• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Ngày mai sẽ có nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019, nhưng kể cả người được ngắm cũng chưa chắc đã vui
        • Những hình ảnh đẹp về nhật thực toàn phần | Khoa học
        • Thuyết âm mưu: Nhật thực toàn phần là điềm xấu cho Tổng thống Trump?
        • Tàu NASA chụp ảnh nhật thực trên sao Mộc
        • Nhật thực là gì?
            • Hình 1: Vùng bóng tối (umbra) của Mặt Trăng (Moon) ngăn không cho ánh sáng Mặt Trời (Sun) chạm đến bề mặt Trái Đất (Earth), trong khi vùng bóng nửa tối (penumbra) gây ra nhật thực một phần ở một vùng rộng lớn hơn.
            • Ảnh: Timeanddate.
            • Hình 2: Tùy vào khoảng cách giữa Mặt Trăng (Moon) và Trái Đất mà trên bề mặt Trái Đất có thể có các vùng bóng tối (umbra), bóng nửa tối (penumbra), và vùng đối của vùng bóng tối (antumbra). Tùy vào vị trí người quan sát đúng ở vùng bóng tối, bóng nửa tối hoặc vùng đối của vùng bóng tối mà người quan sát có thể thấy được nhật thực toàn phần (A), nhật thực hình khuyên (B) hay nhật thực một phần (C). Ảnh: Wikipedia.
            • Hình 3: Minh họa 3D của một nhật thực, trong đó đường màu xanh lục là quỹ đạo của Mặt Trăng (Moon) xung quanh Trái Đất (Earth), đường màu xanh dương là quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (Sun). Nếu Mặt Trăng ở cận điểm thì sẽ xảy ra nhật thực toàn phần. Chỉ khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời  (trăng mới) thì mới có thể xảy ra nhật thực. Ảnh: Wikipedia.
        • Nhật thực và cảnh báo về sức khỏe
        • Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn (chỉ ở cơ sở Kyoto)
    • Đặc điểm của Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn tại ISI
        • 1. Lớp học trải nghiệm văn hóa độc đáo ở Kyoto
        • 2. Tối đa 15 sinh viên một lớp
        • 3. Chương trình giảng dạy khiến bạn cảm thấy bản thân tiến bộ mỗi ngày
    • Thời lượng học và Cấp độ lớp
    • Lịch học ・ Số lượng sinh viên mỗi lớp
    • Đánh giá thành tích học tập
    • Trao Chứng nhận học tập
        • Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn (chỉ ở cơ sở Kyoto)
    • Đặc điểm của Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn tại ISI
        • 1. Lớp học trải nghiệm văn hóa độc đáo ở Kyoto
        • 2. Tối đa 15 sinh viên một lớp
        • 3. Chương trình giảng dạy khiến bạn cảm thấy bản thân tiến bộ mỗi ngày
    • Thời lượng học và Cấp độ lớp
    • Lịch học ・ Số lượng sinh viên mỗi lớp
    • Đánh giá thành tích học tập
    • Trao Chứng nhận học tập

    Ngày mai sẽ có nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019, nhưng kể cả người được ngắm cũng chưa chắc đã vui

    Nhật thực toàn phần xét cho cùng vẫn là hiện tượng được giới thiên văn ngóng chờ nhiều nhất, hơn cả mưa sao băng lẫn nguyệt thực. Cảnh tượng bầu trời đang sáng bỗng sập tối, vầng ánh dương rực lửa bị che lấp, thực sự khiến con người ta khó có thể nào quên.

    Bạn biết không, trong năm 2019 chúng ta sẽ có một sự kiện nhật thực diễn ra – cũng là lần duy nhất trong năm. Và nó xảy ra vào ngay ngày mai, 2/7/2019, với tổng thời gian rơi vào khoảng 4,5 phút. 

    Ngày mai sẽ có nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019, nhưng kể cả người được ngắm cũng chưa chắc đã vui - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, đây không thực sự là một tin vui với cộng đồng thiên văn học trên thế giới. Đầu tiên là với người Việt Nam chúng ta, nhật thực lần này xảy ra vào lúc… 11h55 phút đêm, nghĩa là có thể quên việc ngắm nó đi là vừa.

    Người nước ngoài cũng không khá gì hơnTham khảo: Science Aler, Space.com

    Những hình ảnh đẹp về nhật thực toàn phần | Khoa học

    Nhật thực toàn phần – một hiện tượng thiên văn hiếm gặp – hôm nay đã xảy ra đúng vào ngày xuân phân, khi ngày và đêm dài ngang nhau, trong một sự trùng hợp mà phải gần 20 năm nữa mới lại xuất hiện.

    Chiêm ngưỡng hình ảnh thú vị về nhật thực toàn phần vừa xảy raMô phỏng đường đi của nhật thực. Nhật thực lần này có đường đi khoảng 480 km. Toàn bộ quá trình nhật thực kéo dài khoảng 2,5 giờ, bắt đầu từ 8h30 giờ GMT, tức 15h30 giờ Việt Nam. (Đồ họa: NASA).

    Chiêm ngưỡng hình ảnh thú vị về nhật thực toàn phần vừa xảy ra

    Nhật thực lần này bắt đầu ở giữa Đại Tây Dương và di chuyển lên phía bắc hướng tới đảo Greenland. Khu vực có nhật thực toàn phần dài khoảng vài trăm km, từ Bắc Đại Tây Dương tới phía nam Greenland và kết thúc ở vùng Bắc Cực. 

    Ở lúc đỉnh điểm vào khoảng 9h43 giờ GMT, mặt trăng đã che khuất 97% mặt trời. Trong ảnh là cảnh tượng nhật thực toàn phần được nhìn thấy tại Svalbard (Na Uy) hôm nay 20/3. (Ảnh: AP)

    Chiêm ngưỡng hình ảnh thú vị về nhật thực toàn phần vừa xảy ra

    Hàng triệu người tại phía Greenland, phía bắc châu Âu, Bắc Phi và một phần châu Á hôm nay 20/3 có thể chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần. 

    Trong ảnh là cảnh tượng người xem đang dùng ống nhòm quan sát nhật thực khimới bắt đầu tại khu nhà kính Eden gần St Austell tại Cornwal, Anh quốc. (Ảnh: AP)

    Chiêm ngưỡng hình ảnh thú vị về nhật thực toàn phần vừa xảy ra

    Cảnh tượng nhật thực bắt đầu tại Plymouth ở Devon, Anh. Nhật thực lần này cũng diễn ra vào một ngày đặc biệt, khi có 2 hiện tượng thiên văn khác diễn ra vào hôm nay: ngày xuân phân, khi ngày và đêm có độ dài bằng nhau, và siêu trăng, khi mặt trăng ở gần trái đất nhất trên quỹ đạo chuyển động của nó. Sự trùng hợp này là vô cùng hiếm gặp và sẽ không lặp lại sau 19 năm nữa, cho tới ngày 20/3/2034. (Ảnh: AP)
    Chiêm ngưỡng hình ảnh thú vị về nhật thực toàn phần vừa xảy ra

    Nhiều người chọn ngắm nhật thực tại thành phố Torshavn, tại quần đảo Faroe nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương. (Ảnh: AP)

     src=

    Hình ảnh ghi lại được tại hạt Northumberland, miền bắc nước Anh. (Ảnh: AP)

    Một chú chim bồ câu lọt vào ống kính chụp cảnh tượng nhật thực tại Munich, Đức. (Ảnh:

    Một chú chim bồ câu lọt vào ống kính chụp cảnh tượng nhật thực tại Munich, Đức. (Ảnh: Getty)

    Trong khi người dân châu Âu chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dưới mặt đất, 

    Trong khi người dân châu Âu chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dưới mặt đất, cảnh tượng nhật thực cũng được chụp lại từ vệ tinh mini Proba-2 trên quỹ đạo. (Ảnh: ESA)

    Trong khi người dân châu Âu chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dưới mặt đất, 

    Nhìn từ quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha, nhiều đám mây trên trời khi nhật thực toàn phần diễn ra. (Ảnh: Getty)

    Trong khi người dân châu Âu chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần dưới mặt đất, 

    Một người tụ tập tại một gò đất cao ven biển tại thành phố Torshavn, tại quần đảo Faroe nằm trong vùng biển Na Uy. (Ảnh: AP)

     src=

    Người dân tại Barcelona, Tây Ban Nha đã có may mắn chiêm ngưỡng nhật thực hiếm có này. (Ảnh: AP)

     src=

    HÌnh ảnh chụp bầu trời thị trấn Oldham tại vùng Greater Manchester, Anh. (Ảnh: AP)

     src=

    Một hình ảnh nhật thực được chụp dưới tán cây tại vùng Yorkshire, nước Anh. (Ảnh: AP)

    Các học sinh quan sát nhật thực tại Anh. (Ảnh:

    Các học sinh quan sát nhật thực tại Anh. (Ảnh: Getty)


    Thuyết âm mưu: Nhật thực toàn phần là điềm xấu cho Tổng thống Trump?

    Hiện tượng nhật thực toàn phần ngày 21/8. Ảnh: NASA

    Tác giả David Meade – người viết cuốn sách “Planet X – The 2017 Arrival,” tuyên bố hiện tượng nhật thực toàn phần là chất xúc tác cho một thảm họa – khi hành tinh bí mật Nibiru – kí hiệu là hành tinh X – va phải Trái Đất vào ngày 23/9 tới.

    Trích dẫn từ chương 13 cuốn sách Old Testament của nhà tiên tri nổi tiếng Isaiah, tác giả Meade giải thích trong cuốn sách có đề cập đến “Ngày mà Thượng đế tới, một ngày tàn độc, với sự giận dữ mạnh mẽ, khiến đất đai bị tàn phá và tiêu diệt những kẻ có tội. Những ngôi sao Thiên đường và các chòm sao sẽ không chiếu sáng. Mặt Trời sẽ trở nên tối sẫm và Mặt Trăng cũng không phát sáng”.

    Nhà lí luận thuyết âm mưu này còn gắn một loạt các hiện tượng trùng hợp với con số 33.

    Khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 21/8, Mặt Trời sẽ tối sầm lại, đúng như Isaiah dự đoán. Còn Mặt Trăng không phát sáng sẽ được gọi là Mặt Trăng đen. Hiện tượng này cứ 33 tháng lại xảy ra một lần.

    Hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ bắt đầu từ bãi biển Lincoln, Oregon – bang thứ 33, và kết thúc ở góc 33 tại Charleston, South Carolina. Lần cuối cùng xuất hiện hiện tượng kỳ lạ này là vào năm 1918, cách đây 99 năm, gấp 3 lần con số 33.

    Chính vì vậy, Meada lo sợ thảm họa xảy ra trong tháng 9 tới sẽ đến 33 ngày sau khi diễn ra nhật thực toàn phần.

    Ngoài ra, nhà chiêm tinh học Shelley Ackerman nhấn mạnh đã 99 năm kể từ khi một đợt nhật thực toàn cấu xuất hiện trải dài từ bờ Đông sang bờ Tây nước Mỹ.

    Xem xét lịch sử, trong năm 1918, trên thế giới xuất hiện đại dịch cúm Tây Ban Nha và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đang trong thời kì xung đột đỉnh điểm.

    Trong khi đó, các nhà chiêm tinh học thì tin rằng hiện tượng này là “ngày tận thế” cho Tổng thống Trump, dựa vào bản đồ ngày sinh của ông.

    Tổng thống Trump sinh vào ngày 14/6/1946, đúng ngày xảy ra nguyệt thực toàn phần. Ông thuộc cung Song tử nhưng theo nhà chiêm tinh học Rebecca Gordon, Tổng thống Trump có cung mọc Sư tử tại góc 29 độ thuộc ngôi sao Regulus và sao Hỏa ở chòm Sư tử.

    Điều này có nghĩa là Tổng thống Trump bắt buộc phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc ứng xử, không thì sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ.

    Bà Rebecca nhận xét bản đồ ngày sinh của ông xuất hiện “lửa cháy và thịnh nộ” – một cụm từ mà ông dùng để đe dọa Triều Tiên – sẽ được kích hoạt bởi hiện tượng nhật thực toàn cầu và gây ra một sự thay đổi càn quét lớn.

    Tàu NASA chụp ảnh nhật thực trên sao Mộc

    Kevin Gill, kỹ sư phần mềm của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), chia sẻ ảnh chụp bóng của Mặt Trăng Io in lên bề mặt sao Mộc trên mạng xã hội Twitter. Bức ảnh chụp bởi tàu thăm dò Juno hé lộ nhật thực trên hành tinh khí nhìn từ quỹ đạo.

    Tau NASA chup anh nhat thuc tren sao Moc hinh anh 1

     Nhật thực trên sao Mộc. (Ảnh: NASA)

    Chiếc bóng của Io rõ nét hơn nhiều so với bóng Mặt Trăng đổ lên bề mặt Trái Đất trong kỳ nhật thực. Các chuyên gia giải thích nguyên nhân nằm ở khoảng cách giữa sao Mộc và Mặt Trời. “Mặt Trời nhỏ hơn hẳn khi nhìn từ sao Mộc, do đó những chiếc bóng trở nên sắc nét hơn“, nhiếp ảnh gia Doug Ellison giải thích.

    Io quá lớn và ở quá gần đến mức trông như to gấp 4 lần Mặt Trời khi quan sát từ sao Mộc, theo nhà vật lý thiên văn Katie Mack ở Địa học North Carolina. Khoảng cách giữa Mặt Trăng này và sao Mộc nhỏ tới độ vùng nửa tối (hình thành quanh mép chiếc bóng) siêu mỏng.

    Tàu Juno bắt đầu quay quanh sao Mộc từ ngày 5/7/2016. Nhiệm vụ của Juno là nghiên cứu thành phần cấu tạo của Mộc, đồng thời đánh giá từ quyển, trường hấp dẫn và từ trường ở vùng cực của hành tinh. NASA lên kế hoạch để Juno tiếp tục nghiên cứu sao Mộc từ quỹ đạo tới tháng 7/2021, sau đó con tàu sẽ được điều khiển đâm xuống khí quyển hành tinh để tự hủy.

    Năm ngoái, Gill cũng chia bức ảnh chụp những cơn bão khổng lồ càn quét Nam bán cầu của sao Mộc. Ở thời điểm chụp bức ảnh, Juno đang bay cách tầng mây trên cùng của hành tinh khoảng 71.400 km.

    VnExpress/Space

    Nhật thực là gì?

    Một nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển giữa Mặt Trời và Trái Đất, chặn ánh sáng đến từ Mặt Trời và tạo thành bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất.

    Nhật thực chỉ xảy ra trong thời gian trăng mới.

    Nếu bạn muốn quan sát một nhật thực, bạn phải ở trên đường đi của bóng Mặt Trăng. Bóng của Mặt Trăng có 3 phần riêng biệt:

    • Vùng bóng tối (Umbra): Là vùng trong cùng và là phần tối nhất của bóng Mặt Trăng. Ánh sáng Mặt Trời bị chặn lại ở những nơi có vùng bóng tối đi qua. Khi đứng ở trong vùng này, đĩa Mặt Trời sẽ không còn hiện diện nữa. Những người ở khu vực này sẽ quan sát được Nhật thực toàn phần.
    • Vùng bóng nửa tối (Penumbra): Là vùng ngoài cùng và là phần sáng nhất của bóng Mặt Trăng. Chỉ một phần của Mặt Trời bị che khuất ở những nơi có vùng bóng nửa tối đi qua. Đĩa Mặt Trời lúc này chỉ xuất hiện một phần. Những người ở khu vực này sẽ quan sát được Nhật thực một phần.
    • Vùng đối của vùng bóng tối (Antumbra): Vùng này nằm đằng sau vùng bóng tối. Nó chỉ xuất hiện trên bề mặt Trái Đất khi khoảng cách Mặt Trăng ở xa hơn. (Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình Elip. Tùy vào thời điểm trăng mới mà Mặt Trăng ở xa hay gần Trái Đất). Từ Trái Đất, Mặt Trăng xuất hiện nhỏ hơn và không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời, do đó rìa ngoài của Mặt Trời vẫn có thể nhìn thấy. Những người ở khu vực này sẽ quan sát được Nhật thực hình khuyên.

    Hình 1: Vùng bóng tối (umbra) của Mặt Trăng (Moon) ngăn không cho ánh sáng Mặt Trời (Sun) chạm đến bề mặt Trái Đất (Earth), trong khi vùng bóng nửa tối (penumbra) gây ra nhật thực một phần ở một vùng rộng lớn hơn.
    Ảnh: Timeanddate.

    Có 4 kiểu nhật thực và chúng được xác định bởi các vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất.

    • Nhật thực toàn phần: Một nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối và bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất/ Một nhật thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Những người không ở vùng bóng tối nhưng nếu đứng ở vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
    • Nhật thực một phần: Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất.
    • Nhật thực hình khuyên: Nhật thực hình khuyên xảy ra khi vùng đối của vùng bóng tối xuất hiện trên Trái Đất. đĩa Mặt Trăng sẽ che khuất vùng trung tâm của đĩa Mặt Trời, để lộ vùng rìa ngoài của Mặt Trời có dạng như một chiếc nhẫn. Một nhật thực hình khuyên chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
    • Nhật thực lai: Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra. Chúng xảy ra khi một nhật thực hình khuyên chuyển thành một nhật thực toàn phần.

    Hình 2: Tùy vào khoảng cách giữa Mặt Trăng (Moon) và Trái Đất mà trên bề mặt Trái Đất có thể có các vùng bóng tối (umbra), bóng nửa tối (penumbra), và vùng đối của vùng bóng tối (antumbra). Tùy vào vị trí người quan sát đúng ở vùng bóng tối, bóng nửa tối hoặc vùng đối của vùng bóng tối mà người quan sát có thể thấy được nhật thực toàn phần (A), nhật thực hình khuyên (B) hay nhật thực một phần (C). Ảnh: Wikipedia.

    Để hiện tượng nhật thực xảy ra, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng – sự thẳng hàng này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Điều này chỉ có thể xảy ra trong kỳ trăng mới.

    Mặc dù một trăng mới là cần thiết cho nhật thực có thể xảy ra, thì nhật thực lại không xảy ra ở mọi kỳ trăng mới. Bởi vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất nghiêng một góc khoảng 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo). Những vị trí nơi 2 mặt phẳng quỹ đạo này gặp nhau được gọi là điểm nút Mặt Trăng (lunar nodes). Nhật thực xảy ra chỉ khi một trăng mới diễn ra gần điểm nút này.

    Mặt Trời cũng phải có vị trí gần điểm nút thì cả 3 vật thể này mới có thể đứng trên một đường thẳng hoàn hảo hoặc gần hoàn hảo. Sự sắp xếp này diễn ra 2 lần mỗi năm và thường kết thúc sau khoảng 34.5 ngày. Chu kỳ này được gọi là “mùa nhật – nguyệt thực” (eclipse season). Có khoảng 2 đến 3 lần nhật – nguyệt thực xảy ra trong mỗi mùa nhật – nguyệt thực.

    Một tháng Mặt Trăng (tháng âm lịch) là chu kỳ từ lần trăng mới này đến lần trăng mới tiếp theo. Tháng Mặt Trăng dài khoảng 29 ngày và ngắn hơn so với mùa nhật – nguyệt thực. Do đó, sẽ có ít nhất 1 lần trăng mới và 1 nhật thực, ít nhất 1 lần trăng tròn và 1 nguyệt thực xảy ra trong mùa nhật – nguyệt thực. Điều này có nghĩa là nhật thực và nguyệt thực có xu hướng xảy ra theo từng cặp – một nhật thực luôn xảy ra 2 tuần trước hoặc sau 1 nguyệt thực.

    Hình 3: Minh họa 3D của một nhật thực, trong đó đường màu xanh lục là quỹ đạo của Mặt Trăng (Moon) xung quanh Trái Đất (Earth), đường màu xanh dương là quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (Sun). Nếu Mặt Trăng ở cận điểm thì sẽ xảy ra nhật thực toàn phần. Chỉ khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời  (trăng mới) thì mới có thể xảy ra nhật thực. Ảnh: Wikipedia.

    Nếu bỏ qua các lần nguyệt thực nửa tối rất khó để nhận biết, thì số lần xảy ra nhật thực sẽ nhiều hơn nguyệt thực theo tỷ lệ khoảng 3/2. Bình quân một thế kỷ có thể có 240 nhật thực và khoảng 150 nguyệt thực.

    Mặc dù rằng, đối với hầu hết mọi người, một nhật thực thì rõ ràng hiếm hoi hơn so với nguyệt thực. Có 2 lý do để giải thích nghịch lý này:

    • Chúng ta sống trên Trái Đất, là vật thể tạo ra bóng tối trong quá trình diễn ra nguyệt thực, do đó tất cả mọi người ở mặt tối của Trái Đất đều có thể quan sát được nguyệt thực. Đối với nhật thực, bạn phải đứng trên một dải hẹp là đường đi của bóng Mặt Trăng thì mới có thể nhìn thấy được hiện tượng này.
    • Nguyệt thực có xu hướng diễn ra với thời gian dài hơn so với nhật thực. Thời gian tối đa về mặt lý thuyết đối với một nhật thực toàn phần là khoảng 7 phút rưỡi, trong khi một nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến 100 phút.

    Thực tế vui: Tính bình quân, một nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được từ bất kỳ vị trí nào sau mỗi 2.5 năm, trong khi phải mất đến 375 năm để có thể nhìn thấy một nhật thực toàn phần xảy ra tại cùng một vị trí cụ thể trên Trái Đất.

    Hầu hết mỗi năm có khoảng 4 lần nhật – nguyệt thực, là con số tối thiểu của số lần nhật – nguyệt thực có thể xảy ra trong 1 năm. 2 trong số 4 lần nhật – nguyệt thực này phải là nhật thực. Trong 1 năm cũng có thể xảy ra đến 7 lần nhật – nguyệt thực, nhưng rất hiếm (5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc 2 lần nhật thực và 5 lần nguyệt thực).

    Có thể có tối thiểu 2 và tối đa 5 lần nhật thực trong 1 năm. Ngoài số này, không có hơn 2 lần nhật nguyệt thực có thể là nhật thực toàn phần. Rất hiếp khi xảy ra 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm.

    Theo tính toán của NASA, chỉ có khoảng 25 lần trong số 5000 năm qua thế giới có 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm. Lần cuối cùng đã xảy ra vào năm 1935, và lần tiếp theo sẽ là năm 2206, khi có 2 nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng Mười Hai.

    Nhật thực có xu hướng xảy ra theo chu kỳ, gọi là chu kỳ nhật – nguyệt thực. Các nhà thiên văn học và các nhà khoa học sử dụng chu kỳ nhật – nguyệt thực để dự đoán và tính toán các lần xảy ra trong tương lai của chúng. Một trong những chu kỳ nhật – nguyệt thực phổ biến nhất là chu kỳ Saros. Những người Babylonian cổ đại đã dùng nó để dự đoán nguyệt thực.

    Chu kỳ Saros là một chu kỳ xấp xỷ 6585.3 ngày hay khoảng 18 năm, 11 ngày, và 8 giờ, và xảy ra dựa trên sự kết hợp của 3 chu kỳ mặt trăng:

    • Tháng mặt trăng (synodic month): thời gian giữa 2 lần trăng mới liên tiếp.
    • Tháng cận điểm (anomalistic month): thời gian giữa hai lần Mặt Trăng ở vị trí cận điểm liên tiếp.
    • Tháng rồng (draconic month): thời gian giữa hai lần điểm nút mặt trăng liên tiếp.

    Hai nhật thực tách biệt bởi chu kỳ Saros có đặc trưng giống nhau: chúng xảy ra tại cùng một điểm nút Mặt Trăng, với Mặt Trăng ở gần như cùng một khoảng cách với Trái Đất. Nhật – nguyệt thực cũng xảy ra ở cùng thời gian trong năm gần như cùng thời gian trong ngày.

    Theo: VLTV – Nguồn: TimeAndDay

    Nhật thực và cảnh báo về sức khỏe

    Dù hầu như mỗi năm đều có một lần nhật thực toàn phần có thể quan sát thấy từ một địa điểm nào đó trên trái đất, một số vụ nhật thực có điều kiện quan sát khá thuận lợi. Các lần nhật thực có đường che khuất toàn bộ lướt qua các vùng đông dân cư thường được dân chúng chú ý quan sát.

    Có 4 kiểu nhật thực:

    Nhật thực toàn phần xảy ra khi mặt trời bị mặt trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa mặt trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của mặt trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của mặt trời (xem hình). Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt trái đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút). Ví dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút.

    Nhật thực đi qua con mãnh sư có cánh trên nóc Nhà hát Lớn, Hà Nội ngày 22/7. 

    Nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trời và mặt trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của mặt trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của mặt trời. Vì thế mặt trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh mặt trăng.

    Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên trái đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm.

    Nhật thực một phần xảy ra khi mặt trời và mặt trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và mặt trăng chỉ che khuất một phần của mặt trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên trái đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể được quan sát thấy như là nhật thực một phần, bởi vì đường trung tâm không bao giờ giao nhau với bề mặt của trái đất.

    Vì hiện tượng này xảy ra đối với mặt trời (nhật) và người xưa khi thấy hiện tượng mặt trăng che khuất mặt trời nên cho rằng mặt trăng đã “ăn” (thực) mặt trời. Do đó, hiện tượng này được gọi là “nhật thực”, từ Hán – Việt có nghĩa là “ăn mặt trời”.

    Ảnh hưởng gây hại mắt

    Nhìn trực tiếp vào quyển sáng của mặt trời (đĩa sáng của chính mặt trời), thậm chí chỉ trong vòng vài giây, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho võng mạc mắt, bởi vì số lượng lớn những tia bức xạ nhìn thấy và không nhìn thấy được ra quyển sáng này phát ra. Tổn thương có thể dẫn tới giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí gây mù lòa. Võng mạc không nhạy cảm với cảm giác đau, và những hậu quả khi võng mạc bị tổn thương có thể chưa xuất hiện trong nhiều giờ đồng hồ, vì thế chúng ta không nhận biết được sự thương tổn đang diễn ra.

    Ở điều kiện thông thường, mặt trời quá sáng tới mức rất khó nhìn trực tiếp vào đó, vì thế, thông thường con người không có xu hướng nhìn vào mặt trời ở mức có thể gây hại cho mắt. Tuy nhiên, trong khi xảy ra nhật thực, khi đa phần mặt trời bị che khuất, mọi người cảm thấy dễ dàng hơn và cũng thường cố sức quan sát hiện tượng. Không may thay, nhìn vào mặt trời khi nhật thực đang diễn ra cũng nguy hiểm như khi nhìn trực tiếp vào nó, ngoại trừ chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn khi mặt trời bị che khuất “toàn bộ”, (toàn bộ chỉ xuất hiện khi đĩa mặt trời bị che khuất hoàn toàn – nó không xảy ra trong nhật thực hình khuyên). Quan sát đĩa mặt trời thông qua bất kỳ một hình thức trợ giúp quang học nào (ống nhòm, kính thiên văn, hay thậm chí là một kính ngắm quang học máy ảnh) thậm chí còn nguy hiểm hơn, dù chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đã dễ dàng gây thương tổn.

    Nhìn lướt qua toàn bộ hay một phần đĩa mặt trời không gây tổn hại vĩnh viễn, bởi vì đồng tử sẽ khép lại làm giảm bớt ánh sáng của toàn cảnh. Nếu nhật thực gần đạt tới toàn phần, số lượng ánh sáng giảm bớt khiến đồng tử giãn ra, vì thế võng mạc phải nhận nhiều ánh sáng hơn khi nhìn vào toàn bộ mặt trời. Bởi vì mắt có hốc mắt nhỏ, khi quan sát kỹ lưỡng, mắt có khuynh hướng dõi theo hình ảnh cho tới khi nó được võng mạc thu nhận tốt nhất, gây nên thương tổn.

    Theo dõi mặt trời trong khi nhật thực một phần hay hình khuyên (và khi nhật thực toàn phần xảy ra mà chúng ta đang đứng ở ngoài bóng đen) yêu cầu chúng ta phải có thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt, hoặc các cách theo dõi gián tiếp. Kính râm là không đủ an toàn, vì chúng không ngăn chặn được các bức xạ của tia hồng ngoại nguy hiểm và không nhìn thấy, đủ để gây ra hỏng mắt. Bạn chỉ được dùng những bộ lọc ánh sáng mặt trời được thiết kế và được chứng nhận để xem trực tiếp đĩa mặt trời.

    Cách an toàn nhất để xem đĩa mặt trời là cách quan sát gián tiếp. Điều này có thể thực hiện được bằng cách đưa hình ảnh của đĩa mặt trời lên trên một tờ giấy trắng hoặc tấm bìa trắng bằng cách dùng một cặp kính hiển vi (che thấu kính của một chiếc), một kính viễn vọng, hoặc một tấm bìa cứng khác có khoan một lỗ nhỏ (đường kính khoảng 1mm), thường được gọi là lỗ châm kim. Hình ảnh nhận được này của mặt trời có thể xem được một cách an toàn. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để quan sát các vết mặt trời, cũng như là các nhật thực. Tuy vậy, cần phải cẩn thận phòng ngừa không cho ai được nhìn trực tiếp qua thấu kính (kính thiên văn, lỗ kim,…)

    Quan sát đĩa mặt trời trên một màn hình video (của một máy quay phim hoặc một máy quay phim kỹ thuật số) là an toàn, mặc dù chính thiết bị lại có thể bị hư hại do ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Nhìn qua ô nhìn thấu kính của các máy trên lại không an toàn.

    Quan sát nhật thực bằng mắt thường có thể gây tổn thương cho mắt. 

    Quan sát trong thời gian nhật thực toàn phần

    Trái ngược với những nhận định thông thường, quan sát giai đoạn toàn phần của một nhật thực toàn phần bằng mắt thường, kính hiển vi hay kính thiên văn là an toàn cho mắt, khi hình mặt trời hoàn toàn bị mặt trăng che lấp; thực tế đây là một hình ảnh rất tuyệt mỹ và đặc sắc, đồng thời nếu xem nó qua bộ lọc thì rất tối. Trong khi xảy ra nhật thực, bằng mắt thường ta có thể quan sát thấy một số hiện tượng đặc biệt. Thông thường, các đốm ánh sáng đi xuyên qua các khe nhỏ giữa tán lá, có hình tròn. Đó là những hình ảnh của mặt trời. Trong nhật thực một phần, các đốm sáng có hình một phần của mặt trời (ảnh).

    Có thể quan sát thấy một vụ nhật thực đạt tới mức toàn bộ (hay nếu là nhật thực một phần, gần toàn bộ) trước bình minh hay sau hoàng hôn từ một vị trí đặc biệt. Khi hiện tượng này xảy ra một thời gian ngắn ngay trước bình minh hay hoàng hôn, bầu trời sẽ trở nên tối hơn bình thường. Lúc ấy, một vật thể, đặc biệt một hành tinh (thường là sao thủy) có thể được quan sát thấy gần điểm mọc hay lặn của mặt trời trên đường chân trời nơi không thể nhìn thấy được nếu không xảy ra nhật thực.

    Nhật Thanh (Theo Wiki)

    Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn (chỉ ở cơ sở Kyoto)

    Đặc điểm của Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn tại ISI

    1. Lớp học trải nghiệm văn hóa độc đáo ở Kyoto

    Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn là khóa học thực hành ngắn nhưng chuyên sâu, sử dụng các chủ đề quen thuộc để không chỉ dạy hội thoại mà còn cả ngữ pháp và viết. Bạn sẽ học về văn hóa Nhật Bản và trực tiếp trải nghiệm văn hóa như một phần của khóa học, sau đó học cách để miêu tả những gì bạn đã trải nghiệm bằng tiếng Nhật. Đây là một khóa học rất phổ biến, nơi bạn chẳng những được học tiếng Nhật mà còn có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm văn hóa Nhật Bản.

    2. Tối đa 15 sinh viên một lớp

    Chỉ có tối đa 15 sinh viên trong một lớp. Không khí trong lớp giữa sinh viên và giáo viên rất thân thiện, thoải mái; bên cạnh đó mô hình lớp với quy mô nhỏ cho phép giáo viên có thể quan tâm tận tình hơn đến các nhu cầu cá nhân của mỗi sinh viên

    3. Chương trình giảng dạy khiến bạn cảm thấy bản thân tiến bộ mỗi ngày

    Chúng tôi sử dụng giáo trình với phương pháp “CANDO” và đặt mục tiêu “sinh viên áp dụng được những gì đã học trên lớp” một cách rõ ràng cho từng lớp học. Bạn sẽ cảm thấy các kĩ năng tiếng Nhật của bản thân được cải thiện rõ rệt cho dù thời lượng học ngắn.

    Thời lượng học và Cấp độ lớp

    Có 3 cấp độ lớp mỗi học kì: Sơ cấp I, Sơ cấp II và Trung cấp I. Tiêu chuẩn của khóa học cho mỗi cấp độ như sau.

    Lịch học ・ Số lượng sinh viên mỗi lớp

    ISI sử dụng hệ thống thi xếp lớp trực tuyến có thể truy cập thông qua máy tính hoặc điện thoại di động. Sinh viên có thể kiểm tra lớp học của mình ngay sau khi đến Nhật và bắt đầu cuộc sống sinh viên một cách suôn sẻ. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát về lịch sử học tập tiếng Nhật và lộ trình tương lai của bạn, từ đó bạn sẽ được xếp vào lớp phù hợp nhất với trình độ tiếng Nhật và mục tiêu học tập của bản thân. Trong trường hợp cảm thấy lớp không phù hợp với trình độ tiếng Nhật của mình, vui lòng tham khảo ý kiến của giáo viên trong thời hạn chuyển lớp được quy định.

    Đánh giá thành tích học tập

    Các sinh viên theo học cả học kì sẽ nhận được điểm thành tích vào cuối học kì. Các sinh viên chỉ theo học một phần của học kì sẽ không nhận được điểm thành tích. Nếu bạn không có kế hoạch tiếp tục theo học kì kế tiếp, vui lòng tham khảo với giáo viên chủ nhiệm về cách bạn muốn nhận được phản hồi vì thông thường phản hồi về điểm thành tích sẽ được cung cấp trong kì sau.

    1. Thành tích học tập được đánh giá dựa trên đánh giá của phương pháp CANDO, bài kiểm tra nhỏ và kết quả bài thi cuối kì vào cuối mỗi học kì.
    2. Vào cuối mỗi học kì, bạn sẽ nhận được điểm thành tích phân chia dựa trên 5 cấp độ: A+(90~100%), A(80~89%), B(70~79%), C(60~69%), D(dưới 59%).

    Trao Chứng nhận học tập

    Nếu điểm chuyên cần của bạn trong suốt thời gian theo học là 80% hoặc cao hơn, bạn sẽ được trao Chứng nhận học tập

    Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn (chỉ ở cơ sở Kyoto)

    Đặc điểm của Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn tại ISI

    1. Lớp học trải nghiệm văn hóa độc đáo ở Kyoto

    Khóa học tiếng Nhật Thực hành Ngắn hạn là khóa học thực hành ngắn nhưng chuyên sâu, sử dụng các chủ đề quen thuộc để không chỉ dạy hội thoại mà còn cả ngữ pháp và viết. Bạn sẽ học về văn hóa Nhật Bản và trực tiếp trải nghiệm văn hóa như một phần của khóa học, sau đó học cách để miêu tả những gì bạn đã trải nghiệm bằng tiếng Nhật. Đây là một khóa học rất phổ biến, nơi bạn chẳng những được học tiếng Nhật mà còn có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm văn hóa Nhật Bản.

    2. Tối đa 15 sinh viên một lớp

    Chỉ có tối đa 15 sinh viên trong một lớp. Không khí trong lớp giữa sinh viên và giáo viên rất thân thiện, thoải mái; bên cạnh đó mô hình lớp với quy mô nhỏ cho phép giáo viên có thể quan tâm tận tình hơn đến các nhu cầu cá nhân của mỗi sinh viên

    3. Chương trình giảng dạy khiến bạn cảm thấy bản thân tiến bộ mỗi ngày

    Chúng tôi sử dụng giáo trình với phương pháp “CANDO” và đặt mục tiêu “sinh viên áp dụng được những gì đã học trên lớp” một cách rõ ràng cho từng lớp học. Bạn sẽ cảm thấy các kĩ năng tiếng Nhật của bản thân được cải thiện rõ rệt cho dù thời lượng học ngắn.

    Thời lượng học và Cấp độ lớp

    Có 3 cấp độ lớp mỗi học kì: Sơ cấp I, Sơ cấp II và Trung cấp I. Tiêu chuẩn của khóa học cho mỗi cấp độ như sau.

    Lịch học ・ Số lượng sinh viên mỗi lớp

    ISI sử dụng hệ thống thi xếp lớp trực tuyến có thể truy cập thông qua máy tính hoặc điện thoại di động. Sinh viên có thể kiểm tra lớp học của mình ngay sau khi đến Nhật và bắt đầu cuộc sống sinh viên một cách suôn sẻ. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát về lịch sử học tập tiếng Nhật và lộ trình tương lai của bạn, từ đó bạn sẽ được xếp vào lớp phù hợp nhất với trình độ tiếng Nhật và mục tiêu học tập của bản thân. Trong trường hợp cảm thấy lớp không phù hợp với trình độ tiếng Nhật của mình, vui lòng tham khảo ý kiến của giáo viên trong thời hạn chuyển lớp được quy định.

    Đánh giá thành tích học tập

    Các sinh viên theo học cả học kì sẽ nhận được điểm thành tích vào cuối học kì. Các sinh viên chỉ theo học một phần của học kì sẽ không nhận được điểm thành tích. Nếu bạn không có kế hoạch tiếp tục theo học kì kế tiếp, vui lòng tham khảo với giáo viên chủ nhiệm về cách bạn muốn nhận được phản hồi vì thông thường phản hồi về điểm thành tích sẽ được cung cấp trong kì sau.

    1. Thành tích học tập được đánh giá dựa trên đánh giá của phương pháp CANDO, bài kiểm tra nhỏ và kết quả bài thi cuối kì vào cuối mỗi học kì.
    2. Vào cuối mỗi học kì, bạn sẽ nhận được điểm thành tích phân chia dựa trên 5 cấp độ: A+(90~100%), A(80~89%), B(70~79%), C(60~69%), D(dưới 59%).

    Trao Chứng nhận học tập

    Nếu điểm chuyên cần của bạn trong suốt thời gian theo học là 80% hoặc cao hơn, bạn sẽ được trao Chứng nhận học tập

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...