Hệ thống kính viễn vọng vô tuyến CHIME của Canada liên tục bắt được 8 cụm tín hiệu ngoài hành tinh dạng lặp đi lặp lại.
Tuyên bố chấn động của NASA về Sao Kim
Mới đây, Viện Khoa học Vũ trụ Goddard của NASA (GISS) đã tạo ra một loạt năm mô phỏng để xem liệu sao Kim có thể có khí hậu ổn định và nước hay không.
Ba trong số năm kịch bản giả định địa hình của Sao Kim có một đại dương sâu trung bình 310 mét, một lớp nước nông trung bình 10 mét và một lượng nước nhỏ bị khóa trong đất.
Các nhà nghiên cứu cũng điều chỉnh mô hình lưu thông chung 3D để mô phỏng các điều kiện môi trường ở mức 4.2 tỷ năm trước, 715 triệu năm trước và ngày nay.
Từ những kịch bản, họ phát hiện ra rằng Sao Kim có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng tối đa khoảng 50 độ C và tối thiểu khoảng 20 độ C trong khoảng ba tỷ năm. Sao Kim có thể từng là một hành tinh ôn đới, lưu trữ nước lỏng trong hàng tỷ năm trước khi một sự biến đổi mạnh mẽ.
Khí hậu ôn hòa thậm chí có thể được duy trì trên Sao Kim ngày nay khoảng 700 – 750 triệu năm trước. Tiến sĩ Michael Way từ NASA GISS cho biết: “Giả thuyết của chúng tôi là sao Kim có thể có khí hậu ổn định trong hàng tỷ năm”.
Vậy điều gì đã gây ra sự bùng nổ dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của sao Kim? Khả năng là một lượng lớn magma sủi bọt từ bên dưới bề mặt hành tinh, giải phóng carbon dioxide từ đá nóng chảy vào khí quyển.
Magma đông cứng trước khi chạm tới bề mặt và điều này tạo ra một rào cản của việc trao đổi khí. Sự hiện diện của một lượng lớn carbon dioxide đã gây ra hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ trung bình của Sao Kim tăng lên 462 độ như ngày nay.
Các nhà khoa học của NASA cho hay: “Các mô hình của chúng tôi cho thấy có khả năng thực sự rằng Sao Kim có thể ở được và khác hoàn toàn so với Sao Kim mà chúng ta thấy ngày nay. Điều này cho thấy, các hành tinh hoàn toàn có thể trở nên nóng rát và không có sự sống như Sao Kim mặc dù nó là nơi có thể chứa nước lỏng và khí hậu ôn đới”.
VietQ
Phát hiện người ngoài hành tinh trên sao hỏa
Các nhà khoa học Mỹ trình bày hình ảnh Trái đất khi được người ngoài hành tinh quan sát từ căn cứ của họ.
Nhiều nhà khoa học cho rằng việc gửi tin nhắn vào không gian, truy tìm người ngoài hành tinh mà không biết ai sẽ nhận được có thể là ý tưởng tồi. Điều này có thể dẫn tới một tương…
Đã có tới 2 triệu người đăng ký tham gia một sự kiện kêu gọi “săn” người ngoài hành tinh ở Vùng 51 trên Facebook. Dù không thể đoán bao nhiêu người sẽ tham dự sự kiện này nhưng…
Khám phá nhiều nền văn minh cổ đại bị lãng quên dưới đây, các nhà khoa học nhận định, có thể người ngoài hành tinh từng viếng thăm Trái Đất cách đây hàng ngàn năm.
Theo “Giả thuyết Vườn thú”, người ngoài hành tinh có tồn tại trong vũ trụ và họ xem loài người chỉ là một “xã hội nguyên thủy”.
Các nhà khoa học tìm thêm được những bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh, nơi duy nhất ngoài Trái Đất “đồng thời thỏa mãn tất cả các yêu cầu của sự sống”.
Hàng ngàn thợ săn người ngoài hành tinh lên kế hoạch xông vào khu vực bí mật hàng đầu của Mỹ có tên Khu vực 51 để tìm kiếm bằng chứng về người ngoài hành tinh.
Cho tới nay đã có hàng trăm, nghìn báo cáo khác nhau về những vụ bị người ngoài hành tinh bắt cóc, tuy nhiên, thực hư những vụ việc bí ẩn này là như thế nào.
Vào một ngày hè năm 1964, ông Jim Templeton ở Carlisle, Anh chụp ảnh con gái mình trên bãi cỏ. “Chúng tôi ngồi xuống bãi cỏ và tôi nói “bây giờ bố sẽ chụp ảnh con mặc chiếc váy…
Là một trong những bí ẩn lớn nhất của giới khoa học cũng như sự hiểu biết của con người, các đường kẻ Nazca khổng lồ ở Peru từng được cho là những đường băng dành cho tàu vũ trụ…
Loại khí khó ngửi và độc hại với người trái đất phosphine có thể giúp các nhà khoa học lần ra dấu vết sự sống ngoài hành tinh ở những “hệ mặt trời” xa xôi khác.
Một bức ảnh từ tàu Apollo 10 của NASA đã tiết lộ về một vệ tinh Dark Knight ngoài hành tinh, chuyên gia UFO nổi tiếng khẳng định trong một tuyên bố gây sốc.
Người ngoài hành tinh từ vũ trụ đang đến Trái Đất để sinh sản với con người nhằm tạo ra một loài lai trội, một học giả của Đại học Oxford đã đưa ra tuyên bố gây sốc.
Sau 23 năm kể từ ngày được phát hiện tại Nga vào năm 1996, sự thật đằng sau cái xác tí hon của “người lùn ngoài hành tinh” đã được đưa ra ánh sáng.
Young-hae, một giảng viên Hàn Quốc tại Viện Phương Đông của Đại học Oxford (Anh) đã đưa ra tuyên bố đầy bất ngờ trên.
Theo một nhà khảo cổ học tại trường ĐH bang Arizona, người ngoài hành tinh chỉ là sản phẩm của thuyết âm mưu của các nhà khoa học để che giấu lịch sử.
Một sinh vật được cho là người ngoài hành tinh bị bắn chết gần căn cứ Không quân Hoa Kỳ.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đưa ra ý tưởng mới nhằm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. NASA tài trợ cho các dự án nghiên cứu mà kết quả cho thấy hoạt động của DNA khác…
(Kiến Thức) – RH âm (RH-) được coi là nhóm máu kế thừa huyết thống của người ngoài hành tinh. Đặc điểm của nhóm máu Rh này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu, đặc…
Sao Kim có thể từng là nơi hoàn hảo cho sự sống
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học NASA tiết lộ rằng “người hàng xóm” sao Kim có thể từng là một môi trường hoàn hảo cho sự sống giống như Trái đất.
TIN LIÊN QUAN | |
![]() |
Nhật Bản đưa tàu thăm dò vào quỹ đạo Sao Kim |
![]() |
Thành phố nổi trên sao Kim |
![]() |
Sao Kim. (Nguồn: NASA) |
Một nghiên cứu mới đây tiết lộ rằng sao Kim – “người hàng xóm” gần với chúng ta nhất có thể từng tồn tại một môi trường hoàn hảo cho sự sống trong hàng tỷ năm trước cho đến khi điều gì đó đã khiến bề mặt hành tinh này thay đổi mạnh mẽ và trở thành một “nơi nóng như địa ngục”.
Từ khi chương trình sứ mệnh Pioneer của NASA năm 1978 chỉ ra rằng những đại dương có thể từng chảy trên sao Kim, các nhà khoa học tin rằng có thể hành tinh này từng có khí hậu đủ ổn định để duy trì nước ở thể lỏng – một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng tồn tại trên bất kỳ hành tinh nào.
Thường được gọi là “hành tinh chị em với Trái đất” do tương đồng về kích cỡ và khối lượng, nhưng sao Kim được cho là quá nóng và quá gần Mặt Trời nên nước không thể tồn tại ở dạng lỏng.
Nghiên cứu do TS. Michael Way và Anthony Del Genio của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA thực hiện mới đây đã tiết lộ về 5 kịch bản liên quan đến lượng nước khác nhau trên sao Kim. Theo đó, có thể hành tinh này từng có nhiệt độ phù hợp để duy trì nước ở thể lỏng trong khoảng 3 tỷ năm.
Hai nhà khoa học này cũng cho biết sao Kim có thể duy trì mức nhiệt độ này cho tới ngày nay nếu như không có một loạt sự cố xảy ra cách đây 700 triệu năm gây nên một thảm họa khí thải CO2 trên hành tinh này.
“Giả thuyết của chúng tôi là sao Kim có thể từng có khí hậu ổn định trong hàng tỷ năm. Chính các sự cố thay đổi bề mặt trên quy mô toàn hành tinh đã biến nó từ một hành tinh có khí hậu giống Trái đất thành một nơi nóng như địa ngục mà chúng ta thấy ngày nay”, nhà khoa học Way cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã khiến lượng khí thải ở đây tăng cao như vậy và làm thay đổi toàn bộ hành tinh này song hoạt động của núi lửa có thể là một giả thuyết được tính tới. Nhiệt độ trên bề mặt sao Kim nóng tới mức có thể làm chảy chì và hành tinh này có một bầu khí quyển dày đặc, NASA cho biết.
![]() |
Tìm thấy ứng viên sáng nhất có thể thay thế trái đất – hành tinh K2-18b
TGVN. Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác định sự tồn tại của nước trong bầu khí quyển bao quanh một hành tinh có …
|
Lo ngại về “kim tự tháp” phát sáng ngoài không gian
Vệ tinh thử nghiệm của Nga sắp trở thành vật thể sáng thứ 3 trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng, khiến các …
|
![]() |
Người Việt sắp được xem Sao Kim đi qua Mặt Trời
Ngày 28/5, ông Nguyễn Đức Phường, Tổng Thư ký Hội Thiên văn-Vũ trụ Việt Nam cho biết, trong tháng Sáu tới, người yêu thiên văn …
|
Báo Thế giới và Việt Nam
NP
Nước tồn tại trên sao Thủy
Một phi thuyền Mỹ vừa phát hiện nước ở dạng băng trên sao Thủy, hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời.

Cực bắc của sao Thủy trong một bức ảnh do tàu Messenger chụp từ quỹ đạo của hành tinh. Ảnh: NASA.
Nhiệt độ trên bề mặt sao Thủy, hành tinh gần mặt trời nhất, có thể lên tới 427 độ C. Vì thế nhiều người từng nghĩ nước không thể tồn tại trên hành tinh này. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) luôn nghi ngờ nước có thể tồn tại bên dưới bề mặt sao Thủy ở dạng băng.
Mới đây phi thuyền Messenger của NASA đã phát hiện một mỏ băng khổng lồ xung quanh cực bắc của sao Thủy. Nhiều mỏ băng nhỏ hơn phân bố rải rác gần mỏ băng khổng lồ. Thậm chí các nhà khoa học của NASA còn đoán rằng các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại trong những mỏ băng đó, Livescience đưa tin.
Nước và chất hữu cơ là những vật chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của sinh vật. Vì thế sự sống có thể tồn tại trên những hành tinh có nước và chất hữu cơ.
Gregory Neumann, một nhà khoa học tham gia hoạt động phân tích dữ liệu của tàu Messenger, cho biết, trong vài tháng tới Messenger sẽ tới gần cực bắc của sao Thủy, để quan sát kỹ hơn.
Các nhà khoa học cũng tin băng tồn tại ở cực nam của sao Thủy, song quỹ đạo của Messenger không cho phép nó thu thập lượng dữ liệu lớn ở cực nam.
Messenger sẽ bay gần bề mặt sao Thủy hơn trong năm 2014 và 2015 do nhiên liệu cạn dần và lực hút từ sao Thủy, mặt trời. Khi đó các nhà nghiên cứu sẽ có thể quan sát các mỏ băng kỹ hơn và xác định thể tích, khối lượng của chúng.
Minh Long
Lộ diện một hành tinh lùn mới ngay trong Hệ Mặt trời
Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà thiên văn Pierre Vernazza từ Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Marseille (Pháp) đã đưa ra các bằng chứng mới cho thấy Hygiea, thứ được coi là tiểu hành tinh lớn thứ tư trong hệ mặt trời thật ra là thứ gì đó “cao cấp” hơn: một hành tinh lùn.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu chi tiết về Hygiea mà hệ thống Kính viễn vọng Very Large của Đàu thiên văn Southern European (VLT) ghi nhận được.
Các tác giả đã sử dụng mô phỏng máy tính để tái hiện lại vụ va chạm nảy lửa giữa 2 thiên thể lớn xảy ra 2 tỉ năm trước trong Hệ Mặt trời, tạo nên vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc cho đến ngày nay. Một số mảnh vỡ từ vụ va chạm đã kết lại thành những vật thể lớn hơn, bao gồm Hygiea, trước khi trọng lực của Sao Mộc non trẻ kế bên bắt đầu đủ mạnh để chấm dứt quá trình kết tụ, khiến không vật thể lớn nào khác có thể hình thành từ đống hỗn độn đó.
Tuy nhiên Hygiea rất khác so với các tiểu hành tình được tạo nên từ vụ va chạm đó. Nó như một khối tròn khá nhẵn, thiếu đi các miệng hố va chạm. Kết hợp nhiều dữ liệu khác, họ nhận ra rằng Hygiea không hề có hình dạng đó một cách ngẫu nhiên, do các vụ va chạm đẽo gọt thành. Nó có hình tròn nhờ lực hấp dẫn của chính mình!
Đối chiếu với định nghĩa của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU), nó phải là một hành tinh lùn. Định nghĩa đó cho biết hành tinh lùn là những thiên thể quay quanh một ngôi sao đủ lớn để được bao quanh bởi lực hấp dẫn của chính nó, nhưng không có sự thống trị hấp dẫn mạnh mẽ để có thể dọn sạch khu vực xung quanh quỹ đạo của nó bằng cách “nuốt” hoặc đẩy đi các vật thể nhỏ hơn trên đường đi của nó.
Nếu được công nhận, Hygiea sẽ trở thành hành tinh lùn nhỏ nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời, đúng ngang hàng với Ceres, Haumea, Makemake, Eris và cả Sao Diêm Vương – thứ vẫn còn bị coi là hành tinh lùn kể từ khi bị IAU “giáng cấp” năm 2006.
Hệ Mặt Trời rộng lớn như thế nào?
Hệ Mặt Trời chỉ là một hệ hành tinh trong vũ trụ bao la rộng lớn. Hệ hành tinh đó có Mặt Trời ở trung tâm và 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Lấy Trái Đất của chúng ta làm chuẩn, hãy cùng so sánh xem các hành tinh trong hệ Mặt Trời có kích thước khổng lồ như thế nào, khoảng cách giữa chúng và Mặt Trời lớn ra sao. Từ đó, chúng ta có thể hình dung xem hệ Mặt Trời hay còn gọi là Thái Dương hệ rộng lớn chừng nào.
So sánh kích thước của các hành tinh trong Hệ Mặt trời
- Trái Đất, hành tinh xanh của chúng ta có đường kính dài 12.742km.
- Mặt Trời có đường kính gấp 109 lần Trái Đất.
- Sao Thủy có đường kính bằng 0,38 lần so với Trái Đất.
- Sao Kim có kích thước tương đương Trái Đất, với đường kính bằng 0,95 lần.
- Sao Hỏa có kích thước bằng một nửa Trái Đất, với đường kính bằng 0,53 lần.
- Sao Mộc có đường kính gấp 11 lần Trái Đất.
- Sao Thổ có đường kính gấp 9,4 lần Trái Đất.
- Sao Thiên Vương và sao Hải Vương đều có đường kính gấp 4 lần Trái Đất.
- Hành tinh lùn Pluto – sao Diêm Vương có đường kính bằng 0,18 Trái Đất.
Trong số các vật thể này thì sao Diêm Vương cách xa Mặt Trời nhất với khoảng cách là 39,5 AU và nằm gần nhất là sao Thủy với khoảng cách 0,4 AU.
Khoảng cách giữa Mặt Trời với Trái Đất là 1 AU xấp xỉ bằng 149.597.870,700 km. Đây được một đơn vị đo lường thiên văn để đo các khoảng cách trong không gian.
NASA tiết lộ những hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thổ
Những gã khổng lồ của trái đất, chúng lớn tới cỡ nào?
