Bài học cho ngày nay từ cuộc Đại Khủng Hoảng 1929
Điều gì đã xảy ra?
Tháng 10/1929, cổ phiếu trên phố Wall sụt giảm mạnh sau thời kỳ tăng trưởng bùng nổ những năm 1920.
Chỉ trong hai ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25% (kết thúc vào ngày thứ Ba đen tối, 29/10/1929).
Lượng giao dịch cổ phiếu trên sàn đạt mức kỷ lục trong 40 năm.
Trước khi hạ xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 7/1932, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã hạ 89% và chỉ số này đã không thể hồi phục lại mức đỉnh cao hồi năm 1929 cho đến mãi năm 1954.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng?
Hiện nay người ta vẫn còn tranh luận với nhau rất nhiều về nguyên nhân của cuộc Đại Khủng Hoảng này.
Khi giá chứng khoán tăng gấp 4 lần trong thập kỷ trước, đã quá đủ đặc điểm để nhận biết trên thị trường đang hình thành bong bóng.
Hoạt động đầu cơ với quy mô lớn hình thành nhiều vào những năm 1920. Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là 1,124,800,410 được giao dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy
Chuyên viên ngân hàng đầu tư, nhà môi giới, chuyên viên giao dịch và đôi khi cả người sở hữu chứng khoán hợp lại với nhau để kéo giá chứng khoán để rồi sau đó xả ra khi đã kiếm được lời. Mánh khóe mà họ thường sử dụng là khéo léo mua đi bán lại lẫn nhau một loại chứng khoán ít được quan tâm, mỗi lần giao dịch, họ lại đẩy giá lên một chút.

Ngân hàng Trung ương đã hạ lãi suất xuống mức thấp chưa từng có trong 7 năm.
Cuộc Đại Khủng hoảng của Mỹ năm 1929-1933 có nguyên nhân lớn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Một số nhà nghiên cứu tài chính cho rằng, trong giai đoạn 1929-1933 lẽ ra Mỹ chỉ phải trải qua một cuộc suy thoái nhẹ theo đúng qui trình của chu kỳ kinh tế lúc đó nếu FED đã không mắc sai lầm là phản ứng quá chậm trong việc giải cứu các ngân hàng.
Tác động của cuộc khủng hoảng?
Khi giá chứng khoán giảm mạnh, các nhà đầu tư bỏ nhiều tiền vào chứng khoán nhận thấy mức lỗ khủng khiếp của họ và phát hoảng.
Đối với nhiều nhà đầu tư và môi giới chứng khoán, tình thế quá sức chịu đựng.
Nhiều tin đồn về chuyện người ta nhảy khỏi cửa sổ văn phòng tự tử bắt đầu lan ra.
Mặc dù nhiều lời đồn đại đã phóng đại câu chuyện nhưng thực tế đã có người tự tử để thoát khỏi nỗi đau tài chính.
Khi sự trì trệ và sụp đổ lan ra các ngành khác ở Hoa Kỳ, số người thất nghiệp lên tới 13 triệu và các biển ”Không Cần Người” bắt đầu xuất hiện khắp nơi.
Chuyên gia tư vấn tài chính Russel Bickell hồi tưởng: ”Khi đó người ta vay mượn nhiều ngay trước khi thị trường sụp đổ, cũng giống như hôm nay, ai cũng đang vô cùng hạnh phúc,” ông nói.
”Người ta đang kiếm rất nhiều tiền nhưng bỗng nhiên mọi thứ thay đổi.”
Khi 17 tuổi, ông Bickell bắt đầu làm việc tại một công ty môi giới chứng khoán tại thị trấn
Cuộc Đại Khủng Hoảng trên phố Wall tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế Mỹ và cuối cùng ảnh hưởng của nó lan ra toàn thế giới.
Kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp lên mức 25%, và còn nhiều người khác bị cắt giảm giờ làm việc.
Hệ thống ngân hàng Mỹ chấn động mạnh, hành động đầu tiên của tổng thống
Không có trợ cấp thất nghiệp của chính phủ, lương công nhân ngày một hạ, ngày một nhiều nhà máy đóng cửa.
Phần lớn các nhà quan sát tin rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ và cân bằng ngân quỹ khi khủng hoảng diễn biến xấu.

Số liệu hậu quả Đại Suy Thoái
13 triệu người thất nghiệp
Sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932
Số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932
Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản.
Những giải pháp nào đã được đưa ra?
Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.
Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội.

Tuy nhiên, chính quyền của ông
Cuối cùng vấn đề được giải quyết ra sao?
Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp.
Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.
Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.
Vào lúc đỉnh cao, chính phủ Mỹ đã vay nợ một nửa tiền cần thiết để có tiền chi trả cho chiến tranh.

Bài học cho ngày nay
Có ba bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra và áp dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay
Bài học thứ nhất là thị trường tài chính, ngân hàng và nền kinh tế các nước có liên hệ mật thiết, vì thế những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác.
Bài học thứ hai là các chính phủ nên can thiệp nhanh chóng và chủ động khi kinh tế khủng khoảng. Việc chính phủ Mỹ và các ngân hàng trung ương chậm chạp can thiệp những năm 1930 khiến cuộc khủng hoảng ngày một tệ hại..
Thứ ba, có nguy cơ khoảng trống về chính sách giữa hai nhiệm kỳ tổng thống . Năm 1933, khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ diễn biến xấu hơn trong khoảng thời gian 5 tháng giữa khoảng thời gian cuộc bầu cử hoàn thành và tổng thống mới nhận chức.
Ngọc Diệp
Tổng hợp từ BBC
Robert Kiyosaki: nhận định về đại khủng hoảng, lợi thế để Bitcoin tăng trưởng
Tác giả nổi tiếng thế giới của tác phẩm “Rich Dad, Poor Dad”, Robert Kiyosaki tin rằng vụ đại khủng hoảng kinh tế lớn nhất sắp xảy ra, tương tự như khuyến cáo của một số chuyên gia khác như Goldman Sachs hay Bill Gates. Ông tiếp tục khẳng định đô-la Mỹ sẽ giảm mạnh trong khi vàng và tiền mã hóa là nơi thu hút dòng tiền của nhà đầu tư.
Đại khủng hoảng kinh tế lớn nhất đang diễn ra
Robert Kiyosaki, tác giả nổi tiếng thế giới của series sách “Rich Dad, Poor Dad” có hơn 32 triệu bản được bán ra khắp thế giới, cảnh báo rằng sắp có một cuộc đại khủng hoảng kinh tế lớn chưa từng thấy. Mặc dù ông không thể dự đoán khi nào vụ việc sẽ xảy ra nhưng thị trường đã bắt đầu cảm thấy những gợn sóng.
Theo ông thì đã có những dấu hiệu đầu tiên trước cơn địa chấn và nó sắp xảy ra. Nói về cuộc đại khủng hoảng kinh tế, ông chia sẻ:
“Thật không may, chúng ta đã trải qua một cuộc đại khủng hoảng lớn vào năm 2000, mọi người gọi đó là bong bóng Dotcom, sau đó trong năm 2008 là cuộc đại khủng hoảng của thị trường bất động sản. Cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ lớn hơn tất cả. ”
Ông cũng bình luận về số tiền giấy được in liên tục bởi Hoa Kỳ và việc nó đã thổi phòng nền kinh tế, nêu rõ:
“Năm 1971 Nixon đã đưa đồng đô-la Mỹ ra khỏi tiêu chuẩn vàng và biến đồng đô-la Mỹ trở thành “tiền giả”. Vấn đề là nó cũng trở nên vô hình, vì vậy họ có thể in nhiều tùy ý. Đó là lý do tại sao những người tiết kiệm gần như bị xóa sổ. ”
Các chuyên gia dự đoán đại khủng hoảng chắc chắn sẽ đến
Robert Kiyosaki không phải là người duy nhất tin rằng đại khủng hoảng kinh tế lớn nhất đang xảy ra, mà có rất nhiều chuyên gia cũng đã tuyên bố cùng một kịch bản.
Vào tháng Tư, người sáng lập Microsoft Bill Gates nói rằng một cuộc khủng hoảng tài chính như năm 2008 chắc chắn sẽ đến, “Thật khó để nói khi nào nhưng điều này là chắc chắn”. Jim Rogers – người đồng sáng lập của Quantum Fund cũng tuyên bố năm ngoái, cho rằng thị trường gấu tiếp theo sẽ là tồi tệ nhất, “Chúng tôi có thể thấy sự sụp đổ tồi tệ nhất trong đời đang đến rất gần. ”
Cựu giám đốc của Goldman Sachs, Nomi Prins cũng tuyên bố vào tháng 5 năm nay: “Chúng ta đang hướng đến một cuộc khủng hoảng khác sẽ làm tàn phá nền kinh tế toàn cầu.” Gần đây, Goldman Sachs cũng thông báo rằng thị trường chứng khoán đang lao dốc với thảm họa lớn.
Đồng đô-la mất giá trị, Bitcoin sẽ tăng trưởng
Đây là thời điểm để Bitcoin thể hiện đúng giá trị của mình, nó được kỳ vọng sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư như một cơ hội chống lại sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Kiyosaki có chung nhận định khi chia sẻ về “tiền mã hóa”:
“Tôi nói về ba loại tiền ngày nay. Một là tiền của Thiên Chúa, đó là Vàng và Bạc. Nó gần như đã bị khai thác hết, nó sẽ vẫn tồn tại. Sau đó, có tiền của chính phủ … đó là tiền giấy … đồng đô-la Mỹ, đồng Yên, hay đồng Euro… Và sau đó có tiền của mọi người, đó là tiền mã hóa”.
Ông nói thêm, “Tôi nghĩ đồng đô-la Mỹ sẽ mất vị thế của mình vì vàng, bạc và tiền mã hóa sẽ lấy đi vị trí của nó … đô-la Mỹ là một scam.” Kiyosaki tin rằng, “Chúng ta đang chứng kiến hồi kết của đồng đô-la Mỹ”, có thể khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế xảy ra, đồng đô-la Mỹ sẽ mất giá trị nhanh, Bitcoin có cơ hội tăng trưởng mạnh và trở thành kẻ chiến thắng. Điều quan trọng là thế hệ trẻ yêu thích tiền mã hóa hơn vàng.
Nguồn coingape.com
Các môn sinh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức lên tiếng về khủng hoảng trong Giáo Hội
“Trong một thời đại khủng hoảng và thanh tẩy Giáo Hội trong đau thương, đi hàng đầu trong các biện pháp cần đề ra không phải là cải tổ các cơ cấu, chữa trị và trợ giúp, nhưng là sống chứng tá đức tin một cách chân chính”.
G. Trần Đức Anh, O.P.
Trên đây là ý tưởng nổi bật trong khóa họp của hội cựu môn sinh Đức Giáo Hoàng Ratzinger – Biển Đức XVI tại Roma hôm 28/09/2019 vừa qua về đề tài: “Những đòi hỏi hiện nay của thánh chức trong Giáo Hội”. Lần đầu tiên khóa họp được mở cho công chúng tham dự.
Trong số các thuyết trình viên, có Đức Hồng y Gerhard Mueller, nguyên Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, Đức Hồng y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Ám chỉ tới “Con đường Công nghị” ở Đức
Ám chỉ tới điều gọi là “Con đường Công nghị” sắp tiến hành ở Đức, nhắm cải tổ Giáo Hội sau những vụ xì căng đan lạm dụng tính dục, nhiều thuyết trình trong khóa họp đã phê bình chủ trương của “Con đường Công nghị” ở Đức vì nó nhắm cải tổ các cơ cấu của Giáo Hội và tìm ra những sứ vụ thánh chức mới, như truyền chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, v.v.
Một số lập trường
Giáo sư tín lý Karl-Heinz Menke khẳng định rằng, đối với Giáo Hội Công Giáo, thánh chức giám mục, linh mục và phó tế tiếp tục giữ nguyên đặc tính bí tích, và có quan hệ mật thiết với bí tích Thánh thể.
Nhà giáo luật Christoph Ohly ở thành phố Trier cảnh giác rằng: “Một Giáo Hội không linh mục là điều không thể được, theo ý của Chúa Giêsu Kitô”, vì thế cần tránh 2 thái cực: trước tiên là quan niệm duy thực dụng và duy chức năng, coi chức linh mục chỉ là một nghề. Đàng khác cần tránh rơi vào quan niệm ngoại giáo, cổ xưa theo đó tư tế hành động tự quyền năng của mình và điều hành quan hệ với Thiên Chúa.”
Bênh vực luật độc thân giáo sĩ
Về phần nữ giáo sư Marianne Schlosser tại đại học Vienne bên Áo, người đã được giải thưởng Ratzinger năm ngoái về thần học, đã lên tiếng bênh vực luật độc thân giáo sĩ và nhắc lại rằng những tranh luận về luật độc thân này cũng đã xảy ra trong thế kỷ 14 và 19. “Nếu Giáo Hội Công Giáo La tinh quyết định bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ thì sự độc thân của linh mục sẽ thuộc về lãnh vực riêng tư của linh mục, và sẽ đánh mất tính chất đoàn sủng và ý nghĩa công khai của đời sống độc thân, và chức linh mục sẽ trở thành như công việc của một công chức”.
Đức Hồng y Gerhard Mueller: chọn lựa ứng sinh linh mục
Đức Hồng y Mueller, trong bài thuyết trình, đã cảnh giác rằng, trong việc chọn lựa ứng sinh tốt để truyền chức linh mục, giám mục phải áp dụng các tiêu chuẩn thần học, và thật là sai khi chỉ dành ưu tiên cho tiêu chuẩn tâm lý, xã hội, vốn là điều có căn cội trong các triết thuyết vô thần. Cần những ứng sinh lành mạnh về tâm lý, có đời sống đạo đức, làm chứng về đức tin của mình. Ngoài ra không thể đòi hỏi được thụ phong linh mục, vì chính Chúa kêu gọi, tuyển chọn, sai đi và ban năng quyền cho linh mục (KNA 28-9-2019).
Ngoài buổi thuyết trình mở cho công chúng, các môn sinh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng có một ngày họp riêng hôm trước đó, 27/09, và đã gặp gỡ Đức nguyên Giáo Hoàng tại Nội thành Vatican.
2019 sẽ diễn ra Đại Khủng Hoảng kinh tế toàn cầu, theo lý thuyết Gann?
Đầu tiên, chúng ta cùng nhìn lại vào đại khủng hoảng kinh tế lần cuối cùng xảy ra vào năm 1929 khi đó, do sự quản lý yếu kém của chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến 25% trong khi những người có việc làm có mức lương giảm đến 40%.
Đại khủng hoảng xảy ra không phải chỉ do thị trường chứng khoán; Nó chủ yếu bắt đầu do nhu cầu vàng từ một số quốc gia áp dụng phương thức thả trôi định giá tiền tệ kể từ sau Thế chiến thứ nhất, trong khi một số quốc gia khác giữ nguyên tiêu chuẩn định giá vàng.
Hoa Kỳ dự trữ khoảng 40% lượng vàng trên toàn thế giới và khi các quốc gia khác “thả trôi” định giá tiền tệ, lượng vàng dự trữ bắt đầu rời khỏi Hoa Kỳ (do cầu tăng) khiến Fed phải tăng lãi suất lên cao. Lãi suất cao sẽ ngăn chặn dòng chảy của vàng ra khỏi nước Mỹ và làm giảm đà tăng của thị trường chứng khoán đang bùng nổ thời kỳ đó. Kết quả là, Hoa Kỳ bắt đầu nhận được nhiều lô hàng vàng hơn.
Vào năm 1929, khi các quốc gia trên thế giới mất vàng cho Pháp và Hoa Kỳ, chính phủ các nước khác cũng bắt đầu thực hiện các chính sách giảm phát để ngăn chặn dòng tiền chảy ra và vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn vàng. Những chính sách giảm phát này được thiết kế để hạn chế hoạt động của nền kinh tế. Đó chính là lý do cuộc Đại Khủng Hoảng trên toàn thế giới bắt đầu diễn ra.
Gann dùng công thức gì để tiên đoán thời điểm xảy ra Đại Khủng Hoảng?
Gann đã phát triển một lý thuyết về chu kỳ thị trường và xác định các sự kiện quan trọng trong thị trường tài chính. Ông dùng lý thuyết này để phán đoán trước các thời điểm đảo chiều mạnh của thị trường trước hàng thàng hay hàng năm.
Có rất nhiều bằng chứng dựa trên học thuyết của Gann cho rằng năm 2019 sẽ là năm đại họa cho thị trường tài chính. Trong khuôn khổ bài viết, chúng ta sẽ xem xét 2 con số quan trọng nhất: 144 và 90.
Số 144 là một số trong dãy số Fibonacci. Gann xem nó như một con số “ma thuật”. Anh em thử nhìn chart dưới đây:
Trong danh sách 200 cổ phiếu hàng đầu của Úc có một công ty tên là Amcor, một công ty chuyên sản xuất vật liệu đóng gói hàng đầu trên thế giới. Ở đây, chúng ta thấy mức cao nhất diễn ra vào ngày 21 tháng 3 năm 2006 là 7,74$. Đúng chính xác 144 ngày giao dịch sau, đỉnh giá tiếp theo được hình thành vào ngày 16 tháng 10 năm 2006. Hoặc có lẽ thực tế là do từ đáy thị trường ở mức 6.15$ vào ngày 16 tháng 8, thị trường đã tăng đúng 1,44$ hay 144 cent để đạt mức cao nhất ở mức 7,59$ vào ngày 16 tháng 10 năm 2006?
Thế còn con số 90 thì sao? Thực ra nó có đáng tin cậy hơn số 144.
Ta xem ví dụ về con số này trên chỉ số FTSE 100 – chứng khoán Anh.
FTSE đạt đỉnh vào đầu tháng 6 năm 2007 trong tâm bão của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thời điểm đó, và cũng đúng 90 tuần sau đó nó đã đạt mức thấp nhất.
Số 90 trong số học có nghĩa là sự thay đổi, chuyển hướng hoặc gặp trở ngại. Nhìn vào sự thay đổi trong cặp AUDUSD, cũng đúng 90 tháng kể từ khi giá đạt mức thấp ở mức 0.47 vào tháng 4 năm 2001 cho đến tháng 10 năm 2008, khi đó AUDUSD đảo chiều tại mức 0.6.
Vậy 2 con số 144 và 90 dự báo cho ta điều gì vào năm 2019?
Cuộc Đại Khủng Hoảng lần cuối xảy ra vào năm 1929. Nếu chúng ta cộng thêm 90 năm thì sẽ đúng với năm 2019. Điều thú vị là, cuộc Đại khủng hoảng trước đó nữa đã xảy ra vào năm 1840, gần 90 năm trước năm 1929.
Nếu sử dụng con số 144 để định vị năm 2019, ta sẽ có năm 2007, trùng hợp với thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu!
Cuối cùng, nếu ta trừ đi 90 tháng kể từ năm 2019, giả sử ta lấy tháng 10 năm 2019 làm mốc. 90 tháng trước đó sẽ là quý đầu của năm 2012, thời điểm xảy ra mini crash trên thị trường.
Trong thực tế, đây chỉ là một dự báo và nó có thể hoặc không thể xảy ra. Tuy nhiên, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh. Anh em hãy xem đây là một yếu tố để cảnh báo và tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để đề phòng rủi ro.
Trầm cảm trong thời đại khủng hoảng
BS CK II Phạm Văn Trụ – BV Tâm thần Tp. HCM
Tại Bệnh viện Tâm thần TP. HCM, số lượng bệnh nhân đến khám vì các rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng (500 – 600 bệnh nhân/ngày) trong đó số bệnh nhân được chẩn đoán cơn trầm cảm nặng đến khám tăng dần theo hàng tháng (1.514 lượt tháng 10/2011, 2.307 lượt tháng 9/2012). Số lượng bệnh nhân tăng có thể do chính sách bảo hiểm y tế, nhưng cũng có thể do tác động bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu gia tăng và nhiều công ty xí nghiệp ngưng trệ sản xuất… góp phần vào sự gia tăng số lượng bệnh nhân đến khám.
|
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về tâm thần (ảnh: Corbis) |
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với tình trạng giảm khí sắc, mất hứng thú, giảm năng lực ý chí, cảm giác có tội lỗi hay tự đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống và khả năng tập trung suy nghĩ làm việc kém. Hơn nữa, trầm cảm thường có triệu chứng lo âu và các biểu hiện trầm cảm thường trở nên mạn tính, tái diễn dẫn tới suy giảm đáng kể khả năng tự chăm sóc. Người bệnh trầm cảm có thể dẫn tới tự tử. Mỗi năm trên thế giới có tới gần 3.000 người tự tử do bệnh trầm cảm.
Dù không bị xã hội kỳ thị và xa lánh như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh… nhưng trầm cảm lại mang dấu hiệu nguy hiểm khác, đó là suy nghĩ về cái chết, là ý tưởng tự tử. Đã có nhiều trường hợp giết người rồi tự tử (homicide – suicide) nguyên nhân là do trầm cảm. Cụ thể là một số biểu hiện: Giết trẻ sơ sinh sau sanh (infanticide: trầm cảm loạn thần sau sanh); Cha mẹ giết con (filicide: trầm cảm ở nữ giới); Thanh thiêu niên giết cha mẹ (parricide: tình trạng cảm giác lo âu trầm cảm khó chịu); Giết người cao tuổi (domestic suicide, homicide – suicide : các rối loạn tâm thần); Giết người hàng loạt (mass murder: hướng chẩn đoán trầm cảm).
Các rối loạn trầm cảm có thể chẩn đoán và điều trị được trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo WHO, chữa trị dựa trên nền tảng hỗ trợ tâm lý xã hội cơ bản với thuốc chống trầm cảm và các phương pháp tâm lý trị liệu như hàng vi nhận thức trị liệu, trị liệu nhóm bệnh nhân hoặc phương pháp nêu khó khăn và nêu các phương cách giải quyết khó khăn.
Hãy giúp người trầm cảm
Chí phí chữa trị trầm cảm ở nữ cao hơn nam 50%, là gánh nặng ngân sách ở cả các nước có mức thu nhập cao, thấp và trung bình. Trầm cảm được nhận định như một cơn khủng hoảng kinh tế. Có một số chứng cứ gia tăng khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ, các nước Châu Á và các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ gắn liền với một số bệnh lý tâm thần đặc biệt trong đó có trầm cảm và tự tử.
Bạn bè và người thân trong gia đình là đường dây nối kết và là yếu tố quan trọng trong chữa trị thành công bệnh trầm cảm. Mọi giúp đỡ phụ thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Hiểu triệu chứng, quá trình diễn tiến, trị liệu trầm cảm và duy trì kế hoạch chữa trị. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tự tử: đánh giá nghiêm chỉnh về tự tử và ý nghĩ muốn chết của người bệnh. Giúp đỡ bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày cũng như hỗ trợ duy trì thường xuyên các hoạt động trước kia của người trầm cảm.
Trầm cảm – một khủng hoảng toàn cầu
Để chẩn đoán đúng và không bỏ sót các rối loạn trầm cảm xảy ra trong thời khủng hoảng kinh tế, cần nắm vững các cách thức biểu hiện triệu chứng trầm cảm và sự dễ thay đổi của nó. Do đó chúng ta có chẩn đoán trầm cảm điển hình và trầm cảm không điển hình. Trong trường hợp này, khủng hoảng kinh tế (đặc biệt là không công ăn việc làm) gây nên trầm cảm và hậu quả nặng nề hơn đối với trầm cảm kéo dài trong giai đoạn gian khổ, thử thách gay go về kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế kéo theo giảm thu nhập, mất việc làm với tương lai không chắc chắn, đồng thời là cắt giảm quỹ dành cho các dịch vụ công (trong đó có quỹ dành cho lĩnh vực sức khỏe tâm thần). Trong tình trạng thu nhập thấp và đặc biệt đối với dân cư sống dưới mức nghèo khổ bị stress nhiều nhất (WHO 2009 ), cha mẹ bị ảnh hưởng và thiếu hụt tài chánh tác động tới sức khỏe tâm thần trẻ em (Solantaus và cộng sự 2004, Anagnostopoulos & Soumaki 2012 ) có thể dẫn đến suy sụt phát triển khả năng nhận thức, cảm xúc và phát triển cơ thể ( Marmot 2009 ).
Mất việc làm, bần cùng hóa và đổ vỡ gia đình có khả năng tạo ra hoặc thúc đẩy các bệnh tâm thần xảy ra, trong đó có trầm cảm, tự tử và nghiện rượu. Mất việc làm tác động rất rõ ràng tới tự tử , tỷ lệ mất việc làm 1 % thì kèm theo gia tăng tự tử 0,79 % ở người dưới 65 tuổi, đặc biệt nam giới xúc phạm dẫn đến chết vì tự tử ( Berk và cộng sự 2006).
Nợ nần hình như là yếu tố chủ yếu gây tình trạng tâm lý căng thẳng, hình thành các rối loạn tâm thần đối với những người nhạy cảm, dễ dẫn tới phản ứng trầm cảm, và từ đây có thể thúc đẩy hoặc tăng cảm giác tội lỗi tồn tại trước đó. Theo Chang và cộng sự (2009), các chứng cứ nghiên cứu từ HongKong, Korea và các nước Đông Nam Á khác cho thấy những mất mát trầm trọng về tài chánh liên quan khủng hoảng kinh tế ở Châu Á, đặc biệt là mất việc làm dẫn tới gia tăng tự tử. Tương tự, ở Trung Quốc, hậu quả thay đổi xã hội đã dẫn đến nhiếu tổn thất lớn, trong đó mất thu nhập đã tạo ra hoặc thúc đẩy người dân bị trầm cảm và tự tử (Philip và cộng sự 1999).
Giotakos và cộng sự (2011) nghiên cứu mối liên quan giữa 2 chỉ số kinh tế (mất việc làm và thu nhập trung bình) với các biến số của sức khỏe tâm thần cho thấy tỷ lệ mất việc làm tăng với số trường hợp giết người, và rõ ràng hơn là tình trạng thu nhập trung bình giảm với tỷ lệ tự tử.
Trong nghiên cứu của mình Kentikelenis và cộng sự (2011) cho biết ngân sách các bệnh viện công của Hy Lạp trong khủng hoảng bị cắt 40 %, và tỷ lệ giết người, trộm cắp tăng gấp đôi giữa năm 2007 và 2009, tỷ lệ tự tử tăng đáng kể, tỷ lệ tiêm chích heroin tăng 10 lần trong số những người sử dụng heroin giữa năm 2009 và 2010.
Trầm cảm với các biểu hiện lâm sàng tự theo hướng tiêu cực của nó là một trong bệnh lý tâm thần nặng liên quan tới khủng hoảng kinh tế. Sàng lọc và phát hiện trầm cảm và khuynh hướng tự tử kéo dài trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế là một chiến lược phòng ngừa bệnh tâm thần. Sự kết hợp khả năng tự tử tiềm tàng và mất việc làm cho thấy việc tạo công ăn việc làm và các chương trình hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm là rất cần thiết.
Tài liệu tham khảo:
Depression: A global crisis. World Mental Health Day, October 10 2012. World Federation for Mental Health.
The great push: Investing in mental health. 2011 World Mental Health Day.
La santé mentale et les maladies physiques chroniques. Journée mondiale de la santé mentale 10 Octobre 2010. Féderation mondiale pour la santé mentale
mhGAP Intervention Guide for mental, neurological and substance use disorders in non-specialized health settings
Vì sao Úc là lựa chọn tuyệt vời để du học thời khủng hoảng? –
Mỗi năm, hàng nghìn du học sinh Việt Nam lựa chọn Úc để tiếp tục con đường học vấn của mình. Vì sao Úc lại được ưu ái đến vậy trong thời đại khủng hoảng kinh tế này?
Những khoản học bổng giá trị, chi phí sinh hoạt hợp lý, nhiều cơ hội làm thêm, không phải chứng minh tài chính…, tất cả những điều này khiến Úc trở thành điểm đến lý tưởng cho du học sinh Việt Nam và thế giới. Số lượng du học sinh quốc tế tại Úc hiện lên tới hơn 400.000 người, trong đó du học sinh Việt Nam chiếm khoảng 22.000, đứng vị trí thứ 4 trong số các nước có sinh viên theo học tại xứ sở Kangaroo.
Chất lượng giáo dục hàng đầu quốc tế
Mỗi năm GSE-beo đã giúp đỡ hàng trăm sinh viên Việt Nam đi du học tại các trường Úc với các suất học bổng giá trị.
Hệ thống giáo dục đại học của Úc được xếp hạng thứ 7 trên toàn thế giới, vượt trên cả các quốc gia tiên tiến khác như Đức, Singapore, Nhật Bản,… Minh chứng rõ ràng nhất của việc này là bằng cấp của các trường đại học Úc được công nhận trên khắp thế giới. Tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng của Úc là cầu nối giúp sinh viên có được một tương lai sáng lạn, để vững bước phát triển sự nghiệp lên cấp quản lý cao tại các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới.
Chi phí học tập vừa phải
Úc được đánh giá là nơi có chất lượng cuộc sống cao bậc nhất thế giới, nhưng chi phí học tập và sinh hoạt tại đây lại chỉ vào hạng “thường thường bậc trung.” Đặc biệt, vào thời điểm này, Úc đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng, đồng Đô la Úc đang tụt giảm, kéo theo mức học phí và sinh hoạt phí cho du học sinh cũng giảm theo. Đó chính là một trong những lý do hàng đầu giúp cho Úc trở thành điểm đến hấp dẫn cho sinh viên thế giới.
Một điều đáng kể nữa là du học sinh không cần chứng minh tài chính để theo học tại Úc, đồng thời, các thủ tục hành chính khác cũng được đơn giản hoá để không gây khó khăn cho sinh viên khi lựa chọn các khoá học và chương trình phù hợp với mình.
Vô cùng nhiều học bổng có giá trị
Nguồn học bổng du học Úc thường do chính phủ, các cơ sở giáo dục và một số tổ chức khác cung cấp. Học bổng bao quát trong nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau, bao gồm đào tạo và dạy nghề, trao đổi sinh viên, Đại học, sau Đại học và nghiên cứu. Bên cạnh các học bổng toàn phần do chính phủ cung cấp, thông thường mang tính cạnh tranh cao, nhiều trường đại học vẫn cung cấp học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Đối với kỳ nhập học tháng 2/2016, các bạn có thể đăng ký nhận thông tin học bổng từ GSE-beo.
Úc là môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam
Cơ hội làm thêm và thực tập hấp dẫn
Là một đất nước rộng mở với sinh viên quốc tế, chính phủ Úc tạo cơ hội cho các bạn có thể làm thêm bán thời gian tối đa 20 giờ/tuần. Các công việc làm thêm cũng rất đa dạng, từ kinh doanh bán hàng, tới phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, thu hoạch nông sản, hành chính văn phòng hay gia sư, trông giữ trẻ,… Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể hưởng lương khi thực tập tại các doanh nghiệp trong quá trình học.
Thời gian học tập linh hoạt
Với chương trình học đa dạng bao gồm đào tạo Anh ngữ, dự bị đại học, cao đẳng nghề, đại học và sau đại học, các trường đại học Úc mở ra rất nhiều ngành học để sinh viên có thể lựa chọn và theo đuổi chuyên môn hoặc nghiên cứu. Năm học tại Úc bắt đầu vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 (đối với bậc Tiểu học & Trung học) và cuối tháng 2/đầu tháng 3 (đối với bậc Cao đẳng và Đại học). Thời gian 1 năm đối với bậc Cao Đẳng và Đại học thường kéo dài trong 2 kỳ, mỗi kỳ khoảng 4 tháng. Thời gian học tập này khá thuận tiện cho sinh viên Việt Nam sau khi đón Tết Nguyên Đán xong kịp lên đường nhập học kỳ mùa xuân tại Úc.
Nhận thông tin du học Úc
Với những ưu điểm tuyệt vời này, Úc đã trở thành điểm đến lý tưởng cho du học sinh Việt Nam. Nếu bạn muốn nhận thêm những thông tin chi tiết về việc làm thêm, xin học bổng, chọn chương trình học,… hãy đăng ký tại đây:
Năm bong bóng khủng hoảng kinh tế lớn nhất thế giới
Nhiều người lo ngại rằng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Bitcoin, “bong bóng” khủng hoảng kinh tế này sẽ lại một lần nữa khiến thế giới chao đảo.
TIN LIÊN QUAN | |
![]() |
Thêm nhiều “kỷ lục giá rét” tại Mỹ |
![]() |
Khủng hoảng từ trong lòng châu Âu |
Đã hàng thế kỷ trôi qua, những bong bóng khủng hoảng kinh tế – tài chính được lặp đi lặp lại nhiều lần, từ “hội chứng hoa tulip” trong thế kỷ XVII đến “cuộc khủng hoảng thế chấp độc hại” năm 2007 – 2008, khiến hàng ngàn người bị mất nhà cửa.
Bình luận về hiện tượng này, ông Markus K. Brunnermeier – giáo sư kinh tế Đại học Princeton tại Mỹ, giải thích: “Những cuộc khủng hoảng thường xảy ra khi giá của một sản phẩm được đẩy lên rất cao, ngay cả khi người ta không nghiên cứu kỹ càng về nó. Bong bóng thường xuất hiện trong những giai đoạn đổi mới, có thể là những biến đổi về trong giới công nghệ và tài chính như tàu hỏa, internet. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với một bong bóng mới là tiền ảo Bitcoin”.
Còn theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách vĩ mô Ann Pettifor tại London, “những bong bóng khủng hoảng kinh tế lớn như dot com hoặc có thể là Bitcoin dễ xảy ra vì chu kỳ hoạt động kinh tế và giá cả phát triển theo cấp số nhân. Trong khi đó, các thể chế và quy định tài chính bị suy yếu, khiến cho những ảo tưởng về giá trị của chúng ngày càng trở nên sâu rộng và có thể dẫn tới những bong bóng khủng hoảng kinh tế”. Sau đây là 5 bong bóng khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Hội chứng hoa tulip
Vào thế kỷ XVII, có thời điểm mọi người đổ xô đi mua hoa tulip nhiều màu đến từ Hà Lan. Giá cả của những bông hoa này cao đến mức cắt cổ, khiến mọi người bắt đầu bán nhà để có thể mua được chúng. Thậm chí, ngay cả những bông hoa chưa thu hoạch cũng có một thị trường của riêng mình.
![]() |
Chỉ trong giai đoạn 1636 – 1637, giá hoa Tulip đã tăng một cách chóng mặt, để rồi tụt dốc một cách không phanh, tạo nên bong bóng tài chính đầu tiên trên thế giới. (Nguồn: Richard Cayne) |
Tuy nhiên, sự leo thang về giá cả đã kết thúc vào một ngày của năm 1637 chỉ vì một tin đồn dịch bệnh phát tán từ loài hoa này. Những người đã mua hoa bắt đầu rao bán một cách tuyệt vọng, tạo ra một sự sụt giảm mạnh về giá cả.
Sự hoảng loạn về tài chính lan rộng ra chủ nhân của những vườn tulip và chỉ trong chốc lát, nền kinh tế Hà Lan vốn quá phụ thuộc vào sản phẩm này đã sụp đổ.
Bong bóng của Công ty Nam hải
Vào đầu thế kỷ XVIII, Công ty Nam hải của Anh đã có độc quyền thương mại với các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latin. Công ty này đã thiết lập tuyến thương mại đầu tiên tới khu vực Mỹ Latin vào năm 1717 và bắt đầu thổi phồng những thành tích về hoạt động thương mại đó.
Điều này khiến giá trị cổ phiếu của Công ty tăng vọt, từ 128 lên 1.000 bảng Anh chỉ trong vòng nửa năm. Mọi người đều muốn mua cổ phiếu của công ty. Ngay cả Nghị viện Anh cũng cho phép công ty có thêm vốn tín dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh.
![]() |
Trong thế kỷ XVIII, Công ty Nam hải của Anh đã phát tán những tin đồn phóng đại tạo ra một bong bóng khủng hoảng kinh tế. (Nguồn: Getty) |
Sự gia tăng nhanh chóng giá cổ phiếu đã gây ra cơn khát đầu cơ điên cuồng trên khắp nước Anh. Việc mua chứng khoán còn được mở rộng sang các công ty khác mà thu nhập thực tế không được chứng minh.
Nhưng khi nguồn lực kinh tế của những người tiết kiệm nhỏ bắt đầu cạn kiệt thì tình hình trở nên khó khăn. Tình huống càng trở nên phức tạp hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu mua chứng khoán với số tiền vay mượn từ chính Công ty Nam hải.
Khi đến hạn trả nợ, nhiều nhà đầu tư đã không có đủ tiền và bắt đầu bán cổ phiếu của họ. Giá cổ phiếu sụt giảm thảm hại, đẩy nhiều ngân hàng vào tình trạng phá sản và nền kinh tế Anh vào thế lụn bại.
Cuộc khủng hoảng năm 1929
Sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử tài chính của Phố Wall đã được báo trước với cao trào đầu cơ xuất hiện trong những năm 1920, khi hàng nghìn người đổ xô đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhiều người đã vay nợ để mua thêm cổ phiếu, tạo ra một bong bóng không thể kiểm soát.
![]() |
Năm 1929 diễn ra sự sụp đổ tài chính tồi tệ nhất của Phố Wall. (Nguồn: Getty) |
Cho đến ngày 24/10/1929, cú sốc đầu tiên xảy ra, khi bảng niêm yết giá chứng khoán sụp đổ trong nháy mắt, khiến sự hoảng loạn tài chính lan ra khắp đường phố New York. Ngày “Thứ Hai đen tối” ập xuống, chấm dứt cơn sốt đầu cơ, vốn đã mang lại nhiều lợi nhuận cho những người đầu tư vào sàn chứng khoán. Các ngân hàng phá sản, các công ty đóng cửa và hàng trăm nghìn người trắng tay.
Cuộc khủng hoảng này đã ghi dấu ấn mãi mãi trong lịch sử, khi nó không chỉ tàn phá nền kinh tế Mỹ, mở ra thời kỳ Đại Suy thoái tại quốc gia này mà còn tác động đến toàn thế giới.
Sự sụp đổ của các công ty “dot com”
Quá trình phát triển chóng mặt của internet vào cuối những năm 1990 đã dẫn tới cái gọi bong bóng “dot com”. Giá trị của một số công ty công nghệ được đánh giá quá cao so với thu nhập thực tế của họ. Một số doanh nhân đã trở thành triệu phú, còn các nhà đầu tư đổ xô đi mua chứng khoán mà họ cho là sẽ tiếp tục tăng giá trị. Nhiều công ty dot com được định giá tới hàng tỷ USD, trong khi chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite của các công ty này tăng theo cấp số nhân.
Mặc dù ông Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã ” cảnh báo về sự gia tăng giá cả bất hợp lý, nhưng cơn sốt đầu tư vẫn tiếp tục và chỉ hạ nhiệt vào cuối tháng 10/2002, khi các báo cáo chỉ ra rằng nhiều công ty đang làm ăn không có lãi. Giá trị các cổ phiếu dần chạm đáy và chẳng bao lâu sau đã khiến nước Mỹ một lần nữa rơi vào suy thoái, khiến kinh tế toàn cầu lao đao.
![]() |
Các công ty công nghệ được đánh giá quá cao trên thị trường. (Nguồn: Getty) |
Cuộc khủng hoảng thế chấp độc hại
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây nhất đã bùng phát vào cuối thập niên vừa qua. “Cuộc khủng hoảng thế chấp độc hại” này xảy ra khi các ngân hàng Mỹ cho vay thế chấp mua nhà lãi suất cao với những người không có khả năng thanh toán tài chính. Sau đó, số ngân hàng này đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực không có nhiều lợi nhuận, cũng như bán lại nhiều lần trên thị trường tài chính.
Bong bóng tài chính bùng nổ khi các khoản nợ tín dụng không thể được chi trả, giá nhà đất chạm đáy, trong khi hàng triệu người mất nhà cửa. Thị trường chứng khoán sụp đổ, thất nghiệp tăng cao, hệ thống ngân hàng lao đao, mà đỉnh điểm là việc ngân hàng Lehman Brothers đệ đơn phá sản vào năm 2008.
Đáng chú ý, mặc dù bắt nguồn gốc từ Mỹ, nhưng cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, tạo thành một thảm họa tài chính đối với những nền kinh tế không thể tự bảo vệ được mình. “Căn bệnh” này đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế thế giới và khiến nhiều nước một lần nữa rơi vào suy thoái.
![]() |
WB lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu
Trong báo cáo mang tên “Triển vọng kinh tế toàn cầu” công bố ngày 9/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tất cả các …
|
![]() |
Moody’s lạc quan về kinh tế Mỹ Latin trong năm 2018
Hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s ngày 9/1 dự báo kinh tế Mỹ Latin sẽ khởi sắc với mức tăng trưởng trung bình 2,7% …
|
![]() |
Tổng thống Trump nóng lòng muốn gặp giới tinh hoa ở WEF Davos 2018
Thông tin từ Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Donald Trump đã lên kế hoạch tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại …
|
Báo Thế giới và Việt Nam
Phạm Triệu Lập
‘Đại khủng hoảng’ thịt lợn và cuộc giải cứu chưa từng có
Giá thịt lợn “chạm đáy”, thịt lợn giảm kỷ lục trong 10 năm, giải cứu thịt lợn,… là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến nay, khi đề cập đến cuộc đại khủng hoảng của ngành chăn nuôi lợn.
Hết giảm kỷ lục đến tăng giá sốc
Số liệu thống kê mới nhất từ Bộ NN-PTNT cho thấy, trong tháng 8/2017, giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm do nguồn cung trên thị trường vẫn rất dồi dào, trong khi đó xuất khẩu theo đường chính ngạch và tiểu ngạch đều chưa có dấu hiệu khả quan. Theo đó, giá lợn hơi tại nhiều tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL và một số tỉnh phía Bắc giảm 2.000-5.000 đồng/kg xuống còn 30.000-32.000 đồng/kg.
Thế nhưng, điều đáng buồn là đây không phải là lần biến động giá duy nhất. Bởi, gần một năm lại đây, ngành chăn nuôi lợn liên tục gặp “bão giá”. Hết giảm kỷ lục lại đến tăng giá sốc khiến người chăn nuôi đứng ngồi không yên.
Cụ thể, cơn “bão giá lợn” bắt đầu từ tháng 10/2016. Vào thời điểm ấy, thay vì tăng giá theo quy luật thị trường do cận kề Tết Nguyên đán, giá thịt lợn lại bắt đầu chu kỳ giảm giá. Càng cận Tết, giá thịt lợn hơi càng giảm, ở nhiều nơi như Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Trị, Đồng Nai,… chỉ còn 25.000-30.000 đồng/kg, người chăn nuôi bắt đầu rơi vào cảnh thua lỗ nặng.
![]() |
Giá thịt lợn hơi xuất chuồng trong thời gian vừa giảm kỷ lục |
Song, “cơn bão giá” bắt đầu tăng cấp độ từ sau Tết, khiến chăn nuôi lợn rơi vào cuộc đại khủng hoảng do nguồn cung dư thừa. Nhất là vào đầu tháng 4, khi “cơn bão giá” quét qua tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, kéo giá lợn giảm ở mức kỷ lục chỉ còn 15.000-17.000 đồng/kg. Lợn giống giảm giá theo, nhiều nơi còn “mua 1 tặng 1”.
Mặc dù giá lợn đã giảm xuống mưc kỷ lục trong vòng 10 năm qua, nhưng đầu ra vẫn ách tắc, lợn đến ngày xuất chuồng không ai hỏi mua. Người chăn nuôi vét sạch tiền trong nhà, cắm sổ đỏ cũng không đủ tiền mua cám cho lợn ăn. Nhiều hộ chăn nuôi trắng tay hoặc lâm cảnh nợ nần. Con số này lên tới 1.500 tỷ đồng , khi người dân bán tổng số 1,6 triệu con lợn từ 10/2016 đến cuối 4/2017.
Cũng may, sau một thời gian giảm xuyên đáy, giá lợn đầu tháng 5 bắt đầu nhích nhẹ rồi vọt tăng lên 35.000 đồng/kg. Người chăn nuôi cả nước thở phào nhẹ nhõm khi lợn xuất chuồng đã hoà gốc, không còn chịu cảnh thua lỗ.
Sang đến tháng 7, “cơn bão tăng giá” thực sự đổ bộ. Lúc này, giá lợn tại các địa phương tăng từng ngày từng giờ. Tại các tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam,… giá lợn lên 42.000 đồng/kg, có nơi tăng lên 45.000 đồng/kg.
Đỉnh điểm của “cơn bão tăng giá” lần này là 47.000 đồng/kg lợn hơi hồi giữa tháng 7, người chăn nuôi lại lãi đậm. Tuy nhiên, đà tăng giá nhanh chóng chấm dưt bởi tới cuối tháng đó, giá thịt lợn lại quay đầu giảm.
Hiện giá thịt lợn hơi xuất chuồng chỉ vào khoảng 30.000-32.000 đồng/kg lợn hơi.
![]() |
Giá rẻ, không có người mua thịt lợn được bày bán khắp các vỉa hè |
Cuộc “giải cứu lợn” lịch sử
Sau “cơn bão giảm giá”, nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được chỉ ra. Bộ NN-PTNT cũng đưa ra hàng loạt giải pháp như: giảm chi phí đầu vào; hỗ trợ tài chính, tín dụng; hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn,… và yêu cầu các địa phương cần kiểm soát việc tăng đàn, tái đàn.
Song, lúc bấy giờ, chiến dịch kêu gọi “giải cứu lợn” thông qua việc tăng tiêu thụ mặt hàng này được quan tâm nhất. Bộ NN-PTNT liên tục tổ chức các cuộc họp khẩn, gửi công văn “cầu cứu” Thủ tướng, gửi công văn hoả tốc kêu gọi các ban ngành, đoàn thể, người tiêu dùng cả nước ưu tiên ăn thịt lợn để giúp đỡ người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thậm chí, những ngày cuối cùng của tháng 4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường còn đích thân đi tới tận cơ sở để kêu gọi doanh nghiệp ủng hộ người chăn nuôi bằng cách tăng cường khẩu phần thịt lợn trong bữa ăn của cán bộ công nhân viên.
Hưởng ứng lời kêu gọi, các bộ ngành, đoàn thể, địa phương đồng loạt vào cuộc. Nhiều điểm bán thịt lợn bình ổn được mở ra giúp người tiêu dùng được ăn thịt giá rẻ, còn người chăn nuôi cũng có thể bớt thua lỗ.
Trên khắp cả nước, lò mổ được lập khắp nơi, cứ vài nhà chung nhau đụng một con lợn, thịt lợn mua ủng bộ bà con chăn nuôi được chế biến thành đủ các món, cấp đông đầy tủ lạnh.
Tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai các biện pháp ổn định thị trường và phát triển chăn nuôi lợn, diễn ra ngày 29/8, đại diện một tập đoàn nước ngoài ở Việt Nam cho biết đã tăng lượng thịt lợn trong khẩu phần ăn của hàng trăm công nhân; một tuần có 2 ngày các món ăn được chế biến hoàn toàn từ thịt lợn. Ngoài ra, tập đoàn còn nhắn tin tới tất cả các cán bộ công nhân viên của tập đoàn ưu tiên mua thịt lợn và sử dụng thịt lợn.
Đề cập tới vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), nhận định, thực hiện “giải cứu lợn”, rất nhiều các sáng kiến được đưa ra như đụng lợn, rồi người thân mua thịt lợn tặng cho người thân, tăng cường giết mổ cấp đông.
Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn thực hiện tốt khâu giảm đàn lợn nái, với 500.000 đầu lợn chỉ trong vòng 3 tháng. Con số này vô cùng ý nghĩa vì nếu không, nguồn cung thịt ra thị trường vẫn cực kỳ lớn.
Ông Dương cho rằng, cuộc giải cứu lợn đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp ngành chăn nuôi tránh được một cuộc khủng hoảng lớn, gây bất ổn tới nền kinh tế. Hiện chăn nuôi lợn chiếm hơn 70% thị phần của ngành, chưa kể kéo theo cả loạt ngành nghề khác như chế biến thức ăn, thuốc thú y và hệ thống ngân hàng.
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, dù cuộc giải cứu lợn được cả xã hội quan tâm hưởng ứng, song đó chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, Bộ NN-PTNT, cụ thể là Cục Chăn nuôi, cần đưa ra dự báo được cung cầu, khai thông thị trường xuất khẩu. Trong đó, việc liên kết theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng.
Bảo Phương