10 bí mật gây bất ngờ về Alexander Đại đế
Alexander là người bị rối loạn sắc giác, nghĩa là người có 2 màu mắt khác nhau. Một mắt của ông có màu xanh dương, mắt còn lại có màu nâu.
Alexander Đại đế còn gọi là Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander hay Alexandros, (sinh vào tháng 7.356 TCN – mất ngày 11.6.323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN – 323 TCN).
Alexander Đại đế là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Ông được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.
Ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Dưới đây là những bí mật chưa kể về Alexander Đại đế:
1. Trong 15 năm liền cầm quân đi chinh phạt khắp nơi, Alexander Đại đế chưa từng một lần nếm mùi thất bại.
2. Vị vua yêu chinh phạt này đã thiết lập 70 thành phố, trong số đó có 20 thành phố mang tên ông và 1 thành phố mang tên con chiến mã của ông.
Ảnh minh họa.
3. Alexander Đại đế đã được thầy Aristotle truyền dạy kiến thức cho đến năm tuổi 16, khi ông lên ngôi.
4. “Tôi không sợ một đội quân sư tử do cừu dẫn dắt. Tôi chỉ sợ đội quân cừu do sư tử chỉ huy.” là một trong những câu nói nổi tiếng của Alexander Đại đế.
5. Alexander Đại đế thường dùng nghệ tây để gội đầu. Thói quen này giúp ông luôn có mái tóc sáng bóng và có màu vàng nghệ.
6. Alexander Đại đế, Napoleon, Mussolini và Hitler, tất cả đều bị chứng ailurophobia, chứng sợ mèo.
7. Alexander là người bị rối loạn sắc giác, nghĩa là người có 2 màu mắt khác nhau. Một mắt của ông có màu xanh dương, mắt còn lại có màu nâu.
8. Sau khi đánh bại quân Ba Tư, Alexander Đại đế bắt đầu ăn mặc giống người dân thuộc địa và lấy hai vợ Ba Tư.
9. Alexander Đại đế từng tổ chức một cuộc thi uống rượu cho quân línhcủa mình. Sau khi tàn tiệc, 42 lính đã chết do ngộ độc rượu.
10. Ba người con trai của nguyên chủ tịch Cuba Fidel Castro được đặt tên theo 3 âm tiết đầu trong tên của Alexander Đại đế lần lượt là Alexis, Alejandro và Alexander.
Văn minh phương Tây: Alexander Đại Đế và Kỷ Nguyên Hy Lạp hóa
GS. Eugen Weber
Lê Quỳnh Ba biên tập
I . Alexan Đại đế (332TCN)
Ông tìm kiếm sự vĩ đại trong bất kỳ việc gì mình làm. Chỉ trong vòng vài năm ông thống trị toàn bộ thế giới. Được nhiều người coi là vị thánh chứ không phải con người. Khi ra đi, ông để lại sau lưng 1 đế chế rạn vỡ, 1 nền tảng văn hóa Hy Lạp chung và 1 hoài niệm lôi cuốn loài người.
- Nguyên nhân những thành bang Hy Lạp cuối cùng đã hỗ trợ những chiến dịch ở phía Đông của Alexander. (cùng là người Hy Lạp tự do)
Sức mạnh của Đội hình vạn người, bộ binh hình khối:
Năm 401 TCN, hoàng tử Ba Tư xuất quân, khoảng 12.000 lính đánh thuê Hy Lạp, tiến đánh nhà vua, anh trai mình, để chiếm ngôi. Vị hoàng tử đó đã tử thương ngay trong trận đánh lớn đầu tiên. Nhưng quân lính của ngài vẫn đánh thắng đội quân khổng lồ Ba Tư và tiến về trung tâm. Họ tiến đến rất gần Babylon, không đồng minh, không chỉ huy, họ hành quân 1000 dặm để tới bờ Hắc Hải, và đi thêm 500 dặm để tới Byzantium, qua những địa hình hiểm trở và biết bao trận đánh. Nhưng cuối cùng họ cũng đến nơi. Cuộc hành quân huyền thoại đó khiến người trong và ngoài Hy Lạp tin rằng đội quân đánh thuê đó của họ đội hình bộ binh trang bị nặng nêm chặt với nhau – là bất khả chiến bại. Và còn chứng minh được nhiều hơn thế, nếu bộ binh được kỵ binh yểm trợ thì không kẻ thù nào trên thế giới có thể đứng vững. Lời tiên đoán này càng có vẻ mơ hồ bao nhiêu thì cuối cùng nó càng chính xác bấy nhiêu. Câu chuyện về những người lính đánh thuê nổi tiếng với tên gọi “Đội quân vạn người”, Xenophon, 1 trong những người lính thành Atens. Khi Xenophon qua đời khoảng 355 TCN, 1 thế lực mới đang trỗi dậy, khởi nguồn từ hào khí của hành trình thần thánh của Đội quân vạn người.
Thế lực Macedon. Người Macedon thực ra là người Hy Lạp, nhưng dân Hy Lạp không bao giờ công nhận, cũng như mãi đến TK 16, người Scotland mới được coi là người Anh. Di sản hoàng cung của Macedon. Trở lại TK 5 TCN, Macedon vẫn là 1 xứ mông muội, hệ thống phong kiến, hình thái bộ lạc, thị tộc. Ngôi vua được truyền theo dòng dõi. Nhà vua là đấng tối cao về tôn giáo và quân đội, đối với toàn bộ và dân chúng. Cung điện xây dựng ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp và bị Hy Lạp hóa rất nhiều, vùng đất này cho mãi đến giữa TK 4 TCN, vẫn là 1 xứ chậm tiến. Khi quốc vương Phillips chinh phục được các lãnh chúa khác, bắt tòng quân tất cả đàn ông tự do, hoặc quân đội hoàng gia thường trực, dưới quyền tướng tá chính ông.
Phillips tiếp thu phương pháp quân sự của Đội quân vạn người trước kia. Nhưng có cải tiến, kết hợp đội hình cái nêm với lực lượng bộ binh trang bị nhẹ và quan trọng là là kỵ binh nặng. Đó là đội quân vạn người không có (kỵ bịnh). Macedon có thể huy động 1 lực lượng kỵ binh khổng lồ bởi có những cánh đồng bao la, trảng đất rộng là nơi cưỡi ngựa của thanh niên quý tộc. Đúng như lời dự đoán 50 năm trước, không 1 lực lượng nào trên thế giới cản bước họ. Phillips khởi binh uy hiếp hoặc chinh phục hầu hết thành bang Hy Lạp và thành công rực rỡ. Không những vì ông có lực lượng mạnh hơn, chặt chẽ hơn và rất trung thành mà còn vì nội bộ Hy Lạp lục đục. Hy Lạp lục đục vì người Ba Tư đã tốn nhiều công chia rẽ họ, làm họ luôn tranh chấp, thay vì chống đế chế Ba Tư.
Phillips dễ dàng đánh bại các thành bang Hy Lạp, nhưng cách duy nhất tập hợp họ dưới trướng mình là phủ dụ họ, không phải với tư cách 1 người Atens hay Corin mà là 1 người Hy Lạp. Phillips biết rõ, vào thời kỳ này, Hy Lạp là những người tự do ngược lại với nô lệ khốn cùng của đề chế Ba Tư. Cuộc chiến Salamis (tháng 9/480 BC) và Platea, được ông nhắc đến như những chiến công chói lọi trước đế chế Ba Tư. Nhưng mục đích tối hậu là thổi bùng ngọn lửa căm thù đối với kẻ xâm lược trong quá khứ, những kẻ ngày nay, vẫn chiếm cứ thành bang phía Đông của họ. Trả thù không chỉ để chiếm lại đất đai, của cải phía Đông mà còn tiếp nối những huyền thoại như Hercules, vị anh hùng đã lập những kỳ tích ở Phương Đông (Troy – 1200 BC).
Thực vậy, năm 334 TCN con trai của Phillips, Alexander Đại đế, đã tràn quân sang châu Á. Ông đã đi vòng quanh 1 vòng thành cổ Troy và tuyên bố với dân chúng rằng ông chính là thần Asin tái sinh, chuẩn bị thanh toán mối thù truyền kiếp giữa Hy Lạp và châu Á. Do đó từ đầu TK 4 TCN, 1 nguyện vọng dấy lên trong lòng người Hy Lạp (HL) về cuộc chiến trả thù người Ba Tư, tranh chấp nội bộ sẽ lắng xuống để hướng toàn bộ lực lượng và sức mạnh ra ngoài quê hương.
Cũng mở ra chân trời mới cho giao thương và thuộc địa hóa. (Dân số dư thừa). Từ trước, HL vấp 1 trở ngại lớn ở Phía Tây bởi thành bang Carthage hùng mạnh, sự chống cự của dân địa phương, và đối với việc biến Ý thành thuộc địa. Trên thực tế, hệ thống thuộc địa của HL không còn được mở rộng từ TK 7 – 6 TCN. Trong khi họ rất cần mở rộng nó vì chiến tranh triền miên ngốn rất nhiều của cải và tàn phá nông nghiệp, khiến dân chúng thiếu ăn. Vì vậy, HL dân số dư thừa – như thợ thủ công, thợ rèn, những người trẻ tuổi thích phiêu lưu, nghệ nhân, học giả, cả kỹ sư, nhà buôn, nhưng họ không thể thành lập thành bang mới. Và vấn đề dư thừa dân số vẫn là 1 bài toán, mà lời giải duy nhất là chiến tranh.
Thống lĩnh thế giới Hy Lạp và hăm dọa lính đánh thuê Hy Lạp: Người Macedon kêu gọi cử binh đánh Ba Tư, nhưng không phải luôn có hiệu quả, bởi vì rất nhiều người HL ghét người Macedon không kém gì người Ba Tư. Tuy nhiên, với tư cách là vương giả thống lĩnh thế giới HL và đế chế Ba Tư, cha con Phillips dù không thể khiến 1 vài thành bang trở thành đồng minh của họ, thì cũng giữ họ ở thế trung lập. Người Macedon cũng cố gắng hăm dọa lính đánh thuê HL, những người bán mình cho kẻ trả giá cao nhất. Điều này rất nguy hiểm vì Hoàng đế Ba Tư có nhiều tiền hơn HL rất nhiều. Nhanh chóng lính đánh thuê nhận được thông điệp, khi bị tuyên bố phản lại quyền lợi quốc gia, quyền lợi của HL – họ bị xử tử hoặc đày đến khu mỏ như nô lệ, và chịu đựng cuộc sống tồi tệ hơn là chết.
Và như thế cuộc chiến toàn dân chống lại đế chế Ba Tư ở châu Á trở thành 1 kế hoạch vĩ đại, hoàn chỉnh.
Mặc dù, vua Phillips bị ám sát 336 TCN, trước khi kịp phát động cuộc chiến. Alexander tỏ ra rất xứng đáng với sứ mạng đó, lên ngôi lúc vừa tròn 20 tuổi, là học trò của Aristotte, đã đọc câu chuyện của Xenophone và hiểu mình có thể làm được những gì, đạt gì ở châu Á.
Năm 334 TCN dẫn đầu liên quân Hy Lạp – Macedon, vượt qua eo biển Hellenspont tiến vào Tiểu Á. Sau đó, ông lật đổ vương triều Ba Tư. Cả vùng đất từ Lybia đến Afganistan nằm trong tay ông. Ông lập nên đế chế Hy Lạp – Macedon, đưa con người và văn hóa Hy Lạp đi khắp phương Đông, tất cả chỉ trong vỏn vẹn 11 năm. Sau đó, ông mất vì bệnh sốt rét ở Babylon, khi mới 32 hoặc 33 tuổi. Alexander thực sự là 1 trong những vị thống soái vĩ đại nhất của loài người, và ông cũng muốn được coi là vĩ đại.
- Động cơ dẫn dắt Alexander muốn được tôn thờ như một vị thần:
Thời gian đã xóa mờ sự tàn độc của ông, nhưng nên nhớ rằng, ngay cả Cassander, 1 vị tướng tàn ác nhất của Macedon, người biết Alexander từ lúc còn trẻ, cũng phải rùng mình khi đi qua tượng của ông. Bởi vì kế hoạch của ông nghe có vẻ như vô phương thực hiện, nên ngoại trừ những người quen biết ông ra, thì những người còn lại không nghĩ ông là 1 anh hùng, mà hơn thế nữa, là 1 vị thần. Rất nhanh chóng, Alexander nghĩ mình nên được coi là 1 vị thần, điều đó khá hợp lý, bởi vì trong truyền thống châu Á, 1 vị vua phải được thần thánh hóa để duy trì quyền lực. Một trong những di sản quý giá nhất mà A. để lại cho loài người là tham vọng trở thành bất tử, cùng những nghi lễ thờ phụng vây quanh ông. Dần dà nó hấp dẫn được cả vị quốc vương tham vọng và tàn nhẫn. Kỳ tích của ông là ước mơ vươn tới của biết bao thiên tài sau này, những người như Ceasar…, như Napoleon…
Một dị biệt khác của người đàn ông này là ông ta thường cư xử như 1 nhà vua – hiền triết, giống như miêu tả của Platon, mà có lẽ ông học được từ người thầy Aristotle. A. đảm bảo rằng các triết gia và nhà khoa học là phần không thể thiếu trong các cuộc chinh phục của mình, họ đươc mang theo để quan sát và ghi chép lại tất cả. Và ông tìm kiếm sự vĩnh cửu bất cứ việc gì ông làm:
– Ông thiêu trụi cung điện Ba Tư ở Persepolis để trả thù hoàng đế Ba Tư đã đốt thành Atens 150 năm trước.
– Sau đó tổ chức đám cưới tập thể khổng lồ, giữa những thiếu nữ Ba Tư và các tướng lĩnh HL, biểu tượng bang giao mà ông muốn gây dựng giữa HL và các dân tộc khác, với mục đích lập nên đế chế vĩ đại vĩnh viễn trường tồn.
Nhưng ước mơ không thể thực hiện được, các xứ sở mà ông tập hợp được khác xa nhau, khi ông mất, chúng lại bị tách ra. Những đế chế và văn hóa mới này, đều không thuần HL và châu Á, mà cả hai. Bởi vậy, chúng không được miêu tả hellenic (thuần HL) – mà là HELLENISTIC là có đặc điểm HL.
- Sự khác nhau giữa nghệ thuật cũ và Hy Lạp hóa và nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Giai đoạn sau đó được đặt tên là Thời đại Hy Lạp hóa, kéo dài 300 năm đầy biến động, bắt đầu sau cái chết A. 323 TCN đến cái chết Cleopart 30 TCN, hậu duệ 1 trong những tùy tướng A. Đó là 1 thời đại sôi nổi như thời đại chúng ta ngày nay.
Quyền lực được chuyển giao từ chính thể đại diện sang 1 chế độ độc tài; cũng là chia tách về tâm lý và thẩm mỹ; cũng là sự nổi lên của xu hướng phản duy lý; cũng là thái độ chỉ quan tâm đến bản thân mình; cũng là sự đam mê bệnh hoạn đối với của cải và tôn giáo ngoại lai; cũng là những sở thích kỳ dị, chiêm tinh, ma thuật và dục vọng; cũng là sự thích thú với những cái đồ sộ; xa rời quê hương; với 1 cảm giác không mấy dễ chịu; “cả thế giới chỉ là 1 thành bang lớn”; cũng là mâu thuẩn giai cấp và chủ nghĩa thực dân; cũng là chiến tranh, giải phóng dân tộc; và để lực lượng địa phương thanh toán lẫn nhau; cũng là thói quan cách hách dịch lo áp đặt ách đô hộ hơn là lo cải tiến cách làm ăn; cũng là sự phủi tay khỏi chính trị; cũng là sự sa sút phẩm chất con người…ở những siêu đô thị, thành phố mà ngày nay vẫn tồn tại ở Hy Lạp, thành Arcadia.
Vậy hãy xem xét kỹ hơn thời đại đó giống chúng ta 1 cách kỳ lạ. Những đất nước do tùy tướng của A. lập ra trong thời đại Hy Lạp hóa: Ai Cập của Ptolemy, Babylon của Seleucus. Những nước này từ trước đã theo chế độ quân chủ, mang mô hình quan lại đã qua nhiều lần điều chỉnh. Nhưng những thành phố, triều đình hoàng gia, quân đội và những trọng thần cao nhất hầu hết đều là người HL với những giá trị đồng nhất của người HL. Mặc dù người HL và Macedon đã kết hôn với người bản xứ, nhiều người dân bản xứ bị đồng hóa, nhưng hòa nhập không chặt chẽ. Có 1 khoảng cách quá xa, giữa con người đô thị tương đối văn minh, tương đối tự do, hiểu biết, nói tiếng HL sống ở đô thị, với những nông dân – nô lệ ở những xứ sở rộng lớn nơi vua chúa có quyền sinh quyền sát. Người HL miễn cưỡng chấp nhận, triều đình độc tài được nhân dân thần phục, nhưng họ không nhầm tưởng, rằng họ là thần thánh hoặc không bao giờ sai lầm. Ngược lại, người HL vẫn duy trì pháp luật và chính thể của họ, vốn là sản phẩm của lý trí, chứ không thần bí.
Vậy nên văn hóa không thực sự hòa trộn, trong thời đại Hy Lạp hóa. Như tranh tường La Mã tả: Macedon và Syria đang quan sát nhau, cùng tồn tại, nghi kỵ nhau. Xem xét phương thức độ hộ của Macedon là so sánh họ với khu định cư người Anh, khi họ đến Ấn Độ TK 19, 20. Trong cả 2 trường hợp, kẻ thống trị xa xứ, giữa 1 biển dân bản địa, giữ cờ, quy tắc của họ, có sự tách biệt và phân cấp. Làm sự hợp nhất không thể, mà còn bị ghét bỏ từ 2 phía. Nhưng nó cũng mang đến cho người bản xứ những mô phạm khác lạ, giống như người Anh mang luật pháp, mô hình xã hội, tiếng Anh và cả môn cricket đến Ấn Độ, được tiếp nhận và thích nghi, cả bên ngoài khu vực mà Anh kiểm soát. Người HL là sứ giả mang văn hóa, chế độ xã hội, tư tưởng và phong cách, ngôn ngữ đến tận những nơi xa xôi như Afganistan và Ấn Độ. Ví dụ, Một thành phố HL còn di tích ở Biên giới bắc Afganistan (Ai Khanoum), người thành lập có lẽ tới từ Thessaly, miền Trung HL. Các triết gia cũng đến đây. Phát hiện di tích khoảng 1990. Có đấu trường, đây là văn hóa và nơi huấn luyện rất riêng của người Hy Lạp. Có thư viện, đền thờ,… Những mô phạm và phong tục HL rất sống động ở đây, cho đến khi bị phá hủy vào cuối TK 2 TCN, bởi 1 bộ tộc di cư từ thảo nguyên xuống. Đó là cách người Hy Lạp mở rộng nền văn hóa thị dân của họ.
Các con đường liên lạc: Khoảng 323 TCN, thế giới người HL mở rộng gấp 4 lần, điều đó là sự thúc đẩy thần kỳ đối với các hoạt động du hành và thương mại. Phần lớn thương mại quốc tế được thực hiện bởi các đoàn thương nhân chở trên lưng gia súc vượt qua những đoạn đường gian truân. Nhưng các triều vua Ba Tư cũng xây dựng những con đường đưa thư hoành tráng, dài 1500 dặm từ Sardis đến kinh đô Susa. Dọc đường có trạm thay ngựa, nhà trọ và các pháo đài. Trong suốt thời đại HL hóa, con đường phục vụ chủ yếu cho tướng tá và quân lính, nhưng cũng góp phần chuyên chở hàng hóa nếu không thể dùng đường thủy.
Hoạt động buôn bán trở nên cực kỳ phát đạt, bởi vì của cải của những kẻ thống trị và những thành bang ngày càng phụ thuộc nhiều vào buôn bán với các vùng miền khác. Trên thực tế, những kẻ thống trị trong thế giới HL hóa chính là những ông vua – nhà buôn thực thụ. Họ thực hiện cả những chuyến du hành – buôn bán sang tận châu Phi, Ả Rập, Ấn Độ, để mua voi, trầm hương, gia vị và nô lệ. Trọng tải tàu ngày càng tăng. Dân đảo Syracus thuộc Sicily đóng cả tàu 4500 tấn. Lượng tiền lưu thông ngày càng lớn. Đồng bạc Phoenicia. Tiền Syracus. Thổ ngữ HL gọi là Koine trở thành ngôn ngữ chung cho dân từ Gibranta đến Caspian. Điều này khiến cho thương mại dễ dàng hơn nhiều, văn hóa HL truyền bá rộng rãi hơn. Một trí thức như người thầy thuốc có thể sống ở Alexandria (Ai Cập) hoặc Syracus (Sicily) mà cảm thấy thoải mái như ở nhà. Kép hát toàn xứ liên hệ với nhau, có chi hội ở các thành bang lớn. Phường hội nấu rượu, vận động viên thể thao. Hoặc muốn thờ cúng thần như Iris có thể đến nhà Thờ nằm rãi rác khắp nơi. Cứ như thế 200 năm trước Chúa Jesus ra đời, tư tưởng, kiểu cách, hàng hóa đã được lưu thông cực kỳ thuận lợi.
Nhưng trớ trêu thay, đó là thời kỳ suy tàn của các thành bang cổ HL sau mấy trăm năm được sùng kính. Sự suy tàn này để các nơi khác nổi lên, bắt đầu 1 thời đại thế giới thống nhất hơn. Con người cũng đoàn kết hơn. Sự suy tàn của các thành bang cổ HL cũng làm suy yếu các nguyên tắc cũ – về mặt kỹ luật, tính khắc khổ, hay thiếu cá tính người. Quan hệ giữa các thành bang xấu đi, các nguyên tắc không còn nghiêm ngặt nữa, tạo điều kiện cho tinh thần chiết trung mới phát triển. Đó là dấu hiệu riêng của Thời đại Hy Lạp. Điều này thay đổi cách mà người xưa nhìn nhận thế giới lúc bấy giờ, và cách chúng ta ngày nay nhìn nhận thế giới ra sao.
II. Kỷ nguyên Hy Lạp hóa (The Hellenistic Age, có đặc điểm Hy Lạp) (^332 – 30 BC)
Đó chính là thời đại giống chúng ta bây giờ, với các quốc gia lớn, phi nhân tính. Và các cá nhân thấy lạc lỏng trong xã hội đó. Một thời kỳ của tiêu dùng, bạo tàn, sự phức tạp, các thử nghiệm; sự nổ lực tìm kiếm sự biện hộ và niềm an ủi trong các nghi thức tôn giáo.
- Cách mà văn hóa Hy Lạp bị ảnh hưởng hoặc thất bại ảnh hưởng đến kẻ xâm lược.
Tượng nghệ thuật cổ hướng tới hình mẫu các vị thần lý tưởng, bất biến; nghệ thuật mới giống con người hơn. Chủ nghĩa cá nhân lên ngôi.
Sự tàn lụi đáng báo động của các thành bang tự trị của Hy Lạp cổ đại và sự suy yếu các lề thói cổ xưa trong vòng 3 thê kỷ BC. Song đây không phải là sự suy tàn như nhiều người nghĩ, mà trái lại, khi sự quản lý thành bang yếu đi, tinh thần cởi mở dần xuất hiện trong Kỷ nguyên Hy Lạp hóa (KN HL hóa). Một tinh thần của thực nghiệm và sự đa dạng.
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại chia theo phong cách 4 giai đoạn:
– 1200 BC, kỷ nguyên tăm tối: không thấy nghệ thuật.
– hình học: (^1000 BC -… )
– Cổ xưa: (^…. – TK 7- Chiến tranh Ba Tư năm 480 – 448 BC). thời kì TK 7 BC phong cách cổ xưa phát triển chậm (kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm).
– Thời kỳ cổ điển: sau Chiến tranh Ba Tư – triều đại của Alexandros Đại Đế (từ năm 336 TCN đến năm 323 TCN).
– Thời kì Hy Lạp hóa: (sau triều đại Alexandros Đ Đ – ^ 30 BC)
Đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật. Các nghệ sĩ thời đại Hy Lạp cổ đại đặt ra những tiêu chuẩn vượt ra ngoài sự thay đổi và suy thoái, vốn là 1 phần tự nhiên của cuộc sống. Các nghệ sĩ Kỷ nguyên Hy Lạp hóa đã cố gắng nắm bắt những giá trị đich thực của con người đi cùng với sự thay đổi và muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.
Sự hoàn hảo phong cách cổ đại là thuần khiết, mộc mạc và bất biến. Các nghệ sĩ HL cổ đại và tiền cổ đại hướng tới hình tượng được xem là vô tận và lý tưởng: tĩnh lặng và bất biến trong sự tuyệt mỹ.
Nhưng sau đó mọi thứ trở nên linh hoạt hơn. Các pho tượng trong Kỷ nguyên Hy Lạp hóa giống con người hơn, bộc lộ cảm xúc. Họ đấu tranh để thực tế hơn, cho chuyển động và cho nhục dục. Đây là 1 nghệ thuật của xã hội nhằm thỏa mãn bản thân nó chứ không muốn bắt chước thần linh hay vị anh hùng. (Thần vận mệnh không làm ra vẻ tôn nghiêm, kiểu cách; thay vào đó nữ thần ngồi như 1 người phụ nữ bình thường. Thần tình yêu Aphrodite với dáng điệu uyển chuyển, uốn lượn. Thần chiến thắng Victory hạ xuống mũi tàu, và bạn có thể cảm nhận những cơn gió khiến váy áo áp vào thân thể nữ thần). Và sau đó những kỹ thuật đỉnh cao này trở nên cường điệu hóa. Những bức tượng như kiểu Lacoon và các con trai, mãng xà mà nữ thần Athena phái đến giết họ.
Chủ nghĩa cá nhân lên ngôi: Ở khía cạnh này người HL khá giống chúng ta: tôn sùng sự ôn hòa, tiết chế nhưng lại thường hành động thái quá. Và cũng có khuynh hướng ám chỉ các sự kiện lịch sử. Đây là thời đại đầu tiên của viện bảo tàng, những bộ sưu tập, thư viện tư nhân, thư viện công cộng và khảo cổ học. Nghệ thuật hướng tới cộng đồng kết thúc, nghệ thuật cá nhân lên ngôi. Chúng ta có tượng bán thân và tranh chân dung không hoàn hảo nhưng sống động, có tranh vẽ phong cảnh và tĩnh vật có lẽ không hoàn toàn phù hợp khi thần thánh và thành bang là chủ đề chính.
Giờ đây trung tâm của văn học không còn là Aten mà là Alexanderia, nơi sản sinh ra dự đoán tâm lý học, tiểu sử và tự truyện. Trong đoạn kịch này, đôi tình nhân không chống lại thần thánh mà là đấu tranh với phụ mẫu, tình địch. Và chứng cớ không dựa vào các giá trị cao hơn mà dựa vào di chúc, của hồi môn và các lá thư bị đánh cắp giống ngành giải trí hiện đại. Công chúng muốn xem kết thúc có hậu chứ không bất hạnh và tàn nhẫn của bi kịch HL truyền thống. Giờ đây, nghệ thuật có nhiều chổ đứng hơn trong thị trường, thị hiếu công chúng đa dạng hơn, ít cao siêu, ít quý phái hơn so với TK 5 hay 6 TCN. Nó phản ánh 1 xã hội đời thường hơn: bấp bênh, phức tạp, đầy kích động nhưng sinh động giống xã hội chúng ta bây giờ.
Một mặt quen thuộc của thế giới Hy Lạp hóa là kinh nghiệm sống trong cộng đồng của 1 người, đã chuyển từ xã hội mang tính chủ quan, nơi bạn có thể gây ảnh hưởng tới môi trường nếu muốn sang xã hội nhỏ lẽ, mang tính khách quan. Nếu anh muốn có 1 cuộc sống tốt đẹp, anh không thể như Plato thường nói: Hãy tạo nên 1 cuộc sống tốt đẹp; xã hội tốt tạo công dân tốt, những con người tốt sẽ gây dựng đời sống tốt”.
Nếu anh muốn là 1 phần trong thế giới, anh không thể chỉ ở yên trong thành bang mình, vì thành bang ngày càng ít quan trọng. Anh phải phục dịch cho những vị Đại đế trị vì ở Macedon, Ai cập hay Syria. Các vị hoàng đế này trị vì rất nhiều dân tộc khác nhau. Thực tế họ đã áp đặt cách cai trị giống như phương Đông, vua được coi là thiên tử. Vì chỉ bằng cách này họ có thể đặt nhiều vùng, nhiều bộ tộc nhiều thành phố khác nhau dưới ách thống trị của mình. Ngay các vị vua ít quyền lực hơn cũng tham vọng dựa trên tuyên bố của Alexander rằng mình là thần thánh. Song những tham vọng này hoàn toàn mâu thuẩn, với những tiêu chuẩn của xã hội HL. Cho nên 1 trong 2 thế lực phải từ bỏ hoặc hoàng đế hoặc Hy Lạp. Vào TK 4 TCN, khi Alexander gởi chiếu thư cho Hy Lạp, đòi họ tôn sùng mình như 1 vị thần. Dân thành Sparta chấp nhận điềm tĩnh, chấp nhận thực tế chen lẫn hoài nghi “Nếu ông ta muốn được coi như 1 vị thần”, “hãy để ông ta là 1 vị thần”.
- Tính năng bao quát của phong trào Triết học trong giai đoạn Hy Lạp hóa.
Vua muốn là thiên tử: Các bạn có thể nhận thấy điều này khi quan sát Antiochus I Commagene, 1 vị vua thời Hy Lạp hóa TK 1 TCN khi ông ta xây dựng lăng mộ mình ở Nemrutdag, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Antiochus phá bỏ phần đỉnh ngọn núi cao 8200 feet (2,499 km) xây lăng mộ đồ sộ cao 400 feet với các tượng thần Hy Lạp và Ba Tư khổng lồ, ở giữa là ông ta ngồi. Sự ngạo mạn này phá vỡ hoàn toàn sự ôn hòa truyền thống Hy Lạp. Điều đó còn xúc phạm quan niệm người Hy Lạp về phẩm cách của thần dân tự do vốn chỉ tuân theo luật lệ thành bang.
Người dân muốn độc lập: Nhưng thời tự trị của thành bang đã thành quá khứ, giờ đây quyền lực nằm trong tay nhà vua. Cho nên nảy sinh vấn đề là: làm thế nào những người có suy nghĩ độc lập, có chính kiến thích nghi với tình hình mới. Anh ta làm sao nếu muốn sống tốt, trung thực theo nguyên tắc đạo đức của bản thân? Liệu anh ta có nên đứng ngoài cuộc? Hay anh ta phải hành động? Nếu hành động thì làm gì? Đây là vấn đề của nhiều trường phái triết học của Kỷ nguyên Hy Lạp hóa. Vấn đề họ phải đối mặt: và khi chọn cách giải quyết khác nhau, tất cả đều đồng ý rằng con người phải khám phá ra: nguồn gốc của tự do và công bằng trong chính bản thân họ.
Tự do thời kì cổ đại là tuân theo luật thành bang mình và tôn thờ vị thần bảo vệ thành bang đó. Trong thời Hy Lạp hóa, tự do phải bao gồm tự do bên trong bắt nguồn từ sự hòa hợp giữa trật tự vũ trụ và bản thân con người. Người khôn ngoan là người tự do kể cả khi anh ta là nô lệ – miễn sao anh ta có thể tạo ra và duy trì sự tự do trong tâm hồn. Nếu anh ta biết cách tự chủ thì không ai làm chủ được anh ta. Không ai có thể hăm dọa anh ta. Niềm đam mê, nỗi sợ hãi, tính tham lam và những ham muốn không thể khiến anh ta đánh mất sự bình tâm. Anh ta không cảm thấy phải “chịu đựng những viên đá những mũi tên của số mệnh phũ phàng”. Rõ ràng anh ta đang tìm cách để khỏi lo âu, về vận may hoặc số phận hay vận mệnh. Bởi anh ta độc lập hơn bất cứ ai. Các nhà triết học yếm thế mà đại diện tiêu biểu nhất là Diogenes có 1 trong nhiều cách thức để đạt sự tự do ý chí và tư tưởng sống tách rời. Về cơ bản những người theo thuyết yếm thế nghĩ rằng việc sống nghèo hèn, thô sơ, phi truyền thống, tách rời khỏi xã hội, xa lánh gia đình và mọi của cải vật chất, đi hành khất để tồn tại. Chính bản thân Diogenes sống trong 1 cái thùng, trên đường phố Athens. Khi Alexander Đại Đế hỏi rằng: liệu ngài có giúp gì cho ông già được không? Lúc đó, ông yêu cầu Đại Đế tránh xa 1 chút để đừng che ánh mặt trời của ông. Đây là 1 cách trốn tránh số phận: vất bỏ mọi thứ và tàn nhẫn với người khác.
Cách khác là xa lánh mọi người và từ bỏ thế giới. Ngoại trừ 1 vài tâm hồn cao thượng, và 1 vài yếu tố cần thiết trong đời sống văn minh. Tránh xa khổ đau, phiền muộn và mọi âu lo xuất phát từ những thú vui trần tục, chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn. Cụm từ “chủ nghĩa khoái lạc” từ chữ Hy Lạp, ám chỉ khoái lạc. Song đây không là thỏa mãn về xác thịt mà là sự hài lòng khi tâm trí thanh thản. Đây là học thuyết của nhà triết học Epicurus, (341- 270 TCN), khuyên người ta thoát ly, lánh xa khỏi thế giới, nên không mấy ảnh hưởng chính trị, lịch sử.
Một đối thủ thành công hơn của Epicurus là Zeno (335 – 263 TCN). Điều đáng chú ý là Epicurus truyền giảng triết lý của mình trong 1 khu vườn riêng, thì Zeno lại truyền giảng dưới mái vòm công cộng, 1 cổng vòm. “Chủ nghĩa khắc kỷ” quan tâm xã hội, thuýêt Epicurus thì hưởng lạc. Vì nó dạy con người sự tự do bên trong bắt nguồn từ sự hòa hợp với trật tự của xã hội. Theo Zeno, trật tự vũ trụ là nắm bắt sự vận hành của vũ trụ, phục tùng nó và anh có tự do. Điều này chí ít, theo “chủ nghĩa khắc kỷ: là sự độc lập tinh thần; anh không chỉ đơn giản bỏ qua thế giới bên ngoài., vì nó phản ảnh trật tự xã hội, một người thông thái có thể thấy sự liên hệ giữa 2 yếu tố đó.
Vai trò của 1 nhà thông thái, là khôi phục và cải thiện trật tự thế giới xung quanh, đưa thế giới hòa hợp vũ trụ, để khuyên răn các bạo chúa nắm quyền hành trong tay, biến họ thành nhà hiền triết. Cho nên, theo chủ nghĩa yếm thế sống vô chính phủ, sống bị động. Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ là những chính trị gia thủ cựu, họ cũng giống những người theo Thanh giáo sau này, miễn cưỡng chấp nhận những gánh nặng của cuộc sống. Tuy trường phái khắc kỷ có vẻ miễn cưỡng, triết lý lại tích cực, vì dạy rằng có 1 trật tự cao hơn điều khiển thế giới. Và trách nhiệm của công dân tốt là ủng hộ các giá trị cao quý hơn, đây chính là sự đền đáp cho bản thân họ. Nhà viết tiểu sử các nhà triết học Hy Lạp ở TK 3. Diogenes Laertius đã nêu ra các nguyên tắc của chủ nghĩa khắc kỷ: sự kết thúc có lẽ được định nghĩa bằng cuộc sống phù hợp với tự nhiên hay nói cách khác hòa hợp với bản chất con người cũng như của vũ trụ. Một cuộc sống mà chúng ta kiềm chế mọi hành động; bị luật pháp cấm đoán mọi thứ được coi là lý do chính đáng cho mọi thứ.
Bấy giờ đức tin của chủ nghĩa khắc kỷ về 1 tiêu chuẩn đạo đức tự nhiên, được mọi người lĩnh hội sau này được chuyển hóa thành luật pháp La Mã. Và nó trở thành sắc lệnh của 1 chính phủ quy mô lớn. Nó được truyền tới thời Trung cổ và muộn hơn nữa. Đức tin của chủ nghĩa khắc kỷ cũng đóng góp 1 phần quan trọng vào Cơ đốc giáo, qua các tác p
Phim Alexander Đại Đế (Alexander) 2004
Alexander (2004)
IMDB 5.6
(53 Voted) HD
Xem Phim
- Thông tin:
- Đang phát : Phụ đề
- Ngày cập nhật : 01-12-2018
- Thời lượng: 214 phút
- Đạo diễn: Oliver Stone,
- Diễn viên: Colin Farrell,Anthony Hopkins,
- Thể loại: Phim lẻ, Phim Hành Động, Phim Phiêu Lưu,
- Quốc gia: Phim Mỹ,
Nội dung phim
Alexander Đại Đế – Alexander (2004)
Alexander là bộ phim tái hiện lại cuộc đời và những chiến tích hào hùng của vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Alexander.
Xuất thân từ dân tộc Macedonia nhỏ bé, ông là người dám chống đối lại Đế Quốc Persian, chiếm đóng từ Hy Lạp trái tới Ấn Độ.
Chinh phạt và chiếm khoảng 95% thế giới vào năm 25 tuổi, Alexander the Great dẫn đoàn binh lính đi hơn 22000 dặm và đã chiếm được các phần đất ấy trong vòng có 8 năm.
Alexander Đại Đế VietSub, Alexander Đại Đế thuyết minh, Alexander Đại Đế HD, Alexander Đại Đế, Alexander Đại Đế full/trọn bộ, Alexander Đại Đế phụ đề, Alexander Đại Đế trailer, alexander dai de VietSub, alexander dai de thuyet minh, Alexander Đại Đế bilutv, Alexander Đại Đế phimbathu, Alexander Đại Đế banhtv, Alexander Đại Đế phimmoi, alexander dai de HD, alexander dai de, alexander dai de full/tron bo, alexander dai de phu de, alexander dai de trailer Xem phim Alexander, Alexander, AlexanderVietSub, Alexander Thuyết minh, Alexander full HD, Alexander bản đẹp, Alexander trọn bộ, Alexander phụ đề, Alexander trailer
Tranh luận về xu hướng tình dục đồng giới của Alexander đại đế
Sử sách cho rằng Alexander đại đế có xu hướng tình dục đồng giới bởi yêu chàng chỉ huy đội kỵ binh Hephaestion, cả hai gắn bó với nhau như nhân tình.
Alexander đại đế và người tình Hephaestion. Ảnh minh họa: Ancient.
Theo Ancient, Alexander III (356-323 trước Công nguyên) còn được gọi là Alexander đại đế. Đây là vị vua thứ 14 của vương quốc Macedonia, song ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà. Trong thời kỳ nắm vương triều, ông chủ yếu thực hiện các cuộc mở mang bờ cõi và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất lịch sử, đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết đến.
Người ta tin rằng Alexander đại đế là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Trong các cuộc chinh phạt, hoàng đế oai hùng cưỡi trên lưng thần mã Bucephalus đánh đến đâu là thắng đến đó. Dù vậy có một bí mật được xem là động trời của vua mà đến sau này các nhà nghiên cứu mới “khai quật”, đó chính là mối tình đồng tính giữa Alexander đại đế với anh chàng chỉ huy đội kỵ binh Hephaestion.
Một số tài liệu ghi nhận Alexander có tình cảm sâu sắc với chàng Hephaestion, chỉ huy đội kỵ binh và cũng là bạn thân từ thời thơ ấu. Thở nhỏ, hai chàng trai học chung với một nhóm trẻ con nhà quý tộc ở Macedonia dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle. Chàng Hephaestion đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên trong lịch sử nhân loại vào thời điểm Alexander đại đế tiến đến thành Troy (hay Troia).
Những nghiên cứu lịch sử gần đây của tác giả Aelian trong cuốn Varia Historia, mục 12.7, khẳng định Hephaestion từng tiết lộ ông là người tình của Alexander. Cả hai nhận ra tình cảm yêu thương dành cho nhau như chuyện tình đồng giới nổi tiếng giữa Achilles và Patroclus. Alexander đại đế hãnh diện nhận mình là hậu duệ của vị anh hùng Achilles. Trong chuyến thăm đền thờ Achilles và Patroclus, Alexander đã tôn vinh Achilles bằng cách cởi bỏ quần áo và chạy xung quanh tượng thờ. Trong lúc đó, Hephaestion cũng kính cẩn nghiêng mình tỏ lòng tôn kính trước Patroclus.
Alexander đại đế đã dành nhiều thời gian ở bên cạnh Hephaestion hơn bất cứ người nào, kể cả vợ. Nếu thuở nhỏ cả 2 gắn bó với nhau trong học hành, luyện tập võ nghệ thì khi trưởng thành, họ luôn kề vai sát cánh cùng nhau chinh chiến, bàn luận chính trị… Mặc dù sau này hoàng đế và chàng chỉ huy đội kỵ binh đều lấy vợ và sinh con nhưng cả hai từng có thời gian gắn bó với nhau như nhân tình.
Một số sách sử ghi chép rằng trong mối quan hệ đồng giới ấy, Alexander đóng vai trò chồng, Hephaestion là vợ. Cũng từ đây, tên tuổi Hephaestion chính thức xuất hiện trong các tài liệu cổ xưa, được nhắc đến trong vai người tình của Alexander đại đế. Trong thời gian vua đến Ecbatana, chàng tình nhân qua đời khiến ông vô cùng đau xót. Alexander truyền lệnh chôn cất Hephaestion theo nghi lễ trang trọng.
Sau này, một số nhà sử học lại đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa Alexander và Hephaestion. Sử gia Robin Lane Fox viết trong một bài tham luận rằng: “Những lượm lặt gần đây nhất khẳng định Alexander đại đế có mối quan hệ yêu đương với Hephaestion nhưng không có văn kiện lịch sử chính thống đương thời nào nói về vấn đề này”. Tuy nhiên, Fox thừa nhận “Có một sự thật là tình bạn của hai người đàn ông này sâu sắc và thân thiết một cách khác thường”.
Thời đó tại Hy Lạp, quan hệ đồng tính luyến ái rất phổ biến và được xã hội chấp nhận. Một số tài liệu còn nói rằng Alexander đại đế và Hephaestion đã nảy sinh quan hệ tình dục trong thời gian diễn ra cuộc chinh phạt thành Troy. Khi Hephaestion qua đời, ông hoàng của đế chế Macedonia đã khóc thương người tình rất nhiều và bỏ ăn uống suốt mấy ngày. 8 tháng sau khi Hephaestion chết, Alexander đại đế băng hà.
>> Xem thêm
‘Thần dược hồi xuân’ giúp Võ Tắc Thiên 80 tuổi vẫn sung mãn tình dục
Bệnh ấu dâm của hoàng đế cuối cùng nhà Tùy Trung Quốc
Minh Đức – Thi Trân
Giải mã sức mạnh đội quân siêu đẳng của Alexander Đại đế
Để tạo nên những chiến tích chinh phạt tuyệt vời ấy, bí ẩn về quân đội “bách chiến bách thắng” và tài năng lãnh đạo thiên bẩm của Alexander luôn có một sức hút đầy mê hoặc đối với hậu thế.
Đội quân hùng mạnh, dấu ấn không thể thiếu trong những cuộc chinh phạt của Vào mùa xuân năm 334, Alexander khởi hành từ Macedonia, rời Antipater với 12.000 bộ binh và 1.500 kỵ binh để bảo vệ mảnh đất quê hương và trông chừng những thành bang Hy Lạp.
Quy mô của đội quân mà cùng với nó, ngài đã băng qua eo biển Hellespont được ghi chép lại rất khác nhau, tổng số dao động trong khoảng 30.000 tới 43.000 bộ binh và từ 4.000 tới 5.500 kỵ binh.
Nhưng con số chi tiết mà Diodorus đưa ra: 32.000 bộ binh và 5.100 kỵ binh, về cơ bản, gần với tổng số mà Arrian (Ptolemy) đưa ra, và có thể là con số chính xác.
Đội quân của Alexander được bố trí phù hợp với từng cuộc chinh phạt. Ảnh: Internet
Đội hình phalanx đặc biệt của Alexander Đại đế
Đội hình phalanx – chiến thuật quân sự độc đáo của Alexander Đại đế. Ảnh: Livius
Alexander Đại đế là người có tài năng chỉ huy quân đội và nhiều chiến lược quân sự với nhãn quan tuyệt vời. Ảnh: Pinterest
trinh sát, các trận đánh nhỏ, đồng thời đã chiến đấu rất anh dũng trong nhiều chiến dịch. Niềm kiêu hãnh giữa đội kỵ binh được nắm giữ bởi “Những chiến hữu Hoàng gia” (Royal Companions) người Macedonia.
trong danh sách lực lượng của ông, Alexander có thể đã có một vài đội như vậy ngay từ đầu.
Alexander Đại đế (356 – 323 TCN) là con trai vua Philippos II của Macedonia và người vợ thứ tư, công chúa Olympias xứ Ipiros. Ông được coi là một vị vua, nhà quân sự “bất khả chiến bại”, người để lại dấu ấn và những bài học quân sự quý báu cho hậu thế. Được coi là một thiên tài quân sự bẩm sinh, Alexander đã bộc lộ tài năng quân sự lỗi lạc của ông ngay từ khi còn rất trẻ. Năm 336, sau khi vua cha Philippos bị ám sát, Alexander trở thành quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 326 TCN) hùng mạnh nhưng ẩn chứa nhiều bất ổn.
thành lập tiểu đoàn thứ 17 cho bộ binh, điều chắc đã diễn ra vào đầu năm 3301.
Chiến thuật cải tổ bước ngoặt của Alexander
linh hoạt này, vào năm 329, Alexander đã tiến hành một thay đổi quan trọng trong việc tổ chức Kỵ binh Chiến hữu. Chúng ta không còn nghe về tám tiểu đội (Ilai), mà nghe nói đến (ít nhất) tám trung đoàn (Hipparchiai), mỗi trung đoàn bao gồm hai tiểu đội hoặc nhiều hơn.
Alexander đã thay đổi một chiến thuật quan trọng về việc tổ chức Kỵ binh chiến hữu. Ảnh: Pinterest
khi nói rằng (Indica 19.5) ngay khi bắt đầu chuyến hải hành xuôi theo sông Hydaspes, Alexander mang theo 120.000 quân lính.
một “Vizier”, nhưng điều đó không có nghĩa hiển nhiên là phải giữ lại tên của ông dẫn đến đội quân của ông được gọi là “chiliarchy của Hephaestion”, thay vì “trung đoàn của Hephaestion”.
Macedonia xuống mức không đáng kể trong quân đội của ngài hay không thì không chắc chắn.
Hơn nữa, Peucestas đã mang tới 20.000 cung thủ và những lính bắn đá người Ba Tư, cũng như một lực lượng đáng kể quân Cossaea và Tapurian, mà có thể là kỵ binh.
Đội quân của Alexander Đại đế rất hùng mạnh nhờ cách tổ chức, chiêu mộ binh lính và những cuộc cải tổ quan trọng của con người kiệt xuất này. Ảnh: Pinterest
Trong tương lai, sau đó, hoặc ít nhất là trong tương lai gần, quân đội ở châu Á chủ yếu bao gồm những phân đội người Iran.
Theo lời thuật lại của nhà sử học Quintus Curtius, dấu hiệu duy nhất về quy mô của hợp phần Macedonia đã được đưa ra trong bài diễn văn mà Alexander đọc nhưng đây hẳn là sáng tác riêng của sử gia.
Trong đó nhà vua nhắc tới đội quân gồm 13.000 bộ binh và 2.000 kỵ binh, tất cả đều là người Macedonia, ngoại trừ những đơn vị đồn trú.
Cách tổ chức, chiêu mộ binh lính, chiến thuật trong từng cuộc chinh phạt,… của Alexander Đại đế đã góp phần tạo nên đội quân hùng mạnh “bất khả chiến bại” và dấu ấn quân sự khó phai khiến cả thế giới phải “ngả mũ”.
Bài viết trên được trích rút từ cuốn sách “Những cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế”, một trong những tuyệt phẩm nổi tiếng của sử gia Arrian – một người Hy Lạp sinh ra vào khoảng một vài năm trước năm 90 sau Công nguyên.
Được coi là một trong những kiệt tác tiêu biểu, “Những cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế” là số ít tác phẩm khắc họa đậm nét khí chất và tài năng quân sự kiệt xuất của Alexander.
Cuốn sách hội tụ nhiều tư liệu lịch sử về Alexander Đại đế, một trong những nhân vật kỳ bí, kiệt xuất trong lịch sử thế giới, được tác giả dày công nghiên cứu. Sách do Alphabooks phối hợp với NXB Thế giới phát hành.
10 câu nói để đời của Alexander Đại Đế
Alexander Đại đế còn gọi là Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander hay Alexandros, (sinh vào tháng 7/356 TCN – mất ngày 11/6/323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN – 323 TCN).
Ông được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.
Ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Alexandros Đại đế đã chiến đấu 17 trận mà không một trận thua với tổn thất quân đội của ông không quá 16%.
Ông đã sử dụng chiến thuật mà học giả ngày nay gọi là “Bẫy chuột của Alexander” trong trận với vua Darius III nhà Achaemenes.
10 câu nói để đời của Alexander Đại đế:
1. Sẽ chẳng đạt được gì nếu như không cố gắng.
2. Không có nhiều thế giới để chinh phục.
3. Tôi không sợ một đội quân sư tử do cừu dẫn dắt. Tôi chỉ sợ đội quân cừu do sư tử chỉ huy.
4. Trên trời không thể có 2 mặt trời. Thế giới cũng không thể có 2 quân chủ.
5. Thách thức lớn nhất mà tôi từng phải đương đầu để giành chiến thắng là Athens.
6. Một lái buôn xứ Thessaly là Philoneicus mang con thần mã Bucephalus dũng mãnh đến bán cho vua Philippos II với giá 13 đồng ta-lăng (đơn vị tiền tệ thời La Mã cổ đại). Tuy nhiên, nhà vua không thể thuần phục được con thần mã trên.
Khi đó, Alexander Đại đế đã nói: “Người ta chịu mất một con ngựa tuyệt như thế chẳng qua là vì người ta không có kinh nghiệm và quá hèn nhát trong việc thu phục nó”.
7. Bây giờ ngươi lo sợ bị trừng phạt và cầu xin tha mạng. Ta sẽ giữ lại mạng sống cho nhà ngươi vì một vị vua Hy Lạp khác với một bạo chúa man rợ. Ta không muốn bất cứ ai làm hại bản thân mình. Một vị vua không giết sứ giả.
8. Thành thực mà nói, nếu tôi không phải là Alexander Đại đế thì tôi sẽ là Diogenes.
9. Mỗi khi nhận được tin vua cha Philippos II chiếm được một ngôi thành hoặc đánh thắng một trận lớn, Alexander Đại đế không những không tỏ ra vui mừng mà trái lại đã nói với những người xung quanh: “Này anh em, cha ta đã giành hết mọi công việc, không chừa lại một việc quan trọng nào để cho chúng ta cùng nhau thực hiện”.
10. Tôi xin cảm ơn cha đã cho tôi cuộc sống. Tôi hàm ơn những thầy giáo đã cho tôi cuộc sống tốt đẹp.
Xem thêm bài viết : 9 mẩu chuyện ngắn gọn chứa đầy ý nghĩa cuộc sống
Có thể bạn quan tâm
Alexander Đại Đế vì sao vĩ đại? – P2: Bách chiến bách thắng – Toán học lý thú
Năm 16 tuổi, Alexander theo vua cha đi chinh chiến, thực nghiệm cách bày binh bố trận và làm tướng. Ông đã học hỏi được rất nhiều trong giai đoạn này.
Lên ngôi vua thống nhất Hy Lạp
Năm 336 trước Công Nguyên, vua Philipos bị ám sát tại lễ cưới con gái của mình. Quân đội suy tôn Alexander lên làm vua của Macedonia, năm ấy nhà vua tròn 20 tuổi.
Sau khi lên ngôi, Alexander nhanh chóng tìm ra kẻ đã ám sát cha mình để trừng trị, rồi tìm cách thống nhất Hy Lạp. Các thành bang đặc biệt là Athena và Thebes không quy phục vị vua trẻ mới lên ngôi và tìm cách chống lại. Tuy nhiên Alexander cho quân đi thu phục được các thành bang này, thống nhất Hy Lạp.
Tượng Alexander Đại Đế. (Ảnh từ Wikipedia)
Ngay sau đó đại diện các thành bang Hy Lạp tôn Alexander làm minh chủ tiến đánh Đế quốc Ba Tư nhằm báo thù sự xâm phạm của người Ba Tư vào Hy Lạp trước đây. Bên cạnh đó, Alexander cho rằng vua Ba Tư là người âm mưu giết cha mình. Để tấn công Ba Tư, Alexander thừa hưởng một đội quân hùng mạnh từ cha mình để lại.
Kết thúc đế chế Ba Tư
Mùa xuân năm 334 TCN, Alexander cùng 42 nghìn binh sĩ đông chinh, vượt qua eo biển Hellespont đến châu Á.
Quân Ba Tư ở bên kia sông Granicus dàn trận rất vững với 2 vạn bộ binh và 2 vạn kỵ binh. Dù sông sâu nhưng Alexander vẫn cùng 13 toán kỵ binh vượt sông thành công dưới làn mưa tên.
Lên bờ xong, quân Hy Lạp lập tức phải giáp chiến với quân Ba Tư. Sau trận giáp chiến đầu tiên, quân Hy Lạp sắp xếp theo đội hình phương trận (phalanx hình chữ nhật) rồi tấn công. Quân Ba Tư không chống cự nổi sự dũng mãnh của quân Hy Lạp, phải chạy thoát thân.
Alexander Đại Đế cùng quân đội của mình trong trận chiến sông Granicus. (Tranh từ Wikipedia.org)
Trận đánh đầu tiên dù lực lượng hai bên không chênh lệch nhau nhiều nhưng quân Ba Tư bị mất 2 vạn bộ binh và 2.500 kỵ binh; trong khi đó quân Hy Lạp chỉ mất 34 người.
Trận đánh bên sông Granicus nổi tiếng đến tận ngày nay. Nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý tới trận đánh nổi tiếng này, nhất là cách dàn quân theo đội hình phương trận (phalanx).
Đội quân của Alexander Đại Đế ngay sau khi vượt sông phải đối diện với quân Ba Tư. (Tranh từ Wikipedia)
Sau chiến thắng khởi đầu, Alexander cho quân tiến xuống bờ biển Ionia, chiếm được tất cả các thành phố ven biển, rồi cho quân tiến vào trong lục địa.
Vua Ba Tư là Darius dẫn 60 vạn quân tinh nhuệ để đón đánh quân Hy Lạp, nhưng Alexander không đưa quân đến đánh. Điều này khiến quân Ba Tư nghĩ Alexander không đám đương đầu với đội quân khổng lồ của họ. Thực ra lúc đó Alexander đang bị một trận ốm nên không đem quân ra ứng chiến.
Lúc này những bầy tôi xu nịnh vua Darius rằng quân Hy Lạp đã quá khiếp sợ không dám giao tranh, vì thế Darius dẫn quân đến Issus để cắt đường rút chạy của Alexander.
Alexander đưa 4 vạn quân đến Issus, tự mình chỉ huy cánh phải nghiền nát cánh trái của quân Ba Tư. Quân Ba Tư dù đông hơn nhiều lần vẫn thảm bại, 11 vạn quân tử trận. Vua Darius hoảng loạn phải tháo chạy trong đám tàn quân, bỏ lại vợ là Stateira I cùng hai con gái và mẹ già.
Thừa thắng Alexander đưa quân đến Địa Trung Hải liên tiếp thắng trận và làm chủ các vùng đất tại nơi này, rồi tiến chiếm Ai Cập. Đến đây lịch sử ghi nhận Alexander đánh đâu thắng đó, không thua một trận nào.
Năm 331 TCN, quân Hy Lạp rời Ai Cập tiến đến Assyria (Iraq ngày nay) thì gặp phải đại quân Ba Tư do vua Darius chỉ huy.
Vị trí quân của hai bên vào đầu trận đánh, màu xanh là quân của Alexander Đại Đế, màu đỏ là quân Ba Tư. (Ảnh từ Wikipedia)
Đây là trận Gaugamela nổi tiếng trong lịch sử. Trong khi quân Hy Lạp có hơn 4 vạn thì quân Ba Tư có 10 vạn. Quân Ba Tư lợi dụng số lượng kỵ binh vượt trội để đánh bọc sườn quân Hy Lạp từ hai phía, nhưng tập trung đông hơn ở cánh phải. Quân Hy Lạp bố trí quân theo đội hình phương trận tập trung quân ở cánh phải để chống lại quân Ba Tư.
Kết quả quân Ba Tư bị đẩy lùi. Alexander cho quân tinh nhuệ xông lên đánh thủng chiến tuyến quân Ba Tư, đánh vào trung quân của Ba Tư.
Lúc này cánh trái của quân Hy Lạp bị quân Ba Tư đánh bại và tấn công các doanh trại. Kỵ binh Ba Tư tận dụng những lỗ hổng giữa trận tuyến của Hy Lạp để tấn công. Nhưng phòng tuyến thứ 2 của quân Hy Lạp tiếp ứng kịp thời, giao tranh ác liệt với quân Ba Tư.
(Tranh từ Wikipedia)
Lúc này, giữa tình hình chiến trận căng thẳng thì vua Darius bỏ chạy, khiến quân Ba Tư bối rối. Quân Hy Lạp cũng tập trung thêm quân tiến đánh, khiến số quân đang tấn công của Ba Tư phải rút lui.
Quân Hy Lạp truy kích khiến quân Ba Tư tổn thất nhiều. Sau trận đánh phía Hy Lạp mất 700 quân trong khi Ba Tư bị mất 2 vạn quân.
Trận Gaugamela. (Tranh từ Wikipedia)
Thừa thắng, quân Hy Lạp tiến vào Babylon (nay ở phía nam thành phố Baghdad). Trước uy danh của Alexander, thành phố này đầu hàng ngay lập tức
Thua trận Gaugamela, quân Ba Tư không còn đủ sức mạnh để chống đỡ. 4 tháng sau quân Hy Lạp đốt cháy cung điện hoàng gia Ba Tư ở Persepolis, kết thúc đế chế Ba Tư cổ đại.
Không dừng bước
Năm 326 trước công nguyên, Alexander rảnh tay để tiến đánh Ấn Độ. Người Ấn Độ đã chiến đấu ngoan cường để bảo vệ các thành phố của họ. Alexander phải dùng đến kế nội phản mới giành được chiến thắng.
Sau chiến thắng tại Ấn Độ, Alexander cho quân tiến vào vùng đất thuộc Pakistan ngày nay. Quân Hy Lạp giao chiến với quân Ấn Độ liên tục giành được chiến thắng nhờ lòng dũng cảm, tinh thần kỷ cương cao và những chiến thuật tài tình của Alexander. Trận đánh lớn nhất ở đây được ghi nhận trong lịch sử là trận chiến sông Hydaspes (nay gọi là sông Jhelum, một nhánh của sông Indus, nay là tỉnh Punjab của Pakistan).
Trận Hydaspes với sự tham gia của tượng binh. (Tranh từ Wikipedia)
Quân Hy Lạp bắt được vua Porus. Khi Alexander hỏi vị vua này muốn được đối xử thế nào, vua Porus đáp rằng: “Này Alexander, xin hãy đối xử với tôi như với một vị Quân Vương”.
Alexander chưa bao giờ nghĩ rằng một tù bình lại có thể trả lời như thế nên cho phép vua Porus giữ lại vương quốc của ông ta và cho phép ông ta trở thành đồng minh của mình.
Đại Đế
Đến đây các binh sĩ Hy Lạp cũng đã quá mệt mỏi sau nhiều năm chinh chiến. Alexander không muốn tiếp tục các cuộc chinh phạt nên trở về.
Lúc này một người bạn thân của ông là Hephaeistion qua đời vì bệnh tật, Alexander trở nên quẫn trí, mắc bệnh và qua đời ở Babylon vào ngày 10 tháng 6 năm 323 TCN. Lúc này ông mới chỉ 33 tuổi.
Trong 8 năm cầm quân của mình, Alexander Đại Đế chinh phục khắp nơi, tạo ra đế chế trải dài trên ba châu lục, bao phủ hơn 5 triệu km2.
Bản đô rộng lớn của Hy Lạp dưới thời Alexandros Đại Đế. (Tranh từ vmacedonia.com)
Nhà sử học quân sự người Mỹ Trevor Nevitt Dupuy trong cuốn sách “The military life of Alexander the Great of Macedonia” (Tạm dịch: Cuộc đời binh nghiệp của Alexander Đại Đế của Macedonia) đã ví Alexander Đại Đế với thống soái Hannibal xứ Carthage, Julius Caesar của La Mã, Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ, vua Gustav II Adolf nước Thụy Điển, vua Friedrich II nước Phổ và Hoàng đế Napoléon Bonaparte nước Pháp.
Hết
Trần Hưng
Alexander Đại đế trăn trối 3 điều kỳ lạ, nghìn năm sau người đời đều thán phục
Alexander Đại đế là một trong những vị quân vương nổi tiếng nhất thời cổ đại, hậu thế nghìn năm còn ngưỡng mộ. Sự nghiệp chinh chiến vĩ đại của ông là có một không hai. Nhưng cái chết của ông cũng để lại nhiều suy ngẫm cho người đời.
Cuộc đời chiến chinh oanh liệt
Ngay từ năm 16 tuổi, Alexander đã bắt đầu theo cha rong ruổi chinh chiến và học hỏi những kỹ năng chiến trận từ cha mình, hoàng đế Philip. Năm 336 TCN, Alexander chính thức lên ngôi hoàng đế xứ Macedonia. Lên kế vị không lâu, ông bắt đầu tiến hành các cuộc chinh phạt không ngừng mở rộng lãnh thổ.
Bằng tài năng quân sự thao lược của mình, Alexander đã đạp cả Hy Lạp dưới gót chân, hướng mũi giáo chinh phạt Tiểu Á, Ba Tư, Lưỡng Hà, Ai Cập… Thậm chí, Alexander còn đi xa hơn tất cả những người tiền nhiệm của mình khi mang quân áp sát tới tận biên giới phía bắc Ấn Độ, lưu vực sông Ấn.
Chỉ trong vòng 13 năm ngắn ngủi, Alexander dựng nên một đế chế trải dài từ Âu sang Á, bao gồm tất cả các trung tâm văn minh lớn của thế giới cổ đại. Ông cũng là một mãnh tướng “bất khả chiến bại” theo đúng nghĩa đen, chưa từng thua bất kỳ trận nào trong nghiệp cầm quân.
Sau khi không thể tiến thêm về phía đông, Alexander cuối cùng cũng từ bỏ kế hoạch viễn chinh của mình và thừa nhận giới hạn của đế chế dừng lại ở bờ sông Ấn. Năm 323 TCN, trên đường trở về Babylon, Alexander mắc trọng bệnh rồi qua đời ở tuổi 33.
Ước nguyện cuối cùng
Cái chết của ông đến nay vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, câu chuyện về phút lâm chung của vị hoàng đế vĩ đại này vẫn được người đời truyền tụng không ngớt. Chuyện kể rằng trong giây phút cảm nhận được cái chết đang bủa vây lấy mình, Alexander đã cho gọi quần thần lại và dặn: “Trước khi chết, ta có 3 điều muốn các ngươi thực hiện, nhất định không được trái ý”.
Cụ thể, ba điều đó như sau:
- Ông muốn tất cả các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của mình trở về.
- Ông muốn binh sĩ rải hết vàng bạc, châu báu, ngọc ngà mà mình để dành cả đời suốt dọc con đường dẫn ra nghĩa địa.
- Ông muốn người ta đặt bàn tay của mình thò ra bên ngoài nắp quan tài, để tất cả đều nhìn thấy được.
Quần thần của Alexander đều vô cùng kinh ngạc, cho rằng hoàng đế của mình đã không còn tỉnh táo. Alexander lấy sức thở một hơi dài, đoạn nhìn tất cả một lượt và nói: “Sở dĩ ta yêu cầu các ngươi làm điều đó là muốn nhắn nhủ với con người thế gian 3 điều này”:
- Thứ nhất, thầy thuốc giỏi đến thế nào cũng không thể thực sự chữa khỏi bệnh cho chúng ta. Khi đối diện với cái chết, họ cũng đành bất lực. Vì vậy, hãy biết trân quý sinh mệnh của mình.
- Thứ hai, tiền bạc, của cải dù nhiều đến đâu, khi chết đi cũng trở thành vô nghĩa, chỉ có thể dùng để lót đường mà thôi.
- Thứ ba, khi giã từ cõi đời, thứ con người thực sự còn lại chỉ là hai bàn tay trắng. Ta đến và đi đều là như vậy, cớ sao phải ôm giữ quá nhiều?
Nói xong, Alexander thở dài một tiếng rồi từ từ nhắm mắt. Một cuộc đời oanh oanh liệt liệt với bao chiến công kết thúc như vậy đấy!
Biết buông bỏ là một loại trí huệ
Ở thời điểm đắc ý nhất của mình, Alexander đã có cả thế giới trong tay. Ông là hoàng đế của một trong những đế chế vĩ đại nhất, lại có được sự nghiệp toàn thắng đỉnh cao. Nhưng vì sao đến lúc nhắm mắt xuôi tay ông mới hiểu những đạo lý đơn giản kia?
Bạn thử nghĩ xem, hạnh phúc đích thực trong cuộc đời mình là gì? Nhà cao, cửa rộng, xe hơi, vợ đẹp, con khôn, tiền tài? Vật chất đủ đầy có thể khiến tinh thần người ta phấn khởi nhưng niềm hưng phấn ấy không thể lâu dài. Tiền tài đến rồi lại đi, sự nghiệp thăng rồi lại trầm, nếu coi chúng là cội nguồn hạnh phúc chẳng phải chúng ta đã tự hạ thấp mình quá chăng?
Giàu có cỡ nào, quyền lực cỡ nào, bạn cũng không thể sánh bằng Alexander Đại đế. Nhưng đến ngay cả Alexander cũng vẫn cảm thấy cô đơn, không tìm được hạnh phúc đích thực của mình. Cuộc đời sao kỳ lạ đến vậy? Hạnh phúc sao khó tìm đến thế?
Càng cố gắng truy đuổi những thứ vật chất, những thứ quyền lực, dường như bạn càng mất đi hạnh phúc, càng cảm thấy đứng trên đỉnh núi cao thật cô đơn làm sao! Thực ra cách để tìm được hạnh phúc vĩnh cửu rất đơn giản:
Hãy học cách buông bỏ
Buông bỏ ấy không phải là từ bỏ hết thảy mọi thứ trên cõi đời, bởi dù sao bạn vẫn cần phải sinh tồn. Buông bỏ là nói về việc rũ bỏ những dục vọng truy đuổi vật chất lạc thú trong lòng.
Buông bỏ không phải là bất lực, chán chường. Buông bỏ là đặt mình ở vị trí cao hơn, từ đó mà không chấp nhặt vào sự đời.
Chỉ có bậc quân tử, có trí tuệ hơn người mới có được khả năng buông bỏ. Khi hiểu thấu lẽ đời hoàn toàn, triệt để, người ta sẽ trở nên rộng lượng hơn, bình thản hơn trước những được mất tầm thường, từ đó mà tìm được hạnh phúc.
Hữu Bằng
Xem thêm: