Chùa Một Cột, ngôi chùa có kiến trúc độc đáo
Chùa Một Cột còn có tên là Diên Hựu hay Liên hoa đài, nằm trong tổng thể khu di tích quốc gia đặc biệt Phủ Chủ tịch và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xưa kia, chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, TP.Hà Nội.
Chùa Diên Hựu bắt đầu xây dựng vào tháng Mười (âm lịch), năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Trong năm 1105, vua Lý Nhân Tông cải tạo và mở rộng chùa để trở thành một quần thể kiến trúc rộng lớn ứng với hồ Linh Chiểu và thêm vào một tòa sen mạ vàng trên đỉnh cột. Bên trong tòa sen là ngôi đền màu tím với hình ảnh chim thần ở mái nhà. Có một bức tượng mạ vàng của Đức Phật Quán Thế Âm bên trong. So với quy mô và hình thức thời Lý – Trần chùa Một Cột hiện nay đã thay đổi khá nhiều, tuy nhiên, lối kiến trúc nhất trụ vẫn là kiến trúc cơ bản.
Chùa có kết cấu hình vuông mỗi chiều 3m, làm bằng gỗ, mặt tiền để ngỏ, 3 phía còn lại làm bằng ván gỗ bưng kín, phía trên có mái gói, bốn góc uốn cong tạc hình lưỡng long chầu nguyệt. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng trên một cột đá hình trụ có đường kính 1,2m cao 4m chưa kể phần chìm dưới nước. Trụ đá gồm 2 khối gắn liền với nhau, thoạt nhìn tưởng như là một khối. Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ trông tựa bông sen nở, gắn liền với mộng 8 cột của chùa (4 cột lớn và 4 cột phụ). Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, 2 đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa tượng đức Phật Quan Thế Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng đặt ở vị trí cao nhất. Phía trên bức tượng Phật là Hoành Phi “Liên hoa đài”. Trên chùa có độc nhất một lối nhỏ dẫn vào chính điện bằng 1 cầu thang 10 bậc, lát gạch chỉ, hai bên có thành tường xây gạch. Nhìn tổng thể ngôi chùa như một bông sen lớn vươn thẳng lên giữa hồ nước chính là sự thanh cao thoát tục của nhà Phật.
Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ở đây, có sự kết hợp táo bạo của ý tưởng tượng, lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ, đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh bạch. Ao hình vuông ở phía dưới biểu tượng cho đất (trời tròn đất vuông) ngôi chùa vươn lên như một ý nghĩa cao cả lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Hình ảnh hoa sen tượng trưng cho trí tuệ miên mãn. Chùa Một Cột là biểu tượng độc lập, Diên Hựu chỉ sự tồn tại hiện hữu lâu dài. Từ giấc mơ lành của nhà vua thủa nào, trải qua năm tháng ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo vẫn vững vàng cùng đất nước đi qua bao thăng trầm của lịch sử.
Cách chùa Một Cột khoảng 10m về phía Tây Nam là chùa “Diên Hựu tự”. Chùa được dựng trên mảnh đất ruộng Quy Điền ngày xưa, qua cổng là một lối đi nát gạch dẫn vào khoảng sân rộng, là nơi thờ tự của nhà Tiền Đường, nhà thờ tổ, thờ mẫu theo kiến trúc 5 gian giống các ngôi chùa truyền thống Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử chùa Diên Hựu tự đã được trùng tu lại nhiều lần. Hiện, trong chùa còn chiếc khánh đồng niên hiệu: “Đại Thanh Càn Long niên tạo”, chiếc chuông đồng được đúc thời nhà Nguyễn treo trên cổng chính của chùa, 33 tấm bia ghi công đức xây dựng, gần 40 pho tượng và rất nhiều đại tự, câu đối, cửa võng…
Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Năm 1962, chùa Một Cột được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đợt đầu tiên. Ngày 4/5/2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam”. Ngày 10/10/2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.
Tấn Lộc
Chùa Một Cột – ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á

Chùa Một Cột (Ảnh: vi.wikipedia)
Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu, có nghĩa là “phúc lành dài lâu”. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Trải qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Chùa hiện nay xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá có đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền. Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, tựa như một đóa hoa sen vươn thẳng từ mặt hồ nhỏ hình vuông, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa. Trên cửa có đề Liên Hoa Đài gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Năm 1962, chùa Một Cột được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 2006, chùa Một Cột được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hồng Nhung
Chùa Một Cột – Kiến trúc cổ độc đáo
Kinh thành Thăng Long tráng lệ với bao Cung điện nguy nga, lầu son gác tía của biết bao Vương triều chỉ còn trong hoài niệm người Việt Nam. Giờ đây, những gì để ta chiêm bái chỉ là những mảnh sành, mảnh gốm tìm thấy dưới lòng đất Thủ đô. Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận định: “Cung điện nghìn cột mẹ cột con đá tảng hoa sen lưng rùa khắc tạc lại yểu thọ hơn ngôi chùa gỗ cắm một cột xuống ao bùn”. Thật đúng vậy, nếu tìm biểu trưng cho Thăng Long – Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay tới hai hình ảnh: chùa Một Cột và Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Chùa Một Cột nổi tiếng không chỉ trong nước mà được cả thế giới biết đến bởi kiến trúc vô cùng độc đáo. (Ảnh: TL)
Chùa Một Cột nổi tiếng không chỉ trong nước mà được cả thế giới biết đến bởi kiến trúc vô cùng độc đáo. Ngày nay, chùa Một Cột nằm trong quần thể di tích quan trọng, gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Từ giữa hồ sen hình vuông, vươn lên cột đá cao hai trượng, chu vi 9 thước, đỡ lấy tòa sen cũng chính là một ngôi chùa nhỏ, thờ Quan Âm Bồ tát.
Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tông, Niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất (năm 1049). Truyền thuyết kể rằng: Vua Lý Thái Tông tuổi đã cao mà vẫn chưa có con trai để kế nghiệp lớn. Một đêm Hoàng thượng chiêm bao thấy Phật Bà ngự trên tòa sen, trao cho Ngài một đứa con trai. Quả nhiên sau đấy Hoàng hậu mang thai rồi sinh hạ Hoàng tử. Nhớ ơn Phật Bà, Vua Lý Thái Tông cho dựng một ngôi chùa độc đáo, kiến trúc chùa giống một toà sen nhô lên từ mặt nước, đặt tên là Liên Hoa đài. Khánh thành chùa, Nhà Vua cung thỉnh tất cả Tăng Ni, Phật tử khắp Kinh thành Thăng Long đứng xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày, bảy đêm. Vua lại cho dựng thêm bên cạnh một ngôi chùa lớn mang tên Diên Hựu. Năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho trùng tu lại chùa Một Cột, dựng thêm cạnh đó ngọn tháp bằng đá trắng cao 13 trượng. Chùa là nơi để đức Vua, Hoàng thân tụng kinh niệm Phật.
Chùa Một Cột được xem là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Việt Nam. (Ảnh: TL)
Sách Việt sử lược chép: Vào năm 1108, Nhà Vua cho đúc một quả chuông đồng vô cùng lớn, nặng mười hai tấn, tôn vinh là Giác Thế chung (chuông thức tỉnh người đời), đem treo trên một phương đình xây bằng đá xanh, tọa lạc cạnh chùa Một Cột. Đáng tiếc là chuông đúc xong đánh lại không kêu, nên đành đem vứt bỏ ngoài ruộng hoang. Tương truyền, chuông bị lãng quên lâu ngày, rùa vào trong làm tổ nên người đời mới gọi là chuông Quy Điền – một trong Thiên Nam tứ đại khí lừng danh trong lịch sử.
Năm 1922, chùa Một Cột được Trường Viễn Đông Bác Cổ trùng tu lại. Trước đêm thực dân Pháp phải trao trả lại Hà Nội cho Chính phủ nước ta, chúng đã đang tâm đặt mìn phá tan chùa. Năm 1954, nhân dân ta đã phục dựng lại chùa Một Cột theo đúng nguyên mẫu của ngôi chùa cổ xưa.
Ngôi chùa độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt nam (Ảnh: TL)
Chùa Một Cột được xem là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Việt Nam. Chính vì sự độc đáo này mà nhiều nơi trên đất nước ta đã và đang xây những phiên bản của ngôi chùa Một Cột: ở thành phố Hồ Chí Minh có phiên bản mang tên chùa Nam Thiên Nhất Trụ và chùa Đào Xuyên, Đại Sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc… cũng có phiên bản của chùa Một Cột. Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận xét: “Chùa tuy không còn yếu tố vật chất nào cổ, nhưng những giá trị phi vật thể vẫn nguyên vẹn như thuở xa xưa”. Một ngôi chùa tưởng như rất nhỏ bé mong manh, có lẽ cả thế giới chỉ Việt Nam mới có ngôi chùa kiến trúc siêu nhỏ như vậy nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc. Một ngôi chùa giữa hồ nước chỉ đủ chỗ cho mấy bát hương, một pho tượng, không tường hào, không tháp chuông, không cổng tam quan nhưng vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh biểu trưng của Thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận.
Chương Phượng
Mỹ thuật Chùa Một Cột
Lớp 6/2
Trường THCS Nguyễn
Khuyến
Lịch Sử:
•
Được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào
mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049
•
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở
giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen.
•
Được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia
đợt đầu tiên năm 1962
•
Ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ
chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục : “Ngôi chùa có
kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột .
Thông tin:
Tên thường gọi là chùa Một Cột, nằm
trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi
thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo,
huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành
Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa
Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội, ở bên
phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Kiến trúc:
Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong
dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần
chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá
gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối
đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là
toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột
đá. ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng
tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa
sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến
trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử
dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa
tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm
mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự
hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo.
Cùng với ao hình vuông phía dưới
*Biểu tượng:
Chùa Một Cột đã được chọn làm một
trong những biểu tượng của thủ
đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa
Một Cột còn được thấy ở mặt sau
đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt
Nam.
~Các thầy cô và các bạn đã chú ý theo dõi~
~Các thầy cô và các bạn đã chú ý theo dõi~
Những nét kiến trúc độc đáo của ngôi Chùa Một Cột
Theo truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
Trải qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Chùa hiện nay xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá có đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền. Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, tựa như một đóa hoa sen vươn thẳng từ mặt hồ nhỏ hình vuông, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa. Trên cửa có đề Liên Hoa Đài gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Năm 1962, chùa Một Cột được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 2006, chùa Một Cột được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước.
Kiến trúc độc đáo của Chùa Một Cột
Kiến trúc độc đáo của Chùa Một Cột (Hà Nội): Chùa Một Cột hay Chùa Mật, còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài, là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam
Chùa Một Cộthay Chùa Mật(gọi theo Hán-Việtlà Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự(延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài(蓮花臺, Đài Hoa Sen), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Lịch sử hình thành ngôi chùa một cột Hà Nội:
Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tôngcho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu1049, niên hiệuSùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.[1]
Nhưng theo cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh Trịthứ 3 (1665) đời vua Lê Huyền Tôngdo Tỳ khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng: tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường(năm Hàm Thốngthứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng PhậtQuan Âmở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, khi được hoàng tử nối dõi liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “phước bền dài lâu”).[2]
Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Báo Tia Sángngày 10 tháng 9 năm 1954 đưa tin “…, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất…”
Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ. Chùa Một cột chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăngđảm nhiệm.
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểunhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông(1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âmngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệkhuyên dựng chùa, dựng cột đánhư trong chiêm bao, làm tòa sencủa Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Longcùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tôngcho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứtrắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lansai bày tôi đúc một cái chuông rất to, nặng đến một vạn hai nghìn cân, đặt tên là “Giác thế chung” (chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong Tứ đại khí – bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó – là: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. “Giác thế chung” đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùađến ở do đó có tên là Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan(Hà Nội). Năm 1426Lê Lợiđem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua trận, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.
Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121viết: “Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)”.
Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lýnữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, “…mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ…”.
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, sau khi bị đặt mìn giật sập bởi toán lính công giáo của linh mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh vào ngày 10 tháng 9 năm 1954[3].
Thiền sư Huyền Quang(1254-1334) có một bài thơ về chùa Một Cột như sau:
延祐寺
上方秋夜一鐘闌 (蘭)
月色如波楓樹丹
鴟吻倒眠方鏡冷
塔光雙峙玉尖寒
萬緣不擾城遮俗
半點無憂眼放寬
參透是非平等相
魔宮佛國好生觀
Diên Hựu tự
Thượng phương thu dạ nhất chung lan
Nguyệt sắc như ba phong thụ đan
Si vẫn đảo miên phương kính lãnh
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn
Vạn duyên bất nhiễu thành giá tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan
Chùa Diên Hựu(Nguyễn Huệ Chidịch)
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt lan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đôi bóng tháp, ngón tiên hàn.
