• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người
        • Tìm nguồn gốc ngôn ngữ nhờ di truyền học | Khoa học
        • Người tạo ra kỷ nguyên mới của di truyền học hiện đại
        • Di truyền học: ADN, Đột biến sinh học, Nhóm máu, Biến nạp, Di truyền, DNA polymerase, Phiên mã, Tam giác U, Gen, GMO, Mã di truyền, Thường biến – Livros na Amazon Brasil
        • Khi ánh sáng ‘bước chân’ vào di truyền học
        • Bệnh di truyền có thể được sàng lọc trước khi quyết định mang thai
    • Nguy cơ mắc bệnh di truyền ở trẻ nằm ở bộ gen của bố mẹ.
    • Bệnh di truyền ở trẻ có thể được phát hiện và sàng lọc
    • Xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền trước khi mang thai được thực hiện như thế nào?
      • Tư vấn di truyền
      • Xác định thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm di truyền
      • Yêu cầu xét nghiệm gen 
      • Lấy mẫu xét nghiệm tại các trung tâm xét nghiệm di truyền
      • Nhận kết quả xét nghiệm gen di truyền
      • Tư vấn thêm
    • Tư vấn di truyền và làm xét nghiệm ở đâu?
    • Làm gì khi bạn mang gen lặn có nguy cơ truyền cho con?
        • 8 đột biến di truyền biến người thường thành siêu nhân
        • Thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có di truyền không? Cách ngừa và giảm tỉ lệ di truyền?
      • | Hotline và zalo tư vấn miễn phí: 0934.288.144
      • | Tư vấn miễn phí online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<
      • Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?
      • | Hotline và zalo tư vấn miễn phí: 0934.288.144
      • | Tư vấn miễn phí online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<
      • Một số điều buộc phải lưu ý khi bị viêm da cơ địa di truyền
      • | Hotline và zalo tư vấn miễn phí: 0934.288.144
      • | Tư vấn miễn phí online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

    Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người

    Dẫn nhập:
    Thuật ngữ “người hiện đại về giải phẫu” dùng để chỉ tổ tiên xưa của chúng ta, mà hình thể khá giống nhân loại hiện nay; và để phân biệt họ với những loài cũng được gọi là “người” dựa trên các đặc trưng như tỷ lệ não so với cơ thể tăng và khả năng sở hữu nền văn hóa vật chất, bao gồm công cụ đá 1.
    Hóa thạch 2 triệu năm tuổi cho thấy, có thể người hiện đại tiến hóa từ người cổ, bao gồm người đứng thẳng (Homo erectus), người Heidelberg và người Neanderthal. Đó là lý do xuất hiện Thuyết tiến hóa trên nhiều vùng, cho rằng lịch sử loài người bắt đầu gần 2 triệu năm trước, khi người đứng thẳng rời khỏi châu Phi lần đầu tiên. Sau đó là hai cuộc đại di cư khác, xảy ra vào khoảng 650 ngàn năm (ứng với sự xuất hiện của người Heidelberg tại châu Âu và người Neanderthal tiến hóa từ họ tại châu Âu và Trung Á) và 130 ngàn năm trước (ứng với người Cro-Magnon, tức người hiện đại về giải phẫu) 2. Và sự hòa huyết thường xuyên giữa các vùng giúp toàn nhân loại không tách biệt nhau về mặt di truyền 3.




    /><br />
<br />
            </span> <span>Hộp sọ người hiện đại (trái) và người Neanderthal (phải)</span></td>
<p>
<br />
        </tr>
<p>
<br />
    </tbody>
<p>
<br />
</table>
<p><span>Ngược lại, Thuyết rời khỏi châu Phi cho rằng, người hiện đại chỉ liên quan với làn sóng di cư thứ ba khoảng 60 ngàn năm trước, theo những nghiên cứu mới về di truyền học. Và họ thay thế hoàn toàn những người cổ trước đó. Vì thế nó mang nhiều tên gọi như Thuyết rời khỏi châu Phi mới đây, Mô hình nguồn gốc duy nhất, Mô hình thay thế hay Giả thuyết nguồn gốc châu Phi mới đây.</span><br />
<span>Sự khác nhau giữa hai mô hình dẫn tới “cuộc tranh luận về nguồn gốc người hiện đại”. Trước kia, cuộc tranh luận tập trung vào bằng chứng hóa thạch và khảo cổ; nhưng từ 20 năm nay, di truyền học ngày càng có vai trò quan trọng. Phần lớn nghiên cứu tập trung phân tích hình thái biến đổi di truyền trong những người đang sống. Cụ thể hơn, chúng dựa trên thực tế, quá khứ tiến hóa sẽ để lại dấu vết khả kiến trong bộ gene của chúng ta. Nghiên cứu các “dấu gene” đó, có thể tái hiện sự tiến hóa theo thời gian và địa lý. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cố gắng phân tích các ADN cổ, như ADN của người Neanderthal, loại người tuyệt chủng 28 ngàn năm trước sau khi từng thống trị châu Âu và Trung Á hàng trăm ngàn năm. Qua đó có thể giúp trả lời câu hỏi, liệu người Neanderthal có để lại dấu vết trong bộ gene của chúng ta hay không. Nếu có, đó là bằng chứng của sự hòa huyết; nếu không, đó là bằng chứng cho thấy, chúng ta tiến hóa hoàn toàn riêng biệt, nếu các nguyên nhân khác được loại trừ (ví dụ tuy có hòa huyết, nhưng nếu số lượng người Neanderthal nhỏ thua 10 lần, gene của họ cũng đã biến mất) 4.</span></p>
<p><em><strong><span>Kỷ lục hóa thạch:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Vượn người tách khỏi các loài vượn khoảng 6-7 triệu năm trước. Hóa thạch của loài đi bằng hai chân có niên đại trên 6 triệu năm. Còn hóa thạch vượn người đi bằng hai chân tại châu Phi có tuổi khoảng 4.2 triệu năm. Loài vượn người này (đi thẳng, ít nhất trên mặt đất) có não không lớn hơn não vượn, nhưng mặt và răng lớn hơn. Người đứng thẳng (<em>H. erectus</em>) xuất hiện tại châu Phi 1.8 triệu năm trước, với tỉ lệ các chi giống người hiện đại, kích thước não tăng, răng nhỏ và biết dùng công cụ đá. Cho đến lúc đó, quá trình tiến hóa chủ yếu xảy ra tại châu Phi, nhưng một số <em>H. erectus</em> đã tới Đông Âu và Đông Nam Á khoảng 1.7 triệu năm trước. Một số <em>H. erectus</em> còn sống tại Đông Nam Á đến tận 27-54 ngàn năm trước, và có thể liên quan với người lùn <em>H. floresiensis</em>, sống ở đảo Flores phía Đông Indonesia 18 ngàn năm trước.</span><br />
<br />
<span>Hậu duệ của người đứng thẳng thuộc nhóm người cổ, đóng vai trò cầu nối giữa người ban đầu (<em>H. erectus</em>) và người hiện đại (<em>H. sapiens sapiens)</em>. Người cổ có kích thước não gần như người hiện đại, nhưng hộp sọ thấp hơn và có hình dạng khác, cũng như khuôn mặt lớn hơn. Trước họ được phân loại là người tinh khôn cổ (<em>H. sapiens cổ</em>), nhưng nay có xu hướng phân loại họ thành hai loài hay nhiều hơn. Nhiều nhóm trong đó được phân loại là người Heidelberg (<em>H. heidelbergensis</em>), từng sống tại châu Phi, châu Âu và có thể cả châu Á khoảng 800-200 ngàn năm trước. Ngoài ra là người Neanderthal, sống tại châu Âu và Trung Á đến tận 28 ngàn trước. Họ có khuôn mặt và hộp sọ khác người Heidelberg và người tinh khôn. Một số nhà nhân học xem họ là một chủng thuộc người tinh khôn (<em>H. sapiens neanderthalensis</em>), trong khi số khác lại xem họ như một loài riêng biệt (<em>H. neanderthalensis</em>).</span><br />
<br />
<em><strong><br />
<br />
<span>Các mô hình về nguồn gốc loài người:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Như viết ở trên, cốt lõi của cuộc tranh luận là vấn đề quan hệ giữa người cổ và người hiện đại. Họ tiến hóa hoàn toàn riêng biệt hay có sự hòa huyết ít nhiều với nhau?</span><br />
<br />
<span>Thực ra xem hai giả thuyết có tính đối ngược nhau là một quan niệm không chính xác. Trên thực tế chúng có một số điểm chung. Vì thế nhiều nhà nhân học kết hợp hai mô hình với nhau, tạo ra một số mô hình lai. Relethford (2001) gọi chúng là “các mô hình nguồn gốc chủ yếu từ châu Phi” 1. Theo đó thì các đặc trưng hiện đại về giải phẫu xuất hiện đầu tiên tại châu Phi (phù hợp với Thuyết rời khỏi châu Phi), nhưng sau đó có sự trộn gene với người cổ ngoài châu Phi (phù hợp với Thuyết tiến hóa đa trung tâm). Từng có quan niệm, người ngoài châu Phi góp 80% vào bộ gene chung; nhưng nay giới học giả thừa nhận, tỉ lệ đó không vượt 30%, thậm chí không quá 10% 4.</span><br />
<br />
<em><strong><br />
<br />
<span>Bằng chứng hóa thạch:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Bằng chứng hóa thạch có ủng hộ quan niệm người hiện đại xuất phát từ châu Phi trước khi di cư tới mọi vùng trái đất hay không? Một thời gian dài, các hóa thạch gợi ý rằng, sự xuất hiện người hiện đại tại châu Phi xảy ra khoảng 130 ngàn năm trước, dù còn nhiều tranh cãi về giải phẫu và thời gian cụ thể. Tuy nhiên đến nay bức tranh đã rõ ràng hơn nhiều, với việc phát hiện người <em>H. sapiens</em> idaltu vào năm 2003. Thêm nữa, người hiện đại tại Omo, Ethiopia, được định niên lại là 195 ngàn năm trước. Trong khi đó, sự xuất hiện người hiện đại ngoài châu Phi đều muộn hơn nhiều: 92 ngàn năm trước tại Trung Á, 60-40 ngàn năm trước tại Australia và 40-30 ngàn năm trước tại châu Âu. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, điều đó không mặc nhiên ủng hộ Mô hình thay thế, vì bài toán hòa huyết vẫn chưa thể loại trừ.</span><br />
<br />
<span>Một số bằng chứng khảo cổ gợi ý có sự hòa huyết, vì nhiều đặc tính giải phẫu bền vững với thời gian, cả ở người cổ và người hiện đại. Nhưng một số nhà nhân học cho rằng, đó là những đặc trưng được di truyền từ tổ tiên chung của người cổ và người hiện đại (tức từ khoảng 2 triệu năm trước). Đặc biệt hóa thạch 25 ngàn năm tuổi của em bé 4 tuổi tại Lagar Velho, Bồ Đào Nha, mang một số đặc trưng của người Neanderthal đã tuyệt chủng cho thấy, có thể hòa huyết là sự thật. Một số người không đồng ý như vậy, khi cho rằng, đó là em bé H. sapiens sapiens dị dạng do bệnh tật 5.</span></p>
<p><em><strong><span>Cây phả hệ di truyền:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Nhân học phân tử là một phân ngành nhân học chuyên dùng các phân tích phân tử và di truyền để khám phá nguồn gốc và tiến hóa loài người hay để phân loại và xem xét quá trình tiến hóa của các động vật nhân hình. Nó bắt nguồn từ Thế chiến I, khi hai thầy thuốc tại thành phố Thessaloniki, Hy Lạp, nhận thấy rằng thương binh bị tai biến truyền máu phụ thuộc vào quốc tịch. Đầu những năm 1950, Cavalli-Sforza nghiên cứu sự khác biệt di truyền giữa các tộc người bằng cách khảo sát protein đặc trưng cho các nhóm máu. Khác biệt ở protein phản ánh sự khác biệt trong hệ gene mã hóa chúng.</span><br />
<br />
<span>Sau đó giới nghiên cứu quan tâm chủ yếu tới ADN, yếu tố mang thông tin di truyền. Ngoài ADN trong nhân tế bào chiếm phần chủ yếu, còn có ADN trong ti thể, bào quan chuyên tạo năng lượng cho tế bào. Các ADN này đảm trách việc tổng hợp 37 protein mà ti thể cần để sinh năng lượng. Được biết từ 1963, nhưng vai trò của chúng, đặc biệt trong nhân học phân tử, chỉ được biết trong thập niên 1980. Chúng được di truyền theo đường mẹ con.</span><br />
<br />
<span>Năm 1987, trên tạp chí Nature, dựa trên kết quả nghiên cứu ADN ti thể của các tộc người khác nhau, ba nhà khoa học Cann, Stoneking và Wilson đưa ra một phát hiện chấn động dư luận: Toàn bộ nhân loại trên trái đất hiện nay là hậu duệ của một người phụ nữ sống tại Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước. Đó là nàng Eva ti thể, theo cách tôn xưng của giới truyền thông 6.</span><br />
<br />
<span>Đứng trước sự phê phán, năm 2000, Nature đăng tải công trình của Ingman và đồng sự, trong đó họ lặp lại được những kết quả chính của ba nhà khoa học nói trên với niên đại 172 ± 52 ngàn năm.</span><br />
<br />
<span>Cuối thế kỉ trước, khoa học bắt đầu quan tâm tới ADN trong nhiễm sắc thể Y, loại nhiễm sắc thể qui định giới tính nam, do cha truyền cho con trai. So với ADN ti thể, ADN nhiễm sắc thể Y mang nhiều nucleotide hơn gấp hàng ngàn lần (hàng chục triệu so với 16 ngàn), nên có thể tăng cường độ chính xác khi tìm kiếm sự khác biệt di truyền giữa các tộc người. Để làm điều đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hàng trăm dấu gene, là vị trí ADN có những đột biến đặc trưng cho một nhánh tiến hóa cụ thể trong cây phả hệ gene.</span><br />
<br />
<span>Nghiên cứu của Spencer Wells, hiện lãnh đạo Đề án bản đồ gene do Hội địa lý quốc gia Mỹ, hãng IBM và Quĩ gia đình Waitt tài trợ (dùng 40 triệu USD nghiên cứu ADN của 100 ngàn người trên khắp hành tinh cho đến năm 2010), cho thấy, toàn thể nam giới trên hành tinh hiện nay đều có nguồn gốc từ người đàn ông duy nhất sống tại Đông Phi 60 ngàn năm trước. Đó là chàng Adam nhiễm sắc thể Y, đối tác của nàng</span><br />
</p>
<table width=

    /><br />
<br />
            </span>
</p>
<p><span>Sáng tạo nghệ thuật hơn 30 ngàn năm trước là một ưu thế sinh tồn của người hiện đại</span></p>
<p>
            </td>
<p>
<br />
        </tr>
<p>
<br />
    </tbody>
<p>
<br />
</table>
<p><span>Eva ti thể sống từ hơn 100 ngàn năm trước đó 7. (Kinh Thánh xem Adam và Eva là hai người đầu tiên trên thế giới; còn tại Đông Phi có nhiều Adam và Eva, nhưng chỉ Adam của Wells và Eva của Cann mới có hậu duệ hiện đang tồn tại. Con cháu của các Adam và Eva khác đều đã tuyệt chủng. Và cũng không có hiện tượng thắt cổ chai trong dân số tại các thời điểm khảo sát). Eva của Cann và Adam của Wells được gọi là tổ tiên chung gần nhất (TTCGN) của loài người, theo các tiêu chí ADN ti thể và ADN nhiễm sắc thể Y. Cần lưu ý rằng, từng hệ tiêu chí có TTCGN của riêng mình.</span><br />
<span>Đầu thế kỉ 21, khi hoàn tất bản đồ gene người, với ba tỉ “chữ cái” (nucleotide) trong toàn bộ gene, khoa học có thêm một công cụ mạnh mẽ để nghiên cứu nguồn gốc và tiến hóa loài người. Bằng cách so sánh bộ gene của các tộc người, có thể biết sự tiến hóa giữa họ theo thời gian và địa lý với độ chính xác cao hơn hai kĩ thuật trước đó rất nhiều 8.</span><br />
<span>Các kĩ thuật di truyền khẳng định ưu thế của Thuyết rời khỏi châu Phi, nhất là khi biết giữa các loài tinh tinh chỉ tại châu Phi còn có sự biến đổi ADN ti thể và gene nhiễm sắc thể Y lớn hơn sự biến đổi di truyền trong toàn thể loài người, bất chấp địa bàn phân bố của tinh tinh hẹp hơn địa lý phân bố của loài người rất nhiều. Nói cách khác, người hiện đại có sự đồng nhất rất cao về mặt di truyền, cho thấy nhiều khả năng họ có chung nguồn gốc. Theo Pearson, Đại học New Mexico, Mỹ, giả thuyết người hiện đại thay thế hoàn toàn người cổ là cách giải thích đơn giản nhất cho thực tế đó.</span><br />
<span>Kĩ thuật di truyền cũng chứng tỏ, 60 ngàn năm trước, số lượng người hiện đại trên toàn hành tinh chỉ khoảng 10 ngàn trong độ tuổi sinh sản 4.</span></p>
<p><em><strong><span>Các cuộc di cư chủ yếu:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Theo những công bố mới nhất của Đề án bản đồ gene, hành trình chiếm lĩnh trái đất của người tinh khôn (Homo sapiens) có thể miêu tả lại như sau 9, 10:</span><br />
<br />
<span><em>· 200.000-60.000 năm trước:</em> Người hiện đại tiến hóa tại Đông Phi. Bắt đầu có một số cuộc di cư nội châu Phi và vượt biển Đỏ sang Trung Đông. Người vượt biển hoặc bị diệt vong hoặc quay lại cố hương khi đối mặt với người Neanderthal (cuộc chạm trán lần thứ nhất).</span><br />
<br />
<span><em>· 60.000-55.000 năm trước:</em> Vượt biển Đỏ tại eo Bab el Mandeb sang Yemen rồi men theo bờ biển Ấn Độ Dương tới lục địa Sunda (gồm vùng Đông Nam Á chưa bị biển ngăn cách) rồi đi tiếp tới Australia. Ngoài ra là các nhánh tới Cận Đông và Trung Á. Tất cả các cuộc di cư này đều được nhận chân nhờ dấu gene M*. Từ Ả-rập Xê-út có hai nhánh quay ngược về Bắc và Đông Phi (dấu gene đặc trưng là M1).</span><br />
<br />
<span>·<em> 55.000-40.000 năm trước:</em> Đây là thời kì dư cư điển hình của người hiện đại. Một nhóm từ vài trăm tới một vài ngàn người tinh khôn (dấu gene M168) vượt biển Đỏ rồi tách đôi tại Trung Đông. Một nhánh (dấu gene M174) đến Sunda, lên Đông Bắc Á, tới Siberia và Mông Cổ, trước khi vòng xuống Tây Nam Trung Quốc. Nhánh thứ hai hoặc tới Bắc Âu (dấu gene R) hoặc tới Trung Á (Bắc Afganistan). Từ đây Homo sapiens đi xuống Đông Nam Á và châu Úc (dấu gene B); xâm nhập miền Trung (dấu gene F) và Nam</span><br />
</p>
<table width=

     /><br />
<br />
            </span> <span>Các cuộc di cư dựa trên ADN nhiễm sắc thể Y (màu xanh) và ADN ti thể (màu vàng)</span></td>
<p>
<br />
        </tr>
<p>
<br />
    </tbody>
<p>
<br />
</table>
<p><span>Trung Quốc (dấu gene B); ngược lên Mông Cổ, Altai (Siberia) và Bắc Trung Quốc (dấu gene A, B, F). Nhiều nhánh vượt Siberia qua eo Bering để tới Bắc và Nam Mỹ (dấu gene A, B, C, D).</span><br />
<span>Và họ tiếp tục xâm nhập Trung Á (M9); Ấn Độ (M69); theo bờ biển tới Sunda trước khi sang Philippines và Australia, cũng như lên Đông Bắc Á, vào Siberia, đồng thời theo bờ Thái Bình Dương sang Tây Bắc Mỹ (đều mang dấu gene M130)</span><br />
<span><em>· 40.000-35.000 năm trước:</em> Từ Trung Á tới châu Âu (M173), Trung Âu và bán đảo Iberia (M343), một nguyên nhân khiến người Neanderthal tuyệt chủng (cuộc chạm trán lần thứ hai, với kết quả ngược với lần thứ nhất). Cũng từ Trung Á, họ tiếp tục xâm nhập Tây Bắc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc (M175),</span><br />
<span><em>· 35.000-30.000 năm trước: </em>Từ Tây Nam Trung Quốc, Homo sapiens tới Đài Loan (M119), Indonesia, Triều Tiên và Nhật Bản (cùng mang dấu gene P31).</span><br />
<span><em>· 20.000-10.000 năm trước:</em> Từ Đông Á, người tinh khôn di cư tới Tây Bắc Mỹ (M217). Từ Bắc Afganistan, người hiện đại di cư lên Bắc Âu (LLY22), qua Siberia tới Alaska (M242), rồi tới Bắc và Nam Mỹ (M3). Từ Đông Nam Á, họ đi tới châu Đại Dương (M4); còn từ Nam Trung Quốc, họ ngược lên tới Hoàng Hải (M122).</span><br />
<span>Đó là mốc thời gian và địa lý của những cuộc di cư chủ yếu. Thông tin chi tiết hơn có thể tìm tại địa chỉ www.nationalgeographic.com trên mạng.</span></p>
<p><em><strong><span>Nghiên cứu của Templeton:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Bằng chứng di truyền học giúp Thuyết rời khỏi châu Phi giành được sự thắng thế hoàn toàn trước Thuyết tiến hóa đa vùng? Không hẳn như vậy, mà nghiên cứu của Templeton là minh họa điển hình 2,11.</span><br />
<br />
<span>Là người thách thức Thuyết rời khỏi châu Phi, Templeton khảo sát 25 vùng ADN, gồm ADN ti thể, ADN nhiễm sắc thể Y, 11 dấu gene gắn với nhiễm sắc thể X và 12 dấu gene dùng ngày 6 triệu năm tuổi khi người và tinh tinh bắt đầu tách nhau để định chuẩn. Kết quả cho thấy 15 dấu gene chứng tỏ sự di cư; và niên đại của các cuộc di cư không phù hợp với giả thuyết rời khỏi châu Phi chỉ một lần. Thay vào đó là ba cuộc đại di cư vào ba thời điểm khác nhau: 1) khoảng 1.9 triệu năm trước ; 2) khoảng 650 ngàn năm trước: và 3) khoảng 130 ngàn năm trước.</span><br />
<br />
<span>Điều đáng nói là kết quả của Templeton phù hợp với bằng chứng hóa thạch. Cuộc di cư thứ nhất ứng với sự xuất hiện và lan tỏa của người đứng thẳng (H. erectus). Cuộc di cư thứ hai ứng với sự gia tăng kích thước hộp sọ khoảng 700 ngàn năm trước và phù hợp với sự xuất hiện của người Heidelberg. Làn sóng di cư cuối cùng ứng với người hiện đại về giải phẫu. Vì thế Templeton kết luận, giả thuyết thay thế không phù hợp, vì dấu gene người cổ vẫn lưu truyền đến tận hôm nay.</span><br />
<br />
<span>Không phải ai cũng đồng ý với Templeton 4. Nghiên cứu của Takahata, Lee và Satta (2001) cho thấy, tỉ lệ dân số châu Phi so với Á – Âu khoảng 9:1. Với 10 ngàn người châu Phi, dân số Á – Âu chỉ là 1.000 người trong tuổi sinh sản. Trong không gian địa lý quá rộng lớn, nhân số nhỏ như vậy không đủ để họ sống sót. Còn những dấu gene có tuổi hơn 200 ngàn năm thì xuất phát từ tổ tiên chung của người đứng thẳng và người hiện đại khoảng 2 triệu năm trước, chứ không phải từ người Heidelberg hay người Neanderthal 11.</span></p>
<p><em><strong><span>Số phận người Neanderthal:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Trước làn sóng di cư từ Trung Á về phía Tây Âu của người hiện đại, người Neanderthal lùi dần về bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay) trước khi tuyệt chủng 28 ngàn năm trước. Nguyên nhân của biến cố này là một thách thức đối với khoa học hiện đại.</span><br />
</p>
<table width=

    /><br />
</p>
<p><span>Người Neanderthal theo phục dựng của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ</span></p>
<p>
            </td>
<p>
<br />
        </tr>
<p>
<br />
    </tbody>
<p>
<br />
</table>
<p><span>Theo Wynn và Coolidge (2008), người Neanderthal tuyệt chủng vì họ không có năng lực tinh thần như người hiện đại 12. Bằng chứng khảo cổ cho thấy, công cụ đá của họ không hề cải tiến suốt 200 ngàn năm. Điều đó chứng tỏ người Neanderthal thiếu năng lực phát minh. Trong lúc đó, người hiện đại tạo ra các bức bích họa hoành tráng tại nhiều hang động khắp châu Âu, như hang Lascaux hay Chauvet tại Pháp, từ hơn 30 ngàn năm trước. Vì thế người Neanderthal thua trong cuộc đấu tranh sinh tồn, nhất là khi họ đủ trí tuệ để nhận biết và lo lắng trước ưu thế của người hiện đại. Nói cách khác, sự thua kém trong năng lực trí tuệ và sự căng thẳng trường diễn đã giết chết những người xấu số đó, cho dù giữa họ và người hiện đại dường như không có đụng độ vũ trang.</span><br />
<span>Vậy người hiện đại và người Neanderthal có hòa huyết hay không? Hiện Viện nhân học tiến hóa Max Planck tại Leipzig, Đức, cùng Công ty Khoa học sự sống 454 tại Connecticut, Mỹ, đang giải mã bộ gene từ hóa thạch xương người Neanderthal 40 ngàn năm tuổi tìm thấy tại Croatia. Theo Stix, Scientific American, July 2008, câu trả lời sẽ có trong vòng 12 tháng tới 3. Khi đó sẽ biết, trong mỗi chúng ta có dấu vết di truyền của người Neanderthal hay không.</span></p>
<p><em><strong><span>Kết luận:</span></strong></em><br />
<br />
<span>Từ những điều đã trình bày, có thể rút ra các kết luận như sau:</span><br />
<br />
<span>1. Có hai giả thuyết về nguồn gốc loài người là Thuyết rời khỏi châu Phi và Thuyết tiến hóa trên nhiều vùng.</span><br />
<br />
<span>2. Thuyết rời khỏi châu Phi cho rằng người hiện đại tiến hóa tại châu Phi 200 ngàn năm trước rồi tỏa ra khắp hành tinh khoảng 60 ngàn năm trước; họ thay thế hoàn toàn những người có trước như người Heidelberg hay người Neanderthal.</span><br />
</p>
<table width=

      src=

    Công cụ đá của người Neanderthal hầu như không cải tiến trong suốt 200 ngàn năm

    3. Thuyết tiến hóa trên nhiều vùng xem người hiện đại xuất hiện tại nhiều vùng và sự trộn gene thường xuyên giữa các vùng giúp cả nhân loại đồng nhất về mặt di truyền.
    4. Một số nhà nghiên cứu hợp nhất hai giả thuyết thành Thuyết nguồn gốc chủ yếu từ châu Phi, xem người hiện đại xuất hiện tại châu Phi trước khi di cư tới các lục địa khác. Tại đó họ hòa huyết với những người có trước, với phần đóng góp ngoài châu Phi vào bộ gene chung không quá 10%.
    5. Các kĩ thuật di truyền khẳng định ưu thế của Thuyết rời khỏi châu Phi, nhưng cũng không loại trừ khả năng trộn gene giữa người hiện đại và người Neanderthal. Lời giải đáp có thể có trong vòng 12 tháng, kể từ tháng 7-2008.


    Vĩ thanh:

    Từ 2004, nhà văn Hà Văn Thùy, vốn được đào tạo chính qui về sinh học, hăng hái tuyên truyền cho giả thuyết, từ 40.000 năm trước, người Việt đã lên khai phá lục địa Trung Hoa. Vì thế người Việt là nguồn gốc của người Hán, tiếng Việt là chủ thể của tiếng Hán, và người Việt sáng tạo nhiều thành tựu văn hóa vẫn được xem là của người Hán 13. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống mà Kim Định, Lê Mạnh Thát và một vài tác giả khác đã xây dựng nền móng, với một chiều kích hoàn toàn mới, cao rộng hơn rất nhiều.
    Không khó để thấy sai lầm của tác giả, vì ông lập thuyết chủ yếu dựa trên cuốn Địa Đàng phương Đông: Lục địa Đông Nam Á bị chìm, một cuốn sách phổ biến khoa học không được đánh giá cao của Oppenheimer, chuyên gia nhi khoa nhiệt đới người Anh 14; và diễn giải sai công trình về bộ gene người Trung Quốc của Chu và 16 đồng tác giả đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science, ngày 29-9-1998 15.
    Oppenheimer cho rằng con đường phía Nam, từ châu Phi qua biển Đỏ rồi men theo bờ Ấn Độ Dương tới lục địa Sunda (vùng Đông Nam Á lúc chưa bị nước biển nhấn chìm như hiện nay), là con đường di cư chủ yếu từ 80-90 ngàn năm trước. Từ đây người tinh khôn tỏa ra khắp thế giới; nên Đông Nam Á được gọi là Địa Đàng phương Đông.
    Nghiên cứu trong 10 năm qua, tính từ thời điểm công bố hai công trình mà Hà Văn Thùy dùng để lập thuyết, cho thấy, đó là quan điểm sai lầm về thời gian (60.000 năm trước mới có đợt di cư quyết định cuối cùng) và địa lý. Theo Wells và nhiều người khác, con đường phía Bắc, từ Trung Đông lên Trung Á (Bắc Afganistan) mới là hành trình chủ yếu. Khoảng 90% dân cư ngoài châu Phi hiện nay là hậu duệ của những nhà thám hiểm con đường này từ 50-40 ngàn năm trước 16.
    Vậy người Hán có nguồn gene chủ yếu từ đâu? Chủ yếu từ người Mongoloid phương Bắc (có nguồn gốc Altai thuộc Siberia; Trung Á; và Đông Nam Á, mà ban đầu cũng từ Trung Á), và từ người Mongoloid phương Nam (hậu duệ của người Mongoloid phương Bắc di cư xuống Tây Nam Trung Quốc, Tây Bắc Đông Nam Á. Người Việt có thể có nguồn gốc Mongoloid là vì vậy 17).

    Tài liệu tham khảo

    1. Relethford JH (2008), Genetic evidence and the modern human origins debate, Nature Heredity, 100: 555-563

    2. Templeton AR (2002), Out of the Africa again and again, Nature, 416: 45-51

    3. Stix G (2008), Traces of a distant past, Scientific American, July 2008, pp 38-45

    4. Pearson OM (2004), Has the combination of genetic and fossil evidence solved the riddle of modern human origins?, Evolutionary Anthropology, 13: 145-159

    5. Weaver TD, Roseman CC (2008), New developments in the genetic evidence for modern human origins, Evolutionary Anthropology, 17: 69-80

    6. Mitochondrial Eve, Wikipedia, the free encyclopedia, at www.wikipedia.com

    7. Y-chromosomal Adam, Wikipedia, the free encyclopedia, at www.wikipedia.com

    8. Wade N (2006), Before the Dawn: Recovering the Lost History of Our Ancestors, Penguin

    9. Atlas of the Human Journey, at www.nationalgeographic.com

    10. Wells S (2007), Deep Ancestry: Inside the Genographic Project, Natl Geographic

    11. Desalle R, Tattersall I (2008), Human Origins: What Bones and Genomes Tell Us about Ourselves, Texas A. & M. Univ. Press

    12. Wynn T, Coolidge FL (2008), A stone-age meeting of minds, American Scientist, vol 96, 1: 44-51

    13. Hà Văn Thùy (2008), Rời khỏi Địa Đàng hay hành trình chiếm lĩnh Trái đất, Văn nghệ, 19-4-2008

    14. Stephen Oppenheimer, Wikipedia, the free encyclopedia, at www.wikipedia.com

    15. Chu JY, Huang W, Kuang SQ, et al (1998), Genetic ralationship of populations in China, PNAS, vol 75, pp 11763-11768

    16. Spencer Wells, Wikipedia, the free encyclopedia, at www.wikipedia.com

    17. Ballinger SW, Schurr TG, Torroni A, et al (1992), Southeast Asian mitochondrial DNA analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migrations, Genetics, 130: 139-152

    Tìm nguồn gốc ngôn ngữ nhờ di truyền học | Khoa học

    Nhưng chữ viết cũng chỉ hé lộ thông tin về ngôn ngữ từ 5.000-6.000 năm nay thôi”. Chính vì những trở ngại này, các nhà khoa học đã không còn nghĩ đến việc tìm hiểu gốc gác của ngôn ngữ từ cuối thế kỷ XIX. Vấn đề chỉ thật sự được nghiên cứu trở lại từ khoảng 10 năm nay, nhờ những tiến bộ của các ngành nhân chủng học, di truyền học. Chẳng hạn, việc tìm ra FOXP2, loại gien khi bị đột biến sẽ dẫn đến những rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng đã mở ra những hướng nghiên cứu mới. Các nhà khoa học đã xác định được các “vết tích” đột biến của gien này trong gien người từ 200.000 năm nay nhưng không tìm thấy ở các loài khỉ nhân hình.

    Bài viết mới đây trên tạp chí Science của GS Quentin Atkinson, thuộc Đại học Auckland (New Zealand) cho thấy một số phương pháp nghiên cứu di truyền học có thể áp dụng trên ngôn ngữ học. Từ nhận định “các dân tộc càng nhỏ thì tiếng nói riêng càng ít âm vị”, giáo sư Atkinson nhận ra sự tương đồng với “hiệu ứng tổ phụ” của di truyền học. Ông giải thích: “Trong di truyền học, khi một bộ phận dân cư tách ra khỏi cộng đồng ban đầu để khai phá và làm chủ một vùng đất mới sẽ xảy ra “hiệu ứng tổ phụ”. Con cháu nhóm dân cư “tổ phụ” nhỏ bé này nhiều khả năng có thông tin di truyền ít đa dạng hơn so với cộng đồng khởi nguồn”.

    Sự đa dạng của âm vị trong ngôn ngữ cũng tương tự như thế. Quá trình chinh phục địa cầu của tổ tiên loài người cũng dẫn đến “hiệu ứng tổ phụ” cho ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các dân tộc sống biệt lập tại những hòn đảo nhiệt đới ở khu vực Thái Bình Dương hoặc Nam Mỹ có tiếng nói ít âm vị nhất, phù hợp với các cuộc di dân chỉ vài ngàn năm trở lại đây. Trong khi đó, các ngôn ngữ có âm vị đa dạng nhất thuộc khu vực hạ Sahara của châu Phi. Điều này cho thấy nguồn gốc của ngôn ngữ con người có thể ở châu lục này, trước khi biến đổi và phát triển theo các cuộc di cư vào 50.000-70.000 năm trước. Như vậy, sự phân bố ngôn ngữ phù hợp với di truyền học đã củng cố thêm giả thuyết cái nôi của nhân loại ở châu Phi.

    Lan Chi

    Người tạo ra kỷ nguyên mới của di truyền học hiện đại

    Nếu Gregor Mendel được coi là cha đẻ của di truyền học cổ điển thì nhà sinh lý học và di truyền học nổi tiếng của Mỹ, tiến sĩ Thomas Hunt Morgan, được coi là cha đẻ của di truyền học hiện đại.

    Với những đóng góp to lớn trong việc tìm ra yếu tố di truyền, ông đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong di truyền học, xây dựng thuyết di truyền nhiễm sắc thể và đề ra khái niệm về gen.

    Tiến sĩ Thomas Hunt Morgan.

    Cách đây gần 70 năm, ngày 4/12/1945, cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại, tiến sĩ Thomas Hunt Morgan đã qua đời, hưởng thọ 79 tuổi.

    Thomas Hunt Morgan sinh ngày 25/9/1866 ở Lexington, bang Kentucky nước Mỹ trong một gia đình danh gia vọng tộc. Ngay từ khi còn bé, Thomas Morgan đã thích thiên nhiên, sưu tầm trứng chim và xương hóa thạch.

    Năm 1887, Morgan tốt nghiệp cử nhân khoa học ở Đại học Kentucky và vào làm ở Phòng thí nghiệm vùng biển ở Annisquam. Ba năm sau, Morgan bảo vệ Luận án tiến sĩ về bào thai học của con nhện biển ở Đại học Johns Hopkins.

    Năm 1891, khi mới 25 tuổi, Morgan đã trở thành Giáo sư ở Trường Đại học Tổng hợp bang Columbia ở Mỹ.

    * Cha đẻ của di truyền học hiện đại

    Trong thời gian đầu nghiên cứu di truyền ở Khoa Sinh vật Đại học Columbia, Morgan chuyên nghiên cứu về phôi sinh học thực nghiệm. Sau đó, ông chuyển dần sang nghiên cứu về các vấn đề di truyền.

    Năm 1909, Morgan quyết định chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu, vì ruồi giấm là loài dễ nuôi, sinh sản nhanh, dễ phân biệt đực cái. Và ông là người đầu tiên sử dụng ruồi giấm vào việc nghiên cứu di truyền.

    Morgan đã chọn hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân đen cánh cụt và thân xám cánh dài, tiếp đó là ruồi giấm mắt đỏ và ruồi dấm mắt trắng để cho lai nhau.

    Thomas Morgan trong phòng nghiên cứu ruồi giấm.

    Cùng với các học trò là C. B. Briges, A. H. Sturtevant, H. J. Mũller, Morgan đã làm cho di truyền học đạt được những bước tiến lớn. Bằng các thực nghiệm trên hàng chục vạn con ruồi giấm, Morgan phát hiện ra chúng có tới bốn trăm đột biến và chia ra bốn nhóm di truyền riêng biệt, tương ứng với các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể.

    Kết quả này đã làm sáng tỏ cơ chế tế bào của các định luật Mendel và cơ sở di truyền của sự đào thải tự nhiên. Nhờ vậy, Morgan lập được bản đồ phân bố gen trên các thể nhiễm sắc.

    Năm 1910, Morgan công bố công trình “Nhân tố di truyền”, xác nhận các ”nhân tố di truyền” đó là có thật, nhìn được dưới kính hiển vi, dưới dạng những cấu trúc cụ thể gọi là gen, xếp hàng trên các đơn vị vật chất có số lượng xác định đối với mỗi sinh vật và gọi là nhiễm sắc thể.

    Năm 1915, Morgan xuất bản cuốn “Cơ chế của di truyền học Mendenl” để chứng minh sự đúng đắn về căn bản của quy luật mà Mendel đã phát hiện vào nửa thế kỷ về trước trong tu viện ở Bruno. Morgan còn làm sáng tỏ cơ chế và quy luật các đột biến ngẫu nhiên và nhân tạo ở ruồi dấm, dưới tác động của các tác nhân ”tạo đột biến”, như nhiệt độ, phóng xạ và các hóa chất.

    Năm 1926, Morgan lại cho xuất bản tác phẩm “Học thuyết về gen” để trình bày rõ và sâu hơn nữa về cơ sở vật chất (nhiễm sắc thể và gen) của tính di truyền.

    Những phát minh của Morgan cho thấy, tạo hóa sử dụng cùng một cơ chế cho con người cũng như cho sinh vật cấp thấp.

    * Thomas Hunt Morgan và những công trình khoa học kinh điển về di truyền

    Trong suốt sự nghiệp xuất sắc của mình Thomas Morgan đã viết 22 cuốn sách và 370 bài báo khoa học. Ông đã để lại cho nhân loại những công trình khoa học là những sách kinh điển về di truyền như: Cơ sở vật chất của tính di truyền (The Physical Basis of Heredity, 1919); Di truyền của ruồi giấm (The Genetics of Drosophila, 1925); Lý thuyết về gen (The Theory of the Genes , 1926); Phôi học thực nghiệm (Experimental embryology, 1927); Cơ sở khoa học của tiến hóa (The Scienntific Basis of Evolution, 1932); Phôi học và di truyền học (Embryology and Genetics, 1933).

    Viện Hoàng gia Karolinska đã đánh giá rất cao đóng góp của Morgan: “Những nghiên cứu về di truyền ở người đã sử dụng nhiều đến các khảo sát của Morgan. Không có chúng thì gen học cũng như học thuyết ưu sinh ở người hiện nay không thực hiện được”.

    Các công trình nghiên cứu của Morgan đã đem lại cho ông nhiều vinh quang ngay lúc sinh thời như được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nga năm 1924 (lúc 58 tuổi), được bầu làm Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Mỹ (từ năm 1927 đến năm 1931), được mời làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô từ năm 1932. Đặc biệt, Morgan đã được trao tặng Giải thưởng Nobel về sinh lý học năm 1933, lúc ông 67 tuổi.

    Vào ngày 4/12/1945, cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại, tiến sĩ Thomas Hunt Morgan đã qua đời, hưởng thọ 79 tuổi.
    Từ năm 1981, Hội Di truyền học Mỹ đã lập giải thưởng mang tên Thomas Hunt Morgan để trao tặng cho những người có đóng góp suốt đời vào lĩnh vực di truyền học.


    TTTL/TTXVN

    Di truyền học: ADN, Đột biến sinh học, Nhóm máu, Biến nạp, Di truyền, DNA polymerase, Phiên mã, Tam giác U, Gen, GMO, Mã di truyền, Thường biến – Livros na Amazon Brasil

    Khi ánh sáng ‘bước chân’ vào di truyền học

    Việc mong mỏi kích hoạt trở lại được những tế bào mất chức năng để trả lại chức năng bình thường của cơ thể là một mơ ước cháy bỏng. Cho đến nay, chưa có biện pháp khả dĩ nào có thể tái kích hoạt những tế bào tụy tiết đủ insulin hay những tế bào thần kinh khắc phục được bệnh Alzheimer… Nhưng con người chưa bao giờ bó tay, vẫn thử dùng mọi cách, kể cả ánh sáng để làm thay đổi điều này.

    Thử nghiệm với tế bào mắt

    Xung quanh chúng ta có quá nhiều thứ mà thiên nhiên ban tặng mà có lẽ thứ độc đáo nhất là ánh sáng. Trong thành phần và công dụng của nó, đến nay con người  vẫn chưa khám phá hết.

    Thế nhưng, chưa bao giờ con người chịu dừng bước trước các sự kiện của thiên nhiên. Tất cả những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta đều là những sự kiện vô cùng kỳ lạ với khoa học.

    Xuất phát từ một sự kiện hết sức đơn giản, cứ có ánh sáng là chúng ta nhìn được mọi thứ, người ta nảy ra câu hỏi tại sao ánh sáng lại giúp chúng ta nhìn được. Cơ chế cơ bản là protein rhodopsin đã nảy ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học. Ánh sáng có thể giúp mắt nhìn thấy mọi thứ, vậy liệu rằng ánh sáng có kích thích các tế bào khác không? Nếu không thì có cách nào có thể giúp cho ánh sáng thực hiện điều này?

    Từ những ý tưởng gần như là không tưởng trên, người ta đã tiến hành thử nghiệm để tạo ra những protein nhạy sáng, tức là những protein có khả năng hoạt hoá khi có ánh sáng kích thích giống như tế bào của mắt vậy. Thí nghiệm được thực hiện tại Viện Công nghệ Federal (Thụy Sĩ). Người ta tiến hành “cài” một đoạn gen mã hoá cho việc tổng hợp một protein nhạy sáng vào tế bào thường. Gen này được lấy từ tế bào võng mạc. Sau đó quan sát sự hoạt động của tế bào khi có ánh sáng. Kết quả là tế bào có khả năng tổng hợp nên những protein nhạy sáng y hệt như tế bào của mắt.

    Dựa trên kết quả này, các protein nhạy sáng sẽ làm gia tăng nồng độ canxi trong nội bào. Nồng độ canxi cao, thông qua một protein trung gian, sẽ kích hoạt những gen đặc thù. Như vậy, thực chất là người ta sử dụng những đoạn gen nhạy sáng để kích hoạt gián tiếp những gen đích cần can thiệp, chẳng hạn như những đoạn gen chịu trách nhiệm chế tiết hormon. Công cuộc tạo một tế bào nhạy sáng có tính năng giống với tế bào mắt đã hoàn toàn thành công. Các nhà khoa học đã kiểm định và thấy rõ ràng là không hề sai lạc, thậm chí còn thấy nếu chúng ta tăng cường độ và thời gian chiếu sáng thì có thể làm tăng số lượng và thời gian hoạt hoá của gen.

    Nhưng liệu những tế bào nhạy sáng này có mang lại lợi ích nào không? Điều này cần phải được thử nghiệm.

     src=
     

     

     Hoạt hóa tế bào bằng ánh sáng

    Dùng ánh sáng điều hoà đường huyết

    Trả lời cho câu hỏi là liệu những tế bào nhạy sáng hoá có giá trị như thế nào? Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm với những con chuột bị đái tháo đường bằng cách tiến hành tạo ra những tế bào nhạy sáng chuyên tiếp nhận ánh sáng để tổng hợp ra insulin, một hormon giúp điều trị bệnh đái tháo đường.

