• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Lựa chọn ngôn ngữ nào để bắt đầu học lập trình?
        • Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình Scratch
      • XEM VIDEO GIỚI THIỆU CHI TIẾT TẠI ĐÂY
        • Top 15 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất
        • Chủ đề:Ngôn ngữ lập trình C thăng – Wikibooks tiếng Việt
        • 6 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẠN NÊN CHỌN TRONG THỜI ĐẠI INTERNET OF THINGS (IoT)
        • 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới | Công nghệ
        • 7 ngôn ngữ lập trình cơ bản và chuẩn nhất cho người mới nhập môn
    • 1. Ngôn ngữ lập trình cơ bản Python
    • 2. Ngôn ngữ lập trình cơ bản PHP
    • 3. Ngôn ngữ lập trình cơ bản Java
    • 4. Ngôn ngữ lập trình cơ bản Ruby
    • 5. Ngôn ngữ học lập trình cơ bản C/C++
    • 6. Ngôn ngữ lập trình JavaScript
    • 7. Lập trình ngôn ngữ cơ bản ASP.NET
        • Ngôn ngữ lập trình là gì? Tại sao cần phải có ngôn ngữ lập trình?
    • Ngôn ngữ lập trình là gì?
    • Ba loại ngôn ngữ lập trình cơ bản
      • Ngôn ngữ máy (machine language) 
      • Hợp ngữ (assembly language)
      • Ngôn ngữ cấp cao (High level language)
    • Tại sao cần phải có ngôn ngữ lập trình?

    Lựa chọn ngôn ngữ nào để bắt đầu học lập trình?

    Lập trình là một công việc cực kì trí tuệ và thú vị, song với số lượng ngôn ngữ lập trình quá nhiều như hiện nay, đâu là ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho người mới bắt đầu? Hãy cùng trang công nghệ LifeHacker đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hết sức phổ biến này.



    FPT-APTECH-lua-chon-ngon-ngu-nao-de-bat-dau-hoc-lap-trinh

    Thực tế, câu hỏi “Tôi nên học ngôn ngữ nào khi mới bắt đầu lập trình?” là một câu hỏi gây tranh cãi, ngay cả với những kỹ sư, giảng viên kì cựu nhất. Nếu bạn hỏi 10 lập trình viên “Đâu là ngôn ngữ tốt nhất cho ‘lính mới’?”, bạn hoàn toàn có thể nhận được 10 câu trả lời khác nhau.

    Để tìm ra ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất, bạn không chỉ cần đánh giá mức độ dễ học của mỗi ngôn ngữ, mà còn cần xem xét xem bạn sẽ lập trình trong các dự án như thế nào, yếu tố bạn ưa thích nhất ở lập trình là gì và liệu xem lập trình có trở thành nghề kiếm sống của bạn hay không.

    Vì sao bạn muốn học lập trình?

    Tùy vào lý do bạn muốn học lập trình, rất có thể câu trả lời đã được xác định sẵn cho bạn. Nếu bạn muốn thiết kế website hoặc ứng dụng nền web, bạn cần học HTML, CSS, Javascript để tạo ra các trang web hoàn chỉnh, và có lẽ là PHP để tạo ra hệ thống nền web hoàn chỉnh. Nếu bạn chủ yếu muốn phát triển ứng dụng di động hãy học Objective-C để lập trình cho iOS và học Java để lập trình cho Android.

    Nếu bạn xác định rằng mình sẽ lập trình phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều dự án, hoặc muốn thử nghiệm nhiều ngôn ngữ/công nghệ khác nhau, bạn cần phải học các khái niệm căn bản về lập trình một cách căn bản, và bắt đầu “học cách suy nghĩ như một lập trình viên đích thực”. Bằng cách tiếp cận này, bất kể là bạn bắt đầu học bằng ngôn ngữ nào đầu tiên, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các ngôn ngữ mới trong tương lai.

    Các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất

    Phần lớn các ngôn ngữ lập trình “chính thống” (được nhiều người sử dụng) như C, Java, C#, Perl, Ruby và Python đều có thể thực hiện các tác vụ giống nhau (hoặc gần giống nhau). Ví dụ Java là một ngôn ngữ lập trình hoạt động đa nền tảng (không phụ thuộc vào hệ điều hành, bất kể là Windows, Linux hay Mac), song các ứng dụng Python cũng có thể chạy trên Windows và Linux gần như tương đồng nhau. Bạn có thể dùng Java để viết các ứng dụng nền web lớn và Ruby cũng có khả năng này.

    Do nhiều ngôn ngữ lập trình được xây dựng dựa trên các ngôn ngữ lập trình khác (ví dụ, Microsoft bị chỉ trích là đã “ăn cắp” từ Java để tạo ra C#), cấu trúc câu lệnh trên các ngôn ngữ này là gần như giống hệt nhau. Hãy thử xem ví dụ dưới đây về bài toán kinh điển “Hello World” (khi học một ngôn ngữ/công nghệ mới, điều đầu tiên mà bạn cần làm bao giờ cũng sẽ là tìm cách hiển thị dòng chữ “Hello World”):



    FPT-APTECH-lua-chon-ngon-ngu-nao-de-bat-dau-hoc-lap-trinh

    Như bạn có thể thấy, cách viết của C# và Java gần như giống hệt nhau; trong khi cách viết của Python và Perl cũng không quá khác biệt.

    Tuy vậy, giữa các ngôn ngữ có thể có sự khác biệt lớn về cách cài đặt, sử dụng… Tạp chí SOA World Magazine đưa ra lời khuyên như sau:

    “Nếu bạn nhìn rất kĩ vào các ví dụ, bạn có thể thấy một vài ví dụ khá đơn giản, một số khác khá phức tạp, một số ngôn ngữ yêu cầu phải có dấu chấm phẩy (;) ở cuối câu lệnh, một số khác thì không. Nếu bạn mới bắt đầu lập trình, đôi khi bạn nên chọn các ngôn ngữ không có quá nhiều qui luật về cú pháp và logic, bởi nhờ đó mà ngôn ngữ này không thể “tự gây khó dễ cho chính mình”. Nếu bạn vừa thử một ngôn ngữ nào đó và cảm thấy không thoải mái, hãy đổi sang ngôn ngữ khác!”.

    Sau đây là tổng quan về một số ngôn ngữ phổ biến nhất:

    C: Viết ra các đoạn mã nguồn có hiệu năng cao

    Có thể nói rằng C là ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất. Việc các lập trình viên cần biết sử dụng C giống như là các bác sĩ cần phải biết cấu tạo cơ thể con người vậy. C là một ngôn ngữ có bậc khá thấp (cách xa ngôn ngữ người, và gần với ngôn ngữ máy), do đó bạn sẽ học các nguyên tắc căn bản về cách tương tác với phần cứng. Bạn cũng sẽ học cách debug (theo dõi chương trình để phát hiện, sửa lỗi), quản lý bộ nhớ, và học cả cách hoạt động của phần cứng máy vi tính. Với các ngôn ngữ bậc cao hơn (như Java), bạn sẽ không có cơ hội học những kiến thức này, và bởi vậy học C là một cách chuẩn bị rất tốt để bước lên các ngôn ngữ khác. C được coi là “ông tổ” của các ngôn ngữ lập trình bậc cao như Java, JavaScript và C#.

