Bản đồ tư duy – phương pháp dạy và học hiệu quả
ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân – Khoa Kế toán – DNU
Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu như: sách, tạp chí, báo, các kỷ yếu,…rất phong phú. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một vấn đề bằng nhiều phương pháp như kẻ bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp,…nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống và được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.
Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho sinh viên, chúng ta cần hướng sinh viên đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy – MindMap. Bài viết này, xin giới thiệu phương pháp bản đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não” là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được ngành giáo dục khuyến khích đưa vào thực hiện trong giảng dạy và học tập.
1. Bản đồ tư duy (MindMap)
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
MindMap 10 điều nên học từ Albert Einstein
Bản đồ tư duy là một phương pháp học hiệu quả trong giáo dục
Mindmap Learn
Ưu điểm: So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau:
− Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
− Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
− Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
− Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
− Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
− Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
− Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
− Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
2. Lập bản đồ tư duy:
Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động. Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các Bản đồ Tư duy lại dễ dàng và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là đối lập với chúng. Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong việc tạo ra Bản đồ Tư duy? Rất đơn giản là: Tưởng tượng và liên kết.
v Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy:
Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.
Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.
Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v… Tại sao? Bởi vì, như ta đã biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao?Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.
Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.
3. Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy
3.1. Giảng dạy
Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho sinh viên, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Sinh viên sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide,thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên.
Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào bản đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của sinh viên. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá vào nhánh tương ứng hoặc tạo ra 1 nhánh mới.
3.2. Chuẩn bị tài liệu, bài tập phát trên lớp học
Bản đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài tập trong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút các sinh viên ngay lập tức. Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.
3.3. Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lập
Theo nghiên cứu của trường tiểu học Cambridge gần đây, đánh giá rằng việc tương tác trong lớp học và lắng nghe sinh viên là yếu tố quan trọng để giúp sinh viên suy nghĩ độc lập. MindMap là công cụ lí tưởng hỗ trợ cho các cuộc thảo luận trong lớp, vì bản chất bản đồ tư duy khuyến khích các sinh viên tập trung liên kết giữa các chủ đề cũng như hình thành lan tỏa ý tưởng và ý kiến của họ.
3.4. Đánh giá sinh viên
4. Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập
Bản đồ tư duy còn là công cụ hữu ích đê giúp cho sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của sinh viên sẽ đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình.
4.1. Ghi chép và ghi chú
Đầu tiên, MindMap là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả. Ta đã từng trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp khó khăn để ghi nhớ chúng. Bản đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tin chỉ bằng TỪ KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọi thông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANH TOÀN CẢNH lượng kiến thức của môn học. Sau buổi học, sinh viên nhìn qua là có thể ôn lại.
4.2. Lên kế hoạch làm bài tập lớn
Sử dụng MindMap để lên kế hoạch cho tiểu luận, phát triển ý tưởng nhanh chóng và hầu như là vô tận. Cấu trúc lan toả của MindMap cho phép ý tưởng tuôn trào, sinh viên chỉ việc viết ra, sắp xếp theo ý chính. Điều đặc biệt là với Bản đồ tư duy, não ta sẽ tập trung hoàn toàn vào chủ đề viết mà không bị xao lãng.
4. 3. Học bài thi
Thi cử là nỗi ám ảnh của sinh viên. Trước ngày thi thường phải “tiêu thụ” một lượng lớn kiến thức và bài tập. Có sinh viên tất tả đi mượn vở của những bạn sinh viên đi học đầy đủ để photo. Cầm bản photo là thấy “ngán” vì phải bắt đầu đọc lại từ đầu.
Giải pháp là giảng viên đã hướng dẫn sinh viên lập MindMap cho từng môn học ngay từ đầu năm, thêm vào những ý chính, quan trọng. Dành ra khoảng 5 phút mỗi ngày để xem lại bổ sung, cập nhật những kiến thức học được mỗi ngày. Thông tin từ các nhánh trong Bản đồ tư duy sẽ liên kết với nhau. Cuối cùng những kiến thức sẽ được ghi nhớ một cách chủ động. Việc thi cử giờ đã trở nên dễ dàng.
4.4. Kích thích sự sáng tạo và giải quyết vấn đề
Khi gặp phải vấn đề khó, theo bản năng ta sẽ trở nên hốt hoảng và lo lắng. Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn và cảm thấy căng thẳng. Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề. Sinh viên có thể thông qua MindMap tìm được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.
Tony Buzan – cha đẻ của Bản đồ tư duy khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ý tưởng dù là ngẫu nhiên, điên rồ hay ngớ ngẩn. Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt TIỀM NĂNG SÁNG TẠO vô tận bên trong mỗi chúng ta.
4.5. Thuyết trình
Khi còn học cấp 3 hay học lên cao đẳng, đại học, sinh viên rất ngại phải thuyết trình. Chúng ta cảm thấy không tự tin, mất bình tĩnh trước đám đông dẫn đến quên nội dung cần thuyết trình. Bài thuyết trình càng dài thì cảm giác lo lắng càng lớn.
Khi chọn MindMap làm giải pháp thuyết trình, ta không phải mất thời gian đọc từng Slide nhàm chán. Thay vào đó, dùng MindMap để ghi lại TỪ KHOÁ và HÌNH ẢNH. Việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt và khả năng nhớ của ta. Công việc thu yết trình sẽ trở nên tự nhiên hơn và ta sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp với khán giả của mình hơn.
Mind Map – Sơ đồ tư duy – MMW Education
Mindmap cũng là một loại “bản đồ” đặc biệt thân thiện với bộ não của trẻ em. Tính chất sinh động, giàu hình ảnh, màu sắc của “Bản đồ tư duy” giúp các em tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ, lên kế hoạch và phân loại thông tin tốt hơn. Từ đó, việc học của các em trở nên hứng thú và hiệu quả hơn và sẽ giảm bớt tình trạng “nghe tai này qua tai kia”, “diễn đạt ý này xọ qua ý nọ…”. Khóa học Mindmap được thiết kế giúp các em làm quen và sử dụng công cụ tuyệt vời này vào cuộc sống một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
Giới thiệu:
“Bản đồ tư duy” (Mind Map) từ lâu nay đã được nhiều người biết đến như một trong những công cụ đắc lực nhất giúp bộ não của chúng ta tư duy hiệu quả hơn. Đây là một công cụ học tập được phát triển bởi Tony Buzan – người có chỉ số sáng tạo cao nhất thế giới, tác giả của hơn 92 đầu sách bán ở 100 quốc gia) và đã lan tỏa mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Thật thú vị, Mindmap cũng là một loại “bản đồ” đặc biệt thân thiện với bộ não của trẻ em. Tính chất sinh động, giàu hình ảnh, màu sắc của “Bản đồ tư duy” giúp các em tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ, lên kế hoạch và phân loại thông tin tốt hơn. Từ đó, việc học của các em trở nên hứng thú và hiệu quả hơn và sẽ giảm bớt tình trạng “nghe tai này qua tai kia”, “diễn đạt ý này xọ qua ý nọ…”…
Đối tượng: Khóa học được thiết kế để phù hợp với các bé có độ tuổi từ 6 – 11
Nội dung khóa học:
Khóa học được chia thành 2 cấp độ, mỗi cấp độ gồm 8 buổi học, mỗi buổi 90 phút. (Bé phải hoàn tất cấp độ 1 trước khi học tiếp cấp độ 2):
- Cấp độ 1: Giúp bé làm quen và nắm vững các nguyên tắc của Mindmap, biết cách đọc các loại Mindmap căn bản và biết sử dụng Mindmap để tóm tắt, ghi nhớ các thông tin.
- Cấp độ 2: Giúp bé biết cách ứng dụng Mindmap vào các môn học của mình ở trường, biết cách dùng công cụ này để lập kế hoạch, tưởng tượng, trình bày và diễn đạt tốt hơn.
Cấp độ 1 |
Cấp độ 2 |
Buổi 1: Làm quen với Mindmap, tập đọc các Mindmap căn bản. |
Buổi 1: Ôn lại các nguyên tắc căn bản. Sử dụng Mindmap để lập mục tiêu học tập. |
Buổi 2: Sử dụng Mindmap theo mẫu |
Buổi 2: Ứng dụng Mindmap trong các môn khoa học xã hội. |
Buổi 3: Dùng Mindmap để tóm tắt thông tin có tính hệ thống. |
Buổi 3: Ứng dụng Mindmap trong các môn khoa học tự nhiên. |
Buổi 4: Dùng Mindmap để tóm tắt thông tin theo trình tự sự kiện. |
Buổi 4: Lập kế hoạch bằng Mindmap. |
Buổi 5: Dùng Mindmap để tóm tắt thông tin theo bối cảnh không gian – thời gian. |
Buổi 5: Lập kế hoạch bằng Mindmap. |
Buổi 6: Dùng Mindmap để tóm tắt thông tin theo nguyên tắc 4W1H |
Buổi 6: Tưởng tượng, trình bày cùng Mindmap. |
Buổi 7: Dùng Mindmap để tóm tắt thông tin theo nguyên tắc 4W1H (tiếp) |
Buổi 7: Tưởng tượng, trình bày cùng Mindmap (tiếp) |
Buổi 8: Ôn tập |
Buổi 8: Ôn tập |
Phương pháp:
Các bài học đều được chuyển tải bằng những hình thức sinh động, giàu tính tương tác (kể chuyện, xem phim, đóng kịch, trò chơi vận động, hoạt động mỹ thuật, bài tập nhóm …) giúp bé tiếp thu dễ dàng và luôn hứng thú.
Các bài học được thiết kế logic, có độ khó tăng dần để bé ngày một hoàn thiện kỹ năng của mình ở mức độ cao hơn và ở các khía cạnh khác nhau. Cụ thể là:
Bản đồ tư duy Mind Map
Một công cụ hữu hiệu cho việc ghi chép
Các từ khóa liên quan: Sơ đồ nhánh, Sơ đồ mạng nhện, sơ đồ tư duy…
Bản đồ tư duy (Mind Map™ ) là 1 thương hiệu của tổ chức Buzan.
Bản đồ tư duy là một kỹ thuật hữu hiệu để cải thiện phương pháp ghi chép của bạn, hỗ trợ và tăng cường sự sáng tạo của bạn trong cách giải quyết một vấn đề.
Bằng cách sử dụng Bản đồ tư duy, bạn có thể nhanh chóng nhận biết và hiểu rõ cấu trúc của một chủ đề, nắm rõ những mảng thông tin, dữ liệu đó liên kết với nhau như thế nào, cũng như việc ghi những dữ liệu sơ cấp trong phương pháp ghi chép bình thường.
Nhưng, hơn thế nữa, Bản đồ tư duy còn phát triển khả năng sáng tạo của bạn khi giải quyết một vấn đề, sắp xếp thông tin một cách hợp lý giúp bạn dễ nhớ và dễ đọc lại.
Bản đồ tư duy của Tony Buzan đã thực sự giết chết các phương pháp ghi chép bình thường. Nó tạo ra một cấu trúc hai chiều. Một bản đồ tư duy tốt chỉ ra được “hình dáng” của chủ thể, tầm quan trọng của việc liên kết những chi tiết rời rạc, và chúng liên quan với nhau như thế nào.
Bản đồ tư duy tinh gọn hơn so với những ghi chép thông thường, thường chỉ trên một mặt giấy. Điều này giúp bạn liên kết các dữ kiện dễ dàng hơn. Và sau khi đã vẽ phần chính của sơ đồ tư duy nếu tìm được thêm thông tin khác thì bạn vẫn có thể bổ sung vào một cách dễ dàng.
Bản đồ tư duy rất hữu ích cho:
- Tóm tắt thông tin.
- Tổng hợp thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
- Suy nghĩ thông qua những vấn đề phức tạp.
- Trình bày thông tin theo một định dạng mà nó thể hiện được tổng quan cấu trúc của vấn đề.
Hơn nữa, việc đọc lại cũng sẽ rất nhanh, khi bạn cần nhớ lại các thông tin bạn chỉ cần liếc mắt sơ qua. Và trí nhớ của bạn cũng hoạt động hiệu quả hơn. Bằng việc ghi nhớ hình dạng và cấu trúc của bản đồ tư duy, nó cũng có thể giúp bạn gợi nhớ các thông tin. Như vậy, nó đã làm cho bộ não của bạn hoạt động nhiều hơn so với cách ghi chép thông thường trong tiến trình tiếp thu và kết nối các dữ kiện.
Vẽ bản đồ tư duy đơn giản
Hình ảnh nguyên bản của “Những công cụ tư duy” đã được thiết kế và nghiên cứu bằng “bản đồ tư duy”. Nhưng nó quá lớn để có thể đăng ở đây, tuy nhiên, một phần của nó đã được đăng ở bên dưới. Phần này vẽ về việc nghiên cứu những kĩ năng quản lý thời gian:
Hình 1: ví dụ về một bản đồ tư duy
Để ghi chép bằng bản đồ tư duy, bạn hãy vẽ nó theo các bước sau:
- Viết tiêu đề của vấn đề mà bạn cần ghi chép ở trung tâm của trang, và vẽ một vòng tròn xung quanh nó. Xem vòng tròn được đánh số 1 ở hình 1
- Khi bạn vẽ các nhánh chính hoặc các tiêu đề phụ của vấn đề đó (hoặc các dữ kiện quan trọng liên quan đến vấn đề) , hãy vẽ những đường thẳng hướng ra ngoài bắt đầu từ hình tròn ở trung tâm. Viết tên những nhánh chính hoặc các tiêu đề phụ lên những đường thẳng này. Bạn có thể xem những đường thẳng được đánh số 2 ở hình 1.
- Khi bạn “đi sâu” vào vấn đề này và tìm ra một cấp thông tin chi tiết hơn (có thể là những ý phụ của tiêu đề phụ, hoặc những dữ liệu chi tiết hơn) thuộc các tiêu đề phụ trên, bạn hãy vẽ những đường thẳng khác nối với những đường có tiêu đề phụ. Những đường thẳng đó đánh số 3 trên hình 1.
- Cuối cùng, nếu có thêm ý tưởng hay dữ liệu chi tiết nào nữa, hãy vẽ thêm những đường khác từ các dòng trên và đặt tên cho chúng. Hãy xem các đường thẳng được đánh số 4 trên hình 1.
Khi có thêm một thông tin mới, bạn có thể vẽ nối nó vào chỗ thích hợp.
Một bản đồ tư duy đầy đủ có những chủ đề chính tỏa ra theo mọi hướng từ vòng tròn ở trung tâm. Những chủ đề phụ sẽ phân nhánh từ các chủ đề chính, giống như những nhánh cây tỏa ra từ thân cây. 15phut.vn thấy bạn không cần phải lo lắng về kết cấu đó, vì nó sẽ phát triển ra khi bạn vạch ra cấu trúc đó trong đầu bạn.
Lưu ý rằng ý tưởng về các cấp thông tin được đánh số như trong hình 1 chỉ sử dụng để diễn giải Bản đồ tư duy được tạo ra như thế nào. Không cần đánh số thì chúng ta cũng đều thấy được rằng các tiêu đề lớn tỏa ra từ vòng tròn trung tâm, rồi lại tỏa ra các tiêu đề cấp thấp hơn và các dữ liệu lại được phân nhánh ra từ các nhóm tiêu đề cấp cao hơn nó, cứ thế.
Bạn có thể vẽ bản đồ tư duy bằng tay, nhưng ngày nay đã có các công cụ hỗ trợ như phần mềm MindGenius, nó sẽ giúp bạn vẽ tốt hơn, bạn có thể dễ dàng thiết kế, phân loại, sắp xếp, và chỉnh sửa.
Cải tiến bản đồ tư duy của bạn
Một khi bạn đã hiểu cách vẽ bản đồ tư duy thì bạn có thể tự quy ước cách vẽ của riêng mình. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tăng hiệu quả cho bản đồ tư duy của mình:
- Sử dụng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản: Hầu hết những từ trong cách ghi chép bình thường chỉ là để đệm cho ý chính : chúng truyền đạt những dữ kiện, thông tin trong một bối cảnh nhất định và làm cho dễ đọc hơn. Nhưng trong bản đồ tư duy, những từ ngắn gọn, bắt mắt và những cụm từ đầy đủ ý nghĩa cũng có thể chuyển tải những nội dung tương tự một cách hiệu quả. Những từ thừa chỉ làm cho bản đồ thêm rối hơn.
- Viết theo lối chữ in hoặc có thể in: vì những chữ viết tay không rõ ràng ,nghệch ngoặc hoặc nối với nhau lộn xộn chỉ làm bạn khó đọc hơn.
- Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý tưởng khác nhau: Nó giúp bạn phân loại các ý tưởng tốt hơn, dễ nhớ hơn và cũng dễ sắp xếp hơn.
- Sử dụng biểu tượng và hình ảnh: Nếu một biểu tượng hay hình ảnh nào đó có ý nghĩa với bạn thì hãy sử dụng nó vì hình ảnh thì sẽ dễ nhớ hơn là chữ viết.
- Sử dụng các liên kết chéo: thông tin trong một phần của bản đồ tư duy có thể liên quan đến các phần khác. Bạn có thể vẽ các đường nối chúng lại nhằm thể hiện sự liên quan đó. Điều này sẽ giúp bạn thấy được sự liên kết giữa các phần khác nhau trong chủ đề.
Ví dụ bản đồ tư duy:
Điểm cốt lõi:
Bản đồ tư duy là một phương pháp ghi chép cực kì hiệu quả. Nó không chỉ mô tả các dữ kiện mà còn mô tả cả cấu trúc tổng thể của chủ đề và tầm quan trọng của việc liên kết những chi tiết rời rạc trong đó. Nó giúp bạn kết nối và tạo ra mối liên hệ giữa các ý tưởng, đây là điều mà bạn khó có thể làm được ở cách ghi chép thông thường.
Nếu bạn nghiên cứu hay ghi chép về 1 vấn đề nào đó, hãy thử vẽ bằng Bản đồ tư duy, chắc chắn bạn sẽ thấy nó hữu dụng một cách đáng kinh ngạc.
15 phút sưu tầm và biên tập
Comments
Các bước thực hiện Mind Map (sơ đồ tư duy)
WordPress database error: [Table ‘uyenvn5a_mainblog.wp_ap_popular_posts_cache’ doesn’t exist]INSERT INTO `wp_ap_popular_posts_cache` (`post_id`, `view_time`) VALUES (341, 1573158686)
Sơ đồ tư duy giúp học sinh ôn thi môn Ngữ văn lớp 12
Các bài học trong chương trình môn văn lớp 12 đã được thầy giáo Trương Minh Đức (giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) trình bày theo dạng sơ đồ tư duy.
Ngày 25-5, thầy Trương Minh Đức công bố trên trang Facebook cá nhân của mình 19 trang viết tay, hệ thống lại các bài học của môn văn chương trình lớp 12 (hệ phổ thông và giáo dục thường xuyên) theo sơ đồ tư duy. Chỉ sau một ngày đã có rất nhiều học sinh, giáo viên like và gần 300 lượt share sơ đồ này trên Facebook.
Thầy Trương Minh Đức cho biết: “Học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Tôi soạn lại các bài học theo sơ đồ tư duy nhằm hệ thống lại kiến thức, giúp học sinh chốt lại những ý chính cần nhớ. Phần nội dung này nhằm phục vụ cho câu hỏi về nghị luận văn học của đề thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, cách ôn thi theo sơ đồ tư duy chỉ phù hợp với những học sinh có trình độ từ trung bình – khá trở lên (vì khi làm bài phải biết triển khai các ý trong sơ đồ tư duy). Cá nhân tôi không muốn cho học sinh học thuộc lòng theo đề cương mà giáo viên đã soạn sẵn vì như vậy sẽ triệt tiêu sự sáng tạo của các em”.
“Năm trước tôi chỉ soạn những ý cơ bản, không ngờ học sinh rất hứng thú với sơ đồ tư duy ấy. Năm nay tôi soạn chi tiết hơn, hệ thống lại tất cả những luận điểm, luận cứ cần thiết của bài học”, thầy Đức cho biết.
Quang Dũng – Tây Tiến
Tố Hữu – Việt Bắc
Nguyễn Khoa Điềm – Đất nước
Xuân Quỳnh – Sóng
Nguyễn Tuân – Người lái đò sông Đà
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tô Hoài – Vợ chồng A Phủ
Kim Lân – Vợ nhặt
Nguyễn Trung Thành – Rừng xà nu
Nguyễn Minh Châu – Chiếc thuyền ngoài xa
Lưu Quang Vũ – Hồn Trương Ba ra hàng thịt
Chúc các em ôn tập và thi đạt kết quả cao!
Nguồn: Tuoitre.vn
Những nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt
Bản đồ tư duy được xem là công cụ trực quan tận dụng khả năng nhận thức của não bộ, đặc biệt là khả năng nhớ, học tập, sáng tạo và phân tích. Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ cung cấp cho bạn nhưng nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt.
Bản đồ tư duy được chứng minh giúp tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc, sáng tạo, cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng học hỏi của con người. Cha đẻ của sơ đồ tư duy là nhà tâm lý nghiên cứu chuyên sâu về các nguyên tắc hoạt động của não bộ Tony Buzan.
Ưu điểm của bản đồ tư duy là dễ thích nghi. Bố cục trực quan, người dùng có thể tiếp tục thêm các ý tưởng mà không mất đi cấu trúc chặt chẽ bằng các từ khóa, hình ảnh và biểu tượng chủ đạo, để bổ sung các thông tin.
Bản đồ tư duy cũng cho phép người dùng tập trung vào mối liên hệ giữa các ý tưởng và sử dụng các liên kết để tạo ra nhiều ý tưởng hơn. Điểm quan trọng nhất đó là vẽ sơ đồ tư duy có thể hợp nhất số lượng thông tin lớn trên 1 trang duy nhất.
Hơn 250 triệu người dùng trên toàn thế giới tin tưởng và sử dụng bản đồ tư duy cho các hoạt động khác nhau bao gồm tăng cường não bộ, xác định các cơ hội mới, tổ chức, quản lý dự án, giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt thông tin, … .
Bản đồ tư duy (Mind Map) là gì?
Bản đồ tư duy được xem là công cụ trực quan tận dụng khả năng nhận thức của não bộ, đặc biệt là khả năng nhớ, học tập, sáng tạo và phân tích. Nó là một quá trình liên quan đến việc kết hợp hình ảnh, màu sắc và sắp xếp không gian – thị giác. Kỹ thuật này sẽ lập một bản đồ những suy nghĩ của bạn bằng cách sử dụng các từ khóa kích hoạt não bộ để tạo ra những ý tưởng khác.
Người dùng có thể vẽ bản đồ tư duy bằng tay hoặc sử dụng phần mềm, chẳng hạn như iMindMap. Những nguyên tắc để tạo sơ đồ tư duy tốt cần xem xét nhiều yếu tố bao gồm ảnh trung tâm của bản đồ, các nhánh, màu sắc, hình ảnh chủ đạp và từ khóa.
Tải iMindMap về máy và cài đặt tại đây : Download iMindMap
Cách tạo bản đồ tư duy
Để tạo bản đồ tư duy, bạn cần xem xét một số yếu tố chính dưới đây:
Những nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt
1. Tạo central idea (ý chính)
Central idea (ý chính) là điểm khởi đầu một bản đồ tư duy và đại diện cho chủ đề mà bạn sẽ khám phá. Central idea nên đặt ở giữa trang, bao gồm ảnh đại diện cho chủ đề trong bản đồ tư duy.
Điều này để kích thích và tạo ra mối liên hệ vì não bộ phản ứng tốt hơn với kích thích thị giác. Dành thời gian để lên ý tưởng chính, dù là thực hiện bằng tay hay sử dụng máy tính để kết nối các nội dung trong bản đồ tư duy.
Ngoài ra bạn cũng có thể lên ý tưởng chính trong iMindMap.
2. Thêm nhánh vào bản đồ tư duy
Bước tiếp theo là thêm nhánh vào bản đồ. Các nhánh chính nối từ ảnh trung tâm là các chủ đề chính. Bạn có thể khám phá mỗi chủ đề hoặc nhánh chính từ các nhánh con khác.
Ưu điểm nổi bật của bản đồ tư duy là bạn có thể tiếp tục thêm các nhánh mới mà không bị hạn chế. Lưu ý rằng cấu trúc bản đồ tư duy sẽ tự nhiên hơn khi bạn thêm nhiều ý tưởng và não bộ sẽ phản ứng tốt hơn với các chủ đề khác nhau.
2.1. Nhánh cong là tốt nhất
Sử dụng nhánh cong cho các ý tưởng của bạn. Tính thẩm mỹ trong bản đồ tư duy rất quan trọng, vì vậy tránh sử dụng các nhánh thẳng, vừa mất thẩm mỹ lại vừa nhàm chán. Các nhánh hữu cơ vừa dễ vẽ lại vừa thu hút ánh nhìn hơn, khiến não bộ càng nhớ hơn.
2.2 Sử dụng đường dày cho các nhánh chính
Cần lưu ý các nhánh chính xuất phát từ central idea (ý chính) sử dụng các đường dày trên bản đồ. Độ dày của nhánh cho thấy tầm qua trọng trong hệ thống phân cấp bản đồ và các nhánh dày đại diện cho các chủ đề chính trong bản đồ. Với các điểm cụ thể, nhánh sẽ mỏng hơn.
Bạn tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy môn Văn tại đây
Trong iMindMap bạn có thể vẽ các nhánh chính từ central idea (ý chính) bằng cách click vào dấu chấm màu đỏ trong Branch Target. Tính năng này cho phép bạn thêm các nhánh con vào bản đồ tư duy nhanh chóng.
2.3 Tạo hình dạng khác nhau cho các nhánh
Mỗi nhánh khác nhau có thể sử dụng các biểu tượng, hình khối khác nhau để tạo một kiệt tác trong bản đồ. Không cần sử dụng nhánh cong cho các nhánh trong bản đồ tư duy, thay vào đó bạn có thể sử dụng các biểu tượng và hình khối để có thể nhớ các thông tin trên các nhánh.
Các nhánh kích thích não bộ ghi nhớ, và đó là lý do tại sao iMindMap giới thiệu Branch Art. Điều này giúp người dùng phân biệt các nhánh dễ hơn.
3. Sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh
Mỗi một nhánh mà bạn thêm trên bản đồ tư duy phải có một nhãn riêng. Nguyên tắc chính của bản đồ tư duy là sử dụng một hoặc cụm từ liên quan để làm từ khóa cho mỗi nhánh.
Ví dụ trong bản đồ dưới đây, nếu nhãn của nhánh mẹ là “tiệc sinh nhật”, các nhánh con liên quan được giới hạn là tiệc sinh nhật. Tuy nhiên nếu nhãn của nhánh mẹ là “sinh nhật”, bạn có thể khám phá thuật ngữ bữa tiệc, ngoài ra một số chủ đề phụ bao gồm quà, bánh ngọt, … tất cả đều liên quan đến thuật ngữ sinh nhật.
Thông thường trong những trường hợp như thế này bạn nên sử dụng bản đồ tư duy để dễ dàng thêm các từ khóa trên một nhánh và xem xét những thứ cần thiết. Nếu muốn thêm các cụm từ vào bản đồ tư duy, bạn cũng có thể sử dụng hộp phân nhánh trong iMindMap.
Mỗi một từ trong một nhánh cũng sẽ hoạt động tốt khi nó chia nhỏ các thông tin thành các chủ đề chính. Việc sử dụng các từ khóa nhằm kích hoạt kết nối não bộ và cho phép người dùng nhớ một lượng thông tin lớn. Điều này được phát hiện bởi Farrand, Hussain và Hennessey (2002), những người phát hiện ra các sinh viên y khoa sử dụng bản đồ tư duy tăng 10% khả năng ghi nhớ các thông tin thực tế lâu hơn.
Tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch Sử tại đây
4. Mã màu cho các nhánh
Bản đồ tư duy kích thích khả năng ghi nhớ của não bộ vì nó cung cấp một loạt các kỹ năng sáng tạo, phân tích và ghi nhớ. Sự chồng chéo của các kỹ năng giúp não bộ tập trung và duy trì khả năng làm việc tối đa. Các kỹ năng vỏ não được tách biệt riêng không hỗ trợ phát triển trí não mà hỗ trợ bản đồ tư duy.
Một ví dụ điển hình, toàn bộ tư duy não bộ là màu mã hóa bản đồ tư duy. Màu mã hóa liên kết với hình ảnh logic, giúp não bộ tạo ra phím tắt tinh thần. Mã màu cho phép bạn phân loại, đánh dấu, phân tích thông tin và xác định nhiều kết nối hơn mà trước đó chưa từng được phát hiện. Màu sắc cũng góp phần làm cho hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn so với ảnh đơn sắc, một màu.
Là một trong những bản đồ ngầm phức tạp và lớn nhất hiện nay, bản đồ tàu điện ngầm London cho thấy rõ tầm quan trọng của màu sắc. Nếu sử dụng màu đen trắng, bản đồ trở nên vô nghĩa vì không phân biệt được các tuyến đường khác nhau, nhưng khi sử dụng màu sắc, có thể dễ dàng phân biệt được các tuyến đường khác nhau.
Hoặc một ví dụ điển hình khác khi nói về màu sắc đó là đèn giao thông. Mỗi một màu có một ý nghĩa khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tham gia giao thông.
5. Kết hợp nhiều ảnh khác nhau
Nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt cuối cùng là hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin nhiều hơn là một từ, một câu hoặc thậm chí là một bài luận. Hình ảnh được não bộ xử lý ngay lập tức và hoạt động để kích thích thị giác để thu hồi thông tin.
Tuy nhiên hình ảnh là ngữ phổ quát có thể vượt qua bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào. Chúng ta học cách xử lý hình ảnh từ khi còn nhỏ. Theo Margulies (1991), trước khi trẻ em bắt đầu học một ngôn ngữ nào đó, chúng sẽ hình dung các hình ảnh liên quan đến các khái niệm trong đầu. Vì lý do này mà bản đồ tư duy tối ưu hóa các hình ảnh tiềm năng.
Với việc vẽ sơ đồ tư duy bằng phần mềm iMindMap, người dùng có thể chèn các biểu tượng từ thư viện biểu tượng miễn phí và vẽ hình tượng trưng trực tiếp vào bản đồ tư duy bằng công cụ Sketch. Bạn tham khảo 3 cách vẽ bản đồ tư duy bằng iMindMap tại đây
Lời khuyên là nên sử dụng nhiều hình tượng trưng, hình ảnh, màu sắc và từ ngữ để nhớ các nội dung trên bản đồ tư duy lâu hơn. Và tốt hơn là nên sử dụng hình ảnh trong bản đồ tư duy để kích thích não bộ hoạt động tốt hơn.
Bản đồ tư duy là công cụ giúp tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc, sáng tạo, cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng học hỏi của con người. Với bản đồ tư duy bạn có thể khám phá các suy nghĩ của mình chi tiết hơn và sử dụng bản đồ như một tấm bạt bên ngoài để kết nối bên ngoài não bộ. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng kỹ thuật của Tony Buzan để vạch ra một kế hoạch tổng thể chi tiết.
Hiện có rất nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khác nhau giúp bạn có thể tạo bản đồ tư duy cho mình, lựa chọn những phần mềm sẽ sơ đồ tư duy này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc dạy và học.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nhung-nguyen-tac-de-tao-ban-do-tu-duy-tot-29508n.aspx
Trên đây là những nguyên tắc để tạo bản đồ tư duy tốt mà Taimienphi.vn giới thiệu cho bạn. Bản đồ tư duy cung cấp các thông tin hữu ích nhất với nhiều ghi chú, biểu tượng mà bạn tạo ra và kết nối.
Từ khoá liên quan:
nguyên tắc tạo bản đồ tư duy
, nguyên tắc vẽ bản đồ tư duy tốt, nguyên tắc tạo sơ đồ tư duy,
Học từ vựng tiếng Anh bằng Sơ đồ tư duy MIND
Sơ đồ tư duy đã là một công cụ nổi tiếng khắp thế giới, rất có thể bạn đã từng sử dụng nó trong việc ghi chép bài trên lớp, lên ý tưởng, kế hoạch, giải quyết vấn đề,.. và đạt được nhiều kết quả rất thú vị. Vậy bạn đã từng thử ứng dụng học từ vựng tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy chưa? Hãy cùng Ecorp English tìm hiểu điều này nhé!
Bạn còn nhớ cách học từ vựng tiếng anh trước đây ở trường không? Cô giáo sẽ cho kèm nghĩa từng từ của từ vựng và cách phát âm. Một ngày bạn có thể sẽ phải ghi nhớ từ mấy chục cho đến cả trăm từ khác nhau mà nếu không ôn tập thường xuyên thì sẽ quên ngay. Bạn cũng dễ bị chán nản vì việc học từ vựng nhàm chán, cứng nhắc và ít được vận dụng.
Vậy khi học từ vựng tiếng anh bằng sơ đồ tư duy, bạn giải quyết được các vấn đề này:
- Màu sắc giúp đánh dấu và phân biệt giữa các từ, các nhóm và chủ đề
- Hình ảnh giúp bạn dễ dàng hình dung và ghi nhớ từ
- Các từ vựng đều có mối liên hệ với nhau. Sử dụng bản đồ tư duy, bạn sẽ tìm ra được mối quan hệ giữa chúng, từ đó dễ dàng ứng dụng và tiết kiệm thời gian ghi nhớ từ vựng.
Hơn thế nữa, khi bạn lập một bản đồ tư duy, bạn cũng cần vận dụng nhiều sự sáng tạp và trí tưởng tượng linh hoạt của mình. Đó chính là lý do vì sao học từ vựng bằng sơ đồ tư duy mind – map giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh hơn và học được nhiều từ hơn theo cụm chủ đề trong khi học tiếng anh giao tiếp
1. Kỹ thuật Mind-Mapping khi học từ vựng tiếng anh bằng sơ đồ tư duy là gì?
Như chúng ta biết, não chúng ta chia thành hai phần: bán cầu trái và bán cầu phải. Bán cầu trái được dùng để sử lý các tính toán và logic, trong khi bán cầu phải lại là nơi ghi nhớ các hình ảnh. Thường thì người ngành công nghệ hoặc kinh tế dùng bán cầu trái nhiều hơn trong khi quên mất tầm quan trọng của bán cầu phải.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học (trong đó có Tony Buzan, người thành công nhất trong việc đưa ra lý thuyết và áp dụng kỹ thuật Mind Mapping, và người viết sách thành công nhất trong lĩnh vực này) thì nếu làm cách nào đó phối hợp cả hai bán cầu này cùng làm việc để sử lý một vấn đề thì sẽ được hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một.
Lenado Da Vinci là một ví dụ điển hình về việc áp dụng hai bán cầu này nên ông đã thành công cả hai lĩnh vực là hội họa và khoa học. Nói tóm lại, Mind Mapping là kỹ thuật sử lý một công việc nào đó bằng cách kích cả hai bán cầu cùng hoạt động, mà cụ thể là việc vẽ ra những sơ đồ tư duy.
2. Học từ vựng tiếng anh bằng sơ đồ tư duy hiệu quả và có tính chiến lược
Có rất nhiều công cụ giúp bạn tạo bản đồ tư duy, dù bạn có một phần mềm chuyên dụng hay chỉ có bút và giấy, bạn cũng có thể tạo nên một bản đồ thú vị để học từ vựng cho mình.
Đầu tiên, hãy chọn cho mình một chủ đề chung mà bạn muốn học từ vựng. Chủ đề có thể đơn giản như màu sắc, thức ăn, con vật,… nhưng bạn sẽ bất ngờ khi thấy tư duy dẫn bạn đi xa tới đâu đấy. Hãy nhìn vào bản đồ tư duy dưới đây:
Học từ vựng tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao
Chẳng hạn, bạn có thể chọn chủ đề bắt đầu là RED – màu đỏ. Từ đó, hãy chỉ ra 4 thứ có màu đỏ như ô tô Ferrari, lon Coca-cola, lửa (fire) và quả ớt (pepper.)Từ mỗi vật trên, hãy tìm các từ mô tả vật đó hoặc có liên hệ ở mức độ nào đó với từ đã cho. Dần dần, bạn sẽ mở rộng chủ đề hơn để có một bản đồ tư duy phong phú.
Với một chủ đề gốc như nhau nhưng mỗi người sẽ có một cách tư duy khác nhau, dẫn tới những nhánh và từ khác nhau. Đó chính là sự thú vị mà bản đồ tư duy mang lại. Nó giúp người học tự do sáng tạo và mở rộng tư duy của mình để ghi nhớ các từ vựng theo trí tưởng tượng và óc sáng tạo của mình.
Bạn có thể thêm vào các câu ví dụ, hình ảnh minh họa hoặc collocation cho mỗi từ vựng. Nội dung bạn bổ sung cho mỗi từ càng nhiều và chi tiết, não bộ của bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để ghi nhớ và lặp lại từ đó trong tư duy. Đó chính là cách mà bản đồ tư duy giúp bạn ghi nhớ từ vựng, không phải thông qua việc đọc một hàng dài các từ trong danh sách và lặp lại như một con vẹt, mà thông qua suy nghĩ và tư duy logic.
Một gợi ý tuyệt vời để bạn có thể tối ưu hiệu quả học từ vựng tiếng anh bằng sơ tư duy Mind – map với các phương pháp đột phá não bộ, ghi nhớ bằng cả 2 bán cầu não được nghiên cứu và phát triển tại Ecorp English, bạn sẽ lựa chọn được các hình ảnh và ý tưởng minh họa thú vị cho bản đồ tư duy của mình. Thông qua bản đồ tư duy Mindmap, ngoài từ vựng bạn sẽ học thêm về cách phát âm và tăng phản xạ tiếng Anh nhanh nhạy hơn khi giao tiếp.
—
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH
Head Office: 20/298 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024.629 36032 (Hà Nội) – 028.66812617 (TP. HCM)
————————-
– HÀ NỘI
ECORP Cầu Giấy: 30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy – 024. 62936032
ECORP Đống Đa: 20/298 Tây Sơn, Đống Đa – 024. 66586593
ECORP Bách Khoa: 236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng – 024. 66543090
ECORP Hà Đông: LK71/4, Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông – 024. 62931036
ECORP Công Nghiệp: 140 Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội – 0969363228
ECORP Chùa Láng: 75 Chùa Láng, Đống Đa – 024. 66586593
ECORP Nông Nghiệp: 158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm – 0869116496
– HƯNG YÊN
ECORP Hưng Yên: 21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm – 0866699422
– BẮC NINH
ECORP Bắc Ninh: Đại học May Công nghiệp – 0869116496
– TP. HỒ CHÍ MINH
ECORP Bình Thạnh: 203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 028. 66812617
ECORP Quận 5: VP6.42, 290 An Dương Vương, Q.5, 028. 66851032
ECORP Gò Vấp: 41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp – 028. 66851032
Cảm nhận học viên ECORP English.
Barry Buzan;Tony Buzan;Lê Huy Lâm: 9786048556235: Amazon.com: Books
Bạn đã từng trăn trở tìm cách cải thiện trí nhớ, sự sáng tạo, năng lực giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, trí thông minh và sự nhanh nhạy? Cuốn “Sơ đồ tư duy”, một trong những tác phẩm thuộc bộ sách kinh điển về tư duy mạnh mẽ để đạt được những mục tiêu sau đây và hơn thế nữa! Với cuốn “Sơ đồ tư duy” bạn sẽ dễ dàng: + Cải thiện trí nhớ + Nảy sinh những ý tưởng độc đáo + Soạn thảo các bài trình bày hoặc báo cáo+ Thuyết phục và thương lượng với người khác + Hoạch định các mục tiêu cá nhân + Làm chủ cuộc sống của bạn Được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Cuốn sách này là ấn bản đặc biệt (có sử dụng hình màu minh hoạ) của cuốn Sơ đồ Tư duy (Một tác phẩm đặc biệt nổi tiếng đã bán được nhiều triệu bản của hai tác giả Tony Buzan và Barry Buzan). Sách sẽ giới thiệu những nguyên tắc hoạt động cơ bản của chiếc máy tính sinh học cao cấp nhất: bộ não của bạn! Ngoài việc giúp bạn tối ưu hóa sức mạnh của bộ não, sách còn mang đến một loạt bài tập thú vị cùng rất nhiều ảnh màu sinh động và bản gốc của các Sơ đồ Tư duy. Tony Buzan, người phát minh kỹ thuật lập Sơ đồ Tư duy, là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về não bộ và kiến thức. Sách của ông đã thành công vang dội ở hơn 100 quốc gia và được dịch sang 30 thứ tiếng. Ông…