Vẽ bản đồ người cổ đại rời châu Phi 50.000 năm trước
Khoảng 55.000-50.000 năm trước, người cổ đại tổ tiên của chúng ta ngày nay rời châu Phi và bắt đầu chuyến đi khắp thế giới. Sau khi nhanh chóng băng qua lục địa Á-Âu và Đông Nam Á, họ đã đi qua các đảo của Indonesia, và cuối cùng đến tận lục địa Sahul (Úc và New Guinea ngày nay). Mới đây các nhà khoa học đã đưa ra bản đồ hành trình dịch chuyển và những lần tương tác với những nhóm người cổ đại khác (như Denisovan, Neandertal và cả các nhóm khác chưa được đặt tên), mới được công bố trên kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Mỹ.
Điểm đáng chú ý là, trong hành trình ấy tổ tiên của người hiện đại ngày nay đã gặp gỡ và trộn lẫn gene với một số nhánh người cổ xưa khác, bao gồm người Neandertal, người Denisovan và một số nhóm người khác mà hiện tại chưa xác định rõ tên. Dấu vết của những tương tác này vẫn được thể hiện trong bộ gene của chúng ta. Ví dụ, tất cả các quần thể người hiện đại không phải người châu Phi đều có khoảng 2% gốc gác từ Neandertal.
Một trong tương tác đầu tiên đã diễn ra trên đường đi qua miền Nam châu Á. Nhóm người cổ xưa có tương tác (với Homo sapience) không phải là người Neandertals hay người Denisovans, mà là một nhóm tương tự – nhưng hiện chưa được xác định tên.
Bản đồ hành trình dịch chuyển của một nhóm người khoảng 55.000-50.000 năm trước, trong đó có tổ tiên của chúng ta ngày nay, rời châu Phi và những lần tương tác với những nhóm người cổ đại khác, mới được công bố trên kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Mỹ.
Các dấu vết di truyền của nhóm cổ xưa này có thể được tìm thấy từ các quần thể hiện đại ở Punjab và Bengal đến tận New Guinea và Úc. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng sự kiện tương tác và có hòa huyết, trộn lẫn gene này (được đánh số 1 trên bản đồ) có thể đã diễn ra ở đâu đó phía bắc Ấn Độ.
Tổ tiên của người hiện đại sau đó dường như đã tách ra khi họ di chuyển khắp châu Á, với một nhóm phân tán về phía bắc vào lục địa châu Á, nơi họ gặp và trộn lẫn với một nhóm người Denisova ở khu vực đánh dấu 2 trên bản đồ – dãy núi Altai (một dãy núi ở trung tâm châu Á, nằm trên khu vực biên giới Nga, Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan, và là thượng nguồn của các con sông lớn như Irtysh, Obi và Enisei – ND).
Đảo Đông Nam Á: nhiều nhánh người cổ cư ngụ
Một nhánh khác trong dòng di chuyển này hướng về phía nam xuống Bán đảo Malaysia và vào khu vực Đảo Đông Nam Á (ISEA), nơi một bất ngờ lớn đang chờ đợi – khu vực này thực ra vốn đã đông đúc, bao gồm các loài hoàn toàn khác nhau mà đến giờ giới khoa còn chưa chắc chắn nguồn gốc và tên gọi. Các hóa thạch tìm thấy gần đây, cho thấy họ hàng của Homo erectus (người thẳng đứng – có hóa thạch phổ biến trên Java, Indonesia) đã tồn tại ở Philippines và người Homo flores (còn được biết đến với tên gọi là người “hobbits”) đã ở đây cho đến khoảng 52.000 năm trước.
Nhóm người hiện đại trước khi đến đây đã gặp gỡ và tương tác với một họ hàng xa của người Denisovans, điều này được phát hiện nhờ vào một tín hiệu để lại trong bộ gene của người Australo-Papuans và một số quần thể ISEA. Mà những tín hiệu này rất khác với sự kiện pha trộn ở số 2 trên bản đồ thuộc khu vực Đông Á nói trên, người Denisovan ở đây lại tách biệt về mặt di truyền với người Denisovan ở Altai vào khoảng 280.000 năm trước. Sự kiện trộn này dường như đã diễn ra ở đâu đó quanh miền nam Malaysia/ Borneo (được đánh dấu 3 trên bản đồ).
Trong khi di chuyển qua ISEA, nhóm người hiện đại dường như đã gặp và tương tác với hai nhóm người cổ xưa hơn. Những dấu vết của cư dân săn bắn hái lượm ở Philippines cho thấy có sự tương tác với người Denisovan (được đánh dấu 4 trên bản đồ), sau khi họ tách khỏi nhóm chính đã di chuyển qua ISEA.
Tương tự, một nghiên cứu di truyền về Homo flores cho thấy DNA của họ không phải của người Homo erectus và cũng không phải là Neandertal hay Denisovan mà thực sự là một nhóm khác hiện chưa được biết đến (đánh dấu 5 trên bản đồ).
Như vậy, nghiên cứu di truyền khác nhau trong khu vực này cho chúng ta biết là tổ tiên của người hiện đại dường như đã gặp và tương tác với bốn họ người (hominin) khác nhau, trong ít nhất sáu thời điểm. Và tất cả những cuộc gặp gỡ này đã xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn khi rời khỏi Châu Phi ở thời điểm 50.000 – 55.000 năm trước và đến Úc và New Guinea nhiều nhất là khoảng 5.000 năm sau đó. Đáng chú ý, không có lần tương tác nào trong số này dường như có liên quan đến như Homo luzonensis và Homo flores.
Khu vực ISEA rõ ràng là một nơi cư trú đông đúc vào khoảng 50.000 năm trước, với nhiều nhóm người cổ xưa khác nhau trên nhiều hòn đảo khác nhau. Nhưng ngay sau đó chỉ có một nhóm sống sót: chúng ta.
Hoàng Nam lược dịch
Nguồn: https://theconversation.com/southeast-asia-was-crowded-with-archaic-human-groups-long-before-we-turned-up-119818
Số 23 – Một số nét về châu Phi và xu hướng phát triển – Học viện Ngoại giao Việt Nam
Một số nét về châu Phi và xu hướng phát triển
Tác giả: Nguyễn Đình Đang.
Cũng như các châu lục khác trên thế giới, trong những năm qua, châu Phi trải qua nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Từ một khu vực bị phân hoá, chìm ngập trong xung đột, đói nghèo, bệnh tật, đời sống người dân vô cùng khó khăn và hầu như không có vị trí trong đời sống chính trị, kinh tế của cộng đồng quốc tế, trong mấy năm gần đây, châu Phi có tình hình chính trị tương đối ổn định, tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 3%/ năm, riêng năm 1997 đạt khoảng 5%, trong khi tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm, các cuộc xung đột đi dần vào giải pháp hoặc bị thu hẹp, xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ngày càng được củng cố; một số nước thoát ra khỏi thảm cảnh nghèo đói bần cùng và xung đột bạo lực, bắt tay vào khôi phục nền kinh tế, xây dựng lại đất nước. Với những thành quả bước đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, với xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển trên thế giới, các quốc gia châu Phi sẽ từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách, duy trì hoà bình ổn định, tiếp tục khôi phục kinh tế mở ra triển vọng phát triển mới trong thời gian tới.
Là lục địa lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, châu Phi hiện nay có hơn 700 triệu người, giầu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và các khoáng sản chiến lược với trữ lượng lớn và mới khai thác. Nhưng từ thập kỷ 60 trở về trước, châu lục này bị đế quốc, thực dân đô hộ và chia cắt. Tình trạng dân trí thấp, sống du canh du cư theo bộ tộc, bộ lạc, chậm phân hoá giai cấp -xã hội, bên cạnh đó sự thống trị, bóc lột, chia rẽ và sự áp đặt của đế quốc thực dân trong việc phân định đường biên giới lãnh thổ làm cho quá trình hình thành các quốc gia – dân tộc diễn ra phức tạp, khó khăn và chứa đựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội. Sau Thế chiến II, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi độc lập tự do phát triển mạnh mẽ, và đến cuối những năm 70, khi những vết tích cuối cùng của chủ nghĩa thực dân bị xoá bỏ, thì hầu hết các nước Châu Phi dành được độc lập dân tộc ở mức độ khác nhau và lựa chọn mô hình phát triển đất nước dưới tác động của chiến tranh lạnh, sự tập hợp lực lượng và đấu tranh ý thức hệ giữa hai phe, hai khối. Trong số 50 quốc gia châu Phi hiện nay, trước năm 1950 chỉ có 4 nước độc lập, những năm 50 và 60 có 38 quốc gia dành độc lập, và chỉ riêng năm 1960, một loạt 17 nước ra đời. Tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển, những hậu quả nặng nề do chính sách áp bức bóc lột và “chia để trị” mà đế quốc, thực dân để lại cùng với tâm lý kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, sự bất bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, sự áp bức lẫn nhau thường là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, các cuộc đảo chính tranh giành quyền lực hoặc các xung đột khu vực mang mầu sắc tư tưởng, đối đầu Đông – Tây. Do đó các quốc gia châu Phi chưa thể ra khỏi tình trạng đói nghèo, chậm phát triển, và nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn trong bối cảnh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, tin học v.v…thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trên toàn cầu.
Khác với các châu lục khác trên thế giới, ở châu Phi, xu hướng phát triển đất nước không phải do sự vận động của các phương thức sản xuất trong xã hội quyết định, mà chủ yếu do hệ tư tưởng của giới cầm quyền ở từng nước chi phối. Vì vậy, suốt trong nhiều thập kỷ sau khi dành độc lập, đa số chính quyền các nước châu Phi dựa vào viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì chế độ thống trị độc tài, trấn áp các lực lượng đối lập, phục vụ lợi ích của giới cầm quyền. Do đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tính chất cuộc đấu tranh dành độc lập ở từng nước, tại khu vực này đã hình thành ba khuynh hướng phát triển chủ yếu gồm: những nước được trao trả độc lập thông qua thương lượng thoả hiệp, chính quyền Trung ương do giai cấp tư sản mại bản hoặc phong kiến lãnh đạo thường lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, bị lệ thuộc vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới (Ma-rốc, Cốt-đi-voa, Nam Phi, Tuy-ni-di, Kê-ni-a, Ga-bông, Xê-nê-gan, Da-i-a v.v…). Trong khi đó, những nước dành độc lập thông qua đấu tranh vũ trang hoặc bằng bạo lực chính trị, giới lãnh đạo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, có ý thức độc lập, tự chủ đã chọn con đường xã hội chủ nghĩa: A-rập (ai-cập, An-giê-ri, Li-bi, Ma-đa- gat-xca, Ga-na, Ghi-nê, Tan-da-ni-a, Dăm-bi-a, Bốt-xoa-na, Xô-ma-li v.v…). Còn những nước dành độc lập bằng đấu tranh vũ trang, bạo lực cách mạng, giới lãnh đạo có xu hướng tiến bộ, mác xít và trong quá trình đấu tranh được Liên Xô (trước đây), Cu-ba và các nước XHCN giúp đỡ, ủng hộ, vì vậy sau khi dành được chính quyền họ chủ trương phát triển đất nước theo khuynh hướng CHXH khoa học (Ang-gô-la, Mô-dăm-bích, Ê-ti-ô-pi-a, Công-gô(B) ). Tuy vậy, do xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực liên tiếp xẩy ra trong thời gian dài nên các nước châu Phi phát triển chậm, kinh tế khó khăn, tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nền kinh tế của các nước châu Phi mất cân đối nghiêm trọng, chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu nguyên nhiên liệu với giá rẻ, trong khi phải nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và thiết bị với giá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài ngày một tăng (đến nay lên tới 400 tỷ USD).
Đề cập vấn đề kinh tế, Ngân hàng thế giới nhận xét rằng trong các năm 1996-1997, châu Phi có tốc độ tăng trưởng là 5%, lạm phát ở mức độ vừa phải, đặc biệt khu vực Nam Xa-ha- ra có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 4% trong 10 năm tới. Tình hình phát triển kinh tế có sự khác nhau giữa các vùng, tỷ lệ tăng trưởng của các nước Cộng đồng Trung Phi chỉ đạt 1,1%, các nước khối Ma-grép gồm An-giê-ri, Ma-rốc, Li-bi, Mô-ri-ta-ni và Tuy-ni-di đạt 1,7%; khu vực tiểu lục địa Xa-ha-ra đạt 3,3%, các nước Tây Phi đạt 3,5%; trong khi các nước ở miền Đông và Nam châu Phi duy trì được tốc độ tăng truởng bình quân khoảng 5% năm. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do từ năm 1994, nhờ có hoà bình ổn định tương đối nên nhiều nước châu Phi có điều kiện khôi phục sản xuất, thực hiện cải cách kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, đồng thời tranh thủ viện trợ kỹ thuật từ bên ngoài. Các tổ chức kinh tế của Liên Hợp Quốc cho biết sự cải thiện của nền kinh tế châu Phi trong mấy năm trở lại đây là chưa chắc chắn, bởi còn chứa đựng yếu tố nhất thời, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Vì xuất phát điểm thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm nên kinh tế châu Phi thường bị thiệt hại do tác động tiêu cực của tự do hoá quá nhanh; hơn nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do không đủ sức cạnh tranh, họ lại càng bị thua thiệt và tụt hậu rất nhiều so với các khu vực khác.
Trong những năm đầu thập kỷ 80, cục diện tình hình thế giới có nhiều thay đổi, châu Phi không còn là khu vực tranh giành ảnh hưởng và tập hợp lực lượng của các nước lớn; vì vậy từ chỗ Liên Xô (cũ) và Mỹ viện trợ ồ ạt về quân sự, kinh tế, ủng hộ chính trị đối với các nước đồng minh, nay họ điều chỉnh chiến lược, giảm đối đầu, giảm cam kết và viện trợ, đồng thời hợp tác với nhau trong việc giải quyết các xung đột khu vực nhằm tiếp tục duy trì ảnh hưởng lợi ích của họ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sự đối đầu, tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô (cũ) và Mỹ, khu vực châu Phi chủ yếu tập trung vào các điểm nóng như Ang-gô-la, Mô-dăm-bích, Na-mi-bi-a, E-ti-ô-pi-a. Trong khi Liên Xô coi trọng ảnh hưởng chính trị hơn lợi ích kinh tế, thì Mỹ chú trọng cả mục đích chính trị, kinh tế, quân sự. Các nước và các tổ chức có quan hệ truyền thống với châu Phi như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a và EU nói chung có nhiều lợi ích chính trị, quân sự, kinh tế ở châu Phi; họ có chung mục đích là phối hợp với Mỹ trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và CNXH tại khu vực vốn là thuộc địa cũ của họ, nhưng họ có mâu thuẫn, tranh giành lợi ích kinh tế với Mỹ.
Từ khi nguồn viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài bị cắt giảm, chính quyền Trung ương của nhiều nước châu Phi mất chỗ dựa cả về chính trị, kinh tế; mặt khác lại chưa kịp điều chỉnh chính sách nên không đủ khả năng điều hành, quản lý đất nước. Trong tình trạng khủng hoảng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, những mâu thuẫn bộc tộc, bộ lạc và tôn giáo tranh giành quyền lực vốn tồn tại âm ỉ, nay bùng nổ dẫn đến các cuộc xung đột đẫm máu xẩy ra tại Xô-ma-li, Xu-đăng, Công-gô, Da-i-a, Ang-gô-la, Mô-dăm-bích, An-giê-ri, Li-bê-ri-a, Ru-an-đa, Bu-run-đi v.v…
Nhưng nhờ nỗ lực của cộng đồng quốc tế và bản thân các dân tộc châu Phi cũng mong muốn có hoà bình, ổn định để khôi phục kinh tế, cải thiện đời sống và phát triển đất nước, từ cuối những năm 70, đầu 80, một số nước đã tìm cách giải quyết xung đột hao người tốn của bằng giải pháp hoà bình, trên cơ sở dung hoà, nhìn nhận lợi ích chính đáng của nhau. Năm 1984, Mô-dăm-bích đã ký hiệp định Nơ-kô-ma-ti với chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi, theo đó Mô-dăm-bích không giúp đỡ Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và đổi lại, Nam Phi không giúp lực lượng đối lập RENAMO chống phá Mô-dăm-bích. Tháng 12/1988, dưới sự trung gian của Mỹ-Xô, các bên Ang-gô-la, Cu-ba và Nam Phi đã ký Hiệp định hoà bình về Tây Nam Phi, theo đó Nam Phi trao trả độc lập cho Na-mi-bi-a theo Nghị quyết 435 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Cu-ba rút quân khỏi Ang-gô-la. Hiệp định về hoà bình Tây Nam Phi đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết xung đột ở Nam Phi, Mô-dăm-bích, Ang-gô-la. Chính quyền Ang-gô-la, Mô-dăm-bích cũng như Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO), Đại hội dân tộc Phi (ANC) của Nam Phi đã tiến hành đối thoại, tìm giải pháp hoà bình, thực hiện hoà giải dân tộc, thúc đẩy tiến trình hoà bình, ổn định tại khu vực miền Nam châu Phi. Một điểm khá nổi bật trong thập kỷ 80 là phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pác- thai phát triển mạnh mẽ ở Nam Phi, tập hợp nhiều tầng lớp nhân dân kể cả giới kinh doanh, người da trắng và được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Tiền tuyến miền Nam châu Phi (Ang-gô-la, Mô-dăm-bích, Bốt-xoa-na, Tan-da-ni-a, Dăm-bi-a, Dim-ba-bu-ê).; Trước sức ép quốc tế (cấm vận vũ khí, trừng phạt kinh tế, cô lập về ngoại giao) và cuộc đấu tranh kiên cường và bền bỉ của nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của Đại hội dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng Sản Nam Phi, chế độ A-pác- thai nhận thấy là không thể tiếp tục cai trị như cũ được, nên tháng 8/1989, Tổng thống Nam Phi lúc đó là De Cleeck đã tiến hành cải cách dân chủ, từng bước xoá bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, trả lại tự do cho các nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, trong đó có ông Nen-xơn Man-đê-la, lãnh tụ của ANC, từng bị chế độ A-pác- thai giam cầm suốt 27 năm trời và chấp nhận chuyển giao quyền lực dần dần cho người da đen chiếm đa số ở Nam Phi. Tiếp đó chính quyền thiểu số da trắng Nam Phi tiến hành đối thoại với tất cả các lực lượng chính trị nhằm tìm giải pháp hoà giải, hoà hợp dân tộc, tiến tới xây dựng một nước Nam Phi mới đa chủng tộc.
Trong những năm 90, nhiều cuộc xung đột đi vào giải pháp. Tháng 5/1991, với sự trung gian của Mỹ-Xô và Bồ Đào Nha, chính phủ Ang-gô-la và UNITA ký Hiệp định hoà bình về Ang-gô-la và tiến hành bầu cử đa Đảng vào tháng 9/1992 với thắng lợi áp đảo của Đảng cầm quyền MPLA. ở Mô-dăm-bích , Chính phủ và RENAMO cũng ký Hiệp định đình chiến và tổ chức bầu cử vào tháng 10/1994 với thắng lợi tuyệt đối của Đảng cầm quyền FRELIMO. Tại Nam Phi và Mô-dăm-bích, tình hình diễn ra khá suôn sẻ. Sau cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ lần đầu tiên được tổ chức ở Nam Phi vào cuối tháng 4/1994, chính quyền da trắng Nam Phi đã chấp nhận kết quả cuộc bầu cử và Đại hội Dân tộc Phi (ANC) giành thắng lợi áp đảo tại Quốc Hội và Nghị viện địa phương đã lên nắm quyền. Ông N.Man-đê-la được cử làm Tổng thống, Chính phủ đoàn kết thống nhất dân tộc ra đời, chấm dứt 300 năm của chế độ A-pác- thai tàn bạo, đồng thời mở ra kỷ nguyên phát triển mới của cộng đồng các dân tộc Nam Phi. Tại Mô-dăm-bích, lực lượng đối lập RENAMO đã công nhận thắng lợi của Đảng cầm quyền FRELIMO trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Riêng tình hình Ang-gô-la diễn ra phức tạp hơn vì phe đối lập UNITA không chấp nhận kết quả bầu cử, dùng lực lượng quân sự tấn công lấn chiếm, gây xung đột trở lại ở Ang-gô-la, nhưng cuối cùng do bị thất bại và trước sức ép quốc tế, họ buộc phải đồng ý chia xẻ quyền lực theo kết quả bầu cử, nên tháng 4/1997 đã thành lập Chính phủ liên hiệp ở Ang-gô-la có sự tham gia của 13 thành viên cao cấp của UNITA trong cương vị Bộ trưởng và Thứ trưởng. Mặc dù tình hình còn diễn biến phức tạp, nhưng triển vọng cho thấy Ang-gô-la sẽ tiếp tục tiến trình hoà bình, ổn định và hoà hợp, hoà giải dân tộc. Tại Ê-ti-ô-pi-a, tình hình lại diễn ra nhanh chóng hơn do lãnh đạo Ê-ti-ô-pi-a lúc đó không thức thời điều chỉnh chính sách nên đã bị lực lượng đối lập tấn công quân sự lật đổ vào tháng 5/1991, tiếp đó đã thành lập Chính phủ liên hiệp, tình hình đất nước đi dần vào ổn định. Riêng tình hình cục diện Xô-ma-li diễn ra bi thảm hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Sau khi chính quyền củaTổng thống Xi-át Ba-rê bị lực lượng nổi dậy là Đại hội Thống nhất Xô-ma-li (USC) do A-li Mát-đi Mô-hám-mét cầm đầu lật đổ (5/1991), Xô-ma-li rơi vào tình trạng hỗn loạn, nạn cướp bóc, chém giết lẫn nhau cùng nạn đói và dịch bệnh đã đẩy đất nước này đến bên bờ vực thẳm. Trước tình hình đó, tháng 12/1992, trên cơ sở Nghị quyết của Liên Hợp Quốc, Mỹ và một số nước phương Tây đã đưa quân đội vào nhằm duy trì trật tự và giúp phân phối hàng cứu trợ. Tuy nhiên từ tháng 3/1193 khi lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ cầm đầu tiến hành giải giáp vũ khí đối với các lực lượng tham chiến thì họ gặp phải sự phản kháng quyết liệt của các phe phái ở Xô-ma-li, nhiều binh sỹ Mỹ bị giết hại, vì vậy Mỹ đã rút quân khỏi Xô-ma-li tháng 3/1995, và từ đó đến nay Xô-ma-li vẫn chưa có chính quyền Trung ương, hoà bình ổn định chưa được vãn hồi. Như vậy, cho đến nay, hầu hết các cuộc xung đột mang tính chất ý thức hệ đối đầu Đông -Tây hoặc những điểm nóng khu vực đã và đang được giải quyết, làm cho tình hình khu vực trong những năm gần đây phát triển theo hướng hoà dịu hơn.
Trong khi các cuộc xung đột mang tính chất ý thức hệ đi vào giải quyết thì xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực lại bùng nổ dữ dội ở một số nơi. Đặc biệt chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có chiều hướng phát triển, gây mất ổn định tại nhiều nước Bắc Phi, Trung Phi và Đông Phi. Vấn đề sắc tộc, tôn giáo đã có từ lâu ở châu Phi mà nguyên nhân sâu xa là tâm lý kỳ thị chủng tộc, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá giữa các bộ tộc, và do hậu quả của chính sách “chia để trị”, sự áp đặt phân chia biên giới lãnh thổ của đế quốc, thực dân. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đã xẩy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, như việc Bi-a-fra đòi li khai khỏi Ni-giê-ri-a năm 1967, xung đột miền Nam Xu-đăng, Ang-gô-la, Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a v.v…Nhưng lúc đó do đấu tranh về ý thức hệ, đối đầu Đông – Tây, nên việc tập hợp lực luợng là nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh này, vì vậy những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo không nổi lên mạnh. Sau chiến tranh lạnh, việc tập hợp lực lượng trên không còn nữa, cho nên các mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo vốn tồn tại âm ỉ nay bùng lên ở nhiều nơi như Ru-an-đa, Bu-run-đi, Da-i-a, An-giê-ri, Ai-cập. Riêng ở Ru-an-đa đã có gần 1 triệu người bị giết hại do tàn sát giữa hai bộ tộc, Hu-tu và Tút-si trong những năm 1994-1996. Tại vùng Hồ lớn (Hồ Victoria- lớn nhất thế giới), vấn đề xung đột sắc tộc giữa người Tút-si và người Hu-tu ở Ru-an-đa và Bu-run-đi vốn có từ lâu, trải qua nhiều cuộc xung đột đẫm máu và hiện nay vẫn còn căng thẳng. Tại Da-i-a (cũ), cuộc nổi dậy của người Ban-gia-mu-len-gi gốc Tút-si dưới sự lãnh đạo của Lau-ren Ca-bi-la tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và lấy lại tên nước Cộng hoà Dân chủ Công Gô (K), được dư luận rộng rãi ở châu Phi và thế giới hoan nghênh. Điều đáng chú ý là từ đầu những năm 90, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh ở khu vực Tây A’ và Bắc Phi, gây bất ổn định một số nước như An-giê-ri, Ai-cập, Xu-đăng, Pa-le-stin.
Chúng ta đều biết sau chiến tranh lạnh, cục diện đối đầu Xô- Mỹ không còn nữa, thay vào đó là sự hợp tác Nga- Mỹ đã làm tan rã hoặc thay đổi tính chất các liên minh chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới. Sau chiến tranh lạnh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới và đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vấn đề Na-mi-bi-a, Ang-gô-la, Nam Phi, ký Hiệp định hoà bình Ai-cập ? I-xra-en, v.v… Tại các tiểu khu vực Trung, Đông, Bắc và Tây Phi, vốn là thuộc địa có nhiều ảnh hưởng của các nước Tây Âu và từ lâu được coi là “khu vườn cấm” của Pháp và của Anh, Mỹ đã từng bước thâm nhập về chính trị, kinh tế thông qua việc giải quyết khủng hoảng ở An-giê-ri, Ru-an-đa, Ê-ti-ô-pi-a, Công-gô, Da-i-a, Li-băng v.v… Mỹ cố gắng duy trì sự ổn định tương đối, dùng chiêu bài “bảo vệ nhân quyền”, “dân chủ”, quyền can thiệp nhân đạo, “chống khủng bố” để thâm nhập, can thiệp nhằm duy trì lợi ích chính trị, kinh tế, tăng cường ảnh hưởng của Mỹ, cạnh tranh và lấn át Tây Âu, Nga, Nhật Bản. Từ năm 1991 đến nay, 3 Hội nghị cấp cao Mỹ- châu Phi đã được tổ chức nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Mỹ và các nước châu Phi trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, nông nghiệp, y tế. Mỹ đứng ra dàn xếp một số điểm nóng ở khu vực (Ang-gô-la, Nam Phi, Na-mi-bi-a, Vùng Hồ lớn). Đặc biệt Mỹ ủng hộ chính quyền mới tại Cộng hoà Dân chủ Công- Gô (Da-i-a cũ); tránh can thiệp quân sự, thông qua cơ chế Liên Hợp Quốc, dùng biện pháp “tìm sự nhất trí chung” để lôi kéo lực lượng đồng minh cùng giải quyết các xung đột. Mặc khác, Mỹ ra sức cổ vũ cải cách dân chủ, chế độ đa đảng, thúc ép cải cách kinh tế theo mô hình thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập, đầu tư của Mỹ, từng bước gạt ảnh hưởng của Pháp và Tây Âu, lôi kéo các nước châu Phi theo quỹ đạo của Mỹ. Tháng 10/1996, Ngoại trưởng Mỹ W.Christopher thăm 5 nước châu Phi (Ma-li, Ê-ti-o-pi-a, Tan-da-li-a, Ang-gô-la, Nam Phi) nhằm tăng cường sự hiện diện, vai trò và khả năng hành động của Mỹ ở châu Phi. Tiếp đó, chuyến thăm 6 nước châu Phi (Ê-ti-o-pi-a, Cộng hoà Dân chủ Công- Gô (Da-i-a cũ), Ru-an-đa, Nam Phi, Ang-gô-la, Dim-ba-bu-ê) của Bà Ngoại trưởng Mỹ M.Albright vào tháng 12/1997 là nhằm triển khai thêm một bước mới chính sách châu Phi của chính quyền Mỹ. Từ ngày 22/3 đến ngày 2/4/1998, Tổng thống Mỹ B. Clin-tơn đã thăm 6 nước châu Phi: Ga-na, Ru-an-da, U-gan-da, Nam Phi, Bốt-xa-noa, Xê-nê-gan. Cùng đi với Bill Clinton có các bộ trưởng Thương mại, Lao động, Giao thông vận tải và hơn 700 nhà kinh doanh Mỹ. Trong chuyến đi thăm này, ông B.Clin-tơn đã chủ trì cuộc họp thượng đỉnh Trung- Đông Phi tại U-ga-đa, (25/3/1998), gồm Tổng thống các nước U-gan-đa, Cộng hoà Dân chủ Công- Gô, Ru-an-đa, Ê-ti-o-pi-a, Tan-da-li-a, kê-ni-a, và Ngoại Trưởng Dim-ba-bu-ê. Tại cuộc họp này, ông B.Clin-tơn nêu chính sách mới của Mỹ đối với châu Phi dựa trên quan hệ kinh tế, thương mại, dân chủ, nhân quyền và chống hoạ diệt chủng. Mỹ công bố viện trợ cho Ga-na 67 triệu USD, viện trợ cho Ru-an-đa 32 triệu USD, phát triển kinh tế và đền bù cho nạn nhân của nạn diệt chủng; lập Quỹ tài trợ kinh tế 650 triệu USD cho châu Phi, đặc biệt là cho các nước đang cải cách kinh tế triệt để theo đường lối của IMF; viện trợ 180 triệu USD cho phát triển giao thông, y tế. Ông B.Clin-tơn cũng tuyên bố sẽ phối hợp với G-7 xoá nợ cho châu Phi 1,7 tỷ USD, trước mắt xoá nợ 30 triệu USD; đưa ra Sáng kiến ứng phó khủng hoảng ở châu Phi (ACRI) nhằm huấn luyện cho từ 10.000 đến 20.000 lính châu Phi triển khai nhanh trong trường hợp xẩy ra khủng hoảng. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn diễn ra trong bối cảnh những năm gần đây, tình hình châu Phi đã có những bước phát triển mới về chính trị, kinh tế và nổi lên như một thị trường rộng lớn với hơn 700 triệu người, giầu có về tài nguyên, chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn, thu hút sự chú ý của các cường quốc kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tranh giành ảnh hưởng và lợi ích chính trị, kinh tế giữa Mỹ và Pháp, Anh nói riêng và các nước Tây Âu nói chung. Chuyến công du sang châu Phi của Tổng thống B.Clin-tơn nhằm mục đích mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại Mỹ- Châu Phi, tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Phi, thực hiện bành trướng vào khu vực vốn là “vườn cấm” của các cường quốc như Pháp, Anh, mở đầu việc xoá bỏ khái niệm “khu vực ảnh hưởng” được hình thành từ sau chiến tranh thế giới II, thúc đẩy châu Phi phát triển theo chiều hướng toàn cầu hoá (nhằm giải quyết các vấn đè môi trường, bệnh tật, xung đột, nạn khủng bố, nạn diệt chủng…); triển khai chiến lược “tìm lại châu Phi” của Mỹ, theo đó Mỹ chuyển dần từ chính sách truyền thống là viện trợ trực tiếp sang coi trọng buôn bán, đầu tư. Mặc khác, Mỹ khuyến khích châu Phi phát triển theo hướng dân chủ, ổn định, tự do hoá về kinh tế v.v… nhằm tạo điều kiện cho giới thương mại, đầu tư Mỹ đi vào thị trường châu Phi mới mẻ và đầy tiềm năng này. Chuyến thăm của ông Clin-tơn còn nhằm mục đích cân bằng trong quan hệ của Mỹ với các châu lục khác, tranh giành ảnh hưởng với Pháp, Anh, Nga ở địa bàn châu Phi đồng thời tranh thủ cộng đồng người Mỹ gốc Phi (hiện chiếm 13% dân số Mỹ) trong việc tuyển cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ trong năm nay.
Đối với châu Phi, vấn đề cấp bách hiện nay là giải quyết các xung đột sắc tộc , tôn giáo, tranh giành quyền lực để có hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế bằng chính nỗ lực của bản thân mình chứ không phải trông chờ can thiệp từ bên ngoài. Tình hình mới đòi hỏi các nước châu Phi phải điều chỉnh chính sách, thực hiện cải cách dân chủ, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng, thi hành chính sách kinh tế thị trường, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã có một số nước theo chế độ đa nguyên, đa đảng, kinh tế thị trường, nhưng cũng không ít nước châu Phi theo chế độ một đảng, kinh tế tập trung. Từ cuối thập kỷ 80, do tác động của cục diện tình hình thế giới, mô hình kinh tế theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp không còn cơ sở để tồn tại ở châu Phi, trong khi đó mô hình kinh tế thị trường theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, trào lưu tự do dân chủ xâm nhập mạnh vào khu vực; nhiều nước đã chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng, kinh tế thị trường như An-giê-ri, Ang-gô-la, Mô-dăm-bích, Bê-nanh, Ghi-nê, Cáp-ve, Công-gô v.v…
Việc chuyển sang chế độ đa đảng, kinh tế thị trường có mặt tích cực là làm cho đời sống chính trị dân chủ hơn, tránh được tình trạng độc tài, quân phiệt, gia đình trị đã từng xẩy ra tại nhiều nước châu Phi, đồng thời tạo điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp, tính chất bộ tộc, bộ lạc, tôn giáo còn rất nặng nề, ý thức về tự do dân chủ còn chưa đầy đủ thì đa nguyên, đa đảng đã gây phức tạp ở nhiều nơi, một số nước lâm vào tình trạng nội bộ lục đục, tình hình đất nước bị xáo trộn, xung đột phe phái, tôn giáo, sắc tộc lại bùng lên như ở An-giê-ri, Công-gô (B), Da-i-a v.v… Điều đáng chú ý là một số nước duy trì được ổn định chính trị, khôi phục và phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá như Bốt-xoa-na, Kê-ni-a, Dim-ba-bu-ê, Cốt-đi-voa, Ga-bông, trong khi chỉ có một đảng cầm quyền và rất ít đảng phái đối lập; vì vậy đa nguyên đa đảng không đồng nghĩa đem lại hoà bình ổn định và phát triển kinh tế, mà ngược lại, trong một số trường hợp, dân chủ, đa đảng trở thành một trong những yếu tố gây mất ổn định như đã xẩy ra ở An-giê-ri, Công-gô (B), Xô-ma-li v.v…
Nhìn chung, trong những năm gần đây, tuy còn nhiều khó khăn, tình hình châu Phi đã có những bước phát triển tiến bộ. Tăng trưởng kinh tế trung bình đạt khoảng 5% trong năm 1997, cải cách kinh tế theo hướng thị trường phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước (hiện khu vực này có 14 thị trường chứng khoán); Tổ chức Thống nhất châu Phi (OUA)cũng như các tổ chức kinh tế khu vực, tiểu khu vực tăng cường hoạt động, phối hợp giải quyết một số vấn đề nội bộ châu Phi không có sự can thiệp của các nước lớn hoặc của Liên Hiệp Quốc. Hợp tác kinh tế, trao đổi thông tin, liên kết khu vực v.v… đã từng bước mang lại hiệu quả thiết thực đối với các nước châu Phi. Triển vọng tình hình cho thấy các điểm nóng, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực ngày càng bị thu hẹp cả về không gian, thời gian, xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển tiếp tục được củng cố. Các nước châu Phi sẽ nỗ lực xây dựng đất nước, lấy mục đích dân tộc làm mục tiêu cao nhất và xu hướng chung là dân chủ, đa đảng, kinh tế thị trường (hiện nay một nửa Chính phủ các nước châu Phi là do bầu cử và phát triển theo hướng chế độ dân chủ). Tuy nhiên, tình hình châu Phi còn khó khăn về kinh tế, mâu thuẫn nội bộ, vị trí quốc tế có mức độ. Hiện nay các nước châu Phi đang rất cần vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý nhằm tiếp tục phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân./.
Nga “xoay trục” sang châu Phi
Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần đầu tiên diễn ra vào ngày 23 và 24-10 minh chứng chiến lược “xoay trục” của Moscow sang “lục địa đen” để cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh ở Sochi. Ảnh: AP |
Theo hãng thông tấn AFP, Nga vốn chú trọng xuất khẩu vũ khí và ngũ cốc sang châu Phi. Song, Moscow giờ đây tìm cách mở rộng hoạt động và ảnh hưởng ở châu Phi sau khi đã chậm chân so với Mỹ và Trung Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi ở thành phố Sochi, bên bờ Biển Đen, vào ngày 23 và 24-10, Tổng thống Vladimir Putin và đại diện 54 quốc gia châu Phi, trong đó có 47 nhà lãnh đạo các nước, sẽ bàn thảo về 4 lĩnh vực: dầu khí, hạt nhân, kim cương và giáo dục. Ông Putin cũng có 13 cuộc gặp gỡ song phương với các nhà lãnh đạo châu Phi nhằm gia tăng ảnh hưởng của Moscow.
Trả lời phỏng vấn hãng TASS, ông Putin nói rằng, Nga “sẵn sàng thực hiện các dự án đầu tư hàng tỷ USD” ở châu Phi. Với người đứng đầu Điện Kremlin, hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi là cơ hội để làm sống lại các mối quan hệ thời Xô viết, xây dựng các đối tác và liên minh mới, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước sau 5 năm chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Nga bắt đầu hiện diện ở châu Phi từ sau Chiến tranh Lạnh, ủng hộ các phong trào giành độc lập nơi đây, nhưng mối quan hệ bị “đóng băng” vào cuối thời Xô viết. Còn Trung Quốc, từ những năm 1976, nước này thiết lập quan hệ với châu Phi, xem đây là một trong những hướng đi mới với việc tập trung phát triển kinh tế, ưu tiên các lĩnh vực: đầu tư, thương mại và nhập khẩu. Năm 2000, Bắc Kinh tổ chức Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi và rót vào châu lục này hàng tỷ USD.
Mối quan hệ Nga và châu Phi được “hâm nóng” sau khi Tổng thống Putin lên nắm quyền vào năm 2000. Nền tảng quan hệ hai bên dần chuyển từ chính trị sang kinh tế, thương mại, an ninh, quân sự. Trong những năm gần đây, khi Trung Quốc nổi lên là cường quốc nước ngoài hàng đầu ở “lục địa đen”, Nga phải “chạy đua” để tạo dựng ảnh hưởng. Từ năm 2014, Nga xem châu Phi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Song, hợp tác thương mại Nga – châu Phi chỉ đạt được 20 tỷ USD trong năm 2018, trong khi hợp tác thương mại Mỹ – châu Phi là 61 tỷ USD, Trung Quốc – châu Phi hơn 200 tỷ USD, Liên minh châu Âu (EU) – châu Phi lên đến hơn 300 tỷ USD. Tổng thống Putin nói rằng, con số 20 tỷ USD là “chưa đủ” (trong đó thương mại Nga – Ai Cập chiếm 40%) và con số này được dự báo có thể vượt 40 tỷ USD vào năm 2023. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của châu Phi với 35% thị phần trên toàn châu lục. Từ đầu năm 2019 đến nay, xuất khẩu vũ khí của Nga sang “lục địa đen” dự kiến ở mức 4 tỷ USD. Trong tương lai, Moscow cũng sẽ mở rộng thương mại cũng như đề nghị hỗ trợ công nghệ cho các nước châu Phi.
Chuyên gia Yevgeny Korendyasov tại Viện Nghiên cứu châu Phi ở Moscow, cựu Đại sứ tại Burkina Faso và Mali cho rằng, ngoài vũ khí, Nga hiện muốn tập trung nỗ lực vào những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như năng lượng hạt nhân. Ngoài ra, châu Phi cũng có nguồn khoáng sản quan trọng mà Nga rất cần, bao gồm mangan và chrome.
Trong những năm gần đây, Nga có hàng loạt thỏa thuận quân sự với các nước châu Phi và hàng ngàn nhà thầu an ninh tư nhân của Moscow được cho là đang làm việc ở “lục địa đen”. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Nga sẽ không thể cạnh tranh với Trung Quốc và phương Tây một sớm một chiều tại châu lục này, bởi Moscow vẫn là người đến sau. Dù vậy, hội nghị thượng đỉnh ở Sochi là cơ hội lớn để Nga và châu Phi tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự, chính trị bền vững.
PHÚC NGUYÊN
Mức hỗ trợ cho người chăn nuôi bị dịch tả lợn Châu Phi
Kim Tâm
Theo đó, mức hỗ trợ được quy định như sau:
– Đối với người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi:
+ Đối với lợn con, lợn thịt: 25.000đ/kg lợn hơi;
+ Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: 30.000đ/kg lợn hơi.
– Đối với doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa:
+ Đối với lợn con, lợn thịt: 8.000đ/kg lợn hơi;
+ Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: 10.000đ/kg lợn hơi.
Đặc biệt, mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).
– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà: 500.000đ/con.
Quyết định 793/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành và hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019.
Khởi tố vụ khai khống lợn dịch tả châu Phi để nhận tiền hỗ trợ
Theo đó, trong số hơn 200 bộ hồ sơ tiêu hủy lợn bệnh đợt 1 (từ 22/3 đến 30/5), UBND xã Hải An đã làm sai lệch hồ sơ, khai tăng số lượng, trọng lượng và sai lệch chủng loại của 146 hộ dân. Bằng các thủ đoạn trên, nhiều cán bộ xã đã chiếm đoạt gần 487 triệu đồng. Hành vi sai phạm này đã bị người dân tố giác và cơ quan chức năng xử lý.
Hiện, UBND huyện Hải Hậu đã thu hồi, nộp hoàn trả hết số tiền, nhưng do vụ việc có dấu hiệu phạm tội hình sự nên đã chuyển hồ sơ sang công an để tiếp tục điều tra, làm rõ./.
Quảng Ninh bắt nhiều tàu khai thác thủy sản trái phép
Liên tiếp trong hai ngày 24 và 25/10 tại khu vực hòn Pháo, vịnh Hạ Long, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh trong khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đã phát hiện và bắt giữ nhiều tàu khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt.
