Lịch Sử Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng chủ biên (Tái bản lần 1); Nhà xuất bản: NXB Thế giới
“Lịch sử Nhật Bản” do PGS Nguyễn Quốc Hùng chủ biên với sự tham gia của PGS Đặng Xuân Kháng, PGS Nguyễn Văn Kim và TS Phan Hải Linh là cuốn lịch sử Nhật Bản đầu tiên do Bộ môn Nhật Bản học của Khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, tổ chức biên soạn.
Cuốn “Lịch sử Nhật Bản” được biên soạn trên cơ sở tham khảo 165 công trình khoa học, trong đó có 90 đơn vị tiếng Việt, 36 đơn vị tiếng Anh và 39 đơn vị tiếng Nhật. Các tác giả rất coi trọng việc tham khảo trực tiếp tài liệu tiếng Nhật để cố gắng sử dụng một số tư liệu gốc và cập nhật những thành tựu nghiên cứu của các học giả Nhật Bản.
Các tác giả đã trình bày một cách hệ thống toàn bộ tiến trình lịch sử Nhật Bản từ thời tiền sử, sơ sử cho đến hiện nay, kèm theo một số bản đồ và ảnh minh họa cần thiết. Các chương mục không máy móc phân chia theo các hình thái kinh tế xã hội hay theo hệ thống thuật ngữ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện tại mà nội dung có những thời kỳ chưa dễ xác định rõ ràng và có những khác biệt so với lịch sử phương Tây.
Nguyên tắc phân chia các thời kỳ lịch sử trong sách là căn cứ theo những đặc trưng cơ bản về văn hoá, chính trị của mỗi thời kỳ như: thời kỳ nguyên thủy, thời kỳ quốc gia cổ đại và nhà nước luật lệnh, thời kỳ Heian, thời kỳ Kamakura, thời kỳ Muromachi, thời kỳ Azuchi Momoyama – Edo, thời kỳ Minh Trị duy tân và sự hình thành quốc gia cận đại, thời kỳ 1914 – 1945, thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuối sách có một chương dành cho Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản truyền thống và hiện đại.
Bố cục các chương mục theo phân kỳ lịch sử như vậy là hợp lý, khoa học, vừa phản ánh quan điểm chung của nhiều học giả Nhật Bản và phù hợp với một giáo trình của Việt Nam.
Giáo sư sử học Phan Huy Lê
Lịch sử Nhật Bản sang trang: Nhật Hoàng mới, triều đại mới | Lao Động Online | LAODONG.VN
Nhật Hoàng Akihito thoái vị, sẽ nhường ngôi vào ngày 30.4, chấm dứt triều đại Heisei (Bình Thành) kéo dài 30 năm qua. Ngay hôm sau, Thái tử Naruhito đăng quang, trở thành Nhật Hoàng thứ 126 của Nhật Bản, mở ra thời kỳ mới với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa).
“Luồng gió mới thổi vào thời đại mới”
Thái tử Naruhito sinh ngày 23.2.1960, con trai đầu lòng của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, sẽ trở thành Nhật Hoàng thứ 126 của Nhật Bản từ 1.5.
Từ khi chào đời đến năm 28 tuổi của Thái tử Naruhito là thời kỳ do ông nội – Thiên hoàng Chiêu Hòa Hirohito trị vì. Thiếu thời của ông có nhiều khác biệt so với Nhật Hoàng Akihito – là Thái tử từ khi sinh ra và chính thức gánh vác các trọng trách hoàng gia từ năm 18 tuổi. Thái tử Naruhito sống với cha mẹ và em trai Fumihito (Hoàng tử Akishino) đến năm 30 tuổi trong khi các Thiên hoàng Akihito, Chiêu Hòa và Đại Chính đều bị tách khỏi cha mẹ để nuôi dạy trở thành quân vương từ sớm.
Tên của Thái tử Naruhito gồm các từ mang ý nghĩa “nhân từ”, “đức độ” trong tiếng Nhật. Ông tốt nghiệp ngành lịch sử Đại học Gakushuin, Tokyo và có bằng tiến sĩ luật dân sự Đại học Oxford, Anh. Vợ Thái tử Naruhito là Công nương Masako, 55 tuổi và cặp đôi có một con gái, Công chúa Aiko, 17 tuổi.
Trong cuộc họp báo tháng 2.2019, Thái tử Naruhito cho biết đã học hỏi cha mẹ về cách thức đảm nhận vai trò Thiên hoàng. “Tôi đã khắc sâu trong tâm trí của mình cách hành xử của bậc quân vương và sự chuẩn bị tinh thần hướng tới những nhiệm vụ chính thức của họ. Tôi sẽ nỗ lực cải thiện bản thân khi đảm nhận vai trò” – ông nói.
Cùng với đó “như những cơn gió mới thổi qua mỗi thời đại, vai trò của hoàng tộc đã thay đổi. Tôi muốn tiếp tục duy trì những truyền thống đã được truyền lại từ thời cổ đại, đồng thời theo đuổi vai trò lý tưởng mà gia đình hoàng gia nên đảm nhận trong tương lai” – ông nói.
Hoàng thất Nhật Bản thay đổi sau kế vị
Kể từ thời kỳ Minh Trị năm 1868, có điều khoản quy định để ngăn chặn quyền lực kép, Thái tử chỉ kế vị khi Thiên hoàng đã qua đời. Việc Nhật Hoàng Akihito thoái vị nhường ngôi ngày 30.4 là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản trong vòng 200 năm.
Tước hiệu của Nhật Hoàng Akihito sau thoái vị là Joko và Hoàng hậu Michiko là Jokogo. Cựu Nhật Hoàng vẫn giữ địa vị hoàng gia và tiếp tục được gọi là Heika hay “Bệ hạ” nhưng sẽ ngừng các nhiệm vụ chính thức.
Sau khi nghỉ hưu, Nhật Hoàng và Hoàng hậu vẫn được giữ mức sinh hoạt phí, an ninh và di chuyển hiện tại nhưng có một số thay đổi đáng kể. Nơi cư trú sau thoái vị của Nhật Hoàng Akihito là Cung điện Togu ở khu Akasaka, Tokyo – vốn là nơi ở hiện tại của Thái tử Naruhito. Cung điện sẽ được đổi tên thành Cung điện Hoàng gia Sento nghĩa là “nơi ở của joko”. Tân Nhật Hoàng và gia đình sẽ chuyển đến Cung điện Hoàng Gia.
Các nguồn tin của Mainichi Shimbun cho hay, động thái này được đề xuất để hạn chế chi phí. Khi Nhật Hoàng Akihito tiếp quản ngai vàng, Cung điện Fukiage Omiya – nơi ở của Thiên hoàng Chiêu Hòa tiếp tục là nơi ở của Hoàng hậu Kojun vào tháng 1.1989. Do đó, Nhật Hoàng Akihito cùng gia đình tiếp tục ở khu Akasaka đến năm 1993 cho tới khi Cung điện Hoàng Gia hiện tại được xây dựng với chi phí khoảng 5,6 tỉ yen hoàn tất.
Việc Thái tử Naruhito lên ngôi sẽ đưa Hoàng tử Akishino, thành người đứng đầu hàng thừa kế ngai vàng với tước hiệu Koshi. Hoàng tử 53 tuổi được xem như Thái tử – tiếp quản các nhiệm vụ hiện tại của Thái tử Naruhito, và hưởng trợ cấp gấp 3 lần.
Ngoài Hoàng tử Akishino, những thành viên hoàng tộc có đủ điều kiện thừa kế ngai vàng chỉ còn: Hoàng tử Hitachi – em trai Nhật Hoàng Akihito – 83 tuổi và Hoàng tử Hisahito – 12 tuổi, con trai duy nhất của Hoàng tử Akishino.
Lễ nghi thoái vị và đăng quang
Lễ thoái vị của Nhật Hoàng Akihito chiều tối 30.4 với sự hiện diện của Thủ tướng và các chính trị gia cấp cao. Lễ thoái vị tiến hành tại Seiden-Matsu-no-Ma – căn phòng dành cho các sự kiện có tầm quan trọng tối cao ở Cung điện Hoàng gia. Thủ tướng Nhật Bản phát biểu nêu lý do việc thoái vị đồng thời bày tỏ lòng biết ơn với Nhật Hoàng Akihito. Sau đó, Nhật Hoàng Akihito sẽ có bài phát biểu cuối cùng với tư cách Thiên hoàng.
Ngay sáng hôm sau, con trai cựu Nhật Hoàng – Thái tử Naruhito sẽ bước vào căn phòng này, nhận các bảo vật trong “Tam chủng thần khí”. Theo The Guardian, để đảm bảo tính linh thiêng, những bảo vật đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ Nhật Hoàng sẽ tiếp tục được để trong những chiếc hộp khi chuyển giao cho tân Nhật Hoàng.
Tân Nhật Hoàng sẽ có bài phát biểu đầu tiên trước thủ tướng, chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện và Chánh án Tòa án tối cao Nhật Bản cùng với nhiều nhân vật khác trong buổi lễ sáng 1.5.
Tuy nhiên, tới mùa thu (ngày 22.10) lễ “sokuirei seiden no gi” (lễ lên ngôi) công bố việc Thái tử Naruhito lên ngôi trước các quan khách trong và ngoài nước mới được tổ chức. Các bữa tiệc “kyoen no gi” mừng lễ đăng quang của tân Nhật Hoàng được tổ chức cùng ngày và các ngày sau đó.
Lịch sử kiến trúc truyền thống Nhật Bản
(Xây dựng) – Kiến trúc Nhật Bản có lịch sử khác biệt so với kiến trúc phương Tây với nhiều sự thay đổi qua nhiều thế kỷ.
Ngôi chùa Todaiji, Nara. (Ảnh: Japan Guide)
Kiến trúc Nhật Bản có lịch sử lâu đời và phong phú mang đậm nét nghệ thuật và văn hóa độc đáo của người Nhật Bản. Kiến trúc Nhật Bản chịu sự ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng lại đi theo hướng riêng biệt ở một số khía cạnh như: tận dụng vật liệu xây dựng sẵn có và định hướng chức năng của các tòa nhà.
Lịch sử kiến trúc Nhật Bản đánh dấu sự khác biệt bắt đầu vào khoảng năm 57 trước Công nguyên. Trước thời điểm này, những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản được xây dựng từ gỗ với sàn đất và rất ít có sự khác biệt ở các địa phương.
Kiến trúc Nhật Bản cho đến khoảng năm 660 sau Công nguyên bị ảnh bởi kiến trúc Hàn Quốc. Các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu đá và gỗ. Phần lớn những công trình này đã biến mất từ rất lâu, hiện chỉ còn lại trên bản thảo và tranh vẽ. Gỗ là vật liệu quan trọng nhất trong kiến trúc Nhật Bản bởi những đảo núi lửa ở quốc gia này có rất ít đá thích hợp cho xây dựng.
Đền thờ Ise. (Ảnh: Asia Strange News)
Những công trình nổi bật nhất của các kiến trúc sư Nhật Bản thời kỳ này là các đền thờ. Mặc dù chúng đã bị phá hủy và xây dựng lại sau 2 thập kỷ, việc xây dựng lại vẫn hoàn toàn trung thành với thiết kế ban đầu, đảm bảo không có sự thay đổi quá nhiều theo thời gian. Những công trình này phần lớn được xây dựng từ gỗ và thường có những khu vườn nhỏ xinh bên cạnh.
Phong cách của những đền thờ thời điểm này cũng ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc nội địa thậm chí thiết kế tháp và vật liệu xây dựng hiện đại. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến kiến trúc phương Tây với điển hình là kiến trúc sư nổi tiếng Frank Wright đã sử dụng làm cơ sở cho những công trình của mình.
Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới đến đầu thế kỷ thứ 7, kiến trúc Nhật Bản bị chi phối bởi các cấu trúc bằng gỗ sớm trong các đền thờ do giới quý tộc xây dựng.
Giai đoạn kiến trúc Asuka và Nara là thời kỳ nở rộ của văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản. Thời kỳ Heian (thế kỷ thứ 9) là sự tiếp nối của thời kỳ này. Những ngôi đền bằng gỗ bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn hơn cùng với các phong cách thiết kế khác nhau.
Thời đại Kamakura và Muromachi được đặc trưng bởi thiết kế đơn giản hơn rất nhiều, phản ánh thực tế nền văn hóa mang đặc điểm của tầng lớp chiến binh Samurai. Sự phát triển lớn của thời kỳ này là việc xây dựng nhà uống trà bằng gỗ và có mái che.
Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng hiện đại hóa và ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây đã dẫn đến sự xuất hiện đáng kinh ngạc của những cấu trúc bê tông và kim loại như Tòa nhà Chính phủ tại thành phố Tokyo.
Những công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản mang nét đẹp độc đáo và hấp dẫn nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan và trải nghiệm.
Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở Nhật Bản được thiết kế như thế nào?
– Trong bài viết “Nhật Bản sắp bỏ thi trắc nghiệm trong tuyển sinh”trước đó, tôi đã giới thiệu sơ lược về Kì thi thứ nhất vào đại học được tiến hành bằng hình thức trắc nghiệm ở Nhật Bản.
Trong bài viết này tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về đề thi môn “Lịch sử Nhật Bản B” trong kì thi này. Liên quan đến môn Lịch sử, ở Nhật Bản học sinh THPT sẽ học các môn như: Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B. Trong kì thi thứ nhất vào đại học, các thí sinh sẽ lựa chọn môn thi phù hợp với yêu cầu của trường đại học mình muốn nộp đơn xét tuyển, tham dự kì thi thứ hai do trường tổ chức.
Kiểu đề thi
Đề thi lịch sử Nhật Bản do Trung tâm tuyển sinh quốc gia ra thường trải rộng từ thời nguyên thủy tới hiện đại. Theo các tác giả tài liệu “Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B” (NXB Kyogaku, 2016) thì đề thi môn lịch sử của trung tâm có thể phân ra làm 3 kiểu chủ yếu: Kiểu đề yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai, kiểu đề ghép nối và kiểu đề yêu cầu sắp xếp theo trật tự niên đại, thời đại.
Trong 3 kiểu đề trên thì kiểu đề yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai quan trọng nhất và cũng…khó nhất.
Trong kỳ thi chính thức năm 2006 đối với môn Lịch sử Nhật Bản B, tỉ lệ các câu hỏi trong bài thi phân theo ba kiểu đề nói trên như sau: Số câu yêu cầu sắp xếp theo trật tự niên đại, thời đại (11%), số câu yêu cầu ghép nối (61%), số câu yêu cầu chọn câu đúng-câu sai (28%).
Ở Nhật Bản nhiều người cũng nghĩ môn Lịch sử là môn có vẻ như chỉ yêu cầu học thuộc lòng.
Tuy nhiên, khi khảo sát các đề thi của trung tâm người ta thấy rằng các tác giả ra đề rất coi trọng việc đo đạc xem “thí sinh có hiểu chính xác hay không”.
Vì vậy các câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu đúng-câu sai trở thành trung tâm của đề thi. Trong kì thi chính thức của trung tâm năm 2016, ở môn Lịch sử Nhật Bản B có 28% tổng số câu hỏi là thuộc kiểu chọn câu đúng-câu sai (10/36 câu) và nếu tính thêm cả các câu yêu cầu ghép nối các câu đúng, câu sai thì tỉ lệ này tăng lên 64% (23/36 câu).
Dưới đây là một số câu hỏi trong đề thi phân theo 3 kiểu câu hỏi nói trên.
Kiểu 1. Câu hỏi yêu cầu lựa chọn câu đúng-câu sai (câu hỏi số 4 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)
Hãy lựa chọn câu văn trình bày chính xác về mối quan hệ đối với vùng phía Bắc trong số các câu từ 1 đến 4 dưới đây.
1. Mogami Tokunai đã thám hiểm hướng Shiberia.
2. Laxman đã cùng với Takadaya Kahee đến Nemuro.
3. Ino Tadataka đã đo đạc vùng bờ biển Ezochi
4. Rezanop cùng với Daikokuya Kodayu đã đến Nemuro
Đáp án: 2
Kiểu 2. Câu hỏi ghép nối
Kiểu này có ba dạng là “ghép nối từ-cụm từ”, “ghép nối các câu” và “ghép nối giữa thuật ngữ lịch sử với câu văn thuyết minh”.
Dạng 1: “Ghép nối từ-cụm từ” (Câu số 1 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)
Khi bước vào thời kì Heian, những quý tộc có thế lực đã thiết lập (a) và cho đệ tử của dòng họ nghỉ lại để tiện lợi cho việc học tập. Trong khi Đại học-Quốc học là cơ quan đào tạo quan lại thì Shugeishuchiin do (b) thành lập lại là nơi học tập của tăng lữ và dân chúng.
Câu hỏi: Hãy chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ 1 đến 4 để điền vào chỗ trống trên câu trên tạo ra câu văn chính xác.
1. a. Daigaku Besso b. Saicho
2. a. Daigaku Besso b. Kukai
3. a. Untei b. Saicho
4. a. Untei b. Kukai
Đáp án: 3
Dạng 2: “Ghép nối các câu” (câu hỏi số 6 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2004)
Các câu từ X đến Z dưới đây nói về xã hội và văn hóa nửa sau thế kỉ XV. Hãy chọn ra phương án đúng nhất trong số các phương án từ 1 đến 4
X. Ki-tô giáo truyền tới và lan rộng với trung tâm là Tây Nhật Bản.
Y. Bằng hoạt động truyền giáo của Nisshin, phái Nichiren đã mở rộng tới các địa phương ở Tây Nhật Bản với trung tâm là Kyoto.
Z. “Ứng an tân thức”, cuốn sách về quy tắc của Renka đã được biên soạn.
1. X đúng, Y đúng, Z sai
2. X sai, Y đúng, Z đúng
3. X đúng, Y sai, Z sai
4. X sai, Y đúng, Z sai
Đáp án: 4.
Dạng 3: “Ghép nối thuật ngữ lịch sử với câu văn thuyết minh:” (Câu số 4 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2015)
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong số các phương án từ 1 đến 4 ở dưới đây với tư cách là câu văn chính xác khi ghép nối câu văn X, Y viết về giao thông của vùng Tây Nhật Bản thời cận thế với các tên người tương ứng.
X. Kết nối Osaka với vùng Đông Bắc và xây dựng đường thủy tới phía Tây (hải vận).
Y. Đào sông Takase-gawa và có đóng góp cho sự phát triển của vận tải đường sông bằng thuyền trong vùng nội địa
a. Kawamura Zuiken b. Kinokuniya Bunzaemon c. Tanaka Shosuke
1. X-a Y-c
2. X-a Y-d
3. X-b Y-c
4. X-b Y-d
Đáp án: 2
Kiểu 3. Câu hỏi về sắp xếp trật tự niên đại, thời đại
Thông thường câu hỏi kiểu này sẽ đưa ra ba câu văn và yêu cầu thí sinh sắp xếp đúng theo trật tự niên đại. Ví dụ câu số 5 trong Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2009 như sau:
Hãy lựa chọn đáp án đúng trong các phương án từ 1 đến 6 với tư cách là sự sắp xếp chính xác theo trật tự niên đại từ xưa đến nay.
I. Chính đảng xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Nhật Bản ra đời và hô hào thực hiện bầu cử phổ thông.
II. Phong trào hộ hiến lần hai nổ ra
III. Tư cách nộp thuế trong quyền bầu cử đã hạ xuống mức trên 3 yên đối với thuế trực thu.
1. I-II-III
2. I-III-II
3. II-I-III
4. II-III-I
5. III-I-II
6. III-II-I
Đáp án : 2
Ngoài ra cũng có thể kể thêm một kiểu nữa được gọi là kiểu câu hỏi “lựa chọn đơn giản”. Số lượng các câu hỏi yêu cầu ghi nhớ thuần túy này chiếm số lượng rất ít trong đề thi. Ví dụ như câu số 5 trong Đề thi bổ sung môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2003 dưới đây:
Vào ngày 1/1/1946, Thiên hoàng đã ra tuyên bố
Câu hỏi: “Tuyên bố” được gạch chân ở trên gọi là gì? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các phương án từ 1 đến 4.
1. Sắc chỉ giáo dục
2. Tuyên bố quốc thể minh trưng
3. Tuyên ngôn độc lập
4. Tuyên ngôn Thiên hoàng là con người
Đáp án: 4
Nội dung đề thi
Đề thi bố trí các câu hỏi bao quát một phạm vi khá rộng. Vì vậy, nhìn ở phương diện nội dung có thể thấy các câu hỏi được thiết kế phân chia theo thời đại hoặc theo lĩnh vực.
Khi phân chia theo thời đại, thông thường các câu hỏi sẽ được tính toán để có cả câu hỏi về lịch sử theo chủ đề và các câu hỏi theo thời đại.
Từ năm 1997 trở lại đây, các câu hỏi đầu tiên trong bài thi thường là các câu hỏi về lịch sử theo chủ đề.
Các chủ đề thường được sử dụng trong 10 năm trở lại đây có thể được tổng hợp như dưới đây:
Kỳ thi chính thức | Kỳ thi bổ sung | |
2016 | Nhật ký với tư cách là sử liệu | |
2015 | Những người vượt biển | Các vấn đề liên quan đến mô hình sinh hoạt |
2014 | Các vấn đề liên quan đến bảo quản văn kiện lịch sử | Cái nhìn của người nước ngoài về Nhật Bản |
2013 | Lịch sử Hokkaido và Lịch sử Okinawa | Lịch sử kinh tế Nhật Bản nhìn từ Tokuseirei (Đức chính lệnh) |
2012 | Lịch sử Nhật Bản nhìn từ các di sản văn hóa | Lịch sử chiến tranh |
2011 | Lịch sử đèn chiếu sáng và nguồn năng lượng | Sự di động sang xu hướng kết hợp Thần đạo với Phật giáo |
2010 | Lịch sử võ sĩ | Nhật Bản trong lòng thế giới |
2009 | Sự thay đổi quy hoạch hành chính khu vực | Lịch sử Kyoto |
2008 | Lễ hội và tín ngưỡng ở đền thờ Thần đạo | Lịch sử chế độ thuế khóa |
2007 | Khảo sát di sản văn hóa | Tham quan học tập di tích ở vùng phía nam khu vực Kanto |
(Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.25)
Các câu hỏi còn lại sẽ phân chia thành câu hỏi về thời nguyên thủy-cổ đại, câu hỏi về thời trung thế, câu hỏi về thời cận thế, câu hỏi về thời cận-hiện đại.
Cũng có thể thấy các câu hỏi được thiết kế dựa trên ý đồ “rải đều” trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa, lịch sử kinh tế xã hội, lịch sử ngoại giao, các lĩnh vực khác.
Kĩ thuật thiết kế câu hỏi trong đề thi
Một đặc điểm nổi bật đáng chú ý của các câu hỏi được đưa ra trong kì thi do Trung tâm tuyển sinh quốc gia nói trên tổ chức là sự xuất hiện rất nhiều các sử liệu, tài liệu.
Các sử liệu được sử dụng ở đây không chỉ là sử liệu thành văn mà còn bao gồm cả bức ảnh chụp các tác phẩm mĩ thuật, bản đồ, biểu đồ-đồ thị, bảng biểu (ở Nhật người ta gọi những sử liệu này là “sử liệu thị giác”).
Ví dụ như trong câu hỏi số 2, Đề thi chính thức môn Lịch sử Nhật Bản B năm 2008 có dẫn ra sử liệu là đoạn trích tác phẩm “Nhật Bản linh dị kí”, được viết vào đầu thời Heian (794-1185) kèm các chú thích cần thiết từ đó đặt ra yêu cầu học sinh phải chọn ra một câu sai trong 4 câu được đưa ra với tư cách là kết quả có thể đọc được (suy luận) từ tư liệu nói trên.
![]() |
Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.32) |
Xu hướng sử dụng đoạn trích các tác phẩm với tư cách là sử liệu rất phổ biến trong những năm trở lại đây. Một số tác phẩm hay được trích là “Vạn diệp tập”, “Lưu Cầu quốc đồ”, “Tống thư”… những đoạn trích này nếu là cổ văn sẽ có thêm phần dịch sang ngôn ngữ hiện đại và các chú thích cần thiết.
Đề thi cũng sử dụng rất nhiều “sử liệu thị giác” (ảnh tác phẩm mĩ thuật, đồ thị, bảng biểu, bản đồ). Ví dụ câu hỏi số 4 trong Đề thi bổ sung năm 2004 có đưa ra bốn bức tranh đánh số từ 1 đến 4 và yêu cầu thí sinh lựa chọn ra bức tranh vẽ cảnh các thương nhân đang tiến hành phương pháp buôn bán mới có tên “Genkinkakenenashi”.
![]() |
(Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.34). |
Ngoài ra đề thi cũng sử dụng bản đồ, đồ thị, bảng biểu để yêu cầu thí sinh đọc hiểu, giải mã thông tin. Ví dụ câu hỏi số 6 Đề chính thức năm 2007 có đưa ra “Biểu đồ diễn tả sự di động dân số của thủ đô Tokyo, phủ Osaka, tỉnh Aichi trong 40 năm từ năm 1920-1960”. Từ đó đặt ra yêu cầu thí sinh chọn ra một câu sai trong số 4 câu được đưa ra dưới đây:
– Bối cảnh đằng sau sự suy giảm dân số trong năm 1945 là sự hư hại của các đô thị do hậu quả của chiến tranh.
– Sự suy giảm dân số của thủ đô Tokyo 1945 năm tương đương với sự gia tăng dân số trong những năm 1920-1944
– Dân số của phủ Osaka trong thời kì chiến tranh Thái Bình Dương có xu hướng giảm
– Thủ đô Tokyo và phủ Osaka trong suốt những năm 1950 vẫn chưa hồi phục được mức dân số trước chiến tranh
Đáp án: 4
![]() |
(Nguồn: Kỳ thi trung tâm- nghiên cứu các vấn đề quá khứ môn Lịch sử Nhật Bản B, NXB Kyogaku, 2016, tr.36) |
Như vậy, nhìn vào mô hình, nội dung và cách thức kĩ thuật của đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở Nhật Bản sẽ thấy đề thi chú trọng đến tư duy sử học và các phương pháp của sử học như phân tích, đọc hiểu, phê phán tư liệu.
Nó phản ánh chân thực lý luận mối quan hệ giữa sử học và giáo dục lịch sử không phải là mối quan hệ một chiều ở đó giáo dục lịch sử truyền đạt các thành tựu của sử học mà giáo dục lịch sử còn tích cực sử dụng các phương pháp của nhà sử học.
Nội dung lịch sử cũng trải rộng từ thời cổ đại đến hiện đại và bao trùm mọi lĩnh vực.
Từ đó có thể liên tưởng đến sự hiện diện của ba hình thái giáo dục lịch sử đang tồn tại trong trường học của Nhật là “lịch sử theo chủ đề” thông sử và “lịch sử lội ngược dòng” cũng như triết lý giáo dục lịch sử hướng đến “nhận thức lịch sử khoa học” và “phẩm chất công dân” mà người Nhật đang theo đuổi.
Lịch sử Nhật Bản: Thời kỳ Asuka,Thời kỳ Nara, Thời kỳ Heian
Thời kỳ Asuka:
Thời kỳ Asuka (飛鳥時代 | Phi Điểu thời đại) kéo dài từ năm 538 đến năm 710, mặc dù giai đoạn khởi đầu của thời kỳ này có thể trùng với giai đoạn cuối của thời kỳ Kofun. Thời kỳ Asuka được đặt theo tên vùng Asuka, cách thành phố Nara hiện giờ khoảng 25 km về phía nam. Quốc gia Yamato, ra đời trong thời kỳ Kofun, phát triển rất nhanh trong thời kỳ Asuka. Nhiều cung điện hoàng gia được xây dựng trong vùng ở thời kỳ này. Thời kỳ Asuka được biết đến với những thay đổi quan trọng về nghệ thuật, xã hội và chính trị. Những thay đổi này có nguồn gốc vào cuối thời Kofun, nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của sự xuất hiện của đạo Phật ở Nhật Bản. Phật giáo xuất hiện đánh dấu một thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản. Thời kỳ Asuka còn được phân biệt với các thời kỳ khác bởi sự thay đổi tên của quốc gia từ Oa quốc (Yamato) (倭) thành Nhật Bản (日本).[17]
Thánh Đức Thái tử (聖徳太子) phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp[22] và một hệ thống giai cấp chính thức. Thánh Đức Thái Tử quảng bá cho đạo Phật.[23] Một số chùa Phật giáo được xây dựng như Shitenno-ji (四天王寺, Tứ Thiên Vương tự), Horyu-ji (法隆寺, Pháp Long tự). Gia đình Soga (曽我, Tằng Ngã) trở nên quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara-no-Kamatari (藤原鎌足, Đằng Nguyên Liêm Túc) dưới quyền hoàng tử Naka-no-Oe (中大兄皇子, Trung Đại Huynh Hoàng Tử) lật đổ. Những cuộc vận động tranh giành quyền lực trong triều đình đã dẫn đến một cuộc lật đổ sự kiểm soát của dòng họ Soga vào năm 645. Cuộc lật đổ do Hoàng tử Naka no Oe và Nakatomi no Kamatari cầm đầu giành lại quyền kiểm soát triều chính từ tay gia đình Soga và mở đầu cho cuộc cải cách Taika (Taika no Kaishin), chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Ritsuryo (律令, Luật lệnh) dưới thời Thiên hoàng Thiên Vũ (天武, Temmu), sau này được cải tiến dưới thời Thiên hoàng Văn Vũ (文武, Mommu), cháu nội của ông.[24]
Dựa trên những thay đổi về mặt nghệ thuật, thời kỳ này có thể được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn Asuka (cho tới cải cách Taika), khi những nhân tố Phật giáo đầu tiên xuất hiện với ảnh hưởng từ Bắc Ngụy và Bách Tế, và giai đoạn Hakuho (từ sau cải cách Taika) khi những ảnh hưởng của nhà Tùy và nhà Đường bắt đầu xuất hiện.[25]
Thời kỳ Nara:
Thời kỳ Nara (奈良時代 | Nại Lương thời đại) kéo dài từ năm 710 đến năm 794.[26] Thiên hoàng Gemmei (元明天皇 Gemmei Tennō, Nguyên Minh Thiên Hoàng) đặt kinh đô tại Heijō-kyō (平城京, Bình Thành Kinh ngày nay là Nara). Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô của Nhật Bản cho đến khi Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇 Kammu Tennō, Hoàn Vũ Thiên Hoàng) đặt kinh đô tại Nagaoka-kyō (長岡京, Trường Cương Kinh) vào năm 784 trước khi di chuyển đến Heian-kyō (平安京, Bình An Kinh), hoặc Kyōto (京都, Kinh Đô), một thập niên sau vào năm 794.[27] Kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình của Trường An (長安, Tây An ngày nay, 西安), là kinh đô của nhà Đường, Trung Quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng lưu Nhật Bản đã lấy người Trung Quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhập chữ viết của Trung Quốc (Nhật Bản: kanji, 漢字, Hán tự) và Phật giáo.[28]
Thiên hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của Trung Quốc được du nhập ồ ạt trở thành động lực phát triển mạnh mẽ của văn hóa bản địa. Dựa vào những cố gắng của Triều đình, những tác phẩm đầu tiên của lịch sử văn hóa Nhật Bản thời kỳ Nara đã được ghi chép lại. Các tác phẩm như Cổ sự ký (古事記) và Nihon shoki (日本書紀, Nhật Bản thư kỉ) mang tính chất chính trị nguyên thủy đã được lưu lại và do đó quyền tối cao của các Hoàng đế Nhật Bản đã được xác định và thiết lập. Nhờ vào sự truyền bá chữ viết, các bài thơ Nhật Bản được bắt đầu sáng tác, như là bài waka (和歌, Hòa ca).[29] Theo thời gian, các bộ sưu tập thơ cá nhân được xuất bản. Bộ sưu tập thơ lớn nhất của Nhật Bản là Vạn diệp tập (万葉集) vào khoảng sau năm 759. Chữ viết Trung Quốc được dùng để diễn đạt âm thanh của tiếng Nhật (được gọi là man’yōgana (万葉仮名, Vạn Diệp Giả Danh) cho đến khi kana được phát minh.[30]
Một phát triển văn hóa quan trọng khác trong thời đại này là Phật giáo đã được chính thức hóa.[29][31] Vào thế kỷ thứ VI, Phật giáo đã được Baekje đưa vào Nhật Bản nhưng sự tiếp thu bị pha trộn cho đến khi Thiên hoàng Shōmu (聖武天皇 Shōmu Tennō. Thành Võ Thiên Hoàng) ở thời kỳ Nara thành tâm đón nhận. Hoàng đế Shōmu và thân tộc Fujiwara của ông là các Phật tử nhiệt thành đã tích cực truyền bá Phật giáo, biến Phật giáo thành “người bảo vệ đất nước” và là một phương cách làm cho thể chế Nhật Bản thêm vững mạnh.[32]
Thời kỳ Heian:
Thời kỳ Heian (平安時代 | Bình An thời đại) kéo dài từ năm 794 đến năm 1192. Kinh đô được dời tới Heian kyō (平安京, Bình An kinh thành phố Kyōto ngày nay). Đây được coi là một dấu son trong văn hóa Nhật Bản, được các thế hệ sau ghi nhớ ngưỡng mộ. Thời kỳ Heian cũng đánh dấu sự thăng hoa của tầng lớp samurai, tầng lớp sau cùng sẽ chiếm đoạt quyền lực và bắt đầu thời kì phong kiến ở Nhật Bản. Về cơ bản, quyền lực tối cao do Nhật hoàng nắm giữ. Nhưng trong thực tế, dòng họ quý tộc Fujiwara đã thâu tóm quyền lực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi tại các tỉnh lị, nhà Fujiwara và các dòng họ quý tộc khác phải có vệ sĩ, cảnh vệ và các binh sĩ. Tầng lớp võ sĩ đã học hỏi được rất nhiều điều trong suốt thời kỳ Heian. Đầu năm 939, Taira no Masakado đe dọa quyền lực của chính quyền trung ương bằng việc dẫn đầu cuộc nổi loạn ở tỉnh Hitachi ở phía Bắc. Gần như trong cùng thời điểm, Fujiwara no Sumitomo nổi loạn ở phía Tây. Phần lớn sức mạnh của chính quyền nằm trong quân đội riêng của shōgun.
Tranh cuộn vào khoảng 1130, minh họa một cảnh từ chương “Sông tre’’ trong “Truyện kể Genji.
Sự lấn tới của tầng lớp võ sĩ vào ảnh hưởng của hoàng gia là hậu quả của cuộc nổi loạn Hōgen. Cùng thời gian này, Taira no Kiyomori học theo âm mưu của Fujiwara bằng việc đưa con ông lên giữ ngôi trị vì Nhật Bản bằng chức nhiếp chính. Gia tộc này (gia tộc Taira) vẫn tại vị cho đến sau cuộc chiến đánh dấu sự mở đầu của Mạc phủ, Chiến tranh Genpei. Thời kỳ Kamakura bắt đầu năm từ năm 1185 khi Minamoto no Yoritomo giành được quyền lực từ hoàng đế và thiết lập Mạc phủ, tức Mạc phủ Kamakura, tại Kamakura.[33]
Các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hóa được thành lập (là Tendai (Thiên thai tông) và Shingon (Chân ngôn tông) – chủ yếu hội nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi. Các thể tài thơ văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình[23] và chủ yếu của các cây bút nam. Dòng họ Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng.
Từ cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, việc cai quản chính quyền bằng quan nhiếp chính trở thành luật lệ. Triều đình mất thực quyền kiểm soát đất nước, chỉ còn nắm vai trò đại diện. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp (shoen) thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai (võ sĩ, cận vệ có vũ trang). Thơ ca Nhật Bản phát triển rực rỡ, đặc biệt là waka (thể thơ 31 âm tiết). Cổ kim tập và các tuyển tập waka khác được biên soạn. Những tác phẩm khác gồm có tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, cuốn Truyện kể Genji do Murasaki Shikibu chấp bút,[34] tùy bút Sách gối đầu của Sei Shonagon, cuốn Truyện kể Ise, và Nhật ký Tosa.[35][36]
Cuối thế kỷ XI đến 1192 bắt đầu một thế kỷ các Thiên hoàng rời xa thế tục, đi tu nhưng vẫn gián tiếp cai quản công việc triều chính. Triều đình dần biến thành một quốc gia không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo (Tịnh độ tông) phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong Hoàng gia và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc nhà Taira lại bị nhà Minamoto đánh bại.[37]
7 sự thật thú vị về lịch sử Nhật Bản mà bạn chưa biết
Nhật Bản, đất nước tuy xinh đẹp và đứng đầu thế giới về kỹ nghệ lại có một chiều dài lịch sử tang thương gắn liền với chiến tranh, động đất, sóng thần, giông bão… Bên cạnh đó, lịch sử Nhật Bản còn là một bức tranh muôn màu của một nền văn hóa tinh tế, độc đáo.
Nền văn minh đầu tiên tại Nhật Bản được ước lượng xuất hiện cách đây khoảng 16,000 năm, dựa trên niên đại của những khảo cổ đồ gốm. Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản là hàng vạn sự kiện và biến động lớn nhỏ, xâu chuỗi xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp. Bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị về đất nước, con người và lịch sử Nhật Bản sau đây đấy!
1. Cố đô Kamakura từng là thành phố lớn thứ tư trên thế giới
2. Cô lập với thế giới bên ngoài trong 217 năm
Chính khoảng thời gian dài tự cô lập với thế giới bên ngoài khiến nước Nhật càng yếu thế khi đụng độ với phương Tây bởi thua kém rõ rệt trong công nghệ kỹ thuật. Đến năm 1852, hải quân Hoa Kỳ đã thành công ép Nhật Bản mở cửa giao thương và phát triển trở lại. Nhưng chính khoảng thời gian tự phong tỏa này đã giúp nước Nhật bảo tồn và duy trì hiệu quả nền văn hóa độc đáo của mình.
3. Những Samurai từng ghé thăm New York vào năm 1860
Khi nước Nhật mở cửa giao thương trở lại, những tập đoàn phong kiến vẫn duy trì được sức ảnh hưởng của mình thêm một vài năm trong chính quyền, điển hình là các samurai. Và họ tham gia vào những chuyến công du đến những quốc gia phương Tây; vào năm 1860, phái đoàn gồm 76 samurai lần đầu tiên đặt chân đến New York.
4. Từng có 5000 tòa lâu đài
Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản là sự bất ổn chính trị bởi sự các cứ lãnh thổ của các lãnh chúa, đi kèm là những cuộc nội chiến dai dẳng kéo dài từ 1467 đến 1603. Thành trì, lâu đài được xây dựng liên tục để phục vụ chiến tranh, bảo vệ lãnh thổ. Đến cuối thời kỳ, toàn nước Nhật có khoảng 5000 tòa lâu đài.
Lịch sử nước Nhật sau đó bước vào thời kỳ hưng thịnh và ổn định dưới sự cai trị Mạc Phủ, lâu đài dần trở nên mất đi vai trò ban đầu. Đến những năm 1860, nước Nhật đi vào thời kỳ đại canh tân khi Thiên Hoàng dần lấy lại quyền lực và xóa sổ Mạc Phủ cùng tầng lớp samurai, để tránh hậu họa mà hầu hết những tòa lâu đài đều bị phá bỏ.
Hiện nay chỉ còn vài tòa lâu đài mang tính biểu tượng còn tồn tại, và chính quyền đang trong quá trình xây dựng và trùng tu lại những di tích trên nền đất cũ.
5. Nhật Bản phát triển công nghệ in màu từ năm 1765
Người Nhật bắt đầu sản xuất bản gỗ in màu từ năm 1765, kỹ thuật này sớm được áp dụng và việc sản xuất những cuốn tiểu thuyết tranh, nổi bật nhất là Gesaku mà trước đây chỉ mang hai màu mực trắng-đen. Đây có thể được xem là tiền đề cho những cuốn truyện tranh ngày nay.
Tuy nhiên, kỹ thuật in này bị tầng lớp quý tộc xem là một mối họa vì Gesaku là cuốn tiểu thuyết mang những hình ảnh mang tính chế giễu và gây tranh luận chính trị. Cải cách Kansei vào năm 1787 đã cấm lưu hành Gesaku cũng như kỹ thuật in màu, những nghệ nhân bị trừng phạt rất nặng.
6. Người Nhật tạo ra Robot từ những năm 1600
Kỹ thuật tự động hóa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Nhật Bản, đồng hồ chạy bằng sức nước được phát minh ra từ thế kỷ thứ 8 là một ví dụ điển hình. Đến thế kỷ 17, Nhật Bản phát minh ra những con búp bê cơ khí có tên là Karakuri, chúng có thể trình diễn những cử động và múa những động tác đơn giản. Và đến thế kỷ 19, Karakuri được nâng lên một tầm cao mới khi nó có thể phục vụ trà đạo và bắn cung.
7. Một mét vuông đất tại khu Ginza từng được định giá khoảng 30 triệu Yên
Vào năm 1988, vào thời điểm cao trào của nền kinh tế bong bóng Nhật Bản thì quận Ginza, thủ phủ thời trang sầm uất của Tokyo, được định giá đến 30 triệu Yên (trên 6 tỉ VND theo tỉ giá bây giờ) cho một mét vuông. Và theo tỉ giá thời lúc ấy, thì một mẫu Anh đất tại khu vực này sẽ có giá là 885 triệu USD.
Đôi nét về thời kỳ Edo trong lịch sử Nhật Bản
Thời kì Edo

Thời kỳ Edo, hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản, kéo dài từ năm 1603 đến 1868. Thời kỳ Edo được đánh dấu bằng sự thống trị của Mạc phủ Tokugawa, do Chinh di Đại Tướng quân (Sei-i Daishōgun, gọi tắt là Shōgun) Tokugawa Ieyasu (1543-1616) thành lập sau khi chiến thắng các thế lực quân sự đối lập, kết thúc thời kỳ nội chiến ở Nhật Bản, mở đầu cho một giai đoạn hòa bình kéo dài hơn 250 năm. Tokugawa Ieyasu chọn thành phố Edo (Giang Hộ, tức “cửa sông”) làm trung tâm chính trị của đất nước nên thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Edo, mặc dù thủ đô danh nghĩa vẫn nằm ở Kyoto (Tây Kinh), là nơi ở của Thiên hoàng Nhật Bản.
Tokugawa, mở đầu cho thời kỳ Edo (1603-1868) ở Nhật Bản
Thời kỳ Edo được xem là thời kỳ đỉnh điểm của xã hội phong kiến Nhật Bản. Nho giáo truyền bá từ Trung Quốc sang Nhật Bản đến thời kỳ này đã gặp được một thể chế chính trị phù hợp. Nho giáo vốn coi trọng đạo lý, đạo nghĩa nên được tầng lớp võ sĩ đạo tôn sùng. Việc cai trị đất nước gắn liền với sự đề cao Nho học. Giáo dục phát triển mạnh, các trường học ý thức được sự phát triển kinh tế và văn hóa của phương Tây, và đến cuối thời kỳ đã có sự khuyến khích tiếp cận văn hóa phương Tây.

Phật giáo và Thần đạo (Shinto) đều quan trọng trong thời kỳ Edo. Phật giáo, kết hợp với Nho giáo, đưa ra tiêu chuẩn cho lối ứng xử trong xã hội. Mặc dù không có quyền lực chính trị hùng mạnh như trong các thời kỳ trước, Phật giáo vẫn được tầng lớp trên tin theo. Sự phân chia cứng nhắc của xã hội trong thời kỳ Edo thành các phiên, làng, phường, hộ gia đình đã giúp tái lập lại sự gắn bó với Thần đạo ở các địa phương. Thần đạo đưa ra chỗ dựa tinh thần cho những mệnh lệnh chính trị và là sợi dây buộc chặt cá nhân với cộng đồng. Thần đạo cũng giúp bảo tồn văn hóa dân tộc.
Vào thời kỳ Edo, tầng lớp bình dân đã tham gia đóng góp cho nền văn hóa Nhật Bản những yếu tố mới, văn hóa này được gọi là “văn hóa thị dân”. Văn hóa thị dân (Chōnindō, lối sống người thành thị) là văn hóa của các tầng lớp thị dân, nghệ sĩ, kỹ nữ. Linh hồn của văn hóa này nằm trong một triết lý sống gọi là Ukiyo (Phù thế), nghĩa là phù sinh, vô thường, trôi nổi theo thời gian. Triết lý sống Ukiyo thể hiện tính phù du của cuộc đời phiêu dạt, được tầng lớp bình dân, và cả giới võ sĩ đạo tiếp nhận. Đấu vật (Sumo), kỹ nữ (geisha), âm nhạc, kịch nghệ (Kabuki), múa rối (Bunraku), thi ca, văn học, tranh “xuân họa” (shunga), những bản khắc gỗ (ukiyo-e) là những sản phẩm tiêu biểu cho nền văn hóa thị dân.

Hội họa thời kỳ Edo phát triển mạnh, ngoài những trường phái vẽ theo kiểu truyền thống như Kano, Tosa, Sumiyoshi còn có trường phái Ukiyo-e vẽ về hoa lá, cảnh vật, cuộc sống.

Thời kỳ Edo kết thúc bằng sự thoái vị của vị Tướng quân thứ 15, Tokugawa Yoshinobu (1837-1913), chấm dứt chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) (1852-1912) phục hồi Đế quyền, thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo (Đông Kinh, 1868), trở thành thủ đô chính thức của Nhật Bản. Thời kỳ Edo được xem là mở đầu cho thời kỳ cận đại ở Nhật Bản.
Tổng hợp bởi Akira Education
HỌC TIẾNG NHẬT CÙNG AKIRA
CHINH PHỤC TIẾNG NHẬT NGAY HÔM NAY
Lịch sử Nhật Bản | Thông tin cơ bản | Hướng dẫn du lịch Nhật Bản
Sự xuất hiện của chế độ Yamato
Quần đảo Nhật Bản thời kỳ đồ đá cũ là một dải đất nối với đại lục, cư dân sống bằng nghề săn bắt và hái lượm sử dụng các công cụ bằng đá. Cùng với sự xuất hiện và phát triển của nghề trồng lúa nước, người dân Nhật bắt đầu định cư và hình thành nên các làng mạc. Năm 239, nữ hoàng Himiko của nước “Yamatai” (một vùng lãnh địa của nước Yamato cổ đại) thống trị khoảng 30 khu vực và có giao lưu với nước Ngụy của Trung Quốc.
Cuối thế kỷ 3, triều đình Yamato, đứng đầu là Thiên Hoàng bắt đầu bành trướng thế lực của mình. Những “Kofun” (lăng mộ cổ) bề thế được xây dựng để phô trương thế lực ấy. Sau đó, thái tử Shōtoku và thiên hoàng Temmu đã xây dựng nền chính trị chuyên chế, dời căn cứ về Asuka và phát triển chính quyền Yamato vững mạnh. Vào thời kì này, Phật giáo bắt đầu hưng thịnh.
Từ xã hội quý tộc đến sự nổi lên của giới võ sĩ – Samurai
Vào năm 710, kinh đô được dời về Heijōkyō của Nara. Các tác phẩm cổ nổi tiếng như “Nhật Bản Thư Kỷ”, “Vạn Diệp Tập”, “Phong Thổ Ký” được biên soạn trong thời kỳ này. Năm 794, Kinh đô lại được dời đến Heiankyō của Kyōto, và thời kỳ này được gọi là “Thời đại Heian”. Lúc bấy giờ, do Nhật Bản đã chấm dứt giao lưu với Trung Quốc nên đây là thời kỳ bắt nguồn cho nhiều văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc Nhật Bản, gọi là “Văn hóa quốc phong”.
Cùng với sự hình thành “Văn hóa quốc phong”, văn học sử dụng Hiragana, Katakana cũng phát triển mạnh mẽ với các tác phẩm như: “Genji-Monogatari” (Chuyện Genji), “Makura-No-Soshi” (Chẩm Thảo Tử).
Trong lúc chính trị trung ương thay đổi từ hình thái chính trị Nhiếp Chính (Sekkan) sang Viện Chính (Insē), giới võ sĩ Samurai đã trỗi dậy mạnh mẽ. Đặc biệt, Taira no Kiyomori là người nắm quyền lực chính nhưng sau đó bị lật đổ bởi Minamoto no Moritomo.
Cuộc sống của quý tộc thời Heian (Tranh cuộn Genji-Monogatari)
Chính trị được kiểm soát bởi Võ sĩ – Samurai
Minamoto no Moritomo đánh bại Taira no Kiyomori mở ra thời kì Mạc phủ – Bakufu, ở Kamakura vào năm 1185. Sau khi “Minamoto no Moritomo” mất, chính quyền do dòng họ “Hōjō” nắm giữ, nhưng từ năm 1274 đến năm 1281, Nhật Bản bị xâm lược bởi đế quốc Mông Cổ và Kamakura Bakufu đã bị sụp đổ.
Sau khi Kamakura Bakufu bị sụp đổ, Hoàng đế Godaigo đã lên nắm chính quyền nhưng trước sự nổi dậy của Ashikaga Takauji, chính quyền được phân chia thành Kyōto và Yoshino. Trong chiến tranh, nhà Ashikaga đã giành thắng lợi và Ashikaga Yoshimitsu thành lập triều đình Bakufu ở Muromachi vào nằm 1336. Kịch “Noh” và “Kabuki” cũng ra đời ở thời kỳ này.
Năm 1467, cuộc chiến tranh Onin xảy ra, kéo theo cuộc chiến giữa lãnh chúa và nông dân. Oda Nobunaga – người đã lật đổ Muromachi Bakufu, đã đặt ra mục tiêu thống nhất Nhật Bản bằng vũ lực và cấp dưới của ông-Toyotomi Hideyoshi đã hoàn thành mục tiêu ấy. Nhờ có Oda Nobunaga, Kitô giáo được truyền vào Nhật Bản. Thời kỳ từ cuộc chiến tranh Onin cho đến khi Oda Nobunaga lên ngôi năm 1568 được gọi là thời Chiến Quốc.
Sau khi Toyotomi Hideyoshi mất đã xảy ra cuộc chiến Sekigahara và người giành được chính quyền là Tokugawa Ieyasu. Tokugawa Ieyasu thành lập Bakufu ở Edo vào năm 1603, mở ra thời đại Edo. Từ thời Edo, bắt đầu thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, không giao lưu với nước ngoài, trừ Trung Quốc và Hà Lan. Kito giáo cũng bị cấm lúc bấy giờ.
Cuối thời Edo, vào năm 1853, chính sách bế quan tỏa cảng bị phá vỡ do sự đổ bộ của các chiến hạm đen đến từ bên ngoài, theo đó triều đại Bakufu cũng bị lụi tàn. Thời kỳ từ khi bãi bỏ bế quan tỏa cảng đến khi Edo Bakufu sụp đổ được gọi là Bakumatsu (cuối thời Mạc phủ).
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa cho đến thời kỳ hiện đại hóa
Sau khi thời đại Bakufu suy vong, Nhật Bản hướng tới chính sách hiện đại hóa, ban hành Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp.
Năm 1895, Nhật giành chiến thắng trong cuộc chiến Trung – Nhật, Trung Quốc nhượng lại Đài Loan và bán đảo Liêu Đông cho Nhật, nhưng sau đó, trước sức ép của 3 nước Đức, Pháp, Nga, Nhật Bản buộc phải trả lại bán đảo Liêu Đông cho Trung Quốc. Năm 1904, xảy ra chiến tranh Nga – Nhật, nhưng sau đó nền hòa bình đã được lập lại.
Năm 1914 nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản tham chiến với tư cách đồng minh Anh – Nhật. Sau đó, Nhật trở thành thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Từ khi bại chiến đến hiện tại
Năm 1931, Nhật gây chiến với nhà Thanh và chiếm Mãn Châu. Vì cuộc chiến này, Nhật bị Liên Hiện Quốc phản đối và khai trừ vào năm 1933.
Năm 1937, Nhật bắt đầu chiến tranh Trung – Nhật với Trung Hoa Dân Quốc. Thời điểm đó, Nhật vừa gây chiến với Trung Quốc vừa tham gia chiến tranh thế giới thứ 2 với tư cách là một trong ba nước đồng minh cùng với Đức và Ý. Từ năm 1941, Nhật lao vào cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, nhưng vào năm 1945, Nhật bị ném bom nguyên tử ở 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki và đã đầu hàng.
Sau khi bại chiến, Nhật Bản ban hành hiến pháp xem chủ quyền quốc dân và chủ nghĩa hòa bình làm nền tảng. Trãi qua thời kì phát triển kinh tế thần kỳ, Nhật vươn lên thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới. Nhưng cuối thế kỷ 20, nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ, và Nhật Bản bị ảnh hưởng kinh tế trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cuối cùng nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trong những năm gần đây.
Ngoài ra, sau các sự cố, thiên tai như siêu động đất Hanshin-Awaji, sự cố khí gas tàu điện ngầm, siêu động đất gây ra thảm họa sóng thần ở miền Đông Nhật Bản, thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima-Daiichi, người dân Nhật Bản có nhận thức quản lý khủng hoảng hơn cao hơn.
Di tích thành phố bị ném bom nguyên tử (Khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima)