Dinh dưỡng cây trồng – P3: Đặc điểm chung của nhóm dinh dưỡng vi lượng
Trong cây các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng thường chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ 10-4 – 10-5 trọng lượng khô của cây. Nhưng mỗi nguyên tố đều có vai trò xác định và không thể thay thế với cây là B, Mn, Zn, Cu, Fe, Mo.
1. Tác dụng chủ yếu của nhóm dinh dưỡng vi lượng:
– Có các dụng kích thích và hình thành các hệ thống men trong cây. Có vai trò rất lớn đối với sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng nông sản.
+ Phẩm chất nông sản do nhiều hợp chất hữu cơ chi phối. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ đó là kết quả của những quá trình sinh hóa do nhiều loại men điều khiển. Phân bón (kali và vi lượng) tác động mạnh đến tính chất và hàm lượng của các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất.
– Khi thiếu dinh dưỡng vi lượng: Cây dễ mắc bệnh, và phát triển không bình thường, vì vậy nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến khả năng chống chịu (sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh) của cây.
2. Đặc điển của nhóm dinh dưỡng vi lượng
Phân vi lượng là các loại phân có chứa các chất dinh dưỡng vi lượng hòa tan trong nước hoặc phức chất và quặng vô cơ ít tan hơn, hiện nay đã sản xuấ được dạng phân phân vi lượng dạng chelate. Thường sử dụng phân vi lượng dưới dạng các muối hòa tan như: Borac – Na2B4O7.10H2O, Sunphat đồng – CuSO4, Sunphat Kẽm – ZnSO4, Molipden amon – (NH4)2MoO4. Hoặc dạng chelate tan: Cu – EDTA, Fe – EDTA, Zn – EDTA, Mn – EDTA.
– Nếu cây bị thiếu vi lượng: cây sẽ phát triển không bình thường, dễ nhiễm sâu bệnh hại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nông sản.
– Nếu hàm lượng dinh dưỡng vi lượng dư thừa quá lớn, thì sẽ gây độc hại cho cây và người sử dụng.
– Nguồn dinh dưỡng vi lượng thường có sẳn trong đất, các loại phân đa lương, trong tàn dư cây, phụ phẩm nông nghiệp, xác động vật, phân trộn ủ,…ngoài ra cũng sản xuất phân vi lượng để bán cho cây.
– Phân vi lượng có thể sử dụng để bón vào đất, trộn với các loại phân khác để bón, phun lên lá, dùng ngâm hạt giống, có thể sử dụng để nhũng rễ, nhúng hom trước khi trồng.
+ Ngâm tẩm hạt giống:
Là phương pháp rất có hiệu quả đối với các loại hạt có tỷ lệ nguyên tố vi lượng thấp. Cách dùng: Dùng các muối vi lượng hoặc dạng vi lượng chelate hòa tan thành dung dịch đủ để ngâm hoặc tẩm hạt giống trước khi gieo (đối với phương pháp này tiết kiệm phân bón, do lượng phân dùng để xử lý hạt rất ít.
+ Bón vào đất:
Là phương pháp sử dụng phân vi lượng tốn nhiều hơn vì phải dùng với lượng lớn. Ưu điểm: Đơn giản trong sử dụng, ít tốn công lao động hơn so với phương pháp bón phân qua lá.
+ Phun qua lá:
Phương pháp sử dụng phân vi lượng cho hiệu quả nhanh, tiết kiệm phân bón. Thường dùng đề khắc phục các triệu chứng thiếu vi lượng, đã biểu hiện thành bệnh. (phun qua lá làm giảm hiện tượng vi lượng bị đất cố định).
Lưu ý:
Khi sử dụng phương pháp cần chú ý chọn nồng độ dung dịch và thời điểm phun phân thích hợp để dung dịch bám lâu và được nhiều trên lá, tạo điều kiện cho cây hấp thu đạt hiệu quả cao, không làm hại lá cây do nồng độ cao.
3. Đặc điểm sử dụng của phân vi lượng:
+ Phân vi lượng là nguồn bón bổ sung và không thể thay thế cho phân đa lượng. Nếu dinh dưỡng đa lượng bị thiếu hoặc mất cân đối, phân vi lượng sẽ không có tác dụng. Vì vậy phân vi lượng thường biểu hiện hiệu quả rõ trong điều kiện thâm canh.
+ Khi bón nhiều phân hữu cơ, có thể làm giảm nhu cầu bón phân vi lượng cho cây trồng (Vì trong phân chuồng và các loại phân hữu cơ, thường có chứa các loại vi lượng).
+ Khi bón nhiều vôi (để trung hòa độ chua cho đất) có thể xảy ra hiện tượng thiếu các nguyên tố vi lượng do chúng bị chuyển hóa thành dạng khó tiêu đối với cây trồng. Nhưng riêng Molipden chuyển thành dạng dễ tiêu nhiều hơn, vì vậy ít cần bón Molipden.
+ Cây có thể bị thiếu dinh dưỡng vi lượng do đối kháng về mặt dinh dưỡng như bón nhiều Kali cây hút B ít, dẫn đến thiếu dinh dưỡng vi lượng B làm cây mắc bệnh (thối nõn do thiếu B).
4. Vai trò của các chất dinh dưỡng vi lượng
4.1.Vai trò của Kẽm (Zn)
Hàm lượng tổng số trong cây: 25 – 150 ppm, nếu ít hơn 20 ppm biểu hiện thiếu, hơn 400 ppm biểu hiện độc Zn.
Dạng hút: Zn++, dạng phức hữu cơ, phân tử và hút được qua lá.
Zn cần cho nhiều chức năng hóa sinh cơ bản trong cây như: tổng hợp xytôchrom và nuclêôtit, trao đổi auxin, tạo diệp lục, hoạt hóa men và duy trì độ bền vững của màng tế bào.
Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indole axetic.
Thành phần thiết yếu của một giống men metallo-enzym-cacbonic anhydraza, alcohol dehydrogenaza, v.v…
Đóng một vai trò trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Giúp cho việc sử dụng lân và đạm trong cây.
Zn tích lũy trong rễ song lại có thể di chuyển từ rễ đến các bộ phận đang phát triển khác trong cây. Trong tán lá cây Zn lại di chuyển rất ít, đặc biệt là khi cây thiếu đạm. Triệu chứng thiếu Zn thường thấy trên lá non và lá bánh tẻ.
Rất nhiều cây trồng có phản ứng tích cực với Zn, nhất là trên đất đã liên tục được bón nhiều lân.
4.2.Vai trò của Đồng (Cu)
Hàm lượng tổng số trong cây: 5 – 20 ppm, dưới 4 ppm trong chất khô biểu hiện thiếu Cu.
Dạng hút: Cu++, dạng phức hữu cơ và hút cả qua lá.
Cu cần cho việc tổng hợp licnin (lignin) (và do vậy đóng góp vào việc bảo vệ màng tế bào), có tác dụng chống đổ. Cu xúc tiến việc oxy hóa axit ascorbic (Vitamin C), hoạt hóa các men oxidaza, phenolaza và plastoxyanin. Cu là tác nhân điều chỉnh trong các phản ứng men (tăng cường, ổn định và hạn chế) và là chất xúc tác các phản ứng oxy hóa – khử. Thành phần của men cytochrom oxydaza và thành phần của nhiều enzym – phenolaza, lactaza, v.v…
Xúc tiến hình thành vitamin A trong cây.
Đồng đóng vai trò then chốt trong các quá trình: trao đổi đạm, prôtêin và hocmon; quang hợp và hô hấp; hình thành hạt phấn và thụ tinh.
Đồng thường được cung cấp dưới dạng thuốc trừ nấm. Nếu đã dùng thuốc bảo vệ thực vật có Cu thường không phải lo cây thiếu Cu.
Trồng cây trên đất than bùn, đất lầy thụt cây thường phản ứng tốt với việc bón Cu.
4.3.Vai trò của Sắt (Fe)
Hàm lượng tổng số trong cây: 50 – 250 ppm, trong lá hàm lượng dưới 50 ppm thì biểu hiện thiếu Fe.
Dạng hút: Fe++, Fe+++ và cả dạng hợp chất sắt hữu cơ, chelat Fe.
Fe cần cho việc vận chuyển êlectron trong quá trình quang hợp và các phản ứng oxyhóa – khử trong tế bào. Fe nằm trong thành phần của Fe – porphyrin và ferrodoxin, rất cần cho pha sáng của quá trình quang hợp… Fe hoạt hóa nhiều enzim như catalaza, sucxinic dehydrogenaza và aconitaza.
Thiếu Fe việc hút K bị hạn chế. Ở các chân đất kiềm, đất hình thành trên đá vôi, đất đồi quá trình oxy hóa mạnh cây thường hay thiếu Fe.
4.4.Vai trò của Mangan (Mn)
Hàm lượng tổng số trong cây: Biến thiên rất lớn từ 20 – 500 ppm, trong lá hàm lượng dưói 25 ppm thì biểu hiện thiếu Mn.
Dạng hút: Mn++, dạng phức hữu cơ và cả hút được qua lá.
Mangan tham gia các phản ứng oxyhóa – khử trong hệ thống vận chuyển êlectron và thải O2 trong quá trình quang hợp. Mn cũng hoạt hóa nhiều enzim như ôxidaza, perôxidaza, dehydrôgenaza, decarbôxilaza và kinaza.
Mangan cần thiết cho các quá trình sau đây: hình thành và ổn định lục lạp; tổng hợp prôtêin; khử nitrat (NO3-) thành amôn (NH4+) trong tế bào; tham gia chu trình axit tricacbôxylic (TCA). Mn++ xúc tác việc hình thành axit phôtphatidic trong việc tổng hợp phôtpholipid để xây dựng màng tế bào. Mn làm dịu độc Fe đối với cây.
Nhu cầu Mangan của cây thường xuất hiện ở đất có pH > 5,8. Ở đất chua hơn thường đất đã thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu Mn của cây (Katalymov M.V. 1965).
4.5.Vai trò của Bo (B)
Hàm lượng trong cây: đơn tử diệp: 6 – 18 ppm, song tử diệp thường cao hơn: 20 – 60 ppm. Ở trong lá thường chứa 20 ppm và thấp hơn trong trường hợp xuất hiện hiện tượng thiếu B.
Dạng hút: cây hút B theo phương thức nào nay chưa rõ. Có thể theo dòng nước từ rễ đi vào.
Ở trong đất tồn tại dạng khó tan axit boric (H3BO3, pH = 9,2), có một lượng rất ít ở dạng B4O7–, H2BO3-, BO3—.
B có vai trò hàng đầu trong việc xây dựng cấu trúc và tạo độ bền chắc cho màng nguyên sinh chất. B cần cho việc trao đối hydrat cacbon, vận chuyển đường, tổng hợp nuclêôtit và licnin (lignin) hóa thành tế bào. Thiếu B đỉnh sinh trưởng chết, nên giai đoạn phân hóa bông lúa mà thiếu B thì lúa không có bông. Thiếu B làm giảm sức sống của hạt phấn.
B không có mặt trong các men và không ảnh hưởng đến hoạt động men.
Việc định lượng B bón cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh học của cây và tính chất đất. Ngưỡng thiếu và ngưỡng độc B của các loại cây mẫn cảm với B như: dưa chuột, đậu đũa, chanh, nho rất gần nhau, nên không cẩn thận bón thừa B sẽ có tác dụng tiêu cực.
4.6.Vai trò của Môlypden (Mo)
Hàm lượng tổng số trong cây: khoảng 1% trong chất khô, nhỏ hơn 0,2% biểu hiện thiếu Mo.
Dạng hút: MoO4–:. Trong cây Mo tập trung trong men khử nitrat (NO3-), nên cây thiếu Mo thì quá trình khử nitrat thành amôn (NH4+) trong cây không được thực hiện, nên cây đồng hóa NO3- mà vẫn thiếu protid và tích lũy NO3-.
Môlypden do vậy rất cần cho các vi sinh vật cố định N tự do cũng như vi sinh vật cố định N cộng sinh.
Cũng chính vì vậy cây bộ đậu cần được cung cấp đủ Mo. Thiếu Mo cũng có triệu chứng như thiếu N.
Việc thiếu môlypden thường xảy ra trên đất chua. Khi tăng mỗi đơn vị pH thì lượng ion molypdat (MoO4–) có thể tăng 10 lần nếu đất có Mo.
Bón vôi làm tăng Mo dễ tiêu vì tăng pH. Các loại phân gây chua lại làm giảm Mo dễ tiêu. Do vậy bón nhiều và bón liên tục các loại phân gây chua sẽ mở rộng việc thiếu Mo.
Cây chỉ cần rất ít Mo (vài mg/ha) và thường dự trữ Mo trong hạt đã đủ phòng chống việc thiếu Mo cho cây trồng sau này. Weir và Hudson (1966) đã nhận xét: hầu như không thấy ngô, trồng ngay cả trên đất nghèo Mo, có triệu chứng thiếu Mo khi hàm lượng Mo trong hạt ngô cao hơn 0,08 mg/kg hạt, nhưng lại có triệu chứng thiếu Mo nếu hàm lượng Mo trong hạt xuống dưới 0,02 mg/kg hạt.
Nguồn: Admin tổng hợp
I-ốt: nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ
Trong cơ thể chỉ có khoảng 15 – 23mg iốt, lượng này ít hơn 100 lần so với trọng lượng của sắt trong cơ thể. Đây là một nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
22/11/2017 | 10 thực phẩm quan trọng giàu chất dinh dưỡng tốt cho hệ miễn dịch
1. Khi trẻ thiếu iốt
Tương tự với kẽm, thiếu iốt thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng khó lường:
Thiếu iốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol… Ở trẻ em, nếu được cung cấp bổ sung iốt kịp thời sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm hoạt giáp.
Trẻ thời kỳ thiếu niên bị thiếu iốt, sự phát triển thể chất cũng như trí não không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn…
Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.
Phụ nữ mang thai thiếu iốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Người ta đã chứng minh, thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật.
2. Phòng ngừa thiếu iốt cho trẻ
Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé.
Với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh…
Trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Vì vậy, các bà mẹ chú ý thêm vào thực đơn cho bé từ nguồn thức ăn giàu iốt này.
Nhu cầu iốt của trẻ/ngày là: Trẻ còn bú từ 0 – 6 tháng cần 40mcg; trẻ còn bú từ 6 – 12 tháng cần 50mcg; trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4 – 9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10 – 12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày; phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.
Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn nhu cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên… sẽ gây nên hội chứng cường giáp (bệnh Basedow), ngoài ra còn có thể bị u độc tuyến giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).
Lượng iốt có trong 100g thực phẩm: muối iốt: 555mcg, rau dền: 50mcg, nước mắm: 950mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg…
Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể trẻ và phòng được các rối loạn do thiếu i-ốt.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Bổ sung khoáng đa lượng và vi lượng vào thức ăn để tăng năng suất thủy sản
Các khoáng chất vi lượng
Các nguyên tố vi lượng hoặc khoáng chất vi lượng, như crôm, coban, đồng, iốt, sắt, mangan, molypden, selen và kẽm tham gia vào các quá trình sinh hóa của cơ thể như quá trình trao đổi chất ở tế bào, hình thành cấu trúc xương, duy trì hệ thống colloidal (sản phẩm dạng gelatin của tuyến giáp).
Các yếu tố vi lượng duy trì trạng thái cân bằng acid-base, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress, khả năng đề kháng bệnh và các chức năng sinh lý khác. Chúng là những thành phần quan trọng của kích thích tố (hormone) và các enzym, giữ vai trò như là chất hoạt hóa của một loạt các enzym.
Khẩu phần ăn chứa các chất có hoạt tính sinh học kích thích hệ miễn dịch được xem là có tiềm năng trong việc hạn chế các bệnh truyền nhiễm. Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của tôm/cá trong nuôi trồng thủy sản, theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản.
Mỗi loại khoáng vi lượng có vai trò cụ thể của nó trong hệ miễn dịch của động vật nuôi, tuy nhiên, các ion kim loại như Zn, Mn, Cu, Se có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch hoặc hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch sử dụng rất nhiều phương thức khác nhau để chống lại các yếu tố ngoại lai xâm nhập hoặc các kháng nguyên. Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, hoặc có chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch.
Các khoáng chất đa lượng
Các yếu tố đa lượng cần thiết cho tôm cá gồm Canxi (Ca), Photpho (P) và Magie (Mg). Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Ca còn tham gia vào quá trình động máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu.
P còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản. Mg là giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hóa và một số hệ thống enzyme.
Cá biển có thể hấp thu một lượng khoáng rất lớn từ nước biển như Ca, Na, Cl, và Mg nhưng cá nước ngọt hoặc cá nuôi trong nước có độ mặn thấp hầu như không lấy được Ca, Mg từ môi trường nên thức ăn của những loại các này cần lưu ý vì hàm lượng Ca, Mg trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong xương, vảy, vỏ giảm. Ngoài ra ở cá chép còn có dấu hiệu tăng hàm lượng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu, theo thông tin từ Phòng Kỹ Thuật – Cty TNHH Nhân Lộc.
Các khoáng đa lượng như Na, Cl và K thì cần thiết cho các hoạt động sinh lý của cơ thể động vật thủy sản. Tuy nhiên trong nước ngọt và đặc biệt là nước biển đều có nhiều các nguồn khoáng này. Chức năng chủ yếu là duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, cần bằng acid – bazơ, dẫn truyền thần kinh, duy trì cấu trúc màng tế bào.
(Theo VietQ)
Vai trò của các nguyên tố khoáng, trắc nghiệm sinh học lớp 11
1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Chỉ có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni và 3 nguyên tố Na, Si, Co cần cho một số loài cây.
1.1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
+ Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
1.2. Phân loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu được chia thành 2 nhóm:
+ Nguyên tố đại lượng (hàm lượng >100 mg/1kg chất khô): C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng (hàm lượng ≤100 mg/1kg chất khô): Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
1.3. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Các nguyên tố đại lượng |
Dạng mà cây hấp thụ |
Vai trò trong cơ thể thực vật |
Nito |
NH+4 và NO3– |
Thành phần của prôtêin, axit nuclêic. |
Phôtpho |
H2PO–4, PO43- |
Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim |
Kali |
K+ |
Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng |
Canxi |
Ca2+ |
Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim |
Magiê |
Mg2+ |
Thành phanà của dịêp lục, hoạt hóa enzim |
Lưu huỳnh |
SO2-4 |
Thành phần của prôtêin |
Các nguyên tố vi lượng |
Dạng mà cây hấp thụ |
Vai trò trong cơ thể thực vật |
Sắt |
Fe2+, Fe3+ |
Thành phần của xitôcroom, tổng hợp dịêp lục, hoạt hóa enzim |
Mangan |
Mn2+ |
Hoạt hóa nhiều enzim |
Bo |
B4O72- và BO33- |
Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh |
Clo |
Cl– |
Quang phân li nước, cân bằng ion |
Kẽm |
Zn2+ |
Hoạt hóa nhiều enzim |
Đồng |
Cu2+ |
Hoạt hóa nhiều enzim |
Môlipđen |
MoO42- |
Cần cho sự trao đổi nitơ |
Niken |
Ni2+ |
Thành phần của enzim urêaza |
Vai trò chung: Tham gia cấu tạo chất sống và điều tiết quá trình trao đổi chất.
Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.
1.4. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
1.4.1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây
– Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: không tan và hòa tan.
– Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.
1.4.2. Phân bón cho cây trồng
– Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.
Đồ thị mối tương quan giữa liều lượng phân bón với sinh trưởng của cây
– Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:
+ Gây độc cho cây.
+ Ô nhiễm nông sản.
+ Ô nhiễm môi trường đất, nước…
nguyên tố vi lượng quan trọng giúp cải thiện sinh lý nam
Nhắc đến nguyên tố vi lượng cần thiết cho sinh lý của nam giới thì không thể bỏ qua kẽm là một nguyên tố vi lượng có mặt trong hơn 300 loại enzym khác nhau. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vai trò này.
Kẽm là gì?
Kẽm là một vi lượng đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nguyên tố vi lượng cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể khiến cơ thể dễ mắc bệnh tật hơn.
Kẽm chịu trách nhiệm cho một số chức năng trong cơ thể con người, giúp kích thích hoạt động của ít nhất 100 enzyme khác nhau. Chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ kẽm cần thiết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quý ông.
Kẽm-nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể nam giới
Lợi ích của việc bổ sung kẽm trên sinh lý của nam giới
Kẽm điều hòa chức năng miễn dịch
Kẽm rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp tổng hợp ADN chính xác, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và phục hồi tổn thương.
Theo Tạp chí Miễn dịch học Châu Âu, cơ thể con người cần kẽm để kích hoạt tế bào lympho T (tế bào T). Tế bào lympho T giúp cơ thể tăng hệ thống miễn dịch theo 2 cách sau:
Thứ nhất, kiểm soát và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch.
Thứ hai, tấn công các tế bào bị nhiễm bệnh và ung thư.
Thiếu kẽm có thể làm suy giảm nghiêm trọng chức năng hệ thống miễn dịch. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, “những người thiếu kẽm gặp phải tình trạng tăng nhạy cảm với nhiều loại mầm bệnh.”
Kẽm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm
Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Oregon đã phát hiện ra rằng cung cấp nguyên tố vi lượng kẽm thông qua chế độ ăn uống và theo đường bổ sung có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Trong nhiều thập kỷ, khoa học đã chứng minh rằng kẽm có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Sự thiếu hụt kẽm có liên quan đến sự gia tăng tình trạng viêm trong các bệnh mạn tính và kích hoạt các quá trình viêm mới. Các bệnh viêm nhiễm vùng kín của nam giới như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn… là những bệnh viêm nhiễm gây giảm chất lượng tinh trùng. Chính vì vậy nam giới có thể bổ sung kẽm để giảm nguy cơ mắc bệnh này.
Kẽm giúp cải thiện sự phát triển của tinh trùng, cải thiện khả năng sinh sản của phái mạnh
Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho thấy rằng nồng độ kẽm trong tinh hoàn tăng lên trong quá trình sinh tinh. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thiếu hụt kẽm làm giảm khả năng vận động của tinh trùng. Nghiên cứu kết luận rằng kẽm là một khoáng chất quan trọng trong sự phát triển của tinh trùng và giúp điều chỉnh của sự vận động của tinh trùng.
Một số nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh rằng kẽm có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu năm 2002, đã phát hiện rằng kẽm và acid folic là hai chất bổ sung cải thiện đáng kể số lượng tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng khỏe mạnh ở nam giới bị suy giảm khả năng sinh sản
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu kết luận rằng thiếu kẽm là yếu tố nguy cơ gây giảm chất lượng tinh trùng và bị vô sinh nam.
Kẽm tác động lên quá trình sản xuất testosteron
Một nghiên cứu năm 1996 cho thấy mối quan hệ rất rõ ràng giữa nồng độ kẽm và testosterone. Những người đàn ông trẻ tuổi được cho ăn một chế độ ăn kiêng bao gồm rất ít kẽm. Nồng độ testosterone được đo và có sự giảm đáng kể (gần 75%) sau 20 tuần ăn kiêng ít kẽm.
Nghiên cứu cũng kiểm tra bổ sung kẽm ở người cao tuổi. Các nhà nghiên cứu cho thấy với lượng kẽm tăng lên, nồng độ testosterone ở người cao tuổi tăng gần gấp đôi. Đây là bằng chứng khá mạnh mẽ cho thấy kẽm có tác động đến việc sản xuất testosterone.
Trong năm 2009, nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa kẽm và chức năng tình dục đã được thực hiện trên động vật. Những con chuột được sử dụng 5 mg mỗi ngày bổ sung kẽm đã chứng minh là có chức năng tình dục tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận rằng ở nam giới, kẽm có tác động tích cực đến kích thích và duy trì sự cương cứng. Năm 2013, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu kẽm có thể làm giảm ham muốn, gây rối loạn cương dương mà còn ảnh hưởng đến mức độ testosteron trong cơ thể nam giới.
Kẽm giúp bảo vệ tuyến giáp
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, thiếu kẽm có thể dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp, có nguy cơ bị suy giáp. Mặt khác, tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng sinh lý nam. Chính vì vậy bổ sung kẽm giúp bảo vệ tuyến giáp, ổn định sinh lý nam.
Kẽm sử dụng ở dạng nào là tốt nhất?
Cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần bổ sung từ bên ngoài, trong tự nhiên có rất nhiều cách để bổ sung kẽm. Vậy nên bổ sung kẽm ở dạng nào là tốt nhất?
Kẽm sử dụng ở dạng độc lập
Kẽm ở dạng độc lập khó tan trong nước. Vì vậy sử dụng kẽm ở dạng này vào cơ thể rất khó hấp thu nên ít được lựa chọn để bổ sung.
Kẽm ở dạng muối phức “chelated”
Do kẽm ở dạng độc lập cơ thể rất khó hấp thu, để giúp tăng khả năng hấp thu kẽm các nhà khoa học để kẽm được gắn vào một chất khác. Thông thường kẽm được “chelated” với axit hữu cơ và axit amin để tạo thành muối phức tăng khả dụng sinh học của kẽm.
Kẽm dạng vô cơ
Kẽm sulfat
Kẽm sulfat là một dạng muối vô cơ hòa tan trong nước của kẽm, không tạo được phức chelated. Khi kẽm sulfate bị phá vỡ trong dạ dày và ruột non, tạo thành kẽm thẳng có thể hấp thụ trực tiếp vào cơ thể.
Kẽm oxit
Được bổ sung dưới dạng đường uống, tuy nhiên thấy có mức sinh khả dụng thấp hơn đáng kể so với kẽm citrate và kẽm gluconate trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng.
Chiết xuất nấm men giàu kẽm
Chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae chứa hàm lượng kẽm cao nhất
Bài nghiên cứu của Trung tâm vi sinh vật công nghiệp thuộc Viện công nghệ thực phẩm được đăng trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam số báo 9b/2017, đã phân tích thành công 96 chủng nấm men có sẵn để xác định khả năng tích lũy kẽm của các chủng nấm men.Các nhà khoa đã phát hiện ra chủng Saccharomyces cerevisiae có khả năng tích lũy kẽm với hàm lượng cao nhiều lần, đảm bảo an toàn. Từ đó giúp chuyển hóa kẽm từ dạng vô cơ thành dạng hữu cơ tăng khả năng hấp thu, đảm bảo an toàn khi bổ sung kẽm vào cơ thể của người sử dụng chiết xuất nấm men này.
Kẽm không dễ dàng hấp thụ vào cơ thể ở dạng tự nhiên mà thường được gắn vào chất mang khác, như “chelated” kẽm với các hợp chất hữu cơ, amino acid hoặc được đồng hóa trên cơ thể vi sinh vật. Kẽm lại là một nguyên tố vi lượng đặc biệt quan trọng trong quá trình lên men, với vai trò là chất kích hoạt các enzymedehydrogenase ethanol. Thiếu kẽm có thể dẫn đến quá trình lên men chậm hoặc không đầy đủ, dựa vào nguyên lý này các nhà khoa học bổ sung muối vô cơ của kẽm vào quá trình lên men, trong quá trình lên men các protein của nấm men sẽ liên kết với kẽm, chuyển hóa kẽm thành dạng muối kẽm hữu cơ tích lũy trong tế bào.
Nấm men ở đây được sử dụng làm phương tiện vận chuyển các vi chất dinh dưỡng nhờ vào khả năng liên kết và vận chuyển kim loại vào tế bào, trong đó có kẽm nên kẽm trong nấm men được dự trữ ở tế bào tốt hơn so với các dạng khác và có sinh khả dụng cao. Kẽm trong nấm men được hấp thu chậm, khi sử dụng gần như giải phóng theo thời gian do một lượng lớn kẽm được hợp nhất vào cấu trúc nấm nên có sinh khả dụng cao hơn dạng muối kẽm khác như kẽm gluconat.
Nấm men có tỷ lệ protein vào khoảng 44 – 45%, glucid 25 – 35%, lipid chiếm khoảng 1,5 – 5%, các chất khoáng 6 – 12%, ngoài ra còn có acid amin. Chính vì vậy kẽm dễ dàng liên kết với các protein tự nhiên này nên lượng kẽm dự trữ ở trong nấm men lên tới 8916 mg/kg cao hơn so với hàu ở biển thái bình dương chứa lượng kẽm là 909,5 mg/1kg tương đương với 909,5 mg/kg.
Trong quá trình tiêu hóa, kẽm được hấp thu ở ruột non nhờ kẽm sẽ liên kết với protein, giúp điều hòa nhiều chức năng trao đổi chất của cơ thể. Khoảng một nửa số kẽm được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Do nấm men chứa các protein thiết yếu của cơ thể con người nên sử dụng kẽm trong chiết xuất nấm men giúp cho cơ thể dễ hấp thu được lượng kẽm tốt hơn so với sử dụng kẽm kết hợp với protein từ động vật. Hiện nay chiết xuất nấm men được ưu tiên lựa chọn lên hàng đầu.
Mentinfo – sản phẩm chứa chiết xuất nấm men giàu kẽm giúp tăng cường chất lượng tinh trùng cho nam giới
Thấy được những tác dụng tuyệt vời của kẽm lên sinh lý nam giới, các nhà khoa đã sử dụng chiết xuất nấm men giàu kẽm chủng Saccharomyces cerevisiae kết hợp cùng chiết xuất maca với các vitamin và khoáng chất tạo nên sản phẩm Mentinfo chuyên biệt hỗ trợ tăng cường chất lượng tinh trùng, sinh lý nam, cho tác dụng vượt trội không những vừa bồi bổ cơ thể phái mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sinh lực nam. Ngoài ra còn giúp tăng cường số lượng và chất lượng tinh, giúp tăng tỷ lệ thụ thai thành công.
Với lượng kẽm trong chiết xuất nấm men là 5 mg, tương đương ½ lượng kẽm sử dụng của người đàn ông trưởng thành. Chính vì vậy, hàng ngày bạn chỉ cần bổ sung thêm 2 viên Mentinfo đã cung cấp đủ lượng kẽm cho nhu cầu hàng ngày.
MENTINFO – chứa chiết xuất nấm men giàu kẽm giúp cải thiện sinh lý nam
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về kẽm và các dạng bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm. Đồng thời giúp nam giới tìm được cho mình dạng bổ sung kẽm phù hợp và hiệu quả nhất. Để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC GỌI) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.
Thu Trang
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguyên tố vi lượng Mo(molipden).Công nghệ Nông Nghiệp, Phụ kiện Xe, Thú Cưng
Molipden cây cần với lượng rất ít. Đối với các cây không thuộc họ đậu thì Mo là thành phần của enzime khử nitrate trong cây. Do đó khi thiếu Mo có thể N được hút vào không chuyển hóa được thành amonium mà tích lũy ở dạng nitrate độc cho cây. Khi bón phần lá non bị vàng và chết. Với cây họ đậu, Mo có tác dụng kích thích phát triển nốt sần, tăng quá trình cố định đạm từ khí trời.
ThiếuMocó triệu chứng lá vàng, nhỏ mảnh yếu ớt gần giống với thiếu đạm. Khi thiếu nặng do tích đọng Nitrate không chuyển hóa thành amôni được nên bị độc. Triệu chứng biểu hiện lá non bị bạc phần đỉnh lá mềm nhũn lạ và rủ xuống. Hiện tượng thiếu Mo này ở đất đồi chua khá phổ biến.
Sự thiếu hụt molipden thường gặp ở nhứng đất chua, pH đất thấp hơn 5,5. Các đất thiếu Mo cũng thường thiếu luôn cả P và S, cây sinh trưởng và phát triển rất kém.
Để khắc phục hiện tượng thiếu Mo cho cây, có thể phun molipdat amoni lúc cây còn non. Sau khi phun molipdate amon khoảng 1 tuần cây sẽ phục hồi xanh trở lại. Nếu được sử lý hạt ngay từ đầu cây sinh trưởng bình thường.
Trong dung dịch thủy canh đều có thành phần Mo tồn tại dạng muối Na2MoO4.
Xuất bản phẩm
Trong những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của các nguyên tố vi lượng (chất vi dinh dưỡng) đối với cây trồng, động vật và sức khỏe của con người đã tương đối phổ cập trên toàn thế giới, tuy nhiên sự thiếu hụt các loại nguyên tố này vẫn còn rất phổ biến. Lượng tiêu thụ các nguyên tố này trên thế giới mới chỉ tăng trong thập kỷ qua, từ gần 640 nghìn tấn trong năm 1995/96 lên 690 nghìn tấn trong năm 2001/02. Hiện nay, châu Á có thị trường nguyên tố vi lượng lớn nhất, chiếm gần 370 nghìn tấn trong năm 2001/04. Nhìn chung, nhu cầu nguyên tố vi lượng trong hệ thống thâm canh tăng không theo kịp được với nguồn nguyên tố vi lượng trong đất giảm và còn thiếu các biện pháp bón phân có chứa những nguyên tố này.
Theo nghiên cứu, có 8 loại nguyên tố vi lượng cơ bản rất cần thiết cho tăng trưởng cây trồng và sức khỏe của con người, đó là: mangan (Mn), bo(B), đồng(Cu), sắt(Fe), clo(Cl), coban(Co), molybđen(Mo) và kẽm(Zn). Tuy các nguyên tố vi lượng này được dùng với khối lượng rất nhỏ, nhưng chúng lại rất cần thiết để cây trồng tồn tại và phát triển. Cây trồng bị thiếu các loại nguyên tố này có thể sẽ bị giảm năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố của đất như:
– Đất trồng nghèo cát có hàm lượng dinh dưỡng thấp.
– Đất có độ pH cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng.
– Đất có hàm lượng muối cao có thể ảnh hưởng tới sự hình thành các chất dinh dưỡng.
– Đất có hàm lượng CaCO3 cao.
– Việc bổ sung thành phần dinh dưỡng vào đất theo thâm canh không đạt yêu cầu.
Ngoài ra còn có một số yếu tố bất lợi khác như bón phân đạm không cân đối hoặc có những sự mất cân bằng giữa các nguyên tố vi lượng.
Theo nghiên cứu ở niều nước, hiện tượng thiếu kẽm là phổ biến nhất, chủ yếu là ở các khu vực như Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á, phía Tây và phía Đông của nước Úc, Mêxicô và phía đông của Braxin. Ở Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, 50% nguồn đất thiếu kẽm, còn ở Trung Quốc là 33%.
Bo là nguyên tố vi lượng bị thiếu hụt thứ hai(sau kẽm), đặc biệt là ở những vùng đất bị rửa trôi mạnh và vùng đất có độ pH cao, ví dụ như ở vùng ven biển Đại Tây Dương (Mỹ), Thái Bình Dương và Đại Tây Dương (Canađa), Braxin, Chilê, phía Nam và trung tâm châu Phi, Bắc Âu, Scanđinavia, Ấn Độ, phía Đông và phía Nam Trung Quốc.
Các khu vực thiếu hụt sắt chủ yếu tập trung ở vùng trung tâm nước Mỹ, Achentina, Chilê, Bôlivia, Braxin, Nam âu, Bắc Phi và Trung Đông, Liên bang Nga, phía tây Đông Nam Á và úc.
Sự thiếu hụt Cu chủ yếu tập trung ở châu Âu, ví dụ như: Pháp (đất thiếu hụt 30% đồng), Đức và Đan Mạch (25%), tiếp theo đó là Úc và Bắc Mỹ.
Người ta cho rằng, các con số về sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trên còn có thể cao hơn so với thông báo vì các dấu hiệu thiếu hụt nguyên tố này có thể không thể nhận biết hết được.
Ở nhiều khu vực, hiện tượng sói mòn và rửa trôi đất cùng với những thay đổi của thời tiết đã làm tăng thêm sự mất mát các nguyên tố vi lượng.
Các nguyên tố vi lượng không chỉ thiếu đối với hệ thống nông nghiệp để duy trì sản xuất lương thực, mà còn rất thiếu trong chế độ ăn của người. ảnh hưởng của sự thiếu các nguyên tố vi lượng ở người ngày càng trở nên rõ ràng. Theo đó, người ta ước tính, 64% dân số thế giới bị thiếu sắt do chế độ ăn quá nghèo sắt.
Để nhận biết sự mất cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống trồng trọt, thì việc phân tích lá cây và tình trạng đất là điều kiện tiên quyết. Việc bón các nguyên tố vi lượng không phù hợp có thể làm xấu thêm năng suất cây trồng.
Có nhiều phương pháp có thể được sử dụng để bổ sung các nguyên tố vi lượng. Theo nguyên tắc chung, bón các nguyên tố vi lượng vào đất là thích hợp cho các loại cây trồng lâu năm như các loại cây ăn quả và các loại cây có rễ ăn sâu vào đất. Lượng dinh dưỡng cần bón theo cách này cần nhiều hơn bón cho lá.
Các nguyên tố vi lượng có thể được bón trực tiếp vào đất là muối và hợp chất phức chelat. Công thức bón kẽm cũng được chia làm 4 nhóm: chelat hữu cơ, phi chelat hữu cơ, các chất vô cơ hòa tan và các chất vô cơ không hòa tan.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu nông nghiệp vẫn đang tìm hiểu về những ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng lên sản lượng và chất lượng của cây trồng. Việc nhận thức về sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng vẫn còn là một vấn đề khá phức tạp. Theo một báo cáo của Ấn Độ, việc sử dụng thích hợp các nguyên tố vi lượng là yếu tố then chốt để có thể kiểm soát được đất trồng trọt. Tuy nhiên, hiệu quả của các nguyên tố vi lượng còn phụ thuộc vào loại đất, điều kiện khí hậu, cây trồng và hệ thống kiểm soát nguồn dinh dưỡng.
NGUYỄN HƯƠNG
Theo Fertilizer International, số 414 /2006
Sử dụng hợp lý các nguyên tố vi lượng | Y học – sức khoẻ
Hiện nay trong các thành phần của các thuốc bổ dùng để uống, ngoài các vitamin, khoáng chất, dược liệu thường có chứa thêm các chất khác được gọi là nguyên tố vi lượng.
![]() |
Một loại thuốc bổ có axít forlic cần thiết cho cơ thể trẻ em. |
Các sản phẩm này được bán tự do trong các nhà thuốc dưới dạng dược phẩm hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mà không cần bác sĩ kê đơn. Do nhiều thông tin chuyên môn chưa đầy đủ, người tiêu dùng có thể tự mua về sử dụng các sản phẩm chứa không đầy đủ các nguyên tố vi lượng, dùng với liều thấp hoặc cao hơn liều khuyên dùng hàng ngày dẫn đến việc phòng trị bệnh không đạt hiệu quả và xuất hiện nhiều phản ứng phụ có hại của thuốc.
Các nguyên tố vi lượng là thành phần thiết yếu giúp tạo nên hệ thống kháng thể và sự tăng trưởng của cơ thể chúng ta. Các nguyên tố vi lượng có thể là các kim loại, khoáng chất thường có vai trò như một coenzym tham gia vào các phản ứng, quá trình, chu trình sinh học, sinh hóa như các chất:
– Sắt (Fe) là thành phần thiết yếu để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin, hỗ trợ hoạt động của nhiều hệ thống men xúc tác, hệ miễn dịch, giúp giải độc gan. Liều dùng hàng ngày nên thấp hơn 15mg, nếu dùng quá 20mg sắt mỗi ngày có thể gây rối loạn dạ dày hoặc bị táo bón, phân có màu đen.
– Kẽm (Zn) cần thiết cho sự tổng hợp các chất có tác dụng trên khả năng miễn dịch, giúp kiểm soát sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn, điều hòa nội tiết tố insulin giúp cân bằng đường huyết cũng như cần cho sự tổng hợp và hoạt động của nhiều nội tiết tố khác như thyroxin của tuyến giáp hoặc các hormon tăng trưởng, tham gia vào các quá trình tổng hợp protein, giúp ổn định cấu trúc màng tế bào và da. Liều dùng hàng ngày nên thấp hơn 15mg, nếu quá 25mg có thể gây thiếu máu và thiếu chất đồng.
– Coban (Co) kích thích tạo hồng cầu, bảo vệ gan tránh tác động của một số dược phẩm ảnh hưởng đến gan như paracetamol, cần thiết trong sinh tổng hợp hormon tuyến giáp.
– Mangan (Mn) tham gia vào các chu trình chuyển hóa các acid amin, chu trình tạo năng lượng; cần cho sự vôi hóa xương cũng như giúp tổng hợp các cholesterol cần thiết cho cơ thể. Mangan có vai trò giúp bảo vệ niêm mạc ruột. Liều dùng hàng ngày thấp hơn 5mg, nếu dư sẽ cản trở sự hấp thu sắt.
– Vanadi (V) giúp điều hòa sinh lý bơm natri trong cơ thể bằng cách ức chế enzym liên quan. Liều dùng hàng ngày thấp hơn 1,8mg, nếu dư sẽ gây vọp bẻ và tiêu chảy.
– Molybden (Mo) tham gia vào quá trình tạo acid uric, chất này sẽ được loại ra khỏi cơ thể cùng với nước tiểu, đây là quá trình cơ bản của hệ thống phòng vệ chống hiện tượng oxy hóa. Liều dùng hàng ngày nên thấp hơn 75 microgam, khi dùng liều lớn hơn 200 microgam sẽ gây hại cho thận và gây thiếu đồng.
– Đồng (Cu) cần thiết trong sự tạo hồng cầu, giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh cũng như giúp thành lập các mô liên kết tạo collagen cho da. Liều dùng hàng ngày nên thấp hơn 2mg, dùng liều cao hơn 10mg có thể gây độc tính.
– Fluor (F) là thành phần quan trọng của xương, răng, giúp kích thích hấp thu calcium, kích thích việc thành lập xương; là thành phần của collagen trong xương, da, mạch máu và trong nhiều mô khác. Liều dùng hàng ngày tối đa là 3,5mg.
– Nicken (Ni) thay thế được cho các nguyên tố khác như calcium, magnesium, mangan trong các phản ứng sinh học; giúp tăng hấp thu các ion sắt (ferric). Liều dùng hàng ngày thường dưới 1mg, lưu ý có thể gây dị ứng trên da ở một số người nhạy cảm.
– Magnesium (Mg) là thành phần thiết yếu của sự chuyển hóa năng lượng và cũng là thành phần của xương và răng. Magnesium giúp các tế bào không hấp thu quá nhiều calcium; giúp giảm nguy cơ loạn nhịp tim; giảm nguy cơ sản giật ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Liều dùng hàng ngày thấp hơn 350mg, dùng liều cao hơn 400mg sẽ gây các bất lợi về dạ dày và gây tiêu chảy.
– Bor (B) giúp tăng chuyển hóa xương, giảm được những bất thường khi cơ thể thiếu vitamin D; điều hòa hormon của tuyến cận giáp; tăng nồng độ của hemoglobin. Liều dùng hàng ngày thường thấp hơn 20mg, nếu dư sẽ ngăn cản sự hấp thu của vitamin B2 và của phospho.
Các nguyên tố vi lượng được cung cấp từ bên ngoài cơ thể, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh cho thấy chúng chỉ phát huy tác dụng tối ưu khi được dùng đầy đủ các thành phần trên cũng như ở những tỉ lệ thích hợp. Việc dùng thuốc sai do việc thiếu hụt hoặc dư thừa nồng dộ của một vài nguyên tố vi lượng trong cơ thể có thể dẫn đến các rối loạn về quá trình hấp thu và chuyển hóa của các nguyên tố vi lượng khác hoặc cũng có thể làm suy yếu hệ thống kháng thể của chúng ta.
PGS.TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN
(Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM)