• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

      • Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh trị. Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì ?
      • Bộ máy nhà nước Nhật Bản thời Duy Tân Minh Trị – Tôi Có Thể Viết
      • Hội thảo quốc tế “Minh Trị Duy Tân 150 năm: Nhìn từ Việt Nam”
      • Mười nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân | Văn hóa
      • Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
      • Người trí thức chân chính trước cuộc Minh Trị Duy Tân
      • Minh Trị Thiên hoàng & những yếu tố canh tân thành công
    • Nhân 101 năm ngày mất của Minh Trị Thiên Hoàng (30/7/1912), Báo TG&VN giới thiệu cùng bạn đọc những yếu tố canh tân thành công của vị vua Nhật Bản thứ 122 này. Chính chương trình canh tân của ông đã biến đổi nước Nhật nghèo đói, loạn ly triền miên thành một trong những quốc gia hùng cường và cũng tạo nền móng cho một nước Nhật thịnh vượng ngày nay.
      • BBCVietnamese.com

    Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh trị. Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì ?

    Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản :

    –  Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản.

    + Mục đích : lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.

    + Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.

    + Động lực cách mạng : đông đảo quần chúng nhân dân.

    + Kết quả, ý nghĩa : nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

    –    Tìm những điểm giống và khác với cuộc Duy lân Minh Trị để giải thích.

    Đã có app DeHocTot trên điện thoại, giải bài tập SGK, soạn văn, văn mẫu…. Tải App để chúng tôi phục vụ tốt
    hơn.

    Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé!


    Bộ máy nhà nước Nhật Bản thời Duy Tân Minh Trị – Tôi Có Thể Viết

    Tôi Có Thể Viết
    Hình chụp Thiên Hoàng Minh Trị.

    Ngày xửa ngày xưa, từ cái thời người ta chưa làm ra máy tính, chưa có ADSL hay cáp quang, chưa tạo ra mạng xã hội và smartphone, thì đã có những cuộc cách mạng làm thay đổi mãi mãi vận mệnh của một đất nước. Với động lực chính là tranh giành quyền lực, và động lực phụ là cải cách đất nước tiến bộ (câu này mình đùa, có thể là nó ngược lại cơ 😀 ), các nhân vật có quyền lực thời đó đã tạo nên một sự thay đổi căn bản trong chính trị, mà cụ thể là bộ máy nhà nước điều hành đất nước Nhật Bản bấy giờ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.

    Trước Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản được trị vì dưới chế độ Mạc phủ Tokugawa, kéo dài từ năm 1603–1868. Đây là thời kỳ Nhật Bản tương đối thống nhất dưới cùng một trướng cai quản của Mạc phủ, không bị phân tán và tranh chấp quyền lực như thời gian trước đó.

    Hệ thống chính trị lúc này theo kiểu “Mạc Phiên thể chế”, có nghĩa là sự kết hợp của chính quyền quân sự (Mạc phủ) ở trung ương và chính quyền ở lãnh địa do các đại danh đứng đầu (Phiên). Đứng đầu Mạc phủ là các Chinh di đại tướng quân nhà Tokugawa, với nền tảng là hệ thống đẳng cấp cha truyền con nối. Các lãnh địa có một mức độ tự trị nhất định nhưng phải trung thành với Mạc phủ, nơi sẽ lo về mặt đối ngoại và an ninh quốc gia. Mạc phủ có quyền thủ tiêu, sát nhập hay thay đổi các lãnh địa. Phần nào đó có thể hiểu hệ thống chính trị như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ngày nay. Mỗi lãnh địa có lãnh thổ, chính quyền, chính sách và hệ thống thuế riêng. Năng lực sản xuất kinh tế của mỗi vùng cũng khác nhau, trong đó lớn nhất lại chính là tướng quân nhà Tokugawa với khoảng 30% dân số và 25% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn quốc.

    Dù Mạc phủ nắm toàn bộ quyền lực nhưng trên danh nghĩa, Nhật Hoàng ở Kyoto vẫn là vua của Nhật Bản. Một cách hình thức thì triều đình giao quyền điều hành đất nước cho gia tộc Tokugawa.

    Trên cơ sở mối quan hệ họ hàng hoặc ban giao, Mạc phủ phân loại các lãnh địa ra thành 3 loại:

    – Shimpan (Thân phiên): Là họ hàng của gia tộc Tokugawa, được chiếm giữ những vị trí đắc địa hoặc có tính chiến lược và có nhiều đặc quyền về kinh tế.

    – Daimyo (Phổ đại): Là đồng minh hoặc chư hầu của nhà Tokugawa.

    – Tozama (Người ngoài): Là những lãnh chúa chỉ chịu thuần phục nhà Tokugawa sau khi bị đánh bại.

    Mạc phủ rất “phân biệt đối xử” với các loại lãnh địa này, có phần nghiêm khắc hơn đối với các lãnh địa Tozama, nhưng cũng vừa đủ khéo léo để giữ được sự cân bằng cần thiết. Để đảm bảo sự trung thành của các lãnh địa, Mạc phủ áp dụng một số chính sách như:

    – Bố trí các lãnh địa thân tín ở các vị trí chiến lược và liền kề với các lãnh địa có khả năng chống đối cao.

    – Ban hành các bộ luật quy định về địa vị, bổn phận của các lãnh địa đối với Mạc phủ.

    – Hệ thống luân phiên trình diện: yêu cầu mỗi lãnh chúa phải sống ở cả lãnh địa của mình và Mạc phủ ở Edo. Khi họ không ở Edo thì phải để gia đình ở lại như là con tin cho đến khi họ trở lại. Việc này tạo nên một mối ràng buộc rất chặt để đảm bảo lòng trung thành của các lãnh địa đối với Mạc phủ.

    Người tính không bằng trời tính, thời thế cuối cùng rồi cũng thay đổi, với sức ép từ các nước phương Tây, cùng tâm lý nhân dân ở Nhật Bản có nhiều phần bức xúc với Mạc phủ, liên minh các lãnh chúa nổi dậy đã đánh bại Mạc phủ và lập lại quyền lực cho Nhật Hoàng.

    Nhật Hoàng đổi niêm hiệu thành “Minh Trị” (Tạm dịch là trị vì sáng suốt), thực hiện một cuộc đổi mới trên nhiều mặt của nước Nhật mà chúng ta vẫn thường hay biết đến đó là “Duy tân Minh Trị”.

    Sau Duy Tân Minh Trị, cấu trúc bộ máy nhà nước Nhật Bản được hình thành từng bước một để tiến tới thể chế Quân chủ Lập hiến bao gồm thể chế Dân chủ đại diện.

    Với việc bãi bỏ hệ thống lãnh địa, quyền lực tập trung trong tay chính quyền Minh Trị. Với năm điều thề do Minh Trị Thiên hoàng công bố, chính quyền mới sẽ tôn trọng những nguyên tắc dân chủ, tuy nhiên chỉ từng bước một và có rất nhiều điều luật đi kèm nên giai đoạn này chưa có được sự dân chủ đầy đủ. Quyền lực vẫn thuộc về những người có công trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa, thông qua nhóm “nguyên lão” có quyền “góp ý kiến” trực tiếp với Thiên hoàng những công việc quan trọng.

    Với sự kiện ban hành Hiến pháp Minh Trị năm 1889, mô hình nhà nước đã rõ ràng hơn:

    – Thiên hoàng vẫn được xem là quyền lực bất khả xâm phạm và có quyền thống lĩnh quân đội, đình chỉ quốc hội, giải tán và triệu tập hạ nghị viện, có quyền tu chỉnh hiến pháp.

    – Nội các (hay còn gọi là chính phủ) chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Thiên hoàng, độc lập với quốc hội.

    – Quốc hội gồm có 2 viện:

    + Shugiin (Chúng nghị viện, tương đương với hạ nghị viện): Do một số người dân có quyền bầu cử (xấp xỉ 1% dân số) bầu ra.

    + Kizokuin (Quý tộc viện, tương đương với thượng nghị viện): Do Thiên hoàng chỉ định.

    Có thể thấy đây là giai đoạn chuyển mình từ thuần phong kiến, sang một mô hình nhà nước dân chủ hơn, hiện đại hơn. Là một giai đoạn quá độ nhưng người Nhật đã tạo ra rất nhiều sự thay đổi tích cực làm tiền đề cho sự phát triển thần kỳ của đất nước sau này.

    Chúng ta có thể học được gì từ cuộc duy tân này? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng comment bên dưới nhé.

    YOLO!

    Hội thảo quốc tế “Minh Trị Duy Tân 150 năm: Nhìn từ Việt Nam”


    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2018), 150 năm thực hiện cải cách Minh Trị của Nhật Bản và kỷ niệm 25 năm ngày Chính phủ ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), ngày 22/11/2018, trường Đại học Kinh tế phối hợp cùng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, trường Đại học Việt – Nhật (đều thuộc ĐHQGHN) và trường Đại học Waseda, Nhật Bản tổ chức Hội thảo quốc tế “Minh Trị Duy Tân 150 năm: Nhìn từ Việt Nam”. Hội thảo được tài trợ bởi Quỹ Japan Foundation và Trung Tâm hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á (ARC).


     src=


    Tham dự Hội thảo có Ngài Umeda Kunio – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Nguyễn Thành Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, đại diện Văn phòng Chính phủ; PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Giám đốc ĐHQGHN và PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê – Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, đại diện Ban tổ chức.


    Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết về những thay đổi kinh tế, văn hóa và xã hội của Nhật Bản trong công cuộc thực hiện cải cách Minh Trị và ý nghĩa hiện đại của cải cách Minh Trị đối với các nền kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam; nâng cao nhận thức và hiểu biết về hiện trạng quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập và phát triển trên cơ sở nhìn nhận từ ý nghĩa hiện đại 150 năm thực hiện cải cách Minh Trị; xây dựng một mạng lưới học thuật với các nhà khoa học, học giả của ĐHQGHN, Đại học Waseda, Nhật bản và một số trường Đại học, Viện Nghiên cứu của Nhật Bản và Việt Nam.


    Hội thảo được chia làm 2 phiên buổi sáng và buổi chiều. Phiên buổi sáng với chủ đề “Nhìn lại cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản”, gồm 3 bài trình bày của các học giả trong lĩnh vực lịch sử và khoa học xã hội nhân văn: GS. Nguyễn Văn Kim – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; PGS Hoàng Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và giáo sư Furuta Motoo – Hiệu trưởng trường Đại học Việt – Nhật.


    Trong phiên này cũng có sự tham gia thảo luận của GS. Vũ Minh Giang – chuyên gia cao cấp, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; TS. Võ Minh Vũ – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và ông Funayama Tetsu – Tổng Giám đốc Tập đoàn Mitsubishi tại Việt Nam.


    Phiên buổi chiều đã đi sâu vào các thành tựu, ý nghĩa của Minh Trị Duy Tân và sự phát triển kinh tế của Việt Nam, gồm 4 bài trình bày của các học giả trong lĩnh vực kinh tế: GS. Trần Văn Thọ – Đại học Waseda, Nhật Bản; bài viết của giáo sư Kenichi Ohno (GRIPS) do PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN trình bày; TS. Karikomi Shunji – Đại học Waseda, Nhật Bản và PGS.TS. Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN.


    Cuộc cải cách Minh Trị đã mang tới những thay đổi mạnh mẽ về cả chính trị, kinh tế và xã hội trong lòng nước Nhật. Những thành tựu của thời kỳ Minh Trị đã trở thành nền móng cho sự phát triển của nước Nhật hiện đại. Hội thảo này nhìn lại cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản cách đây 150 năm nhưng vẫn còn rất nhiều ý nghĩa với sự phát triển của nhiều quốc gia trong thời đại ngày nay.


    Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản là “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai “Kế hoạch hành động” kèm theo “Chiến lược công nghiệp hóa” của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định AJCEP và Hiệp định VJEPA, mối quan hệ thương mại mang tính bổ trợ cho nhau.


    Để Việt Nam thực hiện thành công “Chiến lược công nghiệp hóa” sự hỗ trợ và hợp tác của Nhật Bản là rất cần thiết đối với Việt Nam để phát triển 6 ngành công nghiệp ưu tiên, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua các hoạt động như hỗ trợ xây dựng chính sách pháp luật, xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào ngành công nghiệp hỗ trợ.


    Hội thảo “Minh Trị Duy Tân 150 năm: Nhìn từ Việt Nam” đã tạo một diễn đàn để các nhà nghiên cứu và học giả Việt Nam và Nhật Bản trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu của mình về ý nghĩa hiện đại của cải cách Minh Trị trên các khía cạnh kinh tế và văn hóa cũng như mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày nay.


    Hội thảo này sẽ mở ra những hợp tác mới trong nghiên cứu giữa các trường Đại học thuộc ĐHQGHN và các trường Đại học Nhật Bản cũng như các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản, hướng tới giải quyết các vấn đề lớn về phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Nhật bản và trong khu vực châu Á.

    Mười nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân | Văn hóa

    Sáng 26/12, độc giả và công chúng tại Đường sách TP.HCM có dịp trao đổi với PGS.TS sử học Nguyễn Tiến Lực – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh; tác giả cuốn sách “Duy Tân thập kiệt” – “Mười nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân”.

    Minh Trị Duy Tân không chỉ là sự kiện lật đổ chính quyền Mạc phủ, thiết lập chính quyền Minh Trị, mà là một chuỗi cải cách kéo dài gần 30 năm, làm biến đổi sâu sắc chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Nhật Bản, đưa Nhật trở thành quốc gia “phú quốc cường binh”, một kỳ tích của châu Á và nhân loại nửa sau thế kỷ XIX.

    Vì thế, khi nói về các nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân, không chỉ đề cập đến các nhà hoạt động chính trị, quân sự mà cả các nhà tư tưởng và các nhà doanh nghiệp có công lao to lớn cho sự nghiệp duy tân.





    Mười nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân - ảnh 1

    PGS.TS sử học Nguyễn Tiến Lực.

    Nhiều năm là trưởng bộ môn Nhật Bản của Đại học KHXH&NV TP.HCM, PGS.TS. sử học Nguyễn Tiến Lực tuân thủ nghiêm cẩn học thuật hàn lâm nhưng đồng thời ông lại sở hữu một văn phong lôi cuốn. Mười nhân vật tiêu biểu được ông lựa chọn sau khi nghiên cứu và khảo sát là: Yoshida Shoin, Sakamoto Ryoma – hai nhân vật có tầm nhìn trước thời đại, đặt nền móng “đảo Mạc” và giúp liên kết các Han tạo lực lượng chủ lực cho công cuộc lật đổ Mạc phủ Tokugawa thành công; Nhóm “Duy tân tam kiệt” gồm Saigo Takamori, Okubo Toshimichi, Kido Takayoshi – có công lớn nhất cho giai đoạn “Tôn Hoàng đảo Mạc”, lật đổ Mạc Phủ, lấy lại quyền lực về tay Thiên hoàng và đầu thời kỳ Minh Trị Duy tân.

    Nhóm “Duy tân ngũ kiệt mới” gồm Iwakura Tomomi, Ito Hirobumi, Okuma Shigenobu, Fukuzawa Yukichi và Shibusawa Eiichi – 5 nhân vật đặt nền móng xây dựng một nước Nhật hiện đại ở các lĩnh vực nội chính, ngoại giao, kinh tế, tài chính-tiền tệ, giáo dục…




    Mười nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân - ảnh 2

    Yoshida Shoin là nhà giáo dục và nhà tư tưởng tiên phong của sự nghiệp duy tân. Chính ngôi trường Shova-sonjuku mà ông làm chủ quản đã đào tạo nên không biết bao nhiêu nhà lãnh đạo xuất sắc của sự nghiệp Minh Trị Duy tân.

    Shoin ủng hộ Thiên hoàng, chống các thế lực Tây phương nhưng không theo hướng cực đoan mà lại chủ trương “mở cửa”. Ông được đánh giá là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất nước Nhật tiền duy tân.

    Iwakura Tomomi là một trong số ít lãnh tụ duy tân xuất thân công khanh triều đình, nổi tiếng trong việc đề xuất và thực thi những “nước cờ” chính trị quan trọng về các mặt nội chính, ngoại giao. Ông là người lãnh đạo sứ đoàn ngoại giao đầu tiên của chính phủ Minh Trị đi thăm các nước phương Tây nhằm tìm kiếm sự công nhận của quốc tế cho chính quyền non trẻ trong nước.

    Fukuzawa Yukichi là một trong những nhà khai sáng tạo ra ảnh hưởng sâu sắc nhất tới nước Nhật giai đoạn nửa sau thế kỷ 19; còn Shibusawa Eiichi được xem là “nhà khởi nghiệp” vĩ đại của nước Nhật, người sáng lập nên ngân hàng quốc dân Daiichi, tham gia sáng lập và điều hành khoảng 500 doanh nghiệp ở hầu hết các ngành nghề.




    Mười nhân vật kiệt xuất của Minh Trị Duy Tân - ảnh 3

    Cuốn sách đặc biệt được ra đời nhân kỷ niệm 150 năm Minh Trị Duy tân (1868-2018) và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2018), tác giả PGS.TS Nguyễn Tiến Lực. Đọc để hiểu hơn về thời đại Minh Trị Duy Tân và những con người đã góp phần quan trọng tạo nên cuộc cách mạng làm thay đổi nước Nhật.

    Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

    Chi tiết
    Chuyên mục: Bài 1: Nhật Bản

    Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành đã đem lại sự thay đổi lớn trên đất nước Nhật Bản và để lại ý nghĩa nổi bật.

    – Trong nước:

         + Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

         + Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á, một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.

         + Làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược.

         + Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc Cách mạng Tư sản không triệt để, diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách kinh tế.

    – Quốc tế:

         + Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, được nhiều người chủ trương canh tân đất nước ở Trung Quốc(Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu,…); ở Việt Nam(Phan Bội Châu,…) tìm hiểu và học hỏi.

    (Nguồn: trang 6 sgk Lịch Sử 11:)

    Người trí thức chân chính trước cuộc Minh Trị Duy Tân

    • Chia sẻ FB
    • Chia sẻ Twitter

    Yoshida Shoin (1830 -1859) là một trong những nhà trí thức nổi tiếng nhất của Nhật Bản trong những ngày cuối của Mạc phủ Tokugawa, cũng là thời điểm sắp nảy sinh cuộc Minh Trị Duy Tân.

    Thuở nhỏ Shoin cùng anh trai và cha của mình vừa làm việc trên đồng ruộng vừa học Khổng Tử, Mạnh Tử, Tứ thư Ngũ kinh, văn thơ và cả sách chính trị. Cha ông đọc to lên trước, ông và anh trai đọc theo. Tối về cha ông vừa làm việc vừa giảng bài và hướng dẫn các con đọc sách.

    Yoshida Shoin: Người trí thức chân chính và cuộc Minh Trị Duy Tân
    Yoshida Shoin. (Tranh: Wikipedia)

    Bấy giờ, đứng trước sức mạnh phương Tây, nhiều người Nhật đã từng đặt câu hỏi về nền Nho học. Một bộ phận người Nhật thời đó (và đến cả hiện nay ở Việt Nam) ôm giữ quan điểm như thế này: Nho học, giáo lý của Khổng Tử chính là điều kìm hãm phương Đông phát triển, nên cần đốt bỏ hết. Đây thực ra là tự mình đi từ một cực đoan này sang một cực đoan khác.

    Có một thời kỳ ở Việt Nam người ta sôi nổi bàn về “Thoát Á Luận” – quyển sách của Fukuzawa Yukichi. Trong quyển sách đó có nhiều câu chữ dễ khiến người ta cảm thấy người châu Á là giống người thấp kém, và Nho học là một thứ gì đó hủ lậu, kìm hãm, và rằng văn minh Trung Hoa cũng chẳng có gì đáng kể. Thực tế ảnh hưởng của quyển sách đó và của cá nhân Fukuzawa Yukichi đến cuộc Minh Trị Duy Tân là rất nhỏ nhoi.

    Lịch sử đã thể hiện rằng con người vốn không ngừng đối chiếu, nhận thức lại mới. Những quan niệm vứt bỏ triệt để giá trị phương Đông, chạy theo thuyết chủng tộc tiến hóa mà loáng thoáng đã manh nha trong “Thoát Á Luận”, cuối cùng đã dẫn Nhật Bản đến với 2 quả bom nguyên tử. Cũng tại cái nôi của Nho học, từng được coi là đất nước của lễ nghi văn minh, Trung Quốc hiện đại khởi đầu bằng cuộc Đại cách mạng văn hóa, rồi mấy thập kỷ bài bác đạo đức truyền thống, lấy tiền làm cơ sở, chạy theo lối sống buông thả, không lễ không nghi. Cuối cùng chính người Trung Quốc khi đi du lịch đã bị người dân thế giới kinh hãi vì “trình độ văn minh thấp kém”: nói to, khạc nhổ, đi vệ sinh giữa đường, v.v..

    Vậy nên khi tìm hiểu về Minh Trị Duy Tân, chúng ta phải hiểu về một tình huống của phương Đông lúc bấy giờ: Nho giáo đến thế kỷ 19 đã trở thành một “tôn giáo” tiến vào thời kỳ mạt. Người ta không tuân theo lời dạy của những bậc Thánh mở đường để mà rèn luyện và sáng tạo, ngược lại đã duy hộ một thứ vỏ ngoài hình thức cứng nhắc và giáo điều. Nói đơn giản hơn, “chiếc áo không làm nên thầy tu”.

    Khổng Tử từng giảng: “Ta nghe nói, muốn biết rõ về một người nào đó thì hãy nhìn vào cha và bạn bè của người đó để xem xét. Muốn biết rõ tính chất của một mảnh ruộng thì xem sự sinh trưởng của cỏ cây mọc ra trên đó.” Một trong những tinh thần mạnh mẽ nhất của nhà Nho chính là “cầu học”, suốt bao thế kỷ đều như vậy cả. Chuyện bế quan tỏa cảng, không giao lưu với các quốc gia hùng mạnh phương Tây chẳng thể đổ lên đầu Khổng Tử được.

    Trái lại, những đạo lý răn dạy của Thánh hiền vẫn luôn có giá trị của nó, mà cụ thể được thể hiện qua tư tưởng của Yoshida Shoin. Hãy xem Yoshida Shoin đã thực thi Nho đạo ra sao.

    Tháng 6 năm 1853, Matthew Perry thuộc Hải quân Hoa Kỳ dẫn đầu một phi đội tàu chiến tiến vào vùng vịnh tại thủ đô mà Shogun đang sinh sống và làm việc để đòi Nhật Bản mở cửa thông thương. Tháng 3 năm 1854, Perry kí kết Hiệp ước đầu tiên giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ngay sau đó, phi đội Hoa Kỳ tiến vào bến cảng Shimoda và một trong hai cổng đã được mở theo như điều khoản trong Hiệp ước.

    Để thực hiện ý nghĩ học hỏi kẻ địch để chống lại kẻ địch của mình, Shoin đã từng mạnh dạn gửi thư yêu cầu được lên tàu của Perry khi nó rời Cảng trở về Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông đã bị bắt trở lại vì ý định táo bạo của mình khi cùng một đoàn thuyền nhỏ cố leo lên tàu lớn Mississippi.

    Yoshida Shoin: Người trí thức chân chính và cuộc Minh Trị Duy Tân
    Yoshida Shoin tìm cách tiếp cận thuyền của Mỹ. (Tranh: Wikipedia)

    Khi Shoin gửi bức thư cho Perry, Perry đã vô cùng ngạc nhiên và có phần ngưỡng mộ sự tinh tế và cứng rắn trong từng câu chữ và thậm chí cả cách gấp thư cũng khác với những kẻ phàm tục mà Perry đã thấy rất nhiều kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản.

    Shoin nói: “Kẻ sĩ cần sống theo đạo nghĩa. Đạo nghĩa được thực thi bởi lòng dũng cảm, dũng khí cũng được sinh ra và nuôi dưỡng bởi đạo nghĩa.” Cả đời Yoshida Shoin vẫn luôn là một chính nhân quân tử, tuân thủ những phẩm chất mà Khổng Tử, Mạnh Tử đã đề ra. Đọc các danh ngôn của ông, chúng ta sẽ thấy chúng rất gần gũi và không có gì siêu xuất khỏi lời dạy của cổ nhân cả.

    Năm 1858, Yoshida Shoin bị Mạc Phủ đàn áp và tuyên án tử. Khi Yoshida được đưa ra pháp trường, đao phủ thực hiện việc tử hình ông – Yamada Asaemon Yoshitoshi (hậu duệ đời thứ 7 của một gia tộc đao phủ) – đã hết sức ấn tượng về thần thái bình tĩnh, cao khiết của ông. Chẳng phải những nhà Nho lỗi lạc trong quá khứ cũng từng như vậy?

    “Cha mẹ thương con hơn con thương cha mẹ, họ sẽ ra sao vào ngày hôm nay” – đó là những lời trong bài thơ tuyệt mệnh của Yoshida Shoin. Đúng như lời Marius Berthus Jansen, nhà sử học và giáo sư lịch sử người Mỹ tại Đại học Princeton đã nhận định, Yoshida Shoin trước sau vẫn luôn là một nhà Nho nghiêm túc.

    Shoin cùng các học trò của ông đã giữ lại các giá trị mà họ xem là nguyên sơ của Nho học, loại bỏ hết những điều trói buộc tạp loạn do đời sau thêm thắt. Sau đó, vẫn là những người “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đó đã mạnh dạn đi học tập tiếp thu kiến thức phương Tây. Chính những người trí thức chân chính này là nòng cốt giúp cuộc Minh Trị Duy Tân thành công.

    Thật vậy, “Shoka son juku” – trường học thôn Tùng Hạ do Yoshida Shoin mở ra – là một ngôi trường đặc biệt. Ngôi trường này đã bồi dưỡng nên những nhân vật sau này trở thành lãnh đạo xuất sắc của phong trào Minh Trị Duy Tân như Takasugi Shinsaku, Kido Takayoshi, Yamagata Aritomo, Ito Hirobumi…

    Vậy nên, dù hiếm hoi, nhưng có những người đọc các tác phẩm lớn thời Minh Trị Duy Tân lại vẫn phảng phất thấy được tinh thần của Khổng Tử. Đạo lý Thánh hiền vẫn còn ở đó.

    Lê Quang

    Xem thêm cùng tác giả:

    Minh Trị Thiên hoàng & những yếu tố canh tân thành công

    Nhân 101 năm ngày mất của Minh Trị Thiên Hoàng (30/7/1912), Báo TG&VN giới thiệu cùng bạn đọc những yếu tố canh tân thành công của vị vua Nhật Bản thứ 122 này. Chính chương trình canh tân của ông đã biến đổi nước Nhật nghèo đói, loạn ly triền miên thành một trong những quốc gia hùng cường và cũng tạo nền móng cho một nước Nhật thịnh vượng ngày nay.

    Tượng Minh Trị Thiên hoàng tại công viên Gifu, Nhật Bản.

    Không ai có thể phủ nhận sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản về mọi lĩnh vực chỉ với thời gian khoảng 30 năm, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Sự thay đổi này đã biến một nước Nhật nghèo đói, loạn lạc kéo dài hàng thế kỷ thành một Nhật Bản phú cường làm rúng động thế giới.

    Sự phát triển kỳ diệu đó được đem đến từ những chính sách canh tân tuyệt vời của Minh Trị Thiên hoàng (1852-1912), vị vua thứ 122 của Nhật Bản. Nhìn vào lịch sử châu Á thời đại đó, nhiều nước khác cũng có những vị vua yêu nước, những chính sách điều hành quốc gia khôn ngoan, nhưng tại sao họ không đạt được những thành quả thần kỳ như Nhật Bản? Thái Lan chẳng hạn, là quốc gia duy nhất ở châu Á không bị ngoại bang xâm lược từ khi lập quốc, song Thái Lan cũng không có được sự phát triển thần kỳ như Nhật Bản? Sau đây là những yếu tố quan trọng đem đến sự thành công từ chương trình canh tân của Minh Trị Thiên hoàng:

    Phẩm chất ưu tú

    Sách báo cũng như tài liệu của Nhật Bản viết rất nhiều về Minh Trị Thiên hoàng, coi ông là vị vua tài ba, lỗi lạc, thậm chí còn coi như thần thánh. Minh Trị Thiên hoàng tên thật là Mutsuhito, là Hoàng đế thứ 122 của Nhật Bản theo cách tính truyền thống, trong đó tính cả các hoàng đế trong truyền thuyết. Là con của Thiên hoàng Komei, ông trở thành Thái tử năm 1860 và lên ngôi trị vì đất nước từ năm 1867-1912.

    Mặc dù nhút nhát khi còn nhỏ, nhưng khi lên ngôi năm 14 tuổi, với sự trợ giúp và dạy bảo của triều thần, ông đã thay đổi hoàn toàn. Năm 1878, khi 25 tuổi, ông thực sự chấp chính và rất tự tin vào kiến thức cũng như tài năng lãnh đạo của mình. Sử sách còn ghi lại, Minh Trị Thiên hoàng là vị vua bao dung. Năm 1903, tướng quân Tokugawa Keichi của Mạc Phủ, dòng họ đã tiếm quyền nhiều đời của tổ tiên ông, xin đầu hàng và sẵn sàng phục vụ đất nước khi ông giành lại được quyền lực, ông đã tha thứ và phong cho tước công. Ông cũng sẵn sàng phục chức hay trả ơn cho những công thần đã vì xã tắc và hoàng gia mà bị oan khiên, hãm hại. Minh Trị Thiên hoàng cũng được coi là một vị vua biết dùng người. Ông nhìn rất rõ tài năng, đức độ của tất cả quan lại, nhân sĩ chung quanh ông và cất nhắc, sử dụng. Đặc biệt, trước thần dân, ông là một vị vua chăm chỉ và lý tưởng. Ông năng nổ, chịu học hỏi, biết lo lắng cho dân và phát triển đất nước với khẩu hiệu: “Phú quốc, Cường binh”. Ông làm gương tiết kiệm và dâng hiến tài sản của Hoàng gia cho việc xây dựng cơ sở đóng tàu chiến, chế tạo vũ khí, khai thác hầm mỏ… Ông đã giảm hơn 2/3 số lượng cung nữ để làm gương và tránh tổn phí. Ông yêu cầu Hoàng hậu và tất cả cung nữ phải học để mở mang kiến thức…

    Tinh thần Samurai trong xã hội Nhật Bản

    Một điều rất rõ ràng là Minh Trị Thiên hoàng khi lên ngôi đã sở hữu một tinh thần rất mãnh liệt của giới quan lại, sĩ phu hết lòng yêu nước cùng đứng lên giúp đỡ ông. Giới sĩ phu đó là một dạng biến đổi từ thành phần quý tộc mà trước đó gọi là Samurai. Các tướng quân lãnh đạo Mạc phủ hay các phiên bang phần lớn xuất thân từ dòng dõi Samurai.

    Samurai là những người văn võ song toàn, hoạt động theo một luật lệ riêng được triều đình ban hành gọi là Võ sĩ đạo. Họ được luyện kiếm cung từ bé, được học văn hoá nghệ thuật (trà đạo, thi ca và cả hội hoạ…). Họ phải có đủ 3 yếu tố: trung thành, can đảm và danh dự, nhưng để giữ gìn 3 yếu tố này họ còn phải có thêm tín nghĩa và tự trọng. Tinh thần Samurai đó đã ăn sâu vào tâm thức của xã hội, con người Nhật Bản, hiện diện trong mọi lĩnh vực như một tài nguyên vô giá mà Minh Trị Thiên hoàng đã biết tận dụng, khai thác triệt để.

    Nền giáo dục Nhật Bản

    Bản thân Minh Trị Thiên hoàng cũng phải trải qua quá trình giáo dục rất khắt khe để đào tạo ra một vị vua có đầy đủ kiến thức về mọi lĩnh vực, kể cả những kiến thức liên quan đến sự phát triển của nền văn minh phương Tây. Minh Trị Thiên hoàng lại là người hiếu học, ham hiểu biết…, nên những cải cách của ông càng được dân chúng ủng hộ.

    Hình ảnh Thiên hoàng được coi như vị thần được suy tôn ở khắp mọi nơi, từ trường học, cơ quan hành chính, quân đội… Tất cả ý chí, tinh thần, vật chất của quốc gia, của dân chúng đều dành cho sự phục vụ và hy sinh cho Thiên hoàng. Chính vì nền giáo dục tuyệt đối, suy tôn Thiên hoàng đã là một yếu tố rất mạnh mẽ, kết hợp được toàn dân, toàn quân thực hiện những chương trình cải cách của ông.

    Bản Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản

    Thời điểm Minh Trị Thiên hoàng lên ngôi, hầu hết các quốc gia châu Á đều dưới chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền hạn của các vị vua được coi là tuyệt đối, bất khả xâm phạm.

    Nhưng trong khoảng 15 năm đầu lên ngôi, Minh Trị Thiên hoàng đã đem xã hội cũng như thần dân Nhật Bản vào những chương trình cải cách toàn diện. Dân trí Nhật Bản dần dần tăng lên. Nhiều người được du học nước ngoài từ các nền văn minh Tây phương. Chính vì vậy, Khi về nước họ phát động phong trào đòi hỏi triều đình phải có một bản hiến pháp để làm căn bản trong điều hành đất nước.

    Vì vậy, năm 1882 Thiên hoàng đã thành lập một phái đoàn đến các nước phương Tây để tham khảo pháp luật, thể chế trong các bản hiến pháp của các nước này. Sau gần 7 năm, phái đoàn quyết định là bản hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản phải được dựa trên bản hiến pháp của Đức. Thiên hoàng cùng triều đình đã lập ra một ban bí mật để soạn thảo hiến pháp. Cuối cùng, chính Thiên hoàng cùng ban thẩm định hiến pháp đã chính thức ban hành Hiến pháp mới năm 1889 làm nền tảng điều hành đất nước.

    Bản Hiến pháp chính thức xác định vị trí, quyền hành siêu việt của vị Thiên hoàng trước quốc dân và triều đình. Nói một cách dễ hiểu, bản hiến pháp đầu tiên của Nhât Bản đã thay đổi chế độ quân chủ chuyên chế thành chế độ quân chủ lập hiến mà nhiều nước phương Tây đang thực hiện. Nhờ có bản hiến pháp văn minh và thức thời này mà Thiên hoàng đã có thêm quyền lực và tự tin trong các cuộc canh tân.

    Một triều đình tài năng, ái quốc

    Một vị vua tài giỏi có các chương trình hay, chính xác mà triều đình không qui tụ được những người tài năng, đức độ thì cũng chẳng mang đến những kết quả tốt như mong muốn.

    Sinh ra, lớn lên trong tao loạn, Minh Trị Thiên hoàng cũng như các đại thần yêu nước cảm thấy nhục nhã với những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc Phủ đã ký với các nước phương Tây… Tất cả những cái đó đã hun đúc lòng ái quốc của các quan lại, sĩ phu và Samuarai đương thời.

    Thực tế, tất cả những thăng hoa trong cuộc đời ông dĩ nhiên có yếu tố của cá nhân nhưng không thể phủ nhận một điều tất yếu là ông phải có một ban tham mưu tài năng, đức độ, trung thành quanh ông. Chẳng hạn như ông Motoda Eifu tinh thông Nho giáo là thầy dạy đầu tiên của Minh Trị Thiên hoàng. Vị này đã dạy ông tinh tuý của Nho giáo, thi ca và đạo đức của một minh quân, lấy sự vinh hiển của quốc gia và hạnh phúc của thần dân làm trách nhiệm. Ông Yoshi Tomo giúp đỡ Thiên hoàng xoá sổ các lãnh chúa và rời xa hậu cung để dành thời gian cho việc nước… Và còn biết bao nhiêu những người tài năng khác bao quanh ông với một tinh thần phục vụ đất nước và trung thành với Thiên hoàng.

    Phẩm chất của người dân Nhật Bản

    Có lẽ một yếu tố không kém phần quan trọng đã đóng góp vào thành quả vĩ đại của những chương trình canh tân của Minh Trị Thiên hoàng là phẩm chất của người dân Nhật Bản. Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những đức tính này thể hiện rất rõ ràng ở hầu hết công dân Nhật ở trong nước cũng như trên thế giới. Đó là tính đoàn kết, có thứ tự trên dưới, trọng luật pháp, tự trọng, trách nhiệm với công việc, chăm chỉ và tài sáng tạo.

    Chỉ trong khoảng 20 năm Thiên hoàng gửi người đi học kỹ thuật phương Tây mà Nhật đã có một nền công nghệ vượt trội. Có đội chiến thuyền, khí tài tân tiến, hùng mạnh…

    Những yếu tố kể trên không thể diễn tả đầy đủ tất cả nguyên nhân đã đem đến thành công vĩ đại của những chính sách canh tân Nhật Bản của Minh Trị Thiên hoàng. Nhưng một điều chắc chắn mà không ai có thể phủ nhận đó là, chính sách canh tân này đã biến đổi nước Nhật nghèo đói, loạn ly triền miên thành một trong những quốc gia hùng cường nhất thế giới.

    Vũ Ngọc Ruẩn

    Báo Thế giới và Việt Nam



    BBCVietnamese.com

    BBCVietnamese.com

    19 Tháng 11 2007 – Cập nhật 13h24 GMT

    Nguyễn Trang Nhung
    Gửi đến BBC từ Nhật Bản

    Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, khi con người sinh ra từ thuở sơ khai hoang dã, sau nhiều bước chuyển về thể chất lẫn tinh thần, đã bước dần từ nơi u tối đến ánh sáng văn minh.

    Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, với những cuộc đấu tranh để sinh tồn, hay những cuộc đấu tranh khởi nguồn từ sự khác biệt về sắc tộc hay tôn giáo…

    Lịch sử loài người cũng đã trải qua hàng ngàn năm, để đúc kết ra được những chân lý, hay những giá trị phổ quát hiện hữu như những chân giá trị mà nhờ đó, loài người đã tiến bộ như ngày hôm nay.

    Trong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.

    Phương châm khai sáng

    Kỷ nguyên Khai sáng (Enlightenment) ở Âu châu tuy đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 17, nhưng phải chừng một thế kỷ sau, khi tác phẩm “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?” (1784) của Immanuel Kant ra đời, danh từ này mới trở thành một thuật ngữ có chỗ đứng hẳn hoi trong ngôn ngữ triết học và lịch sử tư tưởng. (1)

    “Khai sáng”, theo định nghĩa của Kant, “là sự thoát ra của con người khỏi tình trạng chưa trưởng thành (nonage) do chính con người tự gây nên. Chưa trưởng thành vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác. Sự chưa trưởng thành này, nếu chính nguyên nhân không nằm ở sự thiếu lý trí mà ở sự thiếu quyết định và thiếu can đảm trong việc tự sử dụng lý tính của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của kẻ khác, thì chính là lỗi do chính mình gây nên. Bởi vậy, ‘Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng lý trí của chính mình’ là phương châm của khai sáng”. (2)

    Tuy đã diễn ra từ cách nay ba thế kỷ, nhưng phong trào khai sáng với những luận điểm của nó về căn bản vẫn còn giá trị cho đến hiện tại. Và ở những nơi nào đó trên thế giới, nó “vẫn tiếp tục lan tỏa nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội”… (3) Ba trong số tám luận điểm chính của khai sáng là những luận điểm cơ bản, được chân nhận, mà hầu như không cần phải bàn cãi:

    1. Lý trí chính là khả năng trung tâm của con người, nó không những giúp cho con người có khả năng suy nghĩ sáng suốt mà còn cả hành động một cách đúng đắn.
    2. Niềm tin phải được đón nhận bằng lý trí, không dựa trên quyền uy và chức sắc, tôn giáo, kinh nghiệm hay truyền thống.
    3. Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm, tuyệt đối cá nhân, hoàn toàn bình đẳng xét về khía cạnh lý lẽ (so với các cá nhân khác hay nhà nước) và do đó phải được tạo cho sự bình đẳng trước luật pháp và quyền tự do cá nhân. (4)

    Phong trào khai sáng Nhật Bản

    Nhật Bản là một quốc gia Á Đông có một chính thể dân chủ từ khá sớm so với các nước Á Đông khác, và mau chóng đạt được sự giàu mạnh, một phần lớn là nhờ tư tưởng khai sáng có từ thời Minh Trị Duy tân, thời kỳ diễn ra những biến đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, có vai trò như bước ngoặt cho sự biến chuyển đầy ngoạn mục.

    /></td>
<td>
<div><img src=Núi Phú Sĩ tượng trưng cho tâm hồn nước Nhật

    Thời Minh Trị Duy tân bắt đầu từ năm 1868. Trước đó, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu. Trong bối cảnh bị dồn ép phải mở cửa bởi các quốc gia Tây phương, thay vì bế quan tỏa cảng, Nhật Bản đã chọn con đường cải cách để bắt kịp với các quốc gia tiên tiến. Điều này đã khiến Nhật Bản tránh được nguy cơ trở thành một nước thuộc địa như nhiều quốc gia phong kiến khác.

    Chính phủ thời Minh Trị Duy tân lúc đó đã đưa ra các khẩu hiệu “Phú quốc cường binh” , “Quyết theo kịp phương Tây”, đã góp phần khiến người Nhật trở nên tích cực và nhiệt tâm với “văn minh khai hóa”. Và, với cách thức thâu dụng người tài, chính phủ Minh Trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho những tinh hoa của đất nước được khai mở những nguồn sáng của văn minh.

    Những học giả trong trào khai sáng tại Nhật Bản đã được tạo cơ hội đến các quốc gia Tây phương để học hỏi các kiến thức về kinh tế, thống kê, luật pháp, chính trị học, khoa học – kỹ thuật,… để sau đó, Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực, khiến nước Nhật mau chóng trở thành một quốc gia hùng mạnh!

    Phong trào Duy tân có sự đóng góp lớn của những trí thức trong chính quyền cũ (chính quyền Tokugawa trước thời Minh Trị) và hội trí thức Merokusha (Minh lục xã) – một hội trí thức với các tên tuổi lẫy lừng như Nishimura Shigeki, Nishi Amane, Fuzukawa Yukichi (5), đã góp phần to lớn vào sự chuyển biến tư tưởng của người dân Nhật Bản trong thời kỳ khai sáng.

    Điểm qua một số thành quả mà Minh lục xã đã gây dựng là hàng loạt các tác phẩm, các cuốn tự truyện, các bài xã luận về hầu mọi chủ đề như kinh tế, chính trị, pháp luật, triết học, khoa học, tôn giáo, v.v… cùng với Minh lục tạp chí được sáng lập bởi Minh lục xã, đã tạo nên sự mới mẻ và sôi động cho các luận đàn tri thức ở Nhật Bản thời đó.

    Các tác phẩm điển hình cần kể đến: như cuốn “Khuyến học” của Fukuzawa (6), ngay lần in đầu tiên đã có số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu; tác phẩm dịch thuật “Bàn về tự do” của John Stuart Mill (7), được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1859, đến năm 1868, đã được dịch ở Nhật Bản với 2 triệu bản phát hành, trong khi dân số Nhật Bản lúc đó khoảng 35 triệu người. Nhìn vào các con số ấy, có thể thấy tầm ảnh hưởng của các tác phẩm đó đối với người dân Nhật Bản thật rộng lớn!

    Coi trọng vai trò của dịch thuật là một điểm quan trọng của văn minh khai sáng. Nhiều tác phẩm dịch thuật ra đời lúc đó (“Bàn về tự do” là một ví dụ kể trên) đã góp phần không nhỏ giúp nâng cao tầm thức của người Nhật, và có vai trò to lớn trong việc đem lại những thành quả rực rỡ của Duy tân. Cuộc cách mạng Duy tân, sau chừng 30 năm, đã góp phần khiến Nhật Bản trỗi dậy ngang hàng với các quốc gia Âu, Mỹ!

    Trong số luận điểm của các học giả, có thể thấy nổi bật lên những tư tưởng tiến bộ của Nishi, khi đề nghị dùng mẫu tự La Tinh để biểu thị tiếng Nhật, của Tsuda khi chủ trương phải có tự do xuất bản, của Fukuzawa khi cho rằng chính phủ phải chia sẻ “quốc quyền” với dân chúng, hay như ý tưởng thành lập “dân tuyển nghị viện”, tức quốc hội ngày nay, của Itagaki. Nhiều luận điểm khi ấy đã được tranh luận sôi nổi trên Minh lục tạp chí.

    Tuy các thành viên của Minh lục xã có nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề quan trọng được bàn thảo, song, “chính sự khác biệt cùng những cuộc thảo luận thẳng thắn trên Minh lục tạp chí đã đóng góp cho nguyên tắc tương đối trong việc hình thành tính đa dạng của tư duy.” (8) Ví dụ như: “Cuộc bàn cãi về vai trò của người trí thức đối với chính quyền giữa Fukuzawa, một học giả ở ngoài chính phủ, và Katô, đại diện cho những trí thức phục vụ trong chính quyền, đã đưa đến hai trào lưu học thuật ở nước Nhật cận và hiện đại. Với tư cách là người sáng lập trường Khánh Ứng Nghĩa thục (Keiô Gijuku), Fukuzawa được xem là người mở đầu cho truyền thống học thuật và trường ốc độc lập với chính phủ (shigaku, tư-học), tức private academy. Ngược lại, Katô, sau đó trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Đông kinh (1877), là cha đẻ của truyền thống học thuật và trường ốc do nhà nước thiết lập và nâng đỡ (kangaku, quan-học), tức official academy. Những thành quả này có thể xem là một đóng góp quan trọng của hội Meirokusha, bởi lẽ trước đó vì không có truyền thống tự do thảo luận nên người ta thường chụp mũ, đơn giản dán nhãn hiệu tà thuyết (kyotan bôsetsu, hư-đản vọng-thuyết) cho những ý kiến đối lập.” (9)

    Phong trào khai sáng đã để lại những di sản vô giá của những trí tuệ biết bắt kịp thời đại, để Nhật Bản ngày nay được thừa hưởng và tiếp tục phát huy tinh thần của những trí tuệ ấy. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với những thành trì cũ mòn trong tư duy, nhờ được dẫn dắt bởi những người mang sứ mạng khai sáng, quốc gia châu Á này đã vươn lên mạnh mẽ để sánh ngang tầm với các nước Tây phương.

    Phong trào Duy tân Việt Nam

    /></td>
<td>
<div><img src=Phan Châu Trinh đã nhìn thấy được những nhược điểm cơ bản về văn hoá xã hội của Việt Nam so với phương Tây

    Ngọn gió khai sáng từ Nhật Bản thổi qua Trung Hoa, khiến cho nhà cách mạng tân tiến tại nước này tạo nên một loạt các tác phẩm triết học trong bộ Tân thư, với những phản ánh về hiện thực đất nước và những phương án giải quyết các vấn nạn để đưa Trung Hoa đến con đường cải cách. Tiếp thu tinh thần khai sáng qua các Tân thư cùng các trước tác của Montesquieu, Rousseau, Voltaire,… Phan Châu Trinh đã nhìn thấy được những nhược điểm cơ bản về văn hoá xã hội của Việt Nam so với phương Tây, những lạc hậu và hủ hóa trong bộ máy cầm quyền phong kiến đã bám rễ từ lâu, là nguyên nhân khiến đất nước phải chịu thân phận thuộc địa. Nhận thức được điều đó, ông đã có sự chuyển biến về tư tưởng có ý nghĩa cách mạng trong công cuộc tìm đường cứu nước.

    Từ đó, Phan Châu Trinh sáng lập phong trào Duy tân với ba điểm chính: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, trong đó, “dân trí” đóng vai trò quan trọng như chìa khóa để mở ra một thời đại mới, với những con người có tri thức mới, để từ đó, đất nước có khả năng giành được độc lập và trở nên cường thịnh.

    “Tri thức mới” trong quan niệm của ông, “đó là hiểu biết về dân quyền (ngày nay ta gọi là dân chủ), người dân biết rằng mình có quyền, biết rõ các quyền của mình trong xã hội, trong cuộc sống, trên đất nước, trước thế giới. Theo cách nói ngày nay, có thể ông cho rằng điều cơ bản để tạo nên sức mạnh lay trời chuyển đất là dân chủ về thông tin (“dân biết”), trao thông tin về những quyền của nhân dân cho chính nhân dân.” (10)

    Thậm chí Phan Châu Trinh còn cho rằng “nếu có thoát khỏi tay ngoại bang, giành được độc lập, mà không có dân quyền, không có dân chủ, dân trí thấp, người dân không giác ngộ về quyền dân chủ của mình và sử dụng có hiệu quả quyền đó để làm chủ đất nước, xã hội, thì cũng là vô nghĩa, nhân dân không thể có hạnh phúc, đất nước không thể phát triển, và như vậy nền độc lập dân tộc cũng không thể vững chắc” (11)

    Trong phong trào Duy tân, Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã lập nên một “bộ ba Quảng Nam”, đi đến nhiều miền đất nước, mở nhiều trường dạy học những tri thức mới. Vào năm 1908, hai năm sau khi được phát động, phong trào Duy tân đã lan rộng khắp cả nước, tạo nên sự kiện “Trung Kỳ dân biến”, mà sau đó, tiếc thay, đã bị thực dân Pháp và tay sai dập tắt.

    Phong trào Duy tân, theo nhà văn Nguyên Ngọc “chủ yếu nhằm vào một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng, với tư tưởng cơ bản là thực học, đối với chúng ta ngày nay dường như bỗng trở nên thời sự một cách lạ thường” (12). Quả là vậy, khi thành quả của giáo dục hiện tại là thấp so với những đòi hỏi bức thiết mà thời đại đặt ra, khi hiện tại Việt Nam vẫn đang lạc hậu hàng thế kỷ so với thế giới!

    Việt Nam và một phong trào khai sáng mới?

    Việt Nam đến nay đã trải qua hơn 60 năm sau khi miền Bắc giành được độc lập, và hơn 30 năm sau khi đất nước thống nhất. Nhưng sau ngần ấy năm, tại sao Việt Nam vẫn là một nước nghèo và lạc hậu, dân trí vẫn chưa cao, với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông? Có quá nhiều lý giải viện dẫn hoàn cảnh lịch sử hay những tổn hại do chiến tranh, mà nếu cứ chấp nhận những lý giải ấy một cách hiển nhiên mãi, đó sẽ tiếp tục là trở lực cho chúng ta hàng nhiều thập kỷ nữa.

    Và nếu chấp nhận lý giải ấy cho Việt Nam, hẳn sẽ ngạc nhiên đến mức phải thán phục về một thần kỳ Nhật Bản. Sau thế chiến II, do bị tàn phá nặng nề và nền kinh tế bị kiệt quệ, từ một nước giàu có với những thành quả đạt được sau Duy tân, Nhật Bản rơi vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy vậy, chỉ sau không đầy 30 năm (1945 – 1973), Nhật Bản đã mau chóng phục hồi, để một lần nữa, vươn lên sánh vai cùng các liệt cường. Qua đó, hãy tự hỏi, Việt Nam có thể có một thần kỳ hay không?

    Thiết nghĩ, không dám bứt phá và không dám nghĩ khác, chấp nhận sự bảo hộ tư tưởng theo các chiều thông tin hạn định, cái tôi và con người cá nhân bị đồng hóa, ngại phải đối mặt với những khác biệt về tư tưởng trong một xã hội thiếu tranh luận tự do, chủ quan lo sợ về những đổi khác do những thành trì kiên cố của thói quen hay tập quán, v.v… là một phần lớn nguyên nhân khiến chúng ta vẫn chậm tiến trên con đường hòa nhập với thế giới!

    Việt Nam cần phải thay đổi! Bạn muốn thay đổi? Tôi muốn thay đổi! Nhiều người, rất nhiều người khác nữa muốn thay đổi?! Chúng ta làm gì để thay đổi? Hãy cùng tìm những giải pháp khả thi và hiệu quả, có thể khai phóng tiềm năng trí tuệ của người Việt, để từ đó tạo lực đẩy mạnh mẽ đưa đất nước đi lên!

    Những giải pháp ấy, từ lịch sử, có thể nhìn thấy ngay từ nhà cách mạng Phan Châu Trinh, khi cho rằng phải có dân chủ về thông tin để khai mở dân trí, và tiếp đến, người dân phải được trao cho đầy đủ “dân quyền”, phải có cơ hội có được hiểu biết để ý thức rõ các quyền của mình và thực thi nó với tất cả trách nhiệm mà không trao lại cho chính phủ như một sự ủy thác. Dân trí vẫn có thể phát triển, nhưng với một tốc độ chậm chạp, chừng nào người dân chưa đủ “can đảm trong việc sử dụng lý trí của chính mình”.

    Những giải pháp ấy, từ lịch sử, cũng có thể rút ra từ phong trào khai sáng tại Nhật Bản, ở đó có sự tự do tranh luận để đạt tới sự đa dạng và sự phát triển năng lực của tư duy. Và thông qua tranh luận, các lý lẽ hợp lý đã được chắt lọc và trở thành những phương hướng cho việc hoạch định các chính sách đổi mới. Một điểm quan trọng khác, đó là những người mang sứ mạng khai sáng đã thực hiện sứ mạng của mình với tất cả trách nhiệm và tinh thần dám dấn thân vì đại cuộc!

    Những giải pháp ấy, ngay từ trong hiện tại, có thể nhìn từ chính chúng ta, khi mỗi người là một cá thể chủ động và tích cực trong việc thay đổi thói quen và lối mòn của tư duy, bước qua những hàng rào cản trở việc tiếp cận những tri thức mới, phá vỡ những thành trì ngăn cấm việc tìm đến thế giới thông tin tự do vô vàn kỳ thú với những nguồn tri thức mênh mông…

    Và những giải pháp khác, mà mỗi cá nhân có thể dùng “lý trí và lòng can đảm” của chính mình, theo như phương châm của khai sáng, để tìm ra phương cách thích hợp cho bản thân, cho gia đình, và cho xã hội…

    Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc quả cảm với những con người quả cảm, với tinh thần tự hào dân tộc cao và không quản ngại khó khăn? Vậy thì, những người quả cảm và có tinh thần trách nhiệm, khi nhận thức được tính cấp thiết của việc mở mang dân trí, hãy là những người đi tiên phong cho một phong trào khai sáng mới, để dẫn dân tộc Việt Nam đi đến một thần kỳ – một thần kỳ Việt Nam!

    Chú thích:

    (1, 2, 8, 9) “Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản” – Vĩnh Sính
    http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/Meirokusha.htm

    (3, 4) Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì? – Bùi Quang Minh
    http://www.chungta.net/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tu_tuong_phong_trao_Khai_Sang_la_gi

    (5) Nishimura Shigeki: giảng viên Hán học và về sau là trưởng phòng biên tập của bộ Giáo dục. Nishi Amane: một quan viên của hai chính quyền Tokugawa và Meiji và về sau là thứ trưởng bộ quốc phòng. Fukuzawa Yukichi: nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại.

    (6, 7) Các cuốn sách hiện đã được dịch và được phát hành tại Việt Nam năm 2004

    (10, 11, 12) Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn – Nguyên Ngọc: http://www.chungta.net/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Giao-Duc/Tinh_cap_nhat_ky_la_cua_mot_tu_tuong_lon

    Xin xem thêm các bài tham khảo ‘Nhật Bản khác ta những gì’ của TS Nguyễn Lân Dũng và ‘Một sự nghiệp lớn và cấp thiết’ của nhà văn Nguyên Ngọc ở các đường dẫn bên tay phải.

    Nguyễn Trang Nhung là thành viên Tập hợp Thanh niên Dân chủ, hiện đang làm việc tại Nhật Bản. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.


    Quang
    Tôi đọc và cảm nhận được suy nghĩ và quan điểm của Trang Nhung. Tôi viết lên những dòng này chỉ để nhắn với Minh Boston một vài điều: người ta chỉ thích nhìn những người làm, chẳng ai thích và nghe những người toàn nói. Việc anh đứng ngoài để bình luận cái việc cơ hội, chính trị của Việt Nam và ông cha ta đã bỏ phí những cơ hội hay đại loại như vậy như anh nói thì người ta chỉ thấy anh đang ngồi ở một nơi nào đó ngoài Việt Nam lặng lẽ làm giàu cho bản thân mình và mưu cầu cuộc sống cá nhân, trong khi đó có rất nhiều người tình nguyện ở lại Việt Nam và gánh vác trách nhiệm giúp Việt Nam sáng sủa hơn, họ mắc sai lầm nhưng họ vẫn được coi trọng vì dám nhận trách nhiệm ấy. Anh hoặc ai khác có dám từ bỏ cái chăn êm nệm ấm, cái giàu sang của mình để về Việt Nam giúp đất nước hay chỉ đứng ngoài hô hào bình phẩm cho vui?

    Vista 7X
    Bài viết của chị không chê vào đâu được, ngặt một nỗi thành phần tiêu biểu của giai cấp công nông không hiểu nổi (cao quá) chỉ phù hợp với thành phấn trí thức thôi nhưng chị ơi đi hết rồi, tốt thì ở Anh, Pháp, Nhật, Mỹ…, trung bình thì Singapore, Thái, Hàn, Đài Loan…, một số thì làm cho các công ty nước ngoài, không dám hó he mất nồi cơm.

    Phó thường dân Nam Bộ, TPHCM
    Bài tư liệu thật tuyệt vời. VN cần phải đi theo con đường của những đất nước tiến bộ để cứu dân và cứu nước, không thể chậm trễ hơn nữa.

    Le Tien Vy
    Bài này là một bài khá hay. Tôi đọc cũng thấy được nhiều vấn đề. Ước chi người Việt Nam ai cũng biết được như vậy thì tốt, thì Việt Nam đã không chậm chạp đến thế.

    Le Ngoc Ha, Hà Nội
    Việt Nam cần minh triết của nhân loại soi sáng và cần các tư tưởng tiến bộ mà nhân loại đang sở hữu. Việt Nam đang cố gắng thoát khỏi chủ nghĩa biệt lập vốn cố hữu và bị áp đặt trong cuộc Chiến tranh Lạnh sau khi WTO tác động mạnh vào nền kinh tế Việt Nam. Con người được tự do, xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền là tất yếu sẽ diễn ra tai Việt Nam.

    Bonsai hcm
    Em thấy chị Nhung nói hay, nhưng mà cốt lõi thì lại lạc hậu 100 năm. Chị học CNTT thì phải biết là những tư tưởng ấy không còn hợp thời. Thời đại này là của những vấn đề toàn cầu, cái mà người ta quan tâm nhất là môi trường, quyền lợi kinh tế chứ không còn là chủ nghĩa dân tộc cổ hủ. Ngày nay mọi người đều có thể là “Công dân thế giới”, có khả năng anh có thể đi mọi nơi, nhập quốc tịch mọi nước, thời điểm mày mà còn những suy nghĩ cách đây 100 năm thì quả là. Đề nghị đổi biên tập viên của BBC vì trình độ kém trong nhận thức các vấn đề xã hội.

    Ý kiến
    Đúng quá, hay quá, độc đáo quá.

    Minh Nam VN
    Chúng ta đang ngồi bàn một chuyện quá lớn trong một cái cũi quá chật hẹp. Diễn đàn BBC cho phép chúng ta nói mọi ý kiến riêng, miễn là với thái độ tôn trọng người khác. Nhưng diễn đàn này vẫn còn chật chội tuy so với các diễn đàn của 600 tờ báo trong nước gộp lại thì riêng nó đã quá rộng. Chúng ta hãy nên tự thương hại mình. Con người trở thành văn minh, càng ngày càng khác con vật, chính là nhờ bộ não. Một sản phẩm của bộ não là tư tưởng, suy nghĩ, thể hiện bằng “ngôn” rồi khi có chữ viết thì còn thể hiện bằng “ngữ” nữa. Muốn phát huy sức sáng tạo của con người, cần cho con người tự do ngôn luận, trong đó có tự do truyền bá suy nghĩ để tạo tranh luận và thuyết phục người khác. Nhờ vậy, mọi người sẽ đi đến chân lý và sẽ đồng thuận bằng con đường dân chủ và tôn trọng nhau. Quyền tự do, trong đó rất quan trọng là tự do ngôn luận, của mỗi con người phải là vô hạn miễn là nó không vi phạm quyền tự do của người khác. Tiếc thay, chúng ta chưa có. Nói bàn chuyện lớn mà buồn.

    Minh, Boston
    Dù theo “phe” nào thì cũng phải công nhận bài này do một người có khả năng suy luận trừu tượng, thông hiểu quá khứ và biết đặt tiền đề cho vị lai. Đáng tiếc là tác giả có lẽ đang đi bên “trái lề” của dòng chảy chính trị, văn hóa, xã hội Việt nam trong giai đoạn hiện nay, do chính phủ Việt Nam đặt ra. Bài này đáng được cho vào chương trình giảng dạy cấp ba, hoặc cho làm đề tài thi phổ thông trung học. Một trăm năm trước dân tộc ta đã bỏ qua nhiều cơ hội, một trăm năm sau có lẽ con cháu chúng ta lại tiếc rằng vào những ngày đầu thế kỷ XXI cha ông chúng lại bỏ qua nhiều cơ hội, trong đó có lời kêu gọi vô cùng thống thiết của một người tên Trang Nhung… Chúc bạn Nhung và các bạn hữu thành công trong mơ ước này, cho dù tôi với kinh nghiệm một đàn anh, có lẽ lớn hơn bạn Nhung một con giáp, cho rằng điều bạn mong muốn sẽ không thành hiện thực trong tình hình xã hội, văn hóa, và nhất là CHÍNH TRỊ Việt Nam hiện tại.

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...