• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • .: VGP News :. | Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng thể chế
        • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
        • Việt Nam sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0
        • Giới thiệu chương trình Hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0: Tự học lên ngôi”
        • Việt Nam đang chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
        • Trong cách mạng công nghiệp 4.0, tốc độ sáng tạo mới quyết định thành công
        • Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 – Vinalines
        • Tại sao Cách mạng Công nghiệp đầu tiên diễn ra ở Vương quốc Anh?
    • Cách mạng Nông nghiệp
    • Nguồn cung than lớn
    • Địa lý thuận lợi
    • Chính trị tích cực, ổn định
    • Đế chế thực dân rộng lớn
    • Kết luận

    .: VGP News :. | Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng thể chế

    (Chinhphu.vn) – Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ… khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển.





     src=
    Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình: Cuộc CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý. Ảnh: VGP

    Để sớm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị, ngày 3/10 tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp lần thứ tư – Industry 4.0 Summit 2019.

    Phát biểu tại khai mạc, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.

    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.

    Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số…

    Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018 Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ; chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức…

    Xuất phát từ thực tế nêu trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc CMCN này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0”.

    Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.

    Nghị quyết đã thể hiện rõ quan điểm và sự quyết tâm của Đảng cộng sản Việt Nam khi coi “Chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan, coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc CMCN 4.0 để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội”.

    Việt Nam cũng đã xác định: Nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

    Ông Nguyễn Văn Bình phân tích: Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc CMCN này có tầm quan trọng không kém.





     src=
    Ảnh: VGP

    Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ… khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển.

    “Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cấm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

    Industry 4.0 Summit 2019 sẽ có các mục tiêu quan trọng: Công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và các bộ ngành đẩy mạnh triển khai tham gia cuộc CMCN 4.0; Tạo cơ hội trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam; Triển lãm, giới thiệu các thành tựu, giải pháp công nghệ của CMCN 4.0 cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội của Việt Nam; Kết nối kinh doanh và xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực CMCN 4.0 giữa các nhà đầu tư quốc tế với cộng đồng doanh nghiệp và đại diện của 63 tỉnh thành.

    Bên cạnh phiên toàn thể cấp cao, Diễn đàn còn có chuỗi hội thảo chuyên đề gồm: Ngân hàng thông minh; Thành phố thông minh; Sản xuất thông minh; Năng lượng thông minh và Chuyên đề kinh tế số.

    Song song với các chuyên đề, Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 sẽ mở rộng với quy mô gấp đôi cùng gần 80 gian hàng đến từ các công ty trong nước và quốc tế tiêu biểu như: VNPT, Viettel, Qualcomm, Samsung, Vietcombank, ABB, FPT, SAP, CMC…

    Anh Minh 

     

     

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

    Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Anh từ nửa cuối của thế kỷ 18. Đến nay đã có sự nhìn nhận thống nhất về ba cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra, mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện.

    cmcn 1 2 4242 1493002864

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.

    Khái niệm “công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức.

    Không chỉ nước Đức với chương trình Công nghiệp 4.0, các nước phát triển trong vài năm qua đều có các chương trình chiến lược về sản xuất khi những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh. Nước Mỹ có “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến” cho ba thập kỷ tới. Nước Pháp có “Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp”. Hàn Quốc có “Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai”. Trung Quốc có “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”. Nhật Bản có “Xã hội thông minh 5.0”,… Nhiều người cũng cho rằng cái tên “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” mới có tính chất dự báo và chưa xảy ra.

    cmcn 3 4 2536 1493002864

    Báo chí thường mô tả Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo, với máy móc tự động và thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học và công nghệ nano,… Nhưng cốt lõi của những đột phá này là gì? Có hay không điểm chung của các đột phá đó?

    Có thể nói rằng đó chính là đột phá của công nghệ số trong những năm vừa qua, tiếp nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá đã diễn ra mấy chục năm qua từ khi có máy tính.

    Sự ra đời của máy tính đã dẫn đến cuộc cách mạng số hoá, nhất là khi máy tính cá nhân và internet xuất hiện. Máy tính chỉ làm việc với hai con số ‘0’ và ‘1’. Để tính toán trên máy tính ta cần biểu diễn được các thực thể bằng những con số ‘0’ và ‘1’ trên máy tính. Ta có thể hiểu biểu diễn này là ‘phiên bản số’ của các thực thể. Có thể hình dung đơn giản ‘phiên bản số’ của một chiếc ô-tô là số liệu kỹ thuật chi tiết của các bộ phận của xe, hoặc có thể là số liệu về chuyển động của xe và các ảnh số thu được từ camera của xe khi xe chạy trên đường. Những ‘phiên bản số’ của một người có thể là những ý kiến của người này trên facebook, những số liệu đo được từ các thiết bị đeo trên người hay bệnh án điện tử của người này trong cơ sở dữ liệu ở bệnh viện. Gần đây, với tiến bộ và sử dụng các cảm biến (sensor) việc số hoá đã có những bước tiến lớn, góp phần vào hiện tượng dữ liệu lớn và thúc đẩy công nghệ số tiến bộ.

    twospaces 8017 1493002864Mô phỏng hệ kết nối không gian số-thực thể.

    ‘Phiên bản số’ của các thực thể cho phép ta nối chúng với nhau trên các hệ thống máy tính hoặc nối chúng vào internet, và tạo ra các không gian số tương ứng với thế giới thực thể của chúng ta. Những hệ thống kết nối các thực thể và ‘phiên bản số’ của chúng được gọi là các hệ kết nối không gian số-thực thể, tạm dịch theo nghĩa của từ cyber-physical systems.

    Đây là một khái niệm cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0, phản ánh mối liên hệ của sản xuất tiến hành trong thế giới các thực thể nhưng quá trình tính toán được làm trên không gian số và kết quả tính toán này được trả lại dùng cho sản xuất trong thế giới các thực thể. Đây là thay đổi cơ bản về phương thức sản xuất của con người, sản xuất được điều khiển và hỗ trợ quyết định từ không gian số. 

    Công nghệ số là công nghệ về các tài nguyên số, khởi đầu từ giữa thế kỷ trước, đã và đang thay đổi nhiều lĩnh vực. Có hai khía cạnh của công nghệ số, một là việc số hoá và hai là việc quản trị và xử lý các dữ liệu được số hoá. Thí dụ của số hoá trong các ngành nghề khác nhau như chụp ảnh đã chuyển từ ảnh phim qua ảnh số, từ máy ảnh cơ qua máy ảnh số; việc in ấn dựa vào ảnh số và chế bản điện tử cho chúng ta có sách báo như ngày nay; kỹ thuật truyền hình đã chuyển sang truyền hình số đẹp hơn rất nhiều; công nghệ truyền tin đã thay thế các tín hiệu tương tự bằng các tín hiệu số, truyền và nhận tín hiệu số trên những đường truyền hiệu năng cao,…

    Công nghệ số có phần chung rất lớn với công nghệ thông tin, đó là phần quản trị và xử lý dữ liệu được số hoá. Trải qua các làn sóng của công nghệ số, những đột phá trong thời gian gần đây như điện toán đám mây, thiết bị di động thông minh, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT… đang tạo điều kiện cho sản xuất thông minh được thực hiện rộng rãi, mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực nhằm làm cho máy tính không những biết tính toán mà còn có các khả năng của trí thông minh con người, tiêu biểu là các khả năng lập luận, hiểu ngôn ngữ và biết học tập. Trong lịch sử 60 năm phát triển của trí tuệ nhân tạo, ngành học máy (machine learning), nhằm làm cho máy có thể tự học để nâng cao năng lực hành động, là lĩnh vực sôi động nhất của trí tuệ nhân tạo trong hai thập kỷ qua.

    Có thể định nghĩa học máy là việc phân tích các tập dữ liệu ngày càng lớn và phức tạp để đưa ra các quyết định hành động. Thí dụ đó là các quyết định khi chương trình AlphaGo của Google đánh thắng nhà vô địch cờ Vây, là quyết định trong các phần mềm dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác hay các phần mềm nhận biết tiếng nói con người, là các quyết định chẩn đoán bệnh của hệ Watson của hãng IBM… Gần đây, với sự bùng nổ của dữ liệu, kết quả của việc số hoá và kết nối internet khắp nơi, khoa học dữ liệu-với trung tâmlà phân tích dữ liệu dựa vào học máy và thống kê-đang trở thành nền tảng của cách mạng 4.0. 

    Rất nhiều đột phá trong công nghệ sinh học và công nghệ nano những năm qua, và các công nghệ này cũng liên quan rất nhiều đến công nghệ số. Gần đây việc số hoá trong sinh học phân tử đã trở nên dễ dàng với giá rẻ hơn rất nhiều (một hệ gene có thể được số hoá trong vài giờ đồng hồ với chi phí ít hơn 1.000 USD). Lĩnh vực tin-sinh học – dựa vào các phương pháp của học máy để phân tích nguồn dữ liệu sinh học khổng lồ nhằm khám phá các hiểu biết về sự sống – đang góp phần vào những tiến bộ của công nghệ sinh học, mở ra nhiều triển vọng cho y học và nông nghiệp. Công nghệ nano cũng có những bước tiến hứa hẹn dựa vào công nghệ số. Gần đây nước Mỹ khởi đầu chương trình nghiên cứu lớn về vật liệu tính toán, nhằm dùng các kỹ thuật của học máy để rút ngắn giai đoạn thử nghiệm trong phòng thí nghiệm khi chế tạo các vật liệu mới. Một chương trình tương tự ở Nhật cũng đã bắt đầu từ ba năm qua.

    Những ứng dụng tiến bộ thường được nói đến trong Công nghiệp 4.0 như ô-tô tự lái, in 3D hay robot thông minh đều dựa vào công nghệ số. Chẳng hạn khi một chiếc ô-tô tự lái chạy trên đường, rất nhiều phương pháp học máy được sử dụng để xác định đường đi của ô-tô, các thực thể chuyển động quanh và tương tác với ô-tô, và phân tích để đưa ra quyết định chuyển động.

    Hồ Tú Bảo ( Theo VnExpress)

     

    Việt Nam sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0

    Trong 3 ngày 11-13/9, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) sẽ diễn ra tại Hà Nội. Với chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0)”. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký kết thỏa thuận hợp tác với WEF nhằm giúp Việt Nam định hướng tốt hơn trong giai đoạn CMCN 4.0, khiến giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm.





     src=

    Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Ảnh minh họa: KT).

    Nhận thức

    Ngay từ Văn kiện Đại hội IX (2001), Đảng ta đã nhận định: “Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”. Tiếp đến là các Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011), Đại hội XII (2016), Đảng ta còn nhấn mạnh vai trò của kinh tế trí thức, và cho rằng Việt Nam phải vươn lên trình độ tiên tiến thế giới, “lấy khoa học, công nghệ, trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu” của nền kinh tế.

    Nghị quyết Bộ Chính trị Khóa XII còn nêu rõ: “Phải sớm xây dựng chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”. Nghị quyết 23 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (22/3) về Chiến lược phát triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 khẳng định: Việt Nam phải “tận dụng hiệu quả lợi thế của nước đi sau trong công nghiệp hóa, để có cách tiếp cận, ‘đi tắt, đón đầu’ một cách hợp lý trong phát triển các ngành công nghiệp”.

    Các quan điểm, chủ trương, đường lối nêu trên của Đảng ta là rất quan trọng trong thời kỳ mới phát triển đất nước. Theo đó, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0.

    Giới chuyên gia cho rằng, CMCN 4.0 mang lại cơ hội lớn cho các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam có thể rút ngắn quá trình CNH, HĐH bằng cách “đi tắt, đón đầu”, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.

    Bởi vì, CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính toàn diện, từ cấu trúc thị trường, đến cách thức sản xuất, tiêu dùng và quản lý nhà nước. “Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của các ngành truyền thống cũng như việc tiếp cận thị trường thế giới trên nền tảng số/internet để tăng trưởng nhanh với giá trị gia tăng cao và bền vững.

    CMCN 4.0 đang và sẽ mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh; các loại hình kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, logistic, robotics… thông minh hóa. CMCN 4.0 còn giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

    Đón nhận thời cơ

    Sự tác động của CMCN 4.0 trên góc độ tiêu dùng có thể coi là rất tích cực, nhất là khi Việt Nam có thể tiếp cận được thông tin, tri thức, các dịch vụ tiên tiến… Đây được xem là một cơ hội cho nền kinh tế nước ta có một hệ năng lực mới để phát triển trong tương lai nhanh và bền vững hơn.

    Việt Nam đã có các chính sách phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, mặc dù các chính sách đó có thể chưa trực tiếp liên quan nhiều đến CMCN 4.0. Theo đó, các Đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt” của Ngân hàng Nhà nước; “Số hóa” của Bộ Thông tin và Truyền thông; “Đổi mới công nghệ” của Bộ Khoa học & Công nghệ… và các chỉ thị của các cấp cao hơn.

     

    Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) cũng đang tiếp tục thúc đẩy Đề án “Sáng tạo khởi nghiệp”, tích cực tạo sân chơi cho hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp. Bộ cũng sẽ thực hiện Đề án “Tri thức Việt số hóa” mà Chính phủ đã phê duyệt hồi tháng 5.

    Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng đang phối hợp với một số bộ, ngành và địa phương để triển khai thí điểm một số mô hình như, với Bắc Ninh để xây dựng thành phố thông minh, với Hà Nam để xây dựng nông nghiệp công nghệ cao…

    Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về CMCN 4.0 ở Hà Nội hồi tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, CMCN 4.0 đã vào Việt Nam. “Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến và đây là cơ hội tốt để Việt Nam thu hút đầu tư, thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo”.

    Vượt qua thách thức

    Theo giới phân tích, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực: Công nghệ gốc, công nghệ nguồn, nhân lực chất lượng cao; chính sách và hạ tầng kỹ thuật số; quyền lực mềm, biên giới mềm, an ninh không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, xuyên quốc gia…

    Về công nghệ, do trình độ công nghệ của Việt Nam ở mức vừa phải và không đồng đều, nên khi tiếp cận với CMCN 4.0 sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng lại là thuận lợi, vì chúng ta không phải chi phí quá tốn kém để phá hủy cái cũ thay thế cái mới.

    Trong lĩnh vực sản xuất, xu hướng robot thông minh thay thế con người đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thể hiện rõ nhất ở các công việc có những thao tác đơn giản khi robot đóng vai trò ngày càng lớn. Trong tương lai, con người có thể còn không được làm những công việc đơn giản khi mà robot làm tốt và chính xác hơn.

    Công nghệ năng lượng, vật liệu mới, in 3D sẽ ảnh hưởng lớn đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên, khi thế giới không còn phụ thuộc quá nhiều vào các hoạt động như khai thác, quặng, than, dầu khí… Những lao động thủ công trong các ngành dệt, may, lắp ráp, nông nghiệp truyền thống sẽ chịu tác động lớn nhất từ cuộc cách mạng lần này.

    Theo dự báo, 20 năm tới, sẽ có từ 70-75% những công việc đơn giản, thủ công sẽ bị thay thế, khiến hàng chục triệu lao động truyền thống bị thất nghiệp, đòi hỏi Nhà nước ta cần có sự chủ động ứng phó và kiểm soát tốt nhất để bảo đảm an ninh cho người dân và chủ quyền của đất nước.

    Ông Justin Wood, Giám đốc khu vực châu Á của WEF nhận định, Việt Nam là nền kinh tế rất nổi bật với dân số gần 100 triệu người có nhân khẩu học rất tích cực, tầng lớp trung lưu phát triển rất nhanh. Do đó, cơ hội để hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế số nói riêng cũng như các lĩnh vực khác nói chung là rất lớn./.

    Nguồn vov.vn

    Giới thiệu chương trình Hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0: Tự học lên ngôi”

    HỘI THẢO “CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: TỰ HỌC LÊN NGÔI”

    Cách mạng Công nghiệp 4.0 là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong thời điểm hiện tại. Trong 15 năm qua, thế giới đã có những bước phát triển đột phá chưa hề có tiền lệ với nền sản xuất dựa vào công nghệ cao, điện toán hóa và sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo.

    Con người đã từng đối mặt với 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trong thế kỷ XIX – XX và đã khẳng định được vai trò của mình bằng khả năng thích ứng siêu việt. Tuy nhiên, với Cách mạng Công nghiệp 4.0, chúng ta vẫn chưa thể nói trước được điều gì.

    Gần đây báo chí đã đưa tin về một robot mang tên Sophia đã được cấp quyền công dân tại Ả Rập Saudi. Không những có thể làm việc 24/24, không cần trả lương, trí tuệ nhân tạo còn sở hữu sự thông minh và tinh thần học hỏi vô biên. Ở một số ngành nghề, ví dụ như sản xuất ô-tô, người máy đã bắt đầu thế chỗ con người trong vai trò vận hành.

    Những thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0, một mặt đã mang lại những lợi thế rõ rệt cho công tác quản trị doanh nghiệp, một mặt lại gây áp lực nặng nề cho người lao động, đòi hỏi những sự thay đổi lớn về trình độ và năng lực.

    Vậy, đứng trước những đợt sóng đổi thay ngày càng dồn dập, doanh nghiệp phải có những bước đi như thế nào để tận dụng được thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào việc phát triển nguồn nhân lực?

    Đó chính là chủ đề chính được thảo luận tại Hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0: Tự học lên ngôi” do MVV Education và CrossKnowledge phối hợp tổ chức. Buổi hội thảo có sự tham gia thảo luận của các chuyên gia đến từ các tập đoàn, tổng công ty danh tiếng trong nước và thế giới, gồm:

    ● Bà Lê Hà Mai Thảo, Nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách Nguồn nhân lực tại Tập đoàn Thành Thành Công

    ● Ông Nguyễn Chí Kiên, Giám đốc Đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện VIAGS (trực thuộc Vietnam Airlines)

    ● Ông Alexandre Giry-Deloison, Giám đốc Kinh doanh Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của CrossKnowledge (trực thuộc Tập đoàn Wiley, Top 3 nhà xuất bản nội dung toàn cầu)

    ● Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch MVV Education

    AGENDA:

    8:00 – Check-in

    8:45 – Khai mạc

    Diễn văn khai mạc: Áp lực từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

    Diễn giả: Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch MVV Education

    8:55 – Chủ đề 1

    Tham luận: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong Kỷ nguyên 4.0

    Diễn giả: Bà Lê Hà Mai Thảo – Nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách nguồn nhân lực, Tập đoàn TTC

    9:15 – Chủ đề 2

    Tham luận: Doanh nghiệp Việt Nam & Nhu cầu đào tạo trong Kỷ nguyên 4.0

    Diễn giả: Ông Nguyễn Chí Kiên – Giám đốc Đào tạo, VIAGS Training Center

    9:35 – Chủ đề 3

    Tham luận: Đào tạo & Phát triển: Giải pháp giúp hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhân lực

    Diễn giả: Ông Alexandre Giry-Deloison – Giám đốc Kinh doan Châu Á & Thái Bình Dương, CrossKnowledge

    10:05 – Tọa đàm

    Xây dựng văn hóa tự học trong doanh nghiệp & Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

    10:45 – Bế mạc

    11:00 – Teabreak & Giao lưu

    Hân hạnh được đón tiếp Quý đại biểu tại chương trình.

    —–

    HỘI THẢO “CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: TỰ HỌC LÊN NGÔI”

    ▸ Thời gian: 8:00 – 12:00, thứ tư, 08/11/2017

    ▸ Địa điểm: Lầu 3, khách sạn Sheraton – số 88 Đồng Khởi, Q1, TP. HCM

    ▸ Thành phần tham dự: Ban lãnh đạo các doanh nghiệp, Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Đào tạo tại các tổng công ty, tập đoàn, ngân hàng Việt Nam.

    Hội thảo chỉ dành cho khách mời đã đăng ký thông qua Ban tổ chức chương trình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0908 580 286 (Ms. Uyên) để đăng ký nhận thư mời.

    Việt Nam đang chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

    Nhiều phiên hội thảo chuyên đề về xoay quanh Công nghiệp 4.0

    Chiều ngày 02/10/2019, tại Hà Nội, Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2019 đã bắt đầu với 5 phiên thảo luận chuyên đề.

    Diễn đàn do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành khác; cùng Tập đoàn IEC, Hội Tự động hóa Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức.

    Diễn đàn là hoạt động thường niên nhằm tạo điều kiện cho đại diện các cơ quan, Bộ, ngành; đại diện giới doanh nhân-doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, cùng các chuyên gia cùng nhau trao đổi, đối thoại về tình hình thực tiễn cũng như những giải pháp cần triển khai thực hiện, thúc đẩy quá trình chủ động tham gia vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

    Với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia công nghiệp lần thứ 4”, Diễn đàn năm nay tập trung thảo luận các lĩnh vực: ngân hàng thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh, năng lượng thông minh và kinh tế số.




    Triển lãm giải pháp công nghệ tiên tiến bên lề Diễn đàn

    Các phiên hội thảo chuyên đề đã đánh giá kết quả tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong thời gian qua và tạo cơ hội cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng người dân được tham quan, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với chuyên gia và doanh nghiệp quốc tế.

    Thành phố thông minh tập trung vào giải pháp công nghệ và chính sách

    Chuyên đề Thành phố thông minh tập trung về chủ đề “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số Quốc gia”. Chuyên đề có sự tham gia chủ trì của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyển thông, Bộ Xây dựng, Hội Truyền thông số Việt Nam.

    Đô thị là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và các vùng miền trên cả nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Phát biểu đề dẫn tại phiên chuyên đề, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết: “Đến nay cả nước đã có trên 830 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 38,6%, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 đến 15%, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung cả nước. Các trung tâm đô thị đã và đang là những trung tâm của các hoạt động kinh tế xã hội đồng thời cũng là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo giáo dục nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất thương mại và hội nhập quốc tế”.




    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại phiên hội thảo Chuyên đề Thành phố thông minh

    Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, việc xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) cần đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng và kỹ thuật CNTT, tổ chức thực hiện phát triển ĐTTM.

    Trong giai đoạn 2018-2025, ưu tiên xây dựng các nội dung cơ bản gồm: quy hoạch ĐTTM; Xây dựng và quản lý ĐTTM; Cung cấp các tiện ích ĐTTM cho các tổ chức, cá nhân trong đô thị với cơ sở nền tảng là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng ICT, trong đó bao gồm cơ sở dữ liệu không gian ĐTTM được kết nối liên thông và hệ thống tích hợp 2 hệ thống trên.

    Bên cạnh đó, các đề án này phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các định hướng chiến lược quy hoạch kinh tế xã hội phát triển đô thị của quốc gia và địa phương phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

    Xây dựng ĐTTM phải đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng ICT hiện có dựa trên Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của ĐTTM cũng như giữa các ĐTTM; sử dụng các chỉ số đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) cho ĐTTM.




    Toàn cảnh Phiên chuyên đề Thành phố thông minh

    Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cũng cho rằng, nội dung quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sử dụng các phương tiện hỗ trợ CNTT – truyền thông (ICT) và các phương tiện khác góp phần thúc đẩy, nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực quản lý của chính quyền các đô thị. Từ đó, các đô thị nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và các nguồn lực phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội.

    Cuộc CMCN này lấy người dân làm trung tâm, hướng tới mục tiêu để mọi thành phần trong xã hội có thể được thụ hưởng lợi ích và giám sát, quản lý đô thị thông minh, góp phần quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam.

    Đồng thời, cuộc CMCN 4.0 dựa trên thành tựu khoa học công nghệ khoa học tiên tiến, ứng dụng các công nghệ hiện đại đồng bộ, có khả năng tương thích với nhiều nền tảng, bảo đảm an toàn an ninh mạng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dân, đảm bảo sự đồng bộ của các giải pháp công nghệ và phi công nghệ.

    Xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ rất mới đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có rất nhiều khó khăn thách thức để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra.

    Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, trong lời phát biểu đề dẫn, cho biết: “Đến nay đã có khoảng 30 địa phương và triển khai các đề án. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ TT&TT, việc phát triển đô thị thông minh hiện nay còn rất nhiều bất cập, các bộ ngành vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các hướng dẫn về các cơ chế chính sách thông minh, mới bắt đầu triển khai một số ứng dụng và dịch vụ cơ bản cho ĐTTM”.




    Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Phiên chuyên đề

    Hội thảo cần tìm ra các giải pháp phát triển ĐTTM hiệu quả và tối ưu cho Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh các nguồn lực của của chúng ta còn rất hạn chế.










    Các diễn giả phân tích triển vọng phát triển hạ tầng số, tạo nền tảng cho ĐTTM tại Việt Nam

    Các diễn giả đến từ các công ty trong nước và quốc tế tập trung trình bày về hình hình, triển vọng phát triển hạ tầng số tạo nền tảng cho ĐTTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Bộ, UBND các thành phố và các công ty công nghệ thảo luận những ưu tiên về mặt chính sách, giải pháp để có thể thúc đẩy phát triển hạ tầng số cũng như Chuyển đổi số.

    Các tham luận cho thấy những doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động, áp dụng đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai công nghệ mới. Chính phủ cũng đang nỗ lực hoàn thiện khung thể chế cho việc hỗ trợ, thúc đẩy Việt Nam bắt kịp cuộc CMCN4.0

    Phiên toàn thể cấp cao sẽ diễn ra vào ngày 3/10 được đồng chủ trì bởi ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Vũ Đức Đam, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Phùng Quốc Hiển, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và đại điện các bộ, ngành liên quan.

    Trong cách mạng công nghiệp 4.0, tốc độ sáng tạo mới quyết định thành công

    Thiếu tốc độ, mọi sáng tạo trở nên lỗi nhịp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Các công ty gia công phát triển phần mềm Việt Nam cần không gian để dịch chuyển lên mô hình giá trị cao hơn thay cho khái niệm “thuê ngoài”, cần một “thị trường mở ngay trong lòng nội địa” để có thể vững vàng dấn thân ra bên ngoài.

    VIỆT NAM ĐÃ RẤT THÀNH CÔNG trong lĩnh vực gia công phát triển phần mềm, nhiều năm qua được quốc tế đánh giá là một điểm đến hàng đầu châu Á (Software Development Hub). Bước tiếp theo, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực này kỳ vọng chung sức nâng tầm Việt Nam thành một trung tâm phát triển phần mềm và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á. Theo Báo cáo chỉ số GSLI của tổ chức AT Kearney 2019, Việt Nam xếp thứ 5 trên 50 quốc gia có nền tảng tốt về dịch vụ công nghệ thông tin. Những chỉ số này cho phép chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về một viễn cảnh Việt Nam trở thành điểm đến sáng tạo của khu vực.

    Trong cách mạng công nghiệp 4.0, tốc độ sáng tạo mới quyết định thành công - ảnh 1

     Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có nền tảng tốt về dịch vụ công nghệ thông tin trên toàn cầu. 

    Tuy nhiên, nếu phân tích sâu thêm về bốn tiêu chí xếp hạng GSLI, bao gồm: 1. mức độ hấp dẫn về tài chính (giá nhân công, dịch vụ …); 2. chất lượng nguồn nhân lực; 3. môi trường kinh doanh; và 4. chỉ số chuyển đổi số, chúng ta thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề.

    Thứ nhất, về chi phí nhân công, dù Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách quốc gia có chi phí thấp, nhưng đã không còn rẻ hơn so với một số nước thuộc khối Đông Âu cũ (ví dụ Ucraina, một quốc gia thuộc châu Âu với chỉ số chuyển đổi số cao hơn nhưng giá nhân công rẻ hơn). Chưa kể tỷ lệ nhảy việc tăng cao đang là vấn đề làm đau đầu của các nhà quản lý.

    Thứ hai, chỉ số chuyển đổi số (dựa trên việc ứng dụng các công nghệ nền tảng: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học biotech và công nghệ rô-bốt) của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp, đứng sau cả các quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN như Indonesia, Thái Lan và Philippines. Điều này chứng tỏ khả năng tạo ra giá trị sáng tạo còn chưa cao.

    NỀN KINH TẾ NỀN TẢNG ĐÃ TẠO CƠ HỘI cho các nước đang phát triển bắt kịp các cường quốc thông qua việc tạo nên các giá trị gia tăng từ những nền tảng được những “gã khổng lồ” Google, Microsoft, Amazon… phát triển. Trong khi đó, các tập đoàn công nghệ Việt Nam đang loay hoay tự xây dựng nền tảng. Với khả năng tài chính có hạn, trong khi nền tảng công nghệ còn chưa bắt kịp thế giới, khả năng lặp lại những nền tảng hoặc giải pháp đã được phát minh và triển khai tại những quốc gia phát triển là rất cao.

    Ngoài ra, việc tạo ra chuẩn mực mới, nền tảng mới trong công nghệ đòi hỏi một hệ sinh thái được nhiều tổ chức chấp nhận, điều này là vô cùng khó khăn đối với các công ty Việt Nam khi tầm ảnh hưởng công nghệ của họ còn khá hạn chế trên thị trường toàn cầu. Trong khi đó, thị trường nội địa lại khá bảo thủ và hướng ngoại, dẫn đến thành công tại sân nhà lại thuộc về các đại gia công nghệ toàn cầu.


    “Điều tối kỵ trong sáng tạo là một doanh nghiệp hay quốc gia thay vì bằng năng lực kết nối, dựa vào những thành quả phát minh của nhân loại để tạo nên những sáng tạo mới thì lại loay hoay đi xây lại mọi thứ từ đầu”


    Thứ ba, cho dù chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong 20 năm gia công phát triển phần mềm, nhưng sự chậm chạp trong việc thay đổi mô hình cùng với tâm lý tự mãn với những thành tích đạt được đang là những rào cản lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Sự tự mãn xuất phát từ nguồn nhân lực hiện ở trạng thái cung không đủ cầu dẫn đến tình trạng các kỹ sư phần mềm nhảy việc khi chưa đủ kinh nghiệm và kỹ năng nhưng được săn đón bởi các công ty quy mô nhỏ hoặc các công ty khởi nghiệp với mục tiêu duy nhất là thu hút vốn.

    Đây là một mất mát lớn làm nản lòng các công ty phần mềm đầu tư nghiêm túc vào quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều này cũng đưa đến việc nguồn nhân lực dày dạn kinh nghiệm và kiến thức luôn thiếu hụt, khiến doanh nghiệp khó thể cung cấp những dịch vụ, công nghệ mới khi các dịch vụ, công nghệ này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng đủ cao.

    Ngoài ra, sự chậm chạp trong việc thay đổi mô hình kinh doanh, cách tính giá thành… cũng là thách thức không nhỏ đối với các công ty gia công phần mềm. Theo nhận xét của AT Kearney, ngày nay việc quyết định thuê ngoài dịch vụ không chỉ dựa vào yếu tố nhân công rẻ. Các tiêu chí lựa chọn mới còn bao gồm: Chi phí (nhân lực, hạ tầng và các ưu đãi về thuế); mức độ sẵn sàng của nhân lực (kỹ năng, ngoại ngữ, mức độ sẵn sàng làm việc…); môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng quốc gia, việc thực thi luật bảo vệ sở hữu trí tuệ; khả năng chuyển đổi số.

    Mô hình “cho thuê nhân lực” đang bộc lộ những khuyết điểm, theo Colin Grass – phó chủ tịch Nash Tech, từ “thuê ngoài” đang làm hạn chế tầm nhìn và sức sáng tạo của các công ty phần mềm Việt. Đây là thời điểm để Việt Nam nghĩ đến một mô hình dịch mới với giá trị cao hơn, sáng tạo hơn. Nếu chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường trong nước, sẽ giúp doanh nghiệp vững vàng hơn để dấn thân ra các thị trường ngoại.

    ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CMCN 4.0, tốc độ là yếu tố quyết định. Trong cuộc CMCN lần thứ hai, mất 70 năm để 50% hộ gia đình Mỹ trang bị điện thoại để bàn, nhưng Apple chỉ cần 4 năm để làm công việc tương tự với sản phẩm iPod. Công nghệ mới, sản phẩm mới đang được đón nhận với tốc độ ngày một nhanh. Sáng tạo ngày nay có khả năng đem lại doanh thu trên phạm vi toàn cầu với tốc độ tính theo ngày, tháng.

    Trong cách mạng công nghiệp 4.0, tốc độ sáng tạo mới quyết định thành công - ảnh 2

    Khoảng thời gian (năm) để các công nghệ được áp dụng vào hơn 50% các gia đình Mỹ. 

    Trong bài thuyết trình về kinh tế học Trump cho các lãnh đạo cấp cao tập đoàn Hitachi tại San Diego năm 2018, kinh tế gia Steven Moore, thành viên ban tư vấn kinh tế của tổng thống Donald Trump chỉ ra rằng tốc độ là yếu tố quyết định trong chiến lược đổi mới sáng tạo nhằm “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Việt Nam, muốn trở thành một điểm đến sáng tạo, tốc độ phải là tiêu chí hàng đầu.

    Điều tối kỵ trong sáng tạo, là các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia rơi vào việc “phát minh ra bánh xe” (invent the wheel) – hàm ý về việc sáng tạo ra những thứ mà mọi người đã biết từ lâu, thay vì dựa vào những thành quả phát minh của nhân loại để tạo nên những sáng tạo mới thông qua các “kết nối điểm” (connecting the dots) thì doanh nghiệp hay quốc gia lại loay hoay xây lại mọi thứ từ đầu. Steve Jobs từng đưa ra khái niệm, đổi mới sáng tạo chính là kết nối những gì có sẵn trong tri thức nhân loại để tạo ra những giá trị mới.

    Thiếu tốc độ, mọi sáng tạo đều lập tức trở nên lỗi nhịp/lỗi thời trong cuộc CMCN 4.0. Để Việt Nam nhanh chóng trở thành điểm đến sáng tạo trong khu vực, cần ba yếu tố trụ cột (innovation management framework): 1. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích, luật sở hữu trí tuệ từ chính phủ; 2. Khung đổi mới sáng tạo từ doanh nghiệp; 3. Tinh thần sáng tạo từ mỗi con người trong tổ chức và xã hội.

    Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong hành trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia sáng tạo, chính phủ chính là chất xúc tác, còn giáo dục là nền tảng để tạo ra những con người có trí tuệ và khả năng.

    Một quốc gia sáng tạo, thiết cần:

    – Một thái độ đúng với tinh thần hợp tác win-win trong đổi mới sáng tạo: Tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ; cùng hợp tác tạo các giải pháp, giá trị mang tính đổi mới;

    – Một ngân sách đầu tư cho R&D đủ lớn: Ngay thời điểm khó khăn nhất cũng là lúc cần chú tâm nhiều nhất đến R&D;

    – Chú trọng đến chất lượng: Sự thành bại của quốc gia dựa vào các giá trị mà sáng tạo mang lại. Không nên chỉ chú tâm đến số lượng bằng phát minh mà cần chính sách khuyến khích những ý tưởng sáng tạo đem lại giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhân loại.

    Cuối cùng, nguồn nhân lực sáng tạo chính là các “nguyên tử” tạo nên quốc gia sáng tạo. Một nền giáo dục khai phóng, khuyến khích tự do tư tưởng chính là nền tảng tạo nên nguồn nhân lực sáng tạo.

    Thiếu một trong ba trụ cột trên, chúng ta khó lòng đạt được hoài bão sáng tạo./.

    (*) Ông Nguyễn Bá Quỳnh hiện là phó chủ tịch cấp cao Hitachi Consulting, tổng giám đốc Global Cybersoft – thành viên tập đoàn Hitachi.

    Đọc thêm>>>

    Bước chuyển của công ty phần mềm

    KMS Technology mở rộng mảng kinh doanh giải pháp tại Việt Nam

    Công ty trí tuệ nhân tạo của Google sa thải nhà đồng sáng lập

    Động lực chuyển đổi số đến từ chính người dùng

    Doanh nghiệp Việt trước thách thức chuỗi giá trị

    Phần mềm kiểm thử Kobiton nhận thêm 5,2 triệu USD vòng series A

    800 triệu USD sẽ rót vào các startup Việt Nam năm 2019

    Nhu cầu nhân lực ngành IT tăng 56% trong năm 2019

    Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 – Vinalines

    Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

     width=

     

    Toàn văn Nghị quyết.

    I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

    Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.

    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.

    Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông.

    Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

    Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

    Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế – xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả.

    Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức.

    Những hạn chế nêu trên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chính.

    Nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hệ thống chính trị và toàn xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất. Khả năng phân tích, dự báo chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ tác động đến đời sống kinh tế – xã hội của đất nước còn hạn chế.

    Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù hợp với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chậm được đổi mới, sức ỳ còn lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế. Sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

    II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU

    1. Quan điểm chỉ đạo

    – Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội.

    – Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

    Chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước.

    – Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

    – Phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

    2. Mục tiêu

    Mục tiêu tổng quát: Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

    Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm.

    Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội. Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

    Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới. Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm.

    Hoàn thành xây dựng Chính phủ số. Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

    3. Tầm nhìn đến năm 2045: Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

    III- MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

    1. Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội

    – Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền về sự cấp thiết phải chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

    – Xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

    – Nhà nước ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; có trách nhiệm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    – Phát huy sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các đối tượng chịu tác động của chính sách vào quá trình hoạch định và giám sát thực thi các chính sách có liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng cơ chế hợp tác giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong xây dựng và thực thi các chính sách.

    2. Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia

    – Hoàn thiện pháp luật, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.

    Bổ sung một số ngành nghề kinh doanh mới được ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế cho doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

    – Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới. Thực hiện định danh, công nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

    – Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong nước, tiến tới kết nối với khu vực ASEAN và quốc tế. Xây dựng hành lang pháp lý cho định danh số và xác thực điện tử quốc gia; thiết lập khung danh tính số quốc gia.

    – Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Sửa đổi các quy định về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động thu hút vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ; các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

    – Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật trong nước và bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia. Khuyến khích các công ty đa quốc gia đặt các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.

    – Hoàn thiện pháp luật, chính sách về tài chính – tiền tệ, thanh toán điện tử, quản lý thuế và các dịch vụ xuyên biên giới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số. Hoàn thiện chính sách đặt hàng sản xuất và mua sắm công đối với các sản phẩm công nghệ số do Việt Nam sản xuất.

    – Ban hành các chính sách hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạo lập hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xử lý kịp thời các thách thức đặt ra đối với phát triển xã hội. Thúc đẩy việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

    – Xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam.

    – Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển đô thị thông minh bền vững; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; hệ thống hạ tầng dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đô thị thông minh. Xác định rõ lộ trình thí điểm và lựa chọn các đô thị thí điểm đô thị thông minh; cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai thí điểm phát triển đô thị thông minh bảo đảm tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế.

    3. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

    – Triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số quốc gia.

    – Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia. Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất. Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp. Đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công.

    – Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung, tận dụng và khai thác có hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông để triển khai các dịch vụ thanh toán cho người dân với chi phí thấp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các hệ thống thanh toán số. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới.

    – Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Xây dựng và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia.

    – Nâng cấp hạ tầng các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.

    4. Chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia

    – Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ công lập. Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới theo thông lệ tốt của thế giới.

    – Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh. Khuyến khích các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

    – Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất và đời sống. Tạo lập đồng bộ và kịp thời khung pháp lý và hệ thống các chính sách để triển khai và phát triển các công nghệ mới. Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

    – Hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá đối với các khu công nghệ cao. Trên cơ sở các khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển các khu đô thị sáng tạo đạt đẳng cấp quốc tế. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

    5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

    – Rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu.

    Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

    – Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo, tạo ra sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế số. Xây dựng một số trung tâm giáo dục, đào tạo xuất sắc về công nghệ theo hình thức hợp tác công – tư. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.

    – Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc.

    – Hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng.

    6. Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên

    – Tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính – ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hoá số; y tế; giáo dục và đào tạo.

    – Ưu tiên nguồn lực cho triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về các công nghệ ưu tiên, trọng tâm là: Công nghệ thông tin và truyền thông, cơ điện tử, công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, điện tử y sinh.

    – Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành và công nghệ ưu tiên chủ yếu thông qua đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học và công nghệ; đặt hàng mua sắm công.

    7. Chính sách hội nhập quốc tế

    – Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các nước đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đang đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu.

    – Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

    – Hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng nâng cao tiêu chuẩn công nghệ, khuyến khích hình thức liên doanh và tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia để bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng trong nước. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư mạo hiểm có vốn nước ngoài.

    8. Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội

    – Tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ.

    – Xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu thập, quản lý dữ liệu và giao dịch trên nền tảng Internet ở các cơ quan nhà nước.

    – Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuẩn hoá và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chuyển đổi số. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động của chính quyền số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp.

    IV – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết.

    2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật để tạo thuận lợi cho tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo tinh thần của Nghị quyết; ban hành một số cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới của nền kinh tế số.

    3. Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ban hành, triển khai Đề án chuyển đổi số quốc gia và các đề án, chương trình, kế hoạch tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chỉ đạo xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, mô hình, kinh doanh mới. Ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết.

    4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

    5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quán triệt thực hiện Nghị quyết.

    6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.


    Post Views:
    54

    Tại sao Cách mạng Công nghiệp đầu tiên diễn ra ở Vương quốc Anh?

    Cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bắt đầu ở Vương quốc Anh vào cuối những năm 1700. Các nhà sử học đã xác định một số lý do tại sao Cách mạng Công nghiệp lại bắt đầu trước tiên ở vương quốc Anh như: tác động của Cách mạng Nông nghiệp, nguồn cung than lớn, yếu tố địa lý, tình hình chính trị tích cực và một đế chế thực dân rộng lớn.

    Cách mạng Nông nghiệp

    Cuộc Cách mạng Nông nghiệp là một sự kiện lớn trong lịch sử thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống ở vương quốc Anh. Nhiều nhà sử học coi Cách mạng Nông nghiệp là nguyên nhân chính của Cách mạng Công nghiệp, đặc biệt là về thời điểm và cách thức nó bắt đầu ở vương quốc Anh. Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu một phần do sự gia tăng sản xuất lương thực, đó là kết quả chính của cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Sản xuất lương thực tăng lên nhờ những phát minh và phát kiến mới, bao gồm: phát hiện luân canh cây trồng của Charles Townshend và phát minh máy khoan hạt giống của Jethro Tull. Việc sản xuất lương thực gia tăng cho phép dân số vương quốc Anh cũng tăng lên, điều này mang lại lợi ích cho Cách mạng Công nghiệp theo hai cách:

    • Đầu tiên, dân số tăng đã giúp cung cấp công nhân cho các nhà máy và hầm mỏ, rất quan trọng đối với Cách mạng Công nghiệp.
    • Thứ hai, dân số lớn hơn đã tạo ra một thị trường để bán hàng hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà máy kiếm được lợi nhuận từ việc bán hàng hóa.

    Nguồn cung than lớn

    Lý do chính tiếp theo cho lý do tại sao vương quốc Anh là nước đầu tiên công nghiệp hóa là nguồn cung than lớn ở nước này. Than là một thành phần cần thiết trong quy trình công nghiệp vì nó cung cấp nhiên liệu cho động cơ hơi nước, được sử dụng trong tàu hỏa, tàu thủy và tất cả các loại máy móc khác. Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn mà còn có thể dễ dàng khai thác được. Không giống như các quốc gia châu Âu khác, than đá ở vương quốc Anh tương đối gần bề mặt và do đó tương đối dễ dàng cho các nhà khai thác tìm và khai thác nó. Việc khai thác than càng trở nên dễ dàng hơn sau khi Thomas Newcomen phát minh ra động cơ hơi nước, vốn ban đầu được sử dụng để bơm nước ra khỏi các mỏ than.

    Địa lý thuận lợi

    Những kênh đào ở VQA

    Lý do chính thứ ba cho sự công nghiệp hóa của Anh là địa lý cơ bản của đất nước. Một khía cạnh quan trọng của công nghiệp hóa sớm là khả năng vận chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng trên cả nước. Ví dụ, hàng hóa được sản xuất trong các nhà máy cần được vận chuyển với giá rẻ và đáng tin cậy ra thị trường để có thể bán được và có lợi nhuận. Đồng thời, chủ sở hữu nhà máy cần phải vận chuyển nguyên liệu thô đến nhà máy của họ để có thể biến thành hàng tiêu dùng. Vào thời điểm đó, vương quốc Anh có những con sông “thích hợp” để vận chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng.

    Những cải tiến trong đóng tàu và giới thiệu tàu hơi nước càng làm tăng thêm sự thống trị của vương quốc Anh trong lĩnh vực này. Cũng như, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở trong nước, một số doanh nhân, xây dựng hệ thống kênh đào giúp mở rộng khả năng vận chuyển của vương quốc Anh.

    Như vậy, địa lý của đất nước cho phép công nghiệp hóa phát triển vì nó làm cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng cho các chủ nhà máy.

    Chính trị tích cực, ổn định

    Lý do chính tiếp theo khiến Anh là quốc gia đầu tiên công nghiệp hóa là bầu không khí chính trị thời bấy giờ. Vào những năm 1700, vương quốc Anh có một chính phủ ổn định sau khi trải qua cuộc nội chiến và cách mạng trong những thập kỷ trước đó. Ngược lại, Pháp trải qua cuộc cách mạng của riêng mình vào cuối những năm 1780 và 1790 ( Cách mạng Pháp ), làm cho nó không quan tâm đến công nghiệp hóa và thay vào đó tập trung vào cuộc xung đột nội bộ của chính mình.

    Đồng thời, chính phủ vương quốc Anh cũng cởi mở với những ý tưởng của chủ nghĩa tư bản. Điều đó là cần thiết cho công nghiệp hóa xảy ra. Ví dụ, chính phủ vương quốc Anh đã thúc đẩy các chính sách thương mại tự do với các nước láng giềng giúp tạo ra thị trường cho hàng hóa sản xuất của vương quốc Anh. Thúc đẩy tài sản tư nhân, và cho phép chủ sở hữu đất đai giàu mở rộng trang trại của họ. Điều này sau đó dẫn đến sự di chuyển hàng loạt của nông dân nhỏ lẻ đến các thị trấn và thành phố để tìm kiếm việc làm.

    Công nhân thời Cách mạng Công nghiệp

    Cuối cùng, chính phủ vương quốc Anh ủng hộ các khía cạnh khác của chủ nghĩa tư bản, giúp các doanh nhân tạo ra sự giàu có bằng cách sở hữu và vận hành các nhà máy và hầm mỏ. Chẳng hạn, trong những năm đầu Cách mạng Công nghiệp, chính phủ cho phép lao động trẻ em và không hạn chế chủ sở hữu về các quy tắc và quy định, như: luật lương tối thiểu hoặc quyền của người lao động.

    Như vậy, bầu không khí chính trị đã tạo ra một hệ thống trong đó những người có đầu óc kinh doanh giàu có có thể dễ dàng thành lập các công ty.

    Đế chế thực dân rộng lớn

    Lý do cuối cùng cho lý do tại sao vương Anh là quốc gia đầu tiên công nghiệp hóa có một phần lớn là do sự phát triển của đế chế thực dân Anh lúc bấy giời. Khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, vương quốc Anh đang ở giữa kỷ nguyên của chủ nghĩa đế quốc. Thời điểm này, ​​các quốc gia châu Âu khám phá và thống trị những vùng đất rộng lớn trên khắp thế giới. Vương quốc Anh có đế chế lớn nhất trong số tất cả các quốc gia tham gia Thời đại chủ nghĩa đế quốc.

    Ví dụ, vào những năm 1700, vương quốc Anh đã kiểm soát các khu vực như: Bắc Mỹ, Nam Phi, Ai Cập, Ấn Độ và Úc. Điều này rất quan trọng vì nó đã cho vương quốc Anh tiếp cận với lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ mà sau đó họ có thể sử dụng trong các nhà máy phát triển trong Cách mạng Công nghiệp. Đồng thời, các thuộc địa cũng trao quyền thương mại độc quyền cho vương quốc Anh, lên đến hàng trăm triệu người.

    Kết luận

    Tổng kết lại, các nhà sử học đã xác định những lý do chính cho sự phát triển công nghiệp hóa ở vương quốc Anh và tại sao nó là một nơi lý tưởng cho sự khỏi đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Những lý do này bao gồm: những tác động của Cách mạng Nông nghiệp, nguồn cung than lớn, địa lý thuận lợi, chính trị ổn định và một đế chế thực dân rộng lớn. Tất cả đều kết hợp để cho phép vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...