Bắt giun đất, bán cho thương lái – đừng vì cái lợi trước mắt!
YênBái – Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xuất hiện tình trạng người dân đi bắt giun với khối lượng lớn bằng phương pháp kích điện để bán cho thương lái.
Chị Nguyễn Hồng D, cư trú tại phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết: “Chập tối, tôi đang mải lo chăm sóc con nhỏ thì có hai người lạ vào nhà xin bắt giun đất, tôi không nghi ngờ gì nên để họ vào. Lát sau, tôi phát hiện họ dùng bộ dụng cụ dí xuống đất để giun ngoi lên rồi bắt cho vào thùng nhựa. Điều đáng nói là số lượng giun họ bắt được khá lớn, khoảng 20 phút đã được mấy cân. Thấy hành động hủy hoại môi trường và có thể nguy hiểm do điện giật nên tôi ngăn không cho họ bắt tiếp”.
Tìm hiểu câu chuyện bắt giun đất, được biết, việc bắt giun xuất phát từ Trung Quốc với mục đích bắt giun để… ăn (?) và làm thuốc chữa bệnh. Phía Trung Quốc còn sản xuất máy kích giun sử dụng điện ắc quy hoặc bộ kích sử dụng bằng điện lưới; họ còn cung cấp cho dân những loại hóa chất lạ, đem hòa với nước rồi đổi xuống đất để giun lớn, giun bé sẽ từ từ ngoi lên.
Trước đây, tại một số tỉnh phía Nam nước ta, “chuyên gia” Trung Quốc còn về tận các vùng hẻo lánh hướng dẫn người dân bắt giun, giờ thì trên mạng Internet xuất hiện vô số các bài viết từ hướng dẫn cách bắt, phương pháp chế biến đến việc mua bán máy kích điện.
Bắt mãi cũng vãn và bị chính quyền ngăn chặn, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với giá vài chục nghìn đồng/kg, người dân đã hăng hái đi kích, bắt giun đất để tăng thu nhập, đặc biệt là lúc nông nhàn.
Theo ghi nhận của chúng tôi, thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh, tình trạng kích giun bằng điện đang diễn ra ở vùng Đông hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình; các xã như Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Phúc An… đều đã xuất hiện việc người dân đi bắt giun.
Xin được nói thêm rằng, phía Đông hồ Thác Bà có chất đất khá cằn cỗi, chủ yếu là đất sỏi son (đất pha cát, lẫn nhiều viên sỏi nhỏ màu đỏ hoặc hồng) nên không nhiều giun, có lẽ vì vậy mà nhiều thợ bắt giun đã tới các vùng quê khác để bắt được nhiều hơn. Trường hợp hai thợ bắt giun ở nhà chị H kể trên là thí dụ.
Một cán bộ cảnh sát phụ trách địa bàn của Công an huyện Yên Bình cho biết: “Chúng tôi và chính quyền địa phương đã nắm bắt được thông tin về tình trạng bắt, thu mua và chế biến giun. Trong đó, gia đình ông bà M-T ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên làm nghề thu mua, chế biến và sấy khô giun”.
Được biết, trước tình trạng nhiều người dân đi bắt giun, UBND huyện Yên Bình đã có công văn chỉ đạo các ban ngành và địa phương tăng cường tuyên truyền để người dân không tham gia việc này, gây ảnh hưởng đến môi trường; chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định.
Việc bắt, chế biến, sấy khô giun rồi bán cho thương lái Trung Quốc ở Yên Bình và không loại trừ sẽ mở rộng ra nhiều địa phương khác đã và đang diễn ra, các cấp, các ngành sẽ có biện pháp xử lý theo quy định, còn người dân chúng ta hãy đừng vì cái lợi trước mắt mà hủy hoại môi trường! Bởi theo tiến sỹ Ngô Xuân Lai – Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn), nếu bắt hết giun sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất đất và cây trồng.
Cụ thể, đất có ba đặc tính: vật lý (độ xốp, tỷ lệ hạt cát và hạt xét, tính co giãn…), hóa học (các thành phần dinh dưỡng như đạm, kali, các chất vi lượng khác…) và sinh học (giun, vi sinh vật), trong đó đặc tính sinh học quyết định rất lớn đến hai đặc tính còn lại. Mất cân đối bất kỳ loại nào trong đất đều gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và đặc biệt là độ phì nhiêu và độ xốp của đất.
Giun ăn một số thức ăn có trong đất, thải ra phân, góp phần làm cho đất tơi xốp, cung cấp thêm một phần chất dinh dưỡng cho đất. Đất tơi xốp giúp cây dễ hút được các chất dinh dưỡng để phát triển.
Thực tế đã chứng minh, đất tốt là đất có nhiều giun và đất có nhiều giun sinh sống sẽ ngày càng phì nhiêu hơn… Vì vậy, việc bắt hết giun trong đất sẽ làm cho đất nghèo đi, chai cứng lại, ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng Đây là việc gây hại, cần phải được ngăn chặn.
Lê Phiên
Nuôi giun đất, bán giày dép dựng cơ nghiệp 1 tỷ USD (phần 1)
Tỷ phú bán giày (tác giả Tony Hsieh, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Công ty Alphabooks phát hành) là câu chuyện của Tony Hsieh – người đãđưa công ty bán lẻ giày dép trực tuyến Zappos.com thành một công ty trị giá 1 tỉ USD và cũng là người nổi tiếng với quan điểm “văn hóa công ty chính là thương hiệu” – chia sẻ về con đường lập thân của chính bản thân mình.
Với cuốn sách này Tony Hsieh đã chia sẻ hành trình 27 năm với nhiều thành công cũng như thất bại của mình. Đặc biệt là những chia sẻ của ông về những quan niệm về kinh doanh, về văn hóa công ty, về nghệ thuật dùng người…Xin trích dịch một số phần trong cuốn sách cuộc đời của Tony Hsieh.
Trang trại giun đất
Đầu tiên người ta không thèm để ý đến bạn, sau đó người ta chế nhạo bạn, tiếp đến người ta tấn công bạn, rồi cuối cùng thì bạn thắng (GANDHI).
Tôi tin rằng Gandhi không hề biết tôi là ai khi tôi mới chín tuổi. Và chắc chắn tôi cũng chẳng biết ông ta là ai. Nhưng nếu Gandhi biết về những ảo tưởng và ước mơ thời thơ ấu của tôi về việc kiếm thật nhiều, thật nhiều tiền bằng cách nuôi và bán giun đất với số lượng lớn ra thị trường, thì có lẽ ông ta cũng sẽ đưa ra những câu răn tương tự thế này để khích lệ tôi trở thành người bán giun đất hàng đầu thế giới.
Nhưng đáng buồn là Gandhi lại chẳng ghé qua nhà tôi để trao cho tôi lời khuyên và sự thông thái của ông. Thay vào đó, trong ngày sinh nhật lần thứ chín của tôi, tôi nói với bố mẹ rằng tôi muốn họ lái xe đưa tôi tới ngôi nhà của chúng tôi ở bắc Sonoma, tới nơi có nhà cung cấp giun đất nổi tiếng nhất cả nước lúc bấy giờ. Nhà cung cấp ấy chẳng hề biết rằng tôi đang ấp ủ giấc mơ trở thành đối thủ lớn nhất của họ.
Bố mẹ tôi đã trả 33,45 đô-la cho một chiếc hộp đựng bùn chứa khoảng 100 con giun đất. Tôi nhớ đã đọc một cuốn sách nói rằng khi cắt đôi con giun thì hai phần đó sẽ tiếp tục sinh trưởng thành hai con giun. Điều đó nghe có vẻ thú vị, nhưng như thế có nghĩa là tôi sẽ phải làm rất nhiều việc. Vì vậy, thay vào đó, tôi vạch ra một kế hoạch tốt hơn: Tôi tự tạo ra “một hộp giun” trong vườn nhà mình, chiếc hộp về cơ bản giống như chiếc hộp cát, có lưới thép mỏng dưới đáy. Thay vì đổ cát, tôi đổ đầy bùn và cho hơn một trăm con giun đất vào đó, để chúng được thoải mái trườn bò và sinh sôi nảy nở.
Hàng ngày, tôi lấy một chút lòng đỏ trứng rồi vùi xuống hộp giun đất. Tôi cho rằng điều đó sẽ giúp cho những con giun đất sinh sôi nhanh hơn, vì tôi thấy nhiều vận động viên chuyên nghiệp thường ăn trứng gà sống trong bữa sáng. Bố mẹ tôi không tin việc bán giun đất có thể giúp tôi trở nên giàu có như tôi mơ ước, nhưng họ vẫn để tôi nuôi giun đất bằng lòng đỏ trứng. Tôi cho rằng lý do duy nhất cho việc đó là vì họ không muốn các con ăn lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol. Nếu những con giun đất kia ăn lòng đỏ trứng thì có nghĩa là anh em tôi sẽ chỉ ăn lòng trắng trứng có lượng cholesterol thấp. Mẹ tôi luôn trông chừng để chúng tôi không ăn những thứ có thể làm tăng lượng cholesterol. Tôi nghĩ bà đã đọc được bài báo nói về cholesterol và đã khiến bà lo sốt vó lên.
Sau ba mươi ngày nuôi giun đất bằng lòng đỏ trứng gà, tôi quyết định kiểm tra kết quả công việc của mình. Tôi bới lớp bùn lên để xem có con giun con nào ra đời không. Nhưng chẳng có con giun con nào cả. Tệ hơn, tôi cũng chẳng tìm thấy bất cứ con giun to nào. Tôi mất một giờ đào bới cẩn thận tất cả các lớp bùn trong hộp. Những con giun đất đã biến mất. Có thể chúng đã bò ra ngoài qua các mắt lưới ở dưới đáy hộp. Cũng có thể chúng bị chim ăn mất khi chúng sà xuống ăn lòng đỏ trứng gà.
Công cuộc làm giàu từ giun đất của tôi đã thất bại hoàn toàn. Tôi nói với bố mẹ rằng nuôi giun chẳng có gì thú vị, nhưng sự thật là tôi rất buồn vì đã thất bại. Nếu Thomas Edison còn sống, hẳn ông sẽ dừng lại trước cửa nhà tôi và động viên tôi bằng quan điểm của ông về thất bại:
Con đường dẫn tới thành công của tôi cũng đã trải qua nhiều thất bại (THOMAS EDISON).
Có vẻ như ông còn đang bận rộn với những phát minh, sáng chế của mình, vì thế, cũng giống như Gandhi, ông đã không ghé nhà tôi. hay cũng có khi họ đang bận rộn chơi với nhau chăng.
Bố mẹ tôi đã di cư từ Đài Loan sang Mỹ để học cao học tại Đại học Illinois, nơi họ gặp nhau và kết hôn. Mặc dù tôi sinh ra tại Illinois, nhưng những ký ức duy nhất đọng lại trong tâm trí tôi về quãng thời gian sống ở đó là trò nhảy cầu cao ba mét sáu và trò bắt đom đóm.
Những ký ức thuở nhỏ thường rất mờ nhạt nhưng tôi chắc rằng hai ký ức đó không liên quan đến nhau, vì tôi không cho rằng hồi hai tuổi tôi có thể bắt được một chú đom đóm khi đang lơ lửng giữa không trung.
Khi tôi lên năm, bố tôi xin được việc ở California, vì thế, gia đình tôi chuyển tới quận Marin County, nơi có cây cầu Cổng Vàng bắc qua, phía bắc San Francisco. Chúng tôi sống ở thung lũng Lucas. Nhà tôi cách trang trại Skywalker Ranch hai mươi phút đi xe, nơi George Lucas từng sinh sống và làm việc.
Bố mẹ tôi là những người Mỹ gốc Á điển hình. Bố tôi là kỹ sư hoá cho công ty Chevron, còn mẹ tôi là người làm công tác xã hội. Họ đặt kỳ vọng rất lớn vào thành tích học tập của tôi cũng như hai cậu em trai. Andy kém tôi hai tuổi, và bốn năm sau khi chúng tôi chuyển tới California, cậu em út David của tôi ra đời.
Không có nhiều gia đình người châu Á sinh sống tại Marin County, nhưng bằng cách nào đó bố mẹ tôi vẫn kết thân được với mười gia đình ở đây và các ông bố bà mẹ cùng các con vẫn thường tụ tập, cùng ăn tối và giải trí. Những đứa trẻ thì xem ti vi, còn các ông bố bà mẹ thì tụ tập trong phòng khách và trò chuyện rôm rả về thành tích của con mình. Đó là một nét văn hoá của người châu Á: thành tích của con cái được các bậc phụ huynh sử dụng như một thước đo thành công và địa vị của mình. Chúng tôi giống như những con bài trong tay các bậc cha mẹ vậy.
Theo các bậc cha mẹ người châu Á, thành tích được chia thành ba loại khác nhau.
Loại một là các thành tích học tập: có học hàm học vị cao, được tặng thưởng hay được xã hội công nhận, đạt được điểm SAT cao hay có tên trong đội tuyển toán của trường. Điều quan trọng nhất của tất cả những loại thành tích này là con em họ sẽ ghi danh vào trường đại học nào. Harvard là trường đại học mang lại quyền “khoe con” tối thượng.
Loại hai là các thành tích trong sự nghiệp: trở thành bác sĩ hay đạt được học vị Tiến sĩ được xem là thành tích cao nhất, vì trong cả hai trường hợp đó thì có nghĩa là bạn sẽ trở thành “Tiến sĩ Hsieh” hay “Bác sĩ Hsieh”.
Loại ba là sự tinh thông âm nhạc: đa số trẻ em châu Á bị buộc phải học piano, violon hoặc cả hai. Và mỗi khi các gia đình tụ tập, những đứa trẻ phải chơi nhạc cho các ông bố bà mẹ nghe sau bữa tối. Hoạt động này bề ngoài có vẻ như là giúp mọi người thư giãn, nhưng thực chất, đó chính là cách để các bậc phụ huynh so sánh con mình với con người khác.
Bố mẹ tôi, cũng giống như những ông bố bà mẹ châu Á khác, rất nghiêm khắc trong việc nuôi dạy tôi để chiến thắng trong cả ba loại thành tích trên. Tôi chỉ được xem tivi một tiếng mỗi tuần. Đạt điểm A trong tất cả các môn học là điều hiển nhiên và muốn tôi phải luyện các bài thi SAT suốt những năm học trung học và phổ thông. SAT là bài thi chuẩn phải làm vào năm cuối phổ thông, điều kiện để vào đại học. Nhưng bố mẹ muốn tôi sớm chuẩn bị cho kỳ thi đó khi tôi mới chỉ học lớp sáu.
Ở trường trung học, tôi chơi bốn loại nhạc cụ: piano, violon, kèn và trống. Trong suốt những năm học này, tôi phải tập luyện mỗi loại nhạc cụ ba mươi phút từ thứ hai đến thứ sáu và một tiếng vào thứ bảy và chủ nhật. Suốt mùa hè, tôi đã phải tập luyện một tiếng mỗi ngày cho mỗi loại nhạc cụ, đến nỗi tôi tin rằng đó chính là hình phạt tàn ác nhất cho những đứa trẻ muốn được hưởng thụ phần “nghỉ” trong “nghỉ hè”.
Nhưng tôi đã tìm ra một cách để vẫn có thể tận hưởng những ngày nghỉ cuối tuần và kỳ nghỉ hè. Tôi thức dậy rất sớm, từ 6 giờ sáng, trong khi bố mẹ vẫn còn đang say giấc. Tôi đi xuống nhà, nơi đặt chiếc đàn piano. Rồi thay vì chơi piano thật sự, tôi bật băng ghi âm bài nhạc tôi đã chơi từ trước. Đến 7 giờ, tôi trở lên phòng mình, khoá cửa lại và bật băng ghi âm một tiếng tôi tập violon. Không phải chơi đàn nên tôi có thời gian rảnh để đọc tạp chí Boy’s Life (Cuộc đời của những cậu bé).
Và chắc bạn có thể hình dung, thầy giáo dạy piano và violon của tôi không thể hiểu tại sao tôi chẳng hề tiến bộ chút nào. Có lẽ họ cho rằng tôi là một học sinh chậm tiến. Còn với tôi, tôi không hiểu việc học cách chơi những loại nhạc cụ này sẽ mang lại lợi ích gì.
(Hy vọng mẹ tôi không nổi điên lên khi đọc được những dòng này. Có lẽ tôi nên trả lại cho bà khoản tiền bà đã đầu tư cho việc học piano và violon của tôi).
Bố mẹ tôi, đặc biệt là mẹ tôi, vẫn luôn hy vọng tôi sẽ học trường Y hoặc sẽ lấy bằng tiến sĩ. Họ tin rằng giáo dục chính thống là điều quan trọng nhất, nhưng với tôi, hai mươi năm đầu đời được vạch sẵn dường như quá kiểm soát và ngột ngạt.
Còn tôi lại chỉ quan tâm tới việc kinh doanh và nghĩ ra nhiều cách để kiếm tiền. Khi tôi lớn lên, bố mẹ luôn bảo tôi không phải lo nghĩ gì về tiền, chỉ cần tập trung vào học hành. Họ hứa sẽ chi trả toàn bộ học phí cho đến khi tôi trở thành bác sĩ hoặc tiến sĩ. Họ cũng hứa sẽ mua bất cứ loại quần áo nào tôi muốn. Thật may mắn cho họ là tôi chẳng hứng thú gì với thời trang nên chẳng bao giờ tôi xin tiền mua quần áo cả.
Tôi luôn mơ mộng tới việc kiếm tiền, vì với tôi tiền sẽ mang lại sự tự do để làm bất cứ gì mình muốn trong quãng đời còn lại. Có công ty riêng cũng đồng nghĩa là tôi được thoải mái sáng tạo và sống theo cách tôi muốn.
Tôi đã tổ chức nhiều đợt bán hàng “xôn” trong nhà xe suốt thời tiểu học. Khi tôi đã bán hết những thứ đồ bỏ đi của bố mẹ, tôi hỏi bạn bè xem liệu họ có thứ đồ gì muốn bán không. Chúng tôi tập hợp những thứ đó lại và pha nước chanh bán kèm. Ý tưởng của chúng tôi là, ngay cả khi mọi người không mua gì, thì ít nhất chúng tôi cũng vẫn bán được nước chanh cho họ. Chúng tôi đã kiếm được tiền từ việc bán nước chanh chứ không phải từ những món hàng lặt vặt kia.
Ở trường trung học, tôi lại tìm cách khác để kiếm tiền. Tôi tìm được công việc giao báo, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng công việc này chính là cách các tờ báo địa phương lách luật lao động trẻ em. Sau khi tính toán, tôi thấy mình chỉ kiếm được có 2 đô-la mỗi giờ.
Tôi bỏ việc giao báo và quyết định tự làm bản tin. Mỗi bản tin sẽ dày hai mươi trang, gồm những câu chuyện tôi viết, những trò giải đố ô chữ và truyện cười. Tôi in bản tin trên nền giấy vàng cam sáng, đặt tên là The Gobbler (Gà trống tây) và bán với giá 5 đô-la. Tôi đã bán được bốn bản cho bạn bè ở trường. Tôi nhận ra mình cần phải có nhiều bạn bè hơn, những người có đủ tiền để mua các bản tin, hoặc tôi cần tìm ra doanh thu từ nhiều nguồn khác nữa. Vì thế, khi đi cắt tóc, tôi đưa cho chú thợ cắt tóc một tờ The Gobbler và hỏi liệu chú có muốn mua cả trang quảng cáo của kỳ tới với giá 20 đô-la hay không.
Khi chú ấy đồng ý mua, tôi biết mình có thể làm điều gì đó hơn thế. Tất cả những gì tôi cần làm là phải bán được thêm bốn trang quảng cáo nữa để có 100 đô-la, số tiền tôi chưa từng nhìn thấy trong đời. Đầy tự tin sau vụ làm ăn đầu tiên, tôi tới các cửa hiệu ngay cạnh hiệu cắt tóc và hỏi liệu họ có muốn đăng quảng cáo trên tờ bản tin sắp tới của tôi hay không tờ tạp chí sẽ làm cả nước choáng váng.
Nhưng họ đều từ chối theo cách lịch sự nhất có thể. Vài tuần sau, tôi cho ra lò bản tin The Gobbler số thứ hai. Lần này, tôi chỉ bán được hai bản.
Tôi quyết định dừng vụ kinh doanh này lại.
Công việc thì quá nhiều mà bạn bè tôi thì hết sạch tiền để mua rồi.
Cậu em Andy và tôi đã từng chờ đợi mỗi kỳ tạp chí Boy’s Life hàng tháng và đọc nó không sót một từ. Mục yêu thích của tôi nằm ở gần cuối cuốn tạp chí − mục rao vặt giúp đặt mua những sản phẩm thú vị tôi chưa từng thấy, nhưng tôi biết mình muốn có chúng vào một ngày nào đó. Có đủ thứ đồ ảo thuật và những vật dụng mới (ban đầu, tôi đã nghĩ khái niệm “mới” là “thực sự rất mới, rất ngầu”), có cả một bộ dụng cụ để biến một chiếc máy hút bụi thành một chiếc tàu đệm khí nhỏ.
Nhưng điều khiến tôi thích thú nhất là trang quảng cáo lớn ở cuối cuốn tạp chí, trưng bày tất cả các phần thưởng bạn có thể nhận được bằng việc bán thiệp. Nghe có vẻ rất đơn giản: chỉ đi dạo quanh nhà hàng xóm, bán thiệp Noel (loại thiệp mà ai cũng cần, kể cả tôi), giành thật nhiều điểm và đổi điểm lấy cái ván trượt hay một thứ đồ chơi nào đó tôi chưa từng có và giờ rất muốn có.
Vì thế, tôi quyết định đặt mua một số thiệp và một cuốn catalog. Lúc này vẫn là kỳ nghỉ hè nên tôi có rất nhiều thời gian để gõ cửa từng nhà và chào hàng. Điểm dừng chân đầu tiên là nhà hàng xóm ngay cạnh nhà tôi.
Tôi đưa cho bà chủ nhà cuốn catalog có tất cả các mẫu thiệp Noel. Bà ấy trả lời tôi rằng bây giờ mới là tháng tám, còn lâu bà mới cần đến thiệp Noel. Tôi nghĩ bà ấy đúng. Tôi thật ngu ngốc khi đi bán thiệp Noel vào tháng tám, thế nên đó cũng chính là điểm dừng chân cuối cùng của tôi.
Tôi trở về nhà, cố gắng nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh nào đó ít yếu tố mùa vụ hơn.
Ở trường tiểu học, tôi có một người bạn thân tên là Gustav. Chúng tôi thường làm mọi việc cùng nhau, tụ tập ở nhà và diễn kịch cho các bậc phụ huynh xe, dạy cho nhau những ngôn ngữ bí mật và mật mã, và đến nhà nhau ngủ lại mỗi tuần.
Mỗi lần tôi đến nhà Gustav chơi, cậu ta lại cho tôi mượn một cuốn sách có tên Free Stuff for Kids (Đồ miễn phí cho trẻ). Đó là cuốn sách tuyệt nhất từ trước đến giờ. Trong đó có hàng trăm vật dụng miễn phí hoặc có giá dưới 1 đô-la mà trẻ em có thể đặt hàng, bao gồm bản đồ miễn phí, giấy dán tường giá 50 xu hoặc những sản phẩm dùng thử. Để có được một sản phẩm, bạn phải viết một bức thư bỏ trong phong bì và gửi đến một địa chỉ (theo tôi được biết, đó là phong bì có dán địa chỉ riêng), ngay cả đối với những sản phẩm có giá dưới 1 đô-la, bạn cũng phải làm như vậy. Gustav và tôi đã xem hết lượt cuốn sách và đặt hàng tất cả các vật dụng mà chúng tôi thấy hấp dẫn.
Sau mười phút đứng chào bán thiệp Noel, tôi trở về nhà, đọc lại những mục phân loại trong cuốn tạp chí Boy’s Life và nhìn thấy một bộ dụng cụ làm khuy áo có giá 50 đô-la. Bộ dụng cụ đó sẽ giúp bạn biến bất cứ một tấm hình hoặc một mẩu giấy nào nào thành một chiếc khuy áo sơ mi. Giá để làm một chiếc khuy là 25 xu.
Tôi bước tới giá sách, lục ra tất cả những cuốn sách đã mượn của Gustav từ những năm trước nhưng chưa trả lại cậu ấy, rồi tôi tìm xem trong những cuốn sách đó có viết về công ty nào từng bán khuy áo làm từ ảnh chưa. Chẳng có công ty nào cả.
Với tâm trạng vô cùng hứng khởi, tôi đánh máy một bức thư gửi tới nhà xuất bản của cuốn sách, vờ rằng tôi là một doanh nghiệp sản xuất khuy áo và muốn xuất hiện trong lần xuất bản năm tới của cuốn sách. Để việc giả vờ này giống thật hơn, tôi đã thêm vài ký hiệu “Dept.FSFK” vào địa chỉ thư của mình. FSFK là mật mã của tôi, cho cụm từ “Free Stuff For Kids” (Vật dụng miễn phí cho trẻ em). Điều kiện của tôi là bọn trẻ phải gửi một bức hình, một phong bì ghi sẵn địa chỉ nhà và 1 đô-la. Tôi sẽ làm một chiếc khuy áo từ tấm hình và gửi lại cho chúng bằng chiếc phong bì đã ghi sẵn địa chỉ. Tôi lãi 75 xu cho mỗi đơn đặt hàng.
Hai tháng sau, tôi nhận được hồi âm của nhà xuất bản. Họ nói rằng đề nghị của tôi đã được chọn để xuất hiện trong cuốn sách kỳ tới. Tôi nói với bố mẹ rằng tôi đã đặt mua bộ dụng cụ làm khuy áo với giá 50 đô-la, cộng thêm 50 đô-la nữa cho các phụ tùng và tôi sẽ trả lại tiền cho bố mẹ sau một trăm đơn đặt hàng đầu tiên.
Tôi không cho rằng bố mẹ tôi tin vào lời hứa đó. Trước đây họ cũng từng nghe tôi nói sẽ kiếm được nhiều tiền như thế nào nếu bán được bản tin The Gobbler hay sau khi bán được hàng trăm tấm thiệp Noel. Nhưng vì tôi vẫn đạt học sinh giỏi nên tôi nghĩ họ sẽ cho phép tôi đặt mua bộ dụng cụ và phụ tùng làm khuy áo kia, xem như là phần thưởng cho nỗ lực của tôi.
Hai tháng sau, tôi nhận được một cuốn sách Free Stuff For Kids phiên bản mới. Cảm xúc trào dâng khi thấy địa chỉ nhà mình được in trong cuốn sách. Tôi đưa cuốn sách cho bố mẹ và chờ đợi những đơn hàng đầu tiên trong lo lắng.
Người đưa thư luôn đi trên một con đường quen thuộc. Nhà tôi nằm gần chân đồi và ông ấy luôn bắt đầu hành trình của mình từ chân đồi nhưng ở phía bên kia đường, đi lên phía trên, rẽ xung quanh và lại xuống chân đồi. Vì thế, mỗi lần nghe thấy tiếng xe của người đưa thư ở phía bên kia đường, tôi biết rằng hai mươi phút sau người đưa thư sẽ đi đến nhà tôi, tôi đứng chờ sẵn ở bên ngoài để nhận thư. Thông thường, thư sẽ đến vào khoảng 1 giờ 36 phút chiều.
Hai tuần sau khi cuốn sách xuất bản, tôi nhận được đơn đặt hàng đầu tiên. Tôi hồi hộp mở phong bì ra, bên trong là bức ảnh của một bé gái mười hai tuổi mặc một chiếc váy sọc vuông màu đỏ đang ôm một chú cún xinh xắn. Quan trọng hơn cả là bên trong còn có tờ 1 đô-la. Tôi đã có vụ làm ăn đầu tiên! Tôi biến bức hình thành một chiếc khuy áo rồi gửi lại cho cô bé bằng chiếc phong bì đã ghi sẵn địa chỉ nhà cô bé. Tối hôm đó, tôi háo hức kể cho bố mẹ nghe về đơn hàng này. Tôi nghĩ họ đã khá ngạc nhiên thậm chí khi tôi chỉ nhận được 1 đơn đặt hàng này. Tôi đưa cho họ tờ 1 đô-la và ghi vào nhật ký rằng khoản nợ đã giảm xuống chỉ còn 99 đô-la.
Ngày tiếp theo, tôi nhận được hai đơn hàng. Qua một đêm mà doanh số đã nhân đôi. Suốt hơn một tháng sau, có nhiều ngày tôi nhận được tới hơn mười đơn hàng. Cuối tháng đầu tiên, tôi đã kiếm được hơn 200 đô-la. Tôi đã trả hết nợ và kiếm được khá nhiều tiền ở độ tuổi của mình. Tuy nhiên, tôi phải mất một tiếng mỗi ngày để làm những chiếc khuy áo. Vào những ngày có nhiều bài tập về nhà, tôi không có thời gian để làm khuy áo nên có khi tôi đã để đơn hàng dồn đống tới cuối tuần. Suốt những ngày cuối tuần, tôi phải dành đến bốn năm tiếng làm khuy áo. Kiếm được nhiều tiền thật là tuyệt, nhưng phải ngồi lì trong nhà thì chẳng thú vị chút nào. Vì thế, tôi quyết định đã đến lúc cần đầu tư mua một chiếc máy làm khuy bán tự động có giá 300 đô-la để nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc.
Công việc kinh doanh khuy áo của tôi đã mang lại khoản thu nhập ổn định 200 đô-la hàng tháng trong suốt những năm tôi học trung học. Bài học lớn nhất mà tôi học được là bạn có thể tạo ra một doanh nghiệp thành công qua hình thức đặt hàng qua thư, mà không cần gặp mặt trực tiếp.
Đôi lúc khi quá bận, tôi vẫn nhờ tới sự trợ giúp của các cậu em. Tốt nghiệp cấp hai, tôi bắt đầu cảm thấy chán ngán công việc làm khuy áo mỗi ngày, vì thế tôi quyết định nhường công việc kinh doanh cho cậu em Andy. Lúc đó, tôi nghĩ rằng tôi sẽ bắt đầu một công việc kinh doanh qua thư đặt hàng khác mà tôi đam mê hơn
Vào thời điểm đó, tôi không thể tưởng tượng được rằng việc làm khuy áo sau này lại trở thành công việc kinh doanh của gia đình tôi. Vài năm sau, Andy truyền nghề cho cậu em út của chúng tôi, David. Vài năm sau, chúng tôi ngừng đăng quảng cáo trên cuốn sách Free Stuff For Kids và kết thúc công việc kinh doanh. Bố tôi được thăng chức và ông phải chuyển đến Hồng Kông, vì thế ông đã đưa mẹ tôi và cậu em David đi theo. Chẳng còn anh chị em ruột nào để David truyền nghề nữa.
Giờ nghĩ lại, lẽ ra chúng tôi nên có một kế hoạch truyền nghề tốt hơn.
Tôi đã nộp đơn vào các trường đại học Brown, UC Berkeley, Stanford, MIT, Princeton, Cornell, Yale và Harvard. Tôi được nhận vào tất cả các trường này. Sự lựa chọn đầu tiên của tôi là Brown vì trường này có chuyên ngành quảng cáo, một ngành có vẻ liên quan nhiều tới kinh doanh hơn bất kỳ ngành học nào ở các trường khác.
Tuy nhiên, bố mẹ tôi lại muốn tôi học trường Harvard vì trường đó nổi tiếng nhất, đặc biệt với cộng đồng người châu Á. Vì thế, tôi quyết định theo học trường này.
Thứ đầu tiên tôi mua khi tới Harvard là tivi. Tôi không còn bị bố mẹ hạn chế thời gian xem phim một giờ mỗi tuần như trước nữa, vì thế, tôi đã xem tivi bốn tiếng mỗi ngày trong sự tự do mới. Tôi phát hiện ra rằng trong khi tôi dành thời gian xem tivi thì những sinh viên khác trong ký túc xá lại đang bận rộn với những trò đùa như tháo hết giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh nữ hay đổ đầy nước trà nóng vào bồn tắm của giám thị (vị giám thị này tất nhiên là chẳng thấy vui vẻ gì).
Tôi sắp xếp lịch để chỉ phải lên lớp từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều vào thứ hai, tư, sáu, còn thì hoàn toàn rảnh rỗi vào thứ ba và thứ năm. Sự sắp xếp này có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời về mặt lý thuyết nhưng phải trở thành một con cú đêm, và tôi quyết định sẽ theo một lịch biểu kỳ lạ kéo dài 48 tiếng. Theo lịch đó, tôi sẽ thức 32 tiếng liên tục và rồi ngủ liền 16 tiếng sau đó.
Vào những ngày phải lên lớp, tiếng chuông báo thức lúc 8 giờ sáng là thứ âm thanh khó chịu nhất trên thế giới này. Tôi sẽ đập mạnh vào cái nút báo chuông và tự nhủ rằng mình sẽ trốn tiết học đầu tiên, rồi sẽ mượn vở những sinh viên khác để chép lại bài. Một tiếng sau đó, tôi lại thuyết phục mình rằng lập luận ban đầu cũng đúng với những tiết học sau, vì thế, tôi sẽ trốn luôn buổi học ngày hôm đó. Lúc đó, tôi định sẽ đến học tiết thứ ba, nhưng tôi lại lý luận rằng mình đã trốn hai tiết học kia rồi, bỏ thêm một vài tiết nữa có sao đâu. Cuối cùng, mỗi khi định đi học, tôi lại tìm được một lý do nào đó để trốn. Lợi ích từ việc đi học dường như không được tôi đánh giá cao.
Vì thế, về cơ bản, tôi đã không đi học trong suốt năm thứ nhất. Vì tôi chẳng bao giờ nhấc nổi mình dậy đúng giờ, tôi quá lười để dậy tắm rửa và đi học trước giờ ăn trưa. Tôi đã ăn rất nhiều đồ ăn đủ cho cả ngày và ngấu nghiến tất cả các tập phim Days of our lives (Những tháng ngày trong cuộc đời chúng ta).
Tôi đã dành phần lớn thời gian năm thứ nhất để tham gia các hoạt động với những người bạn sống cùng ký túc, gọi là khu Canaday A. Chúng tôi cùng nhau xem phim, chơi game và tán chuyện. Có sẵn cảm hứng từ những ngày làm bản tin Gobbler, tôi đã lập ra bản tin Canaday A. Chúng tôi có một nhóm nòng cốt gồm mười lăm người, đoàn kết và gắn bó. Hầu hết chúng tôi đều không kết bạn ngoài nhóm và cố gắng gắn kết với nhau trong suốt bốn năm đại học.
Giống như hồi học phổ thông, tôi cố gắng kiếm nhiều tiền nhất có thể khi học đại học ít mà vẫn đạt được điểm số cao. Tôi tham gia một số lớp học như Ngôn ngữ ký hiệu kiểu Mỹ, Ngôn ngữ học và tiếng Quan thoại (tôi vẫn nói chuyện với bố mẹ bằng thứ tiếng này). Để hoàn thành các môn điều kiện cốt yếu, tôi đã ghi danh vào một lớp học về Kinh Thánh. Tin tốt lành là môn học này không có bài tập về nhà và cũng chẳng chấm điểm, nên tôi đã chẳng bao giờ đến lớp. Tin xấu là việc xếp loại của tôi sẽ dựa vào bài thi cuối kỳ, nhưng tôi lại chẳng chuẩn bị gì cho nó, vì chẳng bao giờ tôi mở bất cứ cuốn sách bắt buộc phải đọc nào trong suốt khoá học. Tôi nghĩ rằng kỹ năng tôi được mài giũa nhiều nhất trong trường chính là kỹ năng trì hoãn.
Hai tuần trước khi làm bài thi cuối kỳ, giáo sư phát một danh sách gồm hàng trăm chủ đề có thể sẽ là bài kiểm tra. Chúng tôi được thông báo rằng, năm trong số những chủ đề này sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên cho bài kiểm tra và chúng tôi phải viết một vài đoạn văn về những chủ đề đó.
Trong vòng hai tuần, tôi không có cách nào đọc hết tất cả các cuốn sách được yêu cầu đọc trong cả một học kỳ, và tôi cũng chẳng sợ bị trượt môn học.
Nhưng có câu: cái khó ló cái khôn. Ở Harvard, chúng tôi có thể sử dụng máy tính để đăng nhập vào những nhóm tin điện tử (electronic newsgroups), tương tự như hệ thống bảng tin điện tử (BBS) mà tôi từng kết nối thời trung học. Tôi gửi một tin nhắn tới các nhóm tin điện tử và mời tất cả các sinh viên Harvard cũng học lớp Kinh Thánh kia tham gia vào một cuộc nghiên cứu quy mô lớn chưa từng thấy, vì điều này sẽ rất thiết thực.
Đối với những người quan tâm, tôi sẽ giao cho mỗi người nghiên cứu kỹ lưỡng ba trong số hàng trăm chủ đề có thể sẽ được lựa chọn. Sau đó, mỗi người sẽ gửi qua email cho tôi những đoạn văn họ viết về ba chủ đề có thể là đề bài trong kỳ thi cuối kỳ. Tôi tổng hợp bài viết của họ, phô-tô, đóng lại thành tập rồi bán với giá 20 đô-la mỗi tập. Bạn chỉ có thể mua một tập nếu bạn đã đóng góp vào đó ba chủ đề.
Khi tin nhắn được gửi đi, có rất nhiều người quan tâm, vì thế tôi nhận được rất nhiều câu trả lời cho mỗi chủ đề từ những sinh viên khác nhau. Chẳng cần phải đọc bất cứ cuốn sách nào hay tự viết, tôi vẫn có được những bài nghiên cứu đầy đủ nhất từ trước đến nay, và mọi người cũng nhận thấy nó thật hữu ích. The Crimson, tờ báo của trường chúng tôi, đã viết một bài về kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu thực tiễn này, còn tôi thì đã hoàn thành rất tốt bài thi cuối kỳ.
Tôi đã khám phá ra sức mạnh của nguồn lực đám đông (crowdsourcing (*)).
Tôi còn làm nhiều việc khác nhau trong năm thứ nhất đại học.
Tôi tham gia vào cộng đồng làm phim, kiếm tiền bằng cách trình chiếu các bộ phim tại các giảng đường đại học rồi bán vé cho sinh viên. Tôi đến thăm trang trại của một người bạn, ban ngày thì học cách vắt sữa, đến tối thì bị ngã và phải khâu vết thương trên cằm khi cố học trượt băng. Tôi không chắc việc vắt sữa bò hay mấy mũi khâu trong phòng cấp cứu, cái nào đáng sợ hơn.
Tôi giành được vé xem buổi hòa nhạc đầu tiên trên đài phát thanh địa phương và xem buổi biểu diễn của U2 trong tua Zoo TV của họ. Tôi làm nhiều việc khác nhau trong trường, bao gồm việc phụ bếp cho các đám cưới hoặc phục vụ ở quầy rượu, sau khi đã hoàn thành bốn tiếng học tại Harvard Bartending School và lấy được chứng chỉ Mixology. Tôi cũng tham gia nhiều công việc lập trình máy tính khác nhau, bao gồm những việc làm cho Hội sinh viên trường Harvard, làm việc tại công ty Spinnaker Software và tham gia khóa thực tập mùa hè tại Microsoft.
Một trong những công ty tôi đã làm là BBN, nơi đã phát triển công nghệ mà sau này trở thành xương sống của mạng Internet. BBN đã ký hợp đồng với các cơ quan chính phủ, vì thế tôi phải trải qua một cuộc kiểm tra nhân thân để có được bậc Bí mật, thấp hơn Tối mật một bậc. Dường như mức độ bảo mật của chính phủ quá cao đến nỗi phải phân loại tên của chúng như thế này.
Phần lớn công việc của tôi tại BBN là vào trong một căn phòng lớn và tách biệt với bên ngoài với mức độ bảo mật rất cao, thể hiện ở huy hiệu điện tử và những mã số bí mật để đi qua những cánh cửa khác nhau. Tôi không được phép mang bất cứ thứ gì ra ngoài căn phòng này, đặc biệt là những thiết bị điện tử hay bất cứ dữ liệu truyền thông điện tử nào khác.
Một mùa hè, tôi quyết định băng qua con sông nối liền Cambridge và Boston để khám phá thành phố này. Tôi lang thang qua những địa điểm du lịch của Boston, đến thăm Guardian Angels (Thiên thần hộ mệnh), tổ chức có nhiệm vụ ngăn ngừa và chống lại tội ác. Tôi quyết định trở thành thành viên của tổ chức này trong vài tháng với công việc tuần tra hệ thống tàu điện ngầm và các ngõ hẻm của Boston.
Tên của tôi trong tổ chức là “Bí mật”. Ban đầu, tôi nghĩ rằng đó là vì tôi từng nhắc tới công việc bí mật của tôi tại các tổ chức chính phủ, nhưng sau đó tôi biết được rằng một trong những thành viên kỳ cựu của tổ chức muốn đặt tên cho tôi là “Bí mật Trung Hoa cổ đại”.
Suốt những năm học đại cương và chuyên ngành ở đại học, tôi nhận thấy mình đã liên tục bỏ lỡ công việc kinh doanh, vì thế tôi đảm nhiệm việc quản lý Quincy House Grille, một khu ăn uống, nằm dưới tầng trệt của ký túc xá Quincy House. Toà nhà này có khoảng ba trăm sinh viên sinh sống và Quincy House Grille là nơi sinh viên tụ tập chơi bóng và ăn đêm.
Một trong những người bạn cùng phòng với tôi, Sanjay, phụ trách quán cùng tôi. Chúng tôi chịu trách nhiệm lên thực đơn và định giá, đặt hàng từ các nhà cung cấp, thuê nhân viên và thường xuyên tự chuẩn bị đồ ăn.
Vào thời gian đó, thành phố ra chỉ thị cấm mở những quán ăn nhanh gần các trường đại học, vì thế tôi phải đi tàu điện ngầm đến trạm gần nhất có cửa hàng McDonald’s. Tôi nói chuyện với người quản lý ở đó và ông ta bán cho tôi một trăm chiếc bánh hamburger và bánh ngọt McDonald’s. Tôi dùng xe tải chở chúng về khu ký túc. Đó là hành trình thường xuyên của tôi trong vài tháng sau đó. Vì chẳng có cửa hàng nào gần khu ký túc này bán bánh hamburger của McDonald’s nên tôi có thể bán với giá 3 đô-la một chiếc trong khi chỉ mất 1 đô-la chi phí.
Nhưng rồi tôi cũng thấy mệt nhoài với những chuyến đi hàng ngày tới cửa hàng McDonald’s, vì thế tôi quyết định tìm xem liệu có cách nào chuyển sang kinh doanh bánh pizza không. Tôi biết rằng kinh doanh bánh pizza sẽ thu được lãi rất lớn. Chỉ mất chưa đầy 2 đô-la để làm một chiếc bánh pizza cỡ lớn nhưng lại có thể bán với giá 10 đô-la (thậm chí còn cao hơn nữa). Và thậm chí, bán từng miếng bánh pizza cũng có thể kiếm được nhiều tiền. Sau khi hỏi han một số người, tôi biết được rằng phải mất 2.000 đô-la để đầu tư mua lò nướng. Cho rằng vụ này đáng để mạo hiểm, tôi hít thật sâu và viết một tấm séc trị giá 2.000 đô-la.
Tôi muốn tạo ra những điều đặc biệt cho quán, nơi mà mọi người muốn đến chơi nên đã thức trắng nhiều đêm để ghi lại các các chương trình MTV vào băng video, tạm dừng ghi bất cứ lúc nào xuất hiện quảng cáo, vì đây là thời kỳ trước khi truyền hình phát triển mạnh. Những băng video này hoá ra lại là một thành công lớn, kết hợp với việc chào bán bánh pizza, doanh số bán hàng của chúng tôi đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. Phi vụ đầu tư 2.000 đô-la được hoàn vốn trong vòng vài tháng.
Chính nhờ việc kinh doanh pizza mà tôi đã gặp Alfred, người sau này cùng gia nhập Zappos với tư cách là giám đốc tài chính (CFO) và giám đốc điều hành (COO) của công ty. Thực ra, Alfred là khách hàng số 1 của chúng tôi. Đêm nào cũng vậy, anh luôn đặt mua một chiếc pizza bò rắc tiêu cỡ lớn.
Ở trường đại học, chúng tôi đặt cho anh ta hai biệt danh là “Thùng nước lèo” và “Quái vật”. Sở dĩ có biết danh này là vì lần nào nhóm chúng tôi đi ăn ở nhà hàng (thường thì có mười người đi ăn đêm tại khu bán đồ ăn Trung Quốc, gọi là khu Kông), anh ta cũng ăn hết sạch sành sanh thức ăn thừa trong đĩa của cả mọi người nữa. Tôi thầm cảm ơn việc mình không phải ở chung phòng để khỏi phải dùng chung nhà tắm với con người này.
Vì vậy với tôi, chẳng có gì là lạ khi tối nào anh ta cũng đặt mua một chiếc pizza bò rắc tiêu cỡ lớn. Nhưng thỉnh thoảng anh ta lại trở lại sau vài tiếng và đặt mua thêm một chiếc pizza bò rắc tiêu cỡ lớn nữa. Lúc đó, tôi chỉ nhủ thầm: “Ồ, anh chàng này có thể ăn được hết mà.”
Vài năm sau tôi phát hiện ra rằng Alfred mua bánh pizza rồi bán từng miếng cho những người bạn cùng phòng. Đó là lý do tại sao chúng tôi lại quyết định thuê anh làm giám đốc tài chính và giám đốc điều hành của Zappos.
Vài năm trước, chúng tôi làm phép tính và biết được rằng, mặc dù tôi kiếm được nhiều tiền từ kinh doanh bánh pizza hơn Alfred, nhưng anh ta lại kiếm được nhiều hơn tôi gấp mười lần trong mỗi giờ đồng hồ nhờ bán từng miếng bánh pizza. (Anh ta cũng chịu ít rủi ro hơn tôi. Tên trộm nào đó đã cuỗm mất chiếc máy nướng bánh trị giá 2.000 đô-la của tôi. Đến cuối năm, tính ra thì tôi chỉ kiếm được 2 đô-la mỗi giờ).
Lúc đó, tôi không biết rằng mối quan hệ liên quan tới bánh pizza của chúng tôi lại là tiền đề cho những cơ hội kinh doanh hàng triệu đô sau này.
Vào năm cuối của thời sinh viên, Sanjay đã giới thiệu cho tôi một thứ gọi là tổ hợp World Wide Web (mạng lưới toàn cầu). Tôi nghĩ đó là một thứ rất thú vị để khám phá vào thời điểm đó, nhưng đã không chú tâm nhiều vào nó.
Lúc đó, mục tiêu hầu hết sinh viên năm cuối, trong đó có cả tôi, là cố gắng kiếm được việc làm trước khi tốt nghiệp. Rất nhiều công ty từ khắp nơi trên đất nước và từ các ngành khác nhau ào ào đến Harvard để tuyển dụng nên chúng tôi chẳng phải đi xa để phỏng vấn tìm việc.
Rất nhiều bạn cùng phòng tôi đã nộp đơn vào ngân hàng hay những công việc tư vấn quản trị, những công việc được xem là “ngon”. Với tôi, những việc này thật nhàm chán và tôi đã nghe đâu đó rằng thời gian làm việc của những vị trí này kéo dài tới mười sáu tiếng một ngày.
Vì vậy, Sanjay và t
Dùng máy kích điện tận diệt giun đất ở Lạng Sơn
Công an huyện Văn Lãng vừa phát hiện 4 vụ việc người dân dùng máy kích điện để bắt giun đất. Do chưa có chế tài xử lý nên đơn vị này chỉ có thể thu giữ tang vật – là những bộ kích điện và yêu cầu người dân cam kết không tái phạm, đồng thời, thả giun đất về môi trường tự nhiên.
Thông tin giun đất được thu mua với giá cao lan truyền nhanh chóng, tới các vùng quê, và cả trên mạng xã hội. Những chiếc máy kích điện cũng được rao bán – với giá từ hơn 1 triệu đồng đến vài triệu đồng – kèm theo cả clip hướng dẫn sử dụng.
Ham lợi, nhiều người đã bỏ tiền mua máy kích điện, bắt giun đất, bán cho các thương lái – mà không biết việc làm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.
Theo nghiên cứu, giun đất có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái trong đất. Nếu loài vật này bị mất đi với số lượng lớn, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp.
Ông Hoàng Văn Lợi, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Trong hệ sinh thái nông nghiệp, giun đất có vai trò to lớn đối với môi trường đất, nó làm cho đất tơi xốp, tạo màu mỡ cho đất và giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Việc sử dụng kích điện bắt giun đất sẽ hủy hoại nghiêm trọng môi trường đất, phá vỡ sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất và sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Chúng tôi khuyến cáo bà con tuyệt đối không sử dụng kích điện bắt giun đất.”
Trung tá Đinh Trọng Tân, Đội CSĐT tội phạm về KT và ma túy – Công an huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Trước mắt, công an huyện tham mưu cho chính quyền địa phương, ra các văn bản, chỉ đạo các xã tuyên truyền vận động người dân không thực hiện sử dụng máy kích điện để bắt giun. Khi phát hiện ra các trường hợp dùng máy kích điện cần có trách nhiệm báo cho chính quyền địa phương.”
Hiện nay, một số người dân vẫn lén lút sử dụng máy kích điện để bắt giun đất. Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lực lượng chức năng cũng cần tăng cường công tác nắm tình hình, rà soát các cơ sở kinh doanh, các cá nhân cung cấp máy kích điện để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nếu phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nâng cao nhận thức, đừng vì lợi nhuận trước mắt mà gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất – chính nơi mình đang sống./.
Bắt được giun đất khổng lồ dài tới 1m sau trận mưa lớn
Có lẽ trận mưa lớn vừa qua tại bang Queensland đã khiến hai con giun đất khổng lồ này phải xuất đầu lộ diện.
Nổi tiếng là thánh địa của loài chuột túi nên sự xuất hiện của hai con giun đất
khổng lồ tại Úc mới đây đã khiến gia đình nhà Simoneau không thể tin
vào mắt mình. Được biết, mặc dù là động vật thân mềm nhưng chúng có kích
thước lớn tương đương với loài rắn.

Bé Scarlett – con gái cô Tamara cầm một trong số hai con giun đất khổng lồ trên tay.
khổng lồ nằm trên sàn gạch màu xám, cô cứ nghĩ là rắn. Nhưng khi quan
sát kỹ ở cự ly gần hơn, cô mới giật mình nhận ra đó là giun đất. Một con
có chiều dài 60cm và con còn lại có chiều dài 100cm.
lẽ trận mưa lớn vừa qua tại bang Queensland đã khiến hai con giun đất
này cảm thấy khó chịu mà bò lên khỏi mặt đất. Giun đất không thích nghi
được với môi trường lòng đất đẫm nước, vì vậy trong điều kiện thời tiết
xấu, chúng thường tìm đến nơi cao ráo hơn để sinh sống.
Sau
khi kiểm tra và chụp lại ảnh hai con giun đất khổng lồ hiếm có, mẹ con
cô Tamara đã thả chúng ra vườn rồi cùng nhau quan sát chúng từ từ bò
xuống lòng đất.

Một con dài 60cm và một con dài 100cm.
5 sự thật thú vị chẳng ai hay về loài vật được mệnh danh là “rồng đất”
Xưa kia, Trạng Quỳnh đã giành chiến thắng xứ Tàu trong cuộc thi vẽ rồng trong 3 hồi trống. Chẳng phải vì ông vẽ giỏi hơn, mà vì Việt Nam ta có một loài rồng vẽ… quá dễ, chỉ cần nhúng mực trên 10 đầu ngón tay rồi làm một đường trên giấy là xong. Đó chính là giun đất – loài vật được Trạng Quỳnh ví như “rồng đất”.
Dù chỉ là thứ bò lúc nhúc ra ngoài đường mỗi khi trời mưa và khi bị đạp trúng thì bầy nhầy rất ghê, giun đất là loài vật vô hại và có khá nhiều lợi ích, đặc biệt trong trồng trọt hay chăn nuôi.

Nhưng giun đất lại không hoàn toàn chỉ chậm chạp và hiền lành như ta thường nghĩ, có nhiều điều về chúng mà khi biết được bạn có thể sẽ “hết hồn”.
1. Giun đất xung quanh nhà bạn chỉ là… sợi mì gói so với nhiều loài khác trên thế giới
Đầu tháng này, chú giun đất tên Dave dài 40cm cư ngụ trong một vườn rau ở Widnes, Cheshire đã được Bảo Tàng Lịch Sử Tự nhiên ở London xác nhận là con giun đất dài nhất nước Anh từ trước đến giờ.

Nhưng so với nhiều loài giun khác trên thế giới, Dave vẫn còn rất bình thường. Có những loài như giun khổng lồ châu Phi (Microchaetus rappi) dài hơn 2m hoặc giun Gippsland rất hiếm ở Úc (Megascolides australis) dài từ 1 – 3m và có đường kính khoảng 4cm.

Giun khổng lồ châu Phi (Microchaetus rappi)

Giun Gippsland (Megascolides australis)
Trên thực tế, v
Những ụ đất của giun ở Surales, Nam Mỹ
Đó chính là loài Andiorrhinus có chiều dài hơn 1m đang sống tại đây. Những ụ đất xanh và các hố sâu được bố trí một cách chằng chịt, trải dài nhiều km vuông chính là “thành quả” của chúng.

Cách xây ụ đất của loài giun này khá kỳ lạ: trải qua nhiều thập kỷ, chúng đã gắn bó với thói quen ăn uống đầy kham khổ trong các hố ngập nước. Và khi ăn xong, chúng lại “giải quyết” tại chỗ luôn.
