• About us
  • CÔNG TRÌNH
  • Ảnh Thực Tế
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
    • LEAF home
      • CÔNG TRÌNH
      • Retail
      • FOR YOU
    0.00 ₫(0 items)
    • About us
    • CÔNG TRÌNH
    • Ảnh Thực Tế
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
      • LEAF home
        • CÔNG TRÌNH
        • Retail
        • FOR YOU

    Table of Contents

    • .: VGP News :. | Đẩy mạnh tính liên ngành, liên vùng trong thích ứng với biến đổi khí hậu
    • Bác bỏ thông tin năm 2050, TPHCM và ĐBSCL bị “xoá sổ“ | Thời sự
    • Đại dương mất dần khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu
    • Thông tin Đồng bằng sông Cửu Long biến mất vào năm 2050 là chưa đủ căn cứ khoa học
    • Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với sức khỏe con người
    • Tây Ban Nha đề nghị tổ chức COP25 thay Chile – Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp
    • Phụ nữ là người nắm giữ giải pháp
    • Nâng cao năng lực phòng chống biến đổi khí hậu | Môi trường

    .: VGP News :. | Đẩy mạnh tính liên ngành, liên vùng trong thích ứng với biến đổi khí hậu





     width=
    Cần các giải pháp thông minh để ứng phó với BĐKH. Ảnh:VGP/Thu Cúc.

    Đây là nội dung được thảo luận tại Hội thảo Khoa học và công nghệ phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 25/10, phục vụ sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ướng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

    Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, Nghị quyết số 24 nhằm xây dựng kế hoạch tổng thế, hành động kịp thời trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện Nghị quyết, nhiều chương trình trọng điểm cấp Quốc gia đã được triển khai như Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng; Chương trình KH&CN trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản; Chương trình KH&CN ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020.

    Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, kết quả nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp, các mô hình tích cực thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Nhiều mô hình, giải pháp thích ứng, ứng phó đã được áp dụng thực tế, chuyển giao cho các địa phương và có khả năng nhân rộng trong thời gian tới.

    Thực hiện Nghị quyết số 24, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tin về những kết quả của Chương trình, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, các nhiệm vụ được phê duyệt và đang triển khai đã đạt được các kết quả như: đã tính toán để xây dựng, phát triển hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Việt Nam; giải quyết các vấn đề liên quan đến xâm nhập mặn (các loại đất, cây trồng, rừng…), đưa ra được các giải pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong từng ngành, từng lĩnh vực, nhất là các vùng dễ bị tổn thương.

    Đồng thời, đưa ra các giải pháp công nghệ về giống, cây trồng, công nghệ canh tác trong điều hỉnh kỹ thuật mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng các mô hình kinh tế ứng phó với xâm nhập mặn.

    Đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường: đã đưa ra các phương pháp luận trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý biến động tài nguyên và quản lý giám sát biến động sử dụng đất, đã xây dựng được các bản đồ quản lý tài nguyên đất; tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá hoạt động tân kiến tạo đối với sự biến đổi dòng chính các lưu vực sông và xây dựng được các bản đồ.

    Theo các đại biểu, trong giai đoạn tới, tính liên ngành, liên vùng trong các giải pháp thích ứng, ứng phó BĐKH cần được đẩy mạnh triển khai hơn nữa. Để hóa giải những tác động kép của BĐKH và sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế, xã hội cần triển khai đồng bộ các giải pháp.

    Cụ thể: xây dựng và triển khai chiến lược mới, quy hoạch mới, các dự án mới về chuyển đổi lớn, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường dựa vào đánh giá và dự báo định lượng, tin cậy các nguyên nhân của chuyển đổi lớn (diễn biến, tác động, tổn thương của BĐKH, nước biển dâng, tác động của sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mekong, sông Hồng, các sông lớn của nước ta và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên…).

    Tổ chức xây dựng và triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, nhằm chuyển hóa các thách thức từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng thành cơ hội phát triển, đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế.

    Đặc biệt, cần áp dụng đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng KHCN về ứng phó thông minh với BĐKH, khoa học bền vững và các ngành khoa học khác liên quan để phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống.

    Thu Cúc

    Bác bỏ thông tin năm 2050, TPHCM và ĐBSCL bị “xoá sổ“ | Thời sự

    Kịch bản ngập khu vực ĐBSCL vào năm 2050 được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016.Kịch bản ngập khu vực ĐBSCL vào năm 2050 được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016.

    Các nhà khoa học của Climate Central vừa mới công bố bài báo khoa học trên Tạp chí Nature Communications về nguy cơ ngập gây ra bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu cho các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ưu điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã sử dụng sử dụng số liệu Lidar và mô hình trí tuệ nhân tạo nhằm hiệu chỉnh và cập nhật số liệu địa hình địa hình.

    Tuy nhiên, một số vấn đề trong bài báo cần được xem xét kỹ lưỡng hơn khi chỉ sử dụng số liệu của Mỹ để hiệu chỉnh cho toàn cầu. Các giả thiết về mực nước biển dâng kết hợp với triều cường là tình huống cực đoan rất khó xảy ra và không được IPCC (Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu) khuyến cáoTheo PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

    Tại kịch bản này, số liệu địa hình được sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được lấy từ: Mô hình số địa hình kích thước ô lưới là 2mx2m của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do Cục Viễn thám Quốc gia thực hiện năm 2008; Bản đồ số địa hình tỷ lệ 1:2.000 do dự án bay chụp Lidar của Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam thực hiện.

    Các số liệu này đều được quy chuẩn theo mốc quốc gia về bề mặt khu vực. “Số liệu trong nghiên cứu trong bài báo trên không tốt hơn số liệu mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã sử dụng. Thông tin “vào năm 2050, TP. HCM và ĐBSCL sẽ bị xoá sổ” là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan”-bà Hương nhấn mạnh.

    Thông điệp cần lưu ý khi quy hoạch sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt

    Theo bà Lan Hương, trong nghiên cứu của Climate Central, các tác giả sử dụng kịch bản nước biển dâng 2 m kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập.

    Thực tế, đây là sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, tất nhiên, sẽ dẫn đến tình trạng nguy cơ rủi ro rất cao. Hơn nữa, kết quả đưa ra sẽ không thể phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ).

    Kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo Đánh giá lần thứ năm của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (AR5). Trong quá trình xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kịch bản với mức ngập 2m, với mức ngập 2m, tỷ lệ ngập tại ĐBSCL lên tới 87,34%.

    Trong Kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả xác định nguy cơ ngập ứng với mực nước dâng 100cm (tương ứng với kịch bản RCP 8.5, đến năm 2100) như sau: Khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích TPHCM, 38,9% diện tích ĐBSCL có nguy cơ bị ngập; cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao.

    Nguy cơ ngập đối với quần đảo Trường Sa là không lớn. Quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn

    Bác bỏ thông tin năm 2050, TPHCM và ĐBSCL bị xoá sổ - 2

     

    Bản đồ nguy cơ ngập với mực nước biển dâng 100 cm cho khu vực tỉnh Bạc Liêu (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường).


    Trên thực tế, ĐBSCL hiện nay, có chỗ hạ, chỗ nâng đan xen, đặc biệt Long An, An Giang nâng lên rõ rệt. Khu vực Bạc Liêu theo nghiên cứu thì hạ nhiều nhất (nhưng trong hạ vẫn có nâng, tuy rất ít).

    Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã hoàn thành giai đoạn tiếp theo của việc đo đạc địa hình khu vực ĐBSCL. Hiện nay đã bàn giao đưa vào sử dụng 3 đợt, dự kiến sẽ bàn giao nốt khu vực còn lại vào đầu năm 2020. Các số liệu này đều được quy chuẩn theo mốc quốc gia về bề mặt khu vực mới nhất (kết quả phân tích cho thấy, có mốc nâng và có mốc hạ).

    Trên cơ sở số liệu địa hình mới cập nhật năm 2019, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tiến hành xây dựng kịch bản ngập cho tỉnh Bạc Liêu ứng với mực nước biển dâng 100cm để thử nghiệm so sánh với kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016. Kết quả cho thấy không thay đổi nhiều so với kịch bản năm 2016, có khu vực diện tích nguy cơ ngập tăng, có khu vực lại giảm (mức ngập trong bản đồ năm 2016 và năm 2019 tương ứng là 48,6% và 49,1%).

    Điều này phù hợp với nhận định trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có khu vực nâng, có khu vực hạ.

    Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục cập nhật các bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng từ dữ liệu cập nhật này trong các kịch bản tới.

    Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nhìn nhận nội dung bài báo trên cũng là một thông điệp cần quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho ĐBSCL và TPHCM.

    Đại dương mất dần khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu

    Trong hội nghị ở Monaco vào ngày 25/9, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố bản tóm tắt báo cáo đặc biệt về đại dương và băng quyển với dự đoán: nếu lượng khí nhà kính không giảm, bão sẽ ngày càng mạnh hơn, nguy cơ lũ lụt tăng và thu hẹp quy mô ngành đánh bắt hải sản.

     src=

    Các đại dương giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ nhiệt và khí CO2 từ bầu khí quyển. Tuy nhiên điều này đang thay đổi, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường trong những thập kỉ tới. Mức độ nóng lên của các đại dương đã tăng gấp đôi kể từ đầu những năm 1990, các cơn sóng nhiệt đại dương ngày càng diễn ra thường xuyên và dữ dội hơn, gây biến đổi hệ sinh thái biển và góp phần tạo ra nhiều cơn bão mạnh hơn. Độ axit của đại dương sẽ tăng lên khi hấp thụ nhiều CO2, đe dọa sự sinh tồn của các rạn san hô và ngành đánh bắt hải sản.

    Phó Chủ tịch IPCC Ko Barrett cho biết các đại dương “không thể đuổi kịp” lượng phát thải khí nhà kính của con người.

    Mực nước biển dâng cao hơn dự đoán

    Báo cáo chỉ ra mực nước biển có thể dâng thêm 1,1m vào năm 2100 nếu lượng phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng. Con số này đã tăng 10cm so với dự đoán của IPCC trong báo cáo tổng quan về khí hậu trên toàn thế giới công bố năm 2013. Nhà địa vật lý Richard Alley ở Đại học bang Pennsylvania, cho rằng, báo cáo mới nhất về mực nước biển dâng vẫn còn “thận trọng”, bởi các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về việc khi nhiệt độ tăng có thể sẽ khiến các tảng băng sụp đổ nhanh chóng, đặc biệt ở phía tây Nam Cực. Nếu điều đó xảy ra, mực nước biển sẽ dâng nhanh hơn nữa so với dự báo mới nhất của IPCC. “Mực nước biển sẽ dâng lên ít hoặc nhiều so với dự đoán của báo cáo mới nhất, những sẽ không thể giảm nhiều”, ông Alley nói.

    Nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt khi có bão và thủy triều lên sẽ thường xuyên, nghiêm trọng hơn. Vào năm 2050, các đợt lũ lụt lớn thường chỉ xảy ra một lần trong cả thế kỷ như hiện nay sẽ diễn ra hàng năm ở nhiều hòn đảo và thành phố ven biển – ngay cả khi cắt giảm lượng lớn khí thải.

    Nhưng báo cáo cũng nêu, con người có khả năng làm giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu về dài hạn bởi mực nước biển dâng phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tiến hành cắt giảm phát thải khí nhà kính của các quốc gia.

    Biến đổi các lục địa và hệ sinh thái biển

    Báo cáo cũng nghiên cứu số phận các lục địa băng sẽ tiếp tục chìm trong những thập kỷ tới. Ở Bắc Cực, diện tích tối thiểu băng mùa hè đã giảm gần 13% mỗi thập kỷ kể từ năm 1979. IPCC cho biết tốc độ thay đổi này chưa từng có trong ít nhất 1000 năm gần đây. Khoảng 20% băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có thể bất ngờ tan chảy, dẫn đến đất bị sụt lở. Đến cuối thế kỷ 21, 1/2 diện tích Bắc Cực sẽ là các hồ nước nhỏ. Các vùng núi có sông băng nhỏ, từ dãy Andes tới Indonesia, có thể mất 80% lượng băng vào năm 2100.

    Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nguồn nước từ những đỉnh núi cao nhất thế giới đến các vùng sâu thẳm trong lòng đại dương, và các hệ sinh thái đang phản ứng lại. Nếu không cắt giảm phát thải, tổng sinh khối các loài động vật biển có thể giảm 15% vào năm 2100, và sản lượng đánh bắt hải sản tối đa có thể giảm tới 24%. Nhà sinh thái học nghề cá Kathy Mills ở Viện Nghiên cứu Vịnh Maine (Mỹ) cho biết những thay đổi tương tự đang diễn ra ở nhiều nơi, chẳng hạn ở phía bắc Đại Tây Dương, nhiệt độ tăng khiến cá voi phải kiếm ăn ở những vùng nước lạnh hơn. Điều này khiến các loài động vật dễ mắc phải lưới bẫy tôm hùm.

    Ngày 23/9, Hội đồng cấp cao về kinh tế đại dương bền vững cũng đã công bố báo cáo riêng về biến đổi khí hậu và các đại dương, xác định một loạt hành động có thể giảm phát thải carbon và hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bao gồm thúc đẩy năng lượng tái tạo và đánh bắt bền vững, hạn chế phát thải do vận tải biển và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

    Thanh An dịch

    Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-019-02897-7

    Thông tin Đồng bằng sông Cửu Long biến mất vào năm 2050 là chưa đủ căn cứ khoa học

    Sau khi xem xét kết quả của nghiên cứu của Climate Centreal về nguy cơ ngập bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu, có thể khiến Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM bị xoá sổ, PGS. TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, thông tin trên chưa có đủ căn cứ khoa học.

    'Thong tin Dong bang song Cuu Long bien mat vao nam 2050 la chua du can cu khoa hoc' hinh anh 1

     Thông tin Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị xoá sổ vào năm 2050 là chưa đủ cơ sở khoa học?

    Theo bà Huỳnh Thị Lan Hương, công trình nghiên cứu hết sức cần thiết, vì quan tâm đúng mức đến nguy cơ mất đất do nước biển dâng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nghiên cứu của Climate Central có nhiều điểm cần làm rõ.

    Thứ nhất, trong nghiên cứu Climate Centreal công bố, số liệu địa hình ven biển được xây dựng trên cơ sở hiệu chỉnh sai số của STRM DEM (số liệu địa hình của NASA ). Thực tế, STRM DEM thường có sai số về độ cao lớn do bao gồm cả các lớp thực vật và nhà cửa.

    Vì vậy, bài báo đã hiệu chỉnh số liệu địa hình ven biển thông qua sử dụng số liệu địa hình Lidar tại Mỹ và mạng thần kinh nhân tạo MLP, sau đó áp dụng cho toàn cầu. Như vậy, nghiên cứu đã không hiệu chỉnh cho Đồng bằng sông Cửu Long, nên số liệu địa hình trong nghiên cứu này chưa phản ánh đúng độ cao thực tế của khu vực.

    Thứ hai, trong nghiên cứu này, Climate Central sử dụng kịch bản nước biển dâng 2m, kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập. Thực tế, đây là sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, nên tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng nguy cơ rủi ro rất cao.

    Hơn nữa, kết quả đưa ra sẽ không thể phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng vì biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ). Bên cạnh đó, kịch bản nước biển dâng 2 m không được đề xuất trong báo cáo Đánh giá lần thứ 5 của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (AR5).

    Thứ ba, trên thực tế, Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, có chỗ hạ, chỗ nâng đan xen, đặc biệt Long An, An Giang nâng lên rõ rệt. Khu vực Bạc Liêu theo nghiên cứu hạ nhiều nhất.

    'Thong tin Dong bang song Cuu Long bien mat vao nam 2050 la chua du can cu khoa hoc' hinh anh 2

     

    Thông tin TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị xoá sổ vào năm 2050, là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.

    PGS. TS Huỳnh Thị Lan Hương

    Trên cơ sở số liệu địa hình năm 2019, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tiến hành xây dựng kịch bản ngập cho tỉnh Bạc Liêu ứng với mực nước biển dâng 100 cm để thử nghiệm so sánh với kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016.

    Kết quả cho thấy không thay đổi nhiều so với kịch bản năm 2016, có khu vực diện tích nguy cơ ngập tăng, có khu vực lại giảm (mức ngập trong bản đồ năm 2016 và năm 2019 tương ứng là 48,6% và 49,1%).

    Theo PGS. TS Huỳnh Thị Lan Hương, nghiên cứu của Climate Central có ý nghĩa về mặt khoa học. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bản đồ số độ cao do Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng trong kịch bản năm 2016 là nguồn số liệu cập nhật và tốt nhất.

    Do vậy, các cơ quan, địa phương khi đánh giá nguy cơ ngập do nước biển dâng cần sử dụng số liệu chính thức do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

    Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục cập nhật các bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng từ dữ liệu cập nhật này trong các kịch bản tới.

    Bà  Huỳnh Thị Lan Hương nhận định, thông tin vào năm “TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị xoá sổ” vào năm 2050, là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.

    Tuy nhiên, đây cũng là một thông tin đáng quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch, các cơ quan thực hiện cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

    Minh Tuấn

    Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với sức khỏe con người

    (HNMO) -Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.


    Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác…

    Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Ngoài ra, thời gian qua, các đợt nắng nóng ở nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.

     

    Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả… Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).

    Minh chứng rõ ràng cho điều này là, hiện sốt xuất huyết đang là vấn đề của toàn cầu, cứ sau 10 năm số mắc sốt xuất huyết trên thế giới lại tăng gấp đôi; gần 4 tỷ người sống trong vùng nguy cơ, số mắc ghi nhận ở 128 nước. Năm 2015, tại Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Đài loan, Ấn Độ, sốt xuất huyết cũng đang gia tăng sau nhiều năm không có dịch. Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, sau năm 2014 – năm mà sốt xuất huyết Việt Nam giảm sâu nhất, thấp nhất trong vòng 10 năm, thì năm 2015, số mắc sốt xuất huyết gia tăng trở lại.

    Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết trở lại và bùng phát như hiện nay là, hiện tượng El Nino năm nay được đánh giá mạnh nhất trong nhiều năm qua, gây nên thời tiết khô hạn khiến việc tích trữ nước gia tăng, gia tăng nhiệt độ trung bình, làm cho thời gian phát triển chu kỳ trứng thành muỗi rút ngắn, kéo dài thời gian sống của muỗi, làm gia tăng mật độ muỗi khiến tăng nguy cơ dịch sốt xuất huyết. Được biết, nước ta đã từng trải qua vụ dịch sốt xuất huyết lớn nhất năm 1998, tương ứng với thời kỳ hoạt động của hiện tượng El nino 1997-1998.

    Trong một dự đoán mang tính cảnh báo, nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng, đến năm 2080 sẽ có khoảng 1,5-3,5 tỉ người trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ mắc sốt xuất huyết mà nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và do khí hậu thay đổi, sốt Dengue sẽ lại tăng lên ở các nước đang phát triển. 

    Ngoài ra, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất. Điều này đã gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. Cũng liên quan đến vấn đề này, kết quả nghiên cứu của Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng Trung ương cho thấy, bệnh tật dẫn đến tử vong do tác động của biến đổi khí hậu là do nhiệt độ tăng cao quá mức làm gia tăng người bị bệnh tim, nguy cơ tử vong ở người già và trẻ nhỏ cao hơn do bị giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể.

    Theo ước tính, khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các trường hợp mắc sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp đều có liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong số 14 triệu người chết hàng năm ở khu vực này có tới 40% chết do các bệnh lây nhiễm. Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự lây lan của bệnh lây nhiễm tại khu vực này. 

    Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm cho thiên tai, thảm họa, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và quy mô. Điển hình là, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá hủy nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.

    Vì vậy, nếu không có các biện pháp thích ứng và đối phó với biển đổi khí hậu, sẽ rất nguy hiểm đến sự sống của hàng triệu người trên trái đất; trong đó tăng cường năng lực y tế để bảo vệ sức khỏe con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã trở nên khẩn cấp cả ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Phản ứng hiệu quả và bền vững, hành động nhất quán, đầu tư tài chính thỏa đáng hơn và phối hợp đa phương-đó là phương châm hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu. Khu vực y tế phải đóng vai trò thiết yếu làm giảm biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động bất lợi của nó.

    *Bài viết trong loạt bài phục vụ: “Tuyên truyền nâng cao năng lực truyền thông  và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu

    Tây Ban Nha đề nghị tổ chức COP25 thay Chile – Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

    Tây Ban Nha đề nghị tổ chức Hội nghị về biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 25) tại Madrid sau khi Chile quyết định rút lui đăng cai sự kiện này.

     width=

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Al Pais

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 31/10 cho biết, Tây Ban Nha sẵn sàng tổ chức hội nghị này và sẽ giữ đúng lịch trình ban đầu của hội nghị là từ ngày 2-13/12.

    Ông Sanchez giải thích rằng, hành động của các quốc gia đối với khí hậu là ưu tiên trong chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu và đòi hỏi một cam kết lớn từ tất cả mọi người.

    Tổng thống Chile Sebastian Pinera hoan nghênh lời đề nghị của chính phủ Tây Ban Nha và chính phủ Chile đã chia sẻ thông tin này với giới chức lãnh đạo hàng đầu tại Liên Hợp Quốc.

    Hội nghị thường niên về biến đổi khí hậu của Liên hợp Quốc (COP) là một sự kiện quan trọng với sự tham dự đại diện của khoảng 200 quốc gia theo dõi và thảo luận về tình hình khí hậu nóng lên toàn cầu. Sự kiện cũng thu hút hàng nghìn đại biểu cùng với các nhà báo và nhà hoạt động khí hậu.

    Nếu đề nghị của Tây Ban Nha được chấp nhận, hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần này (COP 25) sẽ diễn ra chỉ 3 tuần sau khi nước này cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 10/11.

    (Theo: Hoàng Nguyễn/VOV.VN)
     
     
     
     

    Phụ nữ là người nắm giữ giải pháp


    In


    Email

    UN Women Việt Nam/2016/Phạm Xuân Bình.Hà Nội, 05/09/2016 – Hôm nay, tại cuộc Thảo luận bàn tròn tại Ngôi nhà Xanh chung của Liên Hiệp Quốc, bà Mary Robinson, Đại sứ đặc biệt của Liên hợp quốc về El Nino và Biến đổi khí hậu đã lắng nghe những ý kiến từ cấp cơ sở, những ý kiến này đều kêu gọi cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động về biến đổi khí hậu và quản lí rủi ro thiên tai.

    Với chủ đề “Hành động vì biến đổi khí hậu: Phụ nữ là người nắm giữ giải pháp”, cuộc thảo luận bàn tròn đã đưa ra những ý kiến từ các đại diện là phụ nữ ở cấp cơ sở, những nhà hoạch định chính sách, đối tác phát triển và Bà Robinson. Các đại biểu đã chia sẻ về những khác biêt mà phụ nữ có thể mang lại trong các hoạt động về biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh gần đây Việt Nam phải ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn.

    Phần đầu của cuộc thảo luận là phần chia sẻ của bốn đại diện phụ nữ cơ sở, những người đã tham gia tích cực vào các hoạt động về biến đổi khí hậu và quản lí rủi ro thiên tai tại các tỉnh Bến Tre, Bắc Kạn, Đồng Tháp và Thừa Thiên Huế. Đây là các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai và biến đổi khí hâu tại Việt Nam. Các chị đã chia sẻ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai đối với cuộc sống của mình, những thách thức gặp phải và các giải pháp đã được đề ra.

    “Phụ nữ có vai trò quan trọng trong các hoạt động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Họ là những người đầu tiên chăm sóc các thành viên trong gia đình khi thiên tai xảy ra. Quá trình lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ chưa thể thành công nếu không có những ý kiến đóng góp của phụ nữ. Phục hồi sau thiên tai ở cộng đồng sẽ không thể đạt được nếu chúng ta không tăng cường năng lực phục hồi của phụ nữ. Chúng ta cần tận dụng khả năng và nguồn lực của họ khi ứng phó với biến đổi khí hậu”, bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam chia sẻ.

    Phần thứ hai của buổi thảo luận các đại biểu đã đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng và triển khai các chính sách về biến đổi khí hậu có yếu tố giới. Các khách mời cũng thảo luận về cách thức để chuyển đổi những kinh nghiệm từ cơ sở thành chính sách, và những việc cần làm để hỗ trợ và nâng cao năng lực và kiến thức của phụ nữ, giúp họ trở thành người thúc đẩy sự phát triển bền vững tại cộng đồng địa phương.

    Tại bài phát biểu kết thúc tại sự kiện, bà Mary Robinson chia sẻ: ‘Tôi đánh giá cao khía cạnh giới mà mỗi đại biểu đã mang đến trong cuộc thảo luận ngày hôm nay. Đây là điều rất đáng khích lệ đối với Việt Nam. Rõ ràng là các bạn đã hiểu được giá trị của việc đảm bảo sự tham gia đẩy đủ, thực sự ý nghĩa của phụ nữ vào công tác quản lí rủi ro thiên tai và biến đổi khí hâu. Tôi tin rằng đây sẽ là yếu tố chủ chốt để tăng cường khả năng của các cộng đồng khi ứng phó với thiên tai, cũng như đảm bảo rằng chúng ta huy động được tất cả các nguồn lực cho công việc này”.

    Việt Nam là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Việt Nam là nước đứng thứ Bảy trong Báo cáo về Chỉ số Rủi ro khí hậu Toàn cầu được công bố năm 2015, theo đánh giá những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trong giai đoạn 1994 – 2013. Với phần lớn dân số hiện đang sinh sống tại các lưu vực sông trũng và thấp, và các vùng bờ biển, dự kiến có hơn 70% dân số Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của thiên tai. Trong những năm gần đây bão và lũ lụt diễn ra ngày càng thường xuyên, gây ra những thiệt hai về con người và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.

    Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây ra những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt, hơn bao giờ hết Liên Hợp quốc tin rằng chúng ta cần huy động nguồn lực từ tất cả các bên để có thể quản lí rủi ro thiên tai một cách hiệu quả hơn nữa. Phụ nữ, với năng lực, kỹ năng và kiến thức của mình là những nguồn lực có giá trị nhưng vẫn chưa được phát huy tối đa. Đưa phụ nữ vào trọng tâm của các hoạt động về biến đổi khí hậu sẽ góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp, và tạo điều kiện để họ có thể đóng vai trò chủ chốt trong những nỗ lực của quốc gia nhằm ứng phó với thảm họa và biến đổi khí hậu.

    Nâng cao năng lực phòng chống biến đổi khí hậu | Môi trường

    Ngày 13-9, tại Hải Dương đã diễn ra hội thảo Công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh tình hình thiên tai năm 2019 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khốc liệt hơn 2018 với các đợt nắng nóng kỷ lục ở miền Bắc; mưa lũ gây thiệt hại lớn ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc; hạn hán ở Nam Trung Bộ…

    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại to lớn, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP mỗi năm.

    Chỉ tính riêng năm 2018, thiên tai đã xảy ra liên tiếp trên các vùng miền trong cả nước với 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; xuất hiện 4 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh; 30 đợt mưa lớn trên diện rộng…, gây thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỷ đồng, làm gần 300 người chết và mất tích.

    Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH Nguyễn Thị Hà mong muốn thông qua hội thảo các cơ quan báo chí truyền thông sâu hơn, mạnh mẽ hơn về công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành động về vấn đề có tầm quan trọng chiến lược này và quan trọng là góp phần đưa các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu đến với người dân, giúp người dân chủ động thực sự ứng phó với biến đổi khí hậu trong cuộc sống hàng ngày.

    Nâng cao năng lực phòng chống biến đổi khí hậu ảnh 1 Các đại  biểu tham luận tại hội thảo

    Thời gian qua, các cơ quan trung ương và địa phương đã hành động tích cực nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách thành các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu từ trung ương đến địa phương, trong đó các dịch vụ công tác xã hội đóng vai trò cầu nối chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của đất nước.

    Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay vẫn còn nhiều thách thức. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Bộ LĐTB-XH, các đơn vị có liên quan thuộc bộ thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội cũng đang tích cực hỗ trợ người dân ứng phó với biến đổi khí hậu, kết hợp với các cơ quan báo chí.

    Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý đã tham luận để hoàn thiện, nâng cao năng lực các mô hình công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu như cung cấp các dịch vụ hoặc hỗ trợ phát triển cộng đồng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu; điều phối, kết nối giữa các cá nhân, gia đình và cộng đồng có khó khăn do biến đổi khí hậu…

    HUY DŨNG

    Share
    Follow
    Loading...