Cuộc thi viết và ảnh về Con đường tơ lụa
Từ đây đến hết tháng 8-2017, sinh viên và học viên đang học tập tại Trường ĐH KHH&NV có cơ hội tham dự cuộc thi viết và ảnh về Con đường tơ lụa do Mạng lưới các trường đại học Con đường tơ lụa (SUN) tổ chức.
Ngôn ngữ và văn học luôn là điểm khởi nguồn cho sự phát triển của các nền văn minh lớn. Con đường tơ lụa – nơi sản sinh nhiều nền văn minh cổ xưa đã trở thành nguồn tự hào chung của nhân loại. Các ngôn ngữ và văn chương đa dạng được tìm thấy dọc theo Con đường Tơ lụa góp phần nâng cao vẻ đẹp của khu vực này.
Như một sự kiện văn hóa định kỳ, góp phần giới thiệu về các vẻ đẹp trên Con đường tơ lụa, Mạng lưới các Trường đại học Con đường tơ lụa (SUN) tổ chức cuộc thi viết với tên gọi WRICOS và cuộc thi ảnh mang tên PHOCOS. WIRCOS 2017 VÀ PHOCOS 2017 còn là hoạt động chào mừng Hội nghị các Hiệu trưởng và hội thảo khoa học Quốc tế “Sự trao đổi giữa các nền văn minh Đông – Tây dọc Con đường tơ lụa”, được tổ chức tại Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM vào tháng 11/2017.
Cuộc thi dành cho sinh viên và học viên các trường đại học và học viện thuộc mạng lưới các trường đại học Con đường tơ lụa (SUN).
1. Cuộc thi viết WRICOS 2017
Poster chính thức của cuộc thi WRICOS 2017
Nội dung: chủ đề: What does the Silk Road mean to me? (tạm dịch: Tầm quan trọng của Con đường tơ lụa). Người viết được tự do thể hiện nội dung gắn chủ đề.
Quy cách: người viết lựa chọn thể loại thơ hoặc bài luận ngắn để thể hiện chủ đề và được viết bằng tiếng Việt (quy định cuộc thi yêu cầu sử dụng bản ngữ).
Hạn nộp: Các tác phẩm phải được gửi theo mẫu đăng tải tại website của SUN: http://www.sun-silkroadia.org/ trước ngày 31 tháng 8 năm 2017.
Giải thưởng và Quyền lợi:
– Giải thưởng: Giải ưu tú (1 giải), Giải xuất sắc (2 giải), Giải triển vọng (7 giải)
– Quyền lợi chung: người dự thi sẽ được nhận giấy chứng nhận, tham dự Đại hội lần 3 của SUN và buổi khai mạc của Triển lãm Văn hóa TP.HCM – Gyeongju 2017. Ngoài ra, các tác phẩm dự thi sẽ được in thành sách và được dịch ra ít nhất 5 ngôn ngữ. Các tác phẩm đạt giải sẽ được công bố trên trang chủ của SUN.
2. Cuộc thi ảnh PHOCOS 2017
Poster chính thức của cuộc thi PHOCOS 2017
Nội dung: chủ đề: The Roads – A person, culture, history and scene on the Silk-road (tạm dịch: Mạng lưới các trường đại học Con đường tơ lụa).
Quy cách: tác phẩm dự thi chưa từng được lựa chọn dự thi trong các cuộc thi khác.
– Ảnh dự thi có kích thước tối đa 10 MB, thể hiện ở định dạng ảnh kỹ thuật số JPG.
– Ảnh dự thi phải có thông tin theo quy định: Tên tác giả – Tên tác phẩm – Quốc tịch
Hạn nộp: Các tác phẩm phải được gửi theo mẫu đăng tải tại website của SUN: http://www.sun-silkroadia.org/ trước ngày 31 tháng 8 năm 2017 (Mỗi cá nhân có thể dự thi tối đa 5 tác phẩm nhưng sẽ không được hai giải đồng thời).
Giải thưởng:
– Giải ưu tú (1 giải), Giải xuất sắc (2 giải), Giải đặc biệt (5 giải), Giải triển vọng (7 giải)
– Quyền lợi chung: người dự thi sẽ được nhận giấy chứng nhận, tham dự Đại hội lần 3 của SUN và buổi khai mạc của Triển lãm Văn hóa TP.HCM – Gyeongju 2017. Ngoài ra, các tác phẩm dự thi sẽ được in thành sách và được dịch ra ít nhất 5 ngôn ngữ. Các tác phẩm đạt giải sẽ được công bố trên trang chủ của SUN.
Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM là một thành viên thuộc Mạng lưới các trường đại học Con đường tơ lụa. Cuộc thi viết WRICOS 2017 và cuộc thi ảnh PHOCOS 2017 là một trong các sự kiện nổi bật trong chuỗi các hoạt động hướng đến kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển Trường. Để biết thêm thông tin về cuộc thi, vui lòng xem tại website http://www.sun-silkroadia.org/
BBT
Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt từ ‘con đường tơ lụa Dubai’
Nhiều thị trường có cơ hội giao thương cao nhưng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp như châu Phi, Mỹ Latinh khi con số chỉ dưới 0,5%.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), bà Nadya Kamali, Giám đốc Customs World Dubai đánh giá lượng hàng xuất từ Việt Nam sang UAE thường có thói quen trung chuyển qua Frankfurt nên chi phí rất cao và mất nhiều thời gian.
Theo đó, “cần thay đổi thói quen trung chuyển ở Dubai thay vì Frankfurt, giúp tiết kiệm chi phí ít nhất 1.000 USD và rút ngắn thời gian thêm 2 tiếng”, bà nhấn mạnh.
Dubai được xem là trạm chung chuyển của con người và hàng hóa giữa các quốc gia và các châu lục với số lượng 3 tỷ người mỗi năm. Với sự kết nối giữa hàng không, cảng biển, sân bay, kho bãi, “con đường tơ lụa Dubai” sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận và phát triển tại các thị trường mới.
Bên cạnh đó, hàng hóa cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thông quan khi được thực hiện trước khi hàng hóa đến nơi, giảm thời gian kiểm hàng, hàng hóa được bốc xếp sẵn lên tàu mà không tốn chi phí, bà Nadya Kamali cho biết.
Năm 2018, trao đổi thương mại hai chiều đạt 5,67 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,5% và kim ngạch nhập từ UAE đạt 468 triệu USD, giảm 18% so với năm 2017.
9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 4,26 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi UAE đóng vai trò cửa ngõ chiến lược để các sản phẩm từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Đông thì Việt Nam là cửa ngõ giúp UAE tiếp cận thị trường Đông Nam Á.
Hiện Việt Nam đóng góp 39% tổng khối lượng thương mại giữa UAE và các nước ASEAN năm 2018.
“Với vai trò đó, Việt Nam là đối tác tiềm năng của UAE”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế UAE Sultan bin Saeed Al Mansouri nhận định tại diễn đàn.
Đồng tình với quan điểm đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết hai nước có lợi thế rất lớn về mặt vị trí địa lý để tăng cường kết nối.
Ông Trần Tuấn Anh đánh giá, UAE đang là một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong khu vực Trung Đông – châu Phi. Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như dầu mỏ và khí đốt, UAE cũng đạt được những thành tựu về năng lượng sạch, công nghệ, hậu cần, cảng, hàng không…
CON ĐƯỜNG TƠ LỤA – DÒNG CHẢY PHẬT GIÁO VÀO TRUNG HOA
>>> Đọc thêm: Huyền Thoại Con Đường Tơ Lụa
Con Đường Tơ Lụa có chiều dài khoảng 4.000 dặm (6.437km) bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua các khu vực Trung Á: Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và sau cùng là đến châu Âu. Triều Tiên và Nhật Bản cũng là hai quốc gia nằm trên tuyến đường này. Hai phần chính của con đường này là đường bộ và đường biển.
Bản đồ Con Đường Tơ Lụa
Theo sử sách Trung Hoa để lại, Con Đường Tơ Lụa được hình thành từ thế kỷ thứ 2 TCN, Hán Vũ Đế ban lệnh cho Trương Khiên đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay.
Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó, những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là “Con Đường Tơ Lụa”.
Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là Con Đường Tơ Lụa
Hầu như mọi người trên thế giới đều biết rằng Trung Quốc chính là quê hương của tơ lụa. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, họ đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, rồi đến lấy kén ươm tơ và cuối cùng là dệt thành những tấm lụa mịn màng. Lúc đầu, tơ lụa sản xuất ra chỉ được vua chúa và giới quý tộc sử dụng, về sau nó trở nên phổ biến hơn và được đem bán ra khắp các tỉnh thành của cả nước.
Đặc biệt, ngoài sự ưa chuộng từ phía người Trung Hoa thì những vị đế vương, quý tộc của La Mã cũng vô cùng yêu thích mặt hàng lụa của Trung Quốc. Họ sẵn sàng đổi số lụa bằng vàng với cân nặng tương đương chỉ để được sở hữu sản phẩm này. Nắm bắt tình thế, các thương gia Trung Quốc quyết định vận chuyển sản phẩm tơ lụa sang phương Tây để giao thương, trao đổi. Đây cũng là lý do chính giải thích cho cái tên Con Đường Tơ Lụa mà ai cũng đã một lần nghe qua.
Trung Quốc chính là quê hương của tơ lụa
>>> Đọc thêm: Huyền Bí Nguyệt Nha Tuyền 2000 Năm Không Cạn Giữa Sa Mạc – Hành Trình Qua Miền Gió Cát Gobi
Tơ lụa chính là mặt hàng giao thương chính của con đường này
Đức Phật từ ngàn xưa đã để lại lời dạy cho các đệ tử của mình rằng: “Hỡi các Tỳ kheo! Hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp.”.
>>> Đọc thêm: Hang Mạc Cao Tại Đôn Hoàng – Kiệt Tác Kiến Trúc Trên Vách Đá
Với ý nghĩa cao đẹp này, các nhà sư từ miền đông nam Ấn Độ đã dấn thân vào những chuyến viễn du đến những vùng đất xa xôi để truyền bá Phật pháp và đến với Trung Quốc vào thế kỉ thứ I theo con đường tơ lụa. Sau giai đoạn khó khăn để tìm cách thích ứng và hòa nhập với nền văn hóa Trung Quốc lúc bấy giờ thì Phật giáo cũng đã hội nhập và phát triển sâu rộng tại đất nước này, tuy nhiên lại là một biến thể khác, một Phật giáo đậm nét Trung Hoa.
Vâng theo lời dạy của Đức Phật các vị đệ tử của Ngài đã đi khắp bốn phương để truyền đạt Phật pháp
Tháp Đại Nhạn – Nơi đầu tiên lưu giữ bộ chân kinh được ngài Huyền Trang thỉnh về từ Tây Trúc
Những tác phẩm này được chính các nhà sư khắc nên, vật liệu được sử dụng để vẽ và tô thêm có từ nguyên liệu quý hiếm như lapis lazuli, chàm và vàng thật được giao dịch dọc theo Con Đường Tơ Lụa. Ngoài hình ảnh thiên giới hạ giới thì các hình ảnh của các vị tu sĩ và quá trình hành hương cũng được khắc họa chi tiết tại các địa điểm này. Đánh dấu cho quá trình Phật giáo được truyền vào Trung Hoa một cách cụ thể và sinh động nhất.
>>> Đọc thêm: Tin Được Không – Hỏa Diệm Sơn Là Nơi Có Thật Trên Đời
Những bức tượng Phật được giữ gìn hết sức kỹ lưỡng
Những bức tượng được khắc vô cùng tinh xảo
Ngày 22/06/2014, sau bao công cuộc nghiên cứu và kiến nghị của Trung Quốc, ý nghĩa lịch sử to lớn của Con Đường Tơ Lụa đã được cả thế giới biết đến và được UNESCO công nhận Di sản thế giới.
Khung cảnh tuyệt đẹp của một đoạn trong con đường tơ lụa
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Hào quang một thời Con đường Tơ lụa
Trong suốt hơn 1.600 năm, các thương gia, nhà buôn, các nhà sư và binh lính, những người đã tới Tây An, kinh đô cổ của Trung Quốc để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của nơi này, đều đi trên Con đường Tơ lụa.
Những hình ảnh đầy quyến rũ các thương gia đi trên xe lạc đà kéo, những khách hành hương dũng cảm đương đầu với đám lục lâm thảo khấu, những phiên chợ miền Viễn Đông bày bán đầy những món đồ quý báu ngoài sức tưởng tượng: chỉ riêng việc nhắc tới Con đường Tơ lụa với bất kỳ kẻ phiêu lưu nào thời Trung cổ cũng khiến kẻ đó phải mắt tròn mắt dẹt kinh ngạc, thán phục.
Tuyến đường giao thương xuyên lục địa này là hành lang chính giữa phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỷ, khởi đầu và kết thúc đều ở kinh đô Tây An (tức Trường An).
Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Quốc
Uzbekistan, Con đường Tơ lụa và Liên Xô
Trường An: Kinh đô của 10 triều đại Trung Hoa
Con đường được đặt tên từ theo mặt hàng được buôn bán nhộn nhịp trên suốt chiều dài hành trình là lụa Trung Quốc. Những người đầu tiên mở đường vào năm 206 trước Công nguyên.
Việc đi lại được mở rộng đáng kể vào năm 114 trước Công nguyên, và những mối giao thiệp diễn ra trên tuyến đường đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu và Ả-rập.
Việc buôn bán hàng hóa đã tạo giao thoa chính trị, kinh tế từ xa giữa các quốc gia. Lụa đương nhiên là mặt hàng buôn bán chính của Trung Quốc, nhưng nhiều thứ khác quan trọng không kém cũng được trao đổi, gồm cả tôn giáo, triết học và nhiều loại công nghệ khác nhau.
Bởi Tây An là nơi khởi đầu và cũng là điểm cuối của tuyến đường, các hoàng đế triều đại nhà Đường đã chọn đây làm nơi đóng đô, từ đó cai quản giang sơn dựa vào vị trí đắc địa và cơ hội biết đến và có được ngay các mặt hàng xa xỉ, được trao tay đổi chủ hàng ngày.
Di sản văn hóa
Con đường Tơ lụa nguyên sơ mà chúng ta biết tới được bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Một vị tướng tên là Trương Khiên được Hán Vũ Đế của triều nhà Hán cử đi Tây Vực nhằm đặt mối bang giao với Nguyệt Chi (tức người dân các nước vùng Trung Á cổ đại), một bộ lạc du mục.
Vị hoàng đế nhà Hán e ngại rằng người Hung Nô, vốn từng định xâm chiếm tỉnh Cam Túc của nhà Hán, có thể đưa quân tới đánh. Người Nguyệt Chi khi đó là kẻ thù của Hung Nô, cho nên hoàng đế muốn liên kết với tộc người này để cùng đánh bại mối họa chung.
Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN
‘Dân Sài Gòn thẳng tính, lương thiện’
Chuyến hành hương tìm bát phở ‘ngon nhất Việt Nam’
Thật không may, Trương Khiên đã bị Hung Nô bắt trên đường đi và bị giam cầm trong suốt 10 năm. Trong thời gian này, vị tướng đã lấy một người vợ thuộc bộ tộc du mục và có một con trai.
Tuy nhiên, ông vẫn nung nấu ý định hoàn thành bằng được sứ mệnh, và cuối cùng ông đã trốn thoát, tiếp tục tây du.
Khi ông rốt cuộc tới nơi, vào năm 128 trước Công nguyên, ông kinh ngạc phát hiện ra là người Nguyệt Chi sống yên bình và không bận tâm tới chuyện báo thù người Hung Nô nữa.
Quay trở về, Trương Khiên tâu với hoàng đế về những gì ông chứng kiến tại Tây phương và làm hài lòng đấng đế vương với những câu chuyện kể chi tiết về các vương quốc chưa từng nghe tiếng, khiến hoàng đế muốn có thêm các chuyến đi khám phá như thế nữa.
Mỗi lần cho người đi là một lần trở về với thêm những mặt hàng xa xỉ của phương Tây, từ lông thú, nước hoa cho tới thậm chí cả những con ngựa. Đồng thời, nhu cầu đối với các sản phẩm quý của phương Đông, chủ yếu là lụa, cũng tăng nhanh chóng, dẫn tới việc trao đổi sứ thần cùng các mối quan hệ kinh tế giữa phương Đông và phương Tây.
Nhà Trắng, công trình do người da đen xây
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Con đường Tơ lụa trở nên thịnh vượng trong thời nhà Đường. Các mặt hàng như đá quý, quần áo được may tinh tế, và các món gia vị, được mua bán trao đổi hàng ngày. Vào thời cực thịnh, tuyến đường trải dài tới 4.000km, ra tới tận Địa Trung Hải và hấp dẫn các nhà thám hiểm nổi tiếng như Alexander Đại đế và Marco Polo.
Con đường Tơ lụa duy trì vị thế trong suốt hơn một ngàn năm trăm năm, nhưng bắt đầu suy tàn từ thế kỷ thứ 15, khi đế chế Ottoman thống trị tại Constantinople. Các sultan vương triều Ottoman thời đó mắng nhiếc người phương Tây về các cuộc thánh chiến liên miên, và trả đũa bằng cách cấm việc giao thương với châu Âu.
Vào cuối thời nhà Minh, Trung Quốc một lần nữa lại bế quan tỏa cảng, dẫn tới việc chấm dứt hàng trăm năm trao đổi văn hóa và tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây.
Món tài sản quý giá của thế giới
Dẫu đã không còn được dùng làm tuyến đường chính thức trong hàng thế kỷ qua, nhưng tầm quan trọng lịch sử của Con đường Tơ lụa vẫn còn đó, và Trung Quốc từ hàng chục năm nay đã vận động để đạt được sự công nhận quốc tế.
Kể từ 1988, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã bắt đầu tìm hiểu về vai trò của tuyến giao thương này trong việc quảng bá sự đa dạng văn hóa trên khắp vùng Á-Âu ở bắc bán cầu.
Do con đường chạy qua quá nhiều quốc gia, quá nhiều điểm đáng ghi nhớ, nên tiến trình tìm hiểu để nó được công nhận là Điểm Di sản Thế giới của UNESO mất rất nhiều thời gian.
Cái chết của một cảng biển Liên Xô
Nơi người ta không thích nói ‘không’
Cuộc sống dữ dội ở hòn đảo hẻo lánh của Scotland
Lúc ban đầu, hồi 2008, Trung Quốc xác định 48 địa điểm dọc theo Con đường Tơ lụa có thể có tầm quan trọng. Nhưng tới 2011, UNESCO đề xuất rằng do quy mô quá lớn của Con đường Tơ lụa, hồ sơ xét duyệt cần phải được chia ra thành từng đoạn hành lang.
Một hồ sơ chung của Trung Quốc, Kazakhstan và Kyrgyzstan nêu đoạn bao quanh từ miền trung Trung Quốc tới rặng núi Thiên Sơn đã được đệ trình và được ủy ban của UNESCO phê chuẩn hồi tháng Sáu 2014.
Trong số các điểm được đưa vào quy chế bảo vệ này có một số điểm nổi tiếng nhất của Tây An, như Tháp Đại Nhạn, Đại Minh Cung và Hưng Giáo Tự.
Một số các địa điểm hấp dẫn, đáng chú ý khác có lăng mộ Trương Khiên, nhà tiên phong đã đặt nền móng ban đầu mở ra Con đường Tơ lụa, và Đền Động ở Bân huyện – một đền thờ Phật giáo được trang trí lộng lẫy, kỳ diệu nằm giữa cảnh quan Trung Hoa. Ngay cả một số đoạn của Vạn lý Trường thành cũng được gộp vào đoạn hành lang đặc biệt này.
Việc được ghi nhận là Di sản Thế giới của UNESCO khiến cho Con đường Tơ lụa thậm chí đến ngày nay vẫn nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Nó vẫn là một mạch máu chứa đầy sự phong phú văn hóa, dẫn ta quay trở về với vẻ đẹp Tây An nằm giữa trung tâm của tỉnh Sơn Tây.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Tham vọng hồi sinh “con đường tơ lụa” của Trung Quốc ở châu Âu
Cái bắt tay 2,5 tỷ USD Italy – Trung Quốc
Trong khi Mỹ đang “đau đầu” trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo châu Âu “say sưa” họp bàn các biện pháp yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động thương mại bất bình đẳng thì Italy quyết định rẽ sang một con đường khác – tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc.
Ngày 23/3, chính phủ Italy đã chính thức ký kết với các đối tác Trung Quốc một loạt các bản ghi nhớ và hợp đồng. Cụ thể, tổng cộng 29 hợp đồng và nghị định thư đã được Italy ký kết với Trung Quốc, trong đó 2/3 văn bản là liên quan đến các hợp tác thể chế. Theo chính phủ Italy, các văn bản ký kết này có giá trị 2,5 tỷ euro và có thể nâng lên tới 20 tỷ euro do trong số này nhiều văn bản được ký dưới dạng nghị định thư không có giá trị ràng buộc.
Động thái này được coi như sự dịch chuyển địa chính trị từ Tây sang Đông mang tính bước ngoặt của Italy khi quốc gia này vừa trở thành nước đầu tiên của nhóm các nền kinh tế G7 chính thức ký kết sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu ” Vành đai – Con đường” của Bắc Kinh – một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ giúp hàng hóa Trung Quốc lưu thông khắp 3 châu lục Á, Phi, Âu.
Thỏa thuận này sẽ “xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn” giữa Italy và Trung Quốc, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khẳng định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Italy Giuseppe Conte trong chuyến thăm Italy ngày 23/3. Ảnh: Francesco Fotia/REX/Shutterstock
Trong bối cảnh Italy đang nhận phải nhiều sự chỉ trích cũng như những cảnh báo từ Mỹ và phương Tây, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Michele Geraci cho rằng: “Đây không phải một sự tách biệt với châu Âu mà là một sự tiên phong của Italy. Khi bạn dẫn đầu, bạn cần chấp nhận phải đứng một mình trong một thời gian nhưng nó sẽ trôi qua rất nhanh”
Hơn 2.500 năm trước, Con đường Tơ lụa đúng như cái tên của nó, đem tới châu Âu món hàng quý hơn cả bạc vàng và đem về sự thịnh vượng cho vương triều nhà Hán. Hơn 2.500 năm sau, huyền thoại Con đường Tơ lụa hồi sinh ở Italy với kỳ vọng về sự hưng thịnh một thời như những gì nhà thám hiểm châu Á lừng danh Marco Polo thế kỷ 14 từng lôi cuốn phương Tây bằng hành trình về một phương Đông giàu có. Tuần trước, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhận định rằng Trung Quốc đang “tạo được ảnh hưởng ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới” và cũng sẽ “gia tăng ảnh hưởng ở cấp độ chính trị”.
“Con ngựa thành Troy” của Trung Quốc?
Một số chuyên gia Mỹ và EU đều lo ngại Italy đang tự biến mình thành “con ngựa thành Troy” để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng về kinh tế và tương lai là chính trị và quân sự vào trung tâm châu Âu.
Việc Italy gia nhập sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ cho thấy một Trung Quốc mạnh mẽ đang “khoét” một vết rạn trong liên minh kinh tế từng chi phối toàn cầu mà còn là một tuyên bố hùng hồn với chính quyền Tổng thống Trump, vốn luôn chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Với Italy, thỏa thuận với Trung Quốc sẽ khiến nước này nhận được những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn hơn từ Bắc Kinh, đặc biệt tại các cảng biển như Trieste. Các quan chức ở đây đều hy vọng về những khoản đầu tư hạ tầng hàng trăm triệu euro từ Trung Quốc.
Với Trung Quốc, đặt chân lên một trong những cảng biển lịch sử của châu Âu sẽ giúp nước này có các điều kiện hải quan thuận lợi, có một tuyến đường thương mại nhanh hơn để tiến vào trung tâm châu Âu và tiếp cận được với các tuyến đường sắt có thể vận chuyển hàng hóa tới khắp châu lục này.
Hàng thế kỷ trước, thành phố cảng biển của thế giới Trieste của Italy nằm bên bờ Adriatic đóng vai trò như một điểm then chốt về mặt địa lý giữa các đế chế. Gần 70 năm sau, vị trí địa chính trị của cảng biển lừng danh một thời trở nên lu mờ và dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, trước tình hình một Trung Quốc dần gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu, Trieste dường như đang “sẵn sàng” để trở lại “đường đua” nhằm lấy lại vị thế trung tâm năm nào. Nhiều năm sau Thế chiến thứ 2, Mỹ nắm quyền kiểm soát tại Trieste và Washington hiểu rõ rằng sự thất bại trong việc ngăn cản Italy tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ gây ra mối đe dọa về kinh tế và tiềm tàng những nguy cơ về quân sự.
Thực tế là mối quan hệ “nồng ấm” khi Italy “trải thảm đỏ” tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vượt ra ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong khi EU đang có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, sự xuất hiện của ông Tập ở Italy được đánh giá là “đúng thời điểm” về mặt chính trị giữa làn sóng phản đối Trung Quốc đang lan ra khắp châu Âu. Ngày 12/3, lần đầu tiên Ủy ban châu Âu gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh kinh tế mang tính hệ thống” và Berlin cùng với Paris đều nhất trí về một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Trong bối cảnh như vậy, sự ủng hộ chính thức từ Italy – nền kinh tế lớn thứ 3 của EU có thể đóng vai trò như một sự kiềm chế làn sóng phản đối Trung Quốc ở một số nước châu Âu. Đảm bảo sự ủng hộ hay ít nhất là sự trung lập từ châu Âu là điều quan trọng với Bắc Kinh khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang dần “ngã ngũ”.
“Đúng là về mặt chính trị, Italy có thể chính là “con ngựa thành Troy” của Trung Quốc bởi các khoản đầu tư của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy Rome làm dịu đi lập trường cứng rắn của các nước EU với Trung Quốc”, Jean-François Dufour – người đứng đầu một công ty tham vấn và phân tích DCA Chine-Analyse ở Paris nhận định.
Trong khi các thành viên khác của EU, trong đó có Pháp và Đức đều thể hiện sự thận trọng về thỏa thuận với Trung Quốc thì những người ủng hộ sáng kiến của Bắc Kinh ở Italy đều nhận định rằng không có gì phải lo lắng và những lời chỉ trích quyết định này của Italy là từ các bên đang lo ngại Trieste cũng như các cảng biển khác của Italy như Genoa và Palermo sẽ cản trở việc kinh doanh của họ. Những người này cũng không muốn so sánh cảng biển này với bài học từ cảng biển Piraeus của Hy Lạp và “bẫy nợ” của Trung Quốc.
Lời cảnh báo muộn màng của Mỹ
Theo các quan chức Italy, vài tháng trước khi thỏa thuận chính thức được ký kết, Phó Thủ tướng Italy Di Maio đã nhiều lần tới thăm Trung Quốc và gần như đạt được một thỏa thuận hồi tháng 11/2018. Những quan chức này cũng cho biết, trong suốt thời gian đó, họ không thấy dấu hiệu gì từ phía Mỹ và khi mà phát ngôn viên của Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton công khai phản đối thỏa thuận vào đầu tháng 3/2019 thì mọi việc đã quá trễ.
Một quan chức cấp cao trong chính phủ nhận định, lẽ ra Mỹ nên có phản ứng sớm hơn nếu nước này hiểu việc Italy chính thức tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe dọa chiến lược như thế nào.
Tuy nhiên, quan chức này cũng giải thích thêm sự lộn xộn trong chính trường Italy và thực tế rằng các chuyến thăm của Bắc Kinh tới EU vốn không phải điều gì bất thường khi mà 16 nước ở trung và đông Âu, trong đó 11 nước là thành viên EU đều có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc là nguyên do khiến Mỹ khó có thể đoán biết được tính toán của Italy.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ sự không hài lòng trước những tiến triển trong quan hệ Italy – Trung Quốc. Ngày 28/3, Phó Thủ tướng Italy Luigi Di Maio đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Nhà Trắng. Ông Di Maio khẳng định rằng thỏa thuận với Trung Quốc hoàn toàn về các vấn đề thương mại và Italy vẫn kiên quyết “đi theo quỹ đạo chính trị của Mỹ”.
Nguồn: boaoforum.org
Trong khi đó, các quan chức Mỹ bình luận có một sự khác biệt lớn giữa các thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc – điều mà mỗi quốc gia, gồm cả Mỹ đều có quyền theo đuổi, đồng thời cho biết việc ký kết dự án Con đường Tơ lụa mới sẽ khiến Trung Quốc có thêm động lực tuyên truyền để đạt được các lợi ích kinh tế qua các hoạt động kinh doanh thiếu công bằng.
Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Geraci thì cho biết ông không thấy có điểm gì khác biệt. Ông Geraci khẳng định Pháp “đang làm chính xác những điều mà chúng tôi đang làm”, đồng thời dẫn ra rằng Pháp và Đức còn kinh doanh với Trung Quốc nhiều hơn Italy. Ông Geraci cũng khẳng định Italy sẽ tránh được “bẫy nợ” của Trung Quốc cũng như đảm bảo các quy định cần thiết để ngăn các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát các cảng biển như những gì Trung Quốc từng làm với Piraeus của Hy Lạp.
“Khi một quân cờ domino đổ thì những quân khác sẽ đổ theo”, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Geraci nói về quyết định của Italy về việc tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Sự “xâm nhập” ngày càng sâu vào châu Âu của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại sâu sắc, đặc biệt khi EU tiến tới sử dụng mạng lưới không dây 5G được phát triển bởi tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Washington cảnh báo Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng mạng lưới này để theo dõi các mạng lưới truyền thông. Tuần trước, Anh đã công bố một bản bảo cáo đánh giá về các điểm yếu an ninh của Huawei nhưng các nước châu Âu khác có vẻ không mấy lo lắng.
Tháng 3/2019, Thị trưởng thành phố Trieste Roberto Dipiazza khẳng định bất kể Mỹ chỉ trích như thế nào, “nếu Trung Quốc đến, đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển, không chỉ cho thành phố của tôi mà còn đất nước của tôi – một phần quan trọng của châu Âu”.
Châu Âu – Trung Quốc: Đối thủ và đối tác
Trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Italy, Tổng thống Pháp Macron đã thể hiện sự mạnh mẽ trong việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất bình đẳng của Trung Quốc bằng cách cho thấy hình ảnh về một châu Âu thống nhất trước nước này. Tổng thống Pháp đã mời Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng ông tham dự cuộc gặp với ông Tập tại Paris ngày 26/3.
