• HOME
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
  • CÔNG TRÌNH
  • Leaf ‘stories
  • About us
  • LEAF Furniture Talks !
    • FOR YOU
    • Retail
    0.00 ₫(0 items)
    • HOME
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
    • CÔNG TRÌNH
    • Leaf ‘stories
    • About us
    • LEAF Furniture Talks !
      • FOR YOU
      • Retail

    Table of Contents

        • Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại
        • 30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)
        • 1. Nghệ thuật ướp xác
        • 2. Vai trò của loài mèo trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại
        • 3. Bí mật của pharaoh Tutankhamun
        • 4. Tra tấn là “chuyện thường ngày ở huyện”
        • 5. Tinh bột là nguồn thực phẩm chính
        • 6. Bất chấp những tiến bộ khác về mặt xã hội, y học thời Ai Cập cổ đại vẫn còn rất lạc hậu
        • 7. Tháo bỏ những chiếc mặt nạ bằng vàng xa xỉ, người Ai Cập thật sự còn lại gì?
        • 8. Ngôi đền vĩ đại ở Abu Simbel
        • 9. Người lùn trong văn hóa Ai Cập cổ đại
        • 10. Nữ thần Ammut
        • 11. Tục hiến tế người
        • 12. Các vị thần thường hay thay đổi hình dạng
        • 13. Các loại lăng mộ thịnh hành
        • 14. Văn Tự Kim Tự Tháp
        • 15. Cuộc sống ở thế giới bên kia
        • Khám phá Ai Cập cổ đại, cái nôi của nền văn minh nhân loại
    • Ai Cập cổ đại, nơi được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại cho đến nay vẫn ẩn chứa nhiều bí mật thôi thúc con người khám phá.
        • 10 sự thật “hãi hùng” về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại | Giải trí – Thể thao
        • Phát hiện hàng trăm kim tự tháp cổ Ai Cập, nằm ẩn sâu ngay phía dưới lòng đất
        • 10 sự thật về Ai Cập cổ đại, trời ơi tin được không!!!
        • Phát hiện rùng rợn về cái chết của pharaoh Ai Cập | Khoa học
        • Tam Quốc Chi 2D server Pharaoh Ai Cập Cổ Đại – Trang chủ

    Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại

    30/09/2019 15:26 154

    Điểm: 0/5 (0 đánh giá)

    Chữ tượng hình của người Ai Cập là một trong những hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới, có niên đại cách đây khoảng 5.200 năm. Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng chữ tượng hình do thần trí tuệ Thoth tạo ra, và họ gọi nó là “ngôn ngữ của các vị thần”.

     /></p>
<p><em><span style=Chữ tượng hình của người Ai Cập. Ảnh: Wikimedia.

    Chữ tượng hình đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành nhiều công việc của hoàng gia, được các Pharaoh Ai Cập đầy quyền uy và những người ghi chép (scribe) dùng để ghi lại những thành tựu trong triều đại của họ. Ngày nay, hàng triệu chữ tượng hình còn lưu lại trong các văn bản thiêng liêng, quan tài đá, lăng mộ, và tượng đài là minh chứng cho một thời đại hoàng kim đã qua ở Ai Cập.

    Hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại bao gồm một số lượng lớn ký tự bằng hình ảnh, trong đó có 24 ký tự đại diện cho các chữ cái. Những ký tự khác đại diện cho từ hoàn chỉnh hoặc sự kết hợp của các phụ âm. Tổng cộng có khoảng 700 – 800 ký tự cơ bản được gọi là glyph, không có dấu chấm câu, dấu cách hoặc dấu hiệu nhận biết vị trí bắt đầu và kết thúc của từ hoặc câu. Chữ tượng hình được đọc từ phải sang trái và từ trên xuống dưới.

    Các tư tế, hay thầy tế, sử dụng chữ tượng hình để ghi chép lời cầu nguyện hoặc văn bản liên quan đến cuộc sống sau khi chết và thờ phụng các vị thần. Những người thuộc tầng lớp quý tộc ở Ai Cập thậm chí còn chuẩn bị trước lăng mộ cho mình, với chữ tượng hình khắc trên bề mặt các bức tường lăng mộ và bên trong quan tài đá nhằm hướng dẫn cho họ hành trình sang thế giới bên kia.

    So với hệ thống chữ viết hình nêm của người Sumer, chữ tượng hình của người Ai Cập không bắt nguồn từ hệ thống chữ viết khác và nó cũng khó hiểu hơn rất nhiều. Ngoài ra, các ký tự chữ tượng hình Ai Cập chỉ đại diện cho phụ âm, trong khi chữ viết hình nêm đại diện cho toàn bộ âm tiết, bao gồm cả nguyên âm.

    Hệ thống chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại không sử dụng các hình vẽ trừu tượng mà nó được xây dựng dựa trên những sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể trong thế giới vật chất xung quanh. Các ký tự rõ ràng và đầy đủ nhất miêu tả con người và các bộ phận trên cơ thể người. Một số hình vẽ khác cũng được sử dụng phổ biến là động vật, chim, công cụ, vũ khí, đồ trang sức,…

    Không phải người Ai Cập cổ đại nào cũng có thể đọc và viết chữ tượng hình, đặc biệt là đối với dân thường. Chỉ một nhóm người am hiểu và biết sử dụng hệ thống chữ viết này. Họ được gọi là những người ghi chép. Để trở thành người ghi chép, người ta phải được đào tạo tại một ngôi trường đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ, thường là những cậu bé khoảng 6 – 7 tuổi. Quá trình đào tạo kéo dài trong nhiều năm.

    Sau một thời gian, vì chữ tượng hình quá khó nhớ nên người Ai Cập sáng tạo ra loại chữ viết mới được biến tấu từ chữ tượng hình, được gọi là chữ thầy tu (Hieratic) vào khoảng năm 2700 trước Công nguyên. Đây là chữ viết được các thầy tu Ai Cập sử dụng phổ biến để ghi chép và sáng tác. Còn chữ tượng hình vẫn được dùng để trang trí tường, lăng mộ và khắc lên các đài tưởng niệm, bia đá.

    Đến thế kỷ 7 trước Công nguyên, một hệ thống chữ viết mới ra đời gọi là chữ bình dân (Demotic). Nó được phát triển từ chữ thầy tu nhưng đơn giản hơn, dễ đọc hơn. Người dân Ai Cập sử dụng nó để ghi chép các tài liệu văn học, chuyên luận khoa học, tài liệu pháp lý và hợp đồng kinh doanh…Chữ bình dân đánh dấu một bước phát triển mới trong ngôn ngữ của người Ai Cập với một hệ thống ngữ pháp riêng.

    Sau khi Alexander Đại đế chinh phạt Ai Cập vào năm 332 trước Công nguyên, nền văn hóa Hy Lạp ảnh hưởng đến người Ai Cập dưới triều đại Pharaoh Ptolemy. Chữ Hy Lạp trở thành quốc ngữ được sử dụng ở triều đình. Thậm chí các Pharaoh của vương triều này không biết đọc chữ tượng hình Ai Cập.

    Trong giai đoạn từ năm 395 – 641 sau Công nguyên, Cơ Đốc giáo truyền bá vào Ai Cập trong thời kỳ cai trị của đế quốc La Mã. Một loại chữ viết mới ra đời gọi là chữ Coptic. Nó được viết theo bảng chữ cái Hy Lạp và bổ sung thêm 6 ký hiệu trong hệ thống chữ viết bình dân của người Ai Cập. Năm 642, người Hồi giáo chinh phạt Ai Cập. Kể từ đó, tiếng Ả rập dần trở thành ngôn ngữ chính của người Ai Cập cho đến ngày nay.

    Giải mã chữ tượng hình

    Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại không thể giải mã được trong 1400 năm, cho đến khi học giả người Pháp Jean-Francois Champollion [người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Ai Cập học] làm sáng tỏ nội dung ghi trên phiến đá Rosetta. Phiến đá này cao 114 cm, rộng 72 cm. Nó được sĩ quan quân đội Pháp Pierre Bouchard phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile vào năm 1799.

    /> </div>
<p style=Phiến đá Rosetta trưng bày tại Bảo tàng Anh. Ảnh: History.

    Năm 196 trước Công nguyên, Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong chiến dịch tuyên truyền chính trị nhằm công bố với thiên hạ ông là Pharaoh hợp pháp của Ai Cập. Tầm quan trọng của phiến đá Rosetta không nằm ở nội dung của sắc lệnh chính trị mà ở văn bản thể hiện bằng hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại theo ba hệ thống chữ viết: chữ tượng hình Ai Cập (phía trên cùng), chữ bình dân Ai Cập (ở giữa) và chữ Hy Lạp (dưới cùng) để tất cả người dân đều có thể đọc hiểu.

    Nhờ chữ Hy Lạp cổ đại không bị thất truyền, bản khắc bằng tiếng Hy Lạp trở thành chìa khóa để giải mã hai bản khắc bằng chữ Ai Cập cổ đại. Câu cuối trong bản tiếng Hy Lạp viết: “Được viết bằng các ký tự linh thiêng, bản địa và Hy Lạp”. Từ “linh thiêng” ám chỉ chữ tượng hình Ai Cập, còn “bản địa” ám chỉ chữ bình dân.

    Năm 1819, Thomas Young trở thành người đầu tiên giải mã một phần các ký tự tượng hình trên phiến đá phiến đá Rosetta. Sau đó, Jean Francois Champollion kế thừa thành quả nghiên cứu của Young và hoàn thiện công việc, công bố giải mã thành công vào năm 1822. Kể từ đó, các nhà khoa học mới biết cách đọc và hiểu chữ tượng hình cổ.

    Quốc Hùng (Theo History, Ancient Origins)

     

    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh lâu đời nhất lịch sử loài người. Hơn 5.000 năm đã trôi qua, những dấu ấn mà các pharaoh để lại vẫn luôn tạo được sức hấp dẫn đặc biệt đối với thế giới ngày nay.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Ai Cập cổ đại là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.

    Nếu tất cả những gì bạn biết về thời kỳ này chỉ gói gọn trong vài đoạn clip ngắn trên The History Channel và bộ phim hoạt hình của hãng DreamWorks – The Prince of Egypt, thì những sự thật dưới đây chắc hẳn sẽ làm bạn bất ngờ đấy.

    1. Nghệ thuật ướp xác

    Nhắc đến Ai Cập cổ đại mà bỏ qua nghệ thuật ướp xác thì thật là một thiếu sót vô cùng lớn.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Những chiếc bình đựng nội tạng của người Ai Cập cổ đại.

    Nhiều người cho rằng thuật ướp xác dưới thời các pharaoh đã đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối. Khi thực hiện quy trình này, các cơ quan nội tạng được lấy ra khỏi cơ thể người chết và cho vào những lọ đựng riêng biệt hay còn gọi là bình canopic. Sau đó, những lọ này sẽ được đặt vào trong mộ trong quá trình diễn ra nghi lễ chôn cất.

    2. Vai trò của loài mèo trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại

    Mèo có một vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa của người Ai Cập cổ đại. Chúng là biểu tượng cho sự duyên dáng cũng như tính cân bằng. Vì vậy, loài vật này thường gắn liền với nhiều khái niệm quan trọng như khả năng sinh sản và quá trình mang thai.

    Tuy nhiên, xã hội cổ đại này lại tồn tại một nghịch lý. Theo luật, những người làm hại loài vật linh thiêng trên sẽ phải nhận án tử hình. Vậy mà khi một người Ai Cập qua đời, con mèo của họ cũng bị chôn theo chủ nhân dù chúng vẫn còn khỏe mạnh.

    3. Bí mật của pharaoh Tutankhamun

    Dù được mô tả là sở hữu vẻ ngoài trẻ trung và đẳng cấp, hình ảnh xác ướp của pharaoh Tutankhamun lại phản ánh điều ngược lại. Tutankhamun là kết quả của một cuộc hôn nhân cận huyết khi cha và mẹ ông là hai anh em.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Một bức tượng của pharaoh Tutankhamun.

    Có nhiều giả thuyết xoay quanh cái chết của vị pharaoh nổi tiếng, từ tai nạn xe ngựa đến bị mưu sát. Tuy nhiên, đa số các nhà sử học khẳng định rằng ông qua đời vì mắc phải hội chứng Kohler, một bệnh thoái hóa xương hiếm gặp.

    Hình ảnh phục chế của vị vua trẻ cho thấy ông sở hữu vòng hông nữ tính và một bàn chân bị biến dạng (có thể do ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết).

    4. Tra tấn là “chuyện thường ngày ở huyện”

    Luật pháp của Ai Cập cổ đại không hề có tính khoan hồng. Tra tấn là biện pháp phổ biến để lấy lời khai từ các nghi phạm. Phương pháp tra tấn thường dùng nhất là bastinado (một hình thức dùng gậy đánh vào chân).

    5. Tinh bột là nguồn thực phẩm chính

    Ngũ cốc là một trong những loại lương thực chính của người Ai Cập cổ đại.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Hình ảnh thu hoạch lúa mì thời Ai Cập cổ đại.

    Cả người giàu và người nghèo đều có thể thưởng thức những sản phẩm làm từ ngũ cốc mà mình yêu thích như bia và bánh mì.

    6. Bất chấp những tiến bộ khác về mặt xã hội, y học thời Ai Cập cổ đại vẫn còn rất lạc hậu

    Mê tín dị đoan vẫn để lại dấu ấn khá nặng nề trong nền y học thời Ai Cập cổ đại. Các phương pháp chữa bệnh là sự kết hợp giữa huyền thuật và khoa học. Làn ranh giữa nhiệm vụ của linh mục và bác sĩ lúc bấy giờ khá mong manh.

    Phân động vật là phương thuốc khá phổ biến và được kê cho nhiều loại bệnh khác nhau. Loại thuốc đặc biệt này không chắc có tác dụng gì không, nhưng rõ ràng việc làm cho hơi thở bệnh nhân có mùi phân đem đến nhiều tác hại hơn là lợi ích.

    7. Tháo bỏ những chiếc mặt nạ bằng vàng xa xỉ, người Ai Cập thật sự còn lại gì?

    Những chiếc quan tài và vương trượng mạ vàng tuyệt đẹp cùng với vô số vật phẩm xa hoa bao quanh thường khiến bạn lầm tưởng về thực tế ở Ai Cập cổ đại. Mặt tối của câu chuyện kia là điều không phải ai cũng biết.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Hình ảnh xác ướp của pharaoh Ramesses II.

    Phần còn sót lại bên trong lớp hào nhoáng đó là vô vàn các chứng bệnh bủa vây người Ai Cập cổ đại như bilharzia (bệnh gây ra bởi việc đi chân trần trong nước bị ô nhiễm), dịch hạch, viêm khớp, sâu răng, và suy dinh dưỡng.

    Thêm vào đó, những người đàn ông Ai Cập trung bình chỉ cao khoảng 1m57 và ít khi nào sống thọ hơn 60 tuổi.

    8. Ngôi đền vĩ đại ở Abu Simbel

    Ngôi đền vĩ đại ở Abu Simbel là nơi tôn thờ pharaoh Rameses và các vị thần Amun, Ra-Horakhty và Ptah.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Ngày nay, đền Abu Simbel nằm gần biên giới phía nam của Ai Cập.

    Điều thực sự tuyệt vời về ngôi đền này là việc tính toán của các kiến trúc sư đã tạo ra nó. Vào hai ngày 22/10 và 22/02 hàng năm, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu sáng khuôn mặt của pharaoh Rameses, thần Amun và thần Ra-Horakhty, chỉ riêng khuôn mặt thần Ptah là không được ánh sáng soi rọi. Đây có thể không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì Ptah là một vị thần có mối liên kết với thế giới bên kia và bị bao phủ bởi bóng tối.

    9. Người lùn trong văn hóa Ai Cập cổ đại

    Các nhà khoa học tin rằng Achondroplasia (một căn bệnh làm cho tứ chi người mắc phải bị teo nhỏ lại dù phần thân vẫn toàn bình thường) có nguồn gốc từ thời kỳ Ai Cập cổ đại.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Một bức tượng người lùn.

    Bệnh lùn trong văn hóa Ai Cập cổ đại lại là một điều vô cùng thiêng liêng và đáng tôn kính. Người ta tin rằng người lùn đã từng phục vụ trong triều đình của các pharaoh như những vũ công.

    Một vài người trong số họ còn giữ các chức vụ quan trọng như tướng lĩnh quân đội và lãnh chúa của các vùng đất. Một vài vị thần thậm chí cũng mang hình dáng của người lùn.

    10. Nữ thần Ammut

    Ammut trong ngôn ngữ bản địa có nghĩa là “người ăn hồn”. Bà là nữ thần đại diện cho sự trừng phạt của thần linh. Bà có đầu cá sấu, còn phần thân là sự kết hợp giữa hà mã và sư tử.

    Ammut giáng sự trừng phạt của mình xuống những người phạm tội vào thời điểm họ qua đời. Trái tim mỗi người sẽ được cân để xác định bản chất thật sự của chủ nhân chúng. Những người có trái tim nhẹ được phép đầu thai, còn những kẻ mang trái tim nặng như chì sẽ trở thành bữa ăn nhanh của nữ thần Ammut.

    11. Tục hiến tế người

    Dấu vết từ những ngôi mộ cổ cho thấy các cư dân Ai Cập cổ đại đã từng dùng người làm vật hiến tế trước khi chuyển sang các loài động vật như mèo và bò.

    Người ta tin rằng phương pháp này chỉ dành riêng cho hoàng gia Ai Cập. Người hy sinh và được đặt trong các ngôi mộ chính là người hầu của họ. Dần dần, việc dùng người hiến tế giảm dần và gần như biến mất hoàn toàn vào cuối thời kỳ Vương triều Thứ nhất. Hình thức man rợ này đã kéo dài từ khoảng năm 3100 đến năm 2900 trước Công nguyên.

    12. Các vị thần thường hay thay đổi hình dạng

    Trong tín ngưỡng của người Ai Cập tồn tại rất nhiều vị thần khác nhau. Mỗi vị thần phục vụ một mục đích nhất định cũng như có hình dạng riêng biệt.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Tranh vẽ ba vị thần Nut, Shu và Geb.

    Trong số các vị thần, Geb có thể được xem là vị thần đặt biệt nhất. Ông thường xuất hiện dưới hình dạng một người đàn ông da xanh khỏa thân. Tuy nhiên, ông có thể thay đổi hình dạng hoặc biến thành các loài động vật như ngỗng và thỏ.

    13. Các loại lăng mộ thịnh hành

    Ai Cập cổ đại được chia thành hai vùng là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Sự phân chia này dẫn đến những khác biệt không tránh khỏi trong lối sống, đặc biệt là việc xây dựng lăng mộ và quy trình chôn cất người chết.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Hình ảnh một lăng mastaba.

    Trong khi vùng Lisht ở Thượng Ai Cập có nhiều lăng mastaba (kiến trúc cao và phẳng ở phần trên cùng), các lăng mộ được chạm khắc trực tiếp vào các ngọn núi lại vô cùng phổ biến ở vùng Thebes ở Hạ Ai Cập.

    14. Văn Tự Kim Tự Tháp

    Bên cạnh Cuốn Sách Của Cái Chết, Văn Tự Kim Tự Tháp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các tang lễ của người Ai Cập cổ đại.




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Tuy nhiên, nếu Cuốn Sách Của Cái Chết chứa nhiều hình minh họa thì Văn Tự Kim Tự Tháp lại tập trung vào việc ghi chép lại các bùa chú để bước vào thế giới bên kia (có 759 loại bùa chú trong cuộn giấy này).

    15. Cuộc sống ở thế giới bên kia

    Thế giới bên kia sẽ như thế nào nếu bạn vẫn có thể ăn uống như hiện tại?




    30 sự thật không ai kể cho bạn về nền văn minh Ai Cập cổ đại (P1)

    Pharaoh Sarcophagus.

    Người Ai Cập cổ đại tin rằng điều quan trọng nhất đối với người chết là việc ăn, uống và hít thở ở thế giới bên kia. Vì lý do đó, nghi thức mở miệng ra đời để giúp người chết có thể làm được các điều trên. Một buổi lễ hoàn chỉnh bao gồm tổng cộng 75 hồi, từ việc đọc thần chú cho đến dâng cúng thức ăn.

    (Còn tiếp)

    Khám phá Ai Cập cổ đại, cái nôi của nền văn minh nhân loại

    Ai Cập cổ đại, nơi được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại cho đến nay vẫn ẩn chứa nhiều bí mật thôi thúc con người khám phá.