Dần dần, chất thải của chúng tích tụ thành các ụ đất rất lớn, có đường kính khoảng 5m và chiều cao trung bình là 2m. Khi một cá thể chết, cá thể khác lại thừa kế và phát triển những ụ đất đó, cùng với sự giúp đỡ của các loài giun khác đất này.

Một ụ đất khá to tại đây
3. Giun đất có khả năng… giường chiếu cực kỳ bá đạo
Khi nói về sức chịu đựng trong “chuyện ấy”, con người và các loài động vật khác chắc chắn thua xa giun đất. Loài giun sinh sống trên khắp thế giới như Lumbricus terrestris có thể “làm việc” trong suốt hơn ba tiếng đồng hồ mỗi lần thăng hoa.

Loài giun đất quen thuộc Lumbricus terrestris
Một nghiên cứu về hành vi sinh sản của giun vào năm 1997 thì mỗi lần muốn tán tỉnh nhau, chúng lại tìm đến hang của nửa còn lại, đôi khi đến lần thứ 17 thì mới “đổ”.
Đối với một loài bò chậm chạp như giun thì việc đi tán tỉnh nhiều lần như vậy có vẻ thật tốn sức. Nhưng khi đã “vào trận”, ta mới biết giun có chịu đựng “khủng” tới cỡ nào.
Sau khi đã tận mắt chứng kiến và quay phim lại, các nhà khoa học xác nhận rằng, một trận “mây mưa” của giun trung bình có thể kéo dài từ 69 cho đến 200 phút.

Hai con giun Lumbricus terrestris đang “mây mưa”
4. “Mây mưa” là một chuyện, sinh sản lại còn phức tạp hơn
Giun đất là loài lưỡng tính, có nghĩa là mỗi con đều sở hữu cả hai cơ quan sinh dục đực và cái. Khi hai con giun giao hợp, chúng thường… đua nhau để thụ tinh cho con còn lại. Và thế là mọi chuyện trở nên rắc rối.

Một nghiên cứu về quan hệ sinh sản của giun được đăng trên Tập san ScienceDirect của Anh vào năm 2013 cho ta biết rằng, một con giun thường “làm chuyện ấy” cùng lúc với nhiều con khác nhau, và con đầu tiên hay con thứ ba giao hợp với nó thì có nhiều khả năng được “làm cha” hơn.
Con thứ hai lại gặp xui xẻo vì phải “chờ” để đưa tinh binh đi vào ống dẫn đã được lấp đầy bởi tinh binh của con thứ nhất. Tinh binh của con thứ ba thì lại có thể… đẩy bật tinh binh của con thứ hai ra.

Nếu được, xin làm người thứ 3…
Dù giun “mây mưa” kịch liệt như thế, có loài lại từ bỏ hình thức sinh sản này từ lâu, chẳng hạn như loài giun núi Amynthas catenus ở Đài Loan.
Cơ quan sinh dục của loài này đã thoái hóa và chúng chỉ sử dụng hình thức “trinh sản”, nghĩa là tự thụ tinh cho mình và đóng vai trò của cả cha lẫn mẹ.

Một chú giun đất con
5. Giống như bò, giun cũng có “đàn giun”
Theo một nghiên cứu vào năm 2010, giun đất sử dụng các cơ quan thụ cảm để liên lạc và thống nhất hành động với nhau. Bằng cách đó, chúng có thể tạo thành đàn và di chuyển theo cùng một hướng.
Tập tính này thể hiện rất rõ ở loài giun Eisenia fetida có nguồn gốc từ châu Âu. Nhờ khả năng tiết ra chất lỏng có đặc tính chống vi khuẩn trong đất, chúng có thể tập hợp lại và tạo nên một lớp bảo vệ chắc chắn hơn.

Vậy từ nay khi gặp giun, hãy cố “kiềm chế” đừng bốc lên và liệng đi hay chà đạp chúng nhé, có thể bạn đang “chia cách” nó với đồng loại đấy.
Nguồn: BBC
Lắng Nghe Trái Đất – Bác Nông Dân Giun Đất
THÔNG TIN CHI TIẾT
Nhà xuất bản: |
Kim Đồng |
Tác giả: |
OH Seong-bong, KANG Seong-eun |
Trọng lượng: |
150 (gram) |
Kích thước: |
24 x 24 cm |
Số trang: |
29 |
Năm xuất bản: | 2018 |
Lắng Nghe Trái Đất – Bác “Nông Dân” Giun Đất
Bộ sách tranh màu dành cho các bạn nhỏ tuổi 6+ giúp các bạn tìm hiểu về những ngày bảo vệ môi trường trên thế giới như: Ngày Đất ngập nước Thế giới, Ngày Trái Đất, Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, Ngày Dân số Thế giới, Ngày không khói xe, Ngày Năng lượng thế giới…
Với hình thức sách tranh hấp dẫn, qua những câu chuyện, tình huống thú vị, bé sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, vun đắp trong bé tình yêu thiên nhiên và sự sống!
Cần sớm ngăn chặn việc khai thác giun đất ở San Thàng
(BLC) – Trong nông nghiệp, giun đất được ví như “mạch máu” nuôi đất, tăng độ phì nhiêu cho cây phát triển. Thế nhưng bất chấp nỗi lo khô cằn đồng ruộng, gần 1 tháng qua, tại xã San Thàng (thành phố Lai Châu), nhiều người đang khai thác loài sinh vật này để bán.
Giun đất là món ăn đậm chất dinh dưỡng đối với các loài gia cầm: lợn, gà, ngan, ngỗng, thậm chí của cả các loài thủy sản như ếch, trê lai, ba ba, cá… Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, nơi nào có giun đất sinh sống, nơi đó cây trồng phát triển ở mức tối đa nhất. Thế nhưng gần đây, vùng đất San Thàng vốn bình yên với những cánh đồng rau xanh mướt, khu vườn cây cối sum suê, trù phú, thì nay nhiều hộ dân ở một số bản đang khai thác giun đất theo kiểu tận diệt.
Chúng tôi được tận mắt chứng kiến cảnh tất bật bắt giun trên đất vườn rồi vui mừng, hồ hởi khi thùng giun đất đã đầy của một gia đình nông dân khi đang trên đường hỏi thăm nhà Trưởng bản Lò Suối Tủng – Nguyễn Văn Tuế. Không gặp được anh Tuế, trong câu chuyện, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Sinh (Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ của bản, vợ anh Tuế) chia sẻ: “Việc bắt giun đất xuất hiện từ đầu năm. Lúc đó, có đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Mông ngày nào cũng đi dọc ven đường máy kích nối dây điện với que sắt kích giun chui lên. Thời gian sau có thêm vài hộ trong bản, đến nay đã lên tới vài chục hộ “săn” giun”. Công cụ bắt giun rất đơn giản, chỉ cần 2 que sắt cắm xuống đất, đằng sau là sợi dây điện nối với máy kích, luồng xung điện phát ra, trong chốc lát, giun lớn hay nhỏ đều ngoi lên mặt đất. Từ khi có địa điểm thu mua, ngày nào tôi cũng thấy người qua lại xin cho đánh bắt giun tại vườn – chị Sinh nói.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, không chỉ bản Lò Suối Tủng mà nhiều bản khác như: Xéo Xin Chải hay Phan Lìn, giun đất cũng đang được khai thác theo kiểu tận thu. Mùa mưa giun sinh sôi, phát triển, những ngày qua, hàng tạ giun đã và đang được bán về một đầu mối duy nhất của bản Lò Suối Tủng là nhà anh Đệ – chị Loan.
Gần 12 giờ trưa, giàn sấy giun của nhà anh Đệ – chị Loan (bản Lò Suối Tủng) – đại lý thu mua giun duy nhất trên địa bàn xã San Thàng vẫn đang đợi để đặt vỉ giun sơ chế. Thấy chúng tôi đến, anh Đệ chỉ nói dăm ba câu ngắn gọn, đại loại là: “Làm cho vui thôi”, “Có thu mua gì đâu” hay “Tự đi kích ở các vệ đường về làm… rồi xin phép đi đám cưới. Câu nói của anh khiến chúng tôi thấy mâu thuẫn với thông tin người dân ở Xéo Xin Chải cho biết nhiều người đã mang giun đất đến nhà anh Đệ bán.
Trước đó, cậu con trai lớn nhà anh đi qua buông một câu: “Nhà em mua giun chế biến cho bên y học cổ truyền ấy mà”. Tiếp cận đến phía bên trong của ngôi nhà, chúng tôi cảm nhận mùi tanh của giun đất nồng nặc bốc lên. Quan sát chúng tôi thấy gian nhà sấy giun chất đầy than đỏ. Hai người phụ nữ bịt kín mặt đang ngồi xếp giun vào giá sấy. Lột hết ruột giun xong mẻ nào, 1 trong 2 người phụ nữ lại mang ra góc ao đảo qua dưới nước vài lần vài lần rồi đưa vào cho người còn lại xếp lên giàn sấy. Không biết đơn vị y học cổ truyền nào nhận mua thứ giun này nhưng chỉ nhìn những thao tác rửa giun bằng nước ao đục ngầu và bàn tay xếp giun dính đầy bùn đất, chúng tôi đã rùng mình.
Giun sau khi mổ bụng được nhúng qua nước để đưa lên vỉ sấy.
Thấy chúng tôi chụp ảnh, một người phụ nữ cúi gằm mặt, xua tay nói: “Có gì đâu mà cô chú chụp ảnh, tranh thủ chờ cắt lứa chè tới, chúng tôi bắt mấy con giun bên đường về sấy bán thôi mà”. Qua nhiều lần hỏi chuyện, chúng tôi được biết thêm, gia đình anh Đệ, chị Loan được một người ở tỉnh Yên Bái chỉ cho cách làm, khi chế biến thành phẩm thì gửi xe khách và chuyển đến địa chỉ có sẵn (không cho biết tên) để bán. 1kg giun khô có giá 300.000 đồng. Như đã thống nhất từ trước, tất cả các thành viên trong nhà đều khẳng định, giun khô được đặt hàng để làm thuốc chữa bệnh cho các cơ sở đông y, y học cổ truyền. Còn ở đâu, cho đơn vị nào thì chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời.
Vẫn biết dùng kích điện bắt giun sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như vốn đất màu mỡ, phì nhiêu tại địa phương bao năm nông dân chăm bón, cải tạo nhưng trong các văn bản luật chưa đề xuất mức xử lý đối với hành vi này. Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã San Thàng – Đào Mạnh Sơn xác nhận: “Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 30 hộ ở 2 bản: Lò Suối Tủng và Xéo Xin Chải kích điện tìm, thu mua giun. Qua nắm thông tin tạm thời từ người dân và trưởng bản, giun sau khi sấy được bán cho thương lái để xuất sang Trung Quốc. Còn nếu như thông tin gia đình anh Đệ chế biến giun bán cho các cơ sở y học cổ truyền thì xã phải được thông qua. Sau khi nắm tình hình, chúng tôi đã cử người xuống điều tra cụ thể sự việc. Nếu bà con kích giun làm thức ăn chăn nuôi gia cầm trong thời điểm bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan rộng thì xã vẫn chấp nhận được.
Có thể thấy, việc bắt giun trên nhiều diện tích đất nông nghiệp của xã rõ ràng gây tổn hại không nhỏ đối với chất lượng đất. Tuy nhiên, khó ở chỗ, trong Luật Đất đai lại không nói rõ đến việc xử phạt hành vi này. Do vậy, xét theo văn bản pháp luật, việc các hộ dân đang làm không vi phạm pháp luật. Trả lời phóng viên Báo Lai Châu, anh Bùi Hữu Cam – Trưởng Phòng Kinh tế thành phố cũng khẳng định, việc đánh bắt giun chắc chắn sẽ làm cho đất chai cứng, khô cằn gây mất cân bằng cho đất. Cơ quan chuyên môn đã nắm được sự việc, hiện nay đang tiến hành xác định các hộ tham gia đánh bắt giun và động cơ, mục đích là gì. Tuy nhiên việc đánh bắt mới xuất hiện ở diện hẹp nên thành phố vẫn kiểm soát được.
Về thông tin có yếu tố người nước ngoài tham gia tiêu thụ giun sấy khô, anh Cam cho biết cũng không loại trừ sự việc đó nhằm “viện cớ” thu mua qua người dân để gián tiếp phá hoại đất. Nếu thông tin là chính xác, các cơ quan chuyên môn sẽ báo cáo lãnh đạo thành phố giao cho lực lượng công an xử lý. Giải pháp trước mắt, thành phố phối hợp với xã gặp gỡ, tuyên truyền cho người dân thấy được lợi ích của loài sinh vật này đối với quá trình nuôi dưỡng, cải tạo đất cũng như tác hại của việc đánh bắt, tận diệt giun. Đồng thời, phối hợp với xã nắm tình hình thông tin để làm cơ sở đánh giá tình hình…
Đánh bắt, khai thác giun đã diễn ra ở một số địa phương và hậu quả là ảnh hưởng xấu đến diện tích đất nông nghiệp, cụ thể là năng suất, sản lượng cây trồng. Với một xã thuần nông như San Thàng thì ngăn chặn việc đánh bắt giun càng trở nên cần thiết.
Thực hư giun đất chữa bệnh ung thư?
Giun đất đã được phơi khô và bày bán ở một cửa hàng trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM) |
Giun đất (hay còn gọi địa long) được coi là một vị thuốc với vị mặn, có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt độc, an thần. Thời gian gần đây, nhiều người săn lùng mua giun đất vì tin rằng giun đất có thể chữa bệnh ung thư.
Đùa giỡn với tính mạng
Chúng tôi đi tìm mua giun đất tại khu thuốc Bắc trên đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Lương Nhữ Học (Q.5, TP.HCM). Tại đây, nói đến giun đất, các cửa hiệu đều có bán. Trong vai một khách hàng tìm bài thuốc về giun đất cho người nhà chữa bệnh, chủ một tiệm thuốc Đông y nhanh nhảu giới thiệu: “Gần đây, khách hàng hỏi mua giun đất nhiều lắm. Giun đất có thể chữa bách bệnh, đặc biệt là ung thư đó. Giun đất phơi khô giá 650.000 đồng/kg thôi à”. Nói rồi người bán vội lấy giấy ghi bài thuốc cho khách. Bên cạnh chúng tôi, một khách hàng khác lẩm nhẩm đọc lại bài thuốc vừa được chủ cửa hàng cho: “Địa long (giun đất) 50g; đậu đen 50g; đậu đỏ 50g…”. Không biết bài thuốc này xuất phát từ đâu nhưng nhiều người vẫn truyền tai nhau một cách mê muội vì tin rằng bài thuốc này có thể sẽ chữa được bệnh ung thư. Trên một trang bán giun đất trên mạng, giun đất được giới thiệu với những tác dụng: “Trị ung thư bạch cầu, ung thư xương và ung thư não”. Không biết tác dụng đến đâu nhưng lượng người đã và đang sử dụng giun đất một cách thiếu hiểu biết vẫn không phải là ít.
“Người bệnh không nên dại dột tự đầu độc mình bằng những bài thuốc thiếu cơ sở khoa học. Nên cẩn trọng trước những thứ liên quan đến sinh mạng của mình. Về lâu dài, những bài thuốc đó không có tác dụng chữa bệnh mà còn làm suy giảm thêm hệ miễn dịch của cơ thể”, lương y Nguyễn Công Đức khuyến cáo. |
Chị Nguyễn Thị Thu (Q.3) cho biết: “Tôi có nghe bài thuốc này từ một người bạn. Họ bảo hiệu nghiệm lắm nên tôi cũng muốn thử cho người nhà xem sao. Uống giun đất tươi thì thấy ghê quá nên mua giun đất phơi khô. Nhắm mắt đánh liều để uống thôi, biết đâu lại khỏi bệnh”. Tâm lý của chị Thu cũng là tâm lý của một số người khi tự lấy mình hoặc người nhà làm “chuột bạch”, mê muội tin vào những bài thuốc không có cơ sở, nguồn gốc nào. Không chỉ với những người bệnh, giun đất tươi lại đang trở thành món ăn được nhiều bạn trẻ “săn lùng” bởi với họ, đây là mốt ăn côn trùng “độc, lạ”, thể hiện “đẳng cấp” của chính mình.
Đừng biến mình thành “chuột bạch”
Giun đất còn gọi là trùn, địa long, thổ long, khâu dẫn…, là một vị thuốc đã được sử dụng lâu đời trong Đông y. Tuy nhiên, những tác dụng của giun đất trong việc chữa trị căn bệnh ung thư thì chưa có một kết luận nào chính xác. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, lương y Nguyễn Công Đức, nguyên giảng viên Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y dược TP.HCM cho biết: “Giun đất chứa hàm lượng axít linoleic rất cao, cùng khoáng chất vi lượng chống ôxy hóa selen giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể. Đông y còn kê vị thuốc này để trị sốt rét, co giật, giải độc. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có bất cứ một tài liệu nào nói về tác dụng của giun đất đối với việc chữa trị bệnh ung thư”.
Với bài thuốc gồm giun đất, các loại đậu đen, đậu đỏ, rau ngót, nhiều người vẫn đang sử dụng với niềm tin sẽ chữa được bệnh ung thư. Dẫu biết tâm lý của nhiều người bệnh là “còn nước còn tát” nhưng các bài thuốc dạng “truyền khẩu”, không có nguồn gốc rõ ràng, thiếu sự kiểm chứng có thể sẽ gây ra những tác hại mà ít ai lường trước được. “Tôi có nghe về bài thuốc chữa ung thư gồm giun đất, các loại đậu, rau bồ ngót nhưng bài thuốc này không hề có một cơ sở khoa học nào. Đó đều là những vị thuốc có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tăng sức đề kháng của cơ thể chứ không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh ung thư như lời đồn thổi của nhiều người. Người bệnh không nên biến mình thành “chuột bạch” và đùa giỡn với tính mạng của mình”, lương y Nguyễn Công Đức nhấn mạnh.
Số lượng bệnh nhân ung thư ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động. Điều trị ung thư là cuộc chiến dai dẳng, cần sự kiên trì, chủ yếu dựa trên miễn dịch của chính bản thân người bệnh.
Bài, ảnh: Yên Hà