Vẻ đẹp của nền mỹ thuật Hy Lạp cổ đại
Trong mọi thời kỳ, những nhà lý luận nghệ thuật, những nhà văn, các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ đều ca ngợi mỹ thuật Hy Lạp cổ đại chính là thời kỳ hoàng kim của các thể loại hội họa trong buổi đầu văn minh nhân loại.
Bích họa đấu bò trong cung điện Knossos – Đảo Crete (năm 1550 TCN).
Ngay cả các nhà văn cổ đại như Pliny the Elder (23-79) cũng mô tả hội họa Hy Lạp là thời kỳ hoàng kim của lịch sử hội họa. Những nhà văn như ông đã ghi lại tên của các danh họa nổi tiếng như Apelles (thế kỉ 4TCN), Parrhasius (thế kỉ 5TCN) và Polygnotus (giữa thế kỉ 5TCN). Apelles là họa sĩ riêng của Alexandre đại đế – nổi tiếng với phối cảnh và các mảng đậm nhạt. Parrhasius thì nổi tiếng với những bức họa miêu tả trận đánh của các centaur (quái vật thân người mình ngựa – nhân mã) trên chiếc khiên của tượng thần Athena (tác phẩm của nhà điêu khắc Phidias). Polygnotus (làm việc chủ yếu tại Delphi và Athens) có một khả năng đặc biệt thể hiện trạng thái tâm lý của nhân vật qua các biểu hiện trên khuôn mặt trong các tác phẩm chân dung.
Người đánh cá – năm 1550 TCN.
Tuy nhiên, tất cả những tác phẩm hội họa, điêu khắc đó không còn tồn tại cho đến ngày nay. Tất cả những gì còn sót lại là một vài tác phẩm hiếm hoi của hội họa Hy Lạp cổ đại và những tác phẩm đó cũng không tiêu biểu cho thời kỳ các họa sĩ nổi tiếng trên sinh sống và sáng tác. Những ví dụ hiếm hoi còn tồn tại là những bức bích họa trong cung điện của Knossos trên đảo Crete (thế kỉ 16 – 13 TCN) cho đến những bức họa trong lăng mộ Diver tại Paestum – Italia (480 – 470 TCN)
Võ sĩ đấm bốc – năm 1550 TCN.
Qua những di chỉ như bích họa ở lăng mộ Etruscan, hội họa Rome cổ đại và trên những bức khảm lâu đời – Thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại được tái hiện nhưng không rõ rệt. Những họa tiết, tranh trên những chiếc bình có thể liên hệ tới những tác phẩm bích họa hay những mảng trạm trổ. Số lượng lớn các loại bình gốm còn tồn tại cho đến nay có thể cho chúng ta đoán được những tầng phát triển của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Trước thế kỷ 9 TCN, loại hình “hình học” phát triển nhiều trên những bức họa trên bình. Trong suốt thế kỷ 9TCN, về cơ bản các bức họa trên bình đều mang tính trừu tượng bộc lộ cảm giác về tính nghiêm ngặt và đều đặn ở các vị trí, các họa tiết.
Bình gốm Dipylon (năm 750 TCN).
Vào đầu thế kỷ 8 TCN, những bức chân dung bắt đầu xuất hiện, ban đầu ở dạng tối giản theo quy luật hình học. Có rất nhiều ví dụ về những bức chân dung loại này trên những chiếc bình được khai quật tại nghĩa địa Athenian (Dipylon). Những họa tiết trang trí trên những chiếc bình lớn này được làm để sử dụng trong lăng mộ. Chúng được sáng tạo ra để ca ngợi cuộc sống sau cái chết sự mô tả về các cuộc chiến hay các nghi lễ trong đám tang
Bình gốm của Exekias – Cuộc khởi hành của Dioskouroi (năm 550 – 525 TCN).
Qua thời gian, chân dung con người và động vật trở thành những chi tiết quan trọng nhất trong việc trang trí các loại bình cùng với mô-típ thực vật của phương Đông. Tới thế kỷ 7TCN, những bức họa màu đen vẽ trên bình được phát triển. Những chiếc bình này kể về những huyền thoại, những vị nam thần, nữ thần, các anh hùng… Hầu hết chúng là những tác phẩm hội họa chân dung màu đen có khắc bóng trên nền đất sét màu vàng đỏ. Một ví dụ minh họa quan trọng cho kỹ thuật này là chiếc vò hai quai của họa sĩ vùng Amasis với hình ảnh của thần rượu nho Dionysus và Maenad hay kylix (loại bát có hai quai dọc) mô tả Dionysus đang chèo thuyền – tác phẩm của Exekias (550-520TCN).
Bình gốm của Exekias – Thần rượu nho Dionysus trên thuyền với rượu vang (năm 530 TCN).
Bình gốm Exekias – Asin chơi xúc xắc với Ajax (năm 540 – 530 TCN).
Chiếc bình đầu tiên vẽ chân dung màu đỏ có niên đại ở nửa cuối thế kỷ 6 TCN. Bức họa trên chiếc bình màu đỏ với đường viền đen bên ngoài đứng đối lập với nền đen. Những họa sĩ chuyên vẽ trang trí bình sử dụng kỹ thuật ở những trường hội họa để truyền ý tưởng lên các tác phẩm trong gần 1 thế kỷ. Họ không những đạt được kỹ thuật cao trong vẽ phối cảnh mà họ còn thể hiện được chiều sâu của không gian và những biểu hiện tâm lý trong các sự vật, hiện tượng. Ví dụ tiêu biểu cho điều này là chiếc bình pha rượu calyx krater (chiếc bình lớn để pha rượu vang và nước trước khi dùng) mô tả cảnh dũng sĩ Héc-quyn đấu vật với Antaeus (con trai của nữ thần Gaia) có niên đại khoảng 520-500TCN
Bình pha rượu gốm Euphronis – Dũng sĩ Héc-quyn đấu vật với Antaeus (năm 510 TCN).
Thật trớ trêu, trong thời kỳ đỉnh cao của nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại (theo những nguồn văn học) khi Apelles, Zeuxis và Parrhasius có những công trình vĩ đại – Nghệ thuật vẽ trang trí trên bình ở Athens đi vào thời kỳ suy tàn. Trái ngược lại, nghệ thuật vẽ bình bắt đầu nở hoa tại nam Italia sau đó là một phần của Magna Graecia.
Bình gốm – Thần Păng và Maenads (thế kỉ 4 TCN).
Bích họa trong lăng mộ Leopards – Những người tham dự hội (năm 470 TCN).
Bích họa trong lăng mộ Triclinium – Người thổi kèn (năm 480 – 470 TCN).
Theo NHD.VN
Tags: Hội họa, Hy Lạp cổ, Thế giới cổ đại, Thủ công – mỹ nghệ
10 đóng góp to lớn của Hy Lạp cổ đại cho xã hội hiện đại
Văn hóa Hy Lạp phát triển qua hàng ngàn năm được xem là cái nôi của nền văn hóa phương Tây hiện đại. Dưới đây là một vài trong vô số phát minh và khám phá của Hy Lạp có tác động sâu sắc đến nền văn hóa xã hội phương Tây cũng như thế giới ngày nay.
Ngoài những đặc thù quan trọng có nguồn gốc từ Hy Lạp của nền văn minh phương Tây, các nhà tư tưởng và nhà tiên phong Hy Lạp cổ đại còn đặt nền tảng trí tuệ lên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Gần như tất cả các thông tin mà chúng ta có thể cho rằng không quá quan trọng, dù ở phương diện chiêm tinh học, toán học, sinh học, kỹ thuật, y học hay ngôn ngữ học, chúng đều được người Hy Lạp cổ đại phát hiện.
Dường như tất cả những điều kể trên vẫn chưa đủ, khi kể đến lĩnh vực nghệ thuật – bao gồm văn học, âm nhạc, kiến trúc, thiết kế và nghệ thuật biểu diễn – người Hy Lạp còn thiết lập nhiều tiêu chuẩn để nhận định giá trị vẻ đẹp và sự sáng tạo.
Tóm lại, nếu bạn sống ở phương Tây, bạn có xu hướng giống một người Hy Lạp cổ mà bạn không hề nhận ra. Bài viết này hy vọng sẽ làm nổi bật một vài trong vô số các đóng góp của Hy Lạp mà chúng ta đang trải nghiệm mỗi ngày.
1. Bảng chữ cái
Đồng hồ Casio giá SHOCK!
Bắt nguồn từ bảng chữ cái Phoenicia trước đó, bảng chữ cái Hy Lạp là bảng chữ cái đầu tiên mà từ ngữ mang hơi hướng Tây phương, có các chữ cái riêng biệt để biểu thị nguyên âm và phụ âm, bao gồm 24 chữ cái theo thứ tự từ alpha đến omega.
Có thể bạn không tin, từ “bảng chữ cái” bắt nguồn từ 2 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp: alpha và beta. Ngày nay, nhiều chữ cái trong bảng chữ cái hiện đại đều bắt nguồn từ bảng chữ cái Hy Lạp, bao gồm A, B, E và O. Mỗi chữ cái Hy Lạp ban đầu chỉ có một dạng duy nhất, nhưng dần dần chữ hoa và chữ thường đã ra đời sau đó.
2. Thư viện
Thư viện Alexandria là thư viện đầu tiên trên thế giới, được xây dựng tại Ai Cập. Trong thời gian này, Ai Cập nằm dưới quyền kiểm soát của Hy Lạp sau khi chịu sự cai trị của Alexander Đại đế. Người Macedonia bắt đầu truyền bá lối sống Hy Lạp đến tất cả các vùng đất bị chinh phục, bao gồm cả Ai Cập. Sau cái chết của Alexander Đại đế, cuộc tranh giành quyền lực đã nổ ra và Vương quốc Ai Cập chịu sự cai trị dưới tay tướng Ptolemy của Alexander.
Ptolemy ra lệnh xây dựng một thư viện chứa hơn 700.000 tác phẩm. Có quy định chung rằng tất cả các tàu đi qua cảng Alexandria phải khai ra bất kỳ công trình khoa học hay triết học nào mà họ có. Nếu có, các công trình ấy sẽ được sao chép và lưu giữ tại thư viện, sau đó bản chính sẽ được hoàn trả cho thuyền trưởng. Nhờ việc tích lũy tri thức này, nhiều khám phá vĩ đại đã diễn ra trong thư viện. Ví dụ, Eratosthenes tính chu vi của Trái Đất và nung nấu ý định về một hệ thống năng lượng hơi nước. Ngày nay, nhiều thư viện mọc lên trên khắp thế giới với hàng tỷ tác phẩm văn học, nhưng thư viện đầu tiên trên thế giới là thư viện của Alexandria.
3. Thần thoại
Nhiều người trong chúng ta đến bây giờ vẫn đọc thần thoại Hy Lạp. Một số thần thoại nổi tiếng nhất bao gồm những câu chuyện về Peruses, Theseus, và không thể không kể đến Heracles. Người Hy Lạp thường dựa vào những thần thoại này để giải thích những điều mà khoa học không thể chứng minh.
Thần thoại Hy Lạp tràn ngập gần như trên mọi loại hình văn hóa phổ biến nhất. Nhiều thần thoại đã được chuyển thể thành tiểu thuyết hiện đại, phim ảnh, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử và thậm chí là cả thương hiệu như phim “Hercules” của Disney, tiểu thuyết bán chạy nhất “Percy Jackson” và “Olympians”, thương hiệu Nike (Nike là nữ thần chiến thắng của Hy Lạp),…
>>> 9 Nữ Thần Muse: Người trao cảm hứng cho các thi nhân vĩ đại trong lịch sử
>>> Núi Olympus – Nơi ngự trị của 12 vị thần Hy Lạp
4. Dân chủ
Theo Merriam-Webster, chính quyền dân chủ là chính quyền của nhân dân “trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và họ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thi hành thông qua hệ đại biểu như các cuộc bầu cử tự do định kỳ”.
Người Hy Lạp cổ đã lập nên nền dân chủ đầu tiên trên thế giới. Athens bắt đầu với chế độ quân chủ và quá độ lên chính quyền chuyên chế rồi sau cùng đạt đến chế độ dân chủ. Chính phủ dân chủ bao gồm 6.000 thành viên hội đồng, tất cả đều là công dân nam giới trưởng thành. Hội đồng này bỏ phiếu về các vấn đề ở khắp thủ đô Athens. Để pháp luật được thông qua, số phiếu bầu phải là đa số. Nhưng để trục xuất hoặc khoan hồng một ai đó, phải cần đến tất cả 6.000 phiếu bầu.
Hoa Kỳ ngày nay là một nền dân chủ điển hình. Nhưng thay vì một nền dân chủ trực tiếp, Hoa Kỳ là nền dân chủ đại diện, trong đó công dân bỏ phiếu bầu ra người xứng đáng đưa ra những quyết định mang tầm cỡ quốc gia. Điều này khác với nền dân chủ trực tiếp của Hy Lạp cổ đại khi công dân có thể trực tiếp bỏ phiếu quyết định.
5. Thế vận hội
Thế Vận Hội bắt đầu ở Hy Lạp cổ đại, cụ thể là tại thành phố Olympia. Người tham gia là những công dân thành phố của Hy Lạp cổ đại cùng các vùng thuộc địa. Thế vận hội được tổ chức bốn năm một lần để tôn vinh thần Zeus, vua của các vị thần. Giải thưởng cho người chiến thắng là danh tiếng và vinh quang. Người ta tạc chân dung người chiến thắng thành những bức tượng và đôi khi chân dung họ còn được khắc trên các đồng xu. Ngày nay chúng ta vẫn tổ chức Thế vận hội Olympic và tiếp tục một số truyền thống cũ, như sử dụng vương miện hình lá ô-liu, đuốc thiêng, lễ khai mạc và bế mạc.
Hy Lạp cũng tổ chức các trò chơi khác như Ptythian, được tổ chức để vinh danh thần Mặt Trời Apollo, và các trò như Isthmian, nhằm tôn vinh thần biển cả Poseidon.
Lấy cảm hứng từ Thế vận hội Hy Lạp cổ đại, Thế vận hội Olympic mà chúng ta đều biết chính là đứa con tinh thần của vị Nam tước người Pháp Pierre de Coubertin.
6. Khoa học và Toán học
Không chỉ là quê hương của nhiều nhà toán học vĩ đại, Hy Lạp còn là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Những nhà tư tưởng Hy Lạp tác động đến khoa học và toán học như thế nào?
Eratosthenes: Nhà toán học này là người đầu tiên tính được chu vi của Trái Đất bằng cách so sánh độ cao của Mặt Trời lúc đứng bóng tại hai địa điểm khác nhau. Eratosthenes cũng tính toán được độ nghiêng của trục Trái Đất, và sau này trở thành thủ thư chính của Thư viện Alexandria.
Aristarchus: Nhà thiên văn học kiêm nhà toán học này là người đầu tiên tạo ra mô hình vũ trụ với Mặt Trời ở trung tâm và Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Ông cũng đặt các hành tinh trong hệ Mặt Trời xung quanh Mặt Trời theo một thứ tự chính xác, và cho rằng các ngôi sao cũng tương tự như Mặt Trời. Nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus cho rằng thuyết nhật tâm chính là thuộc về Aristarchus.
Hipparchus: Hipparchus được biến đến là nhà thiên văn học vĩ đại nhất thời cổ đại. Ông đã phát triển các mô hình đầu tiên mô tả sự chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng, và rất có thể là người đầu tiên dự đoán được các hiện tượng nhật thực.
7. Kiến trúc
Một trong những ví dụ phổ biến nhất của kiến trúc Hy Lạp trong thế giới hiện đại là cột trụ. Công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Hy Lạp là đền Parthenon, là tòa nhà lớn với nhiều cột trụ được xây dựng tại Athens. Ngày nay, các trụ cột được sử dụng trong nhiều công trình công cộng như nhà thờ và thư viện. Ngoài ra, các trụ cột còn xuất hiện nhiều trong các tòa nhà ở Washington D.C., bao gồm cả Nhà Trắng.
>>> Đền thờ Hy Lạp: Kiệt tác kiến trúc tôn vinh các vị thần
Điều gì tạo nên kiến trúc Hy Lạp?
Người Hy Lạp cổ đại cực kỳ sùng đạo, nên nhiều công trình kiến trúc ở Hy Lạp được thiết kế với tâm thế thờ thần. Parthenon và Erechtheum là hai ví dụ cho các công trình vĩ đại và lột tả chính xác nhất về Hy Lạp. Một số đặc điểm của thiết kế Hy Lạp có thể kể đến như sự chính xác, phong cách trang trí, sự hào phóng và hiệp lực. Mỗi khía cạnh và đặc điểm của kiến trúc Hy Lạp được tạo ra để nâng đỡ và liên hệ lẫn nhau. Bởi vì mỗi công trình của Hy Lạp đều được lấy cảm hứng từ những câu chuyện và khả năng phi thường của một vị thần cụ thể, nhưng có một sự thật buồn cười là hầu hết các tòa nhà bắt chước phong cách Hy Lạp ngày nay đa số lại là những nơi thế tục hay các cơ quan chính phủ.
8. Ngọn hải đăng
Giống như thư viện đầu tiên, ngọn hải đăng đầu tiên trên thế giới nằm ở Ai Cập, vương quốc của Alexandria, thuộc sự kiểm soát của Hy Lạp. Công trình này có tên là Ngọn hải đăng Alexandria hoặc Pharos của Alexandria. Cao hơn Tượng Nữ thần Tự do, đây là công trình có độ cao đứng thứ hai thời bấy giờ, chỉ sau Kim tự tháp Giza.
Người ta có thể nhìn thấy ngọn hải đăng nhờ ánh lửa vào ban đêm và cột khói vào ban ngày. Đáng buồn thay, ngọn hải đăng này đã bị phá hủy bởi các trận động đất, nhưng nó đã trở thành mô hình mẫu cho tất cả các ngọn hải đăng sau này.
9. Hội đồng xét xử bồi thẩm đoàn
Người dân chủ Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là người Athens, là những người đầu tiên sử dụng hình thức xét xử bởi bồi thẩm đoàn như chúng ta biết đến ngày nay. Các luật sư bắt buộc phải là công dân nam của Athens, và có một cơ chế tên là dikastaí, đảm bảo rằng không ai có thể chọn bồi thẩm đoàn cho phiên xét xử của chính mình.
Các phiên thông thường sẽ triệu tập lên tới 500 bồi thẩm. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn liên quan đến cái chết, có thể triệu tập tới 1.501 bồi thẩm. Với nhiều bồi thẩm như vậy, quy tắc thống nhất được áp dụng trong các tòa án ngày nay không có hiệu quả, do đó phán quyết của các tòa án Athens cổ đại chỉ được tán thành bởi đa số.
10. Nhà hát
Nếu bạn đã từng đến xem hòa nhạc, kịch hay phim chiếu rạp, tức là bạn đang tận hưởng một trong những đóng góp tiêu biểu nhất của người Hy Lạp cổ đại cho xã hội ngày nay, đó là: Nhà hát. Từ “nhà hát” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “theatron”, có nghĩa là chỗ ngồi của đấu trường ngoài trời, nơi mọi người thường xem kịch. Nhà hát phương Tây đầu tiên có nguồn gốc ở Athens, và giống như nhiều nhà hát Hy Lạp cổ đại khác, nó có cấu trúc bán nguyệt cắt thành hình một sườn đồi có khả năng chứa từ 10.000 đến 20.000 người.
Một nhà hát Hy Lạp tiêu chuẩn bao gồm ba phần: sân khấu, phòng thay đồ và khu dựng cảnh. Âm thanh của nhà hát là một trong những đặc tính quan trọng nhất, cho phép mọi người có thể nghe rõ lời nói của các diễn viên nam.
>>> 5 điều mà y học hiện đại cũng phải học hỏi người Hy Lạp cổ đại
Bảo San, theo Owlcation
Vì sao tượng cổ Hy Lạp thường khỏa thân?
Chúng ta thường thấy các bức tượng Hy Lạp được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên thế giới đều trong trạng thái khỏa thân.
Cách đây khoảng 2.500 năm, cuộc cách mạng văn hóa xảy ra ở Hy Lạp cổ đại. Chế độ dân chủ ra đời ở thủ đô Athens, nhiều kiệt tác bi kịch và hài kịch xuất hiện và các bức tượng ở đây cũng được chạm khắc giống đời thực hơn trước kia.
Tuy nhiên, điều lạ thường ở đây chính là các bức tượng mới đều trong trạng thái khỏa thân. Từ những chiến binh hi sinh trong trận chiến Trojan, đến các vận động viên ném đĩa hay các nữ thần bước vào bồn tắm.
|
Bức tượng Discobolos nổi tiếng về người đàn ông ném đĩa trong trạng thái khỏa thân |
Những tác phẩm nghệ thuật của các nền văn minh trước cũng từng xuất hiện hình người khỏa thân như một phiến đá chạm trổ có niên đại từ năm 730 trước Công nguyên, ở Nimrud thuộc vương quốc Assyria cổ xưa (Iraq ngày nay).
Tuy nhiên, trên phiến đá ở Nimrud, (giờ được trưng bày ở Bảo tàng Anh), hình người khỏa thân là các kẻ thù của Assyria. Một số người khác không mảnh vải che thân, bị chặt đầu. Người Assyria chiến thắng đều mặc quần áo.
Có một sự khác biệt cơ bản trong các nền văn mình tồn tại trước nền văn mình của người Hy Lạp. Đối với họ, khỏa thân là biểu hiện của sự yếu đuối, sự thua trận hoặc bị sỉ nhục. Trong khi đó, Hy Lạp là quốc gia đầu tiên coi sự khỏa thân là biểu hiện của trạng thái anh hùng.
Giám đốc bảo tàng Anh, ông Neil MacGregor cho biết: “Người Hy Lạp không xem những ảnh khỏa thân là dấu hiệu của sự sỉ nhục mà tượng trưng cho đạo đức đối với những người đàn ông ưu tú trong xã hội. Khi một chàng thanh niên cởi bỏ quần áo để thi đấu trong các kỳ Olympic cổ đại, anh ta không chỉ đơn thuần là trần truồng trước các đối thủ mà đang khoác trên mình đồng phục của sự ngay thẳng”.
Dù vậy, không phải lúc nào người Hy Lạp cổ đại cũng ưa chuộng sự khỏa thân như trong phòng tập thể dục, hay trong bữa ăn. Nhưng bản thân từ Gym – chỉ phòng tập thể dục, có nguồn gốc từ “gymnasium”, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “khỏa thân”.
Một chiếc bình cổ có niên đại từ năm 530 trước Công nguyên của Athens khắc họa 4 vận động viên gồm một người nhảy xa, hai người ném lao và một người ném đĩa đều trong trạng thái không mảnh vải che thân.
Tất cả các vận động viên che phủ cơ thể họ bằng dầu ô liu trộn lẫn với bụi đất, đây là một dạng kem chống nắng thời đó nhằm bảo vệ trước ánh nắng chói chang vùng Địa Trung Hải khi phải tập luyện bên ngoài.
Vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, thần vệ nữ Aphrodite thường được tạc tượng khỏa thân, nhưng với nửa cơ thể ẩn giấu mà đầy vẻ quyến rũ.
Những bức tượng phụ nữ khêu gợi khác cũng thường được chạm khắc đang mặc quần áo mỏng, bó sát hoặc ướt dính vào cơ thể.
Tượng thần vệ nữ Aphrodite
Một số cho rằng, điều này bắt nguồn từ một sự kiện hy hữu khi một vận động viên chiến thắng trên đường chạy 200 mét sau khi bị tụt mất quần và các đối thủ đã nhanh chóng bắt chước anh ta.
Có ý kiến khác cho rằng khỏa thân phản ánh một nghi thức cổ xưa với mục đích đánh dấu việc bước vào giai đoạn trưởng thành, khi con người cởi bỏ chiếc áo choàng trẻ con lúc 20 tuổi. Khi đó, họ sẽ chạy khỏa thân hòa mình vào đám đông công dân trưởng thành.
