Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Các triều đại chính trong lịch sử Ấn Độ
Triều đại Madahga (543 – 491 TCN)
Magadha là một vương quốc hùng mạnh ở miền Trung Ấn Độ từ thế kỷ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 Công nguyên. Là một vương quốc cổ đại tập trung ở Đồng bằng sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay, vương quốc này đã vươn lên vị trí nổi trội dưới thời vua đầu tiên Bimbisara (543 – 491 TCN), và nó đã được con trai ông là Ajatashatru (491 – 459 TCN) mở rộng thêm nữa. Đến thế kỷ 4 trước Công nguyên, Magadha đã kiểm soát phần lớn miền Nam Ấn Độ. Trong một thời gian ngắn nó bị rơi vào sự thống trị của Alexandros Đại đế và các vua Macedonia kế tục, đến năm 321 trước Công nguyên Chandragupta Maurya đánh đuổi quân Macedonia, lên ngôi và chọn Magadha trung tâm của triều đại Maurya của mình. Dù Magadha suy giảm sau khi triều đại Maurya suy vong vào năm 185 Công nguyên, nó lại vươn lên đỉnh cao vinh quang dưới triều đại Gupta (320-550? sau Công Nguyên), mà dưới thời trị vì của triều đại này vương quốc này đã trải qua một thời kỳ thái bình thịnh trị, cổ vũ khuyến khích cho những thành tựu về nghệ thuật và tri thức. Với sự tan rã của triều đại Gupta vào thế kỷ 6, Magadha đã đánh mất vị trí hàng đầu là một cường quốc Ấn Độ. Tạm thời hồi sinh dưới thời vua Dharmapala (trị vì khoảng thời gian 770-810 Công nguyên), nó rơi vào tay những người Hồi giáo vào cuối thế kỷ 12, sau đó nó đã trở thành một tỉnh của vương quốc Hồi giáo Delhi.
Triều đại Nanda (424-321)
Được xem như là đế quốc đầu tiên thiết lập tại Ấn Độ, nó kế thừa nên móng của vương quốc Madagha và mở rộng thêm, thiết lập quyền thống tại tại toàn bộ miền Bắc Ấn.
Triều đại Maurya : (322 BC–185 BC)Chandragupta đại đế
ăm 327 trước Công nguyên, Đại đế Hi Lạp Alexandre mới chiếm xong Ba Tư, xua quân qua đèo Hindoukouch tiến vô Ấn Độ. Trong một năm ông xông pha trong các tiểu quốc trù phú ở Tây Bắc, trước kia thuộc đế quốc Ba Tư, tới đâu cũng bắt dân chúng cung cấp lương thực cho đại quân của ông và đóng thuế cho ông. Đầu năm -326, ông vượt sông Indus, vừa đánh vừa tiến từ từ xuống phương Nam và phương Đông, qua các xứ Taxila và Rawalpindi. Ông gặp và đánh tan đạo quân của vua Porus gồm 30.000 bộ binh, 4.000 kị binh, 300 chiến xa và 200 thớt voi, giết 12.000 quân của Porus. Porus đã anh dũng chiến đấu tới cùng, cho nên khi ông ta đầu hàng, Alexandre vừa phục sự can đảm, vừa khen vóc dáng to lớn, tướng mạo đường đường lẫm liệt của ông, hỏi ông muốn được đối xử ra sao. Vua Porus đáp: “Alexandre, ông nên đãi tôi vào hàng quân vương”. Alexandre đáp: “Đành rồi, đó là chuyện của tôi, nhưng ông cho tôi biết ông muốn gì hơn cả”. Porus bảo Alexandre hỏi như vậy là đủ cho mình mãn nguyện rồi, không đòi gì nữa. Lời đáp đó làm cho Alexandre thích chí, và Alexandre cho Porus làm vua trọn phần Ấn Độ mà ông mới chiếm được. Từ đó, Porus phải lệ thuộc xứ Macédoine (tổ quốc của Alexandre) nhưng là đồng minh trung tín và cương nghị. Alexandre muốn tới biển đông – tức vịnh Bengale – nhưng quân sĩ không chịu tiến thêm nữa. Thuyết phục rồi giận dỗi cũng vô hiệu, ông đành phải nhượng bộ, kéo đoàn quân kiệt quệ trở về, mới đầu dọc theo bờ sông Hydaspe rồi theo bờ biển, ngược lên Gédrosie và Béloutchistan. Trong cuộc lui binh đó, ông qua nhiều miền có những bộ lạc bất qui phục và gần như ngày nào quân đội của ông cũng phải chiến đấu. Sau hai mươi tháng rút quân như vậy, trở về tới Suse thì đạo quân ông xua vào Ấn Độ ba năm trước, nay xơ xác, thiểu não.
Bảy năm sau Macédoine không còn giữ được chút quyền hành gì ở Ấn Độ nữa. Sở dĩ có sự thay đổi hoàn toàn đó là nhờ hoạt động của một nhân vật lãng mạn nhất trong lịch sử Ấn Độ, tài cầm quân kém Alexandre – dĩ nhiên – nhưng tài nội trị và ngoại giao thì vượt xa Alexandre: Chandragupta, vốn là một thanh niên quí tộc Kshatriya, bị quốc vương Nanda, có họ hàng với chàng, đày ra khỏi Magadha. Được Kautilya Chanakya, một người quỉ quyệt, giàu thủ đoạn, làm cố vấn, chàng tổ chức một đạo quân nhỏ, dẹp được hết các đồn quân Macédoine và tuyên bố Ấn Độ độc lập. Rồi chàng tiến về Pataliputra[1] kinh đô vương quốc Magadha, gây một cuộc cách mạng, chiếm ngôi báu và sáng lập triều đại Mauryan, triều đại này làm chủ Hindoustan và A Phú Hãn trong một trăm ba mươi bảy năm. Vừa can đảm vừa biết dùng mánh khoé khôn khéo của Kautilya, Chandragupta làm cho triều đại của ông thành mạnh nhất thời đó. Khi Mégasthènes, với tư cách là sứ thần của Seleucus Nicator, vua Syrie, tới kinh đô Pataliputra, ông ngạc nhiên thấy một nền văn minh mà ông ta về khoe với các người Hi Lạp ngây thơ rằng không kém nền văn minh Hi Lạp chút nào – ta nên nhớ văn minh Hi Lạp thời đó toàn thịnh
Theo truyền thuyết Ấn mà các sử gia châu Âu cho là đúng, có lần một nạn đói kém kéo dài quá (lời của Mégasthènes) làm cho nước điêu tàn, Chandragupta thất vọng vì bất lực, không cứu nổi dân, thoái vị, sống cuộc đời khổ hạnh như các tín đồ Jaïn trong mười hai năm nữa rồi tuyệt thực để chết.
Bindusara, ông vua kế vị Chandragupta, chắc chắn là một người có cảm tình với giới trí thức. Vì người ta kể chuyện rằng ông ta xin Antiochus, vua Syrie, tặng ông ta một triết gia Hi Lạp; trong thư còn nói rõ rằng cần thứ triết gia Hi Lạp “chính hiệu”, giá cả bao nhiêu cũng không ngại. Đề nghị đó không có kết quả vì Antiochus kiếm đâu ra một triết gia để bán, nhưng Trời cũng không phụ lòng Bindusara, cho ông ta một người con trai triết nhân.
Asoka đại đế
Açoka Vardhana lên ngôi năm 273 trước Công nguyên, làm chủ một đế quốc rộng lớn nhất từ trước chưa hề có ở Ấn Độ vì đế quốc đó gồm A Phú Hãn, Béloutchistan, toàn thể Ấn Độ ngày nay trừ miền Tamilakam, tức xứ của người Tamil, ở phía cực Nam bán đảo. Trong một thời gian, ông ta cai trị y như ông nội ông, Chandragupta, nghĩa là tàn ác đấy, nhưng đàng hoàng. Nhà sư Huyền Trang ở Trung Hoa qua thỉnh kinh, sống ở Ấn Độ nhiều năm (thế kỉ thứ VII sau Công nguyên), chép rằng dân chúng còn nhớ khám đường Açoka cho xây cất ở phía Bắc kinh đô, mà truyền thuyết gọi là “Địa ngục của Açoka”. Dân Ấn kể cho Huyền Trang rằng Açoka dùng đủ các cực hình có thể tưởng tượng được để tra tấn, trừng trị tội nhân. Nhà vua lại còn ra lệnh kẻ nào đã vô trại giam đó thì đừng để cho ra mà còn sống. Nhưng một hôm một vị thánh tăng lớ vớ vô cớ bước vô, bị liệng vào vạc dầu mà không chết. Viên cai ngục bèn báo cho Açoka, Açoka tới tức thì, nhìn tận mắt, thấy hiện tượng đó kì dị, tính quay ra thì viên cai ngục tâu rằng theo lệnh của nhà vua, không một kẻ nào được ra khỏi ngục mà sống, như vậy mới tính làm sao bây giờ? Açoka nhận lời đó là đúng bèn bảo liệng chính viên cai ngục vào vạc dầu. Người ta còn bảo khi về tới cung điện, Açoka đổi tính hẳn đi, ra lệnh phá khám đường và sửa lại hình luật cho nhân đạo hơn. Đúng lúc đó ông ta hay tin quân đội mới đại thắng bộ lạc nổi loạn Kalinga, giết được mấy ngàn quân phiến loạn và bắt được một số lớn nữa làm tù binh. Açoka hối hận “vì cảnh cảnh chém giết tàn nhẫn đó mà làm cho bao nhiêu tù binh phải xa người thân của họ”. Ông bèn bảo thả hết các tù binh, trả đất lại cho bộ lạc Kalinga, lại còn gởi họ một bức thư xin lỗi nữa. Thật là một hành động vô tiền trong lịch sử, mà cũng gần như khoáng hậu nữa, vì đời sau rất ít người bắt chước ông. Rồi ông ta xin qui y, bận áo vàng trong một thời gian, không đi săn, không ăn mặn nữa, và theo con đường Bát chánh. Ngày nay chúng ta khó mà biết được trong truyền thuyết đó phần nào hoang đường, phần nào đúng sự thực, chúng ta cũng không biết rõ được vì những lí do nào mà ông hành động như vậy. Có lẽ ông thấy đạo Phật đã phát triển mạnh, và nghĩ rằng những lời Phật dạy phải từ bi, yêu hoà bình có thể vừa ích lợi cho dân chúng lại giúp ông giảm được số cảnh sát, mật vụ đi chăng? Dù sao thì trong năm thứ mười một triều đại của ông, một loạt sắc lệnh được ban bố mà ai cũng nhận là những sáng kiến kì dị nhất chưa chính quyền nào nghĩ ra; ông lại đục khắc lên núi đá, lên cột các sắc lệnh đó viết theo thổ ngữ từng miền để bất kì người Ấn nào biết chữ cũng có thể đọc được. Người ta thấy nhiều sắc lệnh khắc trên núi đá ở nhiều nơi tại Ấn Độ, ngày nay mười cây cột lớn còn đứng vững và có thể định được vị trí của hai chục cây cột khác. Những sắc lệnh đó tỏ rằng nhà vua đã hoàn toàn tin lời dạy của đạo Phật và rán áp dụng nó vào việc trị nước, nghĩa là vào khu vực hoạt động khó đem nó ra thực hành nhất. Cũng như thể một quốc gia hiện đại (ở Tây Phương) nhất đán tuyên bố rằng sẽ đem đạo Ki Tô ra thực hành. Những sắc lệnh đó rõ ràng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nhưng hình như không có khuynh hướng tôn giáo. Trong các sắc lệnh có chỗ nói tới một đời sống vị lai đấy, và chỉ điểm đó cũng cho ta thấy rằng tư tưởng, tín ngưỡng của Phật tử đã khác xa chủ trương hoài nghi của Phật Tổ rồi. Nhưng không có đoạn nào trong các sắc lệnh bảo dân phải thờ phụng một vị thần nào cả, chẳng những vậy, ngay đến Phật, cũng không bắt dân thờ nữa. Rõ ràng là các sắc lệnh không quan tâm tới thần học: sắc lệnh ở Sarnath bảo phải giữ sự hoà thuận trong các đền chùa, tăng hội và kẻ nào đề xướng sự li giáo làm cho tăng hội suy nhược thì sẽ bị tội; nhưng nhiều sắc lệnh khác bảo phải khoan dung về phương diện tôn giáo, trọng sự tự do tín ngưỡng. Phải bố thí cho các tu sĩ Bà La Môn cũng như các tăng đồ, không được mạt sát tín ngưỡng của người khác. Nhà vua tuyên bố rằng tất cả các thần dân đều là con cưng của ngài chẳng cần biết người nào theo tôn giáo nào, đối đãi với mọi người như nhau cả.
Triều đại Kushan (Quý Sương) (30–375)
Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3[2]), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi 月氏) đến từ Tân Cương (Trung Quốc) ngày nay, một dân tộc có thể có liên hệ với người Tochari. Do nằm tại trục giao thông huyết mạch của Trung Á, họ có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, Ba Tư Sassanid và nhà Hán Trung Quốc, và trong vài thế kỷ họ là trung tâm trao đổi giữa Đông Phương và Tây Phương.
Trong thế kỷ 1 và đầu thế kỉ 2 SCN ,người Quý Sương bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á ít nhất là xa tới tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares), nơi mà các chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại của vị vua Quý Sương nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu khoảng năm 127 SCN.
Các vị vua Quý Sương là một nhánh của liên minh Nguyệt Chi. Trước đó họ là một dân tộc du mục cư trú tại các thảo nguyên phía tây bắc của Trung Quốc, họ di chuyển về phía tây nam và định cư ở Bactria cổ đại. Họ cũng đã có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, nhà Sassanid của Ba Tư và nhà Hán ở Trung Quốc. Đế chế này suy yếu từ thế kỷ thứ 3 và sụp đổ bởi đế chế Sassanid và Đế chế Gupta.
Tên Quý Sương từ tiếng Hoa để chỉ một trong năm bộ lạc người Nguyệt Chi, một liên minh lỏng lẻo của những dân tộc Ấn-Âu dùng các ngôn ngữ Tochari. Họ là người Ấn-Âu sống ở phía cực đông, trên những đồng cỏ khô cằn của lưu vực sông Tháp Lý Mộc ở Tân Cương ngày nay, đến khi dân Hung Nô đuổi họ về phía tây vào khoảng từ năm 176 TCN đến năm 160 TCN. Trong lịch sử Trung Quốc, năm bộ lạc Nguyệt Chi được gọi là Hưu Mật , Quý Sương , Song Mỹ , Hật Đốn , và Đô Mật .
Dân Quý Sương tới Vương quốc Hy Lạp-Bactria, thuộc địa hạt Đại Hạ (miền bắc Afghanistan và Uzbekistan) vào khoảng năm 135 TCN, và chiếm đất và đẩy những triều đại Hy Lạp ở đấy tái định cư tại lưu vực sông Ấn Độ (ở nước Pakistan ngày nay) thuộc miền tây của Vương quốc Ấn-Hy Lạp.
Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Quý Sương đã trở nên hùng mạnh hơn các bộ lạc Nguyệt Chi khác, và thống nhất họ thành một liên minh chặt chẽ dưới quyền yabgu Kujula Kadphises . Tên Quý Sương đã được chấp nhận ở phương Tây và sửa đổi thành Kushan để chỉ liên minh này, mặc dù người Trung Quốc tiếp tục gọi họ là Nguyệt Chi.
Dần dần giành giật quyền kiểm soát của khu vực từ các bộ tộc Scythia, người Quý Sương bành trướng về phía nam tiến vào các khu vực theo truyền thống được biết đến là Gandhara và thiết lập hai kinh đô song song ở Kabul ngày nay và Peshawar mà sau đó được gọi là Kapisa và Pushklavati.
Người Quý Suơng chấp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp cổ đại của Bactria. Họ đã chấp nhận bảng chữ cái Hy Lạp cho phù hợp với ngôn ngữ riêng của họ (với sự phát triển thêm các chữ Þ “sh”, như trong “Kushan”) và sớm bắt đầu đúc tiền đúc theo kiểu Hy Lạp. Trên đồng tiền của họ họ sử dụng truyền thuyết ngôn ngữ Hy Lạp kết hợp với truyền thuyết Pali (trong chữ viết Kharoshthi), cho đến những năm đầu của triều đại Kanishka.
Người Quý Sương được cho chủ yếu là theo Hỏa Giáo .Tuy nhiên, từ triều đại Vima Takto, nhiều người Quý Sương bắt đầu chấp nhận các khía cạnh của văn hóa Phật giáo. Giống như Ai Cập, họ tiếp thụ các tàn dư của văn hóa Hy Lạp của các vương quốc Hy Lạp, ít nhất một phần bị Hy Lạp hóa. Đại đế Quý Sương Vima Kadphises có thể đã chấp nhận đạo Saivism, như phỏng đoán từ tiền xu đúc trong thời gian này.
Sự cai trị của người Quý Sương liên kết thương mại biển Ấn Độ Dương với thương mại của Con đường tơ lụa thông qua văn minh sông Ấn. Tại thời điểm đỉnh cao của triều đại, Người Quý Sương cai trị cai trị một vùng lãnh thổ lỏng lẻo mở rộng tới biển Aral ngày nay từ Uzbekistan, Afghanistan, và Pakistan tới miền bắc Ấn Độ.
Triều đại Gupta (320 -550)
Chandragupta I (không nên lộn với Chadragupta Maurya, cũng gọi là Chandragupta I) đã sáng lập triều đại các vua bản thổ Gupta. Người kế vị ông, Samudragupta, trị vì năm chục năm, nổi danh là một trong những minh quân bậc nhất suốt trong mấy ngàn năm lịch sử Ấn Độ. Ông thiên đô từ Pataliputra tới Ayodhya, chỗ xưa kia của Rama trong thần thoại; xua quân và phái các quan thu thuế vô miền Bengale, miền Assam, miền Népal và miền Nam Ấn, ông dùng số tiền các nước chư hầu nộp cống để phát triển văn học, tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Chính ông, khi nào không cầm quân thì làm thơ và chơi đàn, vào hạng có tài. Con trai ông, Vikamaditya (Mặt trời của Uy quyền) tiến xa hơn nữa về võ bị cũng như về văn hóa, nâng đỡ kịch tác gia danh tiếng Kalidasa và qui tụ được ở kinh đô Ujjaïn một đám đông thi sĩ, triết gia, nghệ sĩ, bác học, học giả ưu tú. Dưới hai triều vua đó, Ấn Độ đạt tới một trình độ văn minh chưa hề có từ thời Phật Thích Ca và một sự thống nhất chính trị ngang với các triều đại Açoka và Akbar.
Trong tập kí sự về lần qua Ấn thỉnh kinh ở đầu thế kỉ thứ V sau Công nguyên, nhà sư Pháp Hiển đã ghi lại ít nét về văn minh Gupta. Ông là một trong số nhiều nhà sư Trung Hoa qua Ấn Độ trong thời đại hoàng kim đó, mà số người hành hương đó còn ít hơn số các thương nhân, sứ thần từ đông hoặc từ tây vượt các dãy núi cao để vô Ấn Độ, có người từ La Mã tới, làm cho Ấn được cái lợi tiếp xúc với các phong tục và tư tưởng ngoại quốc. Sau khi liều mạng vượt qua được các tỉnh phía Tây Trung Hoa, nhà sư Pháp Hiển ngạc nhiên rằng ở Ấn Độ, người ta yên ổn đi khắp nơi được, không gặp một tên trộm cướp, không bị ngăn cản, ức hiếp. Ông cho chép trong tập nhật kí rằng ông mất sáu năm mới tới Ấn Độ, ở Ấn sáu năm nữa, rồi mất ba năm nữa để trở về Trung Hoa theo đường biển, đi ngang qua Tích Lan và Java. Ông thán phục sự giàu có, thịnh vượng, đức hạnh và hạnh phúc của dân Ấn, thán phục sự tự do mà họ được hưởng về phương diện xã hội và tôn giáo.
Kỉ nguyên rực rỡ của văn hóa Ấn Độ đó bị cuộc xâm lăng của Hung Nô làm gián đoạn, dân tộc này thời đó tàn phá châu Á và châu Âu, diệt trong một thời gian Đế quốc Ấn Độ và Đế quốc La Mã. Trong khi Attila (A-Đề-Lạp) tàn phá châu Âu thì Toramana chiếm Malwa, và Mihiragula tàn nhẫn kinh khủng, cướp ngôi của các vua Gupta. Ấn Độ phải chịu cảnh nô lệ và hỗn loạn trong một thế kỉ. Rồi một hậu vệ của giòng Gupta, vua Harsha-Vardhana giành lại được Bắc Ấn, dựng kinh đô ở Kanauj và trong bốn mươi hai năm, lặp lại được cảnh thanh bình trong một vương quốc rộng lớn, văn học và nghệ thuật lại bắt đầu đâm bông.
Harsha băng rồi, một kẻ tiếm ngôi, và cái bề trái của chế độ quân chủ lại hiện rõ. Ấn Độ phải trải qua gần một ngàn năm hỗn loạn. Ấn Độ cũng có thời Trung cổ suy đồi như châu Âu, cũng bị các rợ xâm lăng, chia cắt, tàn phá. Phải đợi tới khi đại vương Akbar xuất hiện, cảnh thái bình và thống nhất mới được phục hồi.
Gupta Empire 320 – 600 C.E.
Các vương quốc ở miền nam Ấn Độ
Bọn xâm lăng Hồi càng tiến sâu vô thì văn hóa Ấn Độ càng lùi xuống phương Nam, thành thử tới cuối thời Trung cổ, chỉ ở miền Deccan là còn thấy những nét cao nhã nhất của nền văn minh Ấn Độ. Trong một thời gian, bộ lạc Chalyuka còn duy trì được nền độc lập của vương quốc vắt ngang qua Trung Ấn, từ bờ biển bên đây qua bờ biển bên kia, dưới triều Pulakeshin II, vương quốc đó khá vinh quang và hùng cường để thắng được Harsha, làm cho Huyền Trang phải phục và sứ thần Ba Tư Chosroès II phải tỏ lòng tôn kính. Chính dưới triều đại đó, trong vương quốc của Pulakeshin, xuất hiện những bức hoạ quan trọng nhất của Ấn Độ, tức những bích họa Ajanta. Ngai vàng của Pulakeshin bị vua Pallava lật đổ, và ông vua này thống trị Trung Ấn trong một thời gian ngắn. Ở cực Nam, và từ thế kỉ thứ I, các bộ lạc Pandya đã thành lập một vương quốc gần Madura, Tinnevelly và vài phần của Travancore, họ xây cất ở Madura một đền thờ vĩ đại và vô số công trình kiến trúc nhỏ hơn, làm cho Madura thành một trong những đô thị đẹp nhất thời Trung cổ Ấn Độ. Nhưng rồi họ bị các bộ lạc Chola đánh tan, sau bị bọn Hồi xâm chiếm. Người Chola cai trị cả hai miền từ Madura tới Mabras, phía Tây tiến tới Mysore. Họ đã xuất hiện từ thời Thượng cổ vì trong các sắc lệnh của Açoka có nói tới họ, nhưng tới thế kỉ thứ IX chúng ta không biết gì về họ cả, thế kỉ này họ mới thịnh lên, mở màn cho một loạt xâm lăng và tất cả các tiểu vương Nam Ấn, cả Tích Lan nữa, phải triều cống họ. Rồi họ suy lần và phải lệ thuộc quốc gia lớn nhất miền Nam, Vijayanagar.
Vijayanagara Empire, 1446, 1520 CE
Triều đại Akbar- Đế quốc Mogul
Vijayanagar – tên này vừa là tên một vương quốc, vừa là tên một kinh đô – gợi cho ta niềm hoài cảm về sự phù du của vinh quang và tính mau quên của loài người. Thời cực thịnh, nó gồm các tiểu quốc hiện nay của bán đảo, kể cả Mysore và Madras. Muốn biết thời đó nó thịnh ra sao chỉ cần nhớ rằng vua Krishna Raya, trong trận Talikota, chỉ huy 703.000 bộ binh, 32.600 kị binh và 551 thớt voi, chưa kể mấy trăm ngàn người, nào là con buôn bán đồ vặt, theo quân đội, gái điếm và cả một bọn giang hồ thời xưa thường bu chung quanh một đạo quân ra mặt trận. Chính sách chuyên chế dịu bớt nhờ cái lệ cho các làng tương đối tự trị và nhờ thỉnh thoảng có được một minh quân nhân từ. Krishna Raya thống trị Vijayanagar ngang thời vua Henri VIII ở Anh và có thể so sánh với ông vua cực đa tình này. Ông công bằng, đại độ, bố thí nhiều, tôn trọng tự do tín ngưỡng, yêu và khuyến khích văn chương, nghệ thuật, tha tội cho kẻ địch bại trận, không phá thành thị của địch, và siêng năng trị nước.
Các dân tộc Hồi xâm lăng cứ tiến chầm chậm về phương Nam, thình lình vua Hồi các xứ Bijapur, Ahmadnagar, Golconde và Bidar hợp lực để chiếm nốt cái góc mà các vua Ấn còn giữ được. Liên quân của họ gặp đạo quân non nửa triệu của Rama Raja ở Talikota[15], nhưng quân Hồi còn đông hơn nữa và thắng được. Rama Raja bị bắt và chặt đầu trước mắt quân Ấn, quân Ấn thất vọng, đào tẩu hết. Trong cuộc rút lui vội vàng đó, non năm trăm ngàn quân Ấn bị giết, máu đỏ cả dòng sông trong miền. Quân Hồi vô kinh đô cướp bóc được biết bao nhiêu của cải tới nỗi “bất kì tên lính nào cũng hóa giàu, có vàng, có đồ tư trang, vải vóc, lều, ngựa và nô lệ”. Cướp bóc, luôn năm tháng trời: dân vô tội cũng bị giết, giết hết, và vơ vét các kho lẫm, các cửa tiệm hết nhẵn rồi họ tàn phá các cung điện, đền đài, kiên nhẫn huỷ từng bức tranh, bức tượng, sau cùng họ cầm đuốc đi khắp các đường phố, gặp cái gì cháy được là đốt cho rụi mới thôi. Khi họ rút lui, Vijayanagar hoang tàn như sau một cơn động đất, không còn một phiến đá nào lành. Thực là một cuộc tàn phá hoàn toàn, dữ dội, đặc biệt của sự xâm lăng ghê gớm mà người Hồi đã bắt đầu từ ngàn năm trước, bây giờ thì hoàn thành.
Suốt lịch sử nhân loại có lẽ không có trang nào đẫm máu bằng trang sử Hồi xâm chiếm Ấn Độ. Đọc nó ta đâm ra chán nản vì thấy rằng văn minh là cái gì rất mong manh, cái thế thái bình bấp bênh, trật tự mà lại tự do, văn vẻ đó có thể bị phá huỷ bất kì lúc nào, do những kẻ dã man ở ngoài vô, có khi do những quân dã man sinh ra ở ngay trong xứ nữa. Người Ấn Độ đã phí sức trong các cuộc tranh biện và nội chiến, họ đã theo đạo Phật và đạo Jaïn, mà những đạo đó không hợp với sự tranh đấu dũng cảm cần thiết cho đời sống; họ lơ là với việc phòng vệ biên cương và kinh đô, bảo vệ của cải và tự do, và các dân tộc Scythe, Hung Nô, A Phú Hãn, Thổ rình rập ở chung quanh, lúc nào thấy tinh thần quốc gia của Ấn giảm xuống là xông vô liền. Trong bốn trăm năm (600-1000), Ấn Độ là cái mồi nhử họ, và sau cùng cuộc xâm lăng xảy ra.
Lần tấn công đầu tiên chỉ là một cuộc nhập khẩu ngắn ngủi do Multan chỉ huy, đánh thốc vào miền Tây Pendjab rồi rút về (664 sau Công nguyên). Trong ba trăm năm, tiếp theo nhiều cuộc nhập khẩu khác, hậu quả là người Hồi chiếm được thung lũng Indus, gần đúng vào lúc người Ả Rập thua ở Poitiers (732 sau Công nguyên), hết làm chủ châu Âu. Nhưng cuối thế kỉ thứ X, người Hồi mới thực sự xâm chiếm Ấn Độ.
Năm 997, một thủ lãnh Thổ tên là Mahmud làm vua tiểu quốc Ghazni, ở miền Đông A Phú Hãn. Hỡi ơi, ông ta thấy rằng vương quốc của mình trẻ trung quá mà lại nghèo, còn Ấn Độ ở bên kia biên giới thì đã già cỗi mà lại giàu, thế là lòng tham của ông nổi lên. Viện cái cớ thiêng liêng là để diệt thói sùng bái ngẫu tượng ở Ấn, ông ta dắt một đạo quân thờ cái “đạo” cướp bóc, vượt biên giới Ấn. Ông ta đánh tan đạo quân Ấn không chuẩn bị kĩ ở Bhimnagar, tàn phá các thành thị, đền chùa và chở về nước không biết bao nhiêu của cải người Ấn đã tích luỹ trong mấy thế kỉ. Về tới Ghazni, ông ta trải các của cướp bóc được cho các sứ thần ngoại quốc coi, làm cho bọn này ngạc nhiên, vô cùng tán thưởng: thôi thì đủ hết “đồ tế nhuyễn, các viên ngọc trai, hồng ngọc lấp lánh như nước hoà với rượu rồi đông lại, các viên ngọc bích y như trái sim, và những viên kim cương lớn bằng trái lựu”.
Từ đó, quen mùi, mỗi mùa đông ông ta lại đem quân xuống Ấn Độ, vơ vét cho đầy kho tàng của ông và cho quân lính thả cửa giết chóc, cướp bóc, qua mùa xuân lại trở về kinh đô, càng ngày càng giàu có hơn. Ở Mathura (trên bờ sông Jumna) ông ta vô một ngôi đền, khiêng hết các tượng nạm vàng và ngọc, vàng, bạc, đồ thờ cũng vơ hết; ông ta ngạc nhiên sao mà kiến trúc của ngôi đền vĩ đại thế, tính phỏng rằng muốn xây cất lại thì phải tốn một trăm triệu dina[ và làm việc trong hai trăm năm; vậy mà ông ông sai quết thạch du lên, đốt cho cháy rụi mới thôi. Sáu năm sau ông ta cướp phá một thành phố trù phú khác ở Bắc Ấn, thành Smanath, giết sạch năm chục ngàn dân rồi chở hết của cải về Ghazni, thành một người có lẽ giàu nhất trong lịch sử nhân loại. Đôi khi ông ta tha chết cho dân chúng các thành phố chiếm được, lôi hết về nước, bắt làm nô lệ; nhưng số nô lệ quá nhiều đến nỗi chỉ trong vài năm, giá rẻ mạt, vài quan tiền Pháp một tên. Trước khi ra trận, Mahmud quì xuống cầu nguyện Allah phù hộ cho mình. Ông giữ ngôi được một phần ba thế kỉ và khi chết, được các sử gia Hồi coi là ông vua lớn nhất của thời đại, một trong những ông vua lớn nhất của mọi thời.
Thấy tên ăn cướp hạng nhất đó được coi như thần thánh, các lãnh tụ Hồi khác muốn noi gương nhưng không thành công bằng. Năm 1186, bộ lạc Ghuri ở A Phú Hãn xâm lăng Ấn Độ, chiếm Delhi, đốt phá các đền đài, chiếm của cải rồi lập một triều đại Hồi ở Delhi, làm cho suốt ba thế kỉ dân Bắc Ấn chịu một chế độ độc tài của ngoại nhân, thỉnh thoảng phẫn uất quá, phải nổi loạn ám sát. Vua Hồi khát máu đầu tiên là Kutb-d-Din Aibak đáng làm “kiểu mẫu” cho cả loạt: cuồng tín, dữ như beo, tàn nhẫn. Một sử gia Hồi bảo: “Ông ta phân phát của cải tới mấy trăm ngàn, nhưng những kẻ bị ông giết cũng tới mấy trăm ngàn”. Sau một lần thắng trận, ông “bắt năm chục ngàn người nô lệ, cánh đồng đen nghịt người Ấn”, mà hồi nhỏ chính ông ta đã bị bán làm nô lệ đấy. Một vua Hồi khác, Balban, trừng trị tụi côn đồ hoặc phiến loạn, bằng cách cho voi giày hoặc lột da, hoặc vùi vào đống rơm cho chết ngạt, hoặc treo cổ lên ở cửa thành Delhi. Khi một số người Mông Cổ lại làm ăn ở Delhi, cải đạo theo Hồi giáo, muốn nổi loạn, vua Hồi Alau-d-Din (người đã hạ thành Chitor), trong một ngày giết hết các đàn ông Mông Cổ – từ mười lăm tới ba chục ngàn mạng.
Vua Hồi Muhammad-bin-Tughlak, kẻ đã giết cha để đoạt ngôi, thành một nhà bác học nổi danh và một nhà văn có tài; mặc dầu nghiên cứu toán, vật lí và triết học Hi Lạp, ông ta còn tàn bạo hơn hết thảy các vua trước. Một người cháu ông nổi loạn, ông bắt vợ con người đó phải ăn thịt chồng và cha. Ông phá giá tiền tệ, cướp bóc, giết chóc, làm cho trong xứ điêu tàn tới nỗi dân phải trốn vào rừng ở. Ông giết không biết bao nhiêu người Ấn, và chính một sử gia Hồi đã phải bảo rằng “trước lều và trong sân hoàng cung luôn luôn có hàng đống xác người, bọn đao phủ phải lôi kéo, đâm chém nạn nhân suốt ngày tới mệt đừ ra”. Muốn dời đô lại Delautabad, ông bắt tất cả dân cư ở Delhi đi theo ông và Delhi thành một hoang địa, hay tin một người mù còn ở lại Delhi, ông ta bảo lính lôi xềnh xệch người đó tới kinh đô mới, và tới nơi kẻ khốn nạn chỉ còn có mỗi một giò. Ông ta phàn nàn rằng dân không yêu ông, không nhận đúng đức công bằng sắt đá của ông. Ông ta thống trị Ấn Độ một phần tư thế kỉ và chết trên giường bệnh. Người nối ngôi ông, Firoz Shah, chiếm xứ Bengale, ra lệnh hễ ai cắt được một đầu người Ấn thì được thưởng và ông đã thưởng 180.000 đầu. Thiếu nô lệ thì ông tấn công các làng xóm, và Trời cho ông ta hưởng thọ được tám mươi. Còn vua Hồi Ahmed Shad, mỗi khi hay tin nội trong một ngày quân đội ông giết được hai chục ngàn thường dân Ấn thì mở tiệc ăn mừng luôn ba ngày liền.
Những ông vua đó thường có khả năng hết mà bọn trung thành với họ đều can đảm, khéo mưu tính, nên họ mới giữ được quyền hành mà cai trị dân Ấn đông hơn họ gấp bội. Phải nhận rằng một phần cũng nhờ tôn giáo nhất thần của họ có xu hướng hiếu chiến, khắc kỉ, cương cường hơn các tín ngưỡng trong dân gian Ấn Độ. Trong bọn độc tài khát máu đó có vài người có học thức, che chở nghệ thuật, khuyến khích các nghệ sĩ và thợ thuyền – hầu hết là gốc Ấn – xây cất các giáo đường Hồi giáo và lăng tẩm đẹp đẽ, có người vào hàng học giả thích đàm đạo với các sử gia, thi sĩ và và nhà bác học. Một học giả nổi danh nhất của châu Á, Alberuni theo vua Mahmud xứ Ghazni vô Ấn viết một bộ sách về Ấn có thể so sánh được với bộ Histoire naturelle của Pline hoặc bộ Cosmos của Humboldt. Sử gia Hồi cũng đông gần bằng tướng lãnh Hồi mà cũng không thua bọn này về tinh thần hiếu chiến, khát máu. Bọn vua Hồi dùng thuật đánh thuế – một thuật rất cổ – và cả phương pháp cướp giật nữa để vơ vét hết tiền bạc của dân Ấn, nhưng họ ở lại trong xứ, lại dùng tiền đó tiêu pha và đồng tiền luân chuyển trong nền kinh tế Ấn Độ. Nhưng chính sách khủng bố và bóc lột vô liêm sỉ đó làm cho dân tộc Ấn suy nhược đi cả về thể chất lẫn tinh thần, mà dân tộc Ấn vốn đã suy nhược sẵn rồi vì thời tiết, vì thiếu ăn, vì chia rẽ về chính trị và vì ảnh hưởng của các tôn giáo bi quan.
Chính sách cai trị của các vua Hồi đã được Alau-d-Din vạch rõ khi ông ta ra lệnh cho các cố vấn thảo những “luật để bóp nặn dân Ấn tới kiệt, không còn chút của cải nào nữa, để họ không còn sức đâu mà bất bình, nổi loạn”. Xưa các vua Ấn chỉ bắt nông dân nộp một phần sáu huê lợi, nay các vua Hồi bắt nộp một nửa huê lợi. Một sử gia Hồi bảo: “Không một người Ấn nào dám chắc giữ được thủ cấp, vàng bạc hoặc một vật thừa nào của mình… Đánh đập, bêu chợ, nhốt khám, cột chân cột tay, mọi phương tiện đều được dùng để bắt họ phải nộp thuế”. Một viên cố vấn trách chính sách đó tàn nhẫn, Alau-d-Din bảo: “Khanh là một nhà bác học đấy nhưng thiếu kinh nghiệm, ta vô học nhưng ta biết rõ công việc của ta. Khanh nên tin chắc rằng khi nào tụi Ấn nghèo
Ấn Độ khủng hoảng trầm trọng, 600 triệu dân thiếu nước sinh hoạt
Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước trầm trọng nhất trong lịch sử khi có khoảng 600 triệu người thiếu nước sinh hoạt.

Hàng trăm thùng nhựa rỗng được xếp thành hàng trên nền đất khô nứt, bụi bặm. Gần đó, cư dân khu ổ chuột Vasant Kunj ở Nam Delhi, một trong những khu dân cư nghèo nhất của thành phố này, đang đứng đợi xe cấp nước của chính phủ đến.
Đã 10 ngày trôi qua kể từ lần cuối họ được cấp nước. Nhiều gia đình đã dùng hết nước từ vài ngày trước. Họ rất khát và bẩn. Fatima Bibi, 30 tuổi, phụ trách việc nhận nước cho khu ổ chuột chia sẻ: “Thật khó để sống thế này. Mọi thứ đều cần đến nước. Uống, nấu nướng, rửa ráy, giặt giũ”.
Kênh CNN cho biết khu vực này chỉ cách các trung tâm thương mại quy mô lớn ở New Delhi chừng 10 phút lái xe, nơi bạn có thể mua một đôi giày thể thao với giá 1.000 USD. Nhưng tại khu vực này, người dân sống chen chúc trong những căn nhà lụp xụp ghép lại từ tấm tôn, mảnh sắt. Với thời tiết 40 độ C, trong nhà nóng như lò nung.

Lúc chiếc xe bồn xuất hiện, đám đông hò reo. Đàn ông, phụ nữ chạy cầm đoạn ống cao su màu xanh để dẫn nước từ bồn vào thùng chứa của họ. Mỗi hộ gia đình được cấp 600 lít nước – không đủ dùng cho đến kỳ cấp nước tiếp theo.
Theo báo cáo mới đây của tổ chức cố vấn chính sách Niti Aayog cho Chính phủ Ấn Độ, Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước trầm trọng nhất trong lịch sử, với khoảng 600 triệu người thiếu nước sinh hoạt.
Dự kiến 21 thành phố lớn của Ấn Độ sẽ sử dụng hết nguồn nước ngầm vào năm 2020 – tức trong năm tới. Trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường hỗ trợ 1,3 tỷ người dân, những người ở vùng khủng hoảng cho biết tình trạng thiếu nước chỉ thêm tồi tệ. “Chúng ta quá đông dân so với số nước quá ít ỏi”, bà Jyoti Sharma – nhà sáng lập tổ chức phi chính phủ FORCE về bảo tồn và vệ sinh nguồn nước – cho biết. Khi các nước khô hạn như Ấn Độ càng khô hạn hơn vì biến đổi khí hậu, bà Sharma cảnh báo nước sẽ sớm trở thành một vấn đề trên toàn cầu.
Khủng hoảng nước sạch
Đơn giản là các nguồn nước tại Ấn Độ đã gần hết. Đây là vấn đề lớn nhất của quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Hàng thập kỷ đào giếng khoan sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nước theo cách truyền thống đồng nghĩa với việc Ấn Độ đang bị cạn kiệt nguồn nước ngầm.
Ông Joydeep Gupta, biên tập viên tại tờ báo môi trường Third Pole cho biết: “Chúng ta là nước sử dụng nước ngầm nhiều nhất thế giới. Điều này rất tồi tệ, nó là một cuộc khủng hoảng”.
Khi Ấn Độ chuyển mình theo hướng đô thị hóa nhiều hơn và thêm hàng triệu người chuyển đến thành phố sinh sống, nhu cầu sử dụng nước càng gia tăng. Các thành phố bắt đầu tìm kiếm nguồn nước ở xa hơn, bơm về dùng thông qua đường ống dài hàng trăm km.
100 triệu người, bao gồm các cư dân thành phố lớn như Delhi, Bangalore và Hyderabad, sẽ sớm sống trong những thành phố không có nước ngầm. Thêm vào đó, Ấn Độ chủ yếu là một nước nông nghiệp, với 80% nước được sử dụng để tưới cho cây trồng. “Các chính sách giống như một số bang miễn phí tiền điện cho nông dân hoặc trợ cấp đào nước ngầm dẫn đến tình trạng khai thác mất kiểm soát và lãng phí tài nguyên”, ông Suresh Rohilla, Giám đốc quản lý nước đô thị tại Trung tâm Khoa học và Môi trường phát biểu với CNN năm ngoái.
Tình trạng này còn bị tác động bởi yếu tố thay đổi khí hậu, khiến nguồn cung nước càng bị hạn chế. Mưa gió mùa thất thường hơn, trong khi hạn hán thường xuyên hơn, đe dọa mùa màng của nông dân. Mùa đông ngắn đi, trong khi mùa hè dài hơn và nóng hơn đang làm tan băng trên dãy Himalaya, nơi đổ vào những con sông ở miền Bắc Ấn Độ.

Cuộc khủng hoảng này đang diễn ra khắp đất nước Nam Á. Mực nước ngầm cạn kiệt, hạn hán và nợ nần đã gây ra một cuộc khủng hoảng nông nghiệp sâu sắc và nạn tự tử ở người nông dân đã trở thành một vấn nạn quốc gia. Theo số liệu của chính phủ do tổ chức Down to Earth, trên 200.000 nông dân đã tự sát kể từ năm 1995.
Năm 2018, vùng Shimla ở bang phía Bắc Ấn Độ Himachal Pradesh gần như bị cạn kiệt nước, chứng kiến cảnh người dân hỗn loạn tranh giành nước sinh hoạt. Họ xếp hàng dài chờ đợi, biểu tình đòi cấp nước và yêu cầu du khách không đến đây.
Ở những thành phố lớn như Bangalore và Hyderabad – hai trung tâm phát triển công nghệ, trùm mafia xe chở nước là những kẻ được quyền quyết định ai là người được phép lấy nước và giá bao nhiêu, khi hai thành phố này hoàn toàn phải phụ thuộc vào xe bồn để có nước sinh hoạt.
Ở nông thôn thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi các giếng khoan đã khô cạn, dân làng chẳng còn nguồn nước nào để sử dụng. Họ buộc phải đi bộ nhiều cây số hoặc trả giá cắt cổ để có người chở nước đến tận làng.
Sông ngòi ở Ấn Độ cũng trở nên độc hại khi hàng tỷ lít nước thải – trong đó có chất hóa học và nước thải chưa qua xử lý – đổ thẳng vào mỗi ngày.
Chống đỡ trong khủng hoảng

Tại Ấn Độ hiện nay, nước đã trở thành một món hàng quý giá và người dân ở khu ổ chuột Vasant Kunj phải tính toán cách nào để dự trữ được nhiều nước nhất có thể. Mỗi hộ gia đình được cấp miễn phí 600 lít, mùa Đông cũng như mùa Hè, nhưng họ phản ánh rằng lượng nước này không đủ dùng trong 10 ngày để chờ đến đợt cấp nước tiếp theo.
Nước sinh hoạt quyết định cuộc sống tại đây. Đàn ông và phụ nữ ra ngoài làm việc sẽ được gọi quay về nếu xe bồn chở nước sắp đến. Không có giờ cụ thể, dù vậy Fatima Bibi nói rằng gần đây xe bồn thường đến vào lúc 1 giờ chiều. “Việc chờ đợi kéo dài cả ngày. Họ phải chờ để lấy nước”, Bibi nói.
Hàng xóm của Bibi, Ashraf Ullah hạnh phúc khi trông thấy xe bồn đến. “Lũ trẻ sẽ thích dòng nước mát lạnh này. Sau 10 ngày trong thùng nhựa, chúng nóng như đun sôi”, ông chia sẻ.
Những thùng nhựa chứa nước màu xanh và đen, được đánh dấu của từng gia đình, được chất đống bên ngoài các căn nhà tạm bợ, khiến lối đi nhỏ bé càng chật chội hơn. Bibi cho biết mọi người dùng nửa xô nước tắm mỗi ngày, một số hôm họ còn không được tắm. Nước rửa rau xong sẽ được dùng để giặt giũ. Nước được sử dụng rồi tái sử dụng liên tục. Ngay cả nước bẩn cũng có thể được dùng để dội rửa những chỗ khác. Không có vòi hay ống. Không có cống thoát nước. Không hệ thống xử lý nước thải. Xô chậu xếp hàng loạt, không giọt nước nào bị lãng phí tại đây.
Bất chấp nỗ lực của họ, nước vẫn không đủ dùng. Hàng xóm phải chia sẻ với với nhau. Các gia đình cãi cọ nếu họ dùng hết nước trước ngày xe bồn đến.
Thay đổi vì tương lai
Trong bối cảnh tình trạng ấm lên toàn cầu trở nên xấu đi, xung đột về nước giữa các quốc gia có và các quốc gia không có thể diễn ra khắp thế giới. “Trong quan hệ quốc tế, nước sẽ trở thành yếu tố quyết định”, Giám đốc tổ chức FORCE cho biết. Bà hình dung về một tương lai nơi các quốc gia có đủ nước cùng tài nguyên khác – chủ yếu là các nước giàu hơn ở Bắc bán cầu – có thể nắm quyền quyết định ở những quốc gia nước khô hạn hơn, nghèo hơn tại châu Phi và châu Á. Theo Water Aid, người dân các nước Pakistan, Ethiopia và bang California của Mỹ cũng đang chống chọi với cảnh thiếu nước như Ấn Độ.
Tuy vậy, vẫn còn hy vọng để thay đổi tương lai này. Có dấu hiệu cho thấy người nông dân đang dần chuyển sang các kỹ thuật tưới tiêu hiệu quả song đắt tiền hơn, nhờ những sáng kiến của chính phủ. Tuy nhiên, những sáng kiến vẫn còn chậm triển khai và chưa được áp dụng trên toàn quốc.
Ở cấp địa phương, New Delhi có kế hoạch dự trữ nước tại từng nhà dân cùng mức phạt và thưởng đối với vấn đề trữ nước. Bà Sharmer cho biết giới chức Delhi đang triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống nước tự duy trì. Đó là một phương án chậm, nhưng bà Sharma rất lạc quan.
Bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu tích cực từ lĩnh vực tư nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả nước và quản lý nước thải. Với quy mô nhỏ lẻ và phân tán, các biện pháp công nghệ trên có thể giúp ích nếu chúng được triển khai trên quy mô lớn.

Một trong những công ty sáng tạo đó là Retas, do ba sinh viên tốt nghiệp năm 2016 thành lập để cải thiện quản lý nước mưa bằng hệ thống thu gom nước mưa. Phương pháp làm đầy mực nước ngầm này từng được áp dụng trong lịch sử Ấn Độ, nhưng giờ được làm mới để phù hợp với thời hiện đại.
Ankit Magan, Giám đốc công ty Retas cho biết: “Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phát triển và thiếu thành phố quy hoạch tốt, chúng ta đã mất tập trung vào dự trữ nước. Thời hiện đại đòi hỏi những kỹ thuật hiện đại”.
Retas đã hợp tác với nhiều công ty công nghiệp và cơ sở hạ tầng, viện nghiên cứu công cùng chính quyền tại 7 bang ở Ấn Độ. Anh cho biết: “Chúng ta nên cố gắng để trả lại Mẹ thiên nhiên thứ chúng ta đã lấy đi của bà”.
Một sự phục hưng chính trị ở Ấn Độ?
| by Abhishek Bhattacharya and Kumar Anand Print
Ấn Độ (India) | Hồ sơ – Sự kiện
Quốc kỳ Cộng hòa Ấn Độ
Vị trí địa lý: Nằm ở Nam Á; phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan; Đông – Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét; Tây – Bắc giáp Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516 km bờ biển. Tọa độ: 6o44′ đến 35o30′ vĩ Bắc (37o6′ nếu tính cả vùng tuyên bố chủ quyền tại Kashmir) và từ 68o7′ đến 97o25′ kinh Đông
Diện tích: 3.287.590 km2
Khí hậu: Đa dạng, biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài. Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và sa mạc Thar. Dãy Himalaya, cùng với dãy Hindu Kush ở Pa-ki-xtan, là một tấm chắn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến, khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió mùa Tây – Nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm: 60 – 100 mm (phía Tây); 300 – 400 mm (vùng trung tâm); 1.200 mm (cao nguyên Xi-lông).
Địa hình: Đồng bằng dọc theo sông Hằng, các sa mạc ở miền Tây, dãy Himalaya ở miền Bắc.
Tài nguyên thiên nhiên: Than đá (trữ lượng đứng thứ tư thế giới), sắt, mangan, mica, bôxit, titan, crôm, khí tự nhiên, kim cương, dầu mỏ, đá vôi.
Dân số: 1.252.100.000 người (2013).
Các dân tộc: Người Indo-Arian (72%), Dravidian (25%), người gốc Mongoloid và các dân tộc khác (3%)
Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ trao đổi thông tin chính trị và giao dịch thương mại. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang, có khoảng 45% dân số sử dụng. Ngoài ra còn nhiều ngôn ngữ khác.
Lịch sử: Cuối thế kỷ XV, Bồ Đào Nha bắt đầu xâm lược Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mô-gun (gốc Mông Cổ) thống trị. Từ năm 1746 đến năm 1763, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn của Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, những cuộc nổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất, cuộc nổi dậy không thành công đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh, vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh trực tiếp quản lý.
Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự. Gandhi dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh “rời khỏi Ấn Độ”. Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15/8/1947. Nhưng Anh đã chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hin-đu) và Pa-ki-xtan (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi); đồng thời tạo ra vùng tranh chấp Ca-sơ-mia giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hợp quốc.
Thủ đô: Niu Đê-li (New Delhi)
Các thành phố lớn: Mumbai, Kolkata, Kanpur, Pune…
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Cộng hòa liên bang.
Các khu vực hành chính: Gồm 25 bang và 7 lãnh thổ liên hiệp*: các đảo Andaman Nicobar*, Andhra Pradesh, Arunachal Pradesh, Assam, Bihar, Chandigarh*, Dadra và Nagar Haveli*, Daman và Diu*, Delhi*, Goa, Gujarat, Haryana, Himachal Pradesh, Jammu và Kashmir, Karnataka, Kerala, Lakshaweep*, Madhya Pradesh, Maharashtra, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Orissa, Pondicherry*, Punjab, Rajasthan, Sikkim, Tamil Nadu, Tripura, Uttar pradesh, West Bengal.
Ngày quốc khánh: 26/1/1950
Hiến pháp: Thông qua ngày 26/1/1950
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.
Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.
Bầu cử: Tổng thống do Ban bầu cử gồm các Nghị sỹ của cả hai viện và Nghị sỹ của các bang bầu ra; Thủ tướng do các Nghị sỹ của Đảng chiếm đa số trong cuộc bầu cử lập pháp bầu ra.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Hội đồng các bang (Hạ nghị viện) có dưới 250 thành viên, trong đó 12 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, số còn lại do Nghị sỹ của các bang và các thành viên của Hội đồng lập pháp liên vùng bầu chọn; nhiệm kỳ 6 năm và Đại hội nhân dân (Thượng nghị viện) gồm 545 ghế, trong đó 543 ghế được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, 2 ghế do Tổng thống bổ nhiệm; nhiệm kỳ 5 năm.
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và làm việc cho đến 65 tuổi.
Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
Các đảng phái chính: Đảng Quốc đại I, Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), Liên minh Hồi giáo, Đảng Quốc đại Karnataka, Liên minh quốc gia Ấn Độ, v.v..
Kinh tế:
Tổng quan: Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, Ấn Độ đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông với mục tiêu trở thành cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân. Cơ cấu nền kinh tế: khu vực dịch vụ chiếm 62%, công nghiệp chiếm 27,4% và nông nghiệp chiếm 19%. Tăng trưởng kinh tế đạt trung bình trên 6%/năm. Tổng GDP năm 2013 đạt 1.758 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.414 USD.
Sản phẩm công nghiệp: Hóa chất, thép, xi măng, phương tiện giao thông, dầu mỏ, hàng tiêu dùng, hàng điện tử
Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, hạt có dầu, bông, chè, mía; gia súc, gia cầm, cá.
Đơn vị tiền tệ: rupi Ấn Độ (Rs); 1Rs = 100 paise
Văn hoá: Lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm. Trong thời kỳ Vệ Đà (1700 – 500 TCN), các nền tảng của triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành. Ngoài ra còn có sự hình thành của nhiều đức tin và sự luyện tập vẫn tồn tại cho đến nay, chẳng hạn như Dharma, Karma, yoga, và moksha.Ấn Độ có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia. Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, được định hình thông qua nhiều trường phái mang tính lịch sử về tư tưởng, bao gồm các tư tưởng trong Áo nghĩa thư, kinh Yoga, phong trào Bhakti, và từ triết học Phật giáo…
Ấn Độ không phải là cái nôi sinh ra Phật giáo, nhưng lại là nơi để Phật giáo khởi nguồn, tu dưỡng và phát triển rực rỡ. Ngày nay, tại Ấn Độ tồn tại song song cả Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Tôn giáo: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3% ), Đạo Sikh (chiếm 1,9%); Phật giáo (0,7%), các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,1%…
Giáo dục: Giáo nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Mặc dù giáo dục được miễn phí và bắt buộc trong 8 năm (từ 6-14 tuổi), nhưng vẫn có tình trạng thiếu trường học và nhiều trẻ em không được đến trường. Chính phủ đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục. Ấn Độ có hơn 100 trường đại học, 3000 trường cao đẳng và 15 viện nghiên cứu khoa học và nghệ thuật.
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô New Đê-li, các thành phố: Mum-bai, Kon-ka-ta, các đền thờ, lăng mộ, các cung điện, lâu đài của các tiểu vương, v.v…
Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, BIS, ESCAP, IMF, IMO, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..
Ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 7/01/2008.
Địa chỉ Đại sứ quán:
Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam:
Địa chỉ: Số 58-60 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-04) 38244989/90
Fax: (84-04) 38244998
Email: embassyindia@fpt.vn
Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 55, Đường Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 08-38237050
Fax: 08-38237047
E-mail: cgihcmc@hcm.vnn.vn
Website: www.india-consulate.org.vn
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ:
Địa chỉ: 17 Kautilya Marg, Chanakyapuri, New Delhi, 110021
Điện thoại: +91-11-23018059
Fax: +91-11-23017714/ 23018448
Email: ebsvnin@yahoo.com.vn
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Mum-bai (Ấn Độ):
Địa chỉ: B-306, Oberoi Chambers, New Link Road, Andheri (W) Mumbai 400053
Điện thoại: +91-22-26736688/6732339
Fax: +91-22-26736633
Email: tlsq.mumbai@mofa.gov.vn
Ban Tư liệu – Văn kiện (Nguồn tham khảo: chinhphu.vn; mofa.gov.vn);wikipedia.org
|
Sông Hằng – Dòng chảy của lịch sử và văn hóa Ấn Độ
Có lẽ, nhắc đến Ấn Độ người ta nghĩ ngay đến con sông Hằng lịch sử, đã theo suốt lịch sử đất nước này.
Là con sông quan trọng nhất của tiểu lục đại Ấn Độ với chiều dài 2510km, kéo từ dãy Hymalaya thuộc Bắc Trung Bộ Ấn và theo hướng Đông Nam chảy qua Bangladesh và cuối cùng chảy vào vịnh Bengal. Tốc độ chảy trung bình của sông khoảng 12020 m3/s.
Sông Hằng – Điểm du lịch nổi tiếng của Án Độ
Tên gọi của dòng sông được đặt theo tên của vị nữ thần Hindu Ganga. Sông Hằng có vai trò lịch sử gắn liền với các thành phố, bang, thủ phủ dọc theo bờ sông này như Kara, Kampilya, Munger,…
Giới thiệu dòng chảy sông Hằng
Được tạo thành bởi hợp lưu hai con sông phía đầu nguồn là Bahgirathi và Alaknanda, nguồn nước của sông Hằng cũng chủ yếu được lấy từ 2 con sông này, ngoài ra còn 4 dòng chảy khác góp phần tạo nên con sông huyền thoại này như Pindar, Mandakini,…
Sông Hằng là khởi nguyên của Hindu giáo
Hạ lưu con sông Hằng khi chảy qua Bangladesh, hay còn gọi là sông Padma, từ đây con sông Hằng tạo ra nhiều nhánh sông gây nên mạng lưới đường thủy từ đó tạo thành đồng bằng châu thổ rộng lớn và phi nhiều nhất thế giới. Với lượng phù sa lớn mà sông Hằng mang lại mà phía nam của đồng bằng – quần đảo Sundarbans có hệ thống đảo phù sa và rừng ngập mặn bao phủ được công nhận là Di sản của thế giới.
Vé máy bay giá rẻ đi Ấn Độ
Với lưu vực rộng tới 907 ngàn km2 mà dòng sông có bãi bồi phì nhiêu và đông dân sống hai bên bờ sông. Ghé thăm con sông trong tour du lịch Ấn Độ, du khách không chỉ biết về lịch sử dòng sông mà còn được tìm hiểu văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của người dân hai bên bờ sông.
Khám phá dòng sông Hằng lịch sử
Không chỉ mang ý nghĩa tự nhiên và địa hình, sông Hằng còn mang ý nghĩa tôn giáo linh thiêng với Ấn Độ giáo (Hindu). Theo tín ngưỡng của người Hindu, việc tắm trên dòng sông này sẽ được gột rửa mọi tội lỗi, trong các nghi lễ thờ cúng cúng người ta cũng sử dụng nguồn nước từ sông Hằng. Nhiều người theo đạo Hindu mong muốn khi chết được hỏa thiêu bên dòng sông và rải tro xuống dòng sông Hằng.
Nghi lễ cúng bên bờ sông Hằng
Du khách đến đây sẽ khá bất ngờ với hình ảnh các đạo sĩ ăn mặc khác lạ, bôi tro lên mình, mặt mày trang điểm màu sắc và múa đinh ba cuồng nhiệt. Rồi sẽ bất ngờ với hình ảnh các ẩn sĩ đang trầm mặc tĩnh tâm ở núi Tapovan, địa điểm thu hút những tay leo núi cừ khôi.
Ngoài ra, dòng sông còn là nguồn sống của hàng triệu người dân Ấn sống hai bên bờ và gắn với công ăn việc làm trên dòng sông.
Mặc dù vậy, con sông này được xếp thứ 5 về mức độ ô nhiễm, sự ô nhiễm tác động trực tiếp đến người dân xem sông Hằng là sự sống mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước với hơn 140 loài cá, 90 loài lưỡng cư, dòng sông Ấn còn có cá heo sinh sống.
Khung cảnh bình minh trên sông Hằng
Chính vì vậy hàng năm đất nước này luôn có chương trình cải thiện sông Hằng, để đẩy lùi sự ô nhiễm nhưng hầu như đều không đạt được kết quả như mong muốn bởi lẽ thiếu chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và không được sự đồng thuận và hỗ trợ của các chức sắc tôn giáo.
Típ tham quan dòng sông Hằng
Du khách nên đến đây vào mùa hành hướng, khi các nghi lễ tôn giáo được tiến hành tại đây, lễ hội Puma Kumba (Vạc Đầy), hàng triệu người hành hương sẽ tắm dưới dòng sông. Tham quan điểm đến Ấn Độ này còn là dịp để du khách tìm hiểu về văn hóa Ấn, cũng như tham gia vào cuộc sống của người dân gắn liền 2 bên bờ.
Muốn khám phá dòng sông Hằng du khách nên trở về vùng đầu nguồn Gwaral, cao 4500 so với mặt nước biển, luôn trong tình trạng sương giá nhưng lại là nơi khởi nguyên cho Ấn Độ giáo cũng như các giai thoại lịch sử bí hiểm gắn với dòng sông Hằng.
Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử
Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử. Bài tập học kỳ Lịch sử văn minh thế giới 8 điểm.
Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử. Bài tập học kỳ Lịch sử văn minh thế giới 8 điểm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ấn Độ là một bán đảo ở Đông Nam Á . Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng. Cả hai dòng sông này đã bồi đắp nên hai đồng bằng màu mở ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới tuy nhiên nó chịu ảnh hưởng khá lớn của tôn giáo trong tiến trình lịch sử. Để làm rõ vấn đề này, em xin chọn đề bài số 2: “Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử ”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo như đạo Bàlamôn về sau là đạo Hindu và đạo Phật. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích.
Đạo Hindu xuất phát từ đạo Bàlamôn – ra đời sớm nhất thế giới khoảng năm 100 TCN, khi người Aria chinh phục được đồng bằng sông Hằng; tồn tại đến thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Phật. Đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài. Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỉ VII đạo Phật bị suy sụp ở Ấn Độ; đạo Bàlamôn dần phục hưng, bổ sung thêm nhiều yếu tố mới…Từ đó, được gọi là đạo Hindu – hưng thịnh và tồn tại là tôn giáo chue yếu suốt chiều dài lịch sử từ khi đạo Phật được hình thành. Ngày nay, ở Ấn Độ có khoảng 84% tổng số dân cư theo đạo Hindu.
Đạo Phật xuất hiện vào giữ thiên niên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng chống đạo Bàlamôn. Đạo Phật là một trong những dòng tư tưởng ấy. Sau đại hội lần thứ tư, các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo; phát triển phần lớn ở các nước Châu Á.
Bên cạnh đó còn có các tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích. Như vậy, nhìn chung có thể thấy tôn giáo ở Ấn Độ khá nhiều, tồn tại trong suốt quá trình lịch sử mặc dù có sự biến đổi và được truyền bá sang các nước khác trên thế giới. Bởi vậy tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến văn minh Ấn Độ.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN VĂN MINH ẤN ĐỘ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
Như là một kết quả tự nhiên của các hình thức tư duy, với niềm khát khao mãnh liệt đến vô cùng về thế giới bí mật và một sự quan tâm sâu sắc đến tồn tại thế giới, văn minh Ấn Độ có một điểm đáng chú ý là sự hoà hợp các tôn giáo.
1. Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết
Một trong những đặc trưng tôn giáo trong những ngôn ngữ Ấn Độ có thể là đối tượng quan sát một cách rõ ràng mà trong đó các nhà lôgic học phương Tây gọi là “những phán đoán khách quan”. Người Ấn Độ cổ đại, khi họ nghĩ về các hiện tượng tự nhiên, họ luôn luôn tưởng tượng ra một vị thần tạo ra các hiện tượng đó như thể là chúng tồn tại một cách một cách bí mật.Ở Ấn Độ, họ đã phát triển một quan niệm rất phức tạp về thần linh. Họ có nhiều từ ngữ để chỉ thần linh. Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19001950
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ luật sư nổi bật của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.6568
– Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
Trân trọng cám ơn!
vietjet-mo-ban-duong-bay-thang-an-do-voi-hang-ngan-ve-khuyen-mai-tu-0-dong – tin-tuc – VietJetAir.com

(Vietjet, TP.HCM, 19/08/2019) – Tin vui cho tín đồ đam mê văn hóa du lịch Ấn Độ, Vietjet mở bán cả 2 đường bay thẳng: từ TP.HCM và Hà Nội đến New Delhi với hàng ngàn vé siêu hấp dẫn chỉ từ 0 đồng (*). Cơ hội diễn ra cả ngày liên tục từ 20-22/08/2019 tại website www.vietjetair.com & ứng dụng điện thoại Vietjet Air. Thời gian bay từ ngày 6/12/2019 – 28/3/2020 (**). Chỉ cần một cú “click”, bạn có thể “chạm tay” đến Ấn Độ với vạn điều mê hoặc, độc đáo đang chờ đón. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có đường bay thẳng này sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.
Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng bởi phong cách văn hóa, tôn giáo, ẩm thực và du lịch đa dạng, nhiều màu sắc. Không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên phong phú, hùng vĩ, Ấn Độ còn thu hút du khách bằng nhiều công trình lịch sử ấn tượng, được công nhận là di sản thế giới, tín ngưỡng hành hương về Bồ Đề Đạo Tràng mà ai cũng muốn một lần được tới.
Đường bay TP.HCM – New Delhi khai thác từ 6/12/2019 với tần suất 4 chuyến/tuần (Thứ 2, 4, 6 và Chủ Nhật) bằng tàu bay mới và hiện đại. Chuyến bay khởi hành từ TP.HCM vào lúc 19:00 và đến New Delhi lúc 22:50 (giờ địa phương). Chiều ngược lại cất cánh dự kiến vào lúc 23:50 (giờ địa phương) từ New Delhi và tới TP.HCM lúc 6:10.
Đường bay Hà Nội – New Delhi khai thác từ 7/12/2019 với tần suất 3 chuyến/tuần (Thứ 3, 5, 7). Chuyến bay khởi hành từ Hà Nội lúc 19:10 và đến New Delhi lúc 22:50 (giờ địa phương). Chiều ngược lại cất cánh dự kiến vào lúc 23:50 (giờ địa phương) từ New Delhi và tới Hà Nội lúc 5:20.
Đường bay thẳng từ Hồ Chí Minh/Hà Nội – New Delhi, chỉ với khoảng hơn 5 giờ bay, Vietjet mở ra nhiều cơ hội giao thương, du lịch, thúc đẩy kinh tế 2 nước phát triển, đồng thời là cầu nối hành khách dễ dàng nối chuyến đến các nước trong khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Singapore, Thái Lan…) trong mạng bay rộng khắp châu Á của Vietjet. Với các hành khách yêu thích khám phá văn hóa mới, đường bay này sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho hành khách tại vùng đất cổ kính ẩn chứa kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và nhiều lễ hội đầy màu sắc, chạm tay đến với cái nôi tôn giáo thiêng liêng huyền bí. Đừng chần chừ mà hãy cho mình cơ hội để tìm hiểu về vùng đất thú vị này!
Vé khuyến mãi được mở bán trên các kênh của hãng tại website www.vietjetair.com, mobile app “Vietjet Air”, Facebook www.facebook.com/vietjetvietnam, mục “Đặt vé”, thanh toán ngay bằng Vietjet SkyClub, các loại thẻ Visa/ Master/ AMEX/ JCB/ KCP/ UnionPay và thẻ ATM của 34 ngân hàng lớn tại Việt Nam (có đăng ký Internet Banking).
Là hãng hàng không của người dân, Vietjet luôn cập nhật xu hướng du lịch mới, mở thêm nhiều đường bay mới để mang lại nhiều hơn cơ hội đi lại bằng máy bay với chi phí tiết kiệm cho tất cả mọi người. Với tinh thần “An toàn – Vui vẻ – Giá rẻ – Đúng giờ”, Vietjet tự hào không chỉ mang đến cho hành khách những trải nghiệm thú vị trên tàu bay mới, ghế da êm ái, thức ăn nóng với 9 món tươi ngon, tiếp viên xinh đẹp, thân thiện, mà còn đem lại nhiều dịch vụ, tiện ích hiện đại trước, trong và sau chuyến bay với dịch vụ mới mẻ, vượt trội.
(*) Chưa bao gồm thuế, phí
(**) Trừ các ngày lễ tết