Lực lượng chức năng phát hiện tàu cá biển kiểm soát QN – 1176TS do Đỗ Văn Quyết điều khiển và tàu cá QN – 1179TS do Đỗ Văn Dũng điều khiển, đều trú tại Tân An, Quảng Yên, Quảng Ninh sử dụng lưới nổi để khai thác thủy sản. Ngoài ra, 2 tàu cá NĐ – 95969TS và NĐ – 95958TS sử dụng lưới khai thác thủy sản đã bị lực lượng chức năng bắt giữ tại khu vực phía Nam cửa Sậu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Hiện, lực lượng chức năng đang hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Violet Châu Phi – Sắc hoa thương nhớ
Không lộng lẫy như hoa Hồng, không nồng nàn như Cẩm Chướng, cũng không tỏa nắng như Cúc Họa Mi; Violet Châu Phi mang trong mình nét đẹp độc đáo, không pha lẫn với bất cứ loại hoa nào. Hẳn thế mà hoa gieo vào lòng người bao nỗi niềm thương nhớ. Điều gì lại khiến loài hoa này có sức hút kỳ diệu đến vậy? Hãy cùng Dalat Hasfarm tìm hiều nhé!
1. Nguồn gốc bình dị, tinh thần cao quý
Năm 1982, trong một chuyến du hành tại rừng nhiệt đới miền Tanzania, Châu Phi, nhà thám hiểm, Nam tước người Đức, Water von Saint Paul đã phát hiện ra loài hoa mang màu tím mộng mơ, nổi bật trên cụm lá dày, khỏe khoắn. Saint Paul đã lập tức gửi cây và hạt giống của loài hoa độc đáo này về cho cha mình ở Đức. Hoa nhanh chóng được yêu thích và lan rộng ra khắp khu vực châu Âu bấy giờ. Sau đó, Herman Wendlan, một nhà thực vật học nổi tiếng tại Vườn Bách thảo Hoàng gia ở Herrenhausen Đức, đã đặt tên hoa là Saintpaulia (tên khoa học là Saintpaulia Ionantha) để vinh danh người phát hiện ra nó – Nam tước Saint Paul.
Bên cạnh đó, hai loài, Saintpaulia. Ionantha và Saintpaulia. Confusa (màu tím cánh kép và tím cánh đơn), đã trở thành hai giống hoa khởi nguồn cho hầu hết những loại hoa Violet Châu Phi sau này. Bởi vậy, có thể nói tuy xuất thân từ xứ sở châu Phi bình dị, phóng khoáng nhưng châu Âu mới chính là chiếc nôi nuôi dưỡng để Saintpaulia tỏa sáng vẻ đẹp của mình rồi lan ra khắp thế giới. Và cũng nhờ thế, khi thưởng thức Saintpaulia, chúng ta sẽ cảm nhận được nét đẹp mộc mạc của mảnh đất châu Phi chân phương đang hòa quyện cùng hơi thở châu Âu quý tộc.
Sở dĩ Saintpaulia có tên thường gọi là Violet Châu Phi bởi một phần từ nơi chúng sinh ra (châu Phi) và hoa có màu sắc ban đầu là tím giống hoa Violet. Do đó, giới mộ điệu đã gọi hoa với cái tên trìu mến và dễ nhớ là Violet Châu Phi. (Lưu ý nhỏ, loài hoa này không có họ hàng gì với hoa Violet).
2. Violet châu Phi – Sắc hoa thương nhớ
Nếu được hỏi người yêu hoa ấn tượng về Violet Châu Phi, họ sẽ mỉm cười đầy duyên dáng mà rằng “Vẻ đẹp nằm trong chính sắc màu của chúng”. Đó là bởi Violet Châu Phi có dải màu sắc đa dạng nhưng vô cùng độc đáo, không thể lẫn bởi bất cứ sắc hoa nào. Không quá rực rỡ, không quá lộng lẫy nhưng cũng không hề nhạt nhòa, dễ quên, những sắc màu ngọt ngào “gây thương nhớ” của Violet Châu Phi cứ thế đi vào lòng người từ khi nào chẳng biết. Có thể là tím ngây thơ, hồng mơ mộng, trắng tinh khôi, hồng đậm lãng mạn hay sự pha trộn nhẹ nhàng giữa xanh – tím mang đến cho người ngắm nhìn bao nỗi ưu tư khó nói nên lời.
Nhưng đâu dừng ở đó, những ai tinh tế còn nhận ra sức quyến rũ của Violet Châu Phi còn nằm trong chính hình dáng của chúng. Những bông hoa mong manh, tao nhã khẽ nép mình trong cụm lá rậm rạp, vững chãi, đường gân đẹp mắt tựa như nàng thơ yêu kiều đang nũng nịu cần chở che, làm xiêu lòng bất cứ ai yêu. Và khi đã chọn Violet Châu Phi để trang trí không gian sống hay tặng cho bất cứ ai mà bạn yêu quý, cũng đồng nghĩa rằng người trao lẫn người nhận có trái tim dễ rung động và tâm hồn đầy tinh tế, lãng mạn.
Một điều đáng lưu ý nữa của Violet Châu Phi đó là mang đến cho bạn sự thư giãn tuyệt vời. Hình dáng của chậu hoa thoạt nhìn có vẻ không được bắt mắt lắm, vì hoa ở giữa và thấp, trong khi lá nhiều và dày ở xung quanh. Tuy nhiên, ở phương Tây đây lại là điểm cộng vì dáng hoa như thế giống với các loại hoa mọc hoang dã (hoa dại). Khi trồng trong nhà sẽ tạo ra cảm giác gần gũi với thiên nhiên, vừa mang đến sự lãng mạn vừa thư giãn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Surre, còn cho thấy dải màu hoa của Violet Châu Phi rất nhẹ nhàng, không quá chói lóa nên sẽ mang đến sự thoải mái cho thị giác, làm dịu tâm hồn những lúc căng thẳng.
3. Những bông hoa không mùa
Nhờ khả năng thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng và nhiệt độ phòng, Violet Châu Phi là một trong những loại hoa trồng trong nhà được ưa chuộng nhất ở Châu Âu và Châu Mỹ. Và cũng bởi cây ra hoa quanh năm nên còn có biệt danh đáng yêu là “Những bông hoa không mùa”. Bất cứ lúc nào bạn muốn mang làn gió mới cho không gian hoặc đưa mình trở về thiên nhiên, chỉ cần vài chậu Violet Châu Phi trong nhà cũng đã đủ rồi.
Hiện nay, giống hoa Violet Châu Phi đang được độc quyền trồng và phân phối quanh năm tại Việt Nam bởi công ty hoa tươi Dalat Hasfarm. Hoa được trồng trong chậu 12cm với nhiều màu sắc sống động như tím, hồng, xanh, đỏ và hai màu
Chăm sóc Violet Châu Phi như thế nào?
– Đặt tại nơi nhiều ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Tưới nước một tuần hai lần, khoảng 100ml nước cho mỗi lần tưới, tránh tưới ướt lá, hoa.
– Tốt nhất là cho chậu hoa hút nước từ dưới đáy lên bằng cách đặt một đĩa dưới chậu, rồi cho nước vào đĩa với chiều cao cột nước khoảng 1cm.
– Violet Châu Phi chịu được nhiệt độ là từ 200C đến 300C.
– Cần cắt bỏ hoa héo và các lá già, vàng dưới gốc.
– Nếu chăm sóc đúng cách Violet Châu Phi sẽ tiếp tục cho ra nụ mới và nở hoa liên tục.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn sẽ có thêm một loài hoa mới trong danh sách những loại hoa yêu thích của mình. Đừng quên, hoa đang được phân phối ở tất cả cửa hàng hoa tươi Dalat Hasfarm trên toàn quốc nhé.
Dalat Hasfarm
Bình luận
Phòng chống đúng cách sẽ loại được dịch tả lợn châu Phi
Dịch ASF tiếp tục lan rộng
Sau Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang tỉnh Bình Dương ghi tên vào danh sách những địa phương ở khu vực miền Nam phát hiện dịch ASF. Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, cho biết, ngày 21/5, cơ quan chức năng phối hợp với địa phương đã tổ chức tiêu hủy 1.004 con lợn dương tính với dịch ASF. Đàn lợn được phát hiện dịch bệnh tại hộ ông Nguyễn Quang Huy và hộ ông Nguyễn Quang Tuyến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Ngay sau khi phát hiện đàn lợn bị dịch ASF, chính quyền tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh, tăng cường an toàn sinh học để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa virus lây lan trên diện rộng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cơ sở, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ về thông tin dịch bệnh.
Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương tổ chức tiêu hủy lợn dịch bệnh ASF |
Ngày 22/5, ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy đàn lợn khoảng 1.200 con bị dịch bệnh ASF của một hộ chăn nuôi tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Đây là ổ dịch thứ 7 xẩy ra tại Hậu Giang sau các huyện Châu Thành A, Vị Thủy và Châu Thành. Tại địa bàn huyện Châu Thành A, nơi phát sinh ổ dịch ASF đầu tiên tại Hậu Giang, hiện đã qua 31 ngày nhưng không có gia súc chết và tiêu hủy do bệnh. Để phòng dịch bệnh lây lan, cơ quan chức năng huyện Châu Thành A đã lập 2 chốt kiểm tra, kiệm dịch động vật, sản phẩm động vật. Đồng thời, tổ chức tiêu độc 168.000m2/224 lít hóa chất khử trùng và 380kg vôi bột, nhờ đó dịch bệnh đã được khống chế.
Phòng chống đúng sẽ loại được dịch ASF
Theo các chuyên gia về thú y, virus ASF là loại virus có vỏ bọc dễ bị bất hoạt bởi nhiệt. AND virus này ít biến chủng, virus sinh sản trong đại thực bào của tế bào bạch cầu lợn, có kích thước lớn, phức hợp nên khó để sản xuất vacxin phòng bệnh. Virus bất hoạt trong môi trường pH11.5, trong môi trường có máu virus sống lâu hơn và bất hoạt ở nhiệt độ 70 độ C. Virus gây bệnh cho tất cả các loại lợn, không gây bệnh cho các vật nuôi khác và không gây bệnh cho người. Virus sinh sản trong bọ thân mềm (Ornithodoros) là vật chủ trung gian truyền bệnh cho lợn, không ký sinh trên các loại ruồi, muỗi, ve bét khác. Bọ Ornithodoros không có ở Việt Nam. Virus không truyền qua thai lợn con và virus loại này đào thải qua phân, nước tiểu, nước bọt, máu của lợn bệnh.
Bệnh ASF có 3 thể bệnh là cấp tính, á cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính xẩy ra ở giai đoạn đầu ổ dịch, lợn có tỷ lệ chết 100%. Thể á cấp tính xẩy ra ở giai đoạn giữa ổ dịch, lợn có tỷ lệ chết thấp hơn 30-70%. Thể mãn tính xẩy ra ở cuối ổ dịch và tỷ lệ chết thường rất thấp, hoặc không gây chết nhưng lợn sẽ bị còi cọc. Bệnh ASF có triệu chứng lâm sàng giống với dịch tả lợn cổ điển (CSF, đang lưu hành nhiều năm ở Việt Nam). Do vậy, không thể phân biệt ASF và CSF bằng chẩn đoán lâm sàng mà phải xét nghiệm phòng thí nghiệm. Hiện nay chưa có vacxin và thuốc đặc trị cho bệnh dịch ASF.
Để phòng chống dịch ASF một cách hiệu qủa và bền vững, các chuyên gia về thú y cho rằng, nhà nước cần công bố rằng, virus ASF không lây sang người khi tiếp xúc với lợn cũng như thịt lợn. Bệnh ASF không liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, do vậy người dân có thể tiêu thụ thịt lợn bình thường mà không cần quan tâm đến dịch bệnh ASF. Tại Việt Nam, dịch bệnh ASF lây lan quá nhanh kể từ ổ dịch đầu tiên (tháng 2/2019) và dịch bệnh ASF xẩy ra chủ yếu ở hộ chăn nuôi nhỏ, đến nay vẫn chưa kiểm soát được.
Mô hình chăn nuôi khép kín công nghiệp kiểm soát tốt dịch bệnh ASF |
Tiến sĩ Kiều Minh Lực, Phó Tổng giám đốc phụ trách di truyền giống Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho rằng, Việt Nam khó có thể khống chế và dập tắt ngay được dịch bệnh ASF. Bởi con đường lây nhiễm bệnh ASF chủ yếu là vận chuyển và sử dụng thức ăn, nước thải nhà bếp chưa qua xử lý. Tuy nhiên Việt Nam không có bọ thân mềm Ornithodoros và số lượng lợn rừng không đáng kể là yếu tố tích cực giảm thiểu mức độ lưu cữu virus ASF trong tự nhiên. Do vậy, khả năng thanh toán bệnh ASF là khả thi trong tương lai.
Giải pháp lâu dài để thanh toán bệnh ASF tại Việt Nam, theo tiến sĩ Kiều Minh Lực, các cơ quan hữu quan cần tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức dịch bệnh ASF không liên quan đến an toàn thực phẩm nhằm ổn định thị trường thịt lợn và ổn định sản xuất. Mặt khác, cần tiêu hủy lợn chết, cho giết mổ và lưu thông sản phẩm lợn tại địa phương, không cho vận chuyển vào vùng an toàn dịch bệnh nếu không có phiếu xét nghiệm âm tính về ASF. Tổ chức tuyên truyền các biện pháp hiệu quả, kinh tế nhất trong phòng chống dịch bệnh ASF như sử dụng vôi, thuốc sát trùng, nhập nguồn heo giống âm tính, xử lý thức ăn thừa, nước thải nhà bếp và các biện pháp an toàn sinh học khác. Không vứt xác lợn chết xuống sông, suối, ao, hồ để virus không có chỗ cư trú, dịch bệnh ASF sẽ được thanh toán.
“Mặc dù dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp nhưng số lượng lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh ASF sẽ không đến mức ảnh hưởng lớn đến mất cân đối nguồn cung thịt lợn trong nước. Nhưng do tâm lý bán chạy lợn hơi của người chăn nuôi và người tiêu dùng giảm sử dụng thịt lợn là tác nhân chính làm đảo lộn thị trường và sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất cũng như làm mất cân đối cung cầu thịt lợn trong nước”, tiến sĩ Lực đánh giá.
Bạn chọn du học châu Phi? Đừng bỏ lỡ những quốc gia này
Xét đến lĩnh vực giáo dục, nhiều trường đại học của châu Phi đang ngày một có chỗ đứng trên bảng xếp hạng toàn cầu bằng việc có mặt trong danh sách các cơ sở đào tạo đẳng cấp quốc tế, nhất là các ngành y học, chính trị, ngoại ngữ, âm nhạc, quan hệ quốc tế và phát triển quốc tế.
Châu Phi là lục địa đông dân thứ 2 thế giới (16% dân số toàn cầu) với hơn 50 quốc gia và chiếm tới 20% tổng diện tích lục địa trái đất. Không chỉ nổi tiếng với những khu rừng rậm, vùng đồng cỏ rộng lớn và những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp ở Tanzania, Kenya, Ai Cập, Morocco hay Tunisia…, châu Phi còn có các thành phố đang phát triển mạnh như Lagos, Cairo, Nairobi, Cape Town và Johannesburg. Nếu bạn bị lôi cuốn bởi lục địa này, hãy cùng điểm qua những đất nước có nền giáo dục phát triển tại châu Phi.
>> Du học bằng tiếng Anh ở đâu (ngoài Anh, Úc, Mỹ)?
Nam Phi
Nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Nam Phi thích hợp cho những du sinh viên yêu thích khám phá. Một vài thắng cảnh có thể kể tới là con đường bờ biển đẹp như tranh vẽ Garden Route, vườn quốc gia Kruger, dãy núi Drakensberg Mountains, vùng đất ngập nước và khu bảo tồn biển Đông Nam Phi. Các thành phố lớn của Nam Phi như Cape Town, Johannesburg, Durban và Pretoria có cuộc sống về đêm vô cùng sôi động và các chương trình thể thao thú vị như bóng đá, khúc côn cầu và bóng bầu dục.
Các trường đại học ở Nam Phi được chia thành 3 loại: truyền thống (các trường đại học điển hình), kỹ thuật (các trường nghề), và trường đại học tổng hợp (kết hợp của cả hai mô hình trên). Trong đó, có thể kể đến 3 ngôi trường danh giá nhất Nam Phi – gồm có Đại học Cape Town, Đại học Stellenbosch, Đại học Witwatersrand. Ở Nam Phi, chương trình cử nhân thường kéo dài 3 năm và các khóa thạc sĩ kéo dài 2 năm. Một năm có 2 kỳ: Học kỳ I bắt đầu từ tháng Hai đến tháng Sáu và học kỳ II diễn ra từ tháng Bảy đến cuối tháng Mười Một.
Kenya
Kenya là đất nước của các safari, các vườn quốc gia (VQG) và các khu bảo tồn thiên nhiên quốc tế như Maaisai Mara, VQG Wast Tsavo, VQG Lake Nakuru và VQG Aberdares. Đây là mái nhà chung của các loài động vật hoang dã quý hiếm đang trong tình trạng báo động về nguy cơ tuyệt chủng như sư tử, báo, trâu rừng, tê giác và voi.
Kinh tế Kenya thuộc tốp đầu châu Phi nhờ các ngành công nghiệp dầu mỏ, nhôm, thép, chì, xi măng, du lịch và nông nghiệp.