    Tuy vậy, do C là một ngôn ngữ khá “bài bản”, việc học lập trình với C sẽ khó khăn hơn các ngôn ngữ khác. Nếu bạn không cần viết các chương trình tương tác quá sâu với phần cứng (ví dụ như truy cập vào driver của thiết bị, hoặc viết các phần mở rộng cho hệ điều hành…), học C sẽ gây lãng phí thời gian – có thể là vô ích. Nói tóm lại, trong khi học C sẽ giúp bạn viết các chương trình tương tác sâu với hệ thống, bạn sẽ phải tốn rất, rất nhiều thời gian học trước khi có thể tạo ra một sản phẩm có ý nghĩa.

    Java: Lựa chọn hợp lý, phù hợp với thực tiễn

    Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 2 trên thế giới. Java áp dụng gần như triệt để các nguyên tắc Lập trình Hướng đối tượng (OOP) – một mô hình được thực hiện trên hầu hết các ngôn ngữ hiện đại như C++, Perl, Python và PHP. Khi đã học Java, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được các ngôn ngữ OOP khác.

    Java có thế mạnh là được sử dụng rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm được câu trả lời cho các bài toán căn bản trên Java, cộng đồng sử dụng Java cũng rất lớn (và do vậy khả năng được trợ giúp của bạn cũng sẽ lớn hơn), và ngôn ngữ Java được sử dụng cho rất nhiều mục đích (viết ứng dụng nền web, nền Windows, nền Android hoặc gần như là bất cứ hệ điều hành nào khác), do đó lựa chọn học Java là một lựa chọn khá khôn ngoan. Trong khi bạn không thể “chọc” sâu xuống hệ thống như C, Java vẫn cho phép bạn sử dụng các phần quan trọng như hệ thống tập tin, đồ họa, âm thanh, mạng… trên các hệ điều hành khác nhau.

    Python: Dễ học và thú vị

    Nhiều lập trình viên sẽ khuyên bạn học Python đầu tiên, bởi ngôn ngữ này khá đơn giản song lại có rất nhiều khả năng. Mã nguồn Python rất dễ đọc, và cũng đòi hỏi bạn phải làm theo các phong cách lập trình nên có (ví dụ như sắp xếp mã nguồn cho dễ đọc) trong khi lại không quá đòi hỏi gắt gao về cú pháp (ví dụ như phải thêm dấu chấm phẩy ở cuối câu lệnh).

    Theo Patrick Jordan, chuyên gia tại Ariel Computing, so với thời gian cần thiết để viết các mã nguồn đơn giản trong các ngôn ngữ khác như C, Java và BASIC, Python “đòi hỏi ít thời gian hơn, ít dòng code hơn, và đòi hỏi ít khái niệm cần phải học để đạt được một mục đích xác định hơn. Cuối cùng, lập trình với Python khá thú vị. Sự thú vị và khả năng thành công sẽ tạo ra sự tự tin và hứng thú cho học viên, và sau đó họ sẽ học lập trình dễ dàng hơn”.

    SOA World cho rằng Python là một lựa chọn bắt buộc đối với những người muốn làm việc với Linux (hoặc đã quen với Linux từ trước). Nhờ được sử dụng trên các trang web nổi tiếng như Pinterest và Instagram, Python cũng đang ngày một phổ biến hơn.

    JavaScript: Để lập trình web

    Dù được đặt tên theo Java (vì lý do thương mại), JavaScript rất khác biệt so với Java. JavaScript có thể được coi là ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ nhiều nhất, do tất cả các trình duyệt web đều hỗ trợ JavaScript. JavaScript được coi là 1 trong 3 thành phần căn bản của web: HTML chứa nội dung, CSS chứa giao diện và JavaScript đảm nhiệm vai trò tương tác động. JavaScript có cú pháp khá dễ sử dụng, bạn mất ít thời gian để viết và có thể dễ dàng đánh giá thành quả của mình khi lập trình JavaScript, và bạn cũng không cần tới quá nhiều công cụ pháp triển như các ngôn ngữ khác. Nói tóm lại, nếu bạn muốn tạo ra các trang web hấp dẫn, JavaScript là lựa chọn bắt buộc.



    FPT-APTECH-lua-chon-ngon-ngu-nao-de-bat-dau-hoc-lap-trinh

    Lựa chọn đường đi cho mình

    Nếu bạn muốn lựa chọn lập trình làm nghề nghiệp, hãy cân nhắc những lời khuyên sau đây từ Dev/Code/Hack:

    • Lập trình Back-end/Server-side: Python, Ruby, PHP, Java hoặc .NET. Bạn cần phải có kiến thức về cơ sở dữ liệu và nên có kiến thức quản trị hệ thống.
    • Lập trình Front-end/Client-side: HTML, CSS và Javascript. Bạn nên có khả năng thiết kế tốt.
    • Lập trình di động: Objective-C cho iOS và Java cho Android. Bạn nên có kiến thức HTML/CSS để lập trình web cho thiết bị di động. Bạn cũng nên có kiến thức server-side.
    • Lập trình 3D/lập trình game: C/C++, OpenGL. Bạn nên có thẩm mỹ tốt và tư duy sáng tạo.
    • Lập trình cho các hệ thống đòi hỏi hiệu năng cao: C/C++ hoặc Java. Bạn nên có kỹ năng toán học và kỹ năng phân tích lượng tốt.

    [*] Thế nào là Front-end và Back-end? Ví dụ, khi bạn đọc bài trên VnReview, phần trang web được hiển thị trên trình duyệt của bạn được coi là front-end. Các xử lý mang tính hệ thống mà người dùng cuối không biết tới (ví dụ, lấy nội dung trang web từ cơ sở dữ liệu) sẽ được xử lý trong phần “back-end” của máy chủ.

    Nói tóm lại, học “code” là một con đường có rất nhiều xuất phát điểm. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết mình cần gì: cần giải quyết vấn đề gì hoặc xây dựng ra các ứng dụng dạng nào. Blog Programming is terrible đưa ra kết luận:

    “Ngôn ngữ đầu tiên mà bạn học được là ngôn ngữ khó nhất mà bạn sẽ học. Lựa chọn đường đi nhỏ bé hơn và dễ dàng hơn biến trải nghiệm này thành một chuyến phiêu lưu, hơn là một thử thách. Xuất phát điểm không quan trọng, miễn là bạn tiếp tục đi – tiếp tục viết code, tiếp tục đọc code. Cũng đừng quên test chúng. Một khi bạn đã lựa chọn được một ngôn ngữ thực sự giúp bạn vừa lòng, việc học các ngôn ngữ mới sẽ ít khó khăn hơn, và bạn sẽ tiếp tục thu về các kỹ năng mới”.


    (theo VnReview)

    Tin liên quan:


    Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình Scratch

    Logo chương trình ngôn ngữ lập trình Scratch

    XEM VIDEO GIỚI THIỆU CHI TIẾT TẠI ĐÂY

    Scratch là tên gọi của một loại ngôn ngữ lập trình, được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm Lifelong Kindergarten thuộc trung tâm Media Lab của Viện công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology – MIT, thành lập năm 1981 ở TP Cambridge, Bang Massachusetts, Hoa Kỳ). Dẫn đầu dự án nghiên cứu sáng tạo ra ngôn ngữ này là giáo sư Mitchel Resnick, ông cũng là giám đốc điều hành của nhóm Lifelong Kindergarten.

    Tác giả phần mềm Scratch

    Mục đích chính của dự án là nghiên cứu ra một phương pháp giúp cho trẻ em cũng có thể học lập trình.

    Trẻ em cũng có thể học lập trình là một ý tưởng rất có ý nghĩa thực tiễn, tuy nhiên để sáng tạo ra một phương pháp lập trình phù hợp với trình độ và tâm lý lứa tuổi trẻ em thì lại vô cùng khó khăn. Không phải nhà khoa học máy tính nào cũng có thể làm được.
    Những khái niệm khoa học kỹ thuật khó hiểu, những quy tắc luật lệ chằng chịt, những suy nghĩ liên miên mệt mỏi trong những ngôn ngữ lập trình kiểu dòng lệnh phổ biến như Pascal, C, C++, Java, PHP, …chính là rào cản đối với sự tiếp cận lập trình cho trẻ em.

    Tuy nhiên, đối với Scratch thì khác! Ngôn ngữ lập trình Scratch phát triển theo hướng tương tác trực quan, đồ họa sống động, sản phẩm liền tay mà vẫn đảm bảo tính khoa học, tính liên thông tri thức sau này.
    Khi sử dụng Scratch, thay vì phải viết những dòng lệnh logic dễ gặp lỗi thì ở đây bạn chỉ cần nắm và kéo các khối lệnh đầy màu sắc có sẵn để lắp ghép thành một kịch bản điều khiển các đối tượng trên sân khấu biểu diễn.

    So sánh ngôn ngữ lập trình Scratch, Pascal, C, Python
    Scratch – Pascal – C – PHP – Python – …

    Đối với những người mới bắt đầu học các ngôn ngữ lập trình như Pascal, C, PHP,…sẽ rất khó hiểu với việc sử dụng Biến, Hàm, Thủ tục, Danh sách và các Điều kiện, Vòng lặp,…nhưng khi sử dụng Scratch thì những khái niệm đó trở nên trực quan, dễ hiểu và dễ vận dụng trong các tình huống cụ thể.

    Với đặc điểm dễ học, dễ sử dụng và hiệu quả như vậy, Scratch được xem như là một ngôn ngữ nền tảng trước khi học các ngôn ngữ khác. Và vì thế, đến nay đã có hàng triệu dự án được chia sẻ trên trang chủ của nhà thiết kế. Rất nhiều trường học trên khắp thế giới, từ trường Tiểu học đến Đại học đã sử dụng Scratch như một môn học chính thức. Quý vị có thể đọc hiểu Tiếng anh tại địa chỉ: http://scratch.mit.edu hoặc http://scratched.gse.harvard.edu.

    Và dưới đây là giao diện phần mềm Scratch phiên bản 2.0

    Giao diện phần mềm Scratch trên máy tínhGiao diện phần mềm Scratch 2.0

    Vậy, học ngôn ngữ lập trình Scratch có lợi ích gì đối với sự phát triển tính cách và trí tuệ của trẻ em?

    Qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy Scratch, tác giả xin điểm qua một số lợi ích nổi bật sau đây:

    1- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận trong học tập và trong cuộc sống nói chung.

    2- Bồi dưỡng niềm say mê học tập, tính tự giác giải quyết các công việc chưa hoàn thành.

    3- Kích thích và phát huy trí tưởng tượng.

    4- Biết diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ một cách chặt chẽ, logic.

    5- Biết chọn lọc và thử nghiệm các ý tưởng mới.

    6- Biết phân chia và phối hợp trong khi làm việc nhóm.

    7- Biết xử lý lỗi và tìm các giải pháp thay thế.

    8- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, giải thích dễ hiểu, mạch lạc cho người khác.

    Nói tóm lại:

    Theo chính tác giả Scratch, ông giáo sư Mitchel Resnick đã chia sẻ như sau:

    “Khi học lập trình Scratch, trẻ em học được những nguyên lý cơ bản của việc thiết kế, học được cách thử nghiệm ý tưởng mới, học được cách phân chia ý tưởng phức tạp thành những phần việc đơn giản, học được cách hợp tác với người khác để thực hiện dự án, học được cách tìm và sửa lỗi khi kết quả không được như ý, tập được tính kiên trì khi đối mặt với khó khăn. Ngày nay, đó không chỉ là những kỹ năng cần thiết cho việc lập trình, mà còn cần thiết cho nhiều hoạt động khác.”

    Biên soạn

    Phạm Văn Tuấn

    Top 15 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất

     title=

    Những năm gần đây, những doanh nghiệp đang dần chuyển sang hướng sử dụng những ngôn ngữ lập trình mới được phát triển bởi các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ bên cạnh sự phổ biến của những ngôn ngữ lập trình “huyền thoại” như Java hay JavaScript. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới.

    1. Java

    Được hơn 9 triệu lập trình viên sử dụng và chạy trên gần 8 tỷ thiết bị trên toàn cầu, những thống kê đó đã cho thấy sự phổ biển của ngôn ngữ lập trình  Java. Vậy tại sao Java lại phổ biến đến như vậy?. Đó chính là bởi vì đây là ngôn ngữ lập trình có thể chạy trên bất kì thiết bị nào từ việc phát triển phần mềm cho máy tính, Smart Phone hay thậm chí là Smart TV.

     width=

    Tuy đã ra đời hơn 25 năm nhưng hiện tại Java vẫn đang chiếm đến gần 21% trong số 50 ngôn ngữ lập trình hàng đầu thế giới và trong tương lai Java có thể sẽ giữ vững vị thế của mình.

    2. C

    Ngôn ngữ lập trình C được phát triển vào 1972 bởi Dennis Ritchie. Ban đầu C được sử dụng trong hệ điều hành UNIX sau đó ngôn ngữ lập trình này đã phát triển vượt bật và được sử dụng vào các hệ điều hành khác. Vì sự linh hoạt và hiệu quả nên C rất được ưa chuộng trong việc viết các phần mềm hệ thống hay các ứng dụng. Tuy C không được thiết kế dành cho những người nhập môn nhưng ngôn ngữ lập trình này vẫn được áp dụng trong việc giảng dạy môn khoa học máy tính.

     width=

    3. C++

    C++ là một phiên bản nâng cấp của C được phát triển dựa trên nền tảng của ngôn ngữ lập trình  C vào những năm 1980. C++ được thêm vào những bổ sung nâng cao như các khái niệm hàm ảo, chồng toán tử và xử lí ngoại lệ.

     width=

    C++ đã thực sự trở thành bản nâng cấp hoàn hảo khi được tin dùng các nhà phát triển trên toàn cầu như Microsoft, Google Chrome hay thậm chí là viết phần mềm cho các phi cơ chiến đấu.

    4. C#

     width=

    C# chính là phần đầu tiền trong kế hoạch .NET của Microsoft. C# được phát trển dựa trên C++ và Java.

    C# được ưa chuộng vì nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển theo hướng đơn giản, hiện đại và đa dụng.

    5. JavaScript

    Đừng lầm tưởng JavaScript là một phiên bản của Java. JavaScript được giới thiệu đầu tiên dưới tên Mocha, sau đó đổi thành LiveScipt nhưng sau đó lại đổi thành JavaScript vì Java đang là một hiện tượng vào thời điểm đó.

     width=

    Ngày nay, JavaScript được sử dụng khá phổ biến trên những website. JavaScript cho phép bạn có thể thêm vào những tin nhắn pop-up, thêm hiệu ứng cho trang web của bạn hay thậm chí là những trò chơi đơn giản.

    6. Python

    Vào những năm 1990, Guido van Rossum đã giới thiệu đến thế giới một ngôn ngữ lập trình mới – Python. Python được thiết kế để thuận tiện cho những người mới học lập trình với tiêu chí dễ học, dễ đọc, cấu trúc rõ ràng và cho phép người đọc viết câu lệnh với số lần gõ phím ít nhất.

     width=

    Python ban đầu được phát triển để chạy trên hệ điều hành UNIX nhưng sau đó, nó đã nhanh chóng được áp dụng vào các hệ điều hành khác từ MAC OS đến WINDOWS hay LINUX.

    7. CSS

    CSS-Cascading Style Sheets, cái tên đã nói lên tất cả. Đây là ngôn ngữ lập trình được định dạng theo kiểu tầng.

     width=

    CSS được dùng để thiết kế định dạng và layout website. Tác dụng CSS là làm hạn chế tối thiểu làm rối mã HTML bằng các định dạng font chữ, màu sắc khác nhau. Một điểm vượt trội nữa của CSS đó chính là ngôn ngữ lập trình này có thể áp dụng để tạo ra các kiểu dáng khác nhau giúp tránh bị trùng lặp trong việc định dạng các website.

    8. Ruby

    Ruby là một trong những ngôn ngữ lập trình mà bạn nên học đầu tiên vì sự đơn giản và hữu ích mà nó mang lại. Ruby có một hệ sin thái cực kì lớn với những phần code đã có trên các thư viện xây dựng sẵn. Được Yukihiro “Matz” Matsumoto trình làng vào năm 1993, ngôn ngữ lập trình này cung cấp rất nhiều mẫu hình lập trình như lập trình hàm, hướng đối tượng, mệnh lệnh và phản xạ.

     width=

    9. Perl

    Perl ban đầu được Larry Wall xây dựng vào năm 1987 chỉ với mục đích xử lí chuỗi tuy nhiên Perl dần dần được nâng cấp để có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như quản trị hệ thống, thiết kế website, lập trình mạng,…

     width=

    Một trong những ưu điểm của Perl đó là ngôn ngữ lập trình này có các thao tác quản lí tập tin, xử lí thông tin rất thuận tiện cho người sử dụng.

    10. PHP

    PHP là ngôn ngữ lập trình kịch bản được sử dụng rất nhiều trong việc phát triển các ứng dụng trên máy chủ, mã nguồn mở. Những ưu điểm của PHP như dễ tìm hiểu, tốc độ xử lí nhanh, nhỏ gọn, linh hoạt, cú pháp khá giống với C hay Java do đó rút ngắn được thời gian xây dựng sản phẩm đã làm cho PHP trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất thế giới.

     width=

    11. Objective C

    Objective C là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bới Apple, Objective C được áp dụng trên hệ thống iOS và Os X

     width=

    Objective C được thiết kế dựa trên ngôn ngữ lập trình C, điều này có nghĩa là các chương trình được viết bằng C đều có thể chạy trên Objective C, ngoài ra Objective C còn cải tiến được một số hạn chế của C.

    12. Swift

    Một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đến từ ông lớn Apple. Được trình làng vào năm 2014, Apple hy vọng Swift sẽ tồn tại song song cùng Objective C-ngôn ngữ mà Apple đang sử dụng trong các hệ điều hành của mình.

     width=

    Swift có ưu điểm là có khả năng chống lỗi cao. Chỉ sau gần 3 năm, Swift đã trở thành một những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới.

    13. Scala

     width=

    Scala là một ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình, có thể tích hợp cả tính năng của lập trình hướng đối tượng và lập trình hàm.

    Ngôn ngữ lập trình này chạy trên nền tảng của người đàng anh trước đó là Java và có kiểu biên dịch giống như Java nên những dòng code từ Scala có thể đọc trên thư viện của Java.

    14. Visual Basic

    Là một ngữ lập trình hướng đối tượng thuộc hàng “lão tướng”. Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cho phép người dùng tạo ra những ứng dụng cho Microsoft Windows nhanh chóng nhất.

     width=

    Tuy ra đời đã rất lâu nhưng Visual Basic vẫn được rất nhiều người dùng ưa chuộng vì dễ đọc, dễ học.

    15. GO

    Được thiết kế và phát triển bởi Google vào năm 2007 nhưng ở thời điểm này GO chỉ được sử dụng nội bộ, sau đó vào năm 2009, GO được Google công bố rộng rãi trên toàn thế giới.

     width=

    GO có một số đặc điểm vượt trội như giúp người dùng dễ dàng khai báo dữ liệu động, thời gian biên dịch ngắn, đơn giản, ngắn gọn.

     

    Chủ đề:Ngôn ngữ lập trình C thăng – Wikibooks tiếng Việt

    < Ngôn ngữ lập trình

     src=

    Ngôn ngữ lập trình C thăng

    Các sách trong chủ đề này bàn đến ngôn ngữ lập trình C#: ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft dựa trên nền .NET Framework. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.

    C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.

    Sách hoàn thành
    Sách trong các phần con:
    Sách gần hoàn thành
    Sách trong các phần con:
    Sách nửa hoàn thành
    Sách trong các phần con:
    Sách hoàn thành một phần
    Sách trong các phần con:
    Sách mới bắt đầu
    Sách trong các phần con:
    Không rõ
    Sách trong các phần con:
    Các phần Chart organisation.svg
    Các sách chọn lọc Nuvola filesystems services.svg
    Sách trong các phần con:


    6 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẠN NÊN CHỌN TRONG THỜI ĐẠI INTERNET OF THINGS (IoT)



    6 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẠN NÊN CHỌN TRONG THỜI ĐẠI INTERNET OF THINGS (IoT)

    Bạn đang tìm kiếm một ngôn ngữ lập trình để sử dụng cho các dự án IoT ? Bạn gặp khó khăn trong việc quyết lựa chọn ngôn ngữ nào phù hợp ? Chọn ngôn ngữ cho các dự án IoT cũng khó như chọn một hardware platform. Dưới đây là danh sách 6 ngôn ngữ lập trình hàng đầu tốt nhất cho các dự án IoT.

    Một trong những ngôn ngữ lập trình quan trọng nhất trong hệ thống IoT là C. Đây là lớp software thấp nhất gần với hardware. C đã là nền tảng cho nhiều ngôn ngữ mã hóa khác trong năm qua. Đây là ngôn ngữ không được kiểm tra kiểu chặt chẽ, nghĩa là chương trình dịch không có khả năng và không bao giờ kiểm tra kiểu, đồng thời, bạn cũng có thể gán chuỗi vào biến nguyên. C có sẵn trên hầu hết các embedded system platform. C là procedural chứ không phải dạng Hướng đối tượng vì nó không có khả năng tích hợp. Ngôn ngữ lập trình này được biên tập và sắp xếp khiến chúng trở thành ngôn ngữ tuyệt vời hoàn hảo dành cho các dự án IoT.

    Java là ngôn ngữ lập trình nổi tiếng được sử dụng bởi các chuyên gia. Họ coi đó là sự lựa chọn tốt nhất cho IoT vì nó được biết đến như ngôn ngữ dùng để viết một lần, chạy ở bất cứ đâu. Các Developer có thể dễ dàng sản xuất và gỡ lỗi code trên máy tính của họ. Ngoài ra còn có thể chuyển nó sang bất kỳ chip nào bằng Máy ảo Java. Và đương nhiên nó có thể được chạy trên những nơi sử dụng JVM và trên bất kỳ máy nào khác.

    Java đã kết hợp các kỹ thuật mã hóa từ các ngôn ngữ như Mesa, Eiffel, C và C ++. Java có các khả năng tích hợp lập trình hướng đối tượng và tính di động, ít phụ thuộc vào hardware. Bên cạnh đó, Java có một thư viện hỗ trợ hardware để có thể truy cập các code chung.

    Python chủ yếu được sử dụng để viết các ứng dụng web nhưng đã trở nên phổ biến trong hệ thống IoT. Python phù hợp với các chuyên gia lập trình yêu cầu sự đơn giản. Ngoài ra, Python còn có thể được mở rộng để sử dụng trong ngành công nghiệp hoặc phân tích dữ liệu trong lĩnh vực tài chính. Đối với bất kỳ ứng dụng nào đòi hỏi khả năng truy xuất dữ liệu lớn thì Python là một ứng cử viên rất tiềm năng và cũng đủ mạnh để ứng dụng trong các nền tảng nhúng.

    Ngôn ngữ này có khối lượng thư viện lớn, có thể hoàn thành nhiều công việc hơn với ít code hơn. Cú pháp sạch Python thích hợp cho việc sắp xếp cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp ứng dụng của bạn cần dữ liệu được sắp xếp theo định dạng cơ sở dữ liệu hoặc dùng bảng thì Python là lựa chọn đúng đắn nhất.

    JavaScript được sử dụng làm ngôn ngữ lập trình trong tất cả các trình duyệt web và HTML. Đây là ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa vào đối tượng phát triển có sẵn hoặc tự định nghĩa ra. Hầu hết các công việc tập trung vào các máy chủ và trung tâm thu thập thông tin và sau đó lưu trữ dữ liệu.

    Swift là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo các ứng dụng cho thiết bị iOS của MacOS hoặc Apple. Nếu bạn muốn tương tác với iPhone, Ipad và hệ thống trung tâm thì Swift là cách duy nhất. Swift là ngôn ngữ lập trình dành riêng cho iOS và OS X do chính Apple phát triển với định hướng đơn giản hơn việc lập trình cũng như thay thế dần người anh cũ kỹ Objective-C và là một mảnh ghép trong sứ mệnh khép kín hệ sinh thái của Apple. Swift có thể làm việc liền mạch với Objective-C nên ta có thể viết ứng dụng bằng cả 2 ngôn ngữ.

    Đây là ngôn ngữ lập trình phổ biến trong giới lập trình website, có gần 1/3 website trên toàn thế giới sử dụng nền tảng của PHP, có thể kể đến các ông lớn được xây dựng bằng PHP như Facebook, Yahoo, WordPress,…Hiện nay, lập trình viên PHP đang được khá nhiều các công ty săn đón, điều đó cho thấy nhu cầu việc làm PHP đang ngày càng tăng cao.

    PHP có thể biến điều thấp nhất của internet thành một máy chủ web đầy đủ. Với sự trợ giúp của PHP, các ứng dụng được phát triển bằng Dữ liệu GPS từ các thiết bị IoT.

    Trên đây là các ngôn ngữ lập trình web phổ biến trong thời đại IoT, ngoài ra vẫn còn một số ngôn ngữ phổ biến khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm như: SQL, C#, Ruby On Rails, CSS, Visual Basic, Perl,…Tất cả các ngôn ngữ đều bổ trợ và góp phần mang lại sự tiện lợi hơn trong công việc của bạn.

     Chúc bạn thành công!

    10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới | Công nghệ

    Theo Business Insider, GitHub là trung tâm phát triển các dự án phần mềm mà các nhà phát triển có thể tìm kiếm và đóng góp. Nền tảng có hơn 3,1 triệu nhà phát triển và 2,1 triệu tổ chức tham gia. Báo cáo Octoverse thường niên của GitHub đưa ra nhiều thông tin hay về hoạt động nội bộ giới phát triển phần mềm.

    GitHub sắp được Microsoft mua lại với giá 7,5 tỉ USD và đang tăng trưởng nhanh chóng. Chỉ trong năm qua, nền tảng đón thêm 8 triệu người dùng mới, nhiều hơn tổng số người dùng mới trong 6 năm liền trước cộng lại. GitHub phát triển nhanh ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nigeria, Brazil.

    Dưới đây là các ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng nhiều nhất thế giới, theo GitHub.

    10. Ruby

    Riby là ngôn ngữ lập trình năng động, mã nguồn mở tập trung vào sự đơn giản. Nó được dùng để xây dựng một số ứng dụng mà chúng ta dùng mỗi ngày. Khung ứng dụng web phổ biến Ruby on Rails được triển khai bằng Ruby. Các ứng dụng như Twitch, SoundCloud, Hulu, Zendesk, Square và GitHub được xây dựng với Ruby on Rails.

    9. C

    C là ngôn ngữ cũ, nhưng tốt. Đây là một trong nhựng lựa chọn lâu đời nhất, được phát minh vào thập niên 1970. Thậm chí ngày nay, C vẫn là một trong các ngôn ngữ lập trình được dùng rộng rãi nhất mọi thời đại.

    8. Shell

    Hệ thống Shell là chương trình máy tính được thiết kế để hướng dẫn hệ điều hành chạy các lệnh nhất định. Nó có thể thao tác các tập tin, thực thi chương trình và nhiều hơn nữa. Ngôn ngữ này đặc biệt phổ biến với các quản trị viên hệ thống.

    7. TypeScript

    TypeScript được mô tả như JavaScript được thêm sức mạnh. Với cú pháp và ngữ nghĩa tương tự, nó liên quan chặt chẽ đến JavaScript, có thể hỗ trợ nhiều ứng dụng quy mô lớn. Ngôn ngữ này do Microsoft tạo ra và đang dần phổ biến, tăng hạng từ vị trí thứ 11 hồi năm ngoái lên vị trí thứ 7 năm nay.

    6. C#

    C# phát âm là C Sharp, cũng được Microsoft phát triển và dùng để xây dựng ứng dụng, phần mềm doanh nghiệp cho khách hàng doanh nghiệp. Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng này tương tự như Java.

    5. C++

    C++ xuất phát từ thập niên 1970, thường được dạy trong các khóa học khoa học máy tính mới bắt đầu. C++ giờ vẫn là một trong các ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất, vì nó là ngôn ngữ cốt lõi trong nhiều hệ điều hành, trình duyệt và trò chơi.




    10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới - ảnh 1

    4. PHP

    PHP được dùng để tạo các trang web năng động, có khả năng tương tác. Nhiều web lớn như Facebook và Yahoo xây dựng bằng PHP, song nhà phát triển từ lâu chế nhạo đây là ngôn ngữ lập trình tệ nhất thế giới.

    3. Python

    Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao và một trong những ngôn ngữ phát triển nhanh nhất thế giới. Dễ dàng để bắt đầu với Python, song nó thường được dùng cho trình độ lập trình cấp cao hơn như học máy hoặc phân tích dữ liệu. Nhiều người cho rằng Python là ngôn ngữ cực kỳ linh hoạt.

    2. Java

    Java là ngôn ngữ hướng đến đối tượng, do Sun Microsystems (hãng thuộc sở hữu của Oracle) tạo ra. Java được dùng cho các cơ sở dữ liệu, phát triển ứng dụng Android. Nó là ngôn ngữ lập trình “phụ trợ” cho web, ứng dụng desktop và nhiều thứ khác. Java vô cùng phổ biến, được xem là một trong những cách ổn định và đáng tin cậy nhất để xây dựng hệ thống lớn.

    1. JavaScript

    JavaScript là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên GitHuv, với thành viên đóng góp trong cả các kho công cộng lẫn riêng tư, trong tổ chức với mọi quy mô từ khắp nơi trên thế giới. Đây là ngôn ngữ lập trình đứng sau nhiều web, được dùng để xây dựng các plugin và website tương tác. Dù có chữ “Java” trong tên gọi nhưng thực tế, nó ít liên quan đến Java.

    7 ngôn ngữ lập trình cơ bản và chuẩn nhất cho người mới nhập môn

    Lựa chọn ngôn ngữ lập trình cơ bản để học là yếu tố vô cùng quan trọng nếu bạn quyết tâm theo đuổi nghề lập trình. Bởi vì mỗi ngôn ngữ lập trình đều sẽ có những điểm nổi bật và những mặt hạn chế riêng.

    7 ngôn ngữ lập trình cơ bản và chuẩn nhất cho người mới nhập môn

    1. Ngôn ngữ lập trình cơ bản Python

    Ra đời năm 1989, Python được xem là một trong những ngôn ngữ học lập trình cơ bản phổ biết nhất hiện nay.

    Điểm nổi bật của Python

    Hình thức của Python tương đối sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, ngắn gọn. Nó có thể áp dụng được trên nhiều nên tảng hệ điều hàng khác nhau như UNIX, MS – DOS, Mac OS, Windows, Linix và các OS khác thuộc họ Unix.

    Mức độ tương thích mạnh mẽ cùng với Unix, hardware, third-party software cũng là một điểm cộng của Python. Hiện nay, có đến 400 triệu người sử dụng nó, tốc độ xử lý cực hiệu quả, dễ dàng tạo ra được những chương trình từ script siêu nhỏ cho đến phần mềm cực lớn như Biender 3D.

    >>> Tìm hiểu ngay: Ứng dụng python tuyệt vời như thế nào trong thực tế?

    Ngôn ngữ lập trình cơ bản Python

    Hạn chế của Python

    Ngôn ngữ lập trình cơ bản Python có nhược điểm lớn nhất là không có các thuộc tính như protected, private hay  public, không có các vòng lặp do while và switch….case. Và cuối cùng, dù nó có tốc độ xử lý nhanh hơn PHP thì cũng không thể sánh bằng Java hay C++.

    2. Ngôn ngữ lập trình cơ bản PHP

    PHP là từ được viết tắt từ Hypertext Preprocessor, đây là một ngôn ngữ của lập trình có thể thực hiện kích bản hoặc là đưa ra một loại mã lệnh mà được dùng chủ yếu trong việc phát triển những ứng dụng có liên quan đến việc viết cho máy chủ; mã nguồn mở hay là mục đích tổng quát.

    Điểm nổi bật của PHP

    PHP được dùng bằng mã nguồn mỡ, có thể chạy được trên cả Apache và IIS. So với ASP.NET thì nó phổ biến nhiều hơn, điều đó được minh chứng bằng các website thiết kế ngôn ngữ PHP hiện nay. Một khi đã biết được HTML, C, bạn hoàn toàn có thể đọc được ngôn ngữ lập trình này, nó cũng dựa vào XAMP nên không quá khó khăn trong việc cấu hình.

    >>> Tìm hiểu về lập trình web PHP? Học lập trình web PHP có khó không

    Lập trình ngôn ngữ PHP

    Hạn chế của PHP

    Điểm trừ lớn nhất của nó đó là mã nguồn không đẹp, bên cạnh đó nó chỉ chạy được trên ứng dụng website mà thôi.

    3. Ngôn ngữ lập trình cơ bản Java

    Ra đời sau Python, cụ thể là vào năm 1991, song ngôn ngữ lập trình này vẫn nhanh chóng lan rộng ra khắp nơi trên thế giới.

    Điểm nổi bật của Java

    Ưu điểm lớn nhất của Java chính là sử dụng mã nguồn mở, dễ dàng chạy trên Apache hoặc IIS. Mã nguồn của nó cũng tương đối rõ ràng, được tách riêng biệt với giao diện HTML. So với PHP và ASP nó chạy chậm hơn, tuy nhiên người lập trình có thể cải thiện được tốc độ của nó thông qua hardware.

    Ngôn ngữ lập trình cơ bản Java

    Một ưu điểm khác nữa đó là visual studio có thể dễ dàng sinh ra mã, giúp tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho việc lập trình web. Nếu ai đó đã biết HTML, C+ thì tương đối dễ học, bạn cũng có thể sử dụng PHP, Ruby để gửi. Ngoài ra, nó dựa vào XAMP + Tomcat plugin nên việc cấu hình là khá dễ dàng, đi cặp với Oracle.

    >>> Những điều thú vị về ngôn ngữ lập trình Java có thể bạn chưa biết?

    Ngoài Linux thì ngôn ngữ lập trình Java còn có thể hoạt động được trên IIS – Windows. Nếu không có Java Studio thì để viết code có thể sử dụng Eclipse, NetBean …Nó hoàn toàn tương thích với mọi nền tảng, đảm bảo sự an toàn, mạnh mẽ, cú pháp mạch lạc và trong sáng.

    Hạn chế của Java

    Tốc độ của Java hơi chậm nhưng vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được. Việc Config nhiều cũng dễ làm beginet, vậy nên nhiều người hay cân nhắc trước khi lựa chọn nó.

    4. Ngôn ngữ lập trình cơ bản Ruby

    Ruby là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dynamic, mã nguồn mở được phát triển bởi nhà khoa học máy tính người Nhật Bản là Yukihiro Matsumoto vào những năm 90s của thế kỷ trước, điều đó khiến cho nó trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình tuổi đời còn ít nhưng lại được sử dụng rộng rãi.

    Điểm nổi bật của Ruby

    Ngôn ngữ lập trình cơ bản Ruby có mã nguồn mở, hoạt động trên nhiều nền tảng và có thể nhúng vào HTML. Ngôn ngữ cấp cao, cung cấp các phương pháp đóng gói dữ liệu trong các đối tượng, OOP tinh khiết (Lập trình hướng đối tượng). Kỹ thuật chuỗi và văn bản thao tác siêu tiên tiến. Có thể dễ dàng kết nối với DB2, MySQL, Oracle, và Sybase. Các chương trình lớn và mở rộng cao dễ dàng được bảo trì. Có một cú pháp sạch sẽ và dễ dàng cho phép các nhà phát triển mới để tìm hiểu Ruby rất nhanh chóng và dễ dàng. Có khả năng viết các ứng dụng đa luồng với một API đơn giản. Cú pháp linh hoạt, chuỗi xử lý mạnh mẽ, tính năng bảo mật tốt.

    Ngôn ngữ lập trình cơ bản Ruby

    Hạn chế của Ruby

    Việc học ngôn ngữ Ruby có thể khó khăn do thiếu nguồn thông tin, tài liệu. Thời gian xử lý chậm hơn (thời gian CPU) so với các ngôn ngữ lập trình khác và ngôn ngữ lập trình phát triển và cập nhật chậm hơn.

    5. Ngôn ngữ học lập trình cơ bản C/C++

    Là ngôn ngữ hướng đối tượng được xây dựng dựa trên “ông tổ” là ngôn ngữ C. C++  quả thực khá phổ biến và phát triển trên thế giới, đã có rất nhiều ứng dụng được viết bởi nó như Microsoft Windows, Google Chrome, Photoshop, PDFReader…. Hay các tựa game nổi tiếng như AOE, Counter Strike hay Call Of Duty…Đặc biệt, ngôn ngữ C++ cũng tác động khá nhiều đến những ngôn ngữ lập trình khác như C# và Java.

    Điểm nổi bật của C/C++

    Ngôn ngữ này có thể sử dụng ở khắp mọi nơi, nó cũng được kế thừa những ưu điểm vượt trội của ngôn ngữ C như sự uyển chuyển, tương thích nhiều với các thiết bị phần cứng.

    Ngôn ngữ C++ cũng tương đối ít từ khóa, khá tiện lợi cho người học và người dùng. Cấu trúc module cho phép dùng nhiều lần các chương trình con dưới dạng các hàm. Có nhiều thư viện sẵn giúp cho việc thêm các chức năng dễ dàng.

    >>> Học lập trình từ con số 0, bạn cần trang bị 3 điều tưởng cũ mà mới sau!

    Ngôn ngữ lập trình C/C++

    Hạn chế của C/C++

    Điểm trừ lớn nhất của ngôn ngữ này là khá khó học, chương trình chạy cũng chậm hơn chương trình trong C. Ngoài ra, nó tương tác ngược với C nên hạn chế khả năng của nó.

    6. Ngôn ngữ lập trình JavaScript

    Để kể danh sách các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay không thể không kể đến JavaScript.

    Điểm nổi bật của JavaScript

    Ngôn ngữ lập trình này hoàn toàn miễn phí, dễ học, thiết kế của nó cũng hoàn toàn độc lập với hệ điều hành. Nó có thể dễ dàng chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào miễn có trình duyệt hỗ trợ JavaScript. Bên cạnh đó Javascript cũng dễ dàng tương tác, điều khiển, hạn chế tối đa việc xử lý từ server.

    Khi bạn đã nắm vững kiến thức Javascript thì nó có thể mang lại tính hữu dụng cao về sau, dễ dàng tiếp thu thêm những công nghệ mới gói gọn trong ngôn ngữ như Ajax , Atlas ….

    Ngôn ngữ lập trình JavaScript

    Hạn chê của JavaScript

    Ngoài những ưu điểm trên thì JavaScript cũng có những điểm hạn chế như Javascript không có trình biên dịch riêng như một số ngôn ngữ khác, nó phải được biên dịch và chạy trên trình duyệt hỗ trợ nó. Do vậy, nếu như trình duyệt không hỗ trợ hoặc không bật Javascript thì nó sẽ không chạy được. Việc sử dụng nó cũng có thể làm cho ứng dụng web của bạn trở nên nặng nề hơn, bảo mật kém và không thể giấu mã.

    7. Lập trình ngôn ngữ cơ bản ASP.NET

    Điểm nổi bật của ASP.NET

    Có thể nói, mã nguồn này là rõ ràng nhất, nó được tách riêng cùng với giao diện HTML, chạy với tốc độ nhanh hơn cả PHP. Visual Studio của ASP.NET hoàn toàn có thể sinh ra mã để rút ngắn thời gian hơn nữa cho code. Bạn cũng có thể sử dụng C#, VB hay managed C++. Liên kết cùng với MSSQL, Oracle.