    

    Ai Cập, tên chính thức ngày nay là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia thuộc Bắc Phi, Trung Đông và Tây Nam Á, nổi tiếng với dòng sông Nile, những kim tự tháp hùng vĩ cùng bí ẩn về nền văn minh cổ đại thu hút khách du lịch và giới khoa học.

    Ai Cập – cái nôi của nền văn minh nhân loại

    Nền văn minh Ai Cập cổ đại hay còn được biết tới là nền văn minh sông Nile được xem là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Địa lý chính là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới.

    Sông Nile dài hơn 6 ngàn km, có 7 nhánh đổ ra Địa Trung Hải, là một trong những con sông dài nhất thế giới. Hạ lưu sông có hình dáng tam giác, dài 700 km với hai bên lưu vực sông có đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhờ lượng phù sa lớn bồi đắp, thuận tiện cho các loại cây trồng phát triển. Nơi đây cũng sở hữu quần thể động vật đa dạng. Nhờ đó, cư dân sống ở hai bờ sông Nile không chỉ an cư lạc nghiệp mà còn phát triển thông thương. Thiên nhiên đã ưu ái ban cho nơi này điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nền văn minh sớm nhất thế giới.

     src=
    Sông Nile, Ai Cập ngày nay trở thành một trong những điểm du lịch hút khách (Ảnh: Internet)

    Theo Wikipedia, năm 3150 TCN (trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập), nền văn minh Ai Cập được thống nhất dưới thời pharaoh Narmer, thường được gọi là Menes. Đây cũng là vị vua đầu tiên của đế chế Ai Cập cổ.

    Trải qua nhiều đời pharaon với những biến động lịch sử, nền văn minh Ai Cập cổ đã tạo ra được vô số thành tựu, từ tín ngưỡng – tôn giáo, văn hóa cho đến xây dựng, tiêu biểu là kim tự tháp – một trong 7 kỳ quan thế giới cổ còn sót lại tới ngày nay.

    1. Kiến trúc

    Không thể không kể đến các công trình kiến trúc vĩ đại như Kim tự tháp, Tượng nhân sư khi nhắc tới nền văn minh Ai Cập cổ đại. Cho đến nay, những công trình này vẫn đứng sừng sững như tượng đài bất tử, khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh thịnh vượng cổ xưa. Những bí ẩn xoay quanh chúng vẫn là đề tài thu hút các nhà khảo cổ, và là điểm đến lý tưởng với những người yêu thích du lịch khám phá.

    Theo các học giả, đặc trưng của kiến trúc Ai Cập cổ đại là sự khan hiếm gỗ. Nguyên vật liệu chính mà người Ai Cập cổ dùng để xây dựng là gạch và đá. Quan niệm, tín ngưỡng mà người Ai Cập cổ đại gửi gắm trong những công trình xây dựng này đến nay vẫn khiến các nhà khoa học phải đau đầu.

     src=
    Kim tự tháp – một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại còn sót lại tới tận ngày nay (Ảnh: Internet)

    Kim tự tháp, hay chính là mộ của các Pharaoh và hoàng hậu bắt đầu được xây dựng từ thời vua đầu tiên của vương triều III, là các công trình có hình chóp được làm bằng đá. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp được khám phá ở Ai Cập (theo Wikipedia). Bên trong mỗi kim tự tháp đều ẩn chứa nhiều bí ẩn vừa khiến con người tò mò, lại vừa khiến họ sợ hãi.

    Nhiều hình vẽ khắc họa được tìm thấy bên trong các kim tự tháp cũng cho ta thấy nghệ thuật phong phú của nền văn minh cổ xưa nhất trong lịch sử loài người, với đề tài phong phú: cảnh sinh hoạt ngày thường; thế giới khi con người đi vào cõi vĩnh hằng.

    2. Chữ viết

    Năm 1894, một nhóm khảo cổ học đã tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật “thành phố diều hâu” Nekhen, một trong những đền thờ cổ nhất ở Ai Cập.

     src=
    Ký tự cổ Ai Cập được khắc trên đá (Ảnh: Wikipedia)

    Theo các nhà khoa học, chữ viết Ai Cập cổ ra đời từ khi xã hội hình thành giai cấp. Chữ tượng hình là cơ bản và thông dụng nhất tại nền văn minh này, còn đối với các khái niệm phức tạp hơn, người Ai Cập cổ dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên, chữ tượng hình và mượn ý vẫn chưa đủ để giao tiếp, vậy nên họ tạo ra những hình vẽ biểu hiện âm tiết, rồi từ đó trở thành chữ cái và được sử dụng suốt hơn 3000 năm. Trong nền Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ tượng hình, trong đó có 24 chữ cái.

    Loại chữ cổ này được khắc trên đá, gỗ, đồ gốm, viết trên vải gai, da và giấy papyrus – loại giấp thông dụng nhất của người Ai Cập cổ. Mực được làm từ quả bồ hóng và bút được chế tác từ thân cây sậy.

    Vào cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học đã truy ra mẫu tự Phoenix được biến tấu từ văn tự Ai Cập cổ. Các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La tinh đã dựa theo mẫu tự này để tạo nên chữ viết của riêng mình. Có thể nói, ngôn ngữ của chúng ta dùng ngày nay đều thừa hưởng di sản từ chữ viết Ai Cập cổ.

    3. Thiên văn học

    Theo nhiều nhà khoa học, 12 cung hoàng đạo mà chúng ta biết đến ngày nay đã được người Ai Cập cổ đại khám phá từ hàng ngàn năm trước. Ở thời kỳ đó, thiên văn học phát triển nhiều hơn chúng ta tưởng. Họ không chỉ biết tới các chòm sao, mà còn phát minh ra công cụ đo lường thời gian từ việc xác định bóng mặt trời. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được khi có ánh mặt trời. Về sau, họ đã phát minh ra đồng hồ nước có thể tính giờ cả ngày lẫn đêm. Ở nền văn minh cổ ấy, người Ai Cập cũng đưa ra cách tính 1 năm bằng 365 ngày, ứng với 12 tháng, mỗi tháng chỉ có 30 ngày nhờ vào quy luật dâng nước của sông Nile.

     src=
    Người Ai Cập cổ đại đã khám phá ra sự tồn tại của 12 chòm sao, chính là 12 cung hoàng đạo trong chiêm tinh ngày nay (Ảnh: Internet)

    Một trong những câu hỏi lớn thách thức khoa học là liệu có phải người Ai Cập cổ đã trông thấy hoặc tiếp xúc với người ngoài hành tinh hay không; bởi trong một số bức tranh tường được khám phá trong lăng mộ của các Pharaoh, họ đã khắc những hình ảnh khó hiểu, trông giống người ngoài hành tinh. Nhiều giả thiết cho rằng những bức tranh ấy mô tả cuộc sống ở nơi ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, có ý kiến phản bác lại giả thiết đó, họ cho rằng nếu nghĩ như vậy là đã xúc phạm tới các di sản của người Ai cập cổ đại.

     src=
    Hình khắc trên tường trong hầm mộ khá giống với sinh vật ngoài hành tinh (Ảnh: Internet)

    4. Thuật ướp xác

    Thuật ướp xác của người Ai cập cổ đại ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài tới tận thế kỷ thứ 5. Đây được xem là một trong những tục lệ mai táng phức tạp nhất trong lịch sử nhân loại. Người Ai Cập cổ tin vào sự vĩnh hằng, và ướp xác là một trong những cách để người đã khuất có thể tiến vào thế giới bên kia, nơi Chúa trờ che chở họ.

    Nhờ y học phát triển mà họ đã tìm tòi ra được phương pháp ướp xác có thể nói là hoàn hảo nhất. Nguyên tắc của việc ướp xác là dựa trên việc làm mất nước của cơ thể, lấy đi các bộ phận dễ bị phân hủy như nội tạng và bộ não. Sau đó, thi thể được bảo quản trong natron khô (một loại muối nhằm làm khô thi hài) khoảng 70 ngày. Bước cuối là nhồi hương thảo vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải một cách cẩn thận lên thi thể. Xác ướp được chôn cất cùng với những món đồ mà người Ai Cập tin rằng người đã khuất sẽ sử dụng khi sang thế giới khác.

     src=
    Ướp xác, một phong tục mai táng phức tạp của người Ai Cập cổ (Ảnh: Wikipedia)

    Bộ phận duy nhất không bị lấy ra khỏi cơ thể người chết là trái tim; vì người Ai Cập cổ cho rằng trái tim là hiện thân của trí tuệ, người chết sẽ cần nó khi sang thế giới bên kia.


    Xem tận mắt quy trình ướp xác “ảo diệu” của người Ai Cập (Nguồn: Trí thức trẻ)

    5. Tín ngưỡng

    Ngay từ thủa sơ khai, người Ai Cập cổ đại đã tin vào các vị thần và thế giới bên kia. Họ xây các đền thờ chịu sự quản lý của các vị tư tế đại diện cho vua, nơi những vị thần trú ngụ để bảo vệ và che chở cho họ. Thông thường, lãnh địa của các vị thần được xây dựng cách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ có quan chức của ngôi đền mới được phép ra vào thường xuyên. Chỉ đến các ngày lễ thì tượng thần mới được đem ra thờ phụng công khai cho người dân tới thờ. Ngoài ra, mọi người có thể thờ riêng các bức tượng thần trong nhà họ và đeo bùa để chống lại các thế lực xấu.

     src=
    Ngôi đền Horus tại Edfu, Ai Cập (Ảnh: Wikipedia)

    Mèo là con vật linh thiêng trong nền văn minh cổ xưa này. Người Ai Cập cổ đại rất yêu động vật, nhưng đặc biệt thờ phụng mèo, ướp xác chúng sau khi chúng qua đời và thờ mèo như một vị thần. Hầu hết các gia đình thời Ai Cập cổ đều nuôi mèo và tin rằng mèo mang lại may mắn cho họ.

     src=
    Mèo là con vật linh thiêng với người Ai Cập cổ đại (Ảnh: Internet)

    Trong tín ngưỡng của nền văn minh cổ này, đôi mắt của loài mèo là ánh sáng soi lối cho họ trong đêm tối. Nếu xảy ra hỏa hoạn trong nhà, mèo sẽ được ưu tiên cứu trước. Và với những ai vô tình hay cố ý làm chết mèo, người đó sẽ phải đối mặt với hình phạt đáng sợ của đám đông: bị ném xuống một hố đầy rắn độc.

     src=
    Người Ai Cập cổ ướp xác mèo sau khi chúng qua đời (Ảnh: Internet)

     src=
    và thờ chúng như một vị thần. (Ảnh: Internet)

    Với những gia đình không có điều kiện ướp xác mèo, họ sẽ để tang mèo bằng cách cạo lông mày của mình. Năm 1888, người ta đã phát hiện hàng chục ngàn xác ướp mèo trong một ngôi mộ lớn. Khám phá này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lĩnh vực khảo cổ.

    Boho
    Theo Vietnamnet

     

    10 sự thật “hãi hùng” về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại | Giải trí – Thể thao

    Sau đây là 10 sự kiện về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại mà bạn có thể chưa bao giờ nghe đến trong những bài học lịch sử.

    10. Các thành viên trong gia đình thường dùng bữa sáng riêng.





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 1

     

    Một bữa ăn cùng nhau vào buổi sáng thường không phổ biến ở Ai Cập cổ, đặc biệt là trong các gia đình quý tộc. Người đứng đầu gia đình đã ăn sáng một mình – người hầu mang thức ăn đến sau khi chủ tắm xong. Phụ nữ ăn sáng sau khi thức dậy. Các thành viên trong gia đình tụ tập tại một bàn ăn vào buổi chiều hoặc buổi tối. Bia đóng một vai trò quan trọng trong các bữa ăn của người Ai Cập cổ đại.

    9. Một xác ướp bằng gỗ được trưng bày cho khách trong các bữa tiệc.





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 2

     

    Bức tranh được vẽ bởi Edwin Longsden Long, được gọi là “Một bữa tiệc Ai Cập”, mô tả một cảnh kỳ lạ: những người hầu kéo một xác ướp trước mặt những vị khách trong một bữa tiệc lớn. Xác ướp trông rất thật! Điều gì đang xảy ra ở đó?

    Theo Herodotus, một nhân vật bằng gỗ, tượng trưng cho một người đã chết, cho những vị khách xem để nhắc nhở họ về sự ngắn ngủi của cuộc sống. Họ sẽ nói: “Hãy nhìn anh ấy, uống và tận hưởng cuộc sống bởi vì bạn cunfxgg sẽ giống như thế này sau khi chết mà thôi!”

    8. Một thái độ đặc biệt đối với giày dép





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 3

     

    Người Ai Cập chủ yếu đi chân đất, thậm chí cả Pharaoh cũng không ngoại lệ. Họ có một người hầu đặc biệt với nhiệm vụ mang dép cho vua. Đôi khi đế giày của tầng lớp quý tộc được trang trí với khuôn mặt hoặc tên kẻ thù của họ để họ có thể chà đạp mỗi ngày.

    Ngoài ra, dép được coi là thứ mà một người sẽ cần ở thế giới bên kia, đó là lý do tại sao luôn có những nơi dành cho dép trong các ngôi mộ gần thi thể của người quá cố. Dép của Pharaoh thường được làm bằng vàng. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, sẽ rất khó khăn để thực hiện ngay cả một vài bước trong quy trình tạo ra những đôi dép vàng.

    7. Tình yêu đối với vật nuôi





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 4

     

    Người Ai Cập cổ đại là một trong những người đầu tiên bắt đầu nuôi động vật làm thú cưng. Tất cả chúng ta đều biết họ yêu mèo đến mức nào, nhưng chó, mèo, chim ưng, và khỉ cũng là một trong số thú cưng yêu thích. Theo một số bằng chứng, khỉ và chó được sử dụng để giúp binh sĩ tuần tra lãnh thổ của họ.

    Vật nuôi cũng quan trọng đối với người Ai Cập cổ đại như đối với chúng ta ngày nay. Các chủ sở hữu muốn nhìn thấy vật nuôi của họ ở thế giới bên kia, đó là lý do tại sao, sau khi chết, vật nuôi được ướp xác và biến thành xác ướp để sau này được đặt trong ngôi mộ chủ nhân của chúng.

    6. Phụ nữ Ai Cập không ngần ngại mặc váy hở ngực.





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 5

     

    Trang phục của phụ nữ Ai Cập được gọi là kalasiris – một chiếc váy bó sát với một hoặc 2 dây. Chiếc váy là chiếc váy để lộ phần vai của người phụ nữ. Nó không chỉ dành cho những người hầu, phụ nữ của các tầng lớp bình thường, các nữ tu sĩ (như những người trong bức tranh bên phải), mà còn cho những người phụ nữ cao quý. Ngoài ra, các nữ thần như Nefertari cũng mặc kalasiris.

    5. Các vũ công không mặc quần áo





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 6

     

    Các vũ công nữ ở Ai Cập cổ đại mặc quần áo trong suốt hoặc không mặc quần áo xuất hiện trước khán giả; họ có thể chỉ mặc váy hoặc đeo thắt lưng. Các vũ công nam cũng sẽ mặc khố. Dường như vũ đạo trong điệu múa Ai Cập cổ đại quan trọng hơn quần áo. Tuy nhiên, các vũ công của cả hai giới đều bù đắp cho việc thiếu trang phục bằng kiểu tóc đặc biệt cùng rất nhiều đồ trang sức và mùi hương.

    4. Mũ dầu thơm





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 7

     

    Người Ai Cập đã chú ý nhiều đến mùi hương và một trong những cách để mùi hương luôn xung quanh họ là đeo mũ hương thơm trên đầu. Các nón này được làm bằng sáp hoặc mỡ động vật trộn với dầu thơm, dầu quế và các chất thơm khác. Những nón này được đeo ngay trên đầu của người Ai Cập gắn với tóc giả bằng dải ruy băng. Với khí hậu nắng nóng ở Ai Cập, sáp hoặc mỡ bắt đầu tan chảy, mùi hương sẽ lan tỏa xung quanh. Ngoài ra, các loại tinh dầu này còn có công dụng chống các loài côn trùng hút máu.

    3. Một kiểu tóc đặc biệt cho trẻ em





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 8

     

    Người Ai Cập cổ đại, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp cao quý, thường cạo đầu và đội tóc giả. Đối với trẻ em, cả nam và nữ đều bị cạo một phần để lại một núm tóc ở một bên. Nó sẽ được cạo bỏ khi chúng đến tuổi trưởng thành.

    Trên đây là bức bích họa mô tả Nebamun, vợ của ông và một trong ba cô con gái của họ. Một số người tin rằng trẻ con để kiểu tóc này sẽ không có chấy, nhưng nó là cũng có thể có mục đích thiêng liêng hơn.

    2. Bia rất quan trọng vì nó được sử dụng để trả lương.





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 9

     

    Người Ai Cập tin rằng chính Osiris, một vị thần của thế giới bên kia, đã dạy họ cách nấu bia. Tuy nhiên, sản xuất bia không phải là từ thích hợp ở đây bởi vì họ đã từng chế biến bia bằng cách sử dụng phương pháp lạnh. Bia cổ có lẽ sẽ gây ngạc nhiên cho người hiện đại bởi vì nó đặc như sữa, chua và hơi đắng và nó hoàn toàn làm dịu cơn khát của họ. Như bạn có thể thấy trong hình, người Ai Cập đã phải sử dụng một ống hút để không nuốt phải những hột ngô được sử dụng để làm bia.

    Bia được và bánh mì và được trả cho các binh sĩ, quan chức và các nhà xây dựng kim tự tháp. Ngay cả các vị vua Ai Cập cũng đã thực hiện một cam kết bằng văn bản khi kết hôn rằng họ sẽ tặng 10 miếng bánh mì và 2 lọ bia cho vợ của họ mỗi ngày.

    1. Ảnh chân dung trong tang lễ





    Ngỡ ngàng trước sự thật ít ai biết đến về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại - ảnh 10

     

    Sau khi Ai Cập đã trở thành một trong những tỉnh của Đế chế La Mã, nhiều truyền thống cổ đại đã được thay đổi. Ví dụ, mặt nạ trong đám tang đã được thay thế bằng chân dung xác ướp Fayum – những bức ảnh mà bạn có thể thấy trong các hình trên. Nhờ khí hậu khô, bức chân dung tang lễ được bảo tồn tốt. Về cơ bản, chân dung là những người trẻ tuổi được vẽ rất lâu trước khi họ chết và được vẽ với độ chính xác cao bởi vì người ta tin rằng người chết sẽ cần chúng ở thế giới bên kia. Có khoảng 900 bức chân dung đã tồn tại đến thời điểm này và thậm chí ngày nay, con người cũng ngạc nhiên với độ sáng màu sắc của chúng.

    Phát hiện hàng trăm kim tự tháp cổ Ai Cập, nằm ẩn sâu ngay phía dưới lòng đất

    Saqqara là khu nghĩa trang cổ đại của người Ai Cập thuộc tỉnh Giza ngày nay. Do Saqqara nằm gần với thủ đô Memphis của vương quốc Ai Cập cổ nên nơi đây chính là di tích của rất nhiều các kim tự tháp. Có thể nói, những công trình tại Saqqara giống như các phiên bản đời đầu của các công trình vĩ đại nhất về sau của người Ai Cập.

    Tuy được xây dựng ở thời kỳ ban đầu nhưng các kim tự tháp tại Saqqara vẫn giữ được sự đa dạng và độc đáo, nổi tiếng nhất trong số đó là kim tự tháp bậc thang của pharaon Djoser cùng hàng chục khu lăng mộ quí tộc khác.

    Phát hiện hàng trăm kim tự tháp cổ Ai Cập, nằm ẩn sâu ngay phía dưới lòng đất - Ảnh 1.

    Phát hiện hàng trăm kim tự tháp cổ Ai Cập, nằm ẩn sâu ngay phía dưới lòng đất - Ảnh 2.

    10 sự thật về Ai Cập cổ đại, trời ơi tin được không!!!

    Theo helino

    Bạn có tin các pharaoh ngày xưa đều bị béo phì? Hay phụ nữ Ai Cập xưa có thể bị quấy rối giữa thanh thiên bạch nhật mà chẳng ai bảo vệ?

    Nhắc đến Ai Cập cổ đại, có lẽ ai cũng tưởng tượng đến một thế giới gồm những kim tự tháp, xác ướp, bọ hung và các pharaoh. Ngoài ra, đó còn là thời đại tương đối phát triển của khoa học: người Ai Cập cổ đã phát minh ra giấy, có một hệ thống thiên văn đầy ngưỡng mộ.

    Nhưng Ai Cập cổ không chỉ có như vậy đâu. Vẫn còn đó những sự thật hết sức kỳ lạ về Ai Cập thời cổ đại, mà lắm người khi nghe xong cũng phải thốt lên “không thể tin nổi” cơ.

    1. Ai Cập cổ đã có son môi, nhưng được làm từ… bọ

     width=

    Người Ai Cập từ hàng ngàn năm trước đã biết điều chế mỹ phẩm từ các nguyên liệu tự nhiên. Như thời của nữ hoàng Cleopatra, người ta phải luộc và nghiền nát một loài bọ để tạo ra màu đỏ trong son.

    Thời kỳ này phụ nữ bôi son cũng không hẳn là để đẹp, mà là để thể hiện quyền lực trong xã hội.

    2. Nô lệ thời Ai Cập cổ: hiến thân mình để dụ ruồi giúp vua

     

     width=

     

    Người Ai Cập xưa từng phải chịu đựng đại dịch ruồi hoành hành, với số lượng thậm chí còn nhiều hơn ngày nay. Và vì khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên dù có là Pharaoh đi chăng nữa cũng không có cách nào giải quyết chúng cả.

    Nhưng dĩ nhiên là họ sẽ không đứng im chịu trận rồi. Như pharaoh Pepi II thậm chí đã bắt các nô lệ phải bôi mật ong lên cơ thể để dụ ruồi bâu vào, giúp vua ngồi nghỉ ngơi thoải mái hơn.

    3. Lăng mộ được trang trí xây như ở nhà, có cả đồ ăn vặt

     width=

     

    Người Ai Cập cổ cực kỳ coi trọng chuyện mai táng, và đặc biệt là cái gọi là “cuộc sống sau khi chết”. Họ tin rằng sau khi ướp xác, linh hồn người chết sẽ tồn tại vĩnh cửu, và họ sẽ tiếp tục một cuộc sống giống như thời điểm trước khi chết.

    Bởi vậy, bên trong các lăng mộ thường được trang trí với các họa tiết như nhà ở thời xưa. Ngoài ra khi khâm liệm, họ còn gửi theo rất nhiều đồ đạc như dành cho người sống: từ đồ ăn, thức uống, đồ trang điểm… đến thú nuôi (thường là mèo), thậm chí chôn sống cả nô lệ đối với những người có địa vị.

    4. Pharaoh rất dễ bị béo phì

     width=

    Trong phim, tạo hình của các pharaoh thường hết sức chuẩn chỉnh: thân hình lực lưỡng, không 6 múi thì cũng cân đối. Ngay cả các tranh tượng hình trong các tài liệu lịch sử cũng tương tự như vậy.

    Nhưng hóa ra các pharaoh ngày xưa cũng… thích sống ảo lắm. Các nhà khoa học sau này đã thực hiện phân tích xác ướp thời xưa và nhận ra một sự thật: hầu hết người Ai Cập cổ ở tầng lớp thượng lưu – đặc biệt là các pharaoh – thường thừa cân và có cơ thể không mấy khỏe mạnh.

    Lý do thì cũng giống như đa phần người hiện đại ngày nay thôi. Cuộc sống giàu có khiến các pharaoh thường xuyên ăn rất nhiều thực phẩm quá bổ, cộng thêm rượu và đồ uống có cồn. Tất cả đã khiến cho cơ thể của họ không được “chuẩn” như lịch sử ghi nhận.

    5. Không chỉ phụ nữ mới trang điểm

     

     width=

     

    Thời Ai Cập cổ, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều trang điểm, và theo các nhà sử học thì có 3 lý do.

    Đầu tiên, mỹ phẩm họ sử dụng được dùng để bảo vệ da trước tác động của Mặt trời. Thứ 2, họ tin rằng thần Ra (thần Mặt trời) và thần Horus (thần bầu trời) sẽ dõi theo và phù hộ những người có trang điểm. Và cuối cùng, họ cho rằng mỹ phẩm giúp các vết thương chóng lành hơn.

    Không rõ quan niệm của họ có đúng hay không. Chỉ biết là mỹ phẩm của người Ai Cập xưa có rất nhiều hóa chất độc hại, bao gồm cả chì lẫn thủy ngân, nên tác hại gây ra chắc chắn là có rồi.

    6. Trẻ con không bao giờ mặc quần áo

     width=

    Thứ duy nhất mà trẻ em Ai Cập thời xưa có là một cái vòng cổ, ngoài ra thì không có quần áo, cũng không có giày dép. Quần áo chỉ được mặc khi đến tuổi dậy thì thôi.

    7. Các cặp đôi cũng “sống thử” như người hiện đại

     width=

     

    Trong xã hội Ai Cập cổ, luật hôn nhân chưa được công nhận. Vậy nên các cặp đôi đơn giản chỉ cần sống chung với nhau, lúc chán thì đường ai nấy đi.

    Tuy vậy, các tầng lớp giàu có thường thảo một bản hợp đồng liên quan đến tài sản sau chia tay. Ngoài ra còn có những bản hợp đồng hết sức… cẩn thận, trong đó nếu có vấn đề xảy ra – chẳng hạn cả hai không thể có con, họ có thể chia tay mà không có vấn đề gì.

    8. Đàn ông cũng… đến kỳ

     width=

     

    Người Ai Cập xưa tin rằng đàn ông cũng có… kinh nguyệt, bởi lẽ nước tiểu của rất nhiều người đều có máu trong đó. Thậm chí, những người không có còn bị xem là đang mắc bệnh cơ.

    Tất nhiên mọi chuyện đều có nguyên nhân. Cái gọi là “kinh nguyệt đàn ông” này là vì một loại ký sinh trùng mà rất nhiều người Ai Cập xưa mắc phải, mang tên sán máng. Loài sán này lây lan do tiếp xúc với nước nhiễm khuẩn, có thể gây vô sinh, tiểu ra máu, và khiến vô số người tử vong sớm.

    9. Cứ bị tố cáo là có tội

     width=

     

    Dù có một hệ thống luật pháp tương đối phát triển, nhưng xã hội Ai Cập xưa có một điều luật rằng bất kỳ ai bị tố cáo cũng sẽ bị coi là tội phạm, cho đến khi chứng minh được mình là người vô tội. Và trong lúc chưa chứng minh được, họ có thể bị tra tấn, bị đối xử hết sức tàn tệ.

    10. Phụ nữ bị quấy rối một cách ngang nhiên giữa đường

     width=

    Trong tài liệu của Herodotus (nhà sử học người Hy Lạp cổ), thì đàn ông Ai Cập xưa quyến rũ phụ nữ bằng cách… huýt sáo. Theo đó, họ có tục lệ đi thuyền trên sông, cởi bỏ toàn bộ quần áo để… khoe và huýt sao với phụ nữ trên bờ.