Muôn duyên chẳng vướng: xa trần tục
Một mảy nào lo: rộng nhãn quan
Thấu hiểu thị phi đều thế cả
Dầu ma dầu Phật, chốn nào hơn?
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ “Diên Hựu tự”, nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến trúc còn lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18[2](đợt trùng tu năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột.
Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962.[4][2]
Ngày 4 tháng 5năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Namđã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam”và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10năm 2012, tại Faridabad(Ấn Độ)[5], Tổ chức Kỷ lục châu Áđã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”cho chùa Một Cột[4].
Kiến trúc độc đáo của Chùa Một Cột (Hà Nội)
Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh Bìnhtrong ngôi chùa Nhất Trụmà con gái vua Đinh Tiên Hoàngtu hành, có một cây cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn(981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông(1058) có xây điện Linh Quangở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột tám cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháptrước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia vănthời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sànhtráng menxanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đềxum xuê từ đất Phật, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasadtặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minhqua thăm Ấn Độnăm 1958.
Ngày nay, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội.
Chùa Một Cột (hay Chùa Mật) còn có tên khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam, nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ.
Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản Chùa Một Cột.
Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành, có một cây cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen ch ạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột tám cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối.
Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Ngày này, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội.
Tham khảo một số hình ảnh kiến trúc chùa một cột đẹp:
Chùa Một Cột – Hoàng Thành Thăng Long
Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049, thuộc cụm di tích chùa Diên Hựu nằm trên phố Chùa Một Cột, gần Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, quận Ba Đình.
Tương truyền vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) đã cao tuổi mà chưa có con trai. Một đêm vua chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, tay bế đứa con trai rồi đưa cho nhà vua. Ít lâu sau, hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng ngôi chùa có hình hoa sen và đặt tên là Diên Hựu.
Qui mô ngôi chùa cũ lớn hơn bây giờ nhiều, qua các triều đại, chùa Một Cột được trùng tu nhiều lần, mỗi lần trùng tu là một lần ngôi chùa và cảnh quan chung quanh lại bị đổi khác.
Ban sơ, khi xây dựng chùa Diên Hựu, trước chùa, người ta cho dựng một cột đá lớn trên mặt đất với đỉnh cột là tượng Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen. Lối kiến trúc này cho phép liên tưởng đến cấu tạo của các kinh chàng (Thạch chàng / Cột kinh) – một loại kiến trúc Phật giáo, thường được dựng lên để kiến tạo công đức. Loại kiến trúc này bắt đầu thịnh hành vào thời Đường, lan truyền đến Triều Tiên Nhật Bản và Việt Nam. Thời Đinh – Lê ở nước ta, kinh chàng được tạo dựng khá nhiều, Nam Việt vương Đinh Liễn từng dựng 100 tòa kinh chàng vào năm Quý Dậu (973).
Chùa Diên Hựu – Một Cột là một kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong viên lâm phía tây Hoàng thành. Viên lâm (vườn cảnh lớn) là một dạng kiến trúc cảnh quan thời cổ, được vua chúa cho kiến tạo làm nơi nghỉ ngơi giải trí.
Viên lâm hoàng thành bắt đầu được tạo dựng cùng với hoàng thành nhà Lý, nằm ở phía tây hoàng thành, thuộc khu vực vườn Bách Thảo và bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay. Dựa vào cảnh quan tự nhiên nơi này, người ta đào hồ đắp núi nhân tạo, trồng cây cối hoa lá thả chim muông làm thành một khu vườn lớn riêng cho vua quan hoàng tộc nhà Lý.
Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo: một toàn lầu bằng gỗ hình vuông, đặt trên một cột đá trồng giữa hồ và xung quanh cột đá còn có một hệ thống những thanh gỗ lim hình cong đỡ lấy tòa lầu, nên toàn bộ có dáng một đóa sen vươn thẳng trên mặt nước.
Chùa Một Cột ngày nay chỉ là một phần trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu, đó nguyên là một kinh chàng được kiến tạo phía trước chùa, với cấu tạo là một cột đá bát giác dựng trên mặt đất (sân trước chùa), các mặt của cột đá đều khắc kinh Phật, đỉnh cột là đài sen và tượng Quan âm (chưa có điện thờ).
