Quy định trong trường hợp mang thực vật từ Nhật Bản ra nước ngoài:植物防疫所
Tại Trạm bảo vệ thực vật có khâu “kiểm tra nhập khẩu” để phòng ngừa việc côn trùng gây bệnh cho thực vật từ nước ngoài xâm nhập vào Nhật Bản, với cùng mục đích như vậy Trạm bảo vệ thực vật tiến hành “kiểm tra xuất khẩu” nhằm đáp ứng các điều kiện kiểm dịch thực vật mà nước đối tác xuất khẩu yêu cầu. |
Quy định trong trường hợp mang hàng hóa từ Nhật Bản ra nước ngoài
Trường hợp mang các loại thực vật như rau, hoa quả từ Nhật Bản ra nước ngoài, cần phải tuân theo quy định (điều kiện kiểm dịch của nước là đối tác xuất khẩu) của các nước, khu vực đó. |
Thủ tục khi mang thực vật ra nước ngoài (Trường hợp mang thực vật ra nước ngoài theo đường hàng hóa xách tay)
Xác nhận điều kiện kiểm dịch của nước đối tác xuất khẩu → thủ tục kiểm tra thực vật xuất khẩu→ thủ tục lên máy bay→ thủ tục hải quan→ kiểm tra xuất cảnh
*Trường hợp cần phải làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu ở Nhật Bản theo điều kiện kiểm dịch của nước đối tác xuất khẩu, trước khi làm thủ tục lên máy bay hãy làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu ở quầy kiểm dịch xuất khẩu hay ở các Trạm bảo vệ thực vật được đặt ở sân bay chính. (Địa chỉ liên hệ về kiểm tra xuất khẩu (Tiếng Anh)).
*Khi làm thủ tục kiểm tra thực vật xuất khẩu và xin Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật không mất phí.
Sân bay có đặt quầy kiểm dịch xuất khẩu
Có thể làm thủ tục kiểm tra thực vật xuất khẩu tại quầy kiểm dịch xuất khẩu ở các sân bay dưới đây.
Sân bay New Chitose Hành khách International Terminal Building 3 sàn phòng CIQ triển lãm
Sân bay Haneda Gần quầy check-in “L” Terminal hành khách quốc tế tầng 3
Sân bay Narita Ga hành khách 1 (Tầng 4) Bắc Wing, ga hành khách 2 (Tầng 3) Bắc Nhóm Counter số 32
Sân bay Kansai Gần cửa xuất phát phía bắc tầng 4 phía bắc tòa nhà Terminal số 1
Sân bay Fukuoka Đối diện quầy check-in “M” phía nam tầng 3 tòa nhà Terminal quốc tế
Điều kiện kiểm dịch của nước đối tác xuất khẩu
* Lưu ý khi sử dụng
Tuy không có chút sai sót nào về tính chính xác của thông tin được đăng tải nhưng do đôi lúc các quy định kiểm dịch ban đầu của các nước bị thay đổi nên cũng có trường hợp thông tin được nêu khác với nội dung trong thực tế.
Trong thực tế khi xuất khẩu hàng hóa, nên thông qua người có liên quan đến việc tiếp nhận hàng hóa ở nước sở tại xác nhận các điều khoản chấp thuận mới nhất của nước hàng hóa được gửi đến tại Cục phụ trách nông nghiệp hay Trạm bảo vệ thực vật của nước đó hoặc trực tiếp tới xác nhận tại đại sứ quán của nước đó ở Nhật Bản. Ngoài ra, các điều kiện kiểm dịch được nêu ra ở đây là các yêu cầu của các nước về mặt kiểm dịch thực vật, do vậy trong trường hợp cho dù được phép nhập khẩu do đã thông qua các điều kiện ở đây nhưng cũng vẫn bị cấm nhập khẩu do Hiệp ước Washington và các quy định pháp luật khác nhau của từng nước.