Văn hóa Kenya có sự pha trộn độc đáo từ các nền văn hóa miền duyên hải Swahili, các cộng đồng Bantu miền trung và tây và các cộng đồng Nilotic ở miền Đông Bắc. Sinh viên và du khách quốc tế thường biết tới Kenya qua nghệ thuật vẽ trang trí cơ thế rất độc đáo của bộ lạc người Maasai.
Bên cạnh đó, Kenya cũng sở hữu nền văn hóa đô thị hiện đại, đặc biệt là ở thủ đô Nairobi. Thành phố này có khí hậu đặc biệt mát mẻ nên đây còn là nơi đặt 7 trường đại học lớn. Đại học Nairobi là trường đại học danh tiếng nhất nước, tiếp đó là Đại học Kenyatta, Đại học Egerton và Đại học Moi.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giảng dạy tại tại tất cả 10 trường đại học công lập và hơn 20 trường đại học tư thục ở quốc gia này. Một năm học bất đầu khai giảng từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 6 hàng năm. Bằng cử nhân kéo dài từ 4 – 6 năm và sinh viên luôn phải có đồ án tốt nghiệp.
Ai Cập
Cả thế giới biết đến Ai Cập với những kim tự tháp, tượng Nhân sư và sông Nile, nhưng dân tộc này còn có Lễ hội Mặt trời Abu Simbel và Lễ hội thánh Islam thu hút hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm. Thủ đô Cairo là một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới và có ý nghĩa xã hội – chính trị to lớn. Du học sinh ở đây còn được khám phá các thánh đường văn hóa như Cairo Opera House, Liên hoan phim Quốc tế Cairo và Bảo tàng Ai Cập.
Ai Cập có 20 trường đại học công lập và 23 đại học tư, với khoảng 2 triệu sinh viên. Tốp các trường đại học hàng đầu đất nước gồm có Đại học Mỹ ở Cairo, Đại học Ain Shams, Đại học Alexandria và Đại học Mansoura. Khuôn viên rộng lớn của trường Đại học Cairo nằm ngay bên bờ sông Nile, nhìn sang trung tâm thành phố và là khu vực có rất nhiều kim tự tháp và tượng Nhân sư. Thư viện Alexandria là một trung tâm học liệu về nền văn minh Ai Cập cổ đại có danh tiếng toàn cầu và Đại học Alexandria ngày nay vẫn giữ đúng các nguyên tắc giáo dục nghiêm khắc của Thư viện trước đây.
>> Sinh hoạt phí tại châu Âu không đắt như bạn vẫn nghĩ
>> Toàn cảnh về du học tại các cường quốc châu Á
Senegal
Nếu Kenya là đất nước dành cho những sinh viên nói tiếng Anh thì Senegal lại là thiên đường cho du học sinh dùng tiếng Pháp. Đất nước Tây Phi này có đường bờ biển giáp với Đại Tây Dương ẩm ướt và ấm áp quanh năm với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Người Senegal tự hào với một nền văn hóa năng động và cuộc sống nhiều sắc màu giữa cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với nhiều bãi biển đẹp, sông ngòi, đồng bằng và dòng sông cùng tên Senegal. Mức sống du học ở Senegal rất rẻ nhờ nguồn thực phẩm ngay từ các nông trại địa phương. Chi phí này có thể tăng lên đáng kể nếu du học sinh chọn thuê nhà trong các căn hộ lớn ở trung tâm, di chuyển bằng taxi riêng và hay đi ăn nhà hàng.
Senegal có rất nhiều các trường dạy nghề tốt và một trường đại học uy tín như Đại học Cheikh Anta Diop, Đại học Suffolk, Đại học Sahel và Đại học Bourguiba ở Dakar. Các ngành đào tạo thế mạnh ở Senegal là khoa học chính trị, luật, y học, nghệ thuật và nhân văn, khoa học và công nghệ, kinh tế và quản lý. Một khóa đào tạo nghề thường kéo dài 2 – 4 năm, và sinh viên có thể học thêm 18 tháng – 2 năm để hoàn thành bằng cử nhân. Năm học ở đây bắt đầu vào tháng Mười và kéo dài đến tháng Bảy hàng năm. Sinh viên có thể chọn tốt nghiệp sớm bằng nhiều chương trình tín chỉ rút ngắn rất hiệu quả. Sau tốt nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các trung tâm dịch vụ viễn thông, y tế, nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.
Ghana
Ghana được ví như cửa ngõ của kinh tế châu Phi với một nền kinh tế mạnh mẽ, hệ thống giao thông an toàn và các chính sách cởi mở. Hai thành phố lớn nhất ở đây là thủ đô Accra hiện đại, nhộn nhịp và Kumasi truyền thống. Ngôn ngữ chính thức ở Ghana là tiếng Anh. Quốc gia Tây Phi này đang hấp dẫn ngày càng nhiều sinh viên quốc tế nhờ một môi trường học tập đa dạng, chất lượng cao và cộng đồng cư dân thân thiện.
Ghana có rất nhiều trường đại học – cao đẳng uy tín được quốc tế công nhận, các cơ sở giáo dục chuyên ngành như Học viện Điện ảnh & Truyền hình Quốc gia ở Accra hay Học viện Quản trị & Quản lý công cộng Ghana ở Legon. Nhóm 3 trường Đại học được xếp hạng cao nhất cả nước là Đại học Ghana, Đại học Khoa học & Công nghệ Kwame Nkrumah và Đại học Sư phạm.
Tunisia
Là quốc gia nhỏ nhất ở Bắc Phi, Tunisia may mắn hội tụ nhiều yếu tố từ môi trường lý tưởng và là nơi giao thoa văn hóa giữa châu Âu, châu Phi và khu vực A-rập. Những con phố nhộn nhịp và làng mạc ven biển xinh đẹp của Tunisia là nguồn cảm hứng bất tận cho instagram của biết bao du học sinh và du khách quốc tế, đặt biệt tại các danh thắng nổi tiếng như quảng trường El Djem Amphitheatre, sa mạc Grand Erg Oriental và làng Sidi Bou Said.
>> 5 nhóm Instagram du học bạn nên “follow” ngay và luôn
Nền giáo dục phát triển nhanh chóng trong thời gian qua đã đẩy số lượng sinh viên tăng lên gấp 3 lần ở Tunisia (kể từ cuối những năm 1990). Đất nước này có hơn 170 đại học và học viện với nhiều mô hình đa dạng như đại học công lập, các viện nghiên cứu và các viện đào tạo cao học. Ở Tunisia, nơi đầu tiên bạn cần đến là Thủ đô văn hóa và học thuật Tunis. Tunis là nơi có nhiều trường đại học nổi tiếng nhất trong cả nước như Đại học Tunis và Đại học Tunis El Manar.
Dù nằm rất gần Ý và Hy Lạp nhưng chi phí du học ở Tunisia mềm hơn các nước châu Âu rất nhiều và bằng cấp của các đại học ở đây được công nhận trên toàn thế giới. Ngôn ngữ chính ở Tunisia là tiếng Ả Rập nhưng tiếng Pháp cũng được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt tiện lợi cho các sinh viên muốn học các ngành Chính sách công quốc tế, Ngoại giao và Trung Đông học.
Uganda
Uganda đang là thiên đường của sinh viên quốc tế nhờ mức sống rẻ, nhiều thắng cảnh kỳ vĩ, góp phần khiến cho quãng đời du học của bạn thêm đáng nhớ. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Swahilli.
Thủ đô Kampala là thành phố lớn nhất Uganda và có một nền lịch sử văn hóa đa dạng, đa tín ngưỡng từ xa xưa. Rất nhiều tổ chức chính trị và xã hội đặt trụ sở tại đây nên Kampala là thành phố lý tưởng cho các sinh viên ngành chính trị và nhân đạo. Trong khi đó, Jinja – thành phố đầu nguồn của sông Nile lại là nơi dành cho những người trẻ ưa thích cuộc sống năng động nhờ nền ẩm thực độc đáo và văn hóa cà phê đậm đà. Thành phố Kabale có quy mô nhỏ hơn nhưng ở gần những ngọn núi cao và khu rừng nơi có loài Gorila nổi tiếng của Uganda, rất phù hợp với những bạn trẻ có đam mê khám phá thiên nhiên.
Xu hướng giáo dục ở Uganda khuyến khích sinh viên dành phần lớn thời gian đi thực địa để cọ sát thực tế nên quyết định chọn thành phố và đại học ở Uganda sẽ có tính quyết định tới toàn bộ trải nghiệm du học của bạn.
Nhóm trường đại học xuất sắc nhất ở Uganda gồm có Đại học Makerere, Đại học Công giáo Uganda và Đại học Khoa học & Công nghệ Mbarara. Uganda cũng là nơi tuyệt vời để nghiên cứu về y tế công cộng vì quốc gia này có một số dịch vụ y tế công cộng chất lượng rất cao.