    Cuộc thử nghiệm đầu tiên là thử nghiệm ngay dưới da. Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã cấy ghép những tế bào này vào dưới da của những con chuột. Sau đó, áp dụng lý thuyết ánh sáng, người ta chiếu ánh sáng vào vùng da cấy chuyển. Thật bất ngờ, sau khi được tiếp xúc với ánh sáng thì các tế bào này đã hoạt hoá. Bằng chứng là nồng độ insulin tăng lên rõ rệt và nồng độ đường máu giảm ấn tượng mặc dù chưa như mong muốn. Song đó là một tín hiệu hết sức khả quan.

    Qua thử nghiệm cho thấy,  với những tế bào cấy chuyển dưới da thì ánh sáng cho hiệu quả rất khả quan, nhưng liệu rằng khi cấy những tế bào này vào sâu trong tụy thì có ý nghĩa gì không? Nhằm để kiểm chứng hoá, người ta đã bao bọc tế bào này bằng một nguyên liệu có độ phản quang cao. Sau đó, cấy chuyển bọc tế bào này vào sâu trong bụng, có kèm theo một đường cáp quang nhỏ để dẫn ánh sáng. Kết quả thu được cũng vô cùng lý thú, chẳng khác gì so với cấy chuyển ngoài da.

    Hướng mở cho nhiều bệnh

    Tính hiệu quả của biện pháp cấy chuyển tế bào nhạy sáng với bệnh đái tháo đường đã đặt ra một cửa ngõ thành công đáng kể của y học. Đó là thay vì tìm cách hoạt hoá những tế bào kém cỏi không còn khả năng tiết insulin, người ta có thể sử dụng những tế bào hoàn toàn độc lập để thực hiện thay điều này, chỉ cần có sự kích thích ánh sáng thông thường ở một liều như ánh sáng nhìn thấy. Người ta cũng không cần phải áp dụng liệu pháp tế bào gốc vốn đang có những nguy cơ chưa lường trước được.

    Sự thành công này của kỹ thuật di truyền có thể sẽ mở sang một chương mới cho y học. Bởi lẽ những vấn đề nan giải của hệ thần kinh xuất phát từ lý do tế bào ỳ ra và suy giảm chức năng có thể can thiệp bằng liệu pháp ánh sáng. Cũng biết đâu được các chứng bệnh vô sinh do teo tinh hoàn hay teo buồng trứng lại có thể phục hồi được bằng biện pháp này.

    Tương lai của công nghệ di truyền dựa vào ánh sáng như thế nào sẽ phụ thuộc vào chính chúng ta, những chủ thể đang điều khiển khoa học và công nghệ. 
     

    BS. Hạnh Trang

    Bệnh di truyền có thể được sàng lọc trước khi quyết định mang thai

    Tuổi tác, tiền sử gia đình và dân tộc có thể ảnh hưởng đến nguy cơ con bạn được sinh ra mắc một hoặc nhiều bệnh lý di truyền, các bệnh này có thể làm giảm đáng kể chất lượng sống và thậm chí là tính mạng của trẻ.

    Bệnh di truyền ở trẻ mang đến tâm lý nặng nề cho cả gia đình và gây rất nhiều khó khăn trong việc chữa trị. Vì vậy, ngày càng nhiều gia đình chú ý hơn đến việc tầm soát và sàng lọc các bệnh di truyền trước khi quyết định mang thai hoặc kết hôn.

    Nguy cơ mắc bệnh di truyền ở trẻ nằm ở bộ gen của bố mẹ.

    Nhiều người cảm thấy khó hiểu trước trường hợp bố mẹ hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng sinh con ra lại mắc các hội chứng di truyền như teo cơ tủy sống SMA, bệnh xơ nang, bệnh loạn dưỡng cơ, v.v. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra do cặp vợ chồng đó mang gen lặn của một hay nhiều hội chứng di truyền. Nghĩa là dù mang gen bệnh tuy nhiên ngừoi mang đột biến không hề có triệu chứng  của bệnh và vô tình truyền cho con cái.

    Nếu cả hai vợ chồng đều là người mang gen lặn của một bệnh, thì có 25% khả năng con họ sẽ mắc bệnh khi được sinh ra. Một vài bệnh di truyền vẫn chưa tìm được cách chữa trị (ví dụ như bệnh Canavan), một vài bệnh khác có thể chữa được nhờ can thiệp sớm (ví dụ như thiếu hụt Biotinidase hoặc MCADD)

    gen lặn
    Nếu cả hai vợ chồng đều là người mang gen lặn của một bệnh, thì có 25% khả năng con họ sẽ mắc bệnh khi được sinh ra.

    Bệnh di truyền ở trẻ có thể được phát hiện và sàng lọc

    Sàng lọc mầm bệnh như thế nào và cần thực hiện xét nghiệm gì là những kiến thức các cặp vợ chồng nên trang bị cho mình trước khi quyết định mang thai. Ngày càng có nhiều ngừoi quan tâm đến việc loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh di truyền cho con từ sớm qua việc xem xét bệnh sử gia đình và tìm gặp chuyên gia tư vấn di truyền khi cần thiết.

    bệnh di truyền có thể được sàng lọc
    Bệnh di truyền có thể được sàng lọc trước khi quyết định mang thai

    Trong vài thập kỷ gần đây, các bước tiến lớn trong y học di truyền đã mang đến nhiều công nghệ hiện đại hơn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh di truyền. Theo thông tin từ bệnh viện Nhi Trung Ương, có tổng cộng khoảng 700 bệnh di truyền chính và hơn 5000 gen bệnh. Trong vài năm trở lại đây, kỹ thuật sinh học phân tử đã tăng số lượng gen bệnh được phát hiện lên rất nhiều. Đây là tin vui chung cho các gia đình chuẩn bị sinh con khi độ hiệu quả của các xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền tiền hôn nhân này ngày càng cao

    Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cần được tư vấn trước khi thực hiện xét nghiệm. Các chuyên gia tư vấn di truyền sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của các con số tỉ lệ, xác định lại những thông tin cần được kiểm tra, từ đó tìm xét nghiệm phù hợp và hiệu quả nhất, cùng với những giải thích cặn kẽ và lời khuyên hữu ích cho kết quả.

    Các xét nghiệm giải mã trình tự gen tìm đột biến di truyền sẽ được chỉ định (nếu cần) sau quá trình tư vấn di truyền tìm hiểu bệnh sử gia đình bạn. Không nên thực hiện xét nghiệm khi không được tư vấn cụ thể để tránh phải chi trả cho các xét nghiệm không cần thiết.

    Xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền trước khi mang thai được thực hiện như thế nào?

    Quy trình xét nghiệm gen vợ chồng với xét nghiệm tại Chekco Genomics

    Tư vấn di truyền

    Bố mẹ hoàn toàn có quyền quyết định việc thực hiện các xét nghiệm gen di truyền sau khi tìm hiểu kỹ các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và thảo luận với bác sĩ hoặc các chuyên viên tư vấn di truyền. Chuyên gia tư vấn di truyền là chuyên viên có trình độ thạc sĩ trở lên, có đào tạo về di truyền y khoa và tâm lý học xã hội. Sau khi trò chuyện về bệnh sử gia đình và kế hoạch sinh con của bạn, chuyên gia sẽ làm rõ những thắc mắc và mức độ nguy cơ cao hay thấp để chỉ định xét nghiệm.

    Xác định thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm di truyền

    Để bảo đảm có đủ thời gian, nên làm xét nghiệm sàng lọc gen vợ chồng trước khi mang thai khoảng 12 tuần hoặc sớm hơn.

    Yêu cầu xét nghiệm gen 

    Các chuyên gia sẽ quyết định chỉ định xét nghiệm và phòng thí nghiệm nào nào phù hợp với trường hợp của vợ chồng bạn. Thông thường một xét nghiệm có thể phát hiện hơn 100 bệnh và bất thường gen phổ biến. Trong một vài trường hợp, có thể bạn sẽ được chỉ định tập trung sàng lọc nhóm hội chứng bệnh mà bạn có nguy cơ cao.

    Lấy mẫu xét nghiệm tại các trung tâm xét nghiệm di truyền

    Khi quyết định tiến hành làm xét nghiệm gen vợ chồng, bạn có thể lấy mẫu xét nghiệm (là mẫu nước bọt hoặc mẫu máu) ngay sau khi tiến hành tư vấn di truyền hoặc hẹn lại một buổi khác để đến lấy mẫu. Mẫu máu hoặc nước bọt sẽ được gửi đến các phòng xét nghiệm đối tác để tiến hành phân tích di truyền.

    Nhận kết quả xét nghiệm gen di truyền

    Sẽ mất khoảng 10 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ chi phí sàng lọc gen vợ chồng) để kết quả được phân tích. Kết quả sẽ được gửi về trung tâm di truyền hoặc gửi về nhà nếu được yêu cầu. Khi đó, bác sĩ hoặc chuyên viên di truyền sẽ giải thích kết quả và đưa ra những gợi ý về hướng tiếp cận tiếp theo với từng trường hợp riêng.

    Tư vấn thêm

    Kết quả sẽ cho biết liệu bố, mẹ hoặc cả hai có phải là người mang gen lặn có nguy cơ gây các hội chứng di truyền hay không. Nếu bố hoặc mẹ phát hiện bản thân là người mang gen, người còn lại có thể cũng cần được thực hiện xét nghiệm gen. Cả hai nên thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn di truyền để được hướng dẫn thêm. Nếu kết quả cho thấy vợ chồng là người mang gen lặn nguy hại, tư vấn thêm với bác sĩ và các chuyên gia di truyền về bước xử trí tiếp theo là việc cần thiết.