Đối với hàng hóa không được nêu trong bảng trên và các điều kiện kiểm dịch của các nước đối tác xuất khẩu, vui lòng liên hệ tới Trạm bảo vệ thực vật hoặc liên hệ tới cơ quan bảo vệ thực vật của nước đối tác xuất khẩu và đại sứ quán tại Nhật Bản.
Đơn xin kiểm tra xuất khẩu thực vật
Khi tiến hành làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu, cần phải viết đơn xin kiểm tra xuất khẩu, (bao gồm các hạng mục được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật).
Vì Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được viết bằng tiếng Anh nên hãy viết “Đơn xin kiểm tra xuất khẩu” bằng tiếng Anh.
Nội dung bao gồm các nội dung dưới đây. Tải mẫu đơn tại đây (Word: 96KB).
Địa chỉ của người viết đơn(Address of Applicant) |
|
Họ và tên người viết đơn(Name of Applicant) |
|
Ngày nộp đơn (Dương lịch)(Date (Western calendar)) |
|
Tên tàu thuyền (máy bay) chất hàng(Name of vessel/flight) |
Nếu là hàng xách tay vui lòng ghi là <HAND BAGGAGE>. |
Kí hiệu và số hiệu(Marks and number) |
Nếu lô hàng không có dấu hiệu để phân biệt Hãy ghi là <NONE>. |
Ngày chất hàng dự kiến(Date of departure) |
Hãy ghi ngày tháng dự tính chất hàng lên máy bay, tàu. |
Tên cảng bốc hàng(Port of departure) | Hãy ghi tên của cảng,sân bay, nơi chất hàng lên máy bay, tàu. |
Tên cảng đến(Point of entry) | Hãy ghi tên của cảng, sân bay đến nơi của nước đối tác. |
Tên nước nhập khẩu(Importing country) | Hãy ghi tên của nước đối tác nhập khẩu. |
Tên địa chỉ của người gửi hang(Name and address of exporter) | Hãy ghi tên và địa chỉ của người gửi hàng. |
Tên địa chỉ của người nhận hang(Name and address of consignee) | Hãy ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng. |
Mã số xin phép nhập khẩu do chính phủ nước nhập khẩu cấp(Import permit number) |
Nếu không có mã số thì không cần viết. |
Chủng loại, tên gọi(Name of plant or plant products) | Hãy ghi tên tiếng Anh của loại thực vật xuất khẩu. |
Tên khoa học(Scientific name) | Là tên gọi được phổ biến trên toàn thế giới của loại cây đó. |
Số gói hang(Number of packages) | Hãy ghi số lượng các gói hàng chứa thực vật xuất khẩu và đơn vị. |
Số lượng(Quantity) | Hãy ghi số lượng các loại thực vật xuất khẩu và đơn vị. |
Nơi sản xuất(Place of origin) | Hãy ghi địa chỉ sản xuất các loại thực vật xuất khẩu. |
Câu hỏi thường gặp
Q1: Có thể gửi thực vật ra nước ngoài bằng đường bưu điện hay chuyển phát nhanh quốc tế không?
A1: Trường hợp gửi thực vật từ Nhật Bản ra nước ngoài, hãy liên hệ trước đến Trạm bảo vệ thực vật để xem nước hàng hóa được gửi đến có quy định gì hay không. Trường hợp cần phải làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu, hãy làm thủ tục kiểm tra ở Trạm bảo vệ thực vật. Ngoài ra, cũng có những đại lý chuyển phát nhanh quốc tế không tiếp nhận chuyển phát thực vật cần làm thủ tục kiểm tra, vậy nên hãy xác nhận trên trang web của hãng chuyển phát nhanh quốc tế trước.
Q2: Khi đi du lịch nước ngoài nếu mang theo hoa và hoa quả thì nên làm thế nào?
A2: Có những sản phẩm nếu đã làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu thì được phép mang ra nước ngoài nhưng cũng có những sản phẩm nước gửi đến cấm nhập khẩu hay là cần phải có sự cho phép của nước gửi đến. Cần phải kiểm tra các điều kiện kiểm dịch của nước đối tác nên trước hết nên liên hệ tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất hoặc liên hệ tới Cơ quan bảo vệ thực vật của nước đối tác và Đại sứ quán tại Nhật Bản.
Q3: Có thể làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu ở đâu?
A3: Thủ tục kiểm tra xuất khẩu có thể được tiến hành ở Trạm bảo vệ thực vật trước hoặc trong ngày xuất cảnh. Đề nghị hãy hẹn trước để làm thủ tục kiểm tra. Ngoài tra trong trường hợp mang theo thực vật ra nước ngoài bằng đường xách tay và làm thủ tục tại Trạm bảo vệ thực vật thì có thể mất nhiều thời gian trong việc kiểm tra xuất khẩu nên vui lòng đến sớm để làm thủ tục.
* Tùy thuộc vào điều kiện kiểm dịch của nước gửi đến (trường hợp cần làm thủ tục kiểm tra đặc biệt mất nhiều năm hay trường hợp cấm nhập khẩu) mà cũng có trường hợp không được xin kiểm tra xuất khẩu. Cần phải xác nhận các điều kiện kiểm dịch của nước gửi đến, do đó trước hết nên liên hệ tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất hoặc liên hệ tới Cơ quan bảo vệ thực vật của nước gửi đến và Đại sứ quán tại Nhật Bản.
Q4 : Thủ tục kiểm tra xuất khẩu được tiến hành như thế nào?
A4: Đầu tiên xác nhận xem thực vật muốn gửi ra nước ngoài có nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu của nước gửi đến hay không, hoặc có bị nước gửi đến yêu cẩu kiểm tra đặc biệt không. Tùy theo yêu cầu kiểm dịch của nước gửi đến mà tiến hành kiểm tra như là có kí sinh và côn trùng bệnh bám vào thuộc đối tượng kiểm dịch hay không. Thực vật được yêu cầu điều kiện kiểm dịch đặc biệt và kiểm tra nơi sản xuất thì cần mất nhiều thời gian kiểm tra.
Q5: Thủ tục kiểm tra xuất khẩu mất khoảng bao lâu?
A5: Tùy theo nơi xuất khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu mà thời gian cần thiết là khác nhau. Trong trường hợp làm thủ tục ở Trạm bảo vệ thực vật tại sân bay vào đúng ngày làm thủ tục xuất cảnh thì mất nhiều thời gian khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Ngoài ra có thể làm thủ tục trước ngày xuất cảnh ở Trạm bảo vệ thực vật gần nhất. Người có nhu cầu làm thủ tục vui lòng hẹn trước ngày dự định làm thủ tục kiểm tra với Trạm bảo vệ thực vật và hãy đến sớm.
Q6: Làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu có mất phí không?
A6: Thủ tục kiểm tra xuất khẩu và lấy Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật không mất phí.
PDF形式のファイルをご覧いただく場合には、Adobe Readerが必要です。Adobe Readerをお持ちでない方は、バナーのリンク先からダウンロードしてください。
Cập nhật tình hình chính trị, quân sự Nhật Bản
NHỮNG CHỦ ĐỀ NỔI BẬT
Tin tức thời sự
Xã hội
Chuyện lạ
Siêu bão Hagibis là cơn bão thứ 4 chỉ trong 2 năm ước tính gây thiệt hại hàng tỉ USD ở Nhật Bản.
Hôm thứ Bảy vừa qua, cảnh sát tỉnh Nara cho biết họ đã bắt giữ 7 công dân Việt Nam vì tội ăn cắp thực phẩm…
Cùng chiêm ngưỡng khuôn mặt xinh như thiên thần và vóc dáng gợi cảm của Margaret Natsuki, bạn gái của tiền vệ…
Hành động đưa tin ngoài trời của một phóng viên truyền hình khi siêu bão với sức gió khủng khiếp đổ bộ Nhật…
Đất nước Nhật Bản – đền thần đạo, lễ hội truyền thống, ẩm thực, văn hóa
Tỉnh Kochi Nhật Bản – vùng đất của rượu và cá
Đất nước mặt trời mọc – Tỉnh Kochi Nhật Bản là một trong 4 tỉnh nằm trên đảo Shinkoku. Nơi đây cũng có nhiều điểm hành hương trong số 88 điểm hành hương về đất thánh Shinkoku. Ngoài ra, Kochi còn có bãi biển Katsurahama tuyệt đẹp, thành Kochi cổ kính, hang Ryuga-do bí ẩn … Bên…
Tỉnh Ehime Nhật Bản – hành trình về đất thánh Shikoku
Phù Tang – Tỉnh Ehime Nhật Bản là một tỉnh cổ kính với rất nhiều khu vực cổ lâu đời nhất Nhật Bản như lâu đài Matsuyama được bảo tồn gần như nguyên vẹn, suối nước nóng Dogo-Onsen lâu đời nhất đất nước mặt trời mọc, nhiều điểm hành hương với 1300 năm tuổi đã làm nên một…
Tỉnh Kagawa Nhật Bản – vùng đất nhỏ nhất xứ phù tang
Nước Nhật – Tỉnh Kagawa Nhật Bản là một tỉnh có vị trí quan trọng trên đảo Shikoku. Mặc dù Kagawa là tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở Nhật Bản nhưng vùng đất này cũng có rất nhiều điểm nhấn không thể bỏ qua như đền Konpira-san với 785 bậc thang linh thiêng, thăm đảo Onigashima nơi…
Tỉnh Tokushima Nhật Bản – nơi hành hương về đất thánh Shikoku
Nuoc Nhat – Tỉnh Tokushima Nhật Bản là tỉnh có lễ hội Awa Odori Matsuri – lễ hội khiêu vũ lớn nhất nước Nhật với hơn 100.000 vũ công biểu diễn trong suốt tháng 8. Ngoài Awa Odori Matsuri, tỉnh Tokushima cũng có rất nhiều đặc trưng không thể bỏ qua như núi Bizan – niềm tự…
Tỉnh Saga Nhật Bản – vùng đất của gốm sứ
Dat nuoc Nhat Ban – Tỉnh Saga Nhật Bản là vùng đất nổi tiếng với gốm sứ, các suối Onsen tuyệt vời và những món ăn ngon – độc -lạ. Tỉnh Saga còn là khu vực tuyệt vời cho những chuyến dã ngoại và bạn cũng có thể ngắm cảnh thu thay áo tuyệt đẹp…
Tỉnh Kagoshima Nhật Bản – Vùng đất của những ngọn núi lửa
Đất nước Nhật Bản – Tỉnh Kagoshima Nhật Bản là vùng đất của những ngọn núi lửa. Nơi đây có ngọn núi lửa Sakurajima có tần suất hoạt động nhiều nhất ở Nhật Bản, đảo hạnh phúc Yoronjima, vườn Sengan – danh lam thắng cảnh quốc gia, đi du thuyền ngắm cảnh Queen’s Shiroyama, khám phá rừng…
Tỉnh Miyazaki Nhật Bản – nơi nghỉ mát lý tưởng ở xứ phù tang
Đất nước Nhật Bản – Tỉnh Miyazaki Nhật Bản là một tỉnh nằm ở phía Nam của nước Nhật được mọi người biết đến như là nơi nghỉ mát hàng đầu Nhật Bản. Đến Miyazaki vào dịp cuối tuần, các bạn có thể thoải mái trải nghiệm biển trên đảo Aoshima, ghé qua đền thờ Aoshima-jinja hay…
» Sơ lược về đất nước Nhật Bản
Địa lý :
Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi lànúi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Vì nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Vùng Hokkaido và các cao nguyên có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác có khí hậu ôn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ không khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn- gió khô và mạnh. Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến gần 40độ C. Không khí mùa hè ở cácbồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương hàng năm chịu một số cơn bão lớn
Vị Trí :
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi làKarafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.
Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:
- Điểm cực Đông: 24 độ 16 phút 59 giây Bắc, 153 độ 59 phút 11 giây Đông.
- Điểm cực Tây: 24 độ 26 phút 58 giây Bắc, 122 độ 56 phút 01 giây Đông.
- Điểm cực Bắc: 45 độ 33 phút 21 giây Bắc, 148 độ 45 phút 14 giây Đông.
- Điểm cực Nam: 20 độ 25 phút 31 giây Bắc, 136 độ 04 phút 11 giây Đông.
Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km.
Bản đồ Nhật Bản
Khí hậu :
Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp. Tại miền bắc của đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều; trong khi đó, đảo Ryukyu (Lưu Cầu) có khí hậu bán nhiệt đới; và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik của Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn.
Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa xuân tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào bắt đầu nở trên đảo Kyushu và nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa (tsuyu) đến và kéo dài trong hai tháng.
Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp khoảng 3 tới 4 trận cuồng phong lớn vào tháng 9 và các trận nhỏ vào tháng 8. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tầu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần (tsunami) do các vụ động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.
Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athena của Hy Lạp, Teheran của Iran và Los Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Giao thông ở Nhật Bản
Giao thông đa dạng và đồng bộ
Cuộc sống ở Nhật Bản không thể không kể đến tàu điện, phương tiện thông dụng nhất của người dân bởi nó vừa rẻ lại tiện lợi. Tàu điện ở Nhật gồm loại tàu thường và tàu cao tốc. Tàu thường hay còn gọi là tàu “Local”, thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua. Khoảng cách các ga trong thành phố chỉ cách nhau khoảng 1km và ngoại ô là khoảng 2,3km. Tàu nhanh và tàu cao tốc thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản.

Tàu hỏa Shinkansen (Đường sắt phía Đông Nhật Bản)
Tàu siêu tốc “Sinkansen” là tàu chạy nhanh nhất trong các tàu thương mại, với vận tốc khoảng 300km/h. Mặc dù ngồi bên trong hành khách sẽ có cảm giác tai bị ù do tốc độ của tàu khá lớn nhưng tàu “Sinkansen” vẫn là phương tiện được nhiều người ưa chuộng.
Mẫu tàu hỏa này đặt mục tiêu trở thành xe hỏa nhanh nhất thế giới và có vận tốc lên đến 360 km/h.
Múi giờ:
Tại Nhật: đi trước giờ Việt Nam 02 tiếng. Ví dụ: Tại Việt Nam là 12h00 trưa thì tại Nhật là 14:00 chiều cùng ngày.
Làng Doraemon đẹp tựa cổ tích vào mùa thu Nhật Bản | Du lịch
Không chỉ nổi tiếng với thiên đường tuyết trắng vào mùa đông, làng cổ Shirakawago còn hút khách du lịch vào mùa thu bởi thiên nhiên đa sắc của những rừng cây lá đỏ, lá vàng.

Làng cổ Shirakawago (Gifu, Nhật Bản) nổi tiếng bởi khung cảnh cổ tích tuyết phủ trắng xóa vào mùa đông. Không chỉ hút khách vào mùa tuyết rơi, mùa thu lá vàng tại Shirakawago cũng khiến dân xê dịch xao xuyến với cảnh đẹp mơ màng. Nét độc đáo của làng cổ là những ngôi nhà cổ trăm tuổi yên bình bên rừng cây thay màu lá.

Làng Shirakawago nằm ở chân núi Hakusan, tỉnh Gifu, miền Trung Nhật Bản. Ngôi làng đặc biệt bởi những dãy nhà gỗ san sát, mang kiến trúc gassho-zukuri, phần mái nhà dốc lợp bằng cỏ tranh giống các bàn tay đang cầu nguyện. Mái nhà được thiết kế để chống lại mùa đông khắc nghiệt tuyết phủ dày ở Shirakawago.

Mùa đông, Shirakawago chìm trong sắc nâu và trắng, ngôi làng khoác lên diện mạo đa sắc khi bước vào mùa thu. Những tán lá xanh, vàng, đỏ đan xen bên ruộng lúa, những ngôi nhà lá nâu cũ kỹ ẩn hiện, tạo khung cảnh đẹp tựa vùng đất thần tiên trong chuyện cổ tích.

Nếu muốn ngắm tỉ mỉ từng nét đẹp của làng Shirakawago, du khách nên đến đây vào mùa thu. Khi tuyết không che phủ, những ngôi nhà cổ hiện lên rõ nét, mặt hồ xanh trong in bóng tán cây lá đỏ, lối đi trải đầy lá rụng. Bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ bao quanh, lịch sử của ngôi làng cũng cuốn hút khách du lịch. Tuy làng được thành lập cách đây khoảng 300 năm, những ngôi nhà vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Hiện, làng Shirakawago có khoảng 100 ngôi nhà. Trong đó, hơn 20 căn nhà gỗ cổ được bảo tồn kỹ lưỡng, giữ nguyên hiện trạng như những ngày đầu.

Ngôi làng cổ tích còn là nơi mèo máy Doraemon lừng danh nước Nhật “ra đời”. Những tập truyện tranh Doraemon gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ lần đầu được tác giả Fujiko F. Fujio chấp bút tại chính ngôi làng cổ này.

Nếu không thích mùa đông lạnh thấu xương, bạn nên ghé Shirakawago vào mùa thu để tận hưởng vẻ đẹp yên bình của vùng đất cổ xứ Phù Tang. Từ trung tâm Kyoto, du khách chỉ mất khoảng 4 giờ di chuyển đến làng Shirakawago.
Consulate-General of Japan in Ho Chi Minh City
1. Thăm viếng người quen
1 | Hộ chiếu | |
2 |
Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu |
1 bản |
3 | Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại | 1 hình |
4 | Các hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh
|
1 bản mỗi loại (bản gốc) |
5 | Giấy lý do mời
Giấy này bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh. Phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng.
|
1 bản (bản gốc) |
6 | Chương trình lưu trú
|
1 bản |
7 | Hồ sơ chứng minh quan hệ người quen:
Thư từ đã trao đổi, e-mail, fax, biên nhận tiền điện thoại quốc tế, hình chụp chung… |
1 bản |
2. Du lịch
①Hộ chiếu ②Đơn xin visa ③Hình dán đơn ④Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả chuyến đi ・Giấy chứng nhận thu nhập của cơ quan có thẩm quyền ・Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng ・Giấy tờ xác nhận việc làm, hợp đồng lao động v.v. ⑤Lịch trình lưu trú (Ghi rõ các hoạt động dự định, nơi ở, nơi liên lạc) và các giấy tờ xác nhận lịch trình (Đặt chỗ khách sạn v.v.) ※Phạm vi hoạt động trong thời gian lưu trú chỉ là hoạt động tham quan du lịch. |
Những điều cần chú ý khi xin visa:
- Trường hợp thiếu hồ sơ sẽ không được nhận hồ sơ xin visa
- Thời gian xin visa từ 8:30 giờ đến 11:30 giờ mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu
- Hồ sơ khi được nhận sẽ được cấp biên nhận hồ sơ.
- Việc xét hồ sơ thông thường mất 8 ngày làm việc.
- Tùy theo mục đích nhập cảnh và từng trường hợp có thể được yêu cầu bổ sung hồ sơ
- Trường hợp cần thiết Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản phỏng vấn đương sự xin visa thì thời gian xét visa sẽ lâu hơn 8 ngày làm việc. Đề nghị xin visa sớm để kịp thời gian
- Ngoài trường hợp nhân đạo, các trường hợp xin cấp nhanh visa sẽ không được xét. Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên lạc sớm
- Các hồ sơ cần bản gốc để đối chiếu, vui lòng nộp kèm một bản copy không cần công chứng.
Địa chỉ liên lạc: Phòng Lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM Tel: (84-28) 3933-3510
Vắc xin IMOJEV – Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới
IMOJEV
Nguồn gốc
Chỉ định
- Imojev là vắc xin được chỉ định phòng bệnh Viêm não Nhật Bản cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên.
Lịch tiêm chủng
Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào):
- Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi đầu tiên.
Người tròn 18 tuổi trở lên:
Trường hợp trẻ đã tiêm vắc xin Jevax trước đó, muốn chuyển đổi sang tiêm Imojev:
- Nếu đã tiêm 1 mũi Jevax: Tiêm 2 mũi Imojev, trong đó mũi Imojev đầu tiên cách mũi Jevax đã tiêm tối thiểu 2 tuần.
- Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax: Tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 1 năm.
- Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax: Tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 3 năm.
- Không tiêm nhắc Jevax sau khi tiêm Imojev.
Đường dùng, liều dùng
- Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: Tiêm tại mặt trước – bên của đùi hoặc vùng cơ Delta ở cánh tay.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm tại vùng cơ Delta ở cánh tay.
- Liều tiêm: 0,5ml/liều Imojev hoàn nguyên.
Chống chỉ định
- Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev.
- Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào.
- Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa mẹ.
Thận trọng khi sử dụng
- Không được tiêm vào lòng mạch máu.
- Đối với những người điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân trong 14 ngày hay trên 14 ngày, sau khi ngưng điều trị nên chờ ít nhất 1 tháng hoặc đến khi hồi phục chức năng miễn dịch rồi mới tiến hành tiêm vắc xin Imojev.
Tác dụng không mong muốn
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Đỏ, ngứa, sưng, đau.
- Phản ứng toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ, ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.
Tương tác thuốc
- Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị hay rubella.
- Nếu nơi sinh sống có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với vắc xin phòng bệnh sởi.
- Khi tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin khác, phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau và phải dùng 2 bơm tiêm riêng biệt.
Bảo quản
- Vắc xin Imojev cần bảo quản ở nhiệt độ từ 20C đến 80C, không được để đông băng.
- Giữ vắc xin trong hộp để tránh ánh sáng.
ĐTC Phanxicô thăm Thái Lan và Nhật Bản: chương trình chi tiết (cập nhật)
Thứ Ba 19 Tháng 11 Năm 2019
ROMA – BANGKOK
19:00
Khởi hành từ sân bay Fiumicino của Roma đến Bangkok
Thứ Tư 20 tháng 11 năm 2019
ROMA – BANGKOK
12:30
Đến sân bay quân sự Bangkok
Chào mừng chính thức tại terminal 2 sân bay quân sự Bangkok
Thứ Năm 21 tháng 11 năm 2019
BANGKOK
09:00
Nghi thức đón tiếp tại Toà nhà Chính phủ
09:15
Gặp Thủ tướng tại “Phòng Ngà Thân Hữu – Inner Ivory Room” của Toà nhà Chính phủ
09:30
Gặp quan chức chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Inner Santi Maitri” của Toà nhà Chính phủ
Diễn văn của Đức Thánh Cha
10:00
Thăm Đức Tăng Thống của Phật giáo tại Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram Temple
Lời chào của Đức Thánh Cha
11:15
Gặp nhân viên của Bệnh viện Công giáo Thánh Louis
Lời chào của Đức Thánh Cha
12:00
Thăm các bệnh nhân và người khuyết tật tại Bệnh viện Công giáo Thánh Louis
Ăn trưa tại Tòa Sứ Thần
17:00
Thăm riêng Quốc Vương Maha Vajiralongkorn “Rama X” tại Cung điện Hoàng gia Amphorn
18:00
Thánh lễ tại sân vận động Quốc gia
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Thứ Sáu 22 tháng 11 năm 2019
BANGKOK
10:00
Gặp các Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và Giáo lý viên tại Giáo xứ thánh Phêrô (St. Peter’s Parish)
Diễn văn của Đức Thánh Cha
11:00
Gặp các Giám mục của Thái Lan và Liên hội đồng Giám mục Á châu tại Vương cung Thánh đường Chân phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung
Diễn văn của Đức Thánh Cha
11:50
Gặp riêng các tu sĩ Dòng Tên tại hội trường kế Vương Cung Thánh Đường
Ăn trưa tại Tòa Sứ Thần
15:20
Gặp các Nhà lãnh đạo Kitô giáo và các tôn giáo khác tại Đại học Chulalongkorn
Diễn văn của Đức Thánh Cha
17:00
Thánh lễ với Giới trẻ tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời (the Cathedral of the Assumption)
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Thứ Bảy 23 tháng 11 năm 2019
BANGKOK-TOKYO
09:15
Nghi thức tạm biệt tại Terminal 2, sân bay quân sự của Bangkok
09:30
Khởi hành đến Tokyo
17:40
Đến sân bay Tokyo-Haneda
Nghi thức đón tiếp tại sân bay Tokyo-Haneda
18:30
Gặp các Giám mục tại Tòa Sứ Thần
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Chúa Nhật 24 tháng 11 năm 2019
TOKYO-NAGASAKI-HIROSHIMA-TOKYO
07:20
Khởi hành đến Nagasaki
09:20
Đến sân bay Nagasaki
10:15
Sứ điệp về vũ khí hạt nhân tại Công viên Bom Nguyên Tử (the Atomic Bomb Hypocenter Park)
Sứ điệp của Đức Thánh Cha
10:45
Kính viếng các Thánh Tử Đạo tại Đài Các thánh Tử đạo – Đồi Nishizaka
Lời chào của Đức Thánh Cha
Kinh Truyền Tin
Ăn trưa tại Tòa Tổng Giám Mục
14:00
Thánh lễ tại sân vận động Bóng Chày
Bài giảng của Đức Thánh Cha
16:35
Khởi hành đi Hiroshima
17:45
Đến sân bay Hiroshima
18:40
Gặp gỡ vì hòa bình tại Đài Tưởng niệm Hòa bình
Sứ điệp của Đức Thánh Cha
20:25
Khởi hành đi Tokyo
21:50
Đến sân bay Tokyo-Haneda
Thứ Hai 25 tháng 11 năm 2019
TOKYO
10:00
Gặp các nạn nhân của “Tam Đại Họa – Triple Disaster” tại Hội trường Bellesalle Hanzomon
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Thăm riêng Nhật hoàng Naruhito tại Hoàng cung
11:45
Gặp Giới trẻ tại Nhà thờ chính tòa Thánh Maria (the Cathedral of Holy Mary)
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Ăn trưa với đoàn tuỳ tùng giáo hoàng tại Tòa Sứ Thần
16:00
Thánh Lễ tại hội trường thể thao Tokyo
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Gặp Thủ Tướng Nhật tại Kantei
Gặp quan chức chính quyền và ngoại giao đoàn tại Kantei
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Thứ Ba 26 tháng 11 năm 2019
TOKYO – ROMA
07:45
Thánh lễ riêng với các tu sĩ Dòng Tên tại Nhà nguyện Kulturzentrum của đại học Sophia
Ăn sáng và gặp riêng Học viện Massimo tại đại học Sophia
09:40
Thăm các linh mục già và đau bệnh tại đại học Sophia
10:00
Thăm Đại học Sophia
Diễn văn của Đức Thánh Cha
11:20
Nghi thức tạm biệt tại sân bay Tokyo-Haneda
11:35
Khởi hành về Roma
17:15
Đến sân bay Fiumicino, Roma