Tổng thống Macron khẳng định “thời kỳ một châu Âu ngây thơ” với Trung Quốc đã chấm dứt, đồng thời tăng cường các quy định nhằm bảo vệ các ngành kinh tế chiến lược. Pháp cũng yêu cầu sự minh bạch và công bằng từ phía Trung Quốc, đồng thời thuyết phục Thủ tướng Conte rằng Italy đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi tham gia vào dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Có điều, EU một mặt luôn coi Trung Quốc là một đối thủ nhưng cũng đồng thời nhận định nước này là một đối tác thương mại quan trọng. Đó là lý do mà Thủ tướng Đức – đất nước là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu dường như tỏ ra khá cởi mở với triển vọng châu Âu sẽ hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc nếu Bắc Kinh có các hoạt động thương mại bình đẳng hơn.
“Chúng tôi, những nước EU đều muốn đóng vai trò tích cực” trong dự án Con đường Tơ lụa mới, bà Merkel nhận định sau cuộc hội đàm ngày 26/3.
Pháp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường ở Trung Quốc khi thông báo nước này sẽ bán cho Bắc Kinh 300 máy bay mới.
Khi Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đe dọa Mỹ sẽ hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Đức nếu nước này sử dụng mạng lưới 5G của Huawei, Thủ tướng Đức đã đáp trả rằng: “Chúng tôi sẽ tự quyết định các tiêu chuẩn của mình”.
Dường như cuộc gặp của các nhà lãnh đạo châu Âu với ông Tập – người luôn nói rằng “một châu Âu thống nhất và thịnh vượng sẽ đáp ứng tầm nhìn của chúng ta về một thế giới đa cực” – có vẻ là một cú “quay lưng” với Mỹ.
“Trật tự thế giới đang thay đổi”, Tổng thống Pháp Macron khẳng định ngày 26/3, đồng thời ám chỉ rằng việc Tổng thống Trump rút khỏi các thỏa thuận đa phương đang đẩy Pháp và Trung Quốc đến gần nhau hơn.
EU thận trọng với một Trung Quốc “đối thủ” nhưng cũng đồng thời cởi mở với một Trung Quốc “đối tác” bởi không thể phủ nhận rằng dù có nhiều khác biệt nhưng EU vẫn phải hợp tác với Trung Quốc khi mà nước này là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của châu Âu và là quốc gia có cùng tiếng nói với châu Âu về chủ nghĩa đa phương và hợp tác thương mại toàn cầu./.
UAE muốn kết nối với Việt Nam bằng ‘con đường tơ lụa Dubai’
Tại diễn đàn, Bộ trưởng kinh tế UAE Sultan Al Mansouri đánh giá Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và mới nổi cho các hoạt động đầu tư của UAE nhờ tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Bên cạnh ngành truyền thống là dầu khí, các khoản đầu tư của UAE tập trung vào các lĩnh vực như hậu cần, cảng, hàng không, du lịch, khách sạn…
“Hai nước đang tận hưởng mối quan hệ song phương chặt chẽ, thịnh vượng”, ông Al Mansouri nói.
Hiện nay, UAE đang là đối tác lớn nhất tại khu vực vùng Vịnh và Trung Đông của Việt Nam. Ghé thăm “con đường tơ lụa” lâu đời nhất Sài Gòn
Sở dĩ chợ có tên như vật bởi vì ngày trước có 1 nhà hàng hoa rất lớn tên Soái Kình Lâm nằm kế bên chợ. Lâu dần, người ta quen miệng gọi luôn là chợ Soái Kình Lâm.
Chợ hình thành từ năm 1989 khi UBND quận 5 quy hoạch lại ngành hàng vải sợi và di dời tiểu thương về thương xá Đồng Khánh. Từ năm 1989 đến 1995, chợ phát triển mạnh với gần 1.000 sạp chi phối nguồn hàng vải sợi đi khắp cả nước. Hiện nay, chợ chỉ còn khoảng 500 sạp buôn bán.
Từ 7g sáng, các tiểu thương bắt đầu dọn hàng ra buôn bán, đến 4g chiều lại đóng sạp nghỉ ngơi. Mỗi sạp hàng ở chợ vải này sẽ bán 1 loại vải riêng nhất định chứ không bán đại trà. Do vậy, khách mua hàng chỉ cần hỏi 1 sạp bất kỳ, mô tả loại vải mình muốn thì sẽ được chỉ dẫn đến đúng sạp để mua.
Nhờ nguồn hàng phong phú, đa dạng hơn các chợ khác, đặc biệt là những loại vải cổ dùng để may những bộ trang phục sân khấu, mừng thọ, cưới hỏi, giỗ tổ các làng nghề… nên hàng ở chợ này ít “đụng hàng” với những chợ khác.
Vải ở Soái Kình Lâm có nhiều nguồn gốc: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, giá dao động từ một trăm ngàn cho đến hàng triệu đồng/mét, tùy theo chất lượng, nguồn gốc vải.
Có thể nói, cách kinh doanh của tiểu thương ở chợ Soái Kình Lâm là một trong những yếu tố giúp chợ này “trụ” vững dù tình hình cạnh tranh giữa các chợ đầu mối vải sợi ngày càng diễn ra khốc liệt. Đó là cách kinh doanh lấy chữ tín làm đầu.
Ngoài bán lẻ, chợ còn là đầu mối cung cấp vải cho nhiều cửa hàng, địa lý và các tỉnh miền Nam. Chủ sạp thuê những người có sức khỏe để bốc vác, đóng thành bao và chuyển đi theo đơn hàng trong ngày.