    Tư vấn di truyền và làm xét nghiệm ở đâu?

    đối tác sàng lọc bệnh di truyền tiền hôn nhân
    Chekco Genomics là đối tác chính thức của các trung tâm di truyền tại Âu Mỹ như BabyGenes và VCGS

    Hiện nay, ở Việt Nam, có nhiều trung tâm về sản khoa và di truyền. Tuy nhiên Chekco Genomics là trung tâm duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn di truyền. Tại thời điểm hiện tại, dịch vụ của Chekco đã có mặt tại các bệnh viện chính và phòng khám tại 3 thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

    Bạn có thể liên hệ theo hotline 0933 787 284. Thông tin bạn cung cấp sẽ được chuyển cho các chuyên gia tư vấn di truyền để hỗ trợ bác sĩ trong việc tư vấn khi bạn làm xét nghiệm. Họ cũng sẽ là người theo dõi kết quả và hỗ trợ bác sĩ đưa ra các khuyến nghị theo dõi bệnh hay tư vấn các quyết định đối với thai kì.

    Làm gì khi bạn mang gen lặn có nguy cơ truyền cho con?

    Các chuyên gia di truyền sẽ có kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp. Bạn không nên qúa lo lắng khi phát hiện mình mang gen đột biến. Do quá trình mang thai còn được theo dõi qua nhiều bước và xét nghiệm sàng lọc khác để các bác sĩ có quyết định kịp thời nhằm bảo vệ con bạn.

    Khi đã xác định nguy cơ mang gen gây bệnh, các bác sĩ sẽ tập trung vào nhóm bệnh có nguy cơ cao để tư vấn cho vợ chồng bạn làm sàng lọc tiền làm tổ ( sàng lọc phôi trước khi đưatj vào tử cung bằng thụ tinh trong ống nghiệm). Hoặc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán trước sinh xâm lấn (sinh thiết nhau thai, nước ối, v.v) hoặc không xấm lấn (NIPT, chụp cộng hưởng từ, v.v) để phát hiện những bất thường và đình chỉ thai nghén nếu cần thiết.

    Trong trường hợp sàng lọc trước sinh không khả thi thì sàng lọc sơ sinh cần được thực hiện để chẩn đoán một số bệnh lý có tổn thương gen. Ví dụ như lấy máu gót chân sau sinh trong 48 đến 72 giừo đầu tiên để chẩn đoán các bệnh chữa được như tăng sản thượng thận, rối loạn chuyển hoá, thiếu men G6DP, v.v.

    Tham khảo baomoi Today’s Parents

    8 đột biến di truyền biến người thường thành siêu nhân

    8 đột biến di truyền biến người thường thành “siêu nhân”

    Như chúng ta đã biết, các gen quyết định màu da, giới tính, màu tóc và liệu chúng ta có mắc các bệnh di truyền nhất định nào đó hay không. Theo các nhà khoa học, hơn 99% thông tin di truyền của bạn giống hệt của bất kỳ người nào khác trên Trái đất và chỉ không đầy 1% thông tin di truyền còn lại khiến mọi thứ trở nên thú vị, đặc biệt khiến một vài người trong chúng ta sở hữu các phẩm chất vượt trội mà bạn gọi là “siêu nhân”.

    Dưới đây là 8 đột biến di truyền khiến một số người sở hữu những khả năng đặc biệt:

    Đột biến “siêu chạy nhanh”

    Tất cả chúng ta đều sở hữu một gen có tên gọi ACTN3, nhưng các biến thể nhất định của nó giúp cơ thể chúng ta tạo ra một protein đặc biệt gọi là alpha-actinin-3. Protein này kiểm soát các sợi cơ co rút nhanh, các tế bào chịu trách nhiệm kéo căng hoặc thu rút nhanh chóng các cơ có liên quan đến việc chạy nước rút hoặc nâng tạ.

    Khám phá trên được công bố năm 2008, sau khi các chuyên gia di truyền học nghiên cứu những vận động viên chạy nước rút tài năng và các đấu thủ giỏi trong các môn thể thao thể lực, phát hiện có rất ít người trong số họ sở hữu 2 bản sao ACTN3 bị khiếm khuyết. Điều này dẫn tới việc gen ACTN3 được đặt biệt danh là “gen thể thao”.

    Tuy nhiên, tính trên tổng dân số trên thế giới, khoảng 18% trong chúng ta hoàn toàn khuyết thiếu protein co rút cơ nhanh, tức là thừa hưởng 2 bản sao khuyết thiếu của ACTN3.

    Đột biến “siêu ngủ ít”

    Hãy thử tưởng tượng bạn có thể cảm thấy mình hoàn toàn tràn đầy năng lượng chỉ với 4 tiếng ngủ mỗi đêm. Một số người luôn như vậy một cách tự nhiên và họ được gọi là “những người có giấc ngủ ngắn”. Mãi tới gần đây, các nhà khoa học mới khám phá ra chính xác điều gì khiến họ có đặc tính đó.

    Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng, khả năng ngủ ít mà vẫn tràn đầy năng lượng có liên quan đến các đột biến di truyền nhất định và một trong số đó là đột biến ở gen hDEC2. Họ nhận định, đặc tính này có thể di truyền trong gia đình.

    Các nhà khoa học hy vọng một ngày nào đó có thể biết được cách khai thác khả năng nói trên để ứng dụng nó, giúp mọi người điều chỉnh thói quen ngủ.

    Đột biến “siêu nếm thực phẩm”

    Khoảng 1/4 mọi người có khả năng cảm nhận hương vị thực phẩm mạnh mẽ hơn phần còn lại trong chúng ta. Những chuyên gia “siêu nếm” này nhiều khả năng cho sữa và đường và cà phê đắng hoặc tránh các thực phẩm béo ngậy. Lí do cho phản ứng của họ, theo nhận định của các nhà khoa học, là nó đã được lập trình trong các gen của họ, đặc biệt là một gen có tên gọi TAS2R38 — gen cảm nhận vị đắng. Biến thể chịu trách nhiệm về khả năng “siêu nếm thực phẩm” được gọi là PAV, trong khi biến thể gây ra khả năng cảm nhận hương vị thực phẩm dưới mức trung bình là AVI.

    Đột biến “xương siêu chắc khỏe”

    Các xương giòn, dễ vỡ là vấn đề lớn đối với tất cả chúng ta. Các nhà nghiên cứu đã nhận diện được một đột biến di truyền trên gen LRP5 (vốn giữ nhiệm vụ điều phối mật độ khoáng chất trong xương) có thể khiến xương giòn và yếu. Cho tới nay, các nghiên cứu phát hiện nhiều đột biến ở LRP5 dường như có liên quan đến các chứng bệnh về xương, kể cả chứng loãng xương sớm ở thanh thiếu niên. Tuy nhiên, một dạng đột biến khác ở cùng gen này lại có thể mang đến tác dụng ngược lại, khiến một số người có các xương vô cùng chắc khỏe và trong thực tế không thể gãy vỡ.

    Đột biến “siêu kháng bệnh sốt rét”

    Những người mang bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (đồng nghĩa với việc họ có một gen hemoglobin hình lưỡi liềm và một gen hemoglobin bình thường) có khả năng chống bệnh sốt rét tốt hơn nhiều so với những người không bị rối loạn về máu đó. Mặc dù bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm là một rối loạn nặng, thường gây đau đớn và không thể coi là “siêu khả năng”, nhưng nghiên cứu đặc tính bảo vệ đặc biệt của nó trước bệnh sốt rét có thể giúp các nhà khoa học phát triển nhiều cách chữa trị sốt rét tân tiến hơn nữa.

    Đột biến “cholesterol siêu thấp”

    Mặc dù môi trường (bao gồm cả những gì chúng ta ăn/uống) có thể ảnh hưởng tới lượng cholesterol trong cơ thể, các yếu tố di truyền cũng có thể tác động rất lớn đến nó. Các đột biến ở một gen chịu trách nhiệm sản sinh ra một protein có tên gọi protein chuyển giao cholesteryl ester (CETP), dẫn tới sự thiếu hụt protein đó. Sự thiếu hụt CETP có liên quan đến việc sở hữu lượng HDL cholesterol “tốt”, giúp đưa cholesterol tới gan để loại bỏ ra ngoài cơ thể, dẫn tới lượng cholesterol thấp hơn.

    Các nghiên cứu cũng khám phá ra tỉ lệ bệnh tim mạch vành thấp hơn ở những người có đột biến gây thiếu hụt CETP.

    Đột biến “siêu nghiện cà phê”

    Các nhà nghiên cứu thống kê rằng, có ít nhất 6 gen có liên quan đến cách cơ thể của bạn xử lý caffeine. Một vài biến thể liên quan mật thiết đến các gen BDNF và SLC6A4 ảnh hưởng đến những tác động thỏa mãn của caffeine, khiến bạn muốn uống thêm nhiều nữa. Số đột biến khác có liên quan đến cách cơ thể chuyển hóa caffeine — những người phân hủy caffeine nhanh hơn nhiều khả năng uống nó nhiều hơn nữa vì các tác dụng tiêu tan nhanh hơn. Một số đột biến khác lại giúp lí giải tại sao một số người có thể ngủ ngon vào ban đêm sau khi uống cà phê vào sáng sớm, trong khi những người khác lại phải từ bỏ hoàn toàn thói quen uống cả phê để có thể ngon giấc vào ban đêm.

    Đột biến “mặt siêu ửng hồng”

    Các gò má và mặt của bạn có ửng hồng ngay sau khi bạn vừa uống một cốc rượu vang? Một đột biến ở gen ALDH2 có thể là thủ phạm gây tình trạng này. Đột biến như vậy gây nhiễu khả năng biến đổi acetaldehyde — sản phẩm phụ của rượu cồn — thành acetate của một enzym gan có tên gọi ALDH2. Khi acetaldehyde tích tụ trong máu, nó làm giãn nở các mao mạch, gây ra hiện tượng ửng đỏ má và mặt như chúng ta quan sát thấy.

    Tuy nhiên, còn một đặc tính nguy hiểm khác của acetaldehyde: nó là chất sinh ung thư ở người. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người dễ ửng đỏ mặt khi uống rượu cồn có thể sở hữu đột biến và có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn.

    Tuấn Anh (Theo Tech Insider)

    Sản phẩm Đệm bông ép có chất lượng sản xuất vô cùng cao, nguyên liệu nhập khẩu….

    Thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có di truyền không? Cách ngừa và giảm tỉ lệ di truyền?

    | Hotline và zalo tư vấn miễn phí: 0934.288.144

    | Tư vấn miễn phí online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

    Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

    Thời chảy thay đổi, dị ứng thức ăn, có khả năng xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại là những tác nhân gây căn bệnh viêm da cơ địa từ bên ngoài. Mới đây, những nhà nghiên cứu người Canada cũng đưa ra giả thiết “viêm da cơ địa có ảnh hưởng cho yếu tố di truyền” cũng như nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn. Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát bên trên 200 bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa đang điều trị tại bệnh viện thì các b.sĩ cũng tỏ ra đồng tình đến giả thiết trên.

    Một nhóm nhà nghiên cứu Thụy Điển đã tiến hành khảo sát trên các cặp trẻ sinh đôi và tới biết: “Nếu có 1 trẻ bị bị viêm da cơ địa thì tính năng trẻ còn lại cũng mắc bệnh quá lớn, chiếm khoảng 77% hiện tượng sinh đôi cùng trứng.

    No alt text provided for this image

    THeo nghiên cứu của các trường đại học phương tây thì tỉ lệ di truyền khá thấp

    Cho tình trạng sinh đôi khác biệt trứng thì hạn ngạch này thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 15%.” điều này đã xác nhận đặc tính di truyền của bệnh viêm da cơ địa theo cơ chế tự nhiên. Tức là nếu bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa hoặc một số căn bệnh lý khác biệt như viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì nguy cơ con cái cũng mắc bệnh khá nhiều.

    Tuy nhiên, căn bệnh viêm da cơ địa còn tùy thuộc vào các tác nhân không giống như là thời điểm khởi phát, điều kiện môi trường, lối sống, tâm lý, thể trạng của bệnh nhân. Viêm da cơ địa hay không thường lây nhiễm từ người này thông qua người khác biệt, bởi thế bạn nam đừng rất lo lắng.

    Căn bệnh viêm da cơ địa đa phần là vì di truyền học. Tỉ lệ di truyền căn bệnh có thể khác nhau dựa đi theo từng hiện tượng cụ thể:

    • nếu cả bố và mẹ đều mắc viêm da cơ địa viêm thì tỉ lệ sinh con mắc bệnh do di truyền là rất cao, thường lên trên với 80%;
    • nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì tỉ lệ này chỉ trong khoảng 50 – 60%;
    • nếu trong nhà có người có mức giá sử mắc viêm da cơ địa nhưng bố và mẹ ko bị buộc phải thì tỉ lệ này dao động trong khoảng dưới 50%;
    • Đặc biệt, một số người sinh đôi cùng trứng (77%) có khả năng có tần suất mắc căn bệnh lớn hơn so với sinh đôi khác trứng (15%).
    No alt text provided for this image

    Theo thuốc nam hoàng, trong quá trình mang thai ăn nhiều đồ tanh, tỉ lệ di truyền sẽ cao

    Viêm da cơ địa còn xuất hiện ở một số bạn nam bị hen suyễn, vảy nến và viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ bị viêm da cơ địa có triệu chứng hen trong cuộc đời.

    Đối đến một số người có cả bố cũng như mẹ đều mắc viêm da cơ địa thì hạn ngạch sinh con mắc bệnh cao hơn, tỷ lệ này cũng lớn hơn lúc so tới người có cha mẹ bị căn bệnh hen phế quản hay viêm mũi dị ứng. Do đó, có khả năng phát hiện ra viêm da cơ địa là căn bệnh bởi gen chuyên biệt. Đây là một căn bệnh lý di truyền phiền phức, tương tác giữa gen – gen cũng như gen – môi trường đều có vai trò sinh căn bệnh học của căn bệnh.

    | Hotline và zalo tư vấn miễn phí: 0934.288.144

    | Tư vấn miễn phí online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

    Viêm da cơ địa có di truyền ko là do 2 nhóm gen lớn:

    • Gen mã hóa tới một số protein lớp thượng bì;
    • Gen mã hóa đến một số protein có khả năng miễn dịch.
    No alt text provided for this image

    Nếu mang thai, mẹ bầu bị phát viêm da cơ địa luôn, thì tỉ lệ di truyền cho bé sẽ giảm mạnh

    Trong đó, đột biến gen mã hóa filaggrin – một protein có vai trò hợp lại những sợi keratin trong quy trình biệt hóa thượng bì, là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa.

    Nhiều nghiên cứu đã với phát hiện ra rằng, đột biến filaggrin là một trong những yếu tố khiến cho tăng nguy cơ di truyền viêm da cơ địa mạnh nhất, có ảnh hưởng với dạng viêm da cơ địa khởi phát sớm, IgE, lúc mắc nên thì bệnh có khả năng nặng, kéo dài với tuổi trưởng thành cũng như khiến cho tăng nguy cơ mắc những căn bệnh như dị ứng, hen phế quản và eczema herpeticum.

    Có thể bạn quan tâm:

    >>> Thuốc bôi viêm da cơ địa cho Bà Bầu, Sau Sinh an toàn, hiệu quả

    >>> Nguyên nhân, cách chữa viêm da cơ địa ở Bà Bầu bằng dân gian

    >>> Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không?

    Một số điều buộc phải lưu ý khi bị viêm da cơ địa di truyền

    Viêm da cơ địa di truyền có thể có xu phương pháp tiến triển căn bệnh trong thời kì dài và gây trở ngại trong việc điều trị. Trong thời kì căn bệnh bùng phát, bệnh nhân thường gặp buộc phải hiện tượng ngứa ngáy, tổn thương bề mặt da, bội nhiễm cũng như nhiều vấn đề rất nghiêm trọng không giống. Để kiềm chế các hậu quả do viêm da cơ địa, đấng mày râu nên lưu ý đến các vấn đề sau:

    – Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:

    • Nạp rau xanh, hoa quả tươi để nhắc vitamin, khoáng chất thiết yếu với hệ miễn dịch.
    • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
    • Hạn chế thực phẩm dễ kích ứng như là tôm, cua, hải sản, trứng, bia rượu, thuốc lá,…
    No alt text provided for this image

    Bố hay dùng bia rượu, ăn nhiều hải sản cũng làm tăng nguy cơ di truyền và lây cho bé

    – Cải thiện chất lượng sinh hoạt:

    • phải vệ sinh thân thể cũng như vùng da mắc tổn thương mỗi ngày để giải tỏa một số tác nhân gây kích ứng.
    • Hạn chế tiếp xúc đến xà phòng, chất tẩy rửa to lớn hay hóa chất độc hại.
    • không cào gãi, cọ xát nhiều dỡ bỏ khiến da mắc viêm nhiễm rất nghiêm trọng hơn.
    • sẽ xuyên dùng dưỡng ẩm để loại bỏ tình trạng khiến da khô, nứt nẻ.
    • không được được thức khuya, ngủ không đủ giấc.

    Nói tóm lại, chỉ nên dùng đồ tanh, hải sản, tôm cua ốc cá mỗi tháng 1-2 lần mà thôi

    • Luôn duy trì đến tinh thần thoải mái, lạc quan.
    • sử dụng quần áo sạch sẽ, thoáng mát. Hạn chế mặc đồ ôm, bó sát bởi nó dễ gây kích ứng da.
    • Thể dục thể thao mỗi ngày góp phần tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi một số biểu hiện viêm nhiễm.
    • khi nghi ngờ dấu hiệu bất thường trên da, bạn nam cần kịp thời khám b.sĩ để được chỉ dẫn điều trị kịp thời. Đồng thời tuân thủ những nguyên tắc điều trị nhưng mà chuyên gia đưa ra.

    Căn bệnh viêm da cơ địa bởi vì di truyền có khả năng rất khó điều trị nhưng lại dễ tái phát. Vì thế, mỗi người buộc phải tự giác trong việc ngăn cản cũng như điều trị viêm da

    No alt text provided for this image

    | Hotline và zalo tư vấn miễn phí: 0934.288.144

    | Tư vấn miễn phí online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

     

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...