Năm 1106, chùa được vua Lý Nhân Tông cho trùng tu mở rộng, trở thành một quần thể kiến trúc lớn. Riêng kinh chàng trước sân chùa được thêm vào những nét mới. Kinh chàng được đặt giữa một hồ vuông thả sen gọi là hồ Linh Chiểu, trên đỉnh cột là tòa sen mạ vàng. Giữa tòa sen là ngôi điện sơn màu tía, sườn nóc điện có gắn hình tượng chim thần để trang trí và tỵ tà. Trong điện đặt tượng Phật mạ vàng. Vây quanh hồ sen là hành lang sơn vẽ, vòng ngoài hành lang là hào nước xanh biếc, mỗi mặt đều bắc cầu vồng để đi vào, ở sân phía trước, hai bên đầu cầu dựng hai ngọn tháp lợp ngói lưu ly.
Đồng thời, cùng với việc mở rộng chùa, vua Nhân Tông cũng bắt đầu thực hiện nghi tiết tắm Phật rất long trọng để cầu an cho kinh đô và đất nước vào mồng một hàng tháng tại đây, nghi tiết này sau trở thành lệ thường.
Đến đầu thời Trần, chùa được trùng tu vào năm 1249, vẫn giữ nguyên kiến trúc của lần trùng tu năm 1106.
Đến thời Mạc, có lẽ tòa sen đã hư hỏng nên không thấy tư liệu nhắc đến tòa sen nữa, chỉ còn “Một cây cột đá sừng sững giữa ao sen, trên dựng chênh vênh một ngôi lầu, bốn mặt có hành lang vòng quanh”.
Sau thời kỳ Trung Hưng của nhà Lê, cùng với sự suy tàn của viên lâm, chùa hư hỏng dần. Theo ghi chép của Phạm Đình Hổ thì Chùa Diên Hựu lợp bằng tranh tre, chùa Một Cột thì ao sen hoang tàn, hành lang đổ nát, chỉ còn cây cột, trên đỉnh cột có tòa lầu nhỏ, trong thờ tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn và một cây cầu vồng lợp mái cong phía trước.
Đến năm Ất Sửu niên hiệu Gia Long (1805), đắp thành Thăng Long, cây cầu vồng bị triệt bỏ, dấu tích kiến trúc của chùa Một Cột thời Lý gần như không còn.
Khoảng những năm 1840 – 1850 dưới thời Nguyễn, chùa Một Cột được trùng tu những không rõ lần trùng tu này ra sao. Và đến năm 1922 chùa lại được trùng tu một lần nữa.
Ngày 11 tháng 9 năm 1954, trước khi rút khỏi thủ đô, người Pháp cho đặt mìn phá hủy, chùa chỉ còn cây cột với mấy cái xà gỗ. Sau khi tiếp quản Hà Nội, Chính phủ cho phục dựng lại chùa như hiện nay.
Chùa Một Cột trong thời Lê Sơ, thời Mạc và sau khi nhà Lê Trung Hưng tuy không còn vị trí như ở thời Lý – Trần, song vẫn được giữ gìn coi trọng.
Ngày nay cùng với Khuê Văn Các (Văn Miếu), chùa Một Cột (đã được dựng lại năm 1954), thường được lấy làm biểu tượng cho Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chùa Một Cột (Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa đài) là di tích đặc biệt, là biểu tượng của thủ đô, với lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa, tâm linh. Nhưng gần đây, ngôi chùa có một không hai này bị xuống cấp, nước từ mái dột xuống các pho tượng, ngập cả nhà tổ, nhà mẫu cũng như đường vào chùa…
chùa kiến trúc độc đáo nhất châu Á
Thông tin từ Tổ chức Kỷ lục VN (Vietkings) phát đi chiều 17-10 cho biết chùa Một Cột của VN vừa được xác lập kỷ lục châu Á: Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất.
Chùa Một Cột – Ảnh: Tiến Thắng |
Đây là kết quả của quá trình thẩm định và làm việc của Tổ chức Kỷ lục châu Á (Asia book of records), kết thúc vào ngày 10-10. Trước đó, Vietkings đã công nhận chùa Một Cột là kỷ lục VN và nộp hồ sơ đề nghị xác lập kỷ lục cấp châu Á cho công trình kiến trúc này.
Theo LAM ĐIỀN/tuoitre