• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

    • Phương pháp mới giúp tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng
    • Khai thác năng lượng mặt trời từ quá trình quang hợp
    • Khai thác năng lượng mặt trời từ quá trình quang hợp
    • Tiến hóa của quang hợp – Wikipedia tiếng Việt
    • Phương pháp mới giúp tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng
    • Sự quang hợp ngày càng tăng trên toàn cầu
    • Chọn tạo giống sắn không cải thiện quang hợp và sản lượng tiềm năng
    • Quang hợp ở thực vật, trắc nghiệm sinh học lớp 11

    Phương pháp mới giúp tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng

    Tinh giản hóa quá trình quang hô hấp là “một bước tiến lớn trong nỗ lực tăng cường hiệu quả của quang hợp”, Spencer Whitney, nhà hóa sinh thực vật tại Đại học Quốc gia Úc cho biết.


    Giờ đây, ngành nông nghiệp đã tối ưu hóa việc sử dụng các công cụ tăng năng suất như thuốc trừ sâu, phân bón và tưới tiêu, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đang nỗ lực trong việc tác động vi mô và cải thiện sự phát triển của cây trồng bằng cách tìm ra các phương pháp giúp cây quang hợp hiệu quả hơn.


    Quang hô hấp là một rào cản lớn để đạt được hiệu quả tăng năng suất cây trồng, vì nó xảy ra ở nhiều loại thực vật như đậu nành, gạo và lúa mì. Khi lượng O2 trong khí quyển cao hơn CO2, enzyme rubisco thay vì giúp biến đổi CO2 từ khí quyển thành đường để nuôi dưỡng thực vật thì nó lại phản ứng với O2 khiến quá trình quang hô hấp diễn ra và làm giảm đáng kể hiệu suất quang hợp của các thực vật.


     src=


    Thời gian xảy ra sự tương tác giữa rubisco và oxy chiếm khoảng 20% thời gian quá trình quang hợp, nó tạo ra hợp chất glycolate độc ​​hại mà cây trồng cần phải tái chế thành các phân tử có thể dùng được thông qua quá trình quang hô hấp. Quá trình này bao gồm một chuỗi các phản ứng hóa học trải dài trong cả 4 khoang tế bào thực vật, làm lãng phí năng lượng, có thể làm giảm năng suất cây trồng từ 20-50%, tùy thuộc vào loài thực vật và điều kiện môi trường.


    Nhờ sử dụng kỹ thuật di truyền, các nhà nghiên cứu hiện đã tạo ra một con đường hóa học giúp giới hạn sự quang hô hấp trong một khoang tế bào duy nhất.


    Paul South, nhà sinh học phân tử thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tại Urbana, bang Illinois và các cộng sự đã gắn các chỉ dẫn di truyền vào con đường hóa học nhằm hạn chế sự quang hô hấp của các mảnh tảo, DNA bí ngô và các tế bào của cây thuốc lá. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng biến đổi gen tế bào để không tạo ra loại hóa chất cho phép glycolate di chuyển giữa các khoang tế bào.


     src=


    Không giống như các thí nghiệm trước đây, với quá trình quang hô hấp được tạo ra bởi con người, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên cây trồng tại các cánh đồng trong điều kiện canh tác thực tế. Kết quả cho thấy, cây thuốc lá biến đổi gen đã tạo ra sinh khối nhiều hơn 41% so với cây thuốc lá thông thường.


    Việc thí nghiệm với nhiều loại cây khác nhau sẽ cho thấy, liệu phương pháp hạn chế quá trình quang hô hấp này có thể đem lại lợi ích tương tự cho các loại cây trồng khác hay không. Nhóm nghiên cứu của South hiện đang thực hiện thí nghiệm trong nhà kính với cây khoai tây đã được chỉnh sửa gen, đồng thời lên kế hoạch thực hiện các thí nghiệm tương tự với đậu nành, đậu đen và gạo.


    Quá trình kiểm định kết quả nghiên cứu để có thể đưa vào sử dụng trong các trang trại thương mại, gồm cả thử nghiệm thực địa, có thể sẽ mất ít nhất 5-10 năm, Andreas Weber, một nhà hóa sinh thực vật tại Đại học Heinrich Heine Düsseldorf cho biết.


     

    Khai thác năng lượng mặt trời từ quá trình quang hợp

    Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng sạch và phong phú, tuy nhiên chỉ có một phần rất nhỏ nguồn năng lượng này được chuyển đổi thành năng lượng hữu ích. Để giúp giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia – Mỹ đã phát triển một công nghệ mới là sử dụng cây xanh để tạo ra điện. Theo Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy làm việc tại Đại học Georgia: “Cách tiếp cận này có thể giúp chúng ta tạo ra năng lượng sạch từ ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng quá trình quang hợp của thực vật”.

    Thực vật là “nhà máy năng lượng mặt trời” có hiệu suất cao nhất hiện nay, nó đạt được hiệu suất gần như tuyệt đối, có nghĩa là nó chuyển đổi tất cả các photon ánh sáng mặt trời chiếu đến nó thành các electron. Nếu chúng ta có thể làm chủ quá trình này thì sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay thường cho hiệu suất khoảng 12 – 17%.

    Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để tách nước thành hydro và oxy kèm theo các electron. Các electron được giải phóng của quá trình quang hợp sẽ giúp tạo ra đường để phục vụ cho quá trình tăng trưởng của thực vật. Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy cho biết: “Ý tưởng của chúng tôi là can thiệp vào quá trình quang hợp và thu giữ các electron trước khi chúng được sử dụng để sản xuất đường”.

    Công nghệ của Ramasamy liên quan đến việc tách các thylakoid (các hạt nhỏ có trong lục lạp của các tế bào có chức năng quang hợp của thực vật) ra khỏi cấu trúc trong tế bào thực vật làm gián đoạn quá trình di chuyển của các electron. Các thylakoid sau khi sửa đổi sẽ được cố định trên các ống nano carbon cấu trúc hình trụ nhỏ hơn sợi tóc con người khoảng 50.000 lần. Các ống nano hoạt động như một dây dẫn điện thu giữ, vận chuyển các electron từ quá trình quang hợp. Trong các thí nghiệm quy mô nhỏ, phương pháp này tạo ra dòng điện có cường độ lớn hơn so với các hệ thống tương tự trong các báo cáo trước đây.

    Ramaraja Ramasamy và các cộng sự của ông đang rất kỳ vọng vào kết quả nghiên cứu mới, hứa hẹn sẽ mở ra những giá trị khai thác năng lượng cao hơn trong tương lai.

    Nguồn: nangluongvietnam.vn

    Khai thác năng lượng mặt trời từ quá trình quang hợp

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia – Mỹ đã phát triển một công nghệ mới là sử dụng cây xanh để tạo ra điện.

    Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng sạch và phong phú, tuy nhiên chỉ có một phần rất nhỏ nguồn năng lượng này được được chuyển đổi thành năng lượng hữu ích.

    8bfbd9ec2_13.05.24mattroi.gif

    Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy trong phong thí nghiệm

    Để giúp giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia – Mỹ đã phát triển một công nghệ mới là sử dụng cây xanh để tạo ra điện. Theo Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy làm việc tại Đại học Georgia: “Cách tiếp cận này có thể giúp chúng ta tạo ra năng lượng sạch từ ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng quá trình quang hợp của thực vật”.

    Thực vật là “nhà máy năng lượng mặt trời” có hiệu suất cao nhất hiện nay, nó đạt được hiệu suất gần như tuyệt đối, có nghĩa là nó chuyển đổi tất cả các photon ánh sáng mặt trời chiếu đến nó thành các electron. Nếu chúng ta có thể làm chủ quá trình này thì sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay thường cho hiệu suất khoảng 12 – 17%.

    Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để tách nước thành hydro và oxy kèm theo các electron. Các electron được giải phóng của quá trình quang hợp sẽ giúp tạo ra đường để phục vụ cho quá trình tăng trưởng của thực vật. Phó giáo sư Ramaraja Ramasamy cho biết: “Ý tưởng của chúng tôi là can thiệp vào quá trình quang hợp và thu giữ các electron trước khi chúng được sử dụng để sản xuất đường”.

    Công nghệ của Ramasamy liên quan đến việc tách các thylakoid (các hạt nhỏ có trong lục lạp của các tế bào có chức năng quang hợp của thực vật) ra khỏi cấu trúc trong tế bào thực vật làm gián đoạn quá trình di chuyển của các electron. Các thylakoid sau khi sửa đổi sẽ được cố định trên các ống nano carbon cấu trúc hình trụ nhỏ hơn sợi tóc con người khoảng 50.000 lần. Các ống nano hoạt động như một dây dẫn điện thu giữ, vận chuyển các electron từ quá trình quang hợp. Trong các thí nghiệm quy mô nhỏ, phương pháp này tạo ra dòng điện có cường độ lớn hơn so với các hệ thống tương tự trong các báo cáo trước đây.

    Ramaraja Ramasamy và các cộng sự của ông đang rất kỳ vọng vào kết quả nghiên cứu mới, hứa hẹn sẽ mở ra những giá trị khai thác năng lượng cao hơn trong tương lai.

    Lê My Theo Sciencedaily.com

    Tiến hóa của quang hợp – Wikipedia tiếng Việt

    -4500 —

    –

    -4000 —

    –

    -3500 —

    –

    -3000 —

    –

    -2500 —

    –

    -2000 —

    –

    -1500 —

    –

    -1000 —

    –

    -500 —

    –

    0 —

    The image above contains clickable links

    Tiến hóa của quang hợp đề cập đến nguồn gốc và sự tiến hóa tiếp theo của quang hợp, quá trình trong đó năng lượng ánh sáng từ mặt trời được sử dụng để tổng hợp đường từ carbon dioxit, giải phóng oxy như một sản phẩm chất thải.

    Các sinh vật quang hợp đầu tiên có lẽ đã tiến hóa sớm trong lịch sử tiến hóa của sự sống, và nhiều khả năng sử dụng chất khử như hydro hoặc hydro sulfua là nguồn các điện tử, chứ không phải là nước [1].

    Có ba con đường trao đổi chất lớn mà quang hợp được thực hiện: quang hợp C3, quang hợp C4 và quang hợp CAM, trong đó quang hợp C3 là hình thức lâu đời nhất và phổ biến nhất.

    Khả năng sinh hóa sử dụng nước là nguồn electron trong quang hợp đã tiến hóa một lần, ở tổ tiên chung của vi khuẩn lam còn tồn tại [2]. Ghi chép địa chất cho thấy rằng sự kiện biến đổi này diễn ra sớm trong lịch sử của trái đất, ít nhất là cỡ 2.450 – 2.320 Ma (triệu năm), và có suy đoán là còn sớm hơn nhiều [3][4].

    Bằng chứng từ các nghiên cứu cổ sinh các đá trầm tích Thái cổ (> 2.500 Ma) chỉ ra rằng sự sống tồn tại vào thời 3.500 Ma BP, nhưng các câu hỏi khi nào quang hợp oxygenic phát triển vẫn chưa trả lời được.

    Một cửa sổ cổ sinh vật học rõ ràng về sự tiến hóa vi khuẩn lam mở ra khoảng 2.000 Ma BP, tiết lộ một hệ sinh vật vốn đã đa dạng có màu lam-lục. Vi khuẩn lam vẫn sản xuất chính yếu trong suốt Proterozoi (2500-543 Ma), một phần vì cấu trúc oxy hóa khử của các đại dương ưa chuộng photoautotrophs có khả năng cố định đạm. Tảo lục nhập cuộc cùng nhóm màu lam-lục, là nhà sản xuất chính trên thềm lục địa vào gần cuối Proterozoi. Nhưng ở Mesozoi (251-65 Ma) chỉ các loài tảo, coccolithophorid, và diatom là sản xuất chính ở vùng thềm biển. Vi khuẩn lam vẫn còn quan trọng đối với hệ sinh thái biển, là nhà sản xuất chính trong xoáy đại dương, tác nhân của cố định đạm sinh học, và trong hình thức biến đổi, như các plastid của tảo biển [5].


    Phương pháp mới giúp tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng

    Tinh giản hóa quá trình quang hô hấp là “một bước tiến lớn trong nỗ lực tăng cường hiệu quả của quang hợp”, Spencer Whitney, nhà hóa sinh thực vật tại Đại học Quốc gia Úc cho biết.


    Giờ đây, ngành nông nghiệp đã tối ưu hóa việc sử dụng các công cụ tăng năng suất như thuốc trừ sâu, phân bón và tưới tiêu, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đang nỗ lực trong việc tác động vi mô và cải thiện sự phát triển của cây trồng bằng cách tìm ra các phương pháp giúp cây quang hợp hiệu quả hơn.


    Quang hô hấp là một rào cản lớn để đạt được hiệu quả tăng năng suất cây trồng, vì nó xảy ra ở nhiều loại thực vật như đậu nành, gạo và lúa mì. Khi lượng O2 trong khí quyển cao hơn CO2, enzyme rubisco thay vì giúp biến đổi CO2 từ khí quyển thành đường để nuôi dưỡng thực vật thì nó lại phản ứng với O2 khiến quá trình quang hô hấp diễn ra và làm giảm đáng kể hiệu suất quang hợp của các thực vật.


     src=


    Thời gian xảy ra sự tương tác giữa rubisco và oxy chiếm khoảng 20% thời gian quá trình quang hợp, nó tạo ra hợp chất glycolate độc ​​hại mà cây trồng cần phải tái chế thành các phân tử có thể dùng được thông qua quá trình quang hô hấp. Quá trình này bao gồm một chuỗi các phản ứng hóa học trải dài trong cả 4 khoang tế bào thực vật, làm lãng phí năng lượng, có thể làm giảm năng suất cây trồng từ 20-50%, tùy thuộc vào loài thực vật và điều kiện môi trường.


    Nhờ sử dụng kỹ thuật di truyền, các nhà nghiên cứu hiện đã tạo ra một con đường hóa học giúp giới hạn sự quang hô hấp trong một khoang tế bào duy nhất.


    Paul South, nhà sinh học phân tử thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tại Urbana, bang Illinois và các cộng sự đã gắn các chỉ dẫn di truyền vào con đường hóa học nhằm hạn chế sự quang hô hấp của các mảnh tảo, DNA bí ngô và các tế bào của cây thuốc lá. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng biến đổi gen tế bào để không tạo ra loại hóa chất cho phép glycolate di chuyển giữa các khoang tế bào.


     src=


    Không giống như các thí nghiệm trước đây, với quá trình quang hô hấp được tạo ra bởi con người, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên cây trồng tại các cánh đồng trong điều kiện canh tác thực tế. Kết quả cho thấy, cây thuốc lá biến đổi gen đã tạo ra sinh khối nhiều hơn 41% so với cây thuốc lá thông thường.


    Việc thí nghiệm với nhiều loại cây khác nhau sẽ cho thấy, liệu phương pháp hạn chế quá trình quang hô hấp này có thể đem lại lợi ích tương tự cho các loại cây trồng khác hay không. Nhóm nghiên cứu của South hiện đang thực hiện thí nghiệm trong nhà kính với cây khoai tây đã được chỉnh sửa gen, đồng thời lên kế hoạch thực hiện các thí nghiệm tương tự với đậu nành, đậu đen và gạo.


    Quá trình kiểm định kết quả nghiên cứu để có thể đưa vào sử dụng trong các trang trại thương mại, gồm cả thử nghiệm thực địa, có thể sẽ mất ít nhất 5-10 năm, Andreas Weber, một nhà hóa sinh thực vật tại Đại học Heinrich Heine Düsseldorf cho biết.


     

    Sự quang hợp ngày càng tăng trên toàn cầu

    Một nghiên cứu mới cho thấy quá trình quang hợp đã tăng nhanh chóng trên toàn cầu suốt 200 năm qua.

    Theo đó, tất cả các sự sống của thực vật, cây cối đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng sinh sống, đặc biệt là phần lá.

    Và mới đây, nhà khoa học Elliott Campbell cho hay rằng, chính hoạt động của con người đã thúc đẩy quá trình quang hợp ở thực vật tăng lên nhanh chóng. Và cũng có những hoạt động tiêu cực khác đã trực tiếp hoặc gián tiếp kìm hãm lại quá trình này.

    Quá trình quang hợp ở thực vật tăng lên nhanh chóng

    Elliot Campbell, giáo sư về kỹ thuật môi trường tại Đại học California cho biết: “Các nghiên cứu trước đây cũng đã đề cập tới vấn đề này tuy nhiên chỉ ở phạm vi, khu vực nhỏ. Và nghiên cứu mới nhất này được phát hiện ở phạm vi mở rộng hơn. Chúng tôi đã đặt ra một phạm vi nghiên cứu vấn đề này trên toàn cầu và hy vọng sẽ có những công bố mới nhất trong thời gian tới”.

    Campbell và các đồng nghiệp ước tính tốc độ quang hợp toàn cầu đã tăng 30% trong 200 năm qua. Để có được kết luận này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo mức carbonyl sulfide trong lớp tuyết Arctic. Carbonyl sulfide là một chất biến thể của CO2 đã được thực vật loại bỏ ra khỏi cây trong quá trình quang hợp. Điều này giải thích rằng, thực vật đã liên tục gia tăng cường độ quang hợp để thích nghi với sự nóng lên của toàn cầu. Điều đó có nghĩa là nồng độ CO2 đã nhiều hơn, tha hồ cho các thực vật quang hợp đồng thời biến đổi khí hậu cũng sẽ làm vụ mùa kéo dài hơn, và cây cối rất dễ bị nhiễm thể nitơ độc hại trên thực vật.

    Việc thực vật tăng quá trình quang hợp sẽ hấp thụ nhiều lượng CO2, tăng cường hệ thống lưu trữ carbon tự nhiên trên Trái Đất. Tuy nhiên, nhóm khoa học cảnh báo, việc CO2 tăng cao do khí thải nhà kính do con người gây ra là quá lớn để thực vật hấp thụ trong quá trình quang hợp. Nên việc chủ quan dựa vào hệ thống thực vật là điều cực kỳ nguy hiểm.

    CO2 tăng cao do khí thải nhà kính do con người gây ra

    Joe Berry, thuộc Viện Khoa học Carnegie và đồng tác giả của nghiên cứu này cho hay, sự gia tăng quang hợp của thực vật không đủ lớn để bù đắp lượng khí thải, khí đốt nhiên liệu hóa thạch mà con người gây ra. Lượng CO2 đang gia tăng không phanh trong bầu khí quyển. Vì vậy, điều quan trọng hơn hết là phải làm thế nào để hạn chế giảm nồng độ CO2 trong bầu khí quyển.

    Nghiên cứu mới nhất này vừa được công bố trên Tạp chí Nature.

    Chọn tạo giống sắn không cải thiện quang hợp và sản lượng tiềm năng

    Sắn là một thực phẩm trong chế độ ăn uống của hơn một tỷ người trên 105 quốc gia, nhưng loại cây trồng “orphane” này đã nhận được rất ít sự chú ý so với các loại cây trồng phổ biến như ngô và đậu tương. Trong khi những tiến bộ trong chọn tạo giống đã giúp tạo ra nhiều giống sắn chịu được sâu bệnh nhưng sản lượng sắn không còn nhiều so với năm 1963. Trong khi đó năng suất ngô đã tăng hơn gấp đôi.

    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Illinois đã phân tích bốn giống từ châu Phi để tìm hiểu cách chọn tạo giống đã tác động như thế nào đến quá trình quang hợp – quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng và carbon dioxide thành năng suất. Họ phát hiện ra rằng đất trồng những giống sắn chưa được cải tiến – giống chưa cải tiến kháng dịch hại và sâu bệnh – có khả năng quang hợp tốt hơn 20% so với các giống đã được cải tiến, theo như được báo cáo trong An toàn thực phẩm và năng lượng.

    Nghiên cứu này là một phần của dự án nghiên cứu quốc tế “Realizing Increased Photosynthetic Efficiency” (RIPE) được hỗ trợ bởi Quỹ Bill & Melinda Gates, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh. Dự án Sắn, hoặc CASS, dự án mở rộng cung cấp các giống sắn.

    Theo giám đốc RIPE Stephen Long, Chủ tịch khoa Sinh học và Khoa học cây trồng của Ikenberry Endowed tại Viện Sinh học Gen và Sinh vật học Carl R. Woese, Trường Cao đẳng Nông nghiệp, Người tiêu dùng và Khoa học Môi trường cho biết “Các nhà lai tạo sắn đã siêng năng làm việc để cải thiện khả năng kháng sâu bệnh hại của cây trồng này, điều này hoàn toàn quan trọng. Bước tiếp theo là cải thiện tiềm năng năng suất sắn bằng cách cải thiện hiệu suất quang hợp của nó. Rõ ràng là có thể cải thiện tiềm năng năng suất di truyền trong cây sắn thông qua quang hợp, và chúng ta phải nhớ rằng tiềm năng tăng năng suất di truyền đã đem lại thành công của cuộc cách mạng xanh”.

    Dữ liệu từ nghiên cứu này được đưa vào máy tính mô phỏng mô hình của sắn, cho phép nhóm nghiên cứu hầu như có thể chỉnh sửa và thao tác quang hợp “silico” để xác định những thay đổi di truyền, điều mà sẽ làm tăng hiệu quả và năng suất quang hợp của sắn.

    Tuy nhiên, nhiều thay đổi cần thiết để cải thiện quá trình quang hợp không thể đạt được thông qua lai tạo truyền thống và sẽ yêu cầu kỹ thuật di truyền, điều mà cho đến nay vẫn còn gặp khó khăn.

    Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ của RIPE – Amanda De Souza, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết: “Kỹ thuật di truyền của sắn là trở ngại chính của chúng tôi trong tương lai. Chúng tôi biết điều đó là có thể bởi vì các đồng nghiệp làm việc trong dự án CASS do Gates Foundation tài trợ đã thành công với mô hình trồng sắn, nhưng giống cây này dễ bị bệnh đến mức không thể tồn tại ngoài phòng thí nghiệm. Chúng tôi cần mở rộng nghiên cứu khả năng này đối với các giống từ châu Phi vì chúng có thể phát triển mạnh trên các cánh đồng của nông dân địa phương”.

    Mai Thanh Trúc theo Phys.org

    Nguồn: iasvn.org

    Quang hợp ở thực vật, trắc nghiệm sinh học lớp 11

    QUANG HỢP

    1. Quang hợp là gì?

    – Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và oxy từ khí và H2O.

     width=

    – Phương trình tổng quát :

              6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2

    2. Vai trò quang hợp của cây xanh

    – Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu cho y học.

    – Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống.

    – Điều hòa không khí.

    3. Lá là cơ quan quang hợp

    3.1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp

    a. Hình thái

    – Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.

    – Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

    – Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

    b. Giải phẫu

     width=

    – Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.

    – Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 đẽ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

    – Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.

    – Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.

    3.2. Lục lạp là bào quan quang hợp

     width=

    – Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.

    – Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

    – Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối

    3.3. Hệ sắc tố quang hợp

    – Hệ sắc tố quang hợp gồm:

     width=+ Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.

    + Các sắc tố phụ: Carôtênôit hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a.

                 width= width=

    – Sơ đồ: Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...