Nhật Bản – Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tới Hiroshima và Nagasaki vào tháng mười một |
Một cuộc hành hương cho hòa bình
juin 26, 2019 16:57 Anita Bourdin – Pape François, Voyages pontificaux
Bà Setsuko Thurlow, Người sống sót sau quả bom nguyên tử và Ngọn Lửa Hiroshima
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thố lộ với truyền thông dự án chuyến tông du của ngài vào tháng 11 tới đây : dự án đã rõ nét, ngày hôm nay tờ « Japan Today » loan báo. Đức Giáo Hoàng có thể sẽ tới Hiroshima và Nagasaki ngày 24/11/2019 tới đây. Cho đến giờ này, Vatican vẫn chưa xác nhận.
Tới nơi ngày 23/11/2019, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Hoàng Đế Naruhito tại Tokyo và ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ tại sân vận động Vòm của Tokyo ngày 25/11/2019.
Hồi tháng năm vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã viết hai bức thư hứa cầu nguyện cho tất cả các công dân của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, để trả lời hai vị thị trưởng và vị thống đốc Hiroshima đã ngỏ lời mời ngài.
Đức Giáo Hoàng « đã lên án không chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, mà cả việc « sở hữu » chúng lần đầu tiên trong một bài diễn văn đọc năm 2017, tờ Nhật Bản Ngày Nay nhấn mạnh.
Không phổ biến vũ khí hạt nhân
Đây sẽ là chuyến tông du thứ nhì của một vị Giáo Hoàng tới Nhật Bản sau chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II vào tháng 2/1981 : ngài đã tham gia vào một chương trình truyền hình rất thành công. Nhưng nhất là, Đức Gioan Phaolô II đã tới công viên Đài Tưởng Niệm Hòa Bình tại Hiroshima, tới nhà thờ công giáo Urakami Tenshudo tại Nagasaki và một cư xá của các « hibakusha », những người Nhật ngày nay còn bệnh hoạn vì chất phóng xạ.
Về phẩn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài sẽ thực hiện ý muốn của ngài khi còn là một linh mục dòng tên trẻ tuổi là được phái đi Nhật Bản : sự ứng tuyển của ngài đã không được chấp thuận vì lý do sức khỏe. Năm 1958, lúc ngài 22 tuổi, khi ngài quyết định gia nhập dòng Tên, ngài mơ trở thành thừa sai tại Nhật Bản. Nhưng khi học xong Nhà Tập, đơn xin của ngài đã bị bác vì ngài có vấn đề về hô hấp.
Là người Dòng Tên đầu tiên trở thành giáo hoàng, ngài đã bước theo dấu chân của thánh Phanxicô Xaviê là đấng đã đưa Kitô giáo vào Nhật Bản năm 1549.
Đức Giáo Hoàng đã được chính thức mời tới thăm Nhật Bản bởi thủ tướng Shizo Abe, vào tháng 6/2014. Ngày 02/5/2018, ông thị trưởng Nagasaki, Tomihisa Taue đã dâng lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô một bức thư được ông và ông thị trương của Hiroshima, Kazumi Matsui, ký tên mời ngài tới thăm hai thành phố của các ông đã bị đánh bom nguyên tử vào tháng 8/1945, khiến 110 000 người chết tại chỗ và ít là một số tương đương cũng đã chết sau đó vì bị nhiễm phóng xạ.
Người Nhật « hiểu cái giá của hòa bình », Đức Cha Phaolô Richard Gallagher, bộ trưởng bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh đã lưu ý sau chuyến du hành của ngài trên Xứ Măt Trời Mọc – từ ngày 28/01 đến 03/02/2017.
Đừng đồng hóa Kitô giáo với Tây Phương
Chuyến tông du này cũng có thể đánh dấu con đường đi tới Hội Nghị Quốc Tế 2020 về chống phổ biến vu khí hạt nhân. Đây có thể cũng là cơ hội để gỡ bỏ sự đồng hóa sai lầm giữa Tây Phương và Kitô giáo vốn là trở ngại cho sự gia nhập của người Nhật vào với Phúc Âm : người ta sợ rằng sẽ bất trung với tổ quốc khi xin được Rửa Tội. Đâu phải là những người được rửa tội đã ném bom nguyên tử đâu ? Phép Rửa thường hay đồng nghĩa với sự gạt bỏ gia đình.
Khi đối thoại với truyền thông trên chuyến bay từ Roma đi Panama, ngày 23/01 vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố rằng ngài sẽ qua Nhật vào tháng mười một.
Một chuyến tông du tại Nhật Bản đang « được nghiên cứu », vị xử lý thường vụ Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ông Alessandro Gisotti đã xác nhận. « Vì Đức Giáo Hoàng đã nói đến chuyến tông du này trong nhiều dịp, ngài rất muốn đi tới nước này », người phát ngôn nói thêm.
Năm 1973, với tư cách là Bề Trên Tỉnh các cha Dòng Tên tại Argentina, Đức Giáo Hoàng đã tiếp đón Bề Trên Tổng Quyền của Dòng, cha Pedro Arrupo, « người là hiện thân của lịch sử anh hùng hiện đại của Dòng Tên » và án phong thánh ngài đã được mở ra hồi tháng 11 năm 2018.
Cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Giêsu, Pedro Arrupe được bầu lên năm 1965, mất năm 1991. Ngài là cha giáo của các tập sinh có mặt tại Hiroshima ngày 06/8/1945 : không có ai bị nhiễm phóng xạ, khiến ngài nói rằng « Thánh Tâm Chúa Giêsu quyền phép hơn cả bom nguyên tử ».
Những cuộc gặp gỡ tại Vatican
Ngài đã gặp tại Vatican một người phụ nữ sống sót sau quả bom tại Hiroshima, Bà Setsuki Thurlow, và một phái đoàn mang tới Ngọn Lửa của Hiroshima, ngày 20/3/2019 vừa qua, trên Quảng Trường Thánh Phêrô.
Tuần vừa qua, ngày 19/6, ngài đã chào mừng trong buổi triều kiến chung các bạn trẻ người Nhật của thành phố Nagasaki trong Hội Những Sứ Giả Trẻ của Hòa Bình (« Youth Peace Messengers »)
Họ đã đến từ Nhật Bản để tiếp tục tung ra « những sáng kiến trên toàn thế giới hầu cho những biến cố khủng khiếp đó không bị quên lãng và những thảm kịch tương tự không bao giờ còn diễn ra nữa », tờ báo Osservatore Romano ngày 20/6 cho biết.
Cùng với họ, trên Quảng Trường Thánh Phêrô, còn có một toán của đài truyền hình Nhật Bản Nippone television network corporation, dưới quyền điều động của ký giả Yorisha Kono, thực hiện một cuốn phim tài liệu về tấm ảnh, được chụp bởi ông Joseph Roger O’donnell.
Đức Giáo Hoàng đã bình luận về tấm ảnh này – được nhắc tới nhiều lần như một biểu tượng hùng hồn của những hậu quả của thảm kịch Nagasaki – : tấm ảnh chụp một bé trai với đứa em mình đeo trên lưng đã chết vì quả bom nguyên tử, em chờ đến lượt mình để thiêu xác em mình.
Đức Giáo Hoàng đã lấy tấm ảnh đó để làm tấm thiệp chúc hòa bình, nhân dịp Năm Mới 2018 dưới dấu hiệu « không » với vũ khí hạt nhân. Ngài đã chọn, như là thiệp chúc năm mới 2018, tấm ảnh một bé trai đeo trên lưng mình đứa em trai đã chết tới lò thiêu xác Nagasaki (Nhật Bản ngày 09/8/1945). Ngài viết lời bình bằng tiếng Ý « Hậu quả của chiến tranh ».
Chúc mừng hoàng đế Naruhito
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi « những lời chào thân tình » và « những lời chúc mừng tốt đẹp nhất » tới hoàng đế Naruhito, tân hoàng đế của Nhật Bản, nhân dịp ngài lên ngôi, trong một điện văn gửi đi ngày thứ năm 02/5/2019.
« Tôi xin hứa cầu nguyện để ngài có thể được những ơn khôn ngoan và sức mạnh trong sứ mạng thiêng liêng của ngài phục vụ đất nước », Đức Giáo Hoàng đã viết bằng tiếng Anh.
Đức Giáo Hoàng cũng đã khẩn cầu « Thiên Chúa ban phép lành hòa bình và hạnh phúc » xuống cho tân hoàng đế, các thành viên trong hoàng tộc và toàn thể nhân dân Nhật Bản.
Ngày hôm qua, ngày 1 tháng 5, Hoàng Đế Naruhito, 59 tuổi, đã chính thức nối ngôi vua cha Akihito đã thoái vị sau 30 năm trị vì.
Về phần Đức Hồng Y Tôma Aquino Manyo Maeda, tổng giám mục Osaka, ngài sinh ra trong tổng giáo phận Nagasaki và cũng đã là mục tử tại Hiroshima – hai thành phố bị nhục hình vì sự điên cuồng hạt nhân – đã thố lộ với tờ Osservatore Romano ngày 20/7/2018, trong một cuộc phỏng vấn trong đó ngài nói về vai trò của Hội Thánh trong một nước Nhật ngày càng thế tục.
Sau cùng, ngày 08/02/2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chào mừng sự tuyên phong chân phước cho hiệp sĩ samourai tử đạo, Takayama Ukon (1552-1615), đã diễn ra ngày hôm trước tại Nhật Bản. Một gương sáng của « sức mạnh trong đức tin », ngài đánh giá
Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit.
Post Views:
187
Nhật Bản: Ám ảnh kỳ thị đối với những người từ vùng nhiễm độc phóng xạ
Moitruong.net.vn
– Những người sống sót sau các thảm họa có phóng xạ phát tán vào không khí ở Nhật Bản thường gặp phải sự kỳ thị lớn của xã hội.
Từ những vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945, hay thảm họa động đất, sóng thần kinh hoàng, thành phố Fukushima năm 2011, Nhật Bản vẫn phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là 1 triệu tấn nước bị nhiễm xạ vẫn chưa được xử lý. Và những người sống sót được gọi bằng từ “hibakusha”.
Các bể chứa nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Lee Jong Keun, một hibakusha người Nhật gốc Hàn từ Hiroshima đã kết hôn, giấu kín quá khứ của mình trước vợ và ba con gái cho đến năm 2012, vì “việc là nạn nhân của bom (nguyên tử) bị cho là vô cùng xấu hổ”.Shuntaro Hida, nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima mà sau này trở thành giám đốc Trung tâm Tư vấn Hỗ trợ Hibakusha, cho biết khoảng 80% người sống sót thảm họa bom nguyên tử che giấu quá khứ của mình, kể cả với vợ chồng, vì sợ bị kỳ thị.
Kazue Inoue bị nhiều đối tượng kết hôn từ chối vì bà là hibakusha từ Nagasaki. Cuối cùng, bà quyết định che giấu điều này, và cũng đã lập gia đình những năm 1960. Nhưng khi mẹ chồng phát hiện ra Inoue là một hibakusha, bà nhất quyết không cho Inoue sinh con: “Nếu cô sinh ra quái vật thì sao?”
Cuộc hôn nhân của Inoue kết thúc không lâu sau đó. Bà kể chuyện của mình trên tờ Asahi Shimbun năm 2010, và viết: “Làm sao có thể trách mẹ chồng tôi được? Tôi hoàn toàn hiểu suy nghĩ của bà”.
Những người sống sót ở Fukushima cũng chịu chung cảnh ngộ với những hibakusha từ Chiến tranh Thế giới II.
Theo khảo sát năm 2017, 62% trong số 348 người sơ tán được hỏi cho biết đã bị hoặc đã chứng kiến sự kỳ thị, bắt nạt vì quê hương của họ bị nhiễm phóng xạ. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, trở nên bấp bênh, đầy lo lắng vì nhiễu thông tin và vì sợ kỳ thị.
Nhiều vị lãnh đạo Kitô tại Áo cổ võ một thế giới không có vũ khí hạt nhân
Nhân kỷ niệm biến cố bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, cử hành vào ngày 06/08/2019 tới đây, nhiều vị lãnh đạo Kitô tại Áo, lên tiếng cổ võ một thế giới không còn võ khí hạt nhân.
G. Trần Đức Anh, O.P. – Roma
Cách đây 74 năm, ngày 06/08/1945, máy bay của Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản và 3 ngày sau đó, quả bom thứ hai được ném xuống Nagasaki. Tổng cộng hơn 250 ngàn người chết tức khắc, hoặc trong một thời ngắn sau đó vì những vết bỏng và hậu quả của phóng xạ.
Các buổi lễ tưởng niệm
Nhiều buổi tưởng niệm sẽ được cử hành tại Áo vào ngày mùng 06 và 09/08 tới đây tại Áo, đặc biệt tại thủ đô Vienne. Và nhân cơ hội này nhiều vị lãnh đạo Kitô, Công Giáo và Tin Lành, lên tiếng kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy thực thi chính sách hòa bình và giải trừ võ trang. Và thay vì rút lui khỏi những hiệp ước đã ký kết, như hiệp định INF cấm các hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung bình, các nhà lãnh đạo thế giới cần hỗ trợ và tăng cường các hiệp định này.
Tuyên bố của các vị lãnh đạo Kitô
Đức Hồng y Christoph Schoenborn, Tổng giám mục giáo phận thủ đô Vienne, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Áo, nói rằng “Cần cố gắng bênh vực quyền lợi riêng của mỗi quốc gia song song với các chiến lược hòa bình thế giới”. Đức Hồng y cũng nhắc lại diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô khi tiếp các tham dự viên Hội nghị tại Vatican về một thế giới không còn võ khí hạt nhân, nhóm tại Vatican hồi tháng 11 năm 2017, qua đó Đức Thánh Cha tố giác sự kiện trên thế giới người ta đầu tư bao nhiêu tỷ đôla vào các võ khí hạt nhân, trong khi hằng triệu người đang bị bỏ đói”.
Đức Hồng y Schoenborn nói thêm rằng khi nghĩ đến nạn khủng bố, tôi cũng nghĩ đến 9 quốc gia trên thế giới đang đe dọa phần còn lại của các nước trên trái đất về thảm họa hạt nhân có thể xảy ra”.
Các vị lãnh đạo Tin Lành
Về phần Đức Giám mục Tin Lành Luther ở Áo, Michael Buenker, ngài chỉ trích giới lãnh đạo thế giới hiện nay và nói rằng: Người ta không thể tin tưởng những chính trị gia không lường trước được như Kim Chánh Ân (Kim Jong Un) và như Tổng thống Donald Trump ký kết bất kỳ hiệp định nào. Nay là thời điểm nghĩ đến việc bãi bỏ tất cả các võ khí hạt nhân”.
Theo vị thủ lãnh Tin Lành Matthias Geist ở thành phố Vienne, “người lãnh đạo chân thực là những người từ bỏ khí giới để bảo đảm tương lai cho các thế hệ đến sau trên thế giới… 74 năm sau Hiroshima, ước gì không một nhà lãnh đạo nào trên thế giới còn cậy dựa vào những vụ thí nghiệm võ khí hạt nhân nữa”. (KP 31-7-2019)
Tội ác của quân đội Hoa Kỳ: Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Thảm sát Mỹ Lai, Chiến dịch Phượng Hoàng, Lực lượng Mãnh Hổ – Nguồn: Wikipedia | 9781233895908 | Amazon.com.au
Ngày 9/8/1945, thành phố Nagasaki của Nhật Bản bị Mỹ ném bom hạt nhân khiến hàng chục ngàn người thương vong. Theo một số tài liệu giải mật của Mỹ, Nagasaki sẽ không gặp thảm kịch trên nếu như không xảy ra một chuyện ngoài dự tính.
Vào ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom hạt nhân đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, Mỹ. 3 ngày sau, thành phố Nagasaki trở thành nạn nhân của quả bom nguyên tử thứ 2 do Mỹ thả xuống.
Theo ước tính, khoảng 74.000 người thiệt mạng trong vụ nổ bom hạt nhân ở Nagasaki. Cùng với đó là hàng chục người khác bị thương và chịu những di chứng kéo dài đến suốt đời.
Không những vậy, phần lớn các công trình nhà cửa, đường xá ở Nagasaki bị phá hủy một phần hoặc toàn bộ do tác động của vụ nổ bom hạt nhân.
Nhiều thập kỷ sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, Mỹ giải mật một số tài liệu mật về hai vụ ném bom nguyên tử trên. Trong số này, việc Nagasaki bị đánh bom hạt nhân được chú ý nhiều hơn.
Nguyên do là vì thành phố Nagasaki không phải mục tiêu ban đầu của quả bom hạt nhân thứ hai mà Mỹ lên kế hoạch thả xuống.
Trên thực tế, quân đội Mỹ quyết định chọn 4 thành phố tại Nhật Bản làm danh sách các mục tiêu ném bom. Những thành phố được chọn theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: Hiroshima, Kokura, Nagasaki và Niigata.
Nagasaki ban đầu không nằm trong danh sách mục tiêu ném bom hạt nhân của Mỹ. Thành phố này chỉ được thêm vào danh sách 2 tuần trước khi Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân gây chấn động thế giới.
Vào ngày 9/8/1945, Mỹ dự định đánh bom thành phố Kokura bởi đây là trung tâm sản xuất vũ khí hóa học quan trọng và là nơi có số lượng lớn các kho vũ khí của quân đội Đế quốc Nhật Bản.
Trong ngày định mệnh trên, máy bay B-29 của Mỹ chở theo bom hạt nhân có biệt danh Fat Man tới Kokura.
Thế nhưng, một làn khói dày đặc bao phủ bầu trời thành phố Kokura làm che khuất tầm nhìn của máy bay B-29. Do xảy ra điều ngoài dự tính, Thiếu tá Charles W. Sweeney chuyển hướng chiếc B-29 sang thành phố Nagasaki. Kết quả là Nagasaki trở thành mục tiêu của vụ nổ bom hạt nhân thứ hai do Mỹ thực hiện.
Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki – Wikipedia tiếng Việt
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Giới sử học cũng có nhiều tranh cãi rằng việc thả bom nguyên tử có thực sự khiến Nhật Bản quyết định đầu hàng hay không (bởi nhiều thành phố Nhật trước đó đã bị bom san phẳng mà Nhật vẫn không đầu hàng), hay đó là do quyết định tham chiến chống Nhật của Liên Xô khiến Nhật Bản không còn phương án tác chiến khả thi (do phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng lúc).
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
Khởi đầu
Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của Anh và Canada, đã thiết kế và chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên trong dự án Manhattan. Dự án ban đầu được khởi động bởi những nhà khoa học đến từ Châu Âu (có cả Albert Einstein) và các nhà khoa học Hoa Kỳ, những người lo ngại nước Đức phát-xít cũng tiến hành chương trình phát triển vũ khí nguyên tử (chương trình, sau này, được biết là có tồn tại nhưng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều và tiến độ bị người Mỹ bỏ xa). Riêng dự án thu hút tổng cộng 130.000 người từ hơn 30 tổ chức trên khắp nước Mỹ ở thời điểm sôi động nhất và tiêu tốn tổng cộng 2 tỷ đô la Mỹ thời đó, là một trong những dự án nghiên cứu, phát triển vĩ đại nhất và tốn kém nhất của mọi thời đại.
Quả bom đầu tiên mang tên “Gadget” được kích nổ trong chương trình thử nghiệm “Trinity” gần Alamogordo, tiểu bang New Mexico ngày 16 tháng 7 năm 1945. Các quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là những quả thứ hai và thứ ba được chế tạo và cho đến nay, chúng vẫn là những vũ khí hạt nhân duy nhất được đưa ra sử dụng.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hai phe tham chiến đều theo đuổi chính sách ném bom chiến lược và nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Trong rất nhiều trường hợp, ném bom chiến lược cướp đi sinh mạng của vô số dân thường và gây nhiều tranh cãi. Tại Đức, cuộc tập kích hàng không chiến lược của phe Đồng Minh vào thành phố Dresden gây hậu quả là 30.000 người thiệt mạng. Theo cơ quan Lịch sử chiến tranh Nhật Bản, các cuộc ném bom thành phố Tokyo tháng 3 năm 1945 làm 72.489 người chết. Đến tháng 8 năm 1945, khoảng 60 thành phố của Nhật đã bị tàn phá trong chiến dịch ném bom ồ ạt. Tokyo và Kobe cũng hứng chịu các cuộc tập kích bằng bom ồ ạt này.
Trong hơn ba năm rưỡi tham chiến trực tiếp ở Chiến tranh thế giới thứ hai, có khoảng 400.000 người Mỹ thiệt mạng. Khoảng một nửa số đó là trong chiến tranh với nước Nhật. Cho đến trước hai vụ đánh bom nguyên tử, trận đánh chiếm đảo Okinawa dẫn đến cái chết của 50 ngàn đến 150 ngàn thường dân, 100 ngàn đến 125 ngàn binh sĩ Nhật. Thương vong phía Hoa Kỳ là 72.000. Con số khác đưa là 107.539 người chết cộng với 23.764 chết trong các hang kín và được chôn cất bởi phía Nhật. Vì con số trên vượt quá số lượng quân Nhật trên đảo, phía tình báo quân sự cho rằng có khoảng 42.000 tử vong là dân thường. Lý do phổ biến cho việc ném bom nguyên tử vào Nhật Bản là việc xâm lược các đảo chính của Nhật sẽ khiến thương vong gấp nhiều lần con số thiệt hại ở Okinawa.
Phó Tổng thống Harry S. Truman không hề biết dự án Manhattan cho đến khi Franklin D. Roosevelt qua đời. Lên nắm quyền, Truman đề nghị Bộ trưởng chiến tranh Hoa Kỳ lúc đó là Henry Lewis Stimson chủ trì một nhóm các nhân viên xuất sắc gọi là Ủy ban Nội chính bao gồm cả các nhà khoa học uy tín để cố vấn cho Tổng thống các vấn đề quân sự, chính trị và khoa học phát sinh từ việc sử dụng bom nguyên tử. Ngày 31 tháng 5, Stimson đệ trình các kết luận của ông ta trước Ủy ban này và nhóm khoa học của Ủy ban. Stimson ủng hộ việc sử dụng bom nguyên tử, “nhiệm vụ của chúng ta là kết thúc chiến tranh nhanh chóng và có lợi“. Nhưng tiến sĩ Robert Oppenheimer, thành viên của nhóm khoa học, tuyên bố rằng một quả bom đó thôi cũng có thể giết tới 20 ngàn sinh mạng và nên hướng vào mục tiêu quân sự chứ không phải dân sự. Một nhà khoa học khác, Tiến sĩ Arthur Compton, đề nghị rằng nên thả quả bom vào một hòn đảo hoang vu của Nhật Bản để thị uy đồng thời giảm thiểu thiệt hại sinh mạng thường dân. Nhưng lời đề nghị này sớm bị từ chối với lý lẽ rằng, nếu phía Nhật biết trước về cuộc tấn công, máy bay ném bom sẽ bị bắn hạ hoặc quả bom đầu tiên có thể không phát nổ.
Đầu tháng 7, trên đường đi dự Hội nghị Potsdam, Truman xem xét một lần nữa quyết định sử dụng bom nguyên tử. Cuối cùng, ông ra quyết định thả bom nước Nhật. Ông tuyên bố ý định của việc yêu cầu đánh bom là để nhanh chóng mang lại giải pháp cho chiến tranh bằng cách gây ra sự tàn phá và gieo rắc kinh hoàng về những thiệt hại tiếp theo, điều đó đủ làm cho Nhật Bản chấp nhận đầu hàng.
Ngày 26 tháng 7, Truman và các lãnh tụ phe Đồng minh ra bản Tuyên bố Potsdam, vạch ra điều kiện đầu hàng cho nước Nhật:
- “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nhật Bản ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức cho toàn bộ lực lượng vũ trang Nhật, và đưa ra sự đảm bảo thích đáng và đầy đủ đối với thiện ý của họ trong hành động như vậy. Sự lựa chọn khác cho Nhật Bản là sự hủy diệt toàn bộ ngay lập tức.“
Ngày hôm sau, các báo chí Nhật nêu rằng, bản tuyên bố, văn bản được truyền bá và trong những tờ truyền đơn thả xuống Nhật Bản đều bị từ chối. Những quả bom nguyên tử vẫn được giữ bí mật và không hề đả động trong bản tuyên bố. Chính phủ Nhật Bản không thể hiện ý định chấp nhận tối hậu thư. Thủ tướng Nhật Suzuki Kantaro còn phát biểu tại họp báo rằng Tuyên bố Potsdam chỉ là sự lặp lại của Tuyên bố Cairo và chính phủ của ông không quan tâm đến nó.
Thiên hoàng Hirohito, vốn đang chờ đợi Liên Xô trả lời những thăm dò về hòa bình, đã không có bất kỳ thay đổi lập trường của chính phủ. Ngày 31 tháng 7, ông tuyên bố rõ ràng rằng quyền lực của hoàng đế phải được bảo vệ bằng mọi giá.
Lựa chọn mục tiêu
Bộ phận lựa chọn mục tiêu ở trung tâm nghiên cứu Los Alamos trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 năm 1945 đề xuất các mục tiêu là Kyoto, Hiroshima, Yokohama và một xưởng vũ khí tại Kokura. Bộ phận này từ chối việc sử dụng vũ khí nguyên tử chỉ bó hẹp ở mục tiêu quân sự bởi khả năng để lọt mục tiêu nhỏ nằm giữa khu dân cư. Đối với ủy ban, tác động tâm lý lên nước Nhật là rất quan trọng. Họ cũng thống nhất rằng việc sử dụng bom nguyên tử lần đầu cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng bởi vì sự quan trọng của nó sẽ gây tiếng vang quốc tế. Bộ phận này lựa chọn Kyoto bởi đây là trung tâm văn hiến của Nhật Bản, và có quy mô dân cư tốt hơn cả để đánh giá hiệu quả của vũ khí. Hiroshima được lựa chọn bởi đây là thành phố lớn, là cơ sở hậu cần quân sự quan trọng và thành phố được bao bởi các ngọn đồi – giúp gây ra hiệu ứng hội tụ, làm tăng sức hủy diệt của quả bom.
Bộ trưởng chiến tranh Henry L. Stimson bất chấp chống đối của tướng Leslie Groves – trưởng dự án Manhattan, gạt bỏ Kyoto khỏi danh sách bởi tầm quan trọng về mặt văn hóa của thành phố. Theo giáo sư Edwin O. Reischauer, Stimson biết và hâm mộ Kyoto kể từ chuyến đi trăng mật của ông từ nhiều thập kỷ trước, khi văn hóa ứng xử của thị dân nơi đây mang đến cho ông những cảm giác khó quên.
Tuy nhiên, cũng có số đông khác tin rằng chính nhà khảo cổ và sử học nghệ thuật người Mỹ Langdon Warner – chứ không phải Henry Stimson – mới là người kêu gọi chính quyền Mỹ không ném bom các thành phố mang nhiều di sản văn hóa như Kyoto. Thậm chí, ngày nay còn có các tượng đài ghi nhớ công ơn Warner ở hai thành phố Kyoto và Kamakura của Nhật Bản. Trong cuốn sách tựa đề “Ném bom nguyên tử Kyoto” xuất bản năm 1995, nhà sử học Nhật Bản Morio Yoshida lập luận rằng Langdon Warner chính là vị cứu tinh của Kyoto[2].
Ngày 25 tháng 7 năm 1945, tướng không quân Carl Andrew Spaatz được chỉ thị ném bom một trong những mục tiêu: Hiroshima, Kokura, Niigata hoặc Nagasaki và các thành phố khác ngay sau ngày 3 tháng 8 khi thời tiết cho phép và các vũ khí nguyên tử bổ sung nữa sẵn sàng.
Đầu năm 1945, Mỹ vẫn còn phân vân trong việc chọn mục tiêu ném bom. Nhà sử học Alex Wellerstein của Viện Công nghệ Stevens (Mỹ) cho rằng ở thời điểm đó, Mỹ còn đang cân nhắc những câu hỏi như “Mục tiêu có nên là một thành phố hay là một căn cứ quân sự? Hay là chỉ cần phô trương quả bom mà không gây thương vong”.[3] Vào mùa xuân năm 1945, quân đội Mỹ đã triệu tập một ủy ban gồm nhiều sĩ quan và các nhà khoa học để quyết định xem nên thả bom nguyên tử xuống vị trí nào. Ủy ban này xác định 2 mục tiêu của vụ thả bom nguyên tử đầu tiên là dọa cho người Nhật sợ đến mức đầu hàng không điều kiện và gây ấn tượng với cả thế giới về sức mạnh của loại vũ khí mới.
Nhà vật lý học Edward Teller cho rằng: “Hy vọng duy nhất là để mọi người thấy thấy được kết quả của những gì chúng ta đã làm. Điều này có thể giúp thuyết phục mọi người rằng cuộc thế chiến kế tiếp sẽ vô cùng tàn khốc. Vì mục đích này, việc đem sử dụng (bom nguyên tử) trong chiến trận thực tế có thể sẽ là lựa chọn tốt nhất”.
Thế là ủy ban mục tiêu đã quyết định những quả bom nguyên tử của Mỹ không những phải gây thương vong mà còn phải gây ấn tượng mạnh, như xóa sổ một thành phố ra khỏi bản đồ thế giới. Điều này sẽ rất kinh khủng, nhưng họ lại muốn nó kinh khủng như vậy để chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai và ngăn chặn việc sử dụng bom hạt nhân trong tương lai.[3]
Robert Norris, một thành viên Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và từng nhiều năm nghiên cứu lịch sử của những vụ ném bom nguyên tử đầu tiên, nhận định việc Mỹ ném bom hủy diệt Hiroshima “thật sự (khiến thế giới không còn dám nghĩ đến chiến tranh hạt nhân) nhiều năm sau đó”[3]
Hiroshima
Thành phố Hiroshima trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Tại thời điểm bị đánh bom, Hiroshima là thành phố quan trọng cả về mặt quân sự và công nghiệp. Một số doanh trại quân sự đóng sát đó bao gồm sở chỉ huy sư đoàn số 5, sở chỉ huy tập đoàn quân số 2 của Thống chế Nhật Hata Shunroku – tư lệnh phòng thủ toàn phần nam Nhật Bản. Hiroshima là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản. Thành phố là trung tâm liên lạc, điểm tàng trữ và lắp ráp cho quân đội. Nó là một trong vài thành phố Nhật mà người Mỹ, với ý đồ từ sớm, chưa đánh bom, tạo môi trường lý tưởng để kiểm định tính hủy diệt của vũ khí nguyên tử. Một lý do nữa cho việc lựa chọn Hiroshima là tướng Spaatz báo cáo rằng đây là thành phố không có tù binh chiến tranh. Với những lý do trên, Washington quyết định, đây là mục tiêu số một.
Trung tâm thành phố có vài công trình bằng bê tông và các cấu trúc yếu hơn. Ngoài phạm vi trung tâm là khu vực dày đặc các cửa hiệu, nhà ở bằng gỗ. Số lượng nhỏ nhà máy công nghiệp nằm ở ngoại ô thành phố. Những ngôi nhà ở đây bằng gỗ mái dốc và rất nhiều nhà xưởng công nghiệp có khung gỗ. Toàn bộ thành phố rất dễ bị tàn phá bằng lửa.
Đầu chiến tranh, dân số Hiroshima có lúc lên đến 381.000 người, tuy vậy cho đến trước khi bị ném bom, số dân đã giảm rất nhiều bởi lệnh sơ tán của chính phủ. Lúc quả bom nguyên tử được ném xuống, ước chừng 255.000 người trong thành phố. Con số này dựa trên số dân đăng ký cư trú cộng với ước đoán lượng công nhân bổ sung và quân đội.
Ném bom
Hiroshima là mục tiêu ưu tiên (số hai là Kokura và mục tiêu dự bị là Nagasaki) của nhiệm vụ tấn công nguyên tử ngày 6 tháng 8 năm 1945. Chiếc B-29 “Enola Gay” của phi đoàn 509, cơ trưởng Đại tá Paul Tibbets, xuất phát từ North Field – căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương, cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Ngày thả bom là 06 tháng 08 bởi trước đó có mây hình thành trên bầu trời mục tiêu hạn chế tầm quan sát bằng mắt thường từ trên không. Ở thời điểm bom rơi, thời tiết tốt và phi hành đoàn cùng thiết bị hoạt động trôi chảy. Đại úy William Sterling Parsons đưa quả bom “Little Boy” vào tình trạng sẵn sàng sau khi máy bay cất cánh, trợ tá của ông – Morris R. Jeppson dỡ các thiết bị an toàn của quả bom 30 phút trước khi tới mục tiêu. Cuộc tấn công được thực hiện đúng như kế hoạch, quả bom rơi bởi trọng lực với 60 kg Uranium 235.
Khoảng 1 giờ trước cuộc tấn công, người Nhật đã phát hiện bằng radar một số máy bay của Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía nam Nhật Bản. Báo động được phát ra và việc phát thanh ngừng ở nhiều thành phố, bao gồm cả Hiroshima. Các máy bay tiếp cận bờ biển với cao độ rất lớn. Lúc 8 giờ sáng, trạm radar ở Hiroshima thấy rằng số lượng máy bay đang tiến vào rất ít – không hơn 3 chiếc – và bỏ lệnh sẵn sàng đánh chặn bằng không quân (để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ).
Hiroshima trước thảm họa
Hiroshima sau thảm họa
Ba chiếc máy bay bị phát hiện đó đều là B-29: chiếc “Enola Gay” (đặt tên theo mẹ của Thiếu tá Tibbets ?!), chiếc “The Great Artiste” (Nghệ sĩ vĩ đại) với các thiết bị đo đạc và một chiếc khác không tên (sau đó được đặt là “Necessary Evil”) là máy bay ghi hình. Cảnh báo ở mức trung bình trên sóng radio tới dân chúng rằng nên trú ẩn nếu nhìn thấy các máy bay B-29, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không có đột kích bằng không quân.
Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử “Little Boy” trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác mang hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật và không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
Người Nhật biết về vụ nổ
Kiểm soát viên đài phát thanh ở Tokyo của hãng truyền thông Nhật Bản phát hiện ra rằng, trạm phát ở Hiroshima đã ngừng phát sóng. Anh ta cố gắng nối lại chương trình phát sóng ở đó bằng cách sử dụng đường điện thoại nhưng đều không thành công. Khoảng 20 phút sau, trung tâm điện tín đường sắt Tokyo cũng nhận ra điện tín ngừng hoạt động kể từ phía bắc Hiroshima trở xuống. Từ những ga xép trong vòng 16 km ngoài Hiroshima, tin tức không chính thức và nhầm lẫn về vụ nổ khủng khiếp ở Hiroshima truyền về. Tất cả các tin tức trên được truyền đến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật.
Các đơn vị quân sự lặp lại cố gắng liên lạc với bộ phận quản lý quân đội ở Hiroshima. Sự im lặng tuyệt đối từ Hiroshima khiến các sĩ quan bối rối. Họ biết rằng không hề có một cuộc tập kích lớn nào cũng như không có lượng bom đạn đáng kể nào ở Hiroshima. Một sĩ quan trẻ của Bộ Tổng tham mưu được lệnh bay tới Hiroshima lập tức, hạ cánh, điều tra thiệt hại và trở về Tokyo với những tin tức đáng tin cậy. Ở Bộ Tổng tham mưu, mọi người tin rằng không có gì nghiêm trọng xảy ra và những tin tức truyền về trước đó đều là tin đồn không chân thực.
Viên sĩ quan ra sân bay và cất cánh về phía tây nam. Sau 3 giờ bay, khi còn cách Hiroshima 160 km, anh ta và viên phi công trông thấy một đám mây cực lớn của vụ nổ. Trong buổi chiều trời còn sáng, những phần chưa bị tàn phá của Hiroshima đang bốc cháy. Chiếc máy bay của họ nhanh chóng bay tới thành phố, bay quanh nó với sự hoài nghi. Một vùng đất lớn hoang tàn vẫn đang cháy và bị che phủ bởi khói dày đặc, đó là tất cả những gì còn sót lại. Họ hạ cánh xuống phía nam thành phố, và viên sĩ quan tham mưu, sau khi báo cáo về Tokyo, bắt tay ngay vào tổ chức công tác cứu hộ.
Những hiểu biết đầu tiên của Tokyo về điều thực sự gây ra thảm họa ở Hiroshima là từ bản thông báo chính thức của Nhà Trắng, 16 giờ sau khi xảy ra vụ ném bom Hiroshima.
Thương vong sau vụ tấn công
Đến tháng 12 năm 1945, hàng ngàn người đã chết bởi vết thương, nhiễm độc phóng xạ, đưa tổng số tử vong ở Hiroshima trong năm 1945 lên 140 ngàn. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hàng năm do nhiễm phóng xạ của hai vụ nổ Hiroshima và Nagasaki.
Những công trình còn sót lại
Một số công trình bê tông ở Hiroshima rất vững vàng để chống động đất ở Nhật và cấu trúc của chúng đã không sụp đổ dù rằng chúng khá gần trung tâm vụ nổ. Quả bom nổ trên cao, sức ép vụ nổ từ trên xuống chứ không từ ngang thân đã giúp cho một trong những công trình đó còn tồn tại, đó là Genbaku hay A-bomb Dome (Vòm bom nguyên tử), một kiến trúc được xây dựng năm 1915 theo thiết kế của kiến trúc sư Jan Letzel người Séc. Công trình này vốn là nhà trưng bày, chỉ vài mét cách trung tâm của vụ nổ trên mặt đất chiếu từ trên không xuống. Khu đất quanh phế tích này còn có tên Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1996 bất chấp phản đối của Mỹ và Trung Quốc.
Những sự kiện từ ngày 7 đến 9 tháng 8
Sau vụ nổ ở Hiroshima, Tổng thống Truman tuyên bố, “nếu bây giờ họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất”. Ngày 8 tháng 8 năm 1945, những truyền đơn được thả từ trên không, những cảnh báo phát tới Nhật Bản từ Đài phát thanh trên đảo Saipan (khu vực Nagasaki đã không nhận được những truyền đơn này cho đến ngày 10 tháng 8 mặc dù chiến dịch rải truyền đơn trên toàn Nhật Bản đã bắt đầu trước đó cả tháng).
Chính phủ Nhật Bản vẫn không phản ứng gì với Tuyên bố Potsdam. Thiên hoàng Hirohito, chính phủ và Hội đồng chiến tranh vẫn đang xem xét bốn yêu cầu đổi lấy sự đầu hàng của Nhật: duy trì kokutai (tổ chức đế quốc và thể chế quốc gia), giao cho các cơ quan đầu não của đế quốc trách nhiệm giải trừ vũ trang, và giải trừ quân bị, không chiếm đóng Nhật Bản và ủy quyền cho chính phủ Nhật Bản trừng phạt tội phạm chiến tranh.
Bộ trưởng Ngoại giao Xô viết Vjacheslav Mihajlovich Molotov ngày 5 tháng 8 thông báo tới Tokyo về việc hủy bỏ Hiệp ước trung lập Xô-Nhật. Chỉ vài phút sau nửa đêm ngày 8 tháng 8 giờ Tokyo, bộ binh, thiết giáp và không quân Liên Xô mở cuộc tấn công đội quân Quan Đông ở Mãn Châu. Bốn giờ sau đó, rạng sáng ngày 9 tháng 8, Tokyo nhận được lời tuyên chiến của chính phủ Liên Xô. Giới quân sự cấp cao của lục quân Nhật Bản, với sự ủng hộ của Bộ trưởng chiến tranh Anami Korechika, bắt đầu chuẩn bị ban hành lệnh thiết quân luật trong cả nước nhằm ngăn chặn bất kỳ kẻ nào nỗ lực cho hòa bình.
Trách nhiệm chuẩn bị cho nổ quả bom thứ hai được giao cho Đại tá Tibbets, chỉ huy phi đoàn 509 ở Tinian. Dự kiến đánh bom ngày 11 tháng 8 tại Kokura, trận đột kích chuyển sớm lên để tránh thời gian 5 ngày tiết trời xấu bắt đầu từ ngày 10 tháng 8. Ba quả bom ở tìnn trạng tháo rời đã được chuyển đến đảo Tinian với ký hiệu ghi bên ngoài F-31, F-32 và F-33. Ngày 8 tháng 8, việc kiểm tra lần cuối cùng hoàn thành ở Tinian bởi Thiếu tá Charles Sweeney, người sẽ lái chiếc B-29 Bockscar thả bom. Việc lắp rắp F-33 cho công tác kiểm tra và F-31 được dùng cho nhiệm vụ ngày 9 tháng 8.
Nagasaki
Nagasaki trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Nagasaki đã từng là thành phố cảng lớn nhất của miền nam Nhật Bản và có vai trò hải quân rất quan trọng nhờ hoạt động công nghiệp đa dạng, từ việc sản xuất đạn dược, tàu bè, thiết bị quân sự đến các vật liệu chiến tranh khác.
Trái với nhiều mặt hiện đại của Hiroshima, số lớn nhà cửa ở đây được xây theo lối kiến trúc cổ, dùng gỗ hoặc khung gỗ, tường gỗ (có hoặc không có vữa) và mái dốc. Nhiều cơ sở công nghiệp và kinh doanh đặt trong các ngôi nhà bằng gỗ hoặc các vật liệu khác không được thiết kế để chịu đựng bom đạn. Nagasaki trong nhiều năm bị bỏ mặc phát triển không quy hoạch. Trong Thung lũng công nghiệp tập trung, nhà ở xây dựng gần các nhà máy và sát nhau.
Nagasaki chưa từng bị ném bom quy mô lớn. Tuy vậy, ngày 1 tháng 8 năm 1945, một số quả bom thông thường có sức công phá lớn đã ném xuống thành phố. Vài quả ném trúng các khu vực có xưởng đóng tàu ở tây nam thành phố, một vài quả trúng nhà máy thép và chế tạo vũ khí của Mitsubishi và sáu quả bom ném xuống bệnh viện của trường y Nagasaki trong đó có 3 quả trúng các ngôi nhà. Mặc dù thiệt hại tương đối nhỏ, bom đã gây sự lo ngại và nhiều người – chủ yếu là trẻ em – được sơ tán về vùng nông thôn, nhờ đó mà giảm số dân trong thành phố ở thời điểm nổ bom nguyên tử.
Ở phía bắc thành phố có trại giam các tù nhân từ Khối Thịnh vượng chung Anh, một số đang làm việc trong các mỏ than và chỉ biết về vụ nổ khi lên tới mặt đất. Ít nhất có 8 tù binh chết bởi vụ nổ.
Nổ bom
Sáng ngày 9 tháng 8 năm 1945, pháo đài bay B-29 Bock’s Car, cơ trưởng Thiếu tá Charles W. Sweeney mang quả bom nguyên tử “Fat Man” với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki. Nhiệm vụ cho vụ tấn công nguyên tử thứ hai gần tương tự nhiệm vụ ở Hiroshima. Hai chiếc B-29 bay trước đó 1 giờ để kiểm tra thời tiết và hai chiếc B-29 khác bay cùng Bock’s Car với nhiệm vụ đo đạc và ghi hình. Sweeney cất cánh với quả bom đã sẵn sàng và thiết bị an toàn vẫn bật.
Quan sát từ hai chiếc máy bay đi trước cho biết thời tiết ở cả hai thành phố đều tốt. Khi máy bay của Sweeney đến điểm gặp gỡ trên không ngoài khơi Nhật Bản, chiếc B-29 thứ ba (phi công là sĩ quan chiến dịch của nhóm – James I. Hopkins, Jr.) có nhiệm vụ ghi hình đã không đến được điểm hẹn này. Bock’s Car và chiếc B-29 cho nhiệm vụ đo đạc đã bay vòng tròn trong 40 phút mà không gặp Hopkins. Đã chậm 30 phút so với kế hoạch, Sweeney quyết định bay đi mà không có Hopkins.
Tới lúc đến Kokura khoảng nửa giờ sau, mây che phủ 7/10 thành phố, ngăn cản tầm nhìn theo yêu cầu. Sau ba lần bay qua thành phố, với nhiên liệu của chiếc Bock’s Car đã giảm do việc bơm nhiên liệu từ bồn dự trữ không hoạt động sau khi cất cánh, họ bay về mục tiêu thứ hai, Nagasaki. Tính toán tiêu thụ thực hiện trên đường bay cho thấy rằng chiếc Bock’s Car không đủ nhiên liệu để tới được căn cứ trên đảo Iwo Jima và như vậy họ phải đổi hướng về đảo Okinawa. Quyết định đưa ra lúc đó là nếu Nagasaki cũng bị mây che phủ, họ sẽ mang quả bom trở về Okinawa và trả nó xuống biển trong trường hợp cần thiết. Phi công điều khiển vũ khí Fredrick Ashworth sau đó quyết định rằng sẽ sử dụng radar để tiếp cận nếu mục tiêu bị che phủ.
Vào lúc 7 giờ 50 phút giờ Nhật Bản, báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8 giờ 30 phút. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10 giờ 53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa.
Vài phút sau, lúc 11 giờ, Đại úy Frederick C. Bock thả các thiết bị được gắn với ba cái dù. Những thiết bị này bao gồm những thông điệp gửi giáo sư Ryokichi Sagane, nhà vật lý hạt nhân của Đại học Tokyo, người cùng học với ba trong số các nhà khoa học nghiên cứu vũ khí hạt nhân ở Đại học California tại Berkeley, thúc giục ông nói với công chúng về nguy hiểm liên quan đến những vũ khí giết người hàng loạt này. Những thông điệp sau đó được giới quân sự tìm thấy nhưng không chuyển đến cho giáo sư Sagane.
Lúc 11 giờ 01, vào phút cuối cùng, mây đứt quãng trên bầu trời Nagasaki cho phép sĩ quan thả bom trên chiếc Bock’s Car, Kermit Beahan, nhìn thấy sân vận động thành phố bằng mắt qua lớp mây mỏng. Quả bom “Fat Man”, mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống Thung lũng công nghiệp của thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét cách mặt đất, ở giữa xưởng thép và vũ khí của Misubishi ở xưởng thủy lôi của Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871 °C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ (624 mph).
Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Qu
Nhật Bản nhắc tội ác, Mỹ buông lời lạnh lùng – DVO
Nhật Bản nhắc khéo
Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7). Năm nay, nước này là chủ nhà của hội nghị ngoại trưởng nhóm diễn ra trong hai ngày 10-11/4 và hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5 tới.
Chương trình nghị sự của G-7 năm nay bao gồm rất nhiều vấn đề, từ chống khủng bố, tình hình Trung Đông, cuộc khủng hoảng Ukraine, vấn đề hạt nhân tên lửa Triều Tiên, Biển Đông…
Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả có lẽ là việc Nhật Bản lựa chọn Hiroshima, thành phố đầu tiên trên thế giới hứng chịu thảm họa bom nguyên tử do người Mỹ gây ra hồi cuối Thế chiến II, làm địa điểm đón tiếp ngoại trưởng các nước G-7.
Nước chủ nhà Nhật Bản cũng tổ chức cho các quan khách tham dự hội nghị chuyến thăm tới những địa điểm lịch sử ở Hiroshima, trong đó có Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima – địa điểm gợi nhắc tới cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) cùng Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida (trái) tại Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima ngày 11/4 |
Đây là nơi tưởng niệm các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945 khiến khoảng 140.000 người chết. Sau đó, ngày 9/8/1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản khiến khoảng 80.000 người chết. Hậu quả của hai vụ ném bom này vẫn còn dai dẳng tới ngày nay.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hy vọng hội nghị sẽ ra “Tuyên bố Hiroshima” để thúc đẩy quá trình giải trừ hạt nhân. Phát biểu tại lễ đón tiếp những người đồng cấp nhóm G-7, ông Kishida nói:” Nhân dịp này tôi muốn phát đi một thông điệp mạnh mẽ vì hoà bình và hiện thực hoá một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Kishida cũng có thể coi là một lời nhắc nhở với các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nói chung, và nước Mỹ nói riêng. Hơn 70 năm đã qua đi, nhưng nước Nhật chưa bao giờ nguôi ngoai về nỗi đau Hiroshima và Nagasaki do Mỹ gây ra.
Khu vực Đông Bắc Á thời gian qua cũng nóng lên với vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên và hàng loạt vụ phóng tên lửa cùng những tuyên bố về đột phá trong chương trình hạt nhân tên lửa của nước này.
Mỹ không xin lỗi
Ngày 10/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Hiroshima để tham dự hội nghị. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tới thành phố từng bị Washington ném bom nguyên tử thời Thế chiến II.
Sau khi tới Hiroshima, ông Kerry đã tới một căn cứ quân sự của Mỹ ở phía Tây thành phố này.
![]() |
Thành phố Hiroshima của Nhật Bản một tháng sau vụ ném bom nguyên tử |
Chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Kerry được cho là nhiều khả năng nhằm dọn đường để ông Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên công du Hiroshima vào tháng 5 tới, khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-7.
Ngày 10/4, giới chức ngoại giao Mỹ tuyên bố Ngoại trưởng Jonh Kerry sẽ không xin lỗi về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Quan chức Mỹ giấu tên cho biết: “Nếu bạn có định hỏi rằng liệu Ngoại trưởng Kerry có đưa ra lời xin lỗi ở Hiroshima hay không, câu trả lời là không”.
![Xem tiếp trang 2](https://baodatviet.vn/images/xemtiep.png)
Nhật Bản tưởng niệm 74 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
Lễ tưởng niệm hàng năm được tổ chức tại Công viên tưởng niệm Hòa bình gần khu vực số 0 của thành phố Hiroshima. Lễ tưởng niệm năm nay có sự tham dự của những người còn sống sót, người thân của các nạn nhân, các thành viên chính phủ Nhật Bản và đại diện từ khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, nước đã thả hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Những người tham dự buổi lễ đã dành một phút mặc niệm vào đúng 8 giờ 15 phút sáng, thời điểm quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima phát nổ.
Trong phát biểu tại lễ tưởng niệm, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thừa nhận sự khác biệt ngày càng lớn giữa các quốc gia hạt nhân và phi hạt nhân.
Một em bé trong lễ tưởng niệm. (Ảnh: AP/Kyodo)
“Nhật Bản cam kết đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia hạt nhân và phi hạt nhân và dẫn dắt nỗ lực quốc tế, trong khi kiên nhẫn cố gắng thuyết phục họ hợp tác và đối thoại”, Thủ tướng Abe nói trong bài phát biểu tại buổi lễ.
Thủ tướng Abe cũng tuyên bố sẽ duy trì các nguyên tắc hòa bình và phi hạt nhân Nhật Bản.
Tại lễ tưởng niệm, Thị trưởng thành phố Kazumi Matsui đã bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ trên thế giới và hối thúc các nhà lãnh đạo hành động mạnh mẽ để đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Ông Matsui cũng hối thúc các thế hệ trẻ không bao giờ được coi các vụ đánh bom nguyên tử và chiến tranh như một sự kiện đơn thuần của lịch sử, mà hãy suy nghĩ về bản chất của chúng, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đến thăm các thành phố bị tàn phá bởi bom hạt nhân để tìm hiểu những gì đã xảy ra.
Ông Matsui cũng yêu cầu chính phủ Nhật Bản thể hiện nguyện vọng của những người đã sống sót sau các trận thả bom nguyên tử và ký vào hiệp định xóa bỏ vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc. Nhật Bản là một trong những nước chưa ký vào Hiệp định về Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc.
Hiện hiệp ước này vẫn chưa có hiệu lực bởi chưa có đủ 50 nước cần thiết thông qua hiệp ước này.
Cách đây 74 năm, vào ngày 6-8-1945, Mỹ đã tấn công Hiroshima bằng một quả bom nguyên tử khiến 140 nghìn người thiệt mạng. Ba ngày sau đó, quả bom nguyên tử thứ hai do Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki đã làm chết 70 nghìn người trước khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.