Ở Athens, hàng năm, cũng từng có lễ hội khỏa thân nhằm vinh danh nữ thần bảo trợ của thành phố – Athena.
Những chàng trai Athens, khi đó sẽ chạy thẳng một mạch từ phòng tập thể dục ở ngoài thành phố tới Parthenon – đền thờ nữ thần Athena.
Những người đàn ông mập mạp, chạy chậm hơn sẽ được đám công cổ vũ nồng nhiệt khi họ chạy qua.
Mặc dù đây là sự cởi mở chưa từng thấy trước đó về sự khỏa thân và tình dục, nhưng người Hy Lạp không thích mất kiểm soát đối với “chuyện ấy” hay trong trạng thái kích thích công khai rõ ràng – cái họ coi là biểu hiện của sự yếu đuối. Đó là lí do tại sao các bức tượng kinh điển thường được khắc với cơ quan sinh dục khiêm tốn, kể cả đối với lực sĩ Hercules.
Theo congnghe.vn
Nhà hát chiến tranh (Những bi kịch Hy Lạp cổ đại có thể dạy chúng ta ngày nay)
bởi Bryan Doerry
Một đánh giá sách của Hugh O’Neill
Trò chơi Trò chơi là thứ để bắt được lương tâm của vua Vua – Hamlet, Đạo luật II, cảnh ii.
Nhà hát từ lâu đã thu hút những mối quan tâm sâu sắc nhất của chúng ta và là một cách để khám phá những cõi đen tối nhất của Nhân loại chúng ta. Bryan Doerry, được phỏng vấn gần đây trên Radio New Zealand (www.radionz.co.nz/ quốc gia / chương trình / ninetonoon / 20151209) đã được mô tả như vậy:
“Giám đốc nhà hát có trụ sở tại Brooklyn, Bryan Doerry, là người sáng lập ‘Nhà hát chiến tranh’ dự án, và ‘Bên ngoài dây’ công ty trình bày các vở kịch Hy Lạp cổ đại cho những người lính trở về, người nghiện, cộng đồng nhà tù và nạn nhân của thảm họa thiên nhiên. Ông lập luận rằng những bi kịch lớn của người Hy Lạp có thể giúp khán giả đương đại vật lộn với mọi thứ, từ chấn thương khi ở trong khu vực xung đột đến chăm sóc cuối đời. Đến nay, hơn các thành viên dịch vụ 60,000, cựu chiến binh và gia đình của họ đã tham dự và tham gia Nhà hát chiến tranh biểu diễn trên toàn thế giới. Cuốn sách của Bryan Doerry, là ‘Nhà hát của Chiến tranh.
Trong cuốn sách của mình, Doerry ‘liên quan đến sự đau khổ và mất mát của chính mình tìm thấy sự cộng hưởng trong 5th bi kịch thế kỷ trước công nguyên. Ông cho rằng phản ứng của con người đối với chấn thương thực sự là vô tận: sự khủng khiếp của chiến tranh, bạo lực, sâu bệnh và thảm họa vẫn còn ảnh hưởng đến chúng ta như họ đã làm 2,500 nhiều năm trước. Cái nhìn sâu sắc đặc biệt của anh ấy – từ một bài đọc sâu về Aristotle Thơ – là những vở kịch bi thảm đã được viết cho một mục đích cụ thể là để tạo ra ống thông hoặc chữa lành bằng cách xem lại những trải nghiệm riêng tư đau đớn nhất này và hiểu rằng phản ứng của một người không phải là duy nhất, mà là phản ứng bình thường (thực sự lành mạnh) của con người đối với sự đau khổ vô nhân đạo. Khán giả thời đó sẽ bao gồm chủ yếu là các cựu chiến binh kể từ khi Cuộc chiến Peloponnesian kéo dài vài năm 80.
Doerry không phải là người đầu tiên ghi nhận sự tương đồng giữa các nhân vật nhất định trong Bảo tàng cổ điển và những người lính phải chịu đựng những gì – Chiến tranh sau Việt Nam – được dán nhãn là PTSDiến (được biết đến từ WWI với tên gọi là shell shell shock)Achilles tại Việt NamSự tương đồng giữa các cựu chiến binh của cả Việt Nam và sử thi Homeric. Shay cũng đã ghi nhận những quan sát chính xác về PTSD của Shakespeare bởi Lady Percy (Henry IV, Đạo luật II, cảnh ii). Do đó, Shakespeare có một sự hiểu biết nội tại về tác động của chiến tranh đối với tâm trí và những cơn ác mộng tiếp tục xáo trộn rất lâu sau khi các sự kiện xảy ra.
Dán nhãn tình trạng là một rối loạn – như Doerry và Shay dường như gợi ý – là sai, vì nó thêm đổ lỗi cho nạn nhân của nó và bằng cách nào đó làm cho họ trở thành vấn đề, thay vì kinh nghiệm gây ra nó. Shay thích thuật ngữ ‘tổn thương đạo đức’ là điều kiện rõ ràng nhất khi la bàn đạo đức của cá nhân bị chính quyền đàn áp (như trong Thí nghiệm Milgram khét tiếng). Rất ít người trong chúng ta có thể đo lường theo phán quyết được cho là của Nuremburg, tức là không có gì để nói rằng người ta chỉ tuân theo mệnh lệnh. Một số ít người như vậy bị coi là kẻ phản bội và hèn nhát và phải chịu những hình thức khủng bố cực đoan nhất (Archibald Baxter’s Field Pun trừng phạt số XXIN)
Có một vấn đề nghiêm trọng đối với xã hội Mỹ với một số báo cáo chứng minh rằng những vụ tự tử sau Việt Nam gần như gấp đôi so với 58,000 ‘bị giết trong hành động’ (còn gọi là KIA). Một con số được trích dẫn cho các cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông cho thấy tỷ lệ tự tử 22 mỗi ngày. Vấn đề có lẽ được giải quyết bằng sự thành công của chăm sóc y tế chiến trường, tức là sống sót nhiều hơn những vết thương khủng khiếp mà cho đến nay vẫn có thể gây tử vong. Hơn nữa, sự man rợ thực sự của chiến tranh là một bất tiện chính trị, được che giấu khỏi công chúng: thảm kịch thực sự xảy ra ngoài sân khấu. Đàn ông và phụ nữ phải chịu đựng sự đau khổ về thể xác và tinh thần trong khi xã hội lại nhìn theo một cách khác. Không có người chiến thắng trong chiến tranh – ngoại trừ các chủ ngân hàng và nhà sản xuất vũ khí.
Doerry có một nền tảng học thuật, phi quân sự – mặc dù có rất nhiều căn cứ bao quanh nhà của ông ở Virginia. Anh ta đã được chuyển đến ‘làm một cái gì đó’ sau khi đọc về hoàn cảnh của các cựu chiến binh trong bệnh viện Walter Reed bị nhiễm chuột. Những nỗ lực của ông đã được mạ kẽm bởi một bài báo trên tờ NY Times (Jan 13th 2008) của Sontag & Alvarez trích dẫn thuyền trưởng P. Nash mô tả PTSD trong vở kịch của Sophocles về Homeric Ajax. Chán nản sau cuộc chiến thành Troia, Ajax đã vô tình tàn sát một đàn thú và sau đó đã tự mình gươm. Doerry đã liên lạc với Nash và cuối cùng bối cảnh được đặt ra cho sự kiện sân khấu đầu tiên: các diễn viên 4 đọc to các trích đoạn từ các tác phẩm của Sophocles trên Ajax và Philoctetes cả hai vở kịch đều đề cập đến những cảm giác bất công và bị ruồng bỏ mạnh mẽ (NB Sophocles cũng là một tướng quân đội). Các diễn xuất thưa thớt tập trung nhiều hơn vào lời nói và cảm xúc. Một giờ của nhà hát được theo sau bởi một vài giờ thảo luận về khán giả rất dân chủ do Doerry dẫn đầu: vở kịch đã gây ra cảm xúc sâu sắc và cấp phép cho những lo ngại riêng tư trong một diễn đàn công cộng – không phải tất cả đều được nghe thoải mái – đặc biệt là những người chỉ huy .
Tuy nhiên, từ được lan truyền và Nhà hát War War của War đã biểu diễn cho nhiều đối tượng khác nhau bằng cách sử dụng một vở kịch dành riêng cho khán giả đó. Đối với nhân viên nhà tù tại Guantanamo, một buổi biểu diễn dựa trên Aeschylus ‘Giới hạn PrometheusMùi gợi lên phản ứng bất ngờ mà một số người xác định với nhân vật bị tra tấn của Prometheus Trong khi những người khác nhìn thấy mình trong quản ngục bất đắc dĩ của mình Hephaestushoặc những tù nhân nhiệt tình của anh ấy Kratos (Quyền lực và Bia (Lực lượng). Cuộc thảo luận của khán giả không bị ngăn cản mặc dù có sự hiện diện của một vị tướng ngôi sao 4; Câu hỏi cuối cùng của Doerry về công lý của số phận Prometheus đã kích động một luật sư rất cao ống thông bởi lời tố cáo cay đắng của ông về việc Hoa Kỳ đã mất tất cả thẩm quyền đạo đức bằng cách từ chối các tù nhân của họ một phiên tòa công bằng. Chính cuộc xung đột đạo đức được đưa ra này đã giải thích lý do tại sao rất nhiều người đồng nhất với số phận của Prometheus, “bị xích vào một tảng đá ở cuối Trái đất”.
Thật đáng khen ngợi khi Doerry cố gắng tái nhân hóa những người bị phi nhân hóa bằng chiến tranh, nghĩa vụ quân sự, các tổ chức hình sự, v.v … Các bậc thầy về chiến tranh và diệt chủng trước tiên phải phi nhân hóa kẻ thù nhận thức, và sau đó phi nhân hóa chính họ để sợ, ghét tiêu diệt ‘kẻ thù’. Chúng tôi đã thấy điều này ở Đức Quốc xã, Rwanda, và trong sự hiếu chiến ngày càng tăng của Khu liên hợp công nghiệp quân sự Hoa Kỳ – như lời cảnh báo của Tổng thống Eisenhower trong giá trị của ông là 17th Tháng 1 1961. Các cuộc chiến Peloponnes đã được chiến đấu vì lý do tồn tại trong khi các cuộc chiến của Hoa Kỳ được chiến đấu vì lợi nhuận – bất kể hậu quả. Câu hỏi chưa được hỏi trong câu chuyện này: ai sẽ cung cấp catharsis cho vô số hàng triệu nạn nhân chiến tranh – người chết, bị ma, mồ côi và vô gia cư? Có thể không công bằng khi mong đợi câu hỏi này từ Doerry, nhưng dù sao nó cũng phải được hỏi. Doerry đã bắt đầu nói lên sự thật với sức mạnh, đó là bản chất của Dân chủ, theo nghĩa Hy Lạp của từ này (Demos Kratos = người dân quyền lực). Nền dân chủ nở rộ ở Athens khi một xã hội phân cấp nhỏ, dưới sự đe dọa hiện sinh, có những bậc thầy và nô lệ theo nghĩa đen kéo theo cùng một mái chèo. Ngày nay, toàn bộ Sáng tạo phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ Biến đổi khí hậu. CúcTrong phân tích cuối cùng, tất cả chúng ta đều sống trên cùng một hành tinh nhỏ. Chúng tôi hít thở cùng một không khí. Chúng tôi trân trọng tương lai của con em mình. Và tất cả chúng ta đều là phàm nhân. ((JFK 10 / 6 / 63)
: HOA LINH THOAI ::
Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này.
A. DẪN NHẬP
1- Lý do chọn đề tài
Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này. Nền triết học trung cổ là khoảng lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm. Rồi mới được thăng hoa lên những nốt thăng cung bậc là thời kỳ phục hưng. Đây là giai đoạn quan trọng bừng dậy sau dấu lặng mà khoảng trắng quá dài. Từ những âm ba của những nốt nhạc thăng trầm đó mà ta có cả nền triết học cận và hiện đại như nay. Trong bản nhạc giao hưởng đầy tính bác học của triết học phương tây, mà khúc dạo đầu lại rực rỡ âm sắc trang hoàng đó là những trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, nó bức ra khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh để khảy lên bằng chính đôi tay của người phàm tục. Những đôi tay vàng ấy được phản ánh qua những triết gia dệt nên những trang bất hủ bởi thời gian, một trong những đôi tay đẹp hơn tất cả đôi tay thời bấy giờ là Socrate, triết lý của ông đã mỹ miều và cái chết của ông như là linh hồn của bản giao hưởng bức ra khỏi phím đàn bay xa vào không gian bất tận. Ta muốn tìm hiểu nét nổi bậc của khúc dạo đầu đầy quyến rũ đó không gì khác hơn là hãy nghiên cứu khái quát về Các Trường Phái Triết Học Hy Lạp cổ đại, cuộc đời và cái chết của triết gia Socrate.
2- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong giai đoạn triết học Hy lạp cổ đại. Với phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử và đối chiếu. Bài nghiên cứu quy mô như một bài thu hoạch nên các vấn đề được đề cập mang tính khái quát.
B. NỘI DUNG
1- Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại
1.1 Về tự nhiên*
Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.
1.2 – Về kinh tế *
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ VIII – VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”.(1)
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị – xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.
Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ.
Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa.
Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.
Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị.
Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen.
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc.
2. Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp
Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc trưng sau:
-Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị.
– Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật – duy tâm, biện chứng – siêu hình, vô thần – hữu thần.
– Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.
Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ.
– Coi trọng vấn đề về con người.
Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Tách ra khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học cổ Hy Lạp là triết gia Socrate. Ông đã đề cập đến thân phận con người. Đa phần các triết gia có xu hướng hướng ngoại thì Socrate quay về hướng nội, ông đã đề cập đến đạo đức con người.
3-Các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại
3.1-Chủ nghĩa duy vật*
Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet- trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận.
3.1.1-Trường phái Milet*
Trường phái triết học Milet là trường phái của các nhà triết học đầu tiên xứ Lonie, một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp. Nằm chạy dài trên miền duyên hải Tiểu Á, nằm giữ huyết mạch giao thông, là cửa mở đi về phương Đông, và là trung tâm kinh tế, văn hóa của thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nơi đây được xem là quê hương của nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng.
Trường phái này do ba nhà triết học lập nên như: Thales, Anaxi-mène và Anaximandes. Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặc nền móng do sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ xung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên vật chất duy nhất.
3.1.2-Trường phái Héraclite : (540 – 575 BC)*
Do nhà ẩn dật Héraclite sáng lập. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô ở thành phố Ephetdơ. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ Hy Lạp. Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó “đã” và “đang” sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn. Tàn lụi và bùng cháy theo cái logos tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”.
3.1.3-Trường phái đa nguyên*
Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế. Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận. Nhưng thuyết này vẫn còn sơ khai và nhận định bằng cảm tính.
3.1.4-Trường phái nguyên tử luận*
Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ V – III BC. Leucippe là người sáng lập và Démocrite là người kế thừa và phát triển.
Leucippe (500 – 440 BC), ông cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. Đó là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được. Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp. Démocrite (460 – 370 BC) là học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới. Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không. Hai thực thể này là căn nguyên của các sự vật hiện tượng.
Giai đoạn Hy Lap cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon, tức thế giới ý niệm.
3.2.1-Trường phái Pythagore
Pytagore (Pythagore, 571 – 497 TCN) là nhà triết học, toán học uyên bác. Sinh ra và lớn lên ở vùng Tiểu Á. Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Và tư tưởng Pythagore cũng thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn. Ông cũng bàn đến các mặt đối lập vôn có của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập hữu hạn và vô hạn, chẳn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, nam và nữ, động và tĩnh, thẳng và công, sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện. Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toan học, vật lý, sinh học và đạo đức. Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội. Chính trường phái Pythagore đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp.
3.2.2-Trường phái Elée
Trường phái Elée (V – IV BC) do Xénophane thành lập theo chủ nghĩa duy vật, nhưng sau đó Parménide phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy.
Xénophane (570 – 478 BC) là bạn của Thales nên chịu ảnh hưởng của nhà triết học này. Ông cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Parménide (500 – 449 BC) xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có ở Elée. Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và nhận thức bởi tư duy, lý tính. Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại.
Zeno (490 – 430 BC), là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Elée. Ông đưa ra những Aporic nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực.
3.2.3-Trường phái duy tâm khách quan
Thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Được xây dựng bởi Socrate và Platon.
Socrate (469 – 399 BC), khác với nhiều nhà bác học khác là không nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớn nghiên cứu về con gười, đạo đức. “Con người hãy nhận thức về chính mình”. Bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Platôn (427 – 347 BC), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen. Ông trở thành kiệt xuất nhất thời cổ đại Hy Lạp bởi quan niệm triết học duy tâm khách quan. Ông xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết ý niệm”, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội.
3.3-Chủ nghĩa nhị nguyên
Triết học Aristote :
Aristote (384 – 322 TCN). Ông sinh ra tại miền Bắc Hy Lạp, là học trò xuất sắc của Platon. Nhưng đặc biệt ông phê phán học thuyết “ý niệm” của Platon. Vì ý niệm nó thuộc về thế giới bên kia không có lợi cho người. Theo Platon, ông cho rằng thuộc tính quan trọng của thế giới là “vận động”. Triết học của Platon còn thể hiện ở quan điểm về thế giới tự nhiên. Tự nhiên là toàn bộ của sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi. Thông qua vận động mà giới tự nhiên được thể hiện ra. Vận động không tách rời vật thể tự nhiên. Vận động của thế giới tự nhiên có nhiều hình thức, sự tăng và giảm, sự ra đời và tiêu diệt, sự thay đổi trong không gian, sự thay đổi về chất … Tuy nhiên, triết học của ông còn hạn chế, dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông đã mở ra một chân trời mới cho khoa học Phương Tây phát triển.
4.1-Tiểu sử của Socrate
Socrate xuất thân trong một gia đình khá giả ở Athen. Cha làm nghề điêu khắc, mẹ là nữ hộ sinh. Ông hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô dân chủ. Năm 399 BC, ông bị chủ nô dân chủ kết án tử hình về tội “coi thường luật pháp, chống lại chế độ bầu cử dân chủ”. Đối với ông chỉ có văn nói sống động, và văn viết đã bị khô cứng. Vì vậy cuộc đời ông không để lại một tác phẩm nào. Chỉ biết được ông qua đệ tử của ông.
4.2- Quan điểm triết học của Socrate.
Triết học của ông khác với các nhà triết học trước đó. Các nhà triết học trước nghiên cứu về giới tự nhiên. Nhưng ông dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con người, về đạo đức, về nhân sinh quan. Triết học không gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính mình, “con người hãy nhận thức chính mình”. Bắt đầu từ ông, đề tài con người trở thành một trong những chủ đề trong tâm của triết học phương Tây. Vì vậy, quan điểm triết học của ông bàn đến vấn đề con người trong đời sống xã hội mà trước hết là hành vi đạo đức.
Xuất phát từ “đạo đức học duy lý”, ông cho rằng, “Hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác, và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo đức, mới là cơ sở của đức hạnh. Ai tuân theo cái thiện phổ biến thì người đó mới có đạo đức. Và muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó, muốn hiểu được nó phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến tìm ra chân lý theo cách thức mà về sau được gọi là “phương pháp Socrates”. Trở nên thấp kém hơn bản thân mìnhkhông phải là cái gì khác hơn ngoài sự ngu dốt, trở nên cao cả hơn bản thân mình không phải cái gì khác ngoài sự thông thái”.
Phương pháp triết học của ông gồm bốn bước : Một là “mỉa mai”, tức là nêu ra những câu hỏi mẹo, mang tính châm biếm, mỉa mai nhằm làm cho đối phương sa vào mâu thuẫn. Hai là “đỡ đẻ tinh thần”, giúp cho đối phương thấy được con đường để tự mình khám phá ra chân lý. Ba là “qui nạp”, tức là xuất phát từ cái riêng lẻ khái quát thành những cái phổ biến, từ những hành vi đạo đức riêng lẻ tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức. Và phương pháp cuối cùng là “định nghĩa”, là chỉ ra hành vi thế nào đạo đức, quan hệ thế nào là đúng mực. Phương pháp này đối với ông chỉ có những người có tri thức như giai cấp quý tộc và các triết gia mới là những người có đạo đức. Bốn bước này quan hệ chặt chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức chân thật, bản chất giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự, của nó trong đời sống xã hội.
Sự đóng góp của ông thay đổi từ nguyên lý vũ trụ sang nguyên lý nhân minh đã làm nên một bước chuyển mới trong nền triết học. Cho nên, triết học Hy Lạp mới lấy ông làm tiêu chí để phân kỳ, nó là thẩm định những giá trị của tư tưởng Socrates đối với sự phát triển trong lịch sử.
Ông là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, ông không để lại cho đời một tác phẩm nào, vì ông chỉ thường xuyên đàm luận mà không viết. Ngày nay chúng ta sở dĩ biết được được về socrates là do các học trò của ông và những tư tưởng khác .
Năm 399 trước Công nguyên ông bị kết án tử hình vì tội hoạt động chống chế độ dân chủ, chủ trương thay tôn giáo đương thời bằng một tôn giáo mới làm giảm hiệu lực của nước nha, là hư hỏng thanh niên. Ông đã từ chối việc cứu ông ra nước ngoài và đã uống thuốc độc tự tử trong tù.
4.3. Tư Tưởng Triết Học Của Socrate
Socrates khác với các nhà triết học khác, ông không hướng về nghiên cứu tự nhiên. Ông dành phần lớn công sức nghiên cứu triết học về nhân bản, về con người và về Đạo Đức, ông đã nói với các học trò rằng không nên đặt vấn đề nghiên cứu tự nhiên, vì giới tự nhiên đã được thần thánh an bài cả rồi, nếu cố công phá khám phá giới tự nhiên là xúc phạm đến thần thánh, thần thánh ở khắp mọi nơi, có sức mạnh kỳ diệu, sáng tạo ra thế giới, có thể nhìn thấy tất cả, nhưng không thích con người phát hiện ra mình.
Do vậy socrates cho rằng triết học không có gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình “ con người hãy nhận thức chính mình”, từ đây con người trở thành một trong những chủ đề trọng tâm nghiên cứu về triết học. Socrates tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các cuộc đàm thoại, theo ông để có cuộc đàm thoại được, những người tham gia cuộc đàm thoại phải có “ngôn ngữ chung” nhất định, ngôn ngữ đó mang tính khách quan, nhờ đó con người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Theo ông ý thức của con người trong cuộc đàm thoại, ngoài yếu tố chủ quan, còn có một nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Đó là những tri thức chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ lực của mình. Socrates cho rằng tri thức chung đó là chân lý khách quan thu được trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận. Nên ý kiến chủ quan của mỗi người không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Theo ông khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó có khái niệm. Nếu không có khái niem xem như không có tri thức. Một vấn đề được lý luận rõ ràng, có lô gíc dễ thuyết phục.
4.4. Nhận Thức Luận Của Socrate.
Một là “mĩa mai” đây là một thủ pháp phản biện rằng cách nêu lên những câu hỏi sao cho người đối thoại tự thấy mâu thuẩn với ý kiến của mình, từ đó mới thừa nhận sai lầm trong ý kiến đưa ra, thấy được sự thiếu xót ngu dốt của mình.
Hai là “ đỡ đẻ “ đây là thủ pháp đi liền với thủ pháp thứ nhất, và được thực hiện sau khi tiến hành thủ pháp “ mỉa mai”, bởi vì sau khi làm cho đối phương tranh luận thấy được cái sai của mình thì cần phải giúp đỡ họ tìm ra lối thoát bằng cách đạt tới tri thức đúng trừ bỏ quan điểm sai.
Ba là “ quy nạp” mục đích của yếu tố này là từ những cái riêng lẻ khái quát lên thành cái chung, có ý nghĩa phổ biến, nghĩa là từ những hành vi đạo đức cụ thể, riêng lẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức.
Bốn là “xác định “, chủ yếu chỉ ra những hành vi Đạo Đức thuộc loại nào, chúng có phụ thuộc và quan hệ với nhau như thế nào.
Socrates đưa nhieu ví dụ để chứng minh: nếu không hiểu được cái chung cái phổ biến, thì người ta không thể nào phân biệt cái chính nghĩa và cái phi nghĩa, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu ….
4.5. Quan Niệm “ Hãy Tự Biết Người” của socrate
Trong đền thờ thần Apollon ở Delphes đã có câu chăm ngôn; “Ngươi tự biết ngươi”. Socrates đã lấy câu châm ngôn ấy mà triển khai sâu rộng về m
Hy Lạp cổ đại – Wikipedia tiếng Việt
Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên). Tiếp nối giai đoạn này là sự bắt đầu của giai đoạn đầu thời kỳ trung cổ và kỷ nguyên Byzantine[1]. Khoảng ba thế kỷ sau giai đoạn sụp đổ cuối thời kỳ Đồ đồng của nền văn minh Mycenaean, các thành bang Hy Lạp đã bắt đầu hình thành vào thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên, mở ra thời kì Hy Lạp cổ xưa và quá trình thuộc địa hóa khu vực Địa Trung Hải. Tiếp theo đó là thời kỳ Hy Lạp cổ điển, kỷ nguyên này được bắt đầu bằng các cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, kéo dài từ thế kỷ thứ V cho đến thế kỷ thứ IV TCN. Nhờ vào các cuộc chinh phạt được Alexandros Đại Đế của Macedonia thực hiện, nền văn minh Hy Lạp hóa đã phát triển rực rỡ trải dài từ khu vực Trung Á cho đến tận cùng phía tây của khu vực biển Địa Trung Hải. Thời kỳ Hy Lạp hóa đi đến hồi kết khi Cộng hòa La Mã tiến hành chinh phạt và sáp nhập các vùng đất nằm ở phía đông khu vực biển Địa Trung Hải, họ đã thành lập ra các tỉnh như Macedonia của La Mã, và sau này là tỉnh Achaea của Đế quốc La Mã.
Nền văn hoá cổ điển của Hy Lạp, đặc biệt là về triết học, đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến La Mã cổ đại, mà đã giúp truyền bá nó đến nhiều vùng đất khác nhau của khu vực Địa Trung Hải và Châu Âu. Vì lý do này, nền văn hóa Hy Lạp cổ điển thường được coi là cội nguồn văn hóa mà góp phần tạo ra nền tảng cho nền văn hoá phương Tây thời kỳ cận đại và còn được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây.[2][3][4]
Kỷ nguyên cổ điển ở khu vực Địa Trung Hải thường được cho là đã bắt đầu vào thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên [5] và kết thúc vào thế kỷ thứ VI Công Nguyên.
Trước khi bước vào kỷ nguyên cổ điển, Hy Lạp đã trải qua kỷ nguyên tăm tối (khoảng từ 1200 – 800 TCN), đặc trưng khảo cổ học của thời kỳ này đó là phong cách thiết kế tiền hình học phẳng, và hình học phẳng trên các đồ gốm. Tiếp theo sau kỷ nguyên tăm tối là thời kỳ cổ xưa, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Thời kỳ cổ xưa đã chứng kiến những bước phát triển ban đầu trong văn hoá và xã hội Hy Lạp; cái mà đã tạo nên nền tảng cho thời kỳ cổ điển[6]. Tiếp sau thời kỳ cổ xưa, thời kỳ cổ điển ở Hy Lạp theo quy ước được cho là đã bắt đầu từ thời điểm người Ba Tư tiến hành xâm lược Hy Lạp vào năm 480 TCN và kéo dài cho đến khi Alexandros Đại đế qua đời vào năm 323 TCN.[7] Thời kỳ này được đặc trưng bởi một phong cách vốn được các nhà nghiên cứu xem như là chuẩn mực, phong cách “cổ điển”, chẳng hạn như được thể hiện ở ngôi đền Parthenon. Về mặt chính trị, thời kỳ cổ điển chứng kiến sự thống trị của Athen và liên minh Delios trong thế kỷ thứ V TCN, nhưng sau đó quyền bá chủ lại rơi vào tay của người Sparta vào đầu thế kỷ thứ IV trước công nguyên, trước khi quyền bá chủ được chuyển sang cho Thebes và Liên minh Boeotia và cuối cùng là liên minh Corinth do Macedonia lãnh đạo. Hai sự kiện nổi bật nhất của thời kỳ này đó là các cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư và sự trổi dậy của Macedonia.
Tiếp sau thời kỳ cổ điển là thời kỳ Hy Lạp hóa (323-146 TCN), trong giai đoạn này văn hoá và quyền lực của người Hy Lạp đã được mở rộng sang khu vực Trung và Cận Đông. Thời kỳ này bắt đầu vào thời điểm Alexandros Đại đế qua đời và kết thúc khi người La Mã chinh phục hoàn toàn Hy Lạp. Thời kỳ Hy Lạp thuộc La Mã thường được cho là bắt đầu từ lúc người La Mã giành chiến thắng trước người Corinth tại trận Corinth vào năm 146 trước công nguyên cho đến khi Constantinus Đại đế chọn Byzantium trở thành kinh đô mới của Đế quốc La Mã vào năm 330 của Công Nguyên. Sau cùng, thời kỳ Hậu cổ đại là tên gọi chung cho thời kỳ diễn ra quá trình Cơ Đốc hóa bắt đầu từ cuối thế kỷ IV cho đến đầu thế kỷ thứ VI của Công Nguyên, thời điểm kết thúc của nó đôi khi được coi là vào lúc hoàng đế Justinian I ra lệnh đóng cửa học viện Athens vào năm 529.[8]
Người Hy Lạp được cho là đã di chuyển về phía nam về phía bán đảo Balkan thành vài đợt vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, lần cuối vào lúc cuộc xâm lăng của người Dorian. Thời kỳ từ 1600 TCN đến khoảng 1100 TCN được miêu tả trong Lịch sử của Hy Lạp Mycenae là triều đại của vua Agamemnon và cuộc chiến thành Troia được kể trong các bản anh hùng ca của Homer. Thời kỳ từ 1100 TCN đến thế kỷ VIII TCN là một “thời kỳ tối tăm” với không một tư liệu nào được giữ lại, và rất hiếm bằng chứng khảo cổ còn lại. Các tư liệu cấp hai và ba như Lịch sử của Herodotus, Mô tả về Hy Lạp của Pausanias, Bibliotheca của Diodorus và Chronicon của Jerome, miêu tả sơ lược lịch sử và danh sách các vua của thời kỳ này. Lịch sử của Hy Lạp cổ đại thường được kết thúc với sự chấm dứt của triều đại Alexandros Đại Đế, người chết năm 323 TCN. Những sự kiến sau đó được miêu tả trong Hy Lạp thời cổ.
Cần xem xét cẩn thận nguồn tham thảo khi tìm hiểu về lịch sử Hy Lạp cổ đại. Những sử gia và chính trị gia có tác phẩm tồn tại đến nay như Herodotus, Thucydides, Xenophon, Demosthenes, Platon và Aristotle, phần nhiều là người thành Athena hay ủng hộ Athena. Điều đó giải thích vì sao ta biết về lịch sử và chính trị của Athena nhiều hơn những thành phố khác, và tại sao chúng ta hầu như không biết mấy về các nơi khác. Hơn nữa những người này hầu như chỉ tập trung viết về chính trị, quân sự và lịch sử ngoại giao, và bỏ qua kinh tế và xã hội. Do vậy tất cả lịch sử về Hy Lạp cổ đại cần được nghiên cứu thận trọng với những hạn chế từ các tư liệu tham khảo này.
Sự trỗi dậy của Hy Lạp[sửa | sửa mã nguồn]
Vào thế kỷ thứ VIII TCN Hy Lạp cổ đại bắt đầu trỗi dậy từ Thời kỳ Tăm tối sau khi nền văn minh Mycenae sụp đổ. Nhiều văn bản bị mất và chữ viết Mycenae bị lãng quên, nhưng người Hy Lạp sau đó đã dùng bảng chữ cái Phoenici và tạo ra bảng chữ cái Hy Lạp và từ khoảng 800 TCN những ghi chép bắt đầu xuất hiện. Hy Lạp cổ đại bị phân chia thành nhiều cộng đồng tự quản nhỏ, điều này phản ánh hình dạng địa lý của Hy Lạp, nơi mà các đảo, thung lũng và đồng bằng bị chia cắt nhau bởi biển cả hay các dãy núi.
Cùng với sự phục hồi về mặt kinh tế, dân số đã tăng trưởng vượt quá giới hạn cung cấp của đất trồng trọt. Từ khoảng 750 TCN người Hy Lạp bắt đầu 250 năm mở rộng, thiết lập thuộc địa về mọi hướng. Về hướng đông, bờ biển Aegea thuộc Tiểu Á được chiếm làm thuộc địa đầu tiên, tiếp theo là Kypros, những vùng ven biển của Thrace, vùng biển Marmara và vùng phía nam Biển Đen. Cuối cùng thuộc địa của Hy Lạp mở tới tận phía đông bắc vùng Ukraina ngày nay. Về phía tây, Albania, Sicilia và nam Ý được thiết lập thuộc địa, sau đó là vùng ven biển phía nam của Pháp, Corse, và kết thúc ở đông bắc Tây Ban Nha. Những thuộc địa của Hy Lạp cũng được lập tại Ai cập và Libya. Syracuse, Napoli, Marseille và Istanbul ngày nay đã bắt đầu từ những thuộc địa của Hy Lạp là Syracusa, Neapolis, Massilia và Byzantium.
Vào thế kỷ thứ VI TCN Hy Lạp đã trở thành một khu vực văn hóa và ngôn ngữ rộng lớn hơn nhiều so với diện tích địa lý của Hy Lạp hiện nay. Những vùng đất thuộc địa của Hy Lạp không bị kiểm soát về mặt chính trị vẫn duy trì những kết nối tôn giáo và thương mại với những thành phố thiết lập ra chúng.
Người Hy Lạp tổ chức thành những xã hội độc lập cả ở quê nhà và bên ngoài, và thành phố (polis) trở thành đơn vị chính quyền cơ bản của Hy Lạp.
Xung đột xã hội và chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
Những thành phố Hy Lạp cổ ban đầu theo chế độ quân chủ, mặc dù rất nhiều thành phố khá nhỏ và danh xưng “vua” (basileus) dành cho người đứng đầu những thành phố này là quá trang trọng. Hy Lạp cổ đại không có nhiều đất canh tác và quyền lực nằm trong tay thiểu số tầng lớp địa chủ, những người này hình thành nên một tầng lớp quý tộc chiến binh thường xuyên gây chiến giữa các thành phố để giành đất và nhanh chóng chấm dứt chế độ quân chủ. Cũng khoảng thời gian này nổi lên một tầng lớp thương nhân (với sự xuất hiện tiền xu vào khoảng 680 TCN) dẫn đến mâu thuẫn giai cấp tại các thành phố lớn. Từ 650 TCN trở đi, các tầng lớp quý tộc đánh nhau không phải để bị lật đổ và thay thế bởi những lãnh chúa thường dân, gọi là tyrranoi (từ này không nên hiểu theo nghĩa ngày nay là một nhà độc tài hay bạo chúa–tyrant).
Vào thế kỷ thứ VI TCN có một số thành phố đã nổi lên tại Hy Lạp cổ: Athena, Sparta, Corinth và Thebes. Mỗi thành phố đó đều kiểm soát những vùng nông thôn phụ cận và những thành thị nhỏ quanh nó, và Athena và Corinth đã trở thành những trung tâm quyền lực về hàng hải và thương mại. Athena và Corinth cũng ganh đua nhau để chi phối nền chính trị Hy Lạp liên tục nhiều thế hệ.
Tại Sparta, tầng lớp quý tộc sở hữu đất đai nắm quyền lực, và hiến pháp do Lycurgus (Sparta) đưa ra (vào khoảng 650 TCN) đã củng cố chặt chẽ quyền lực của tầng lớp này đồng thời đem lại cho Sparta một chế độ quân phiệt dưới một nền quân chủ lưỡng chế. Sparta chi phối các thành phố khác của bán đảo Peloponnesus, ngoại trừ Argus và Achaia.
Tại Athena, ngược lại, chế độ quân chủ được bãi bỏ vào năm 683 TCN, và những cải cách của Solon đã lập nên một hệ thống chính phủ ôn hòa của tầng lớp quý tộc. Tiếp sau đó là chính thể chuyên chế của Peisistratos với những người con trai của ông, những người này đã biến Athena thành một trung tâm quyền lực mạnh về hàng hải và thương mại. Khi gia đình Peisistratos bị lật đổ, Cleisthenes thiết lập một nền dân chủ đầu tiên trên thế giới (500 TCN), trong đó quyền lực được nắm bởi hội đồng các công dân nam giới của thành phố. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng chỉ một phần thiểu số những nam giới cư trú được coi là công dân thành phố, tức là không tính đến người nô lệ, người nô lệ được giải phóng và những ai không phải cư dân của thành Athena.
Chiến tranh với Ba Tư[sửa | sửa mã nguồn]
Tại vùng Ionia (hiện nay là vùng biển Aegea thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), những thành phố của Hy Lạp cổ, bao gồm những trung tâm lớn như Miletus và Halicarnassus, đã không thể duy trì nền độc lập của họ và bị Đế chế Ba Tư kiểm soát vào giữa thế kỷ thứ VI TCN. Năm 499 TCN, người Hy Lạp tại đây đã tiến hành cuộc khởi nghĩa Ionia, và Athena cùng vài thành phố khác của Hy Lạp cổ đã tiếp viện.
Năm 490 TCN, hoàng đế Darius I đã tàn phá các thành phố ở Ionia và điều một hạm đội để tiêu diệt người Hy Lạp. Người Ba Tư cập bến ở Attica và đã bị quân Hy Lạp cổ, dưới sự chỉ huy của tướng thành Athena là Miltiades, đánh bại tại trận Marathon. Gò đất mai táng người Athena chết trong trận này vẫn có thể thấy được ở Marathon.
Mười năm sau, người kế tục Darius, hoàng đế Xerxes I đã cử một đội quân lớn bằng đường bộ tới Hy Lạp. Sau khi bị vua Sparta Leonidas I giữ chân tại trận Thermopylae, Xerxes đã tiến vào Attica, chiếm và đốt thành Athena. Nhưng người Athena đã rút khỏi thành phố bằng đường biển, và dưới sự chỉ huy của Themistocles họ đã đánh bại hạm đội Ba Tư tại trận Salamis. Một năm sau, người Hy Lạp, dưới sự chỉ huy của tướng thành Sparta là Pausanius, đã đánh thắng quân Ba Tư tại Plataea.
Hạm đội Athena sau đó quay sang đuổi người Ba Tư ra khỏi biển Aegea, và năm 478 TCN họ đã chiếm được Byzantium. Kết quả là Athena đã thâu tóm tất cả các chính quyền trên các đảo và vài liên minh trên đất liền vào một khối gọi là Liên minh Delos (vì của cải của họ được cất giấu trên hòn đảo linh thiêng mang tên này). Người Sparta, mặc dù cũng tham gia chiến tranh nhưng sau đó lại rút lui, để cho Athens trở thành một trung tâm quyền lực về hàng hải và thương nghiệp không thể khuất phục.
Ưu thế của Athens[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh Hy Lap-Ba Tư đã tạo ưu thế cho Athens thống trị Hy Lạp cổ trong suốt một thế kỷ. Athens đã làm chủ hoàn toàn trên biển, và cũng đứng đầu về sức mạnh thương nghiệp, mặc dù thành Corinth cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Người lãnh đạo Athens, lúc đó là Pericles, đã dùng những cống nạp của các thành viên liên minh Delos để xây dựng đền Parthenon, và những công trình kiến trúc lớn của Athena cổ đại. Vào giữa thế kỷ thứ V TCN, liên minh này đã trở thành Đế chế Athens, đánh dấu bởi việc chuyển giao kho báu từ Delos đến Parthenon vào năm 454 TCN.
Sự giàu có của Athens đã lôi cuốn những người tài từ khắp nơi đổ về Hy Lạp, và cũng tạo ra một tầng lớp giàu có rỗi rãi, và trở thành những người bảo trợ cho nghệ thuật. Nhà nước Athena cũng bảo trợ cho việc học hành và nghệ thuật, đặc biệt cho kiến trúc. Athena trở thành trung tâm của văn học, triết học (xem Triết học Hy Lạp cổ) và nghệ thuật. Một số tên tuổi lớn nhất của lịch sử văn hóa và trí thức phương Tây đã sống ở Athena trong thời kỳ này: các nhà viết kịch Aeschylus, Aristophanes, Euripides và Sophocles, các nhà triết học Aristotle, Plato và Socrates, các nhà sử học Herodotus, Thucydides và Xenophon, nhà thơ Simonides và nhà điêu khắc Pheidias. Theo ngôn từ của Pericles, thành phố trở thành “trường học của Hy Lạp”.
Những vùng khác của Hy Lạp ban đầu chấp nhận sự lãnh đạo của Athena trong cuộc chiến triền miên chống lại người Ba Tư, nhưng sau khi nhà chính trị bảo thủ Cimon mất quyền vào năm 461 TCN, Athena trở thành một chính quyền theo đường lối đế quốc ngày càng mở. Sau khi Hy Lạp giành chiến thắng ở trận Eurymedon năm 466 TCN, người Ba Tư không còn là mối đe dọa nữa, và vài nơi như Naxos, đã cố rút khỏi liên minh nhưng vẫn bị quy phục. Những người lãnh đạo mới của Athena, Pericles và Ephialtes, đã khiến mối quan hệ giữa Athena và Sparta trở nên xấu hơn, và năm 458 TCN chiến tranh đã nổ ra. Sau vài năm không kết quả, 30 năm hòa bình đã được ký kết giữa Liên minh Delos và Liên minh Peloponnesus (bao gồm Sparta và liên minh của họ). Thời gian này trùng với trận đánh cuối giữa Hy Lạp cổ và Ba Tư, một trận đánh ngoài biển Salamis tại Kypros, sau đó là Hiệp ước Hòa bình Callias (450 TCN) giữa Hy Lạp cổ và Ba Tư.
Cuộc chiến với Peloponnesus[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 431 TCN chiến tranh nổ ra giữa Athena và Sparta cùng các đồng minh. Nguyên nhân trực tiếp đến từ tranh chấp giữa Corinth và một trong những thuộc địa của nó, Corcyra (ngày nay là Corfu), mà Athena đã can thiệp vào. Nguyên nhân sâu xa là sự bất bình của Sparta và các đồng minh trước việc Athena ngày càng có ảnh hưởng lớn trong Hy Lạp cổ. Cuộc chiến kéo dài 27 năm, một phần bởi Athena (sức mạnh hải quân) và Sparta (sức mạnh lục quân) không bên nào giành được ưu thế hoàn toàn.
Chiến lược ban đầu của Sparta là xâm lấn Attica, nhưng dân thành Athena đã kịp lùi về trong thành của họ. Sự bùng phát của dịch bệnh trong thành phố đã gây ra những tổn thất nặng nề, trong đó có cả Pericles. Cùng thời gian này hải quân Athena đã tấn công Peloponnesus, chiến thắng trong các trận đánh tại Naupactus (429 TCN) và Pylos (425 TCN). Tuy nhiên cả hai bên đều không giành được một chiến thắng quyết định. Sau vài năm chiến tranh không đem lại kết quả, người lãnh đạo ôn hòa của Athena là Nicias đã ký kết Hòa ước Nicias (421 TCN).
Tuy nhiên, sự đối đầu giữa Sparta và một đồng minh của Athena là Argos vào năm 418 TCN lại làm bùng lên cuộc chiến. Tại Mantinea, Sparta đã đánh bại liên quân của Athena. Chiến tranh lại tiếp tục, và Alcibiades lên nắm quyền lực tại Athena. Năm 415 TCN Alcibiades đã thuyết phục Nghị viện Athena mở cuộc viễn chinh chống Syracuse, một đồng minh của phe Peloponnesus ở Sicilia. Mặc dù Nicias là người hoài nghi về cuộc viễn chinh Sicilia, ông ta cũng được chỉ định theo Alcibiades để chỉ huy cuộc viễn chinh. Do bị buộc tội, Alcibiades đã trốn đến Sparta và thuyết phục Sparta gửi cứu viện đến Syracuse. Kết quả là cuộc viễn chinh hoàn toàn thất bại và toàn bộ đội quân viễn chinh bị giết. Nicias đã bị hành quyết bởi những người bắt sống ông ta.
Sparta giờ đây đã dựng xong một đội quân (với sự trợ giúp của quân Ba Tư) và thách thức thủy quân Athena, và cũng tìm được người lãnh đạo tài giỏi là Lysander, người đã có một bước đi chiến lược ban đầu là chiếm Hellespont, kho lương của Athena. Bị đe dọa vì nạn đói, Athena đã gửi một đội quân cuối cùng còn lại đến đối đầu Lysander, và bị đánh bại tại Aegospotami (405 TCN). Việc mất nốt đội quân này đã khiến Athena sụp đổ hoàn toàn. Năm 404 TCN Athena đã cầu hòa, nhưng Sparta đã cương quyết chiếm đóng Athena, chiếm lấy lực lượng và của cải còn lại của Athena ở các thuộc địa của thành phố này. Đảng phái chống dân chủ đã lên nắm quyền lực tại Athena với sự ủng hộ của Sparta.
Sparta và sự trỗi dậy của Thebes[sửa | sửa mã nguồn]
Cuộc chiến Peloponnesus kết thúc đã khiến cho nước Sparta vươn lên làm Bá chủ trong thế giới Hy Lạp cổ đại, nhưng cái nhìn hẹp hòi của những chiến binh xuất sắc Sparta lại không thích hợp với cái ngôi vị đàn anh đó. Chỉ trong vài năm, phe cánh dân chủ được hồi phục tại Athena và những thành phố khác. Năm 395 TCN, Triều đình Sparta đã cách chức Lysander và Sparta đã mất ưu thế về thủy quân. Athena và Argos, cùng với hai đồng minh của Sparta trước đây là Thebes và Corinth, đã tuyên chiến với Sparta trong cuộc Chiến tranh Corinth, và cuộc chiến này đã kết thúc bất phân thắng bại năm 387 TCN. Cùng năm người Sparta đã khiến toàn dân Hy Lạp sốc khi ký kết Hiệp ước Antalcidas với Ba Tư, đồng nghĩa với việc dâng hai thành phố của Hy Lạp là Ionia và Cyprus; như vậy đã đảo ngược một trăm năm lịch sử chiến thắng của quân dân Hy Lạp trước người Ba Tư. Người Sparta sau đó còn nỗ lực tiêu diệt thành bang Thebes, do đó người Thebes đâm ra lo sợ bèn quay sang liên minh với kẻ thù cũ của họ là Athena.
Tại Thebes khi đó, Epaminondas – người có tài triết học nhưng chưa có công danh gì trong đời – thống lĩnh ba quân.[9] Những điềm xấu khiến một số cận thần Sparta phản đối chiến tranh, nhưng vua Agesilaus II quá ngoan cố nên ông ta quyết tâm phải trừng trị người Thebes. Vua Sparta là Cleombrotus I thân hành khởi binh. Hai đoàn quân xáp chiến ác liệt tại Leuctra (371 TCN); cuối cùng, Epaminondas đại thắng và tiêu diệt được rất nhiều quân Sparta, trong số đó có cả Cleombrotus I.[10] Kết quả của chiến thắng vang dội tại Leuctra là sự kết thúc ách bá quyền của Sparta và đánh dấu sự trỗi dậy của Thebes. Tuy nhiên nhờ đó Athena cũng đã khôi phục được sức mạnh trước đây của mình nên ưu thế của Thebes chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Lúc tin đại bại báo về, người dân Sparta đang làm lễ linh đình và họ liền phải dẹp bỏ hội hè.[10] Pelopidas – vị danh tướng Thebes đã góp phần mang lại thắng lợi này – được cử làm Tổng trấn vùng Boetia.[11] Quân Thebes thừa thắng liền đánh phá vùng Laconia, làm Agesilaus II phải đau khổ vì đất nước của ông đã mất đi những năm tháng huy hoàng xưa. Sau đó, người Arcadia lại lâm chiến với Sparta. Quân Sparta do Hoàng tử Archidamus chỉ huy không chết một ai, còn quân Arcadia thảm bại. Trong khi đó, trong cuộc chiến giữa người Thebes và tên bạo chúa khét tiếng Alexandros xứ Thessaly, quân Thebes do danh tướng Pelopidas chỉ huy đánh tan nát quân đội của Alexandros. Tuy Pelopidas hy sinh nhưng viện binh Thebes đến diệt sạch quân của Alexandros.[12]
Khi chiến tranh Thebes – Sparta lại bùng nổ một lần nữa, quân đội tinh nhuệ của vua Agesilaus II đánh tan nát quân Thebes trong một trận đánh khốc liệt. Trong một trận đánh lớn khác diễn ra tại Mantinea (362 TCN), Epaminondas bị một cung thủ Sparta hạ sát. Sau đó, các thành bang Hy Lạp ký kết hoà ước dù vua Agesilaus II chẳng hề muốn.[13] Thebes đã mất người lãnh đạo vĩ đại, và những người kế vị ông đã sai lầm khi lao vào cuộc chiến mười năm với Phocis. Năm 346 TCN người Thebes thỉnh cầu vua xứ Macedonia là Philippos II giúp họ đánh quân Phocis, tạo cơ hội cho Vương quốc Macedonia lần đầu tiên can thiệp vào Hy Lạp cổ.
Sự trỗi dậy của Macedonia[sửa | sửa mã nguồn]
Vương quốc Macedonia (ngày nay là Macedonia) được thành lập vào thế kỷ thứ VII TCN từ các bộ lạc ở phía bắc của Hy Lạp cổ. Trước đầu thế kỷ thứ IV, họ chỉ đóng một vai trò không đáng kể vào chính trị Hy Lạp cổ nhưng Philip, một người có nhiều tham vọng và đã được đào tạo ở Thebes, muốn có một vai trò lớn hơn. Đặc biệt, ông ta muốn được chấp nhận như một lãnh đạo mới của Hy Lạp để lấy lại những thành phố Hy Lạp tại châu Á từ người Ba Tư. Bằng việc chiếm lấy những thành phố Hy Lạp như Amphipolis, Methone và Potidaea, ông ta đã kiếm soát các mỏ vàng và bạc ở Macedonia. Điều này giúp ông có được những nguồn lực để thực hiện tham vọng của mình.
Philip đã đặt sự thống trị của Macedonia lên các thành Thessaly (352 TCN) và Thrace, và vào năm 348 TCN ông ta kiểm soát toàn bộ phần phía bắc của Thermopylae. Ông đã sử dụng sự giàu có để mua chuộc những chính trị gia Hy Lạp và lập ra “Đảng Macedonia” ở khắp các thành phố Hy Lạp. Sự can thiệp của ông vào cuộc chiến giữa Thebes và Phocis, đã đem lại cho ông ta sự thừa nhận là người lãnh đạo Hy Lạp, và cho ông ta cơ hội để trở thành nhân vật có ảnh hưởng trong chính trường Hy Lạp. Nhưng bất chấp sự ngưỡng mộ thực sự của ông ta dành cho Athena, người lãnh đạo Athena Demosthenes, trong một loại những bài diễn thuyết nổi tiếng (philippic) đã khích động các thành bang Hy Lạp ngăn cản sự thăng tiến của ông.
Năm 339 TCN Thebes, Athens, Sparta và những bang Hy Lạp khác đã liên minh chống lại Philip và trục xuất ông ta khỏi những thành phố Hy Lạp mà ông chiếm ở miền bắc. Tuy nhiên Philip tấn công trước, tiến sâu vào Hy Lạp và đánh bật liên minh này tại Chaeronea năm 338 TCN. Sự kiện này thường được coi là chấm dứt thời kì thành-bang Hy Lạp cổ như những đơn vị chính trị độc lập, mặc dù trên thực tế Athena và những thành phố khác vẫn tồn tại như những bang độc lập tận đến thời La Mã.
Philip đã cố chinh phục Athena bằng việc xu nịnh và quà cáp, nhưng cách này không thật sự thành công. Ông ta tổ chức những thành phố thành Liên minh Corinth và loan báo sẽ tiến hành một cuộc xâm lược Ba Tư để giải phóng những thành phố Hy Lạp và trả thù các cuộc xâm lấn của Ba Tư vào đầu thế kỷ trước. Tuy nhiên ông đã bị ám sát (336 TCN) trước khi thực hiện ý đồ này.
Những cuộc chinh phạt của Alexandros[sửa | sửa mã nguồn]
Người con trai 20 tuổi Alexandros của Philip kế thừa ông ta, và ngay tức khắc thực thi những kế hoạch của cha mình. Khi nhận thấy Athena suy sụp, Alexandros muốn khôi phục lại chiến tích cũ như của Athena bằng cách đánh bại Ba Tư. Ông đi đến Corinth để được liên minh các thành phố Hy Lạp công nhận là lãnh tụ của người Hy Lạp, sau đó đi về phía bắc để tập trung lực lượng. Đội quân ông đưa đi đánh Đế chế Ba Tư về cơ bản là người Macedonia, nhưng nhiều người cùng lý tưởng ở các thành phố khác của Hy Lạp cũng đầu quân. Tuy nhiên trong khi Alexandros tiến hành chiến dịch ở Thrace, ông nghe tin ở Hy Lạp có nổi loạn. Ông lập tức trở lại phía nam, chiếm Thebes và phá huỷ thành phố này như một lời cảnh báo đến những thành bang Hy Lạp khác, rằng sức mạnh của ông sẽ không thể kháng cự được.
Năm 334 TCN Alexandros tiến vào châu Á và đánh bại quân Ba Tư tại sông Granicus. Chiến thắng này cho phép ông kiểm soát vùng biển Ionia, và ông đã mở một cuộc diễu hành chiến thắng qua những thành phố Hy Lạp được giải phóng. Sau khi sắp xếp xong mọi việc tại Anatolia, ông tiến về phía nam đến Syria qua Cilicia, nơi ông đã đánh bại Darius III của Ba Tư tại Issus (333 TCN). Sau đó ông lại tiến vào Ai Cập qua Phoenicia, nơi ông chỉ gặp một sự kháng cự nhỏ, và người Ai Cập đã chào đón ông như một người giải phóng họ khỏi ách thống trị của người Ba Tư.
Darius lúc đó sẵn sàng đàm phán hoà bình và Alexandros có thể trở về quê hương ăn mừng chiến thắng, nhưng ông vẫn quyết tâm xâm chiếm Ba Tư để trở thành bá chủ thế giới. Ông tiến về đông bắc ngang qua Syria và Lưỡng Hà, tiếp tục đánh bại Darius tại Gaugamela (331 TCN). Darius chạy trốn và đã bị chính những người theo ông ta giết chết. Lúc này Alexandros trở thành hoàng đế của Đế chế Ba Tư, chiếm Susa và Persepolis mà không gặp phải sự kháng cự nào.
Trong lúc đó, những thành phố của Hy Lạp tiếp tục cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát của Macedonia. Tại Megalopolis năm 331 TCN, nhiếp chính của Alexandros là Antipater đánh bại người Sparta, vốn đã từ chối gia nhập liên minh Corinth hay công nhận quyền lực của Macedonia. Alexandros tiếp tục chinh chiến, đánh tan tác người Scythia tại sông Jaxartes (329 TCN),[14] hành quân qua những nơi mà bây giờ là Afghanistan và Pakistan, đến lưu vực sông Ấn Độ, và vào năm 326 TCN ông đã tới Punjab. Ông đã có thể tiến xuống sông Hằng để vào Bengal nhưng quân đội của ông cho rằng họ đang ở nơi tận cùng của thế giới, nên đã không tiến thêm nữa. Alexandros miễn cưỡng quay trở về, và chết vì một cơn sốt tại Babylon năm 323 TCN, khi đó ông mới 33 tuổi.
Đế chế Alexandros sớm tan vỡ sau khi ông chết, nhưng những cuộc viễn chinh của ông đã làm thay đổi thế giới Hy Lạp một cách lâu dài. Hàng ngàn người đi cùng hay sau ông đã đến định cư ở những thành phố mới của Hy Lạp mà ông đã lập ra khi chinh chiến, trong đó có thành phố mang tên ông là Alexandria ở Ai Cập. Các vương quốc nói tiếng Hy Lạp cũng được thiết lập ở Ai Cập, Syria, Iran và Bhalika. Thời kỳ Hy Lạp hoá đã bắt đầu.
Hy Lạp thời Hy Lạp hóa[sửa | sửa mã nguồn]
Thời kỳ Hy Lạp hóa kéo dài từ năm 323 TCN, đánh dấu sự kết thúc của các cuộc chiến tranh của Alexandros Đại đế, tới khi sáp nhập Hy Lạp bởi Cộng hòa La Mã vào năm 146 TCN. Mặc dù sự thiết lập của luật lệ La Mã đã không phá vỡ sự liên tục của xã hội Hy Lạp hóa và văn hóa, mà về cơ bản vẫn không thay đổi cho đến khi sự ra đời của Kitô giáo, nó đã đánh dấu sự kết thúc của nền độc lập chính trị Hy Lạp.
Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, tầm quan trọng của ” Hy Lạp chính quốc” (nghĩa là lãnh thổ của Hy Lạp hiện đại) trong thế giới nói tiếng Hy Lạp suy giảm mạnh. Các trung tâm lớn của văn hóa Hy Lạp là Alexandria và Antioch, thủ đô của triều đại Ptolemaios Ai Cập và Seleukos Syria tương ứng.
Những cuộc chinh phạt của Alexandros đã có một số hậu quả cho các thành bang Hy Lạp. Nó mở ra chân trời rộng mở cho người Hy Lạp, làm cho các cuộc xung đột giữa các thành phố trở nên bất tận và một làn sóng di cư ổn định, đặc biệt là giới trẻ và đầy tham vọng, tới những đế quốc Hy Lạp mới ở phía đông. Nhiều người Hy Lạp di cư đến Alexandria, Antioch và nhiều thành phố Hy Lạp khác mới được thành lập theo sự đánh dấu của Alexandros, ca tới tận những gì được bây giờ là Afghanistan và Pakistan, nơi các vương quốc Hy Lạp-Bactria và Vương quốc Ấn-Hy Lạp tồn tại cho đến cuối thế kỷ I TCN.
Sau cái chết của Alexandros và sau các cuộc xung đột khá lâu, đế chế của ông đã bị phân chia giữa các tướng của mình, kết quả là hình thành Vương quốc Ptolemaios (ở Ai Cập), vương quốc Seleukos (nằm ở Cận đông, Lưỡng Hà và Ba Tư) và triều đại Antigonos tại Macedonia. Trong giai đoạn này, các thành bang (poleis) của Hy Lạp đã có thể giành lại một số quyền tự do của họ, mặc dù vẫn còn trên danh nghĩa chịu sự cai trị của Vương quốc Macedonia.
Các thành bang tự thành lập hai liên minh, Liên minh Achaea (bao gồm cả Thebes, Corinth và Argos) và Liên minh Aetolia (bao gồm Sparta và Athen). Trong phần lớn thời gian cho đến khi La Mã chinh phục, các liên minh của họ thường là có chiến tranh với nhau, hoặc liên minh v
So sánh kiến trúc Hy lạp cổ đại và kiến trúc La Mã cổ đại
Kiến trúc cổ đại phương tây luôn là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm, tò mò của rất nhiều người. Trong đó, kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại được đánh giá là 2 “tường thành” trong giới kiến trúc.
Vậy, trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về kiến trúc La Mã, Hy Lạp cổ đại và so sánh sự khác biệt giữa hai “tường thành” kiến trúc này nhé.
Kiến trúc La Mã cổ đại
Trước khi tìm hiểu về kiến trúc La Mã cổ đại, chúng ta cần tìm hiểu một chút về các mốc thời gian cổ xưa:
Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 8 Trước Công Nguyên, bán đảo Italia được chia thành 3 vùng gồm: vùng phía nam thuộc dân gốc người Hy Lạp, khu vực giữa thuộc người La tinh và phía Tây Bắc thuộc dân tộc Etruscan. Đến giữa thế kỷ thứ 8, liên minh giữa các quốc gia được ra đời, mà đứng đầu là quốc gia thành bang dân tộc Etruscan, lấy thủ đô là Roma, tạo tiền đề cho sự phát triển của kiến trúc La Mã cổ đại.
Với những lợi thế như sở hữu sự giàu có, mật độ dân số cao so với các khu vực khác trong thời kì đó, người La Mã cổ đại đã khám phá và xây dựng, hình thành nên các giải pháp xây dựng mới (kiến trúc) nhằm đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt, người La Mã cổ đại sử dụng khung vòm, các mái vòm kết hợp với các vật liệu xây dựng khác nhau, đem lại những thành tựu kiến trúc vang danh cho đến tận hiện nay.
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Không như kiến trúc La Mã, nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại được ra đời và hình thành trên vùng đất đai có diện tích rộng lớn. Trải dài từ miền nam bán đảo Balkans, khu vực Tiểu Á, Sicilia, Tây Ban Nha, Pháp, Ai Cập,…
Nguồn gốc của kiến trúc Hy Lạp cổ đại là bắt nguồn từ nhu cầu của người dân khu vực. Lúc đó, họ thường xuyên tổ chức các lễ hội, bình luận văn chương, thi đấu thể dục thể thao,…thậm chí là thực hiện các hoạt động họp chợ, trao đổi, mua bán. Vì thế, họ đã xây dựng nên những công trình kiến trúc để đáp ứng được nhu cầu bản thân.
Những quần thể kiến trúc cổ đại phổ biến nhất bao gồm: quảng trường công cộng (agoda), các quần thể kiến trúc với nhiều đền đài xây dựng trên những khu đồi cao,…Khi mới xuất hiện, agora thường sở hữu hình dạng bất quy tắc, nhưng từ thời điểm cuối thế kỷ 4 Trước Công Nguyên trở đi, agora đã có kiến trúc nhất quán hơn, đồng thời các công trình còn các hàng cột thức hai tầng bao vây.
Vào thời kỳ hưng thịnh nhất của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, họ còn xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời với thềm dốc ở các khu vực chân núi như acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum.
Đừng bỏ lỡ:
Sự khác biệt giữa kiến trúc La Mã và kiến trúc Hy lạp cổ đại
Kiến trúc La Mã cổ đại ra đời sau Hy Lạp, nên nhiều người không dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa 2 nền kiến trúc này. Vì nền văn minh La Mã được xây dựng và phát triển dựa trên tiền đề của Hy Lạp cổ đại, khiến 2 nền kiến trúc cổ đại này có nhiều phần tương tự nhau.
Tuy nhiên, bất kỳ nền kiến trúc nào cũng có những đặc trưng riêng biệt thể hiện được phong cách, Hy Lạp cũng vậy, mà La Mã cũng thế. Chúng ta có thể so sánh kiến trúc La Mã và Hy Lạp dựa trên những yếu tố:
Sự khác biệt của thức cột: nhắc đến kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ điển, chúng ta không thể không nhắc tới thức cột – kiến trúc cột trụ trong cấu tạo kiến trúc. Người Hy Lạp cổ đại sử dụng thức cột như một cách tìm đến những vẻ đẹp lý tưởng, biểu trưng cho sự tinh tế, khỏe mạnh của các công trình xây dựng. Họ chủ yếu sử dụng 3 loại cột thức Hy Lạp bao gồm: cột Doric, cột Lonic và cột Corinth. Mỗi loại cột đều sở hữu kiến trúc đặc trưng khác nhau, thể hiện được tầm quan trọng của công trình.
Trong khi đó, kiến trúc La Mã cổ đại đã xây dựng và phát triển thêm 2 loại cột thức mới là cột Tuscan (“hậu thế” của cột Doric với thiết kế đơn giản hơn) và cột Composte (loại cột với các hoạt tiết tổng hợp nhiều hoa văn hơn cột Corinthian.
Quy mô kiến trúc xây dựng: kiến trúc La Mã cổ đại nổi bật với các công trình to lớn, đồ sộ, tạo cảm giác mạnh mẽ về quyền lực và mang tính bền vững lâu dài. Trong khi đó, các tòa nhà công tình kiến trúc Hy Lạp cổ đại lại thể hiện sự hài hòa giữa hình thức và cấu trúc, giữa kiến trúc và trang trí. Như vậy, mặc dù được thừa hưởng các nét của kiến trúc Hy lạp cổ đại, song La Mã lại có phần mạnh mẽ, khỏe khoắn và thực tế hơn, phù hợp với người dân La Mã cổ đại hơn.
So sánh kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại dựa trên tổ hợp không gian: xét về yếu tố tổ hợp không gian, các công trình kiến trúc La Mã cổ đại có phần “nhỉnh” hơn với độ phức tạp cao hơn, công năng lớn hơn để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng hơn. Không chỉ vậy, kết cấu của các công trình La Mã cổ đại cũng sở hữu nhiều tiến bộ kỹ thuật hơn hẳn, mang lại những kết cấu không gian lớn hơn so với kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
Như vậy, qua bài viết này, Lythuyetkientruc hy vọng bạn có thêm những kiến thức mới về kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng như biết cách phân biệt, so sánh kiến trúc Hy Lạp và La mã cổ đại.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
4 nơi không thể bỏ qua khi du lịch Hy Lạp
Điểm thu hút của Hy Lạp nằm ở những di tích lịch sử cổ đại, những ngôi làng như trong tranh vẽ, những bãi biển xanh ngát, nắng vàng và đặc biệt hơn là các lễ hội văn hóa đặc sắc cùng những món ăn địa phương đa dạng và phong phú. Hãy cùng Du lịch Hoàn Mỹ điểm qua 4 địa điểm du lịch tại Hy Lạp để khám phá nét đặc trưng của một nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại.
1. Santorini – Hòn đảo thiên đường còn sót lại của Atlantis
(Hòn đảo tình yêu – Santorini – Ảnh: internet)
Được mệnh danh là “Hòn đảo tình yêu” của Hy Lạp, Santorini níu chân khách du lịch bởi màu xanh tuyệt đẹp của biển cả, màu nắng xuyên qua từng kẽ lá gió thổi rì rào, màu hoàng hôn đang buông dần xuống từ phía chân trời. Nằm ở phía Nam bờ biển Agean thuộc cụm đảo Cyclades, nơi đây là hòn đảo nổi tiếng nhất của Hy Lạp và là một trong những điểm đến hút khách du lịch nhất ở châu Âu mỗi năm. Từng được gọi với mỹ danh Calliste, nghĩa là “nơi đẹp nhất”, hòn đảo thiên đường này là phần còn sót lại của lục địa huyền thoại Atlantis.
Lối kiến trúc độc đáo của Santorini chắc chắn sẽ khiến bạn không thể nào rời mắt được. Những ngôi nhà sơn trắng nằm san sát dựa vào núi, cửa sổ ánh lên nước sơn màu xanh tuyệt đẹp của biển cả, những ô cửa chợt bung mở khoe đủ loại chậu hoa rực sắc, phóng tầm mắt ra xa để cảm nhận đại dương xanh trong bát ngát, hít một hơi thật sâu để biết mùi vị của không khí Địa Trung Hải đặc biệt đến cỡ nào.
Thủ phủ của đảo là ngôi làng Fira, nằm ở độ cao khoảng 400m so với mặt nước biển. Đến với Santorini, bạn chẳng cần đến những lịch trình chi tiết mà chỉ đơn giản là đi lang thang, tự khám phá vẻ đẹp của từng ngôi làng, từng con đường nơi đây.
2. Đền Parthenon – Ngôi đền của nữ thần Athena vĩ đại
(Đền Parthenon – Ảnh: internet)
Ngôi đền có hành lang cột bao quanh, hai mặt chính bao gồm tám cột và mười bảy cột ở hai bên được xây dựng hoàn toàn từ đá cẩm thạch Pentelic tươi sáng, riêng mái nhà và trần nhà được chạm khắc từ gỗ Cypress có mùi thơm. Đây là điểm đến tại Hy Lạp thu hút khách du lịch tới tham quan và chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo và cảm nhận không khí thần thoại, tôn nghiêm tại đền.
Nhắc đến những câu chuyện thần thoại có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những vị thần quyền ngồi chễm chệ trên đỉnh Olympus hay những công trình kiến trúc vĩ đại mang đậm chất nghệ thuật. Đền Parthenon là công trình kiến trúc đẹp nhất nằm trên đỉnh của thành cổ Acropolis, Hy Lạp. Đây cũng là ngôi đền nổi tiếng nhất trong số những di tích lịch sử còn lại của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Đền được xây dựng ngay vị trí trung tâm, nằm trên ngọn đồi Acropolis ở Athena với mục đích nhằm tôn vinh và ghi lòng cảm tạ của dân chúng Athens đối với nữ thần Athena trong công cuộc giám hộ thành phố trong các cuộc chiến ở vùng vịnh Ba Tư vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên.
3. Khu di chỉ khảo cổ Delphi
(Khu di chỉ khảo cổ Delphi – Ảnh: internet)
Delphi là điểm đến được nhắc đến rất thường xuyên trong những câu chuyện thần thoại Hy Lạp, nếu bạn có niềm đam mê và thích thú về nền văn minh cổ xưa thì đây là nơi bạn không thể bỏ qua. Di chỉ còn sót lại là một quảng trường tròn kết cấu ngoạn mục được dựng bằng đá với những di tích của thánh đường lớn nhất để thờ phụng Thần Apollo – vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật bên cạnh những lời sấm truyền của những nữ tiên tri Pythia.
Đến với khu khảo cổ Delphi, du khách không chỉ tìm về những điều cổ xưa mà còn khám phá ra những nét đẹp mang tầm tinh hoa kiến trúc nhân loại. Bất kỳ du khách nào đến với Hy Lạp cũng không thể bỏ qua khu bảo tồn này, bởi đất nước này chính là chiếc nôi của nền văn minh phương Tây.
4. Meteora – Tu viện giữa ngàn mây
Meteora trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lơ lửng giữa không trung” mang đến một cảm giác bay bổng và cũng có phần đáng sợ. Lý do nơi đây có tên như vậy là vì tất cả các kiến trúc ở đây đều nằm trên những đỉnh núi cao chót vót. Ngày nay để phục vụ du lịch, lối đi lên xuống tu viện đã được cải tiến thành những cầu thang chạm khắc vào đá thay vì di chuyển bằng thang dây để đảm bảo an toàn cho du khách.
(Meteora – Ảnh: internet)
Hiện nay, du lịch Hoàn Mỹ đang có 2 lộ trình du lịch khám phá vùng đất Hy Lạp:
Tour du lịch tìm hiểu Hy Lạp thuần túy: Athens – Delphi – Meteora – Thessaloniki – Santorini – Mykonos – Khởi hành trong tháng 6, tháng 9.
Tour du lịch Hy Lạp liên tuyến: Hy Lạp – Bulgari – Romanie – Khởi hành vào tháng 5, thời điểm diễn ra lễ hội hoa hồng Bulgaria.
Du lịch Hoàn Mỹ với hơn 20 năm kinh nghiệm chuyên tour Mỹ và gần đây là tour du lịch Châu Âu hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ khi tham quan vùng đất thần thoại này. Lộ trình chọn lọc và phù hợp với người lớn tuổi và khách đang ở độ tuổi trung niên. Đặc biệt, bạn sẽ nhận thêm được nhiều ưu đãu khi đăng ký sớm.
Nguồn: Du lịch Hoàn Mỹ