    Nhược điểm của ASP.NET

    Khi sử dụng ngôn ngữ lập trình này đồng nghĩa với việc bạn không thể nào chạy được trên Linux. Ngoài ra, nếu không có visual studio thì cũng khó mà viết cod được.

     src=

    Hy vọng qua bài viết trên của MindX  bạn sẽ lựa chọn được cho mình một ngôn ngữ lập trình cơ bản phù hợp nhất với bạn thân khi quyết định học lập trình. Chúc các bạn thành công!

    MindX – Tiền thân là Techkids – Coding School, MindX là trường học chuyên khóa học lập trình web cơ bản, nâng cao. MindX đã có hơn 5000 học viên hiện đang học tập cũng như làm việc tại hơn 15 quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.

    Đặc biệt hơn hết, ở MindX các khóa học còn được chia ra theo từng đội tuổi và trình độ, giúp các học viên có thể phá huy và tận dụng hết năng lực của mình dưới sự hướng dẫn của các giảng viên cùng với giáo trình giảng dạy phù hợp nhất với những giờ thực hành thật sự bổ ích.

    Ngôn ngữ lập trình là gì? Tại sao cần phải có ngôn ngữ lập trình?

    Ngôn ngữ lập trình là gì?

    Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ của máy tính, thuộc về hệ thống. Khi giao tiếp giữa con người với con người, chúng ta sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói theo khu vực, quốc gia và được phân biệt bằng các câu từ, ngữ điệu. Tuy nhiên, đối với các hệ thống xử lý bằng máy tính, phần mềm, bạn sẽ cần một ngôn ngữ khác để điều hành, khiến cho các thiết bị này “hiểu” và hoạt động theo các mong muốn của bạn. Đó chính là các ngôn ngữ lập trình.

     width=

    Ngôn ngữ lập trình được ký hiệu hóa để miêu tả những tính toán (qua máy tính) trong một dạng mà cả con người và máy đều có thể đọc và hiểu được.

    Một ngôn ngữ lập trình phải thỏa mãn được hai điều kiện cơ bản sau:

    1. Dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình, để có thể dùng để giải quyết nhiều bài toán khác nhau.
    2. Miêu tả một cách đầy đủ và rõ ràng các tiến trình (tiếng Anh: process), để chạy được trên các hệ máy tính khác nhau.

     width=

    Ngôn ngữ lập trình cũng chính là một chương trình, và đôi khi người ta sử dụng nó để viết nên các chương trình khác. Văn bản được viết bằng ngôn ngữ lập trình để tạo nên chương trình được gọi là mã nguồn.

    Ba loại ngôn ngữ lập trình cơ bản

    Theo chiều dài của thời gian và sự phát triển của công nghệ, ngôn ngữ dành cho lập trình có thể được chia làm các loại cơ bản sau đây.

    Ngôn ngữ máy (machine language) 

    Ngôn ngữ máy (machine language) là các yêu cầu được viết dưới dạng nhị phân, can thiệp trực tiếp vào trong các mạch điện tử. Chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy thì có thể được thực hiện ngay không cần qua bước trung gian nào. Tuy nhiên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình này thì người dùng dễ gặp sai sót, cồng kềnh và khó đọc, khó hiểu vì toàn những con số 0 và 1.

     width=

    Hợp ngữ (assembly language)

    Hợp ngữ được thiết kế để máy tính trở nên thân thiện hơn với người sử dụng và cải thiện đáng kể các khuyết điểm đã có của ngôn ngữ máy (khó hiểu, dễ sai sót).

    Hợp ngữ chứa “phép toán giả”, tức là ta có thể biểu biễn mã phép toán dưới dạng phát biểu (hay còn gọi là câu lệnh) thay vì dưới dạng nhị phân. Các câu lệnh bao gồm hai phần: Phần mã lệnh (viết tựa tiếng Anh) chỉ phép toán cần thực hiện và phần tên biến chỉ địa chỉ chứa toán hạng của phép toán đó.

    Ngôn ngữ cấp cao (High level language)

    Ngôn ngữ cấp cao (High level language) là loại ngôn ngữ được tạo ra và phát triển dựa trên nhận thức và các yêu cầu của thể của người lập trình, trong khi các hệ thống, phần mềm vẫn có thể hiểu và thực hiện theo ý của họ. Ngôn ngữ cấp cao rất gần với ngôn ngữ con người (Anh ngữ) và chính xác như ngôn ngữ toán học.

    Chính vì những ưu điểm của loại ngôn ngữ mới này mà lĩnh vực lập trình trở nên phổ biến, dễ tìm hiểu, đưa các ngành nghề liên quan đến công nghệ số trở thành một xu hướng thời thượng được nhiều người đầu tư và tìm hiểu.

    Tại sao cần phải có ngôn ngữ lập trình?

    Ngôn ngữ lập trình đóng vai trò quan trọng đối với công nghệ phần mềm, thiết kế website và các ngành nghề liên quan khác. Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, mọi thứ đều được mã số hóa và chia sẻ, lưu trữ trên Internet. Do đó, việc sử dụng các loại ngôn ngữ dễ hiểu, có khả năng diễn đạt và điều hành hệ thống dễ dàng là cực kì quan trọng đối với bất cứ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào.

     width=

    Khi tìm hiểu sâu và biết nhiều về các loại ngôn ngữ khác nhau, các lập trình viên ngày nay có thể xác định được loại ngôn ngữ nào phù hợp với dự án, loại hệ thống nào mà họ đang xử lý.

    Chẳng hạn, bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ Java cho các dự án lập trình truyền thông, hay hướng lập trình logic cho các dự án về trí tuệ nhân tạo.

    Mặt khác, đối với các công ty mới startup hay các doanh nghiệp có định hướng phát triển sâu hơn trong tương lai ở môi trường trực tuyến, việc làm chủ dữ liệu là rất quan trọng. Và việc thành thạo các ngôn ngữ lập trình cho phép các lập trình viên có thể thay đổi công nghệ họ đang làm việc, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng ở mức cao cấp, giúp làm tăng giá trị của họ trong mắt nhà tuyển dụng, và giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

    “Mỗi công ty đều có quyền truy cập vào một mỏ vàng về thông tin khách hàng từ các phân tích, mạng xã hội, các thông tin hoạt động… Thách thức trong việc quản lý những thông tin đó là phát triển một quá trình trích xuất những dữ liệu có giá trị cao và hành động một cách nhanh chóng, thông qua các ngôn ngữ lập trình, thao tác lập trình chuẩn xác” –  Jad Meouchy CTO, công ty Osurv Mobile Research

    —

    WEBSOLUTIONS – THIẾT KẾ WEB CHUYÊN NGHIỆP 

    Địa chỉ: 225 Broadway Suite 680 New York, NY 10007, United States.
    Việt Nam: 0886.02.02.02
    New York: +1 (347) 983-2947



    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...