• About us
  • CÔNG TRÌNH
  • Ảnh Thực Tế
    • Facebook
    • Instagram
    • Youtube
    • LEAF home
      • CÔNG TRÌNH
      • Retail
      • FOR YOU
    0.00 ₫(0 items)
    • About us
    • CÔNG TRÌNH
    • Ảnh Thực Tế
      • Facebook
      • Instagram
      • Youtube
      • LEAF home
        • CÔNG TRÌNH
        • Retail
        • FOR YOU

    Table of Contents

        • Đồng hồ đo tốc độ gió Proskit MT-4015
        • Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức – Trường Liên cấp CLC MayAcademy
        • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão
      • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão
    • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Bảng cấp độ gió
      • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Thang bão Saffir – Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy nhiệt đới ở Tây bán cầu
        • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Bảng cấp độ gió có 18 cấp
      • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 tới 16
        • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Cấp mở rộng mới
      • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Cấp độ gió bão
        • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Đặt các mốc mở rộng cho thang bão
      • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Quy định về phát bão ở nước ta
        • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Quy định về phát bão ở nước ta
      • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Số lượng bão hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta năm 2014 ít hơn trung bình nhiều năm (có thể xuất hiện 4 đến 5 cơn