    Và vì đó là tục lệ, nên không có hình phạt nào sau đó cả.

     

    NGUỒN:  Trang khoa học. tv dẫn Theo trang helino

    Link bài: 10 sự thật về Ai Cập cổ đại… 

    (https://khoahoc.tv/10-su-that-troi-oi-tin-duoc-khong-rat-it-nguoi-biet-ve-ai-cap-thoi-co-dai-97654)

    Phát hiện rùng rợn về cái chết của pharaoh Ai Cập | Khoa học

    Các nhà khoa học thực hiện chụp CT xác ướp của pharaoh Ramses III.Các nhà khoa học thực hiện chụp CT xác ướp của pharaoh Ramses III.

    Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ – cụ thể ở đây là chụp CT, những bí ẩn xung quanh cái chết của vị pharaoh Ai Cập cổ đại này đã được làm sáng tỏ.





     src=

    Pharaoh Ramses III chết đã hơn 3.000 năm.

    Pharaoh Ramses III được cho là vị vua thứ 2 trong vương triều thứ 20 của Ai Cập cổ đại, trị vì trong khoảng thời gian từ năm 1.186 đến năm 1.155 trước Công nguyên.

    Nguyên nhân cái chết của vua Ramses III vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi giữa các chuyên gia trong nhiều năm qua.

    Theo những tài liệu lịch sử được ghi lại, người ta cho rằng vị pharaoh này bị ám sát bởi các thuộc cấp và một trong những bà vợ của ông – Nữ hoàng Tiye – trong một âm mưu được gọi là “Âm mưu của Harem”.




     src=





     src=

    Tiến sĩ Bettany Hughes chia sẻ những phát hiện mới về xác ướp pharaoh Ramses III.

    Nữ hoàng Tiye được cho là đã cùng Pentaweret – con trai của bà, thực hiện âm mưu ám sát vua Ramses III nhằm đưa con trai lên ngai vàng. Tuy nhiên, giả thiết này từng bị cho là không thuyết phục khi người ta không tìm thấy các tài liệu nào cụ thể cũng như không thấy vết thương rõ ràng nào trên xác ướp của vua Ramses III.

    Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta đã thực hiện việc chụp CT xác ướp của vua Ramses III và phát hiện cổ của xác ướp này được băng bó rất nhiều, có một vết thương sâu xuyên qua cổ họng. Vết thương này sâu đến tận cả đốt sống cổ khiến nhà vua chết chỉ trong vài tích tắc.

    Không chỉ bị cắt cổ, một lần chụp CT khác cũng đã phát hiện ra ngón chân bên trái của vua Ramses III bị chặt bởi một chiếc rìu ngay trước khi ông chết. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu đặt giả thiết có thể có nhiều người cố giết ông bằng nhiều thứ vũ khí khác nhau.

    Trong chương trình truyền hình vừa phát sóng trên kênh Channel 5 có tên “Egypt’s Great Treasures”, Tiến sĩ Bettany Hughes cho biết, vị Pharaoh này có rất nhiều kẻ thù. Ông phải chiến đấu với những đội quân xâm lược tới từ Trung Đông để bảo vệ đế chế của mình.





     src=

    Pharaoh Ramses III được cho là chết bởi âm mưu ám sát của Nữ hoàng Tiye.





     src=

    Pharaoh Ramses III là nạn nhân của một âm mưu ám sát.





     src=

    Bản đồ Ai Cập cổ đại.

    Thế nhưng rắc rối thực sự lại đến từ vợ của ông – Nữ hoàng Tiye, người luôn muốn con trai được ngồi lên ngai vàng nên đã lập mưu ám sát chồng. Và âm mưu này đã thành công, Ramses III biến mất khỏi lịch sử.

    Tuy sử sách không nhắc tới chuyện gì đã xảy ra với Nữ hoàng Tiye nhưng các học giả cho rằng bà và con trai có thể bị buộc phải tự sát cùng nhiều kẻ tham gia vào vụ ám sát trên.

    Tam Quốc Chi 2D server Pharaoh Ai Cập Cổ Đại – Trang chủ

    Vá lỗi cho game thủ xaid client as:

    https://drive.google.com/…/12VHUxlbZtHwz0dT5uJIQkSuOSb…/view

    Link open server Phraoh: ( ai text copy vào là được còn ai chưa text cần tải vá lỗi

    https://drive.google.com/open…

    Nhóm :https://www.facebook.com/groups/2337333919924683

    ✅✅Thông Tin Tính Năng
    Gia tăng công kích chuẩn AS
    Hệ thống kỹ năng ver 25.0.0.1
    Hệ thống kỹ năng Siêu Võ Hồn mới nhất
    Tự động gỡ bỏ võ hồn ( Chuột phải )
    Tổ đội trục,Nữ Oa,Tinh Thạch v.v
    Phiên bản 20 nộ
    Train thoải mái không giới hạn cấp độ 165 như sv khác gm phải vào acc setlevel
    Max 250 level
    Chiến trận và Phó bản mới (
    Ngựa và vũ khí đa dạng
    Hệ thống Sàn giao dịch chuẩn AS ( Alt + T )
    Nâng độ phân giaỉ lên 1920 x 1080
    Đăng nhập không về 1 map tập trung
    Không Mất Kết Nối
    Chọn nhân vật không cần nhập lại password

    ✅✅Hỗ trợ tân thủ (Open Beta)
    Hỗ trợ level 146 (Pet là 140) (Mở train theo mốc)
    Free Cự thần
    Set giáp 110 + vũ khí 110 (Free + 15)
    Tất cả kỹ năng đặc thù và kỹ năng level 85
    Hóa trang ngựa và toàn thân 3 ngày ( Khóa định )

    ✅✅ Even like share Fanpage nhận thưởng HOT

    Hãy like và Share và tag những bạn chơi TQC để có cơ hội nhận ngay giải thưởng + 1 GIFTCODE VIP

    Bước 1 : Like Groups Tam Quốc Chí Sever Pharaoh
    Bước 2 : Like và Share bài viết này vào các group Tam Quốc Chí ở chế độ CÔNG KHAI
    Bước 3 : Tag 5 bạn chơi TQC để nhận thưởng!
    Bước 4 : Chụp hình chứng minh bạn đã share vào Group
    Lưu Ý:
    – Tag ít nhất 5 bạn chơi TQC & fb có trên 200 bạn
    – Không thực hiện 3 bước trên coi như không hợp lệ !

    ✅✅ GIFTCODE Even Like Share

    Share
    Follow

    ABOUT US

    LEAF DESIGN® CO., LTD since 2015 | MST 0313737578

    Hotline: 09 666 235 04 | Email: leaf@leafdesign.vn

    "interior design & construction" Copyright © LEAF design | Appeared on FACEBOOK | INSTAGRAM | YOUTUBE | WEBSITE

    Loading...