(Dân trí) – Thực thể sống lớn nhất từng tồn tại trên trái đất chính là cây Sequoia. Loài cây này có tuổi thọ lên đến hàng ngàn năm, với kích thước trung bình lớn gấp 10 lần một con cá voi xanh. Cùng khám phá thêm những gã khổng lồ khác của trái đất trong bài viết dưới đây và chắc hẳn, bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé!
var fbClient = { version: 'v2.3', appId: '164035690775918', xfbml: true, status: true, likeCB: null, loaded: null, init: function () { var me = this;
$(document).ready(function () { if ($('#fb-root').length === 0) { $('body').prepend('
'); } me.fbLoad('//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js', function () { FB.init({ appId: me.appId, status: me.status, xfbml: me.xfbml, version: me.version });
FB.Event.subscribe('xfbml.render', me.renderButton); FB.Event.subscribe('edge.create', me.likeCB); }); }); }, fbParse: function (ele) { try { FB.XFBML.parse(ele); } catch (e) { } }, fbLoad: function (url, callback) { callback = (typeof callback != 'undefined') ? callback : {};
$.ajax({ type: "GET", url: url, success: callback, dataType: "script", cache: true }); }, getLikeShareCount: function (url, eleShare, eleLike, eleTotal) { $.ajax({ type: "GET", dataType: "json", url: 'http://api.facebook.com/restserver.php?method=links.getStats&format=JSON&urls=' + url, success: function (msg) { if ($(eleShare) != null) { var iCount = msg[0].share_count; if (iCount == 0) { $(eleShare).html(''); } else { $(eleShare).html(iCount); } }
if ($(eleLike) != null) $(eleLike).html(msg[0].like_count);
if ($(eleTotal) != null) $(eleTotal).html(msg[0].total_count); } }); }, shareClick: function (hr) { var wleft = screen.width / 2 - 700 / 2; var wtop = screen.height / 2 - 450 / 2;
var link = hr != null ? hr : document.location.href;
var w = window.open("http://www.facebook.com/sharer.php?u=" + link, "chia sẻ", 'toolbar=no, location=no, directories=no, status=no, menubar=no, scrollbars=no, resizable=no, copyhistory=no, width=700, height=485, top=' + wtop + ', left=' + wleft ); w.focus(); return false; }, fanpage: function () { setTimeout(function () { if (!$('.social-share .fb-like iframe').is(':visible')) $('.social-share').remove(); }, 10000); }, renderButton: function () { $('.fb-send').removeClass('hidden').show().parent('.fbSendWrap').children(':not(".fb-send")').remove(); $('.fb-like').removeClass('hidden').show().parent('.fbLikeWrap').children(':not(".fb-like")').remove(); $('.imglikefake').addClass('hidden'); //console.log('vao'); }, likeOnload: function (obj, width, height) { $(obj).css({ 'display': 'block', 'width': width, 'height': height }); } }; fbClient.init(); //fbClient.getLikeShareCount('https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nasa-tiet-lo-nhung-hinh-anh-tuyet-dep-cua-sao-tho-20170901100024101.htm', '.chiasefb i');
Sự thật thú vị: Sao Diêm Vương được một cô bé 11 tuổi đặt tên vào năm 1930
Hành tinh thứ chín, hành tinh xa xôi nhất trong hệ Mặt Trời, cách Trái Đất chúng ta khoảng 4,88 tỉ km đã được tìm thấy vào năm 1930 và được một bé gái 11 tuổi đặt cho cái tên SAO DIÊM VƯƠNG.
Hành tinh thứ 9 được một cô bé 11 tuổi đặt tên
Sáng ngày 14/3/1930 như bao ngày bình thường khác trong gia đình nhà Burney. Cô bé Venetia Burney 11 tuổi ở Oxford (Anh) đang ăn sáng cùng mẹ trong khi ông nội của cô, Falconer Mandan, một cựu thủ thư đã nghỉ hưu của Thư viện lịch sử Đại học Oxford lật giở tờ Times of London của ngày hôm đó.

Ở trang 14, ông thấy một tin thú vị và đọc to cho cả nhà cùng nghe: “Các nhà khoa học tài Đài Thiên văn Lowell Flagstaff, Arizona đã chụp ảnh được một hành tinh đáng ngờ nằm ngoài Sao Hải Vương và đã phát hiện ra hành tinh thứ 9. Có lẽ nó lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn Sao Thiên Vương”.
Cả gia đình nhà Burneys đều thích thiên văn học, vì vậy việc các nhà khoa học tìm thấy hành tinh thứ 9 xa xôi trong hệ Mặt trời khiến họ cảm thấy vô cùng xúc động. Ông Falconer Mandan phân vân hỏi không biết hành tinh này sẽ được gọi là gì. Chẳng cần suy nghĩ, cô bé Burney liền trả lời: “Sao không gọi nó là Sao Diêm Vương?”.
Mới 11 tuổi, nhưng Venetia Burney đã hiểu khái quát khái niệm về Hệ Mặt Trời, thuộc tên các hành tinh và khá thích thú với chủ đề liên quan đến Mặt Trăng. Cô bé cũng rất thích đọc truyền thuyết Hy Lạp và La Mã. Ở trường học, trong giờ giải lao, cô bé thích nghiên cứu các hành tinh bằng cách sắp xếp những viên sỏi ở sân trường để mô phỏng khoảng cách giữa các thiên thể.

Ông của Venetia nghĩ rằng cái tên Pluto quả là một ý tưởng tuyệt vời nên đã viết thư cho một người bạn là giáo sư thiên văn học Herbert Hall Turner ở Oxford. Nhà thiên văn học này đã điện báo cho các đồng nghiệp của ông tại Đài quan sát Arizona (Mỹ), nơi đã khám phá ra hành tinh mới và đề xuất cái tên Pluton.
Việc tìm thấy hành tinh thứ 9 là một tin chấn động thời bấy giờ, nhưng quá trình “săn lùng” nó quả là hành trình gian nan và tốn sức kéo dài gần một thế kỷ kể từ khi nhà thiên văn học Urbain Le Vierrier “nghi ngờ” sự hiển diện của nó vào năm 1840.
Trong niềm hân hoan tìm thấy hành tinh thứ 9, người ta không thể không nhắc đến Percival Lowell – một người có niềm đam mê mãnh liệt với bầu trời và các vì sao.
Dành dụm tiền để làm một việc “vô nghĩa”
Năm 1905, Percival Lowell, một người đàn ông ở Boston (Mỹ) đã dành hết phần còn lại của cuộc đời để thực hiện một công việc mà nhiều người giễu ông là “vô nghĩa”: Thành lập Đài quan sát Lowell nhằm tìm kiếm một hành tinh xa xôi mà ông đặt tên là Hành tinh X.

Chỉ với một cái máy ảnh cổ lỗ sĩ và ống kính thiên văn đi mượn, ông đã dành hơn một thập kỷ ngồi tại Đài quan sát miệt mài cặm cụi chụp những bức ảnh bầu trời đêm, với hy vọng tìm thấy một hành tinh mà về mặt lý thuyết đã được nhà thiên văn học Urbain Le Vierrier dự đoán từ những năm 1840 nhưng chưa bao giờ được ai chứng minh.
Mùa xuân năm 1915, Lowell cuối cùng cũng chụp được những gì ông đang mong mỏi tìm kiếm: Hai hình ảnh mờ nhạt của một quả cầu nhỏ cách Trái Đất vài tỷ dặm đường. Nhưng vì nhiều lý do chúng ta không thể biết được vì sao Lowell đã không lưu tâm đến sức nặng của bức ảnh này. Chính vì vậy Lowell đã không nhận ra được rằng, thực tế ông đã tìm thấy hành tinh thứ 9.

Lowell qua đời một năm sau đó và những bức ảnh cũng nhanh chóng bị lãng quên. Sự ra đi của ông vào năm 1916 là một tổn thất đối với những người yêu thích thiên văn thời ấy, và để lại một khoảng trống trong nỗ lực tìm kiếm hành tinh bí ẩn này.
Một người trẻ 22 tuổi tiếp tục sứ mệnh truy tìm hành tinh X
Cho mãi tới năm 1929, khi người thanh niên trẻ tuổi tên là Clyde Tombaugh đến Đài quan sát Lowell học việc, dự án tìm kiếm hành tinh X mới được khởi động trở lại. Tombaugh xuất thân trong một gia đình thuần nông ở bang Kansas (Mỹ) nhưng luôn ôm mộng khao khát chinh phụ bầu trời.
Ước mơ vào đại học của anh bị vỡ vụn bởi một cơn mưa đá phá hủy ruộng đồng khiến vụ mùa của gia đình gặp thất bát, nên Tombaugh không có tiền để trang trải việc học hành. Tuy nhiên khó khăn không thể cản trở ước mơ, Tombaugh tự tìm tòi trong sách về lượng giác, hình học và bắt đầu tự thiết kế một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình.

Các bản phác thảo về các hành tinh mà anh vẽ cùng với các thiết bị thiên văn tự chế của anh được gửi tới Đài quan sát Lowell đã gây ấn tượng mạnh đến nỗi, giám đốc Đài thiên văn khi ấy là Vesto Slipher đã mời chàng trai trẻ 22 tuổi xuất thân từ nông dân vào làm việc mà không qua thử việc.
Tombaugh đã viết về ngày đi làm đầu tiên trong đời trong cuốn hồi ký: “Tôi khá mất bình tĩnh bởi xung quanh toàn những khuôn mặt lạ và giỏi giang. 1.000 dặm để tới đó và ví của tôi không đủ tiền mua vé khứ hồi về nhà”.
Năm 1929, không ai khác, chính Clyde Tombaugh được giao nhiệm vụ tìm kiếm cái “khối đá” xù xì lạnh lẽo khó nắm bắt, tiếp nối công việc dang dở của ông chủ Đài quan sát Percival Lowell.
“Chúa ơi! Đúng là nó đây rồi!”
Tại Đài quan sát Lowell, mặc dù công nghệ có tiên tiến hơn một chút so với thời của Percival Lowell, nhưng kỹ thuật tìm kiếm hành tinh xa xôi bí ẩn đó vẫn không có thay đổi nhiều.
Cũng giống như Percival Lowell, Tombaugh dành nhiều giờ ngồi lỳ trong nhà vòm chụp từng khoảnh bầu trời trong nhiều đêm, rồi sử dụng Thiết bị so sánh ánh sáng nhấp nháy để so sánh các bức ảnh khác nhau. Sau đó anh kiểm tra độ phơi sáng để xác định xem có bất kỳ ánh sáng nhấp nháy trong các vì sao chuyển động trong nhiều ngày. Nếu vật thể di chuyển, nó có thể là một hành tinh.
Sau gần một năm tìm kiếm, cuối cùng Tombaugh đã “tóm” được nó – một đốm sáng nhỏ xíu len lỏi qua một vài bức ảnh đen trắng của anh. “Chúa ơi! Đúng là nó đây rồi!”, Tombaugh hét vang khiến cả Đài quan sát nhộn nhịp trước phát hiện ấy. Anh đã nhận thấy một vật thể di động như mình đang tìm kiếm. Đó chính là hành tinh thứ 9 – Hành tinh X mà nhiều người đang truy lùng. Khám phá này được thực hiện vào thứ ba, ngày 18/2/1930.

Tombaugh và các cộng sự đã dành hơn một tuần nghiên cứu về sự di chuyển và xác nhận tính hợp lệ của nó – Hành tinh X. Họ đã công bố tin chấn động này vào ngày 13/3/1930, đúng ngày sinh nhật của Percival Lowell, tiếc rằng ông đã không được chứng kiến sự kiện này.
Phát hiện này đã biến Tombaugh từ một nhà nghiên cứu vô danh trở thành một nhà thiên văn học nổi tiếng toàn thế giới. Ông đã nhận được học bổng từ trường Đại học Kansas, trở thành một nhà nghiên cứu quân sự và được phong hàm Giáo sư thiên văn học.
Sau này, những đóng góp của ông trong ngành thiên văn học khá nổi bật, ông đã khám phá ra nhiều tiểu hành tinh mới và là một trong số ít các nhà khoa học sớm công khai bàn tới chủ đề UFO trên các diễn đàn khoa học. Đồng thời, ông cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về các vật thể bay không xác định (UFO).
Ghi nhận sự đóng góp
Cách đó hàng ngàn dặm, bên kia bờ Đại Tây Dương, những tin tức về khám phá mới làm nức lòng cô bé Burney người Anh vốn đam mê ngành thiên văn học. Cô bé nghĩ rằng, Pluto – Diêm Vương, một vị thần La Mã trông coi chốn Âm phủ, là một cái tên phù hợp dành cho hành tinh tối tăm, lạnh lẽo và xa vời.