Nguyễn Quang
Con đường tơ lụa – tuyến đường thương mại đã đi vào huyền thoại
Con đường tơ lụa (The Silk Road) là một tuyến đường giao thương xuyên lục địa giữa phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỷ, khởi đầu và kết thúc đều ở kinh đô Tây An (tức Trường An), đây là con đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt hơn 1.600 năm. Nhờ có Con đường tơ lụa mà những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và tạo tiền đề cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực.
Nguồn gốc và sự phát triển của Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ năm 206 trước Công Nguyên, khi ấy Trương Khiên – một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để đặt mối giao ban với những quốc gia và dân tộc mới. Tuy chuyến đi của Trương Khiên không tạo thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng đã giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây và đặt nền móng hình thành nên con đường tơ lụa sau này.
Vào thời bấy giờ, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc… đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa để giao thương. Bên cạnh nhưng hàng hóa hữu hình, nhiều thứ khác quan trọng không kém cũng được trao đổi thông qua Con đường tơ lụa giữa phương Đông và phương Tây như văn hóa, tôn giáo, triết học và nhiều loại công nghệ khác nhau…
Dần dần, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt, bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp…Vào thế kỷ thứ VII, các thương gia Ả Rập đã lập nên con đường tơ lụa trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến Trung Quốc buôn bán với tốc độ nhanh và an toàn hơn.
Những mặt hàng trên Con đường tơ lụa
Nguồn gốc của cái tên “Con đường tơ lụa” bắt nguồn từ mặt hàng chính được buôn bán trong suốt chiều dài hành trình là lụa Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tơ lụa thời đó là mặt hàng cao cấp chỉ dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc ở Trung Quốc. Nhờ có con đường tơ lụa, mặt hàng này đã tới được với các nước phương Tây thông qua các thương nhân Trung Quốc. Những bậc đế vương hay nhà quý tộc của phương Tây đặc biệt là La Mã rất thích lụa Trung Quốc, thậm chí họ sẵn sàng đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Ngược lại, ngựa Ba Tư cũng trở thành món hàng giá trị và đắt đỏ mà các lái buôn thời bấy giờ trao đổi trên Con đường tơ lụa.
Con đường tơ lụa trở nên thịnh vượng trong thời nhà Đường. Các mặt hàng như đá quý, quần áo được may tinh tế, các món gia vị, khoáng sản, thuốc… hay cả các loài động vật, được mua bán trao đổi hàng ngày. Vào thời cực thịnh, tuyến đường trải dài tới 4.000km, ra tới tận Địa Trung Hải và hấp dẫn các nhà thám hiểm nổi tiếng như Alexander Đại đế và Marco Polo.
Không chỉ các loài động vật, một mặt hàng vô cũng đặt biệt là nô lệ cũng bị buôn bán dọc theo Con đường tơ lụa. Họ hầu hết là những người dân thường vô tội bị bắt trong các cuộc chiến tranh, tội phạm hay nợ một món tiền lớn mà không thể trả.
Con đường tơ lụa – động lực phát triển của nền văn minh nhân loại
Không chỉ có ý nghĩa về mặt trao đổi, buôn bán hàng hóa, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này. Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị. Bên canh đó, thông qua con đường này, văn hóa cùng nhiều tôn giáo được giao thoa giữa các quốc gia. Trên Con đương tơ lụa, mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng như nhau. Chính quan điểm thể hiện sự tiến bộ đấy đã tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển.
Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểu viết nên tên tuổi của mình, điển hình nhất là Marco Polo (1254 – 1324). Ông là một người Ý, sống vào thế kỷ XIV và đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Quốc. Marco thậm chí còn được vua Hốt Tất Liệt phong một chức quan. Khi trở về lại châu Âu, ông đem theo nhiều kiến thức cùng sản vật Trung Hoa.
Có một sự thật thú vị là món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được Marco Polo đem về Ý qua con đường tơ lụa. Sau này ông viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách “Marco Polo du ký” và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại.
Sự suy tàn của con đường vĩ đại
Con đường tơ lụa duy trì vị thế trong suốt 1.600 năm và bắt đầu suy tàn từ thế kỷ thứ 15, khi Constantinople bị đế chế Ottoman thống trị. Các sultan vương triều Ottoman thời đó mắng nhiếc người phương Tây về các cuộc thánh chiến liên miên, và trả đũa bằng cách cấm việc giao thương với châu Âu.
Tuy nhiên, sau khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán nơi đây thịnh vượng trở lại. Nhưng chính con đường này vô tình lại phát tán dịch bệnh “Cái chết đen” ra khắp châu Âu và Trung Á trong năm 1348 – 1350. Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ tới hoạt động của con đường tơ lụa.
Cuối cùng con đường tơ lụa vĩ đại cũng tan rã vào thập niên 1400 bằng hàng loạt sự kiện đáng buồn. Tại Trung Quốc, nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế con đường tơ lụa. Việc bắt nộp thuế cao đã khiến nhiều thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác. Con đường tơ lụa từ đây chìm vào dĩ vãng và những hào quang của nó cũng tiêu tan để lại nhiều thành phố cổ heo hút.
Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp
Cùng Migola Travel khám phá con đường huyền thoại này!
Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây:
Con Đường Tơ Lụa – Thảo nguyên Tân Cương
Hotline tư vấn: 0366 55 66 77
Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh