăng trưởng kinh tế
    • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại
    • Đảm bảo công bằng xã hội

    Như vậy, nếu coi tăng trưởng kinh tế là biến đổi về lượng thì phát triển kinh tế là sự biến đổi về chất của nền kinh tế.

    Tăng trưởng kép:

    Mô tả sự tăng trưởng tích lũy theo thời gian

    Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng là 1% và 1 quốc gia khác là 3% thì mức chênh lệch 2% này tạo nên sự khác biệt gì? Trong năm đầu tiên con số 2% có vẻ không đáng kể, tuy nhiên nếu con số này được duy trì liên tục qua nhiều năm thì sự khác biệt giữa 2 quốc gia là rất lớn. Điều này tạo nên hiệu ứng đuổi kịp (CATCH-UP EFFECT): Các nước có xuất phát điểm thấp thường tăng trưởng với tốc độ cao hơn sơ với các nước có xuất phát điểm cao.

    2. Đo lường tăng trưởng kinh tế:

    a. Đo bằng thay đổi GDP thực tế: Vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự gia tăng của mức sản xuất, là một biến thực tế nên đo lường chúng ta sử dụng GDP thực tế

    Toc do tang truong theo GDP thuc te

    b. Đo bằng thay đổi GDP bình quân đầu người: Tốc độ tăng trưởng được coi là phản ánh gần đúng nhất mức độ cải thiện mức sống của người dân đó là sử dụng GDP thực tế bình quân đầu người để tính toán

    Toc do tang truong theo GDP bình quan dau nguoi

    Trong đó gt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, yt là GDP thực tế bình quân đầu người năm t

    c. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ

    Toc do tang truong binh quan trong thoi ky

    Toc to tang truong kinh te viet nam 2007 2018

    Tăng trưởng GDP Việt Nam từ 2007 đến 2018

    Xep hang GDP the gioi 2018

    Xếp hạng GDP thế giới năm 2018 – Nguồn: IMF World Economic

    3. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

    • Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện
    • Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp (Quy luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1%)
    • Tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội

    Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển.

    Quy tắc 70

    Nếu ban đầu bạn có một lượng A, tốc độ tăng của lượng này là g%/năm. Vậy sau 70/g năm thì lượng này sẽ tăng lên gấp đôi 2A.

    Áp dụng cho tăng trưởng kinh tế

    Nếu ban đầu y của một quốc gia là 1000USD với tốc độ tăng y 7%/năm thì sau 70/7=10 năm y của quốc gia này sẽ tăng lên 2000 USD (giả định quy mô dân số không đổi).

    Chú ý: nếu tỷ lệ g% vượt quá 4% thì nên dùng quy tắc 72

    4. Các yếu tố quyết định tăng trưởng trong dài hạn

    Mục tiêu tăng trưởng: 

    Các mục tiêu kinh tế của một quốc gia bao gồm: Tăng trưởng kinh tế cao, tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống, khả năng phát triển ở nước ngoài, sự ổn định chi phí vào giá cả. Trong đó mục tiêu tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng vì tăng trưởng kinh tế nâng cao mức sống, khích lệ hiệu quả kỹ thuật, tạo tính năng động về mặt kinh tế xã hội.

    a. Các yếu tố kinh tế:

    Vốn tư bản: (physical capital): Tư bản là những trang thiết bị, cơ sở vật chất được dùng trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ. 

    Nhân lực: (human capital): Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế. 

    Tài nguyên thiên nhiên ((natural resources): Là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do thiên nhiên mang lại: đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước,…Tài nguyên thiên nhiên là quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với 1 nền kinh tế.

    Tri thức công nghệ (technological knowledge): Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, sản xuất có hiệu quả hơn. 

    b. Các yếu tố phi kinh tế:

    – Văn hóa – xã hội

    – Các thể chế chính trị

    – Dân tộc và tôn giáo

    – Sự tham gia của cộng đồng

    – Nhà nước và khung phổ pháp lý

    Tiến bộ công nghệ với tăng trưởng kinh tế

    6. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế

    a. Lý thuyết cổ điển: Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế bao gồm các nhà kinh tế tiêu biểu: Adam Smith, R.Malthus, David Ricardo

    Adam Smith cho rằng tích lũy vốn và cả tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố xã hội, thể chế đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một nước. Tăng sản lượng thông qua việc tăng số lượng đầu vào tương ứng – gia tăng tư bản theo chiều rộng. Tuy nhiên vì đất đai là có hạn nên đến một lúc nào đó sản lượng đầu ra sẽ tăng chậm dần

    R.Malthus: Dân số tăng theo cấp số nhân, còn lương thực tăng theo cấp số cộng (do sự hữu hạn của đất đai). Muốn duy trì tăng sản lượng thì phải giảm mức tăng dân số

    Theo Ricardo: tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng

    Tóm lại các nhà kinh tế cổ điển như Adam Smith, R.Malthus và David Ricardo nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của nguồn lực tự nhiên (như đất đai) trong tăng trưởng kinh tế

    b. Lý thuyết trường phái Keynes. Mô hình Harrod-Domar

    Khi cuộc Đại khủng hoảng kinh tế xảy ra (1929-1933) lý thuyết cổ điển tỏ ra bất lực trong việc giải thích những hiện tượng kinh tế lúc bấy giờ như mức sản lượng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài.

    Bên cạnh đó các thành tựu về khoa học kỹ thuật như máy kéo, phân bón thuốc trừ sâu, kỹ thuật thâm canh, giống cây mới…. giúp cho sản lượng nông nghiệp tăng lên nhanh chóng nên với lượng đất đai “có hạn” lương thực thực phẩm vẫn đủ cung cấp cho mọi người

    Tác phẩm Lí thuyết tổng quát về việc làm , lãi suất và tiền tệ (The General Theory of Employment, Interest and Money) của John Maynard Keynes (1883 – 1946) được xuất bản vào năm 1936 đã nhấn mạnh các nền kinh tế hiện đại cần các chính sách chính phủ chủ động để quản lí và duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều này đi ngược lại quan điểm của trường phái cổ điển về tăng trưởng kinh tế tự do không cần sự can thiệp của nhà nước.

    Kết luận rút ra từ mô hình Harrod-Domar

    + tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ nghịch với k

    + vì k thường cố định trong một thời kỳ, để điều chỉnh g chúng ta chỉ cần điều chỉnh s

    + sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương lai

    Nhược điểm của mô hình

    Quá đơn giản hóa mối quan hệ giữa tích lũy tư bản (K) và tăng trưởng kinh tế (g) bỏ qua các yếu tố quan trọng như khấu hao, tiến bộ công nghệ.

    Như vậy lý thuyết trường phái Keynes nhấn mạnh đến vai trò của tư bản/vốn (K) đối với tăng trưởng kinh tế

    c. Lý thuyết tân cổ điển: Mô hình Solow – Swan (mô hình Solow)

    d. Lý thuyết hiện đại

    Lý thuyết tân cổ điển cho biết để có tăng trưởng trong dài hạn thì phải có tiến bộ công nghệ nhưng lại không chỉ ra các yếu tố quyết định tiến bộ công nghệ (coi đây là yếu tố ngoại sinh); các lý thuyết tăng trưởng kinh tế sau này cố gắng đưa tiến bộ công nghệ vào trong mô hình (yếu tố nội sinh) để xem điều gì quyết định tiến bộ công nghệ

    Paul Romer một nhà kinh tế học người Mỹ đã đưa ra lý thuyết tăng trưởng kinh tế trong đó tiến bộ công nghệ được quyết định bởi vốn tri thức mà vốn tri thức lại phụ thuộc vào hoạt động đầu tư cho lĩnh vực R&D của nền kinh tế.

    Ông chỉ ra vốn tri thức là một loại vốn đặc biệt. Xét trên giác độ vi mô thì nó có lợi tức giảm dần (giống các loại hình vốn vật chất khác) nhưng xét trên giác độ vĩ mô thì nó có lợi tức tăng dần theo quy mô

    Vì các hãng không sẵn lòng đầu tư lắm cho hoạt động R&D nên chính phủ cần phải thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động này

    + Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

    + Trợ cấp cho hoạt động R&D

    + Trợ cấp cho giáo dục: (giáo dục là quốc sách hàng đầu)

    7. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

    • Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước
    • Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
    • Chính sách về vốn nhân lực
    • Xác định quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị
    • Chinh sách mở cửa nền kinh tế
    • Chính sách kiểm soát tăng dân số
    • Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới

    8. Ba nhận định về tăng trưởng kinh tế

    1) Bạn có thể đã đọc những mẩu tin bắt đầu như sau: “lượng bán ô tô cao hơn tháng trước do niềm tin người tiêu dùng tăng lên, dẫn tới việc các khách hàng tới showroom ô tô nhiều hơn” Các bài báo như vậy nhấn mạnh vai trò của cầu tới việc xác định tổng sản lượng; họ chỉ ra các nhân tố tác động đến cầu từ niềm tin người tiêu dùng tới lãi suất. Vậy nhu cầu của người tiêu dùng quyết định mức tăng của tổng sản lượng

    ⇒ Tương ứng cho tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn (vài năm) → chi tiêu của nền kinh tế quyết định tăng trưởng

    2) Khi tổng sản lượng được quyết định bởi phía cung – một nền kinh tế có thể sản xuất ra bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ. Việc sản xuất ra bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ lúc này lại phụ thuộc vào công nghệ của quốc gia đó tiến bộ đến mức nào, có bao nhiêu tư bản được sử dụng, và quy mô cũng như trình độ của lực lượng lao động nước đó. Những nhân tố này chứ không phải niềm tin của người tiêu dùng là những nhân tố cơ bản xác định quy mô sản lượng của một quốc gia.

    ⇒ Tương ứng cho tăng trưởng kinh tế trong trung hạn (thập kỷ) → khả năng sản xuất của nền kinh tế quyết định tăng trưởng

    3) Trình độ khoa học công nghệ của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng đổi mới và giới thiệu những công nghệ mới của quốc gia đó. Quy mô của lượng tư bản hiện vật phụ thuộc vào việc người dân tiết kiệm bao nhiêu. Trình độ của người công nhân phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống giáo dục quốc gia đó. Các nhân tố khác cũng khá quan trọng đó là: nếu hãng muốn hoạt động hiệu quả, thì họ cần một hệ thống luật pháp rõ ràng được điều hành bởi một chính phủ trung thực. Vậy các nhân tố thực sự quyết định tổng sản lượng là hệ thống giáo dục, tỷ lệ tiết kiệm và chất lượng chính phủ của quốc gia đó.

    ⇒ Tương ứng cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (vài thập kỷ) → khả năng sản xuất, môi trường xã hội, thể chế quyết định tăng trưởng

    9.  Bẫy thu nhập trung bình (midle-income trap) là gì?

    – K/n: bẫy xảy ra khi một nước bị mắc kẹt tại mức thu nhập đạt được nhờ có nguồn tài nguyên và những lợi thế ban đầu nhất định, mà không vượt qua được ngưỡng đó (chỉ có may mắn mà không có nỗ lực).

    – Giải pháp: Theo Giáo sư Kenichi Ohno, tăng trưởng không thể dựa mãi vào FDI, ODA, tài nguyên thiên nhiên, các dự án lớn, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản… Nguồn lực thực sự cho tăng trưởng phải là giá trị do người dân và doanh nghiệp trong nước tạo ra. Thu nhập trung bình có thể đạt được nhờ tự do hóa, hội nhập và tư nhân hóa. Nhưng để đạt được mức thu nhập cao hơn cần phải có nỗ lực chính sách mạnh mẽ nhằm tăng cường năng lực cho khu vực tư nhân.

    10. Các thuật ngữ quan trọng

    • Tăng trưởng kinh tế (economic growth)
    • Quy luật Okun (Okun law)
    • Vốn nhân lực (human capital), tài nguyên thiên nhiên (natural resource), tích lũy tư bản (capital accumulation), tiến bộ công nghệ (technological progress)
    • Lý thuyết cổ điển (classical theory),lý thuyết trường phái Keynes (Keynesian theory), lý thuyết tân cổ điển (neo-classical theory), lý thuyết hiện đại (modern theory)
    • Thuyết hội tụ (catch-up hypothesis)

    —

    Tham khảo: Wikipedia – Giáo trình Kinh tế vĩ mô NEU – FTU

    Kinh tế học đổi mới

    Bài viết này điểm lại những đặc điểm chủ yếu của các học thuyết kinh tế nêu trên đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm cần lưu ý đối với Việt Nam trong việc vận dụng cách tiếp cận của Kinh tế học đổi mới để bổ sung cho các chính sách kinh tế vĩ mô đã và đang được thực thi ở nước ta những năm gần đây, mà về cơ bản vẫn mang “dáng dấp” các học thuyết kinh tế Tân cổ điển và Keynes mới và còn rất xa lạ cách tiếp cận của với Kinh tế học đổi mới.

    1. Kinh tế học tân cổ điển

    Học thuyết Kinh tế học tân cổ điển (Neo-Classical), bao gồm cả Tân cổ điển bảo thủ (Conservative) và Tân cổ điển tự do (Liberal) quan niệm động lực cho tăng trưởng kinh tế là vốn và lao động. Thị trường như một “bàn tay vô hình” thông qua cân bằng cung cầu đứng ra điều tiết và quyết định việc xã hội sử dụng các nguồn vốn và lao động khan hiếm để sản xuất và phân phối sản phẩm cho các đối tượng khác nhau. KH&CN được quan niệm chỉ là yếu tố ngoại sinh, nằm bên ngoài quá trình sản xuất, không phải là biến số chính, trực tiếp tạo ra tăng trưởng kinh tế như vốn đầu tư và lao động.

    “Mỗi học thuyết kinh tế đều có “kinh thánh” của nó. Và kinh thánh của Kinh tế học tân cổ điển là tác phẩm kinh điển của Adam Smith viết năm 1776 nhan đề Một khảo cứu về Tự nhiên và nguồn gốc của tài sản quốc gia. Mặc dù Kinh tế học tân cổ điển, học thuyết kinh tế vẫn còn đeo bám các nhà kinh tế ở Washington cho đến tận hôm nay, đã đổi mới rất nhiều kể từ khi Adam Smith viết quyển sách đó, nhưng cả hai trường phái bảo thủ và tự do của học thuyết này về cơ bản vẫn dựa trên các quan điểm, nguyên tắc mà Adam Smith đã vạch ra” [1, p.4]

    Học thuyết kinh tế học tân cổ điển mà Adam Smith đặt nên tảng được dựa trên năm nguyên tắc chủ yếu sau:

    Thứ nhất, tích lũy vốn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính nhờ công trình xác lập mối liên hệ trực tiếp, vai trò của vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế mà nhà kinh tế học của MIT, Robert Solow đã nhận được giải thưởng Nobel. Trong hàm sản xuất của Solow, KH&CN không phải là biến số nội sinh, mà thể hiện một cách ngoại sinh thông qua vai trò của tiến bộ kỹ thuật được cho là có đóng góp thông qua phần dư còn lại không thể giải thích được bằng các yếu tố vốn và lao động. Xuất phát từ quan niệm về vai trò động lực tăng trưởng của yếu tố vốn đầu tư, các chính sách kinh tế tân cổ điển đều tập trung cho mục tiêu tiết kiệm chi tiêu cá nhân và chi tiêu công để tạo điều kiện tăng vốn đầu tư. Vốn đầu tư vào cơ sở vật chất và đôi khi đầu tư cho con người được tin là yếu tố duy nhất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế học tân cổ điển nói chung “từ chối, hoặc giảm thiểu tối đa vai trò của công nghệ, thậm chí không tin vào vai trò của tiến bộ công nghệ” [1,p.5]. Hoạt động nghiên cứu và phát triển về cơ bản không phải là đối tượng chính của chính sách vì được coi là yếu tố ngoại sinh nằm bên ngoài cỗ máy tăng trưởng kinh tế.

    Thứ hai, tăng trưởng kinh tế đạt được là nhờ tối đa hóa hiệu quả phân bổ nguồn lực. Vốn đầu tư, lao động, hàng hóa và dịch vụ được phân bổ và tiêu dùng theo giá cả thị trường sẽ có tổng lợi ích mang lại là lớn nhất khi không có các quy định, các chính sách kinh tế làm sai lệch, làm méo mó giá cả như là tín hiệu thị trường đưa ra. Các chính sách điều chỉnh về thuế khóa, chi tiêu công hay chính sách KH&CN không phản ánh trung thực giá cả thị trường, không bảo đảm hiệu quả phân bổ nguồn lực được quan niệm là cản trở tăng trưởng.

    Thứ ba, tâm điểm của nền kinh tế là thị trường và giá cả. Các nhà kinh tế học tân cổ điển có niềm tin gần như tuyệt đối vào vai trò của giá cả và thị trường tự nhiên dẫn dắt nền kinh tế đạt được hiệu quả tối ưu như trong toán học và lý tưởng về xã hội mà không cần đến các chính sách can thiệp của nhà nước. Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao các mô hình toán học thường hay được sử dụng trong các phân tích kinh tế học kiểu tân cổ điển. Văn hóa, tâm lý xã hội, KH&CN và đặc biệt là các thiết chế (bao gồm cả tổ chức và chính sách) không thể thay thế được thị trường và giá cả trong điều tiết nhịp độ và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

    Thứ tư, nền kinh tế có xu hướng cân bằng. Theo nguyên tắc này, trạng thái cân bằng trong nền kinh tế là khuôn khổ chung cho các biến đổi về cơ cấu và được cho là kết cục tất yếu của các quan hệ cung cầu, của các hành vi sản xuất, phân phối và tiêu dùng dựa trên giá cả thị trường của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vai trò của các chính sách kinh tế là làm sao loại bỏ hoặc giảm thiểu các cản trở nền kinh tế đạt tới trạng thái cân bằng, đảm bảo cho giá cả phản ánh đúng giá thành sản xuất. Trên quan điểm này, các chính sách sử dụng vốn và lao động đầu tư cho các dự án không mang lại hiệu quả kinh tế trong một không gian, thời gian nhất định được cho là làm nền kinh tế mất cân bằng, ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô (trong đó có đầu tư cho KH&CN) và được cho là không có lý do để được ưu tiên thực hiện.

    Thứ năm, các cá nhân và công ty có thể tối đa hóa lợi nhuận và phản ứng được với các kích thích kinh tế một cách hợp lý. Theoquan điểm của Kinh tế học tân cổ điển, các cá nhân và công ty trong khi theo đuổi lợi ích của riêng mình thì cũng đồng thời do sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình” làm thỏa mãn những lợi ích công. Sở dĩ như vậy là do “con người thay đổi hành vi của họ khi các khuyến khích thay đổi, đặc biệt là thuế”. Một trong những công cụ đắc lực của chính sách kinh tế tân cổ điển tiếp cận từ phía cung là giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế đánh vào tiết kiệm và thuế đầu tư đánh vào tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội.

    2. Học thuyết kinh tế Keynes mới

    Kinh tế học Keynes ra đời trong thời kỳ Đại khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 30 thế kỷ 20 với tác phẩm kinh điển của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes Lý thuyết tổng quát về việc làm, lợi tức và tiền tệ xuất bản năm 1936. Khác với Kinh tế học tân cổ điển, Kinh tế học Keynes nhấn mạnh vai trò can thiệp, điều chỉnh kinh tế của các chính phủ thông qua tăng chi tiêu công để kích thích nhu cầu kinh tế và chính sách bảo đảm việc làm đầy đủ cho công nhân nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường trong Kinh tế học tân cổ điển và tăng cường quản lý để duy trì các chu kỳ kinh doanh.

    “Kinh tế học Keynes được chấp nhận và sử dụng rộng rãi sau Chiến tranh thế giới thứ hai và là học thuyết kinh tế phổ biến ở Mỹ cho đến những năm 1970…Khi khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1970 xảy ra phái bảo thủ muốn thay thế tư duy kinh tế của Keynes bằng học thuyết kinh tế Tân cổ điển, nhiều người thuộc phe tự do lại vẫn muốn duy trì học thuyết kinh tế của Keynes. ..Một nhóm lớn các nhà kinh tế tự do tiếp tục dựa trên các tư tưởng của Keynes để thích ứng với điều kiện kinh tế mới..” [1,p.10]

    Học thuyết kinh tế Keynes được cải biến cho phù hợp với bối cảnh kinh tế những năm 1970 sau khủng hoảng kinh tế thế giới được gọi là Học thuyết Keynes mới thịnh hành ở Mỹ cho đến ngày nay mà đại diện tiêu biểu là Viện Chính sách kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và kinh tế, Viện Kinh tế Levy, Trung tâm tiến bộ Mỹ,.. Kinh tế học Keynes mới dựa trên 3 nguyên tắc chủ yếu:

    Thứ nhất, nhu cầu là động lực tăng trưởng kinh tế. Học thuyết kinh tế Keynes mới cho rằng chính nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tổng các nhu cầu này tăng lên, đặc biệt là tăng chi tiêu công của chính phủ sẽ là một kích thích kinh tế gia tăng đầu tư xã hội. Để thúc đẩy tăng trưởng Chính phủ cần chủ động tăng chi tiêu công, tăng lương cho người lao động để họ có thêm thu nhập, kích thích tiêu dùng nhiều hơn tạo ra thu nhập lớn hơn cho nền kinh tế.

    Thứ hai, phân phối công bằng của cải có vai trò trọng yếu trong tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhất là vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các nhà kinh tế học Keynes mới cho rằng có rất ít khả năng và rất ít điều Chính phủ có thể làm được để tăng năng suất, thành thử việc phân phối của cải một cách công bằng trở nên quan trọng. Chính sách cắt giảm thuế cho tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội để họ có thể chi tiêu nhiều hơn còn quan trọng hơn và có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn là đưa ra các chính sách thuế có lợi cho đổi mới công nghệ hoặc cấp tín dụng ưu đãi cho hoạt động R&D.

    Thứ ba, quản lý chu kỳ kinh doanh ngắn hạn là mục đích trước tiên. Thay vì chú trọng các mục tiêu dài hạn, học thuyết kinh tế học Keynes mới chủ trương duy trì cân bằng kinh tế ngắn hạn miễn sao nền kinh tế không rơi vào khủng hoảng, cho dù chỉ là trong một vài năm trước mắt. Đây là ưu tiên hàng đầu của các chính sách kinh tế kiểu Keynes mới. Tư duy kinh tế ngắn hạn này không khuyến khích và dành ưu tiên cao cho các đầu tư chỉ phát huy tác dụng trong dài hạn như đổi mới công nghệ, giáo dục đào tạo.

    3. Kinh tế học đổi mới

    “Nếu Adam Smith là vị thánh của Kinh tế học tân cổ điển và Keynes là của Kinh tế học Keynes mới thì Joseph Schumpeter chính là cha đẻ của Kinh tế học đổi mới. Kinh thánh của Kinh tế học đổi mới phải là tác phẩm kinh điển ông viết năm 1942 nhan đề: Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa xã hội và Nền dân chủ “[1, p.12]

    Đối với J.Schumpeter, không chỉ vốn và lao động, hay chi tiêu chính phủ mà cụ thể hơn chính các thiết chế tổ chức, các nhà kinh doanh và đổi mới công nghệ mới chính là trái tim của nền kinh tế và là động lực cho tăng trưởng. Ông lý giải nguồn gốc của cải mà chủ nghĩa tư bản tạo ra như sau:

    “Điểm thiết yếu cần nắm vững là khi đề cập đến chủ nghĩa tư bản là chúng ta tiếp cận một quá trình tiến hóa…Cái xung lực cơ bản thiết lập và bảo đảm cho cỗ máy của chủ nghĩa tư bản vận hành được là do sự xuất hiện của những hàng hóa mới, phương pháp sản xuất mới, phương tiện vận tải mới, những thị trường mới và những hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp mới mà các xí nghiệp tư bản tạo ra” [1, p.14]

    Chính do sự thống trị của Kinh tế học Keynes trong suốt hơn 40 năm vừa qua mà quan điểm của Kinh tế học đổi mới chưa bao giờ thực sự được đề cao cho đến những năm gần đây. Và thật sự thì “chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây, lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đổi mới bắt nguồn từ lý thuyết của Schumpeter mới xuất hiện” [1, p.12]. “Học thuyết kinh tế mới này được biết đến với tên gọi “Kinh tế học đổi mới” hoặc một số tên gọi khác như: “Kinh tế học thể chế mới”, “Kinh tế học tăng trưởng mới”, “Lý thuyết tăng trưởng nội sinh”, “Kinh tế học tiến hóa” và “Kinh tế học Schumpeter mới” đã cung cấp một khuôn khổ lý thuyết giúp lý giải và thực hiện các chính sách thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nền kinh tế dựa trên tri thức hôm nay [1, p.14; 2, p.19]. Có 6 nguyên tắc cơ bản cấu thành nên Kinh tế học đổi mới.

    Thứ nhất, đổi mới là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế học đổi mới không giống với Học thuyết kinh tế tân cổ điển và Kinh tế học Keynes mới thịnh hành tại Hoa Kỳ cho đến những năn gần đây vốn coi tri thức và công nghệ là những quá trình xảy ra bên ngoài hoạt động kinh tế. Động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế tri thức hôm nay,theo quan niệm của Kinh tế học đổi mới không phải là tích lũy vốn như Kinh tế học tân cổ điển quan niệm mà là đổi mới.




    Theo quan điểm của Kinh tế học đổi mới, nếu các chính sách khuyến khích đổi mới của chính phủ có làm sai lệch tín hiệu giá cả thị trường và có trước mắt gây một tổn thất nào đó cho nền kinh tế thì cũng chấp nhận được vì hiệu quả phân phối không phải là yếu tố chủ yếu chi phối tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế dựa trên tri thức của Thế kỷ 21.


    “Những thay đổi chủ yếu trong nền kinh tế Hoa Kỳ 15 năm qua đã diễn ra không phải bởi vì nền kinh tế tích lũy nhiều vốn hơn để đầu tư nhiều hơn vào các nhà máy thép lớn hơn, nhà máy sản xuất xe hơi lớn hơn mà nó đã diễn ra nhờ vào hoạt động đổi mới. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã triển khai hàng loạt công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và triển khai áp dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi trong toàn bộ nền kinh tế. Và mặc dù cần phải có vốn thì mới có những công nghệ này nhưng vốn đầu tư không phải là động lực mà chỉ là một thứ hàng hóa ngắn hạn” [1, p.14].

    Hàng loạt các nghiên cứu kinh tế trong thời gian qua từ William Baumol, Brad Delong đến Richard Nelson đều đã chứng minh rằng “các biến số tân cổ điển (trong hàm sản xuất truyền thống – ám chỉ vốn và lao động) không giải thích được sự khác biệt về năng suất giữa các hãng”. Robert Hall và Charles Jones nghiên cứu 127 nước và đã phát hiện ra một số nước đã phát triển nhanh hơn: “Năm 1998, sản lượng một công nhân làm ra tại 5 nước có năng suất cao nhất lớn gấp 31,7 lần sản lượng một công nhân làm ra tại 5 nước có năng suất thấp nhất” và nguyên nhân của sự chênh lệch này “ xuất phát tương đối ít” từ những khác biệt về vốn vật chất và vốn con người”. Klenow và Rodriguez-Clare cũng phát hiện ra rằng: “hơn 90% của chênh lệch về mức tăng trưởng thu nhập một công nhân tạo ra bị quyết định bởi cách thức sử dụng vốn, trong khi khác biệt về vốn tài chính và vốn con người chỉ quyết định có 9%” [1, p.15]. Như vậy cách thức sử dụng vốn, phân bổ theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn) và không gian (trong nước và ngoài nước), hình thái vốn (vốn thiết bị hay công nghệ, hay vốn con người) và tổ chức sử dụng vốn (các loại quỹ, chính sách tài trợ) thông qua các đổi mới về thiết chế chính sách mới là động lực tạo nên những khác biệt về tăng trưởng và năng suất giữa các quốc gia và các nền kinh tế.

    Thứ hai, động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế là các hiệu quả sản xuất và hiệu quả thích nghi. Nếu như Kinh tế học tân cổ điển tập trung nghiên cứu tạo ra hiệu quả phân phân bổ nguồn lực theo đó “các xã hội sử dụng các tài nguyên khan hiếm như thế nào để sản xuất ra các hàng hóa có giá trị và phân phối chúng cho các cá nhân khác nhau trong xã hội” thì Kinh tế học đổi mới lại chủ yếu tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc “nghiên cứu các xã hội đã tạo ra những hình thái sản xuất mới, các sản phẩm mới và mô hình kinh doanh mới như thế nào để mở mang thêm của cải và nâng cao chất lượng cuộc sống” [1, p.15]. Theo quan điểm của Kinh tế học đổi mới, nếu các chính sách khuyến khích đổi mới của chính phủ có làm sai lệch tín hiệu giá cả thị trường và có trước mắt gây một tổn thất nào đó cho nền kinh tế thì cũng chấp nhận được vì hiệu quả phân phối không phải là yếu tố chủ yếu chi phối tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế dựa trên tri thức của Thế kỷ 21.

    Hiệu quả thích nghi là một khái niệm quan trọng trong Kinh tế học đổi mới. Đó là khả năng của một nền kinh tế và một thể chế có thể tự đổi mới tùy theo thời gian thông qua áp dụng, đổi mới công nghệ để thích ứng với tình hình mới. Đó là các quy tắc quyết định một nền kinh tế tiến hóa theo thời gian, là mong muốn của cả một xã hội tìm kiếm tri thức mới, dám chịu rủi ro để tiến hành những đổi mới sáng tạo vượt lên trên các quy tắc cân bằng của kinh tế học tân cổ điển và tầm nhìn ngắn hạn của học thuyết Keynes mới. Đó cũng là các cấu trúc tổ chức mang tính đổi mới và sáng tạo giúp cho một xã hội tìm ra hình thái tồn tại phù hợp với những biến đổi của tình hình bên ngoài. Không phải chủ yếu là cách thức các cá nhân và doanh nghiệp một mình phản ứng với các tín hiệu giá cả thị trường mà quan trọng hơn là cách thức các doanh nghiệp và cá nhân tương tác với nhau và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các cơ sở nghiên cứu mạnh, các mạng lưới liên kết công-tư, các tiêu chuẩn chung sẽ quyết định hiệu quả sản xuất và phân phối trong xã hội thay vì chỉ có thị trường và giá cả.

    Thứ ba, các thiết chế (tổ chức và chính sách) tìm kiếm và phổ biến tri thức là chìa khóa cho tăng trưởng. Thị trường và giá cả là yếu tố trung tâm trong hệ thống kinh tế theo quan điểm tân cổ điển. Những yếu tố này quy định và hướng dẫn các doanh nghiệp và người tiêu dùng hành động theo quy luật cung cầu qua đó tối đa hóa lợi nhuận để đóng góp chung cho tăng trưởng kinh tế. Trong quan điểm của Kinh tế học đổi mới, không có thị trường hoàn hảo, không có giá cả thị trường thuần túy duy nhất quyết định hành vi của các tác nhân kinh tế. Tri thức mới, công nghệ mới, luật pháp, các hình thức tổ chức, chính sách mới, văn hóa, chuẩn mực và các mạng lưới liên kết cùng với các lực lượng thị trường tham gia quyết định hiệu quả của một nền kinh tế. Thành thử, không chỉ phản ứng theo tín hiệu thị trường, các tác nhân kinh tế còn phải tìm kiếm và áp dụng tri thức mới, công nghệ mới, thích nghi với các văn hóa, thị hiếu tiêu dùng và chuẩn mực xã hội khác nhau thì mới có thể tồn tại và tạo ra các giá trị mới đóng góp cho tăng trưởng.

    Thứ tư, nền kinh tế dựa trên tri thức có xu hướng biến động hơn là đi đến cân bằng. Cân bằng kinh tế, theo quan điểm của Kinh tế học đổi mới chỉ có trong một số thị trường và ở vào những thời điểm nhất định. Do vậy, duy trì trạng thái cân bằng và cân đối kinh tế vĩ mô không phải là mục tiêu tối thượng trong Kinh tế học đổi mới. Trái lại, học thuyết kinh tế này chấp nhận và khuyến khích tạo ra các “trạng thái phá hủy mang tính chất sáng tạo” (nói như J.Schumpeter về “Creative distruction”), các mất cân đối tạm thời, ngắn hạn thông qua các đột phá công nghệ mới, hình thức tổ chức mới, cấu trúc kinh tế mới, mạng lưới liên kết kiểu mới vừa cạnh tranh vừa hợp tác trong xã hội đẻ hướng tới các hiệu quả dài hạn.

    Thứ năm, các cá nhân và doanh nghiệp không thể tối đa hóa lợi nhuận một cách hợp lý theo cung cầu thị trường. Nền kinh tế dựa trên tri thức theo quan niệm của Kinh tế học đổi mới luôn luôn bất định. Rất khó, thậm chí các cá nhân và doanh nghiệp không thể đưa ra các quyết định tối ưu trong điều kiện bất định mà chỉ dựa vào các tín hiệu do giá cả thị trường phát ra. Lại càng không có sự chắc chắn đảm bảo cho các cá nhân và công ty trong khi theo đuổi những lợi ích riêng cũng đồng thời bảo đảm lợi ích công. Sự gia tăng của giá cả năng lượng và những ngoại ứng tiêu cực (negative externalities) về môi trường ngày càng khác xa với những phản ánh của giá cả trên thị trường, làm cho giá cả thị trường không thể và không còn là tín hiệu đúng hoặc duy nhất đúng làm cơ sở cho hoạch định chính sách. Cũng cần phải thấy rằng, xét về các ngoại ứng tích cực (positive externalities) không thể tính hết những đóng góp mà mạng internet toàn cầu đã mang lại cho tăng trưởng và phát triển thế giới thập kỷ qua và trong tương lai nếu chỉ dựa vào giá cả thị trường.

    4. So sánh các học thuyết kinh tế học Tân cổ điển, Keynes mới và Kinh tế học đổi mới

    Có thể thấy, cho dù là dựa vào vai trò của thị trường hay của các chính phủ thì cả Kinh tế học Tân cổ điển hay Kinh tế học Keynes mới đều chủ yếu quan tâm đến các cân bằng thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô. Khi thì áp dụng các hình thức can thiệp về chính sách tiền tệ, khi thì sử dụng chính sách tài khóa để cân bằng kinh tế vĩ mô, cân bằng cung cầu thị trường, khi thì từ phía cung, khi thì phía cầu. Những định đề đã ngự trị từ lâu về vai trò của thị trường, các cân bằng kinh tế vĩ mô và cân bằng cung cầu trong hai học thuyết kinh tế này một mặt dẫn đến hệ quả là không tính đến vai trò của đổi mới tri thức và công nghệ đã đóng góp trong tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 1970. Mặt khác, những định đề đã trở thành giáo điều này cũng làm chậm trễ việc tạo điều kiện về thiết chế, chính sách để tích hợp và tập trung khai thác các giá trị mới tạo ra bởi sáng tạo và phổ biến tri thức khoa học, công nghệ trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khủng hoảng tài chính, tiền tệ và kinh tế thế giới những năm1997-1998 và 2008 gần đây cho thấy vấn đề không phải là ở các định đề của Kinh tế học tân cổ điển về vai trò của thị trường bị vi phạm mà là các định chế, các thiết chế tài chính quốc tế và quốc gia đã trở nên xơ cứng chậm đổi mới không thích nghi được với bối cảnh mới. Theo các tác giả của [1], kinh nghiệm ở Hoa Kỳ cho thấy:

    “ Bước vào Thế kỷ 21,…trong khi nền kinh tế Mỹ đã thay đổi, chuyển hóa về bản chất do công nghệ, toàn cầu hóa và mô hình kinh doanh mới, các học thuyết dẫn đường cho hoạch định chính sách không theo kịp mà vẫn đóng khung trong khuôn khổ các khái niệm, mô hình và lý thuyết trong Thế kỷ 20” [1, p.1].

    Bảng 1. So sánh ba học thuyết kinh tế phổ biến tại Hoa Kỳ và Học thuyết kinh tế học đổi mới (Nguồn: trích trong [1])

    Một khía cạnh khác rất đáng lưu ý khi so sánh các học thuyết kinh tế nêu trên là sự khác biệt về tầm nhìn về thời gian, không gian tương tác và liên kết của các tác nhân kinh tế. Trong khi các học thuyết kinh tế học tân cổ điển và Keynes chú trọng vai trò của hoặc thị trường hoặc nhà nước, hoặc người tiêu dùng, hoặc người công nhân thì Kinh tế học đổi mới coi trọng cả vai trò của nhà nước và thị trường, tính đến vai trò của cả người tiêu dùng, người công nhân, các tổ chức phi chính phủ và tất cả các cư dân tham gia vào các hoạt động đổi mới. Việc chú trọng kết hợp giữa các chu kỳ gắn hạn, trung hạn và dài hạn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, giữa nhà nước, thị trường và xã hội dân sự đã tạo ra khuôn khổ rộng lớn hơn, không gian rộng lớn hơn cho tạo lập các hiệu ứng hợp trội trong hiệu quả sản xuất và hiệu qủa thích nghi với những biến của môi trường bên ngoài.

    5. Bài học kinh nghiệm gợi suy cho Việt Nam

    Nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm hoạch định chính sách kinh tế tại Hoa Kỳ và một số nước phát triển trong thập kỷ gần đây đã cho thấy xu thế bất cập của Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học Keynes mới trong giải thích nguyên nhân tăng trưởng và tạo lập khuôn khổ chính sách đổi mới phù hợp với bối cảnh nền kinh tế dựa trên tri thức trong Thế kỷ 21.

    Các thảo luận gần đây tại Hoa Kỳ và một số nước phát triển khác liên quan đến lựa chọn các học thuyết kinh tế phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, chuyển sang kinh tế dựa trên tri thức KH&CN để thích nghi với mức độ bất định ngày càng tăng trong Thế kỷ 21 cho thấy sớm hay muộn Học thuyết kinh tế học đổi mới với những quan điểm, cách tiếp cận hiện đại và phù hợp sẽ (thực tế đã và đang) chi phối Hệ thống đổi mới toàn cầu và dần dần trở thành chuẩn mực chung cho phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ và đổi mới trong những thập kỷ tới.

    Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Các chính sách kinh tế vĩ mô gần đây được cho là đã đi đúng hướng, giúp nền kinh tế giành được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, các thành tựu đạt được là chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp. Có thể nhận định là mô hình và chính sách kinh tế áp dụng những năm gần đây ở Việt Nam chủ yếu dựa quá nhiều vào thâm dụng vốn đầu tư kiểu Tân cổ điển hoặc các biện pháp kích cầu kiểu Keynes. Tri thức khoa học, công nghệ và các nguồn lực kiểu đổi mới khác như năng lực thích nghi về tổ chức, quản lý, thiết chế chính sách thúc đẩy các loại liên kết trong hệ thống đổi mới, như liên kết giữa tri thức KH&CN và sản xuất, liên kết giữa các thiết chế, chính sách, liên kết hợp tác công tư, liên kết giữa các vùng theo quan niệm của Kinh tế học đổi mới chưa được quan tâm đầu tư và khai thác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ban đầu thời gian qua đang có xu hướng chậm lại và điều quan trọng là chỉ số đổi mới của Việt Nam vẫn ở thứ hạng rất thấp ( năm 2009 xếp hạng 78 trong số 110 nước trên thế giới, dưới cả Philippin xếp hạng 54) [3, p.14].

    Để có một tương lai phát triển bền vững và một nền kinh tế có năng lực đổi mới, sáng tạo cao khả dĩ có thể đưa Việt Nam tham gia và leo lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam rõ ràng cần nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế kinh tế theo chiều sâu, sử dụng nhiều hơn tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới để tạo ra các hợp lực phục vụ phát triển. Để có thể hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi đó, ít nhất về mặt lý thuyết, Học thuyết Kinh tế học đổi mới, bên cạnh Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học keynes mới cần được nghiên cứu sâu hơn và đưa dần vào trong tư duy, cách tiếp cận và tạo lập khuôn khổ cho hoạch định chính sách đổi mới thay vì hoạch định riêng rẽ các chính sách kinh tế, tài chính, tài khóa, chính sách công nghiệp và chính sách KH&CN như trong thực tế ở Việt Nam hiện nay.

    Tài liệu tham khảo

    1.    Robert D.Atkinson (2008), David B.Audretsch (2008); Economic Doctrines and Policy Differences: Has the Washington Policy Debate Been Asking the Wrong Questions?; The Information Technology & Innovation Foundation (ITIF).

    2.     Kevin Bryant (1999), Alison Wells (1999); A New Economic Paradigm? Innovation – Based Evolutionary Systems; Department of Industry, Science and Resources; Canberra ACT, Commonwealth Australia.

    3.    Carlos Aquirre B. (2011), SWOT Analysis of the Vietnamese STI System: Trends and Policy Recommendations, UNIDO, Vienna, 5-2011.

    4.    Nguyễn Mạnh Quân (2010), Xã hội hậu khoa học và những gợi suy cho Việt Nam, Tia Sáng, N.8/2010

    Trung Quốc trấn an tăng trưởng kinh tế ‘không tồi’

    Lo lắng viễn cảnh

    Song song đó, nhập khẩu giảm 8,5% cho thấy thị trường tiêu dùng và sản xuất của Trung Quốc đang gặp trục trặc. Đầu tư tài sản cố định trong năm cho tới tháng 9 tăng 5,4%, thấp hơn mức 5,5% theo kỳ vọng từ các chuyên gia và cả số liệu từ tháng 8. Chỉ số này là thước đo chi tiêu cho các hạng mục bao gồm cơ sở hạ tầng, tài sản, máy móc và thiết bị.

    Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 18-10, người phát ngôn Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, ông Mao Thịnh Dũng cố gắng trấn an người dân khi cho rằng mức tăng trưởng như hiện nay vẫn không tồi nếu đặt trong bối cảnh đầy khó khăn trên toàn cầu. “Nền kinh tế quốc gia nhìn chung vẫn ổn định, cấu trúc kinh tế liên tục được tối ưu hóa, đời sống người dân và an sinh xã hội ngày càng được cải thiện” – ông Mao nói.

    Mặc cho những lời trấn an này, báo New York Times nhận định Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn bao giờ hết.

    Thế nhưng, chuyên gia lâu năm về Trung Quốc của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, ông Nicholas Lardy cho rằng các loại thuế quan của Mỹ vẫn chỉ là một phần nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Bằng chứng là xuất khẩu tới Mỹ chỉ chiếm 4% trong quy mô kinh tế nước này.

    Với sức mua yếu đi, doanh số xe hơi tại Trung Quốc đã tụt giảm. Vấn đề nằm ở chỗ hoạt động buôn bán xe chiếm đến 5% đầu ra kinh tế của Trung Quốc, theo các con số chính thức. Điều này cho thấy công nghiệp xe hơi chiếm vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nước này còn hơn xuất khẩu tới Mỹ. Hoạt động bán lẻ xe hơi đã giảm 6,6% trong tháng 9 so với một năm trước.

    Theo ông Mark Webster – chuyên gia tại Ngân hàng đầu tư BDA Partners, các công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc đã bắt đầu tái phân bổ vốn ra nhiều khu vực khác trên thế giới trong vòng 18 tháng qua.

    Điểm sáng công nghiệp

    Nền công nghiệp Trung Quốc vẫn phát triển tốt hơn dự đoán. Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 5,8%, vượt kỳ vọng 4,9% của các chuyên gia và cải thiện so với tăng trưởng 4,4% của tháng trước.

    9 tháng năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hải Phòng ước đạt 16,42%, cao nhất từ trước đến nay

    9 tháng năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hải Phòng ước đạt 16,42%, cao nhất từ trước đến nay

     src=Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu điều hành tại phiên họp.


    (Haiphong.gov.vn) – Sáng 30/9, UBND thành phố họp Phiên thường kỳ trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2019; bàn bổ khuyết nhiệm vụ, giải pháp quý IV/2019. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì phiên họp.

    Cùng dự có các Phó Chủ tịch HĐND, UBND thành phố; các đồng chí Ủy viên UBND thành phố; lãnh đạo các Sở, ngành và đơn vị thành phố.

    Các chỉ tiêu tăng trưởng cao phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố

    Trình bày dự thảo báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Việt Tuấn cho biết, 9 tháng năm 2019, kinh tế – xã hội thành phố tiếp tục đạt được kết quả nổi bật, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 16,42% (kế hoạch cả năm tăng 15,5% trở lên), cao nhất từ trước đến nay; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 24,03% (kế hoạch cả năm tăng 22%); kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,66 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 116.517,7 tỷ đồng, tăng 66,54% so với cùng kỳ, vượt 7,64% so với kế hoạch năm; sản lượng hàng qua cảng ước đạt 90,56 triệu tấn, tăng 15,03%; thu hút khách du lịch ước đạt 6,86 triệu lượt, tăng 15,69%; dư nợ tín dụng ước đạt 123.919 tỷ đồng, tăng 12,62% so cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 97.330 tỷ đồng, tăng 14,8%.

    Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước đạt 66.042,39 tỷ đồng, tăng 33,1% so với cùng kỳ, trong đó: thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 45.688,04 tỷ đồng, tăng 44%, thu ngân sách địa phương 20.354,35 tỷ đồng, tăng 13,8%, riêng thu nội địa 19.056,9 tỷ đồng, tăng 20%, bằng 72,3% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao (dự toán năm 26.365 tỷ đồng).

    Hạ tầng đô thị thành phố được quan tâm đầu tư, các dự án kết cấu hạ tầng được tập trung thi công, bám sát tiến độ. Thành phố đã hỗ trợ vật tư (xi măng, gạch lát vỉa hè, pha đèn chiếu sáng và cây xanh) để cải tạo, nâng cấp hè, đường ngõ bị xuống cấp trên địa bàn các quận thuộc thành phố.

    Công tác xây dựng nông thôn mới, an sinh xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả, tính đến ngày 15/9/2019, thành phố đã hỗ trợ 3.749 tấn xi măng cho các địa phương xây dựng 13 km đường giao thông; bình quân các xã xây dựng nông thôn mới ước đạt 18,2 tiêu chí/xã, tăng 0,7 tiêu chí so với năm 2018, toàn thành phố không còn xã dưới 15 tiêu chí.

    Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp

    Thành phố tổ chức định kỳ Hội nghị đối thoại doanh nghiệp hàng tháng và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp; trong 9 tháng đầu năm tiếp nhận 23 kiến nghị mới, đã giải quyết triệt để 14 kiến nghị, chiếm 60,9%.

    Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài tiếp tục chọn Hải Phòng để đầu tư các dự án lớn. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 115.095 tỷ đồng, tăng 64,51% so với cùng kỳ.

    Tính đến ngày 24/9/2019, thu hút vốn đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đạt 1.095,13 triệu USD, đạt 73,01% kế hoạch, trong đó có 68 dự án được cấp mới và 38 dự án điều chỉnh tăng vốn. Số vốn FDI còn hiệu lực trên địa bàn thành phố là 678 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 17,57 tỷ USD. 

     src=Toàn cảnh phiên họp trực tuyến sáng 30/9/2019.



    Tập trung phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển KTXH, QPAN đã đề ra



    Phát biểu kết luận tại phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế xã hội thành phố trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đạt được kết quả nổi bật và toàn diện.


    Tuy nhiên, Chủ tịch cũng nêu rõ bên cạnh những kết quả đạt được công tác cải cách TTHC hiện chưa đáp ứng được yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; việc GPMB vẫn còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công một số dự án trọng điểm của thành phố; xảy ra tình trạng doanh nghiệp nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương công nhân dẫn đến khiếu kiện đông người, phức tạp;  bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉnh trang, xây dựng đô thị văn minh tại một số trục đường chính còn nhiều hạn chế…Theo Chủ tịch, nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của một số sở, ngành thành phố chưa được kịp thời, sự phối hợp giữa các cấp, ngành, chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ…


    Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh đã đề ra trong năm 2019, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng yêu cầu các ngành, địa phương và đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố.


    Về chỉ tiêu thu ngân sách, hiện số thu nội địa 9 tháng chỉ đạt 72%, chưa đạt kế hoạch đề ra, Chủ tịch yêu cầu Cục Thuế cần khẩn trương thực hiện các giải pháp tăng thu các sắc thuế; các Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, các quận, huyện cần chủ động rà soát lại các nguồn thu, nhất là nguồn thu từ đấu giá đất để hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.


    Liên quan đến tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, Chủ tịch nhấn mạnh, quan điểm của thành phố trong năm nay phải quyết tâm hoàn thành Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng và đưa vào sử dụng. Đối với các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của thành phố đầu tư trên địa bàn các quận, huyện, Chủ tịch chỉ đạo cần tập trung đẩy nhanh tiến độ GPMB, tập trung thi công, bảo đảm an toàn, chất lượng và hiệu quả.


    Chủ tịch cũng lưu ý các địa phương cần tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, siết chặt quản lý lao động người nước ngoài. Bên cạnh đó, các cấp ngành tập trung chuẩn bị tốt các nội dung Đề án, báo cáo phục vụ Kỳ họp thứ 11 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV.


    Minh Hảo


    Tìm động lực mới cho tăng trưởng

    Hôm nay, 30-10, Quốc hội (QH) bắt đầu 2 ngày thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

    Cạnh tranh công bằng

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động trước phiên thảo luận, chuyên gia kinh tế – TS Lê Đăng Doanh nhận định việc đạt hoặc vượt 12 chỉ tiêu QH đề ra trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động từ diễn biến xấu của thế giới, chẳng hạn như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, cho thấy Chính phủ đã có nỗ lực cải cách rất lớn và đáng ghi nhận. “Tuy nhiên, cần tiếp tục nỗ lực cải thiện năng suất lao động, tăng tốc độ cải cách và cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước. Đặc biệt, cần xác định kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế, của đất nước và cần nhiều hơn nữa các nguồn lực để nuôi dưỡng và có nhiều hơn nữa DN lớn mạnh” – TS Lê Đăng Doanh góp ý thêm.

    Phân bổ ngân sách theo vùng

    Ông Phạm Phú Quốc cho rằng cần có phân tích, chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học, hợp lý về tỉ lệ phân chia ngân sách và tỉ lệ ngân sách địa phương được giữ lại; mối liên hệ giữa tỉ lệ này với dân số của mỗi tỉnh, thành; chỉ số đồng ngân sách tạo nên số đồng GDP; hiệu quả sử dụng vốn và thời gian thu hồi vốn; nhu cầu thực tiễn cho đầu tư phát triển của địa phương, của vùng và khu vực liên quan.

    Hiện nay, việc phân bổ ngân sách chỉ mới tính giữa trung ương với từng địa phương, chưa có sự phân bổ ngân sách cho vùng. Các tỉnh, thành trong vùng cũng chưa có cơ chế hữu hiệu để phối hợp kết nối đầu tư – phát triển hạ tầng chung trong vùng.

    Đại biểu QH này kiến nghị đối với các vùng kinh tế trọng điểm, dân số tập trung đông, có hiệu quả đầu tư và khả năng thu hồi vốn cao để tái tạo ngân sách mới cao, cần được tăng tỉ lệ ngân sách địa phương được giữ lại. Tỉ lệ tăng thêm được giữ lại này sẽ góp phần tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển vùng, tạo tăng trưởng kinh tế vùng và lan tỏa tăng trưởng nền kinh tế.

    Ý KIẾN

    Đại biểu QH Trần Hoàng Ngân:

    Quan tâm hơn đến môi trường

    Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam, bởi vậy cần phải hết sức chú ý đến vấn đề môi trường, nhất là trong bối cảnh hiện nay, môi trường đang là mối bức xúc của người dân. Thu hút đầu tư nhưng phải làm sao tránh được các sự cố trước đây mà Formosa là điển hình. Tôi cho rằng Bộ Chính trị đã rất sáng suốt khi ban hành 2 nghị quyết kịp thời. Đó là Nghị quyết 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Như vậy, thu hút FDI trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, ưu tiên công nghệ cao với định hướng đưa kinh tế số Việt Nam chiếm 20%-30% tổng GDP trong 5-10 năm tới.

    Ông NICOLAS AUDIER, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham):

    Giảm áp lực thủ tục hành chính

    Môi trường thương mại và đầu tư ở Việt Nam ngày càng phát triển hơn theo như các nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới và các cơ quan quốc tế khác đã chỉ ra. Chỉ số môi trường kinh doanh hằng quý (BCI) gần đây nhất của EuroCham tiếp tục nhận được phản hồi tích cực từ các DN thành viên khi đánh giá về tình hình kinh doanh tại Việt Nam và tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước, cũng như triển vọng kinh doanh của DN. Sự tin tưởng này không chỉ phụ thuộc vào cải cách chính sách kinh doanh và pháp lý trong nước mà còn ở các chính sách về hội nhập quốc tế của Việt Nam. Với 16 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được phê chuẩn và có hiệu lực, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra cơ hội mới cho DN và người tiêu dùng 2 bên thông qua cắt giảm thuế quan.

    Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực giảm áp lực thủ tục hành chính đối với DN, thông qua biên bản pháp lý và các diễn đàn như Hội đồng Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính (ACAPR).

    Ông HUỲNH VĂN KHÁNH, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Da giày TP HCM:

    Hỗ trợ ngành da giày

    Thủ tướng từng ví von các hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA, CPTPP… là những “cao tốc” mà Chính phủ đã tạo ra cho DN hội nhập, bước ra thế giới bên ngoài thuận lợi hơn. Nhưng thực tế, DN ngành da giày phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, còn khó khăn về nhiều mặt nên không đủ sức vào cao tốc. Trong khi kinh tế cả nước khá lạc quan, xuất khẩu nhiều lĩnh vực được hưởng lợi từ thương chiến Mỹ – Trung và sự chuyển dịch đón đầu các hiệp định thương mại nên thu về kim ngạch khá trong 10 tháng đầu năm thì ngành da giày vẫn duy trì kim ngạch xuất khẩu ổn định. Riêng thị trường trong nước lại có sự sụt giảm, nhiều DN phải đóng cửa nhà xưởng vì sản phẩm bí đầu ra. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ hỗ trợ thiết thực hơn cho ngành da giày trong thời gian tới, chẳng hạn như hỗ trợ đất đai để làm cụm công nghiệp da giày nhằm tập trung các DN lại với nhau để dễ dàng liên kết hợp tác, chia sẻ đơn hàng lớn.

    Ph.Nhung – Th.Nhân ghi

    TTWTO VCCI – (Tin tức) Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á

    Các chuyên gia Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam dự báo Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm nay với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 6,9%.

    Đây là nhận định được các chuyên gia Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đưa ra tại Hội nghị thường niên về Dự báo kinh tế toàn cầu nửa cuối năm 2019.

    Ông Edward Lee, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế phụ trách khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và Nam Á, đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam. Ông dự báo Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm nay với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 6,9%, và tốc độ này được kỳ vọng sẽ duy trì đến năm 2021.

    Nhận định về đợt cắt giảm 0,25% lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước – lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 7-2017, ông Edward Lee cho rằng đây là động thái mang tính đón đầu trong bối cảnh Việt Nam phụ thuộc vào nhu cầu của thế giới để thúc đẩy tăng trưởng với xuất khẩu là động lực chính. Trong ngắn hạn, đợt hạ lãi suất sẽ không có nhiều tác động lên tăng trưởng tín dụng và chi phí đi vay; thanh khoản ở thị trường trong nước tiếp tục dồi dào và chi phí đi vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng hiện ở gần mức thấp nhất trong năm.

    Theo dự báo của ông Edward Lee, khả năng sẽ không có thêm động thái nào liên quan đến chính sách tiền tệ từ phía Ngân hàng Nhà nước trong thời gian từ nay đến cuối năm.

    Ông Divya Devesh, Trưởng nhóm nghiên cứu ngoại hối khu vực ASEAN và Nam Á, chia sẻ đánh giá về triển vọng thị trường ngoại hối và lãi suất toàn cầu. Căng thẳng thương mại tiếp tục là chủ đề thu hút sự chú ý của thị trường và lạm phát thấp đang tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương đưa ra những động thái. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ giữ lãi suất ở mức thấp.

    Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á – Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ tốc độ tăng trưởng chậm lại, lạm phát ở mức thấp và rủi ro sụt giá gia tăng đang thúc đẩy các ngân hàng trung ương trên thế giới trở nên linh hoạt hơn. Căng thẳng thương mại Mỹ Trung đã và đang tiếp tục có những ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu…

    “Triển vọng tại châu Á có vẻ như tươi sáng hơn và chúng tôi kỳ vọng châu Á sẽ dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu trong tương lai gần. 2019 dự kiến sẽ tiếp tục là một năm tích cực đối với Việt Nam nếu như các rủi ro chính yếu được kiểm soát hiệu quả” – ông Nirukt Sapru nhận xét.

    Trong khi đó, các chuyên gia đến từ Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng cho rằng tác động đối với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung lên các nước đã gia tăng gấp đôi, trong đó có Việt Nam.

    Chia sẻ tại sự kiện cập nhật thông tin thị trường cùng triển vọng kinh tế thương mại Việt Nam của HSBC Việt Nam mới đây, ông Joseph Incalcaterra, Chuyên gia Kinh tế trưởng về các thị trường ASEAN thuộc Khối Nghiên cứu Tập đoàn HSBC, cho rằng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nếu Việt Nam xác định và có chiến lược rõ ràng thì sẽ rất có lợi. Dù trước mắt Việt Nam cũng phải chịu những áp lực nhất định song về dài hạn sẽ được hưởng những tác động tích cực.

    Theo TS Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Việt Nam đang bắt đầu nhìn thấy những thách thức từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, bởi Trung Quốc đang hạn chế nhập khẩu từ các nước láng liềng. Dù vậy, Việt Nam đang bù đắp được thâm hụt thương mại với Trung Quốc khi tăng xuất khẩu sang Mỹ.

    Cùng quan điểm, ông Phạm Hồng Hải, thành viên Hội đồng thành viên HSBC Việt Nam, cho rằng thương chiến Mỹ – Trung đang ảnh hưởng đến tất cả nền kinh tế toàn cầu chứ không chỉ Việt Nam. Việt Nam đang được hưởng lợi khi có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang nhưng cũng cần có chiến lược để ứng phó với những thách thức diễn ra trong dài hạn.

    Nguồn: Người Lao động

    Khu vực tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế

    Khu vực tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng Quý III và 3 Quý năm nay. Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra trong hội thảo Động lực cho kinh tế Việt Nam: Góc nhìn và Triển vọng, được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

    Theo báo cáo được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4.Reform Program) phối hợp nghiên cứu và đánh giá thì tăng trưởng kinh tế Quý III và 3 Quý năm qua vẫn được duy trì ở mức tương đối cao.





    khu vuc tu nhan vuon len thanh dong luc chinh cua tang truong kinh te hinh 1
    Đầu tư FDI số dự án tăng 26% nhưng số đăng ký vốn giảm 14,5%. (Ảnh minh họa).

    Bên cạnh điểm tích cực là kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định, thì đáng ghi nhận là tăng trưởng tương đối nhanh ở khu vực công nghiệp. Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP là công nghiệp chế biến. Động lực xuất nhập khẩu cũng giữ được đà tăng trưởng khi thặng dư thương mại trong 9 tháng năm 2019 ước đạt 7,1 tỷ USD, vượt cả cùng kỳ năm 2018.

    Đặc biệt, nhìn vào cấu phần xuất, nhập khẩu thì đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã giảm tốc sau nhiều năm dẫn đầu và khu vực kinh tế tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng 3 quý qua.

    Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Khu vực FDI đã có sự giảm tốc, xuất khẩu tăng 5% – một con số. Trong khi đó khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển xuất khẩu tương đối nhanh, ở mức 2 con số.

    Đây là yếu tố rất ấn tượng vì điều kiện thời gian qua chúng ta nói nhiều về việc chưa hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng họ vẫn có cơ hội xuất khẩu. Hai là thời điểm này chúng ta nói nhiều về những bất định trong chiến tranh thương mại (Mỹ Trung), nó ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng trong điều kiện đó, lại thành cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân trong nước.

    Và điều này ở góc độ nào đó càng khẳng định rằng chúng ta phải tin tưởng vào khu vực doanh nghiệp trong nước, họ có thể vận dụng cơ hội từ hội nhập, họ có sức sống có sức thích nghi, vấn đề là chính sách phải hỗ trợ và tạo thuận lợi hơn cho họ”.

    Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng chỉ ra một số khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế nước ta trong thời gian tới, trong đó có “sự trở lại” của công nghiệp khai khoáng. Sau 3 năm tăng trưởng âm, ngành khai khoáng đã tăng trưởng dương trở lại trong 9 tháng năm nay, góp phần nhất định vào tăng trưởng GDP 3 Quý qua. Đồng thời, chất lượng tăng trưởng cũng được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng và các nguồn lực phát triển hiện có.

    Ông Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cảnh báo: “Đầu tư FDI số dự án tăng 26% nhưng số đăng ký vốn giảm 14,5%, như vậy ở đây giảm quy mô dự án và do đó chúng ta có quyền nghi ngờ chất lượng dự án và cách thức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và tôi có trao đổi với một số hiệp hội thì người ta nhận định có xu hướng phân nhỏ dự án tránh rủi ro và với quy mô nhỏ như thế này và giảm dần đi thì liệu có nghiên cứu và phát triển ở đây? Có chuyển giao công nghệ ở đây? Vốn là những điều chúng ta đang rất cần”.

    Dựa trên những phân tích về tiềm năng cơ hội và thách thức của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đưa ra kịch bản cập nhật về triển vọng cho nền kinh tế nước ta. Theo đó, tăng trưởng GDP năm nay được dự báo ở mức 7,02% và 2020 là 6,72%; tăng trưởng xuất khẩu được dự báo tăng 8,13% trong năm nay và 7,64% trong năm tới./.



    ki

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...