Ngoài cái tên Pluto, còn có hai cái tên ứng cử là Minerva và Cronus, nhưng cuối cùng Pluto – Diêm vương nhận được số phiếu tối đa, một phần cũng bởi nó bắt đầu bằng các chữ cái giống như chữ viết tắt của Percival Lowell – người góp phần quan trọng mở đường cho nhân loại biết tới hành tinh bí ẩn cuối cùng trong hệ Mặt Trời.

Ngày 1/5/1930, ngay khi cái tên Sao Diêm Vương được công bố chính thức để gọi hành tinh thứ 9 mới vừa tìm được, ông nội của Burney đã thưởng cho cô bé một tờ giấy bạc trị giá 5 pound. Sau này Burney trở thành giáo viên và là một nhà thiên văn học “nghiệp dư” khá nổi tiếng.
Tên của bà được đặt cho tên cho một tiểu hành tinh cũng như tên một dụng cụ đo bụi trên con tàu thăm dò New Horizons. Bà mất năm 2009, ba năm sau khi tàu thăm dò New Horizons được phóng đi và 6 năm trước khi nó đến được hành tinh mà bà đã đặt tên.
Chinh phục hành tinh xa xôi nhất trong Hệ Mặt Trời
New Horizons là một trong những dự án tham vọng nhất của NASA với mục tiêu khám phá Sao Diêm Vương. Đây là tàu thăm dò đầu tiên của nhân loại thám hiểm Sao Diêm Vương và cũng là tàu vũ trụ đầu tiên thăm dò những thiên thể ngoài Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương, một hành tinh lạnh lẽo quá xa xôi giờ sắp hé lộ cho chúng ta biết được “chân dung” về nó.

19h ngày 19/1/2006, New Horizons đã được phóng lên tại Căn cứ Không quân Cape Canaveral. Ngoài những thiết bị cần thiết, New Horizons còn mang theo một lá cờ Mỹ, một đĩa CD chứa tên 43 vạn người đăng ký, một mảnh vỡ làm từ sợi cacbon của tàu vũ trụ mang người lái đầu tiên, và đặc biệt nó mang theo 30 gam tro cốt của Clyde William Tombaugh để tưởng niệm người đã phát hiện ra Sao Diêm Vương vào năm 1930.
Gần một thập kỷ “bay lượn” vượt qua quãng đường cách Trái Đất tới 4,88 tỷ cây số, với tốc độ bay 51.000km/h, vào lúc 18 giờ 49 phút ngày 14/7/2015, tàu thăm dò New Horizons đã tiếp cận Sao Diêm Vương – hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời chưa từng được nhân loại khám phá và truyền những hình ảnh siêu sắc nét đầu tiên về Trái Đất.

Những bức ảnh vô cùng quý giá được gửi về từ một nơi cực kỳ xa xôi đã cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng, chi tiết về sự đa dạng địa hình trên Sao Diêm Vương: Những dãy núi gồ ghề, nứt nẻ, những miệng núi lửa rộng ngoác, đồng bằng đá tuyệt đẹp cũng như bề mặt băng lạnh giá của nó….
New Horizons dành hơn 8 giờ đồng hồ để tiến hành một loạt thí nghiệm nhằm nghiên cứu bầu khí quyển cũng như chụp ảnh vùng tối của Sao Diêm Vương. Những hình ảnh và thông số đo lường được chuyển về Trái Đất đã thay đổi quan niệm trước đó của các nhà khoa học về hành tinh này.
Sao Diêm Vương từng được coi là một hành tinh băng lạnh lẽo, không có sự sống, nhưng những dữ liệu được chuyển về từ tàu New Horizones cho thấy nó có những dấu hiệu của hoạt động địa chất với bằng chứng của các hoạt động kiến tạo trong quá khứ và đang chờ chúng ta khám phá.
New Horizon đã hoàn thành sứ mệnh một cách thành công khi thu thập được hơn 1.200 hình ảnh và hàng chục gigabit dữ liệu về Sao Diêm Vương. Hiện nó đang tiếp tục di chuyển sâu hơn vào không gian, bỏ lại Sao Diêm Vương ở phía sau với khoảng cách 167 triệu km và cách hành tinh của chúng ta 5,2 tỷ cây số.
Dự đoán tới ngày 1/1/2019, con tàu sẽ tiếp tục hành trình đến 2014 MU69, một thiên thể nằm trong Vành đai Kuiper.
Xuân Trường