.: VGP News :. | Vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ phấn đấu đạt mục tiêu cao trong xây dựng NTM
(Chinhphu.vn) – Thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ phấn đấu đạt mục tiêu cao trong xây dựng nông thôn mới.
Sau 09 năm xây dựng nông thôn mới, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là vùng đứng đầu của cả nước trong thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, với những cách làm đột phá, sáng tạo và phát huy các nguồn lực khác nhau. Đến hết tháng 7 năm 2019, toàn vùng có 2.402/3.474 xã (69,1%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 83,59% (cao nhất trong cả nước); có 10/17 tỉnh, thành phố đã đạt và vượt mục tiêu được giao đến 2020. Bình quân tiêu chí/xã đạt 17,4 tiêu chí, vượt xa mức bình quân chung của cả nước; từ đầu năm 2018, cả vùng không còn xã dưới 05 tiêu chí; toàn vùng đã có 42 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (chiếm 48,27% tổng số đơn vị cấp huyện đã được công nhận của cả nước).
Trong thời gian qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn của vùng cơ bản hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, kinh tế nông thôn trong khu vực phát triển đa dạng, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, các vùng sản xuất chuyên canh ngày càng hình thành nhiều, tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất; đời sống vật chất của người dân ngày càng cao, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, giữa các địa phương có sự chênh lệch khá lớn, vùng Bắc Trung bộ vẫn còn một số huyện đến nay chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; một số địa phương mặc dù có điều kiện thuận lợi nhưng việc huy động nguồn lực và kết quả xây dựng nông thôn mới còn rất hạn chế…
Để phấn đấu đạt những mục tiêu cao hơn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các địa phương trong vùng cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, các tỉnh, thành phố cần chủ động rà soát, đề xuất các mục tiêu cụ thể về xây dựng nông thôn mới để đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ tới; tiếp tục đổi mới, sáng tạo để phát huy các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các tỉnh, thành phố cần rà soát lại kế hoạch thực hiện và có giải pháp nỗ lực tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Chương trình đến năm 2020 để hoàn thành đạt hiệu quả cao nhất, tránh tư tưởng thỏa mãn, tự bằng lòng, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ; tập trung triển khai tổng kết các phong trào thi đua và Chương trình đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ; nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tránh chạy theo thành tích; đánh giá lại một cách cụ thể hiệu quả thực hiện Chương trình và tiền đấu giá quyền sử dụng đất cho xây dựng nông thôn mới; cần có giải pháp để phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện của người dân trong xây dựng nông thôn mới, không huy động quá sức dân. Tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách đã có, đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách còn thiếu để nâng cao kết quả thực hiện Chương trình.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các tỉnh, thành phố tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục phát triển các sản phẩm đặc sản, thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm; phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, cảnh quan đặc thù nông thôn, văn hóa truyền thống, cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường; chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; kết nối liên xã, huyện; chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại cấp huyện; ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công ích; tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn, khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn, xử lý nước thải sinh hoạt cụm dân cư nông thôn, tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, cải tạo cảnh quan môi trường; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn.
Xây dựng nông thôn thịnh vượng
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng khung khổ pháp lý cho thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới, hoàn thành trong năm 2020 để có thể triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2021, trong đó cần rà soát kỹ các mục tiêu của từng vùng và mục tiêu chung cho cả nước, đảm bảo chất lượng, khả thi và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng nông thôn thịnh vượng.
Về công tác điều hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới để tổ chức thành công chuỗi sự kiện tổng kết Chương trình và tập trung xây dựng khung khổ Chương trình cho giai đoạn tới; cần có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá việc xây dựng nông thôn mới, công tác thẩm định xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở các cấp trong quá trình thực hiện để kịp thời động viên, khuyến khích những cách làm hay, điển hình tiên tiến, chấn chỉnh những biểu hiện chạy theo thành tích, đảm bảo việc thực hiện chương trình đi vào thực chất; cần chú trọng công tác khen thưởng để kịp thời động viên, ghi nhận những nỗ lực của tập thể, cá nhân trong xây dựng nông thôn mới…
Phương Nhi
Tăng hiệu quả kết nối cung cầu công nghệ
Điểm kết nối cung – cầu công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) tại Hải Phòng sẽ là nơi lan tỏa và kết nối kịp thời các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng với các điểm kết nối trên cả nước, phục vụ hoạt động tư vấn, đánh giá, lựa chọn, liên kết, hợp tác ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, qua đó đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại vào thực tiễn sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung.
![]() |
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, cả nước đã có 7 điểm kết nối cung – cầu công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội (2 điểm), các tỉnh Phú Yên, Nghệ An, Đắk Lắk và TP.Cần Thơ. Mặc dù một số điểm mới thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2017 nhưng đã thực hiện hiệu quả trong việc xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Cụ thể, đã tổ chức gần 80 lượt tư vấn, tọa đàm, kết nối cung – cầu, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan; giới thiệu và trình diễn gần 200 sản phẩm KH&CN, ký kết thành công nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ với tổng giá trị hàng tỷ đồng; đồng thời đã kết nối với các chuyên gia của Hàn Quốc đào tạo, cấp chứng nhận điều phối viên về chuyển giao công nghệ cho 20 học viên của Việt Nam.
“Tuy đây là kết quả bước đầu của các điểm kết nối cung – cầu công nghệ nhưng đã cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường KH&CN tại các vùng, địa phương” – Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh và cho rằng, để hoạt động này mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, các sở KH&CN trong vùng tăng cường phối hợp chặt chẽ với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, các nhà khoa học, viện nghiên cứu để tiếp tục triển khai các kết quả từ điểm kết nối.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng hy vọng các biên bản hợp tác, ghi nhớ, hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ sớm được hiện thực hóa. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cũng cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, xây dựng quy định cơ chế hoạt động của điểm kết nối cung – cầu công nghệ để thu nhận ý kiến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các địa phương.
![]() |
Điểm kết nối cung – cầu công nghệ vùng ĐBSH sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ |
Ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng khẳng định, việc hình thành và đưa vào hoạt động Điểm kết nối cung – cầu công nghệ vùng ĐBSH tại Hải Phòng là một trong những giải pháp phát triển các loại hình tổ chức trung gian của thị trường KH&CN, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, xúc tiến chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước, góp phần nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp, chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Theo ông Lê Khắc Nam, trong thời gian qua Hải Phòng đã kết nối chặt chẽ với thị trường KH&CN, thị trường hàng hóa nói chung với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH. Do đó, việc khai trương đưa Điểm kết nối cung – cầu công nghệ vùng ĐBSH đi vào hoạt động là điều kiện thuận lợi để Hải Phòng và các tỉnh, thành phố trong vùng đẩy mạnh hoạt động trình diễn, giới thiệu, tư vấn công nghệ và thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển.
“Việc thiết lập điểm kết nối mới này tại Hải Phòng sẽ kết nối hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; đưa nhanh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng nói riêng và toàn vùng ĐBSH nói chung” – ông Lê Khắc Nam bày tỏ.
Việc khai trương Điểm kết nối cung – cầu công nghệ vùng ĐBSH là hoạt động cụ thể hóa chính sách thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 đã xác định rõ vai trò của điểm kết nối cung – cầu công nghệ trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ, công bố, trình diễn giới thiệu công nghệ. |
Website Văn phòng Chính phủ | Vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ phấn đấu đạt mục tiêu cao trong xây dựng NTM
5:07 PM, 10/09/2019
(Chinhphu.vn) – Thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ phấn đấu đạt mục tiêu cao trong xây dựng nông thôn mới.
Sau 09 năm xây dựng nông thôn mới, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là vùng đứng đầu của cả nước trong thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, với những cách làm đột phá, sáng tạo và phát huy các nguồn lực khác nhau. Đến hết tháng 7 năm 2019, toàn vùng có 2.402/3.474 xã (69,1%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 83,59% (cao nhất trong cả nước); có 10/17 tỉnh, thành phố đã đạt và vượt mục tiêu được giao đến 2020. Bình quân tiêu chí/xã đạt 17,4 tiêu chí, vượt xa mức bình quân chung của cả nước; từ đầu năm 2018, cả vùng không còn xã dưới 05 tiêu chí; toàn vùng đã có 42 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (chiếm 48,27% tổng số đơn vị cấp huyện đã được công nhận của cả nước).
Trong thời gian qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn của vùng cơ bản hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, kinh tế nông thôn trong khu vực phát triển đa dạng, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, các vùng sản xuất chuyên canh ngày càng hình thành nhiều, tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất; đời sống vật chất của người dân ngày càng cao, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, giữa các địa phương có sự chênh lệch khá lớn, vùng Bắc Trung bộ vẫn còn một số huyện đến nay chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; một số địa phương mặc dù có điều kiện thuận lợi nhưng việc huy động nguồn lực và kết quả xây dựng nông thôn mới còn rất hạn chế…
Để phấn đấu đạt những mục tiêu cao hơn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các địa phương trong vùng cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, các tỉnh, thành phố cần chủ động rà soát, đề xuất các mục tiêu cụ thể về xây dựng nông thôn mới để đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ tới; tiếp tục đổi mới, sáng tạo để phát huy các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các tỉnh, thành phố cần rà soát lại kế hoạch thực hiện và có giải pháp nỗ lực tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Chương trình đến năm 2020 để hoàn thành đạt hiệu quả cao nhất, tránh tư tưởng thỏa mãn, tự bằng lòng, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ; tập trung triển khai tổng kết các phong trào thi đua và Chương trình đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ; nâng cao chất lượng công tác thẩm định, xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tránh chạy theo thành tích; đánh giá lại một cách cụ thể hiệu quả thực hiện Chương trình và tiền đấu giá quyền sử dụng đất cho xây dựng nông thôn mới; cần có giải pháp để phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện của người dân trong xây dựng nông thôn mới, không huy động quá sức dân. Tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách đã có, đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách còn thiếu để nâng cao kết quả thực hiện Chương trình.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các tỉnh, thành phố tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục phát triển các sản phẩm đặc sản, thế mạnh của địa phương gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm; phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, cảnh quan đặc thù nông thôn, văn hóa truyền thống, cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường; chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; kết nối liên xã, huyện; chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại cấp huyện; ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công ích; tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn, khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn, xử lý nước thải sinh hoạt cụm dân cư nông thôn, tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, cải tạo cảnh quan môi trường; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn.
Xây dựng nông thôn thịnh vượng
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng khung khổ pháp lý cho thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới, hoàn thành trong năm 2020 để có thể triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2021, trong đó cần rà soát kỹ các mục tiêu của từng vùng và mục tiêu chung cho cả nước, đảm bảo chất lượng, khả thi và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng nông thôn thịnh vượng.
Về công tác điều hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới để tổ chức thành công chuỗi sự kiện tổng kết Chương trình và tập trung xây dựng khung khổ Chương trình cho giai đoạn tới; cần có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá việc xây dựng nông thôn mới, công tác thẩm định xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở các cấp trong quá trình thực hiện để kịp thời động viên, khuyến khích những cách làm hay, điển hình tiên tiến, chấn chỉnh những biểu hiện chạy theo thành tích, đảm bảo việc thực hiện chương trình đi vào thực chất; cần chú trọng công tác khen thưởng để kịp thời động viên, ghi nhận những nỗ lực của tập thể, cá nhân trong xây dựng nông thôn mới…
Khai mạc hội chợ Công thương OCOP khu vực Đồng bằng Sông Hồng 2019 – Ảnh thời sự trong nước – Kinh tế
Khai mạc hội chợ Công thương OCOP khu vực Đồng bằng Sông Hồng 2019
Tối 26/4/2019, tại thành phố Ninh Bình, Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội chợ công thương OCOP khu vực Đồng bằng Sông Hồng năm 2019. Hội chợ có quy mô 250 gian hàng trưng bày quảng bá các mặt hàng như: Vật tư nguyên liệu xây dựng, thời trang, hàng tiêu dùng đồ gia dụng,nông lâm thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, máy móc, thiết bị điện tử của các tỉnh, thành thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Hội chợ diễn ra đến hết ngày 2/5. Ảnh: Thùy Dung – TTXVN
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy khu vực đồng bằng sông Hồng ở …
Chiều ngày 12/9, tại Thái Bình, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá 1 năm thực hiện Chỉ thị số 21 – CT/TW, ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 35 – CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng của các tỉnh ủy, thành ủy khu vực đồng bằng sông Hồng.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu tại hội nghị.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương chủ trì hội nghị. Tham gia chủ trì hội nghị còn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình; Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Dự hội nghị về phía tỉnh có đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố.
Cùng dự hội nghị còn có lãnh đạo các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng.
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 21 – NQ/TW tại khu vực đồng bằng sông Hồng có khá nhiều thuận lợi và được cấp ủy các tỉnh, thành tổ chức thực hiện nghiêm túc, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể vào cuộc đồng bộ, phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, sáng tạo của các cấp hội phụ nữ và đã tạo được những thay đổi tích cực nhất định trong công tác phụ nữ.
Theo báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ nữ gắn với thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị, so với tỷ lệ bình quân của cả nước, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy khu vực đồng bằng sông Hồng ở cấp tỉnh và cấp huyện đều cao hơn, riêng cấp xã thấp hơn, trong đó có những tỉnh vượt chỉ tiêu 15% ở cả 3 cấp, hoặc đạt khoảng 20% và trên 20% ở cấp huyện, xã. Bên cạnh đó, với từng cấp và ở từng địa phương cụ thể, nhiều đơn vị chưa đạt chỉ tiêu 15% và thấp hơn so với mức bình quân của cả nước. Ở nhiều đơn vị không có nữ tham gia Ban Thường vụ, đặc biệt là cấp xã. Tỷ lệ bình quân nữ đại biểu HĐND ở cả 3 cấp của khu vực thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Hội nghị cũng dành thời gian để các đại biểu thảo luận nhằm đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phụ nữ trong thời gian tới.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã báo cáo việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư gắn với thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị tại tỉnh Thái Bình và những giải pháp thực hiện công tác cán bộ nữ theo tinh thần các Chỉ thị của Trung ương.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương đánh giá cao các tỉnh ủy, thành ủy trong khu vực đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp cụ thể để thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư và đạt được những kết quả nhất định trong công tác cán bộ nữ. Đồng chí khẳng định, đạt được những kết quả đó là vai trò của người đứng đầu và cấp ủy đảng, ở đâu quan tâm thì ở đó công tác cán bộ nữ đạt được đúng yêu cầu đặt ra.
Các đại biểu dự hội nghị.
Tuy nhiên, đồng chí Trưởng ban Dân vận Trung ương cho rằng, các tỉnh, thành vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm trong công công tác cán bộ nữ, trong đó, nhiều tỉnh, thành chưa đạt chỉ tiêu về số lượng cán bộ nữ cấp ủy, thậm chí còn đơn vị không có nữ trong cấp ủy cấp xã; số cấp ủy ở huyện, xã không có nữ tham gia Ban Thường vụ vẫn còn nhiều, thậm chí có tỉnh chưa có nữ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Để thực hiện nhiệm vụ về công tác cán bộ nữ theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, đồng chí yêu cầu các địa phương phải tập trung lãnh đạo quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, bảo đảm đạt, vượt chỉ tiêu cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên. Đồng thời, tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 21 – CT/TW và các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ; các tỉnh ủy, thành ủy cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ nữ gắn với quy hoạch cán bộ; chú trọng, sắp xếp, luân chuyển, bố trí cán bộ nữ giữ các chức vụ, nhất là cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố; cần phải tạo thêm nhiều cơ hội để phụ nữ được bình đẳng…
Đồng bằng sông Cửu Long và 3 vụ lúa chính trong năm
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai vựa lúa lớn nhất của cả nước. Tại vùng đồng bằng Nam bộ này, canh tác lúa sẽ chia làm 3 vụ: vụ mùa, vụ đông xuân và vụ hè thu.
Đồng bằng sông Cửu Long – “vùng đất vàng” cho 3 vụ lúa bội thu
Việt Nam có hai vựa lúa chính là vựa lúa đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và ĐBSCL. Đây đều là những vùng có đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
Những thuận lợi của ĐBSCL trong canh tác lúa:
- Thuận lợi về địa hình:
- ĐBSCL có diện tích toàn châu thổ là 36.000 km2 với diện tích đã trồng lúa là 1,5 – 1,6 triệu ha trên khoảng 2,1 triệu ha có thể trồng trọt được.
- Địa hình ở ĐBSCL tương đối bằng phẳng, độ dốc chỉ 1cm/ km. Hai nhánh sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu dài hơn 120km, cung cấp lượng phù sa chính cho vùng đồng bằng này. Cụ thể: Lượng phù sa của sông Cửu Long đạt 1000 triệu tấn/ năm. Vào mùa khô, cứ 1m3 nước có 0,1 kg phù sa. Vào mùa mưa, 1m3 nước sẽ chứa 0,3 kg phù sa.
- Các chủng loại đất tại ĐBSCL rất phong phú và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Đất phù sa là 1.800.00 ha do sông Tiền và sông Hậu cung cấp chính.
- Đất phèn 1.100.000 ha với độ PH thấp, do ảnh hưởng chủ yếu của sun phát sắt và sun phát nhôm.
- Vùng đất mặn (rừng U Minh) 320.000 ha có nhiều chất hữu cơ.
- Thuận lợi về khí hậu: Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Tại miền Nam bộ này không có mùa đông lạnh giá, lúc nào cũng nhiều ánh sáng thuận lợi cho cây lúa phát triển. Mùa khô tại ĐBSCL thường khô hơn. Lượng mưa hàng năm từ 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí bình quân 82%.

3 vụ lúa chính tại ĐBSCL và đặc điểm của từng vụ
ĐBSH có khí hậu cận nhiệt đới nên canh tác lúa theo 2 vụ là vụ chiêm và vụ mùa. Còn ĐBSH, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm nên có thêm một vụ nữa là vụ hè thu.
Cụ thể về 3 vụ lúa chính tại ĐBSCL:
- Vụ mùa: Vụ mùa thường gieo trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6) và thu hoạch vào cuối mùa mưa (tháng 11). Vụ này thích hợp trồng các giống lúa địa phương dài ngày, thích nghi với nước sâu. Các giống lúa thường được sử dụng trong vụ mùa tiêu biểu như VND404, VND95-19, Nàng thơm chợ đào 5, Nàng Hương 2, MTL250,MTL392, MTL449,…
- Vụ đông xuân: Thời điểm gieo trồng vụ đông xuân là sau khi vụ mùa kết thúc, thường vào cuối mùa mưa (tháng 11, tháng 12) và thu hoạch vào đầu tháng 4. Đây là vụ lúa mới, ngắn ngày. Những giống lúa chủ lực trong vụ này là: OM 6162, OMCS 2000, OM 5472, OM 6677 và OM 4218, ngoài ra còn có OM 5451, OM 8232, OM 4101, OM 3995,…
- Vụ hè thu: Vụ hè thu bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8. Đây là vụ lúa mới, ngắn ngày, có diện tích canh tác khoảng 1,1 triệu ha. Vụ lúa này thích hợp gieo trồng các giống lúa như OMCS 2000, OMCS21, ND404, VND 95-19, MTL250, MTL392, MTL449,…
Kỹ thuật chăm sóc lúa trong 3 vụ chính
Một chu kỳ sống của cây lúa sẽ trải qua 3 thời kỳ: sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và thời kỳ lúa chín. Bất kể là vụ mùa nào, lúa cũng cần được chăm sóc tốt trong cả ba thời kỳ, để có thể cho năng suất và chất lượng cao hơn. Mỗi thời kỳ sẽ có yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, chế độ phân bón, cách chăm sóc, cách phòng trừ sâu bệnh,… riêng.
- Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Thời kỳ này bắt đầu từ lúc lúa được gieo xuống đất đến khi đẻ nhánh và phát triển lóng, thân, lá.
- Người nông dân cần phải chăm sóc với chế độ thích hợp tạo điều kiện để lúa phát triển tối đa, cho số nhánh hữu hiệu cao, to và khỏe.Giai đoạn này lúa hay mắc các bệnh hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá,… phá hoại nhánh và lá lúa, ngăn chặn quá trình sinh trưởng, quang hợp. Vì vậy, cần phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hợp lý, đúng lúc, kịp thời.
- Đồng thời, để lúa cho năng suất cao nhất, cần bón phân và giữ cho chế độ nước tưới phù hợp. Nếu là vào vụ mùa, mưa nhiều có thể khiến cho lúa ngập úng, cần xử lý thoát nước kịp thời. Còn vào vụ đông xuân và vụ hè thu, cần duy trì lượng nước trong ruộng vừa ngập gốc để hòa tan phân bón và tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh.
- Trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Thời kỳ này kéo dài từ lúc lúa phân hóa mầm hoa đến khi trổ bông và thụ tinh. Chăm sóc tốt cho cây lúa ở thời kỳ này sẽ giúp tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu đều, đòng và bông to, khỏe, lúa trổ đều, tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh cao.
Đối với thời kỳ này, cần:
- Bón phân cân đối và hợp lý, đúng lúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho lúa nuôi đòng.
- Luôn duy trì mức nước trong ruộng vừa phải, giữ ẩm cho ruộng lúa.
- Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất nhạy cảm với sâu bệnh, vì vậy, người nông dân cần phải theo dõi sát sao, để phát hiện và phòng bệnh cho lúa kịp thời.
- Thời kỳ lúa chín: Đây là thời kỳ quyết định chất lượng của hạt lúa, bắt đầu từ lúc lúa chín sữa đến khi chính hoàn toàn. Lúa có nhiều hạt lép hay không, trọng lượng hạt như thế nào phụ thuộc vào cách chăm sóc của bà con tại thời điểm này.
Chế độ chăm sóc trong thời kỳ lúa chín:
- Bà con nên bón những loại phân bón có hàm lượng kali cao để bổ sung dinh dưỡng, tạo điều kiện cho lúa tích lũy chất, cho ra những hạt lúa to, mẩy.
- Giữ mực nước vừa phải, giữ ruộng luôn đủ ẩm, không để khô hạn, nhất là vào vụ đông xuân khi trời mưa ít.
- Kiểm tra thường xuyên tình hình sâu bệnh để tiêu diệt kịp thời.
- Khi lúa chín vàng đến 90% là có thể tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 10 – 12 ngày thì rút nước để việc thu hoạch dễ dàng hơn.
Trồng lúa là một nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam từ rất xa xưa. Nó không chỉ đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân, mà còn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Với ba vụ lúa chính mỗi năm, sản lượng lúa ở ĐBSCL chiếm hơn 50% và lượng gạo xuất khẩu chiếm hơn 90% của cả nước, trở thành một niềm tự hào của người dân vùng Nam Bộ.
Có cần thiết trồng lúa vụ 3 ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên
1,5 triệu hecta vùng ngập sâu 2m của Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên được ví như hai “túi nước” của vùng ĐBSCL trong mùa lũ lụt và điều tiết nước trong mùa khô. Nếu vì mục tiêu tăng diện tích lúa mà phải bao đê ngăn lũ thì sẽ phá vỡ hệ thống điều tiết tự nhiên này.
Cụ thể, khi đê bao được đắp nhiều ở hai khu vực trũng nhất ĐBSCL thì nước lũ dâng cao, tàn phá không chỉ ở vùng lũ mà cả ở hạ nguồn. Đó là chưa kể việc đắp đê ở vùng trũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cội nguồn của cuộc sống vùng ngập nước. “Cây lúa ma có khả năng vươn cao 0,1-0,15m mỗi ngày để vượt lũ, nhưng nếu nước lũ dâng cao đột ngột thì lúa ma có sống nổi không, sự cân bằng sinh thái được thiết lập ổn định qua hàng nghìn năm có bị đổ vỡ? Thiên nhiên vùng nước nổi có hai sinh vật chủ lực là lúa ma và cỏ năng. Khi thiên nhiên quyện hòa với con người để làm nên sự toàn vẹn tự nhiên của vùng nước nổi thì sinh vật nào là chủ lực? Không khó trả lời, đó là nông dân (hầu hết còn nghèo). Nhưng mọi tính toán đầu tư phát triển vùng nước nổi ĐBSCL đã đặt nông dân, vào vị trí trung tâm chưa?”, ông Ni phân tích.
Theo ThS. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF), khi quyết định đắp đê bao ở khu vực trũng để mở rộng canh tác lúa vụ 3, các cấp quản lý cần phải giải cho được bài toán chi phí – lợi ích để xem giữa tổng lợi ích và tổng chi phí cái nào lớn hơn. Theo ông Thiện, khi làm đê bao thì lợi ích chủ yếu là tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện thì lợi nhuận thu được từ việc tăng vụ không thấm vào đâu so với những gì phải bỏ ra.
Update lần cuối
Mời tham gia Hội chợ công thương đồng bằng sông Hồng
Mời tham gia Hội chợ công thương đồng bằng sông Hồng – Ninh Bình 2019
Thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia năm 2019 được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định số 5106/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2018; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2019 về việc tổ chức Hội chợ công thương khu vực đồng bằng sông Hồng – Ninh Bình 2019. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại sẽ chủ trì tổ chức Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng – Ninh Bình 2019. Cụ thể như sau:
1.Mục tiêu:
– Hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường công tác Xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá.
– Tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ từ đó tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết phát triển sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Quy mô:266 gian hàng của các doanh nghiệp, các Hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại.
Thời gian: 07 ngày, từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 02 tháng 5 năm 2019.
- Địa điểm:Tại sân Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Ninh Bình.
- Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; các Hợp tác xã; Các tổ chức Xúc tiến Thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Ngành hàng:Hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, nông lâm thủy sản, lương thực, thực phẩm chế biến, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm cơ khí, máy móc phục vụ nông nghiệp và cơ giới hóa nông thôn, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, phân bón, nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng, trang trí nội, ngoại thất, điện điện tử, hàng may mặc.
- Tiêu chí lựa chọn đơn vị tham gia: Đơn vị đăng ký tham gia theo Điều 4 của Quyết định số 72/2010/QĐ-TTG ngày 15 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia, có năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực xuất khẩu, sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng phù hợp với thị trường.
– Chi phí doanh nghiệp phải chịu khi tham gia chương trình:
+ Giá thuê 01 gian hàng tiêu chuẩn 9m2 là: 6.000.0000đ/gian.
Trong đó:
+ Đơn vị tham gia đúng đối tượng theo quy định được hỗ trợ 50% kinh phí tham gia gian hàng là: 3.000.000đ/01 gian hàng; (mỗi doanh nghiệp tối đa không quá 02 gian hàng).
+ Đơn vị tham gia đúng đối tượng theo quy định phải nộp chi phí thuê gian hàng: 3.000.000đ/1 gian hàng.
- Các nghĩa vụ khi tham gia chương trình:
Ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Ninh Bình và nộp 50% chi phí thuê gian hàng theo quy định.
Tự trang trải 100% các chi phí vận chuyển hàng hóa, trang trí khánh tiết, chi phí ăn ở, đi lại,..
Có báo cáo kết quả chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc Hội chợ.
Đảm bảo yêu cầu về Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình.
Có Đăng ký tham gia hội chợ (theo mẫu).
- Thời hạn đăng ký tham gia: Trước ngày 20/4/2019.
- Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Ninh Bình
Địa chỉ: Số 3, phố 10, đường Đinh Tất Miễn, phường Đông Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại liên hệ: 0229 3883370 Fax: 0229 3883370
E-mail: ttkhuyencongvaxuctiennb@gmail.com
nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao thành công
Chiều ngày 26/4/2019 tại Hải Dương, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) lần thứ XII năm 2019. Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; đồng chí Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; Lãnh đạo các Sở KH&CN, Lãnh đạo các Phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở trong vùng ĐBSH cùng đại diện một số Sở KH&CN lân cận.
KH&CN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSH
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc khẳng định: ĐBSH là vùng rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước.
Khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc khẳng định: ĐBSH là vùng rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Những năm gần đây, kinh tế – xã hội của Vùng đã có sự phát triển nhanh chóng, trong đó có sự đóng góp của KH&CN. Tại Hội nghị lần này, Thứ trưởng mong muốn các Sở KH&CN cùng nhìn nhận về những kết quả nổi bật đã đạt được trong 2 năm qua, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong hoạt động KH&CN của từng địa phương và chung cả vùng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSH.
Đồng chí Lương Văn Cầu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: “Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hải Dương có sự góp phần của ngành KH&CN”.
Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương bày tỏ niềm vui, phấn khởi được đón tiếp các đại biểu về dự Hội nghị, đồng thời giới thiệu một số nét về lịch sử, địa lý, đất đai và con người Hải Dương cũng như những thành tựu nổi bật của tỉnh về kinh tế – văn hóa, xã hội trong những năm gần đây. Khẳng định sự đóng góp của KH&CN trong những thành tựu nổi bật trên, lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết, công tác nghiên cứu KH&CN của tỉnh đã gắn với thực tiễn phục vụ sản xuất và đời sống; nhiều đề tài, dự án do Bộ KH&CN hỗ trợ đã được ứng dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhìn nhận lại kết quả hoạt động KH&CN của các tỉnh trong vùng, ông Nguyễn Văn Liễu – Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương cho biết: sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng ĐBSH thời gian qua đã thể hiện rõ vai trò đồng hành của KH&CN với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Các địa phương đều đã xác định được danh mục sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, đặc thù để đề ra chương trình phát triển; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhiều dự án, đề án KH&CN liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức khoa học trong và ngoài địa bàn đã được tổ chức triển khai.
Các tỉnh/thành phố cũng đã ban hành chính sách khuyến khích và ưu tiên dành nguồn lực cho việc nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng; áp dụng công cụ cải tiến năng suất, chất lượng; tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia; đăng ký mã số, mã vạch, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, đóng góp tích cực, có hiệu quả cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói riêng và vùng nói chung.
Đã có khá nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ trong lĩnh vực nông nghiệp thành công. Điển hình trong lĩnh vực trồng trọt như: Mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Bắc (Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định..); mô hình sản xuất cà chua quả nhỏ ứng dụng CNC, sản xuất dưa thơm ứng dụng CNC (Hải Dương, Hải Phòng…); các mô hình sản xuất rau, củ, quả không sử dụng phân bón, thuốc hóa học; mô hình trồng rau giá trị kinh tế cao trong nhà màng, nhà lưới; mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp với khai thác bền vững nguồn lợi rươi; mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gắn với bao tiêu sản phẩm. Trong chăn nuôi, một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH true Milk, Hòa Phát, Massan… đã ứng dụng tương đối đồng bộ CNC ở tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Trong chăn nuôi thủy hải sản, các mô hình nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ bioflock, nuôi thủy sản trong hệ thống lọc tuần hoàn… đã được triển khai ở nhiều địa phương mang lại giá trị cao.
Về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tính đến tháng 4/2019, toàn vùng có 06/11 tỉnh đã ban hành Kế hoạch về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam), 05 tỉnh còn lại đã và đang xây dựng trình lãnh đạo tỉnh phê duyệt. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các địa phương đã bước đầu phát triển. Đi đầu trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo là thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh.
Nhiều địa phương trong vùng đã ban hành và triển khai chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm là đặc sản, sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đến nay, hầu hết các sản phẩm chủ lực của địa phương đã và đang được triển khai xây dựng và tạo lập giá trị tài sản sở hữu trí tuệ.
KH&CN cần đóng góp nhiều hơn nữa để chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Trong bối cảnh hiện nay, để KH&CN thực sự trở thành đòn bẩy cho công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển đất nước bền vững, cần phải có giải pháp và nhiệm vụ KH&CN tác động mạnh mẽ hơn nhằm làm tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đại biểu các tỉnh khu vực ĐBSH, các địa phương cần tăng cường tính chủ động, đổi mới, sáng tạo thúc đẩy các hoạt động KH&CN, trọng tâm là nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh, của khu vực vào thực tế sản xuất, đời sống, phục vụ tốt các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Đặc biệt, các địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong hoạt động KH&CN từ việc chia sẻ thông tin, phối hợp về công tác quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường…
Toàn cảnh Hội nghị giao ban Vùng KH&CN vùng ĐBSH lần thứ XII.
Trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu các sản phẩm của địa phương. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp, sáng tạo; phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ KH&CN. Chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chỉ thị 16/CT-TTg về nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4, đặc biệt là các địa phương được chọn thí điểm thực hiện (như Bắc Ninh, Hà Nam). Chủ động xây dựng chương trình/kế hoạch/đề án để triển khai thực hiện có hiệu quả những nội dung của Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” tại địa phương…
Về cơ chế chính sách, các địa phương tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách để huy động tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là chính sách hỗ trợ hợp lý để tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp đầu tư vào các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mà ở đó, doanh nghiệp giữ vai trò hạt nhân.
Về hoạt động nghiên cứu, các tỉnh cần quan tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cần tập trung giải quyết đồng bộ các khâu sản xuất theo chuỗi giá trị để phát triển và nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, có lợi thế của địa phương. Các chương trình KH&CN cần được xem xét, rà soát và tái cấu trúc để hoạt động nghiên cứu, triển khai đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn phát triển trong giai đoạn mới.
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp KH&CN. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được nêu trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ để tạo đột phá trong phát triển kinh – tế xã hội. Trong thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần hết sức chú trọng việc xây dựng các thiết chế trung gian (không gian khởi nghiệp, trung tâm tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp…) để hỗ trợ. Đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng các trung tâm khởi nghiệp quốc gia.
Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội: thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định 712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định về giảm thủ tục hành chính trong quản lý sản phẩm hàng hóa theo quy định của Chính phủ.
Lễ bàn giao công tác tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN Vùng ĐBSH lần thứ XIII giữa tỉnh Hải Dương và tỉnh Nam Định (trong ảnh: Thứ trưởng Phạm Công Tạc tặng hoa chúc mừng).