PHẦN I – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Q.1. Ô nhiễm không khí bên ngoài và ô nhiễm không khí bên ngoài đô thị là gì?
Ô nhiễm không khí bên ngoài là một thuật ngữ rộng hơn được sử dụng để mô tả ô nhiễm không khí trong môi trường ngoài trời. Chất lượng không khí bên ngoài thấp xảy ra khi các chất ô nhiễm đạt đến nồng độ đủ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường.
Ô nhiễm không khí bên ngoài đô thị là một thuật ngữ cụ thể hơn đề cập đến ô nhiễm không khí bên ngoài mà dân cư sinh sống trong các khu vực đô thị, đặc biệt là trong và xung quanh các thành phố phải chịu đựng.
Q.2 Những hậu quả đối với sức khỏe của ô nhiễm không khí bên ngoài là gì?
Phơi nhiễm với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi về sức khỏe khác nhau. Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Cả phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất ô nhiễm không khí đều gây tác động về sức khỏe. Những người đang mang bệnh sẽ bị tác động nghiêm trọng hơn. Trẻ em, người già và người nghèo dễ bị tổn thương hơn. Chất ô nhiễm có hại nhất cho sức khỏe – liên quan chặt chẽ với tử vong quá sớm – là hạt mịn PM2.5 thâm nhập sâu vào đường phổi.
Mặc dù chất lượng không khí ở các nước có thu nhập cao nói chung đã được cải thiện trong những thập kỷ qua, những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của ô nhiễm không khí dạng hạt, kể cả ở mức tương đối thấp, vẫn là mối quan ngại về sức khỏe công cộng trên toàn cầu.
Q.3 Chất dạng hạt – PM2.5 và PM10 là gì?
Chất dạng hạt hay viết tắt là PM là thuật ngữ chỉ các hạt được tìm thấy trong không khí, bao gồm bụi, đất, bồ hóng, khói và các giọt chất lỏng. Nồng độ lớn của các hạt vật chất thường được phát ra từ các nguồn như xe chạy dầu, đốt rác và hoa màu , và các nhà máy nhiệt điện chạy than.
Các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 micromet (PM10) ảnh hưởng tới sức khỏe vì chúng có thể được hít vào và tích tụ trong hệ hô hấp.
Các hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2.5) được gọi là các hạt “mịn” và gây ra những rủi ro về sức khỏe nghiêm trọng nhất, so với các hạt lớn hơn. Do kích thước nhỏ (khoảng 1/30 đường kính trung bình của một sợi tóc người), các hạt mịn có thể bám sâu vào phổi.
Năm 2016, theo cơ sở dữ liệu nói trên, các số liệu là 102,3 μg/m3 (đối với PM10) và 47,9 μg/m3 (đối với PM2.5) ở Hà Nội, và 89,8 μg/m3 (đối với PM10) và 42 μg/m3 (đối với PM2.5) ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Q.4 Gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí bên ngoài lớn như thế nào?
Trên thế giới có 4,2 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí bên ngoài/xung quanh vào năm 2016.
Khoảng 88% số ca tử vong này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Phân tích theo vùng (các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình)
Đông Nam Á:   1.332.000 ca tử vong.
Tây Thái Bình Dương : 1.255.000 ca tử vong
Châu Phi: 425.000 ca tử vong
Đông Địa Trung Hải: 319.000 ca tử vong
Châu Âu: 304.000 ca tử vong
Châu Mỹ: 164.000 ca tử vong
Phân tích theo vùng (các quốc gia có thu nhập cao)
Châu Âu: 205.000 ca tử vong
Châu Mỹ: 95.000 ca tử vong
Tây Thái Bình Dương: 82.000 ca tử vong
Eastern Mediterranean countries: 17.000 ca tử vong
Phân tích theo quốc gia (Việt Nam và các nước lân cận)
Trung Quốc: 2.184.202 ca tử vong
Philippines:  136.967 ca tử vong
Việt Nam: 60.000 ca tử vong
Campuchia: 15.525 ca tử vong
CHDCND Lào: 8.392 ca tử vong
Q.5 WHO thu thập thông tin gì về phơi nhiễm không khí bên ngoài (ngoài trời)?
WHO duy trì một cơ sở dữ liệu công cộng toàn cầu về ô nhiễm không khí ngoài trời tại Đài Quan trắc Y tế Toàn cầu (Global Health Observatory).
Cơ sở dữ liệu bao gồm mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời do PM2.5 và PM10 từ hơn 4000 thành phố ở 108 quốc gia trong những năm 2010-2016. Những thông số này được sử dụng làm thông tin đầu vào nhằm ước tính mức độ phơi nhiễm bụi mịn trung bình hàng năm của dân số cả ở thành thị và nông thôn. Đường dẫn liên kết đến cơ sở dữ liệu và thông tin thêm về cách thu thập dữ liệu có thể được tìm thấy tại đây:
Trong năm 2013, WHO đã thiết lập một hợp tác rộng rãi với Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, các tổ chức lớn khác và các cơ quan LHQ, các đại diện quốc gia và nhà nghiên cứu, được gọi là Diễn đàn Toàn cầu về Chất lượng Không khí và Sức khỏe (gọi tắt “the Platform”). Thành viên của Diễn đàn này nhóm họp một cách thường xuyên để xem xét các bằng chứng hiện tại về ô nhiễm không khí và sức khỏe bao gồm cả tài liệu dịch tễ học hiện tại về tỷ lệ tử vong và bệnh tật do ô nhiễm không khí; các phương pháp nâng cao chất lượng không khí và theo dõi sức khỏe cũng như phân bổ nguồn; xác định các ưu tiên nghiên cứu và cơ hội hợp tác giữa các cơ quan và tổ chức.
Q.6 WHO ứng phó thế nào với những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí bên ngoài đến sức khỏe?
Chức năng chính của WHO là xác định và giám sát các chất gây ô nhiễm không khí có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người. Việc này giúp các quốc gia thành viên của WHO tập trung hành động theo cách hiệu quả nhất để ngăn chặn hoặc giảm thiểu những rủi ro sức khỏe. Nhiệm vụ của WHO là xem xét và phân tích các bằng chứng khoa học đã có và sử dụng tư vấn của chuyên gia để đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí khác nhau đến sức khỏe cũng như xác định các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu gánh nặng ô nhiễm không khí.
Ở Việt Nam, Cuộc họp chuyên đề nhóm đối tác y tế (HPG) vào ngày 27/12/2017 đã nhất trí thành lập Nhóm công tác kỹ thuật liên ngành (TWG) về ô nhiễm không khí nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm không khí và tăng cường phối hợp và hợp tác, đồng thời khuyến khích các sáng kiến bảo vệ sức khỏe công cộng khỏi các tác động của ô nhiễm không khí, thông qua tăng cường năng lực giám sát và kiểm soát chất lượng không khí ở Việt Nam và nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.
Q.7 Những bước gì cần thực hiện để ngăn chặn các tác động của ô nhiễm không khí bên ngoài đến sức khỏe?
Chính phủ có thể xác định nguồn ô nhiễm không khí bên ngoài chính và thực hiện các chính sách cải thiện chất lượng không khí và sức khỏe công cộng, ví dụ: tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ và đi xe đạp (thay vì xe cơ giới cá nhân); khuyến khích các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu tái tạo sạch (không sử dụng than) và cải thiện hiệu suất năng lượng của các hộ gia đình, các tòa nhà thương mại và sản xuất.
Các bước đi kèm thiết yếu bao gồm nâng cao nhận thức về gánh nặng bệnh tật cao từ ô nhiễm không khí bên ngoài và các nguồn chính gây ô nhiễm, cũng như nêu bật tầm quan trọng của việc thực hiện ngay các can thiệp theo từng quốc gia cụ thể. Ngoài ra, việc sử dụng giám sát hiệu quả để đánh giá và truyền đạt tác động của các biện pháp can thiệp cũng là một công cụ quan trọng trong việc nâng cao nhận thức. Các bước này có thể giúp thúc đẩy việc đề ra các chính sách mang lại lợi ích cho sức khỏe, khí hậu và môi trường.
Bản thân ngành y tế có vai trò ở cả cấp chính sách và đối với người bệnh để dự phòng các tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí. Các chuyên gia y tế công cộng làm việc ở cấp chính sách có thể ủng hộ lợi ích sức khỏe trong các chính sách liên quan đến ô nhiễm không khí và y tế. Ở cấp độ lâm sàng, các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế cộng đồng có thể tư vấn người bệnh về nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm không khí và các biện pháp can thiệp sẵn có để tự bảo vệ hoặc giảm thiểu tác động do tiếp xúc với ô nhiễm không khí ở mức cao (ví dụ: ở trong nhà, các nhóm dễ bị tổn thương giảm hoạt động trong các đợt ô nhiễm không khí cao).
Q.8 WHO bảo vệ ý kiến rằng giảm ô nhiễm không khí bên ngoài có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Điều này có đúng không và có thể tìm thêm thông tin ở đâu?
Bằng cách giảm nồng độ trung bình hàng năm trong không khí bên ngoài của PM10 từ 70 xuống 20 µg/m3 và PM2.5 từ 35 xuống 10 µg/m3, phù hợp với mục tiêu đề ra trong Hướng dẫn chất lượng không khí của WHO 2005, có thể đạt được mức giảm 15% nguy cơ tử vong lâu dài. (http://www.who.int/airpollution/publications/aqg2005/en/).
WHO ước tính 12,5% ca tử vong có thể được ngăn chặn bằng việc cải thiện chất lượng không khí trên toàn thế giới. Mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn sẽ làm giảm gánh nặng bệnh đường hô hấp và bệnh tim mạch, chi phí chăm sóc sức khỏe và năng suất lao động bị mất do bệnh tật, cũng như tăng tuổi thọ của người dân địa phương.
Ngoài ra, những hành động làm giảm ô nhiễm môi trường không khí bên ngoài cũng sẽ cắt giảm phát thải các chất ô nhiễm khí hậu ngắn hạn, đặc biệt là các-bon đen – một thành phần chính của khí thải bồ hóng từ các xe chạy dầu và các nguồn khác cũng như khí nhà kính (CO2), góp phần tác động lâu dài đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu, bao gồm hạn hán và thời tiết khắc nghiệt (gió bão, lũ lụt), có tác động bất lợi đối với sức khỏe ví dụ như các bệnh có nguồn gốc từ nước và thực phẩm. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh do véc-tơ truyền như sốt xuất huyết hoặc sốt rét.
Q.9 Các tác động đến y tế công cộng là gì?
Y tế công cộng coi ô nhiễm không khí là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe. Ngày nay, điều này đặc biệt đúng với trường hợp các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi tiếp xúc với ô nhiễm không khí hiện cao hơn ở các nước có thu nhập cao và nơi có áp dụng biện pháp giảm nhẹ dẫn đến giảm thiểu tiếp xúc. Có sự bất bình đẳng đáng kể trong việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí và các nguy cơ sức khỏe có liên quan: ô nhiễm không khí kết hợp với các khía cạnh khác của môi trường xã hội và tự nhiênđể tạo ra gánh nặng bệnh tật không cân xứng trong các nhóm dân số dễ bị tổn thương và thiệt thòi.
Phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm không khí phần lớn nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân và đòi hỏi chính quyền ở cấp quốc gia, khu vực và thậm chí là quốc tế phải có hành động.
Ngành y tế có thể đóng vai trò trung tâm trong việc chủ trì tiến hành một phương pháp tiếp cận đa ngành nhằm phòng ngừa tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Ngành y tế có thể tham gia và hỗ trợ các ngành có liên quan khác (giao thông, nhà ở, sản xuất năng lượng và công nghiệp) trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách dài hạn nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí đối với sức khỏe.
Q.10 Có những yếu tố nguy cơ nào khác gây ra những ca tử vong do ô nhiễm không khí ngoài trời
Tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, chế độ ăn không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc và ô nhiễm không khí trong gia đình. Một số nguy cơ khác đối vớiviêm phổi ở trẻ em bao gồm bú sữa mẹ không đầy đủ, thiếu cân, khói thuốc thụ động và ô nhiễm không khí trong gia đình. Đối với ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hút thuốc lá và khói thuốc lá thụ động cũng là những yếu tố nguy cơ chính. Những yếu tố nguy cơ này có thể góp phần gây tử vong do ô nhiễm không khí bên ngoài gây ra.
PHẦN II – CHÍNH SÁCH Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỐI VỚI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BÊN NGOÀI
Q.1: Những chính sách công nào có thể làm giảm tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí bên ngoài?
Giảm các tác động đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí bên ngoài đòi hỏi phải giải quyết các nguồn ô nhiễm không khí chính, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch hiệu suất thấp từ vận tải bằng xe cơ giới, sản xuất điện, canh tác nông nghiệp, đốt rác và hoa màu, và sử dụng năng lượng không hiệu quả trong các tòa nhà, gia đình và sản xuất.
Giảm tác động sức khỏe từ ô nhiễm không khí bên ngoài đòi hỏi hành động của chính quyền ở cấp quốc gia, khu vực và thậm chí cả quốc tế. Các cá nhân có thể góp phần cải thiện chất lượng không khí bằng cách chọn các phương án sạch hơn trong vận chuyển, sử dụng và sản xuất năng lượng, xử lý chất thải.
Ngành y tế công cộng có thể đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy phương cách tiếp cận đa ngành nhằm ngăn ngừa tiếp xúc với ô nhiễm không khí bên ngoài, bằng cách tham gia và hỗ trợ công việc của các ngành khác (như vận tải, nhà ở, năng lượng, công nghiệp) để xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình lâu dài nhằm giảm ô nhiễm không khí và cải thiện sức khỏe.
Q.2: Các quốc gia đang đối mặt với những thách thức nào, và những trở ngại nào đang ngăn cản hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí bên ngoài?
Có đủ lượng kiến thức trên phạm vi quốc tế về ảnh hưởng đối với sức khỏe do ô nhiễm không khí bên ngoài nhưng điều làm hạn chế việc xây dựng chính sách để cải thiện chất lượng không khí chính là sự thiếu khả năng tiếp cận với thông tin về mức độ và nguồn gốc của các chất gây ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, thường có sự thiếu nhận thức về gánh nặng sức khỏe của ô nhiễm không khí bên ngoài. Điều này có thể là do ít nhận thức về những bằng chứng quốc tế từ các nước có thu nhập thấp và trung bình về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí bên ngoài với sức khỏe, hoặc do thiếu thông tin từ việc giám sát chất lượng không khí, hoặc thậm chí do đánh giá thấp các giải pháp và các biện pháp tiềm năng có thể được thực hiện để cải thiện chất lượng không khí.
Cải thiện ô nhiễm không khí bên ngoài là một thách thức liên ngành. Cải thiện chất lượng không khí phải là một yếu tố quan trọng trong quy hoạch chính sách ở các thành phần kinh tế khác nhau (ví dụ như vận tải, năng lượng, công nghiệp, phát triển đô thị) để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho sức khỏe.
Ngoài ra, có sự bất bình đẳng đáng kể trong việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí và các nguy cơ sức khỏe liên quan: ô nhiễm không khí kết hợp với các khía cạnh khác của môi trường xã hội và vật lý, tạo ra gánh nặng bệnh tật không cân xứng trong các nhóm dân số có thu nhập hạn chế và có chỉ nguồn lực tại chỗ tối thiểu để hành động.
Việt Nam đang đối mặt với thách thức liên ngành trong việc cải thiện ô nhiễm không khí bên ngoài. Việt Nam hiện đang thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan về chất lượng không khí như Bộ TN và MT, Bộ YT, Bộ GD&ĐT và Bộ GTVT. Năng lực cải thiện giám sát và kiểm soát chất lượng không khí bên ngoài cần phải được tăng cường.
Q.3: Tại sao những ước tính quốc gia và khu vực của WHO khác với những ước tính của bản thân các quốc gia và khu vực đó (ví dụ: Châu Âu)?
Một trong những vai trò của WHO là theo dõi các xu hướng sức khỏe và do đó cần phải cung cấp dữ liệu mang tính so sánh quốc tế. Phương pháp được sử dụng cần áp dụng cho tất cả các quốc gia, bất kể mức độ phơi nhiễm, tình trạng sức khỏe của dân số, và lượng dữ liệu về sức khỏe và phơi nhiễm có sẵn. Do đó, việc sử dụng dữ liệu mô hình hóa có thể khác với dữ liệu đo được (ví dụ: tiếp xúc với ô nhiễm không khí, thống kê y tế) và gần như chắc chắn dẫn đến sự khác biệt với các đánh giá được quốc gia công bố.
Trước hết, loại chất gây ô nhiễm được xem xét trong phân tích là rất quan trọng và WHO đang cung cấp ước tính gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm không khí ngoài trời chỉ từ các hạt vật chất (PM2.5), trong khi các nước có thể đánh giá thêm các chất gây ô nhiễm như ozone hoặc nitơ dioxit.
Thứ hai, loại kết quả sức khỏe (hoặc bệnh tật) được sử dụng là chìa khóa của vấn đề. WHO đang sử dụng phương pháp đánh giá nguy cơ so sánh để đưa ra các ước tính và do đó phải sử dụng các bệnh có nguyên nhân cụ thể. Hiện tại có năm bệnh được xem xét, ví dụ: nhiễm trùng đường hô hấp dưới, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Một số quốc gia có thể sử dụng thêm hoặc các bệnh hoặc nhóm bệnh khác (ví dụ: tử vong tim phổi) hoặc tử vong do tất cả các nguyên nhân không phải do tai nạn trong các đánh giá tạo ra những khác biệt đáng kể trong ước tính.
Hơn nữa, cần có thêm ba nhân tố bổ sung quan trọng để đưa ra ước tính gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí ngoài hai nội dung đề cập ở trên. Đó là :
- Phơi nhiễm: phân bố mức độ phơi nhiễm trong quần thể,
- Các hàm số phản ứng phơi nhiễm lấy từ các tài liệu đã xuất bản,
- Mức phơi nhiễm khác thực tế hoặc “lý tưởng”, thể hiện cho mức phơi nhiễm mà ở mức đó các tác động sức khỏe tối thiểu xảy ra
Quần thể tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất được WHO sử dụng để đánh giá dựa trên mô hình toàn cầu sử dụng tất cả các dữ liệu giám sát bề mặt có sẵn, quan sát vệ tinh và mô hình vận chuyển không khí. Một trong những lợi thế của phương pháp này là khả năng ước tính nguy cơ ở các quốc gia không có hoặc ít dữ liệu được thu thập tại chỗ. Những phân bố phơi nhiễm tạo ra từ các mô hình như vậy cho các khu vực lớn hơn thích hợp với các phân bố từ các quan sát bề mặt và đáng tin cậy hơn so với các ước tính cho các khu vực nhỏ hơn. Với tiến bộ của các phương pháp và tính sẵn có tốt hơn của dữ liệu được thu thập tại chỗ (từ giám sát chất lượng không khí và lượng phát thải), cũng như cải thiện độ phân giải không gian của các mô hình khí quyển và dữ liệu vệ tinh, các ước tính cấp quốc gia và cấp tỉnh ngày càng trở nên sẵn có. Mặt khác, các quốc gia chỉ sử dụng dữ liệu được giám sát riêng của mình hoặc kết hợp với các dữ liệu khác có sẵn tại địa phương trong đánh giá phơi nhiễm, có thể dẫn đến kết quả khác với mô hình toàn cầu.
WHO đang sử dụng một bộ các hàm số phản ứng phơi nhiễm tích hợp (IER) để đưa ra các ước tính. IER kết hợp các bằng chứng dịch tễ học về ô nhiễm không khí ngoài trời, khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí hộ gia đình và hút thuốc lá để ước tính mức độ nguy cơ bệnh (ví dụ đột quỵ) ở các nồng độ PM2.5khác nhau, để lấp đầy khoảng trống trong bằng chứng khoa học của ô nhiễm không khí ngoài trời ở mức PM2.5 cao hơn. Tuy nhiên, các quốc gia hoặc cơ quan khu vực có thể sử dụng bằng chứng dịch tễ học địa phương, có thể hơi khác một chút.
Đối với mức độ phơi nhiễm khác thực tế, WHO hiện đang sử dụng một ngưỡng được xác định là phân bố đồng đều – thay vì một giá trị cố định – từ 2,4 đến 5,9 ug/m3 dựa trên dữ liệu hiện có về giá trị thấp nhất theo các nghiên cứu dịch tễ học. Có thể sử dụng tính năng khác biệt thực tế khác nhau, như giá trị thấp nhất cho dữ liệu có sẵn, hoặc mức phơi nhiễm tự nhiên, hoặc mức độ phơi nhiễm mà ở mức đó không có tác động sức khỏe xấu nào dự kiến xảy ra.
Tất cả các nhân tố này khiến có các ước tính sức khỏe khác nhau về tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe.
Q.4: Việc giảm số lượng xe lưu thông trong thành phố lớn sẽ giảm ô nhiễm không khí bên ngoài và mang lại lợi ích sức khỏe như thế nào?
Ô nhiễm không khí thường có nhiều nguồn, và tập trung vào một nguồn duy nhất có thể không mang lại đủ lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù hầu hết các loại xe cơ giới đời mới có động cơ hiệu suất cao hơn và sử dụng nhiên liệu sạch hơn, số lượng xe tuyệt đối vẫn tăng ở nhiều thành phố trên toàn thế giới – và do đó mức độ ô nhiễm không khí bên ngoài cũng tăng. Trên thực tế, ở nhiều khu vực ở châu Âu nơi mà các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về xe đã được thi hành, mức độ ô nhiễm không khí bên ngoài ổn định hoặc giảm, nhưng mức độ chất lượng không khí vẫn còn cao hơn giá trị AQG của WHO. Mỗi km đi lại, các phương tiện chạy dầu cũng phát thải hạt chất nhiều hơn so với xe chạy xăng, khí ga hoặc xe điện có kích thước và tuổi đời tương đương – vì thế việc tăng sự phụ thuộc vào các xe chạy dầu trong đoàn xe có thể là yếu tố góp phần gây ra ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe ở nhiều thành phố. Phát thải dầu cũng đã được xác định bởi Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư của WHO là một chất gây ung thư.
Xây dựng các thành phố xung quanh hệ thống giao thông công cộng nhanh, kết hợp với mạng đường chuyên dành cho đi bộ và xe đạp là những cách khác để giải quyết các tác động sức khỏe từ ô nhiễm không khí bên ngoài. Điều này cũng có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho một “chu trình chuẩn” của các thành phố nhỏ gọn hơn, nhà ở tiết kiệm năng lượng hơn, ít đi xe cá nhân hơn và do đó ít phát thải ô nhiễm không khí hơn. Điều này giúp giảm thiểu gánh nặng sức khỏe do ô nhiễm không khí xung quanh – đồng thời khuyến khích giao thông tích cực lành mạnh trên các mạng lưới đường đi bộ và xe đạp an toàn, nơi mọi người ít có nguy cơ bị thương tích giao thông.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giao thông có thể trực tiếp gây ra từ 15-70% ô nhiễm không khí bên ngoài ở đô thị, tùy thuộc vào từng thành phố, do đó, cần có một phương pháp tiếp cận mang tính tổng thể bao gồm sự tham gia của các ngành năng lượng, công nghiệp, xây dựng cùng với ngành giao thông vận tải, để giảm gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí bên ngoài một cách hiệu quả.
PHẦN III – TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ HỘ GIA ĐÌNH
Q.1 Ô nhiễm không khí hộ gia đình là gì?
Ô nhiễm không khí hộ gia đình (HAP) từ việc đốt nhiên liệu rắn không hiệu quả (như gỗ, than, than củi, chất thải cây trồng, phân) và dầu hỏa là một trong những yếu tố nguy cơ môi trường hàng đầu cho tử vong và khuyết tật trên thế giới, đặc biệt là trong những nhóm dân số nghèo nhất và bị thiệt thòi, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Trước đây HAP được mô tả là ô nhiễm không khí trong nhà (IAP), nhưng việc thừa nhận rằng sự tiếp xúc của con người với ô nhiễm không khí do đốt cháy nhiên liệu rắn và dầu hỏa trong các hộ gia đình không bị giới hạn trong môi trường trong nhà, yếu tố nguy cơ này đã được đổi tên thành HAP nhằm bao gồm đầy đủ hơn các nguy cơ sức khỏe có liên quan.
Q.2 Các tác động sức khỏe từ việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí hộ gia đình là gì?
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí hộ gia đình có liên quan đến một loạt các bệnh ở trẻ em và người lớn, bao gồm các tình trạng hô hấp như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (ví dụ: viêm phổi), phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, đột quỵ và bệnh tim mạch.
Tình trạng phơi nhiễm gắn liền với các hậu quả về sức khỏe khác bao gồm các bệnh ung thư khác (ví dụ như cổ tử cung), các kết quả thai kỳ bất lợi (ví dụ: cân nặng sơ sinh thấp), đục thủy tinh thể (đặc biệt là ở phụ nữ), suy giảm nhận thức và bệnh lao.
Q.3 Gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí hộ gia đình lớn tới mức nào?
Ô nhiễm không khí hộ gia đình là nguy cơ sức khỏe-môi trường lớn thứ hai ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, ước tính có tới 3,8 triệu người chết trong năm 2016 (6,7% tổng số tử vong).
Q.4 Những nguồn hay nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí gia đình là gì?
Việc đốt dầu hỏa và nhiên liệu rắn không hoàn toàn (gỗ, than, than củi, chất thải hoa màu, phân) từ việc sử dụng bếp đun nấu ngoài trời hoặc bếp lò đơn giản kém lưu thông không khí để nấu nướng, sưởi ấm và chiếu sáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí hộ gia đình chính.
Số lượng và tỷ lệ liên quan của các chất ô nhiễm không khí độc hại được tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trong nhà phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại nhiên liệu và độ ẩm, lưu thông không khí trong nhà, hành vi của người sử dụng bếp lò và công nghệ bếp. Các chất gây ô nhiễm độc phát ra bao gồm các hạt có kích thước khác nhau, các-bon monoxit, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và bán ổn định, và nhiều hợp chất khác. Quá trình đốt cháy than, ngoài các chất gây ô nhiễm nêu trên, sẽ giải phóng các oxit lưu huỳnh, các kim loại nặng như asen và flo cũng gây hậu quả rất tiêu cực đến sức khỏe.
Q.5 Có những ảnh hưởng sức khỏe từ tiếp xúc ngắn và dài hạn với ô nhiễm không khí hộ gia đình không?
Cả tiếp xúc dài và ngắn hạn với ô nhiễm không khí hộ gia đình đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiếp xúc dài hạn hoặc thường xuyên trong suốt cuộc đời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như ung thư đường hô hấp, bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc ngắn hạn hơn, hàng ngày cho đến hàng tháng, có thể dẫn đến kết cục sức khỏe cấp tính hơn như viêm phổi và kết quả thai kỳ bất lợi. Các thành viên trong hộ gia đình mắc các bệnh như hen suyễn và bệnh tim có thể bị ảnh hưởng chỉ trong vài giờ nếu tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí hộ gia đình rất cao.
Q.6 WHO ước tính dân số tiếp xúc với ô nhiễm không khí hộ gia đình như thế nào?
WHO sử dụng tỷ lệ phần trăm hộ gia đình ở các nước thu nhập thấp và trung bình chủ yếu nấu bằng nhiên liệu rắn hoặc dầu hỏa làm chỉ số tương đương của phơi nhiễm ô nhiễm không khí hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình nấu ăn kết hợp “nhiên liệu và công nghệ gây ô nhiễm” được ước tính cho một năm cụ thể sử dụng một mô hình thống kê dựa trên dữ liệu khảo sát hộ gia đình từ cơ sở dữ liệu Năng lượng Hộ gia đình của WHO. Cơ sở dữ liệu này chứa thông tin được biên soạn về nhiên liệu nấu ăn chính được sử dụng và thói quen nấu ăn từ hơn 1100 nguồn dữ liệu đại diện quốc gia như điều tra dân số quốc gia, điều tra mức sống và điều tra phúc lợi dân số, Khảo sát sức khỏe nhân khẩu học của USAID, Khảo sát cụm đa chỉ số của UNICEF và Khảo sát đo lường mức sống của Ngân hàng Thế giới (xem http://www.who.int/gho/database/en/)
Ước tính phơi nhiễm không khí ô nhiễm hộ gia đình của WHO là một nguồn dữ liệu quan trọng trong việc theo dõi và giám sát việc sử dụng năng lượng của các hộ gia đình và các tác động sức khỏe trong hơn một thập kỷ.
Q.7 Những khu vực và quốc gia nào trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất?
WHO sử dụng tỷ lệ phần trăm hộ gia đình ở các nước thu nhập thấp và trung bình chủ yếu nấu bằng nhiên liệu rắn hoặc dầu hỏa làm chỉ số tương đương của phơi nhiễm ô nhiễm không khí hộ gia đình. Theo ước tính gần đây cho năm 2016, tiếp xúc với ô nhiễm không khí hộ gia đình phổ biến nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMICs) của khu vực châu Phi, nơi trung bình 83% hộ gia đình chủ yếu sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm để nấu ăn. Trong LMICs của khu vực Đông Nam Á, 59% hộ gia đình chủ yếu nấu ăn bằng nhiên liệu rắn hoặc dầu hỏa và ở các LMICs ở các khu vực khác của WHO, việc sử sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm làm nguồn chính dao động từ 42% ở khu vực Tây Thái Bình Dương tới 31% ở miền Đông Địa Trung Hải và
Ở một số nước như Ethiopia và Rwanda, WHO ước tính rằng hơn 95% dân số dựa vào nhiên liệu rắn, cho thấy hầu như toàn bộ dân số của các nước này thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm không khí hộ gia đình. WHO ước tính rằng hơn 1 tỷ người ở mỗi nước Trung Quốc và Ấn Độ chủ yếu dựa vào nhiên liệu rắn để nấu ăn.
Q.8 WHO ứng phó như thế nào với các tác động của ô nhiễm không khí hộ gia đình đối với sức khỏe?
Nhiều nỗ lực đang được tiến hành để phổ biến các giải pháp năng lượng sạch tại nhà nhưng có một khoảng trống trong sự hiểu biết của chúng ta về các can thiệp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ sức khỏe và thu thập dữ liệu về vấn đề này ở cả cấp quốc gia và toàn cầu. WHO đang giải quyết những thách thức này thông qua hướng dẫn quy phạm trong Hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí trong nhà: đốt nhiên liệu hộ gia đình, để hỗ trợ các nước và các bên liên quan khác thực hiện Hướng dẫn WHO về chất lượng không khí trong nhà: đốt nhiên liệu hộ gia đình và xây dựng năng lực trong nước đạt được mục tiêu 7 của Mục tiêu SDG nhằm đạt được khả năng tiếp cận phổ cập nhiên liệu và công nghệ sạch vào năm 2030.
Ở Việt Nam, các tác động về sức khỏe từ ô nhiễm không khí hộ gia đình chưa được chú ý một cách đầy đủ. Báo cáo môi trường của Nhà nước nhấn mạnh sự thiếu thông tin, thiếu dữ liệu và bằng chứng về ảnh hưởng sức khỏe từ ô nhiễm không khí hộ gia đình. Ngoài ra, chính phủ vẫn chưa giao bất kỳ bộ hoặc cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát ô nhiễm không khí hộ gia đình. Do đó, WHO tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ để nâng cao nhận thức của cộng đồng và ủng hộ các cơ quan nhà nước về vấn đề này thông qua tăng cường phối hợp và cộng tác giữa các bộ liên quan thông qua một Nhóm công tác kỹ thuật liên ngành.
Theo đó WHO đang phát triển bộ công cụ giải pháp năng lượng sạch hộ gia đình
- cải thiện các công cụ giám sát (ví dụ: các khảo sát quốc gia) về các giải pháp năng lượng tại nhà và các tác động sức khỏe của các giải pháp,
- tăng cường cơ sở dữ liệu năng lượng hộ gia đình toàn cầu của mình bao gồm nhiều chỉ số và công cụ để đánh giá tác động sức khỏe, bao gồm dữ liệu về nhiên liệu và công nghệ được sử dụng để sưởi ấm, chiếu sáng và bổ sung tập quán nấu ăn (ví dụ: sử dụng nhiều lò đốt nhiên liệu)
- xem xét và biên soạn các bằng chứng khoa học về y tế, an toàn (ví dụ: bỏng, ngộ độc) và các tác động sinh kế (thời gian tiêu hao nhiên liệu) của ô nhiễm không khí hộ gia đình,
- làm việc với các quốc gia để thực hiện giám sát hiệu quả chất lượng không khí và các tác động sức khỏe trong cả trường hợp hộ gia đình có nhà cửa ổn định và hộ gia đình có nhà cửa tạm thời.
Q.9 Có những yếu tố nguy cơ nào khác có thể gây ra những ca tử vong do ô nhiễm không khí gia đình?
Tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc và ô nhiễm không khí bên ngoài. Một số rủi ro khác cho viêm phổi bao gồm hút thuốc lá, bú mẹ không đầy đủ, nhẹ cân và khói thuốc thụ động. Đối với ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hút thuốc lá và khói thuốc lá thụ động cũng là những yếu tố nguy cơ chính.
PHẦN IV – HƯỚNG DẪN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ CỦA WHO VÀ CÁC NGUỒN THÔNG TIN KHÁC
Q.1: Hướng dẫn chất lương không khí của WHO hỗ trợ các quốc gia thành viên như thế nào?
Hướng dẫn chất lượng không khí của WHO (AQGs) thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về tác động sức khỏe của các chất gây ô nhiễm không khí và cung cấp các mục tiêu thích hợp cho chất lượng không khí an toàn cho sức khỏe. Các quốc gia có thể chọn trong số nhiều lựa chọn một chính sách phù hợp nhất để cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe người dân tốt hơn.
Hướng dẫn này dành cho độc giả trên toàn cầu. Hướng dẫn đã được xây dựng để hỗ trợ các hoạt động vì chất lượng không khí lành mạnh trong các bối cảnh khác nhau. Đồng thời, cuốn Hướng dẫn này thừa nhận sự cần thiết của mỗi quốc gia thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí riêng của mình để bảo vệ sức khỏe cộng đồng của công dân của họ dựa trên những điều kiện địa phương.
Hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO có tại:
http://www.who.int/airpollution/guidelines/en/
Hướng dẫn chất lượng không khí của WHO hiện đang được sửa đổi và bản cập nhật sẽ được phát hành trong năm 2020.
Q.2: Đã có bất kỳ hướng dẫn mới nào về các tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí xung quanh kể từ Bản Cập nhật toàn cầu 2005 Hướng dẫn chất lượng không khí của WHO chưa?
Hướng dẫn chất lượng không khí, Cập nhật toàn cầu 2005 vẫn là tài liệu WHO có thẩm quyền
Ô nhiễm không khí gây bất an Hà Nội nhưng dân tự lo
Đánh răng, rửa mặt, sẽ không còn là việc trước tiên mỗi buổi sáng của người Hà Nội.
Nếu tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng không chấm dứt, họ sẽ đọc các chỉ số bụi mịn, khí thải khi thức giấc. Đến nay đã hơn bốn tuần, Hà Nội bất an.
Đối mặt ô nhiễm, người Hà Nội phải tự làm mọi việc, phát hiện, nêu vấn đề và giải quyết nó.
Dân tự phát hiện ô nhiễm
Bàn tròn BBC: Ô nhiễm không khí Hà Nội – ứng phó và xử lý thế nào?
Hít bụi mịn, ắt chết sớm
Hà Nội ‘gần nhất Đông Nam Á’ về ô nhiễm không khí
Việt Nam khuyến cáo dân Hà Nội ‘hạn chế ra đường’
Hà Nội: Xe máy cũ và tình trạng ô nhiễm
Dân đọc chỉ số ô nhiễm không khí bằng các ứng dụng quốc tế trên điện thoại. Họ không nhận được cảnh báo tình trạng ô nhiễm mỗi ngày của các cơ quan nhà nước.
Hiện tại, bản tin thời tiết của báo chí, của cơ quan chức năng, không có thông tin mức độ ô nhiễm không khí. Ủy ban Nhân dân Thành phố có một trang “Cổng thông tin quan trắc môi trường” nhưng có vẻ còn dở dang.
Trang này không có nhiều thông tin, không nêu rõ cách thức tính toán. Số liệu ô nhiễm mà họ công bố có khi thấp hơn một nửa so với các ứng dụng khác.
Người đọc có thể nhận ra họ làm theo chuẩn Việt Nam. Website này hiện không có ứng dụng trên điện thoại. Vì vậy, thông tin của họ ít khả năng tiếp cận được người dân là điều dễ hiểu.
Dân nêu vấn đề
Dân công khai trạng thái lo lắng của mình ngay sau khi có chỉ số ô nhiễm. Họ bày tỏ lo lắng khi bị Air Visual đánh giá Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới. Vẫn như trước đây, báo chí đưa tin chậm, phản ứng của quan chức còn trễ hơn nhiều.
Mức độ chậm trễ của truyền thông nhà nước có thể tính theo ngày, trong khi phản ứng của các quan chức có thể tính theo tuần.
Vấn đề của dân là không thể sống nổi trong môi trường bị đầu độc. Trong khi đó, vấn đề của báo chí và quan chức có vẻ là thứ hạng ô nhiễm. Tuy công nhận tình trạng nghiêm trọng, quan chức và báo chí cho rằng thông tin của Air Visual không chính xác.
Họ khuyến cáo dùng số liệu của các nhà cung cấp ít tên tuổi, trong đó có cổng thông tin của Hà Nội nêu trên và AQICN, thiết lập tại Bắc Kinh.
Phản đối hay ủng hộ ý kiến cho rằng Air Visual không đáng tin là quyền của mỗi người. Mọi cáo buộc vắng mặt Air Visual và/hoặc người đại diện của họ là cách làm không chính đáng, không công bằng. Đây cũng là dịp tốt để báo chí điều tra về các giá trị của Air Visual, nếu mục tiêu của báo chí là đem đến cho bạn đọc thông tin trung thực để ra quyết định và hành động đúng đắn.
Dân tự giải quyết
Người dân phải làm sạch không khí trong phòng, đóng hết các cửa, ra đường bịt khẩu trang, giảm thời gian ngoài phố. Không còn cách khác. Kể cả dân mua được máy lọc không khí trong nhà và khẩu trang chuyên dụng, rủi ro vẫn đứng ngoài cửa và bủa vây cả xã hội. Người lớn không thể nghỉ việc, trẻ em phải đi học. Bố mẹ tự cho con nghỉ thì không theo được chương trình, bị trừ điểm thi đua…
Giải pháp toàn diện chính quyền có thể công bố sau, nhưng giải pháp trước mắt phải có ngay để bảo vệ sức khỏe người dân thì chưa thuyết phục. Học sinh chưa được nghỉ học, dân chưa được hỗ trợ dù chỉ một cái khẩu trang.
Báo chí có thể điều tra độ tin cậy của các nhà cung cấp chỉ số ô nhiễm dễ dàng. Thay vì làm điều đó rõ trắng đen, họ khuyên người dân thận trọng, không chạy theo đám đông.
‘Chính quyền đang làm hết sức’?
Cho rằng phải quan tâm đến thứ hạng, nhất là khi bị nước ngoài đánh giá nước mình ô nhiễm nhất thế giới. Tự hào Việt Nam để đâu? Xin thưa, điều người dân cần nhất, trong những lúc như thế này, là không khí sạch để thở. Không có tinh thần dân tộc nào rửa sạch được nội tạng nhiễm bụi. Vì thế, báo chí nhà nước không nên lệch trọng tâm.
Ai đó có thể nói, chính quyền đang làm hết khả năng, đừng kêu ca nữa. Thà thắp một ngọn nến còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối. Xin thưa, phản hồi của dân là tài sản đấy, dân im lặng, quay lưng là mất tất cả. Dân tự giải quyết sẽ khó tránh khỏi tình trạng “đèn ai, nhà nấy rạng”. Xã hội sẽ mãi chìm trong bóng tối. Vả lại, đó không phải là cách thức quản trị xã hội đúng đắn.
Chúng ta sẽ phải sống ra sao, con trẻ sẽ phải chịu đựng ô nhiễm đến khi nào?
Nhân dân không thể không trông cậy chính quyền. Họ trả lương cho chính quyền để chính quyền bảo vệ họ.
Đừng để dân phải nai lưng đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước, rồi sau đó họ phải làm hết mọi việc, từ phát hiện vấn đề, nói lên thực trạng, rồi rốt cuộc phải tự mình giải quyết.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Hà Hùng ở Hà Nội. Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của tác giả.
Môi trường Hà Nội đang được cải thiện hay ô nhiễm ngày một nghiêm trọng?- VnEconomy
Theo đánh giá của Chính phủ thì môi trường của thành phố Hà Nội đang từng bước được cải thiện, nhưng Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn ở Thủ đô Hà Nội hiện nay không những không được cải thiện mà đang ngày một nghiêm trọng.
Sau khi Chính phủ gửi báo cáo mới về việc thi hành Luật Thủ đô, báo cáo thẩm tra (hoàn thành ngày 28/10) của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Báo cáo thẩm tra cho biết, để chuẩn bị báo cáo về việc thi hành Luật Thủ đô của Chính phủ, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan trong việc chuẩn bị nội dung báo cáo, tổ chức các đoàn công tác liên ngành để khảo sát việc thi hành Luật Thủ đô theo lĩnh vực và địa bàn, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo góp ý về những nội dung chuẩn bị báo cáo Quốc hội.
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra nêu rõ, Luật Thủ đô có hai nội dung cơ bản được quy định ở hai chương là Chính sách xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô (chương 2) và Trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô (chương 3). Nhưng, báo cáo thi hành Luật Thủ đô lần này (cũng như báo cáo giai đoạn 2013 – 2016), Chính phủ hầu như chỉ tập trung đề cập đến những mặt, lĩnh vực được quy định trong Chương 2 mà chưa có đánh giá về việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm của mình được quy định cụ thể tại Chương 3 của Luật.
Mặt khác, báo cáo thi hành Luật Thủ đô lần này là báo cáo định kỳ 3 năm lần thứ hai của Chính phủ (2016 – 2019), do đó những thành tựu, kết quả đạt được cũng như hạn chế, tồn tại chưa khắc phục cũng phải được làm rõ, tránh trùng lặp với báo cáo của giai đoạn trước.
Cơ quan thẩm cho rằng, báo cáo lần này cũng chưa có sự so sánh, đối chiếu với kết quả đánh giá thi hành Luật Thủ đô giai đoạn 2013-2016, để chỉ ra được mặt chuyển biến tích cực, nhất là việc khắc phục hạn chế, tồn tại đã được nêu trong báo cáo 3 năm thi hành luật lần thứ nhất, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với các mặt còn tồn tại, hạn chế.
Về nội dung cụ thể, liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường, báo cáo thẩm tra dẫn lại thông tin từ báo cáo của Chính phủ: trong giai đoạn 2016-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và phê duyệt 32 báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc các loại hình giao thông, hạ tầng khu đô thị, xử lý chất thải… Bên cạnh đó, thành phố đã tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án, đề án nhằm từng bước cải thiện môi trường Thủ đô như trồng cây xanh, nạo vét và xử lý nước sông.
Theo đánh giá của Chính phủ thì môi trường của thành phố Hà Nội đang từng bước được cải thiện, cơ quan thẩm tra cho biết.
Song, Uỷ ban Pháp luật nhận định, trên thực tế thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn ở Thủ đô Hà Nội hiện nay không những không được cải thiện mà đang ngày một nghiêm trọng. Theo báo cáo của Chính phủ , năm 2017, tại 21/30 quận, huyện, thị xã trong thành phố Hà Nội có 187 khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường. Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã xẩy ra nhiều vụ việc gây ô nhiễm về không khí, về nguồn nước trên quy mô lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Thủ đô và các vùng phụ cận, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
“Trước tình trạng ô nhiễm như vậy, các cơ quan có thẩm quyền xử lý rất bị động và chậm trễ, chưa có biện pháp kịp thời để thông báo đến người dân về mức độ ô nhiễm, làm cho nhân dân không kịp có biện pháp phòng ngừa, gây dư luận hoang mang lo lắng. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được quan tâm đúng mức”.
Sau đánh giá trên, cơ quan thẩm tra đề nghị chính quyền thành phố Hà Nội, các cơ quan có liên quan cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và khẩn trương có những biện pháp hiệu quả để sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Biết trước ô nhiễm không khí, sao không phát cảnh báo mà đợi tới 3 tuần?
GS.TS Hoàng Xuân Cơ
Theo ông Vũ Đăng Định – chánh văn phòng UBND TP Hà Nội, ngoài các nguyên nhân từ 12 nguồn thải chính, ô nhiễm bụi tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thường tăng cao vào thời điểm chuyển mùa.
Ô nhiễm do… khách quan?
Ông Nguyễn Văn Tài – tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường – nói việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hóa ở Hà Nội và TP.HCM là hiện tượng thường gặp trong thời gian này do đây là giai đoạn giao mùa, chất lượng không khí chịu tác động rất nhiều của các yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm vốn có.
“Tại TP.HCM, tháng 9 cũng là thời điểm giao mùa, cuối mùa mưa và đầu mùa khô, điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, cũng như làm xuất hiện hiện tượng mù quang hóa, chất lượng không khí có diễn biến theo chiều hướng xấu” – ông Tài nói.
Ông Tài cũng thời cho rằng biến động của bụi PM10 và bụi mịn PM2.5 tại khu vực miền Bắc, trong đó có Hà Nội, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
Cũng theo ông Tài, PM2.5 tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây ra hiện tượng nghịch nhiệt, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.
“Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành Hà Nội cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí” – ông Tài nói.
Trong khi đó, theo ông Mai Trọng Thái – chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở “Trong thời điểm chuyển mùa, với những hiện tượng chênh lệch nhiệt giữa buổi sáng và buổi trưa, sáng sớm xuất hiện những hiện tượng về sương, dẫn đến các vấn đề đối lưu không khí, khiến cho việc thoát những chất ô nhiễm trong không khí chậm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí” – ông Thái cho hay.
GS.TS Hoàng Xuân Cơ (Trường ĐH Khoa học tự nhiên) nhìn nhận thời điểm giao mùa sẽ có những ngày thời tiết không thuận lợi cho việc vận chuyển và phát tán chất ô nhiễm đi xa.
“Khi đó, các chất ô nhiễm chỉ luẩn quẩn ở tầng không khí thấp, làm gia tăng ô nhiễm, cộng với tình trạng đốt rơm rạ nữa thì ô nhiễm còn trầm trọng hơn” – ông Cơ nhận định, đồng thời cho rằng cần phải có giải pháp ứng phó giảm nhẹ mức độ ô nhiễm ngay từ trước thời điểm giao mùa.
Biết trước nhưng không cảnh báo?
Dù khẳng định việc gia tăng ô nhiễm bụi thường rơi vào thời điểm giao mùa, tức là đợt ô nhiễm đã được báo trước, nhưng các cơ quan chức năng lại không có giải pháp ứng phó kịp thời, cũng không có động thái cảnh báo trước, để người dân bị động trước hiện tượng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Phải sau gần 3 tuần ô nhiễm không khí kéo dài, nhiều ngày chất lượng không khí đã suy giảm tới ngưỡng kém và xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, cơ quan chức năng mới lên tiếng cảnh báo.
Theo bà Ngụy Thị Khanh – giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh, các cơ quan liên quan chưa phản ứng đúng với mức độ nghiêm trọng của thực tế ô nhiễm, nhất là khi tác động từ ô nhiễm không khí vừa qua đến đời sống người dân là rất lớn, nhiều gia đình cả nhà ốm, hết viêm mũi, họng đến viêm đường hô hấp.
“Suốt đợt ô nhiễm kéo dài gần 3 tuần, các cơ quan chức năng đã không có giải pháp ứng phó nào, thậm chí việc cảnh báo, khuyến cáo tới người dân cũng thực hiện chậm” – bà Khanh nói.
Chuyên gia khí tượng thủy văn, GS.TS Phan Văn Tân cho rằng nếu đã có số liệu khoa học về sự gia tăng ô nhiễm không khí, mức độ ô nhiễm không khí trầm trọng hơn vào thời điểm giao mùa, rất cần phải có cảnh báo trước tới người dân.
“Khi đã biết trước đến thời điểm này khí hậu bất lợi, nguồn ô nhiễm có thể phát tán chậm, ô nhiễm gia tăng, các cơ quan chức năng phải cảnh báo, thậm chí có những giải pháp quyết liệt trước giao mùa để hạn chế bớt các nguồn gây ô nhiễm” – ông Tân nói.
Theo GS.TS Phạm Ngọc Đăng – phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, trong một số tình huống cấp bách, rửa đường là giải pháp hiệu quả để giảm bụi, trong đó việc phun rửa đường sẽ đẩy được bụi bẩn, đất cát trên đường phố trôi xuống cống rãnh. Tuy nhiên, do Hà Nội đã cắt bỏ rửa đường 3 năm nay, nguồn bụi bẩn sẽ lưu lại trên đường phố, từ đó cuốn vào không khí và cũng là nguồn ô nhiễm.
“Có thể việc cắt giảm rửa đường để tiết kiệm ngân sách, nhưng tác hại từ việc bụi bẩn không được thổi, rửa sạch trên đường, trong không khí thì người dân sẽ chịu ảnh hưởng. Vì vậy, rất cần phải duy trì hoạt động tưới rửa đường phố và phải làm thường xuyên để giảm bụi bẩn” – ông Đăng nói.
Thủ tướng: Phải có giải pháp căn cơ, đồng bộ, rõ ràng hơn
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào chiều 2-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài nguyên – môi trường, Hà Nội và TP. HCM có giải pháp căn cơ, đồng bộ xử lý vấn đề ô nhiễm không khí, sớm báo cáo Thủ tướng, “không để vấn đề bức xúc như vậy, người dân kêu mà không xử lý”.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Lê Công Thành cho biết Hà Nội và TP.HCM đều đã có kế hoạch lắp thêm trạm đo về chất lượng không khí, cảnh báo kịp thời hơn cho người dân. Còn về dài hạn, Chính phủ có kế hoạch theo dõi, giám sát, tăng cường chất lượng không khí cũng như ban hành các quy định nhằm giảm các nguồn có thể phát thải bụi mịn vào không khí. (LÊ KIÊN ghi)
Trương Đình Tuấn Điệp (25 tuổi, Q.Cầu Giấy, Hà Nội):
Chơi thể thao cũng phải đeo… khẩu trang!
Chưa bao giờ chúng tôi thấy không khí ở Hà Nội ô nhiễm nặng như vừa qua. Chỉ bằng cảm nhận cũng thấy bụi bẩn đặc quánh trong không khí bởi các tuyến phố mù mịt bụi. Tình trạng ô nhiễm kéo dài ở Hà Nội khiến nhiều người ốm, bản thân thanh niên như tôi cũng ốm, mũi, họng đau rát và rất khó thở.
DANH TRỌNG ghi)
Để hiểu đúng về ô nhiễm không khí tại Hà Nội
BNEWS.VN Ngày 11/10, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Hiểu đúng về ô nhiễm không khí tại Hà Nội”.
Không gian Hà Nội luôn bao phủ một lớp sương mù do ô nhiễm không khí. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN
Nhằm thông tin đầy đủ cho các cơ quan thông tấn, báo chí và người dân hiểu đúng về diễn biến ô nhiễm không khí trong thời gian qua, ngày 11/10, tại Hà Nội, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội phối hợp cùng Mạng lưới Không khí Sạch (VCAP) và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) tổ chức Hội thảo “Hiểu đúng về ô nhiễm không khí tại Hà Nội”.
Mục đích là phản ánh sự nỗ lực của thành phố trong việc cải thiện chất lượng không khí; đồng thời thể hiện sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan (các tổ chức phi chính phủ – NGO) trong việc cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Để hiểu đúng về những chỉ số chất lượng không khí (AQI), Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nêu rõ: Hiện người dân đã có ý thức xem AQI hàng ngày vì từ đó mọi người sẽ hiểu biết hơn về tác hại của ô nhiễm không khí.
Những thông tin của hệ thống quan trắc không khí một phần cung cấp số liệu cho cơ quan quản lý, một phần là thông tin rộng rãi có tính cảnh báo đến người dân. Tuy vậy, những trang web, app đo chất lượng không khí hiện nay xuất hiện rất nhiều, độ chính xác đến đâu thì khó có thể kiểm định hết được. Do đó, người dân nên chọn đúng những trang đo chất lượng không khí được cơ quan chức năng công nhận.
Ngay cả ở những trang chuẩn xác thì mỗi trạm đo ô nhiễm không khí vẫn không thể khẳng định không gian được đo có bán kính là bao nhiêu. Nếu trạm đo đặt ở nơi bằng phẳng, không có hoạt động đốt rác hay xả rác thải thì trạm có thể đại diện cho một vùng rộng lớn.
Còn nếu ở vùng đô thị thì trạm chỉ đại diện cho một phạm vi nhỏ vì mật độ nhà cửa nhiều nên chắn mất luồng gió. Hơn nữa, người dân có thể đốt vàng mã, dùng bếp than tổ ong… nên trạm đo không đưa ra kết quả chính xác.
“Chất lượng không khí được quy ước theo màu. Cứ nhìn theo màu kèm khuyến cáo ở các mức độ “kém”, “trung bình”, “độc hại” hay “vô cùng độc hại” mà người dân cần cân nhắc nên hay không nên ra đường. Trong đó mức độ báo động đỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người, tốt nhất không ra đường” -Tiến sỹ Tùng khuyến cáo.
Bàn về các giải pháp đã và đang triển khai nhằm giảm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Hà Nội, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), cho biết: Ước tính mỗi ngày thành phố Hà Nội tiêu thụ trên 400 triệu kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu. Đây chính là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính.
Năm 2019, Hà Nội đã thiết lập và quản lý, vận hành ổn định, liên tục 10 trạm quan trắc không khí tự động trên địa bàn. Xây dựng Dự án Hệ thống mạng quan trắc môi trường với quy mô đầu tư mới 33 trạm quan trắc không khí tự động (trong đó 20 trạm cố định, 12 trạm cảm biến và 01 xe quan trắc lưu động). Hà Nội đang triển khai chương trình thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến, tuyên truyền và xây dựng lộ trình đến ngày 31/12/2020 không còn tình trạng sử dụng bếp than tổ ong…
Đồng thời, thành phố cũng triển khai các Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”; Đề án chống ồn, chống bụi trên địa bàn thành phố…Hà Nội cũng tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), các chuyên gia, nhà khoa học và đơn vị liên quan tiến hành kiểm kê nguồn thải; phân tích thành phần hóa học trong bụi để xác định nguồn gây bụi…
Đại điện các tổ chức phi chính phủ (NGO) tham gia Hội thảo nhấn mạnh tới sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong việc cải thiện chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội, nhất là huy động sự tham gia của các thành phần xã hội để thực hiện các giải pháp xanh.
Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư giải pháp xanh trong sản xuất kinh doanh để giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riên thì cần được khuyến khích bằng những ưu đãi cụ thể về thuế, phí và cơ hội đầu tư, về thị trường…
Các cơ quan quản lý càn có những cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi cụ thể về thuế, phí, cơ hội đầu tư mới giúp quá trình vận động “xanh hóa” đạt hiệu quả thiết thực…/.
Xem thêm:
>>Thứ trướng Lê Công Thành: Thông tin ô nhiễm không khí trên mạng chỉ có tính tham khảo
>>Hà Nội thông tin về vấn đề ô nhiễm không khí
5 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí – ThienNhien.Net
Bạn thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt và buồn nôn? Phải chăng cơ thể đang lên tiếng vì ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm.
Theo nghiên cứu công bố vào năm 1993 dựa trên không khí của sáu thành phố tại Harvard cho thấy ô nhiễm gây ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận trên cơ thể. The Guardian dẫn lại, khi không khí ô nhiễm con người có nguy cơ mắc các bệnh về phổi, tim, đột quỵ nhiều hơn các bệnh khác.
Thậm chí, cũng theo kết quả nghiên cứu này, ô nhiễm không khí là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường cho 3,2 triệu người vào năm 2016.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, không khí không an toàn gây ra ảnh hưởng suốt đời cho trẻ, dẫn tới hàng triệu ca sinh non và dị tật bẩm sinh. Trẻ lớn lên trong môi trường ô nhiễm sẽ thường xuyên bị hen suyễn, viêm phổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ, gia tăng nguy cơ phạm tội ở tuổi vị thành niên.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang báo động với không khí bị ô nhiễm
1. Đau đầu, chóng mặt
Nguyên nhân của triệu chứng này là do lượng lớn CO2 gây cản trở việc nuôi dưỡng oxy khắp cơ thể. Nhân viên văn phòng là nhóm người đầu tiên gặp phải tình trạng này. Tạp chí Scientific American kết luận, những người làm việc trong nhà có nguy cơ tiếp xúc với ô nhiễm không khí nhiều gấp 10 lần bên ngoài.
Nhân viên văn phòng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí cao gấp 10 lần bên ngoài.Các nhà khoa học lý giải, phân tử ozone di chuyển và phản ứng hóa học với các vật liệu trong văn phòng, tạo ra các hóa chất độc hại như formaldehyd và các chất kích thích khác. Theo tạp chí The Lancet, mỗi năm có tới 800.000 người chết do chất lượng không khí kém ở nơi làm việc của họ.
2. Ho và hen suyễn
London Air đưa ra kết luận, khi hít phải không khí bị ô nhiễm, cơ thể sẽ xuất hiện những cơn ho kéo dài vì tế bào phổi bị bao quanh bởi những hạt bụi mịn, vật chất ô nhiễm.
Riêng đối với những người có vấn đề về phổi và hô hấp, người bệnh sẽ tiết ra chất nhầy nhiều hơn, gây nên hiện tượng viêm xoang, hen suyễn. Đây cũng là triệu chứng dễ nhìn thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị không khí ô nhiễm tấn công.
3. Khó thở, tức ngực
Theo Quỹ Phổi Anh, nếu trực tiếp tiếp xúc với không khí ô nhiễm (như đi trên đường nhiều khói bụi hoặc khu vực ô nhiễm nặng), nhóm người bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở, kèm theo tức nặng ngực.
Các hạt bụi trong không khí bị ô nhiễm xâm nhập vào phổi và gây ra hiện tượng tức ngực, khó thở.Nguyên nhân là vì các hạt bụi mịn xâm nhập và nằm bên trong phổi. Sau đó chúng xuyên qua hàng rào hô hấp, tấn công hệ thống máu gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, hô hấp và ung thư phổi.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo khoảng 30% bệnh nhân tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Con số này chiếm khoảng 25% với bệnh lý về tim mạch và đột quỵ.
4. Đau, mỏi mắt
Bộ Y tế Singapore nhấn mạnh, ngay cả những người khỏe mạnh khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn cũng có những dấu hiệu như đau, mỏi mắt, dị ứng, chảy nước mũi, ngứa cổ. Bởi trong không khí chứa các hạt vật chất siêu mịn (PM), sulfur dioxide, ozone, nito dioxide và carbon monoxide bám vào các thành tế bào, gây nên hiện tượng kích ứng.
Thông thường, các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 1-3 ngày. Tuy nhiên, đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang ở trong vùng không khí ô nhiễm nặng, nếu tiếp xúc lâu có thể dẫn tới suy tim, phổi tắc nghẽn mạn tính.
5. Rụng tóc, hói đầu
Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Hàn Quốc, Independent dẫn lại, việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm phổ biến khiến lượng protein giúp tóc phát triển giảm đi đáng kể. Cụ thể, các hạt bụi mịn PM10 và diesel khiến hàm lượng beta-catenin trong cơ thể bị triệt tiêu. Đây là một loại protein thúc đẩy, duy trì sự mọc tóc.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí, chúng ta nên tự bảo vệ sức khỏe của bản thân với một số lưu ý sau:
– Đeo khẩu trang, kính mắt, áo chống nắng khi ra khỏi nhà. Với những ngày mức ô nhiễm cao, nên hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ nhỏ
– Vệ sinh mũi, mắt mỗi tối.
– Hạn chế cho trẻ nhỏ ra đường, sử dụng máy lọc không khí trong nhà và giữ ấm cổ, mũi, họng.
– Tập thể dục thường xuyên và bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết, đặc biệt rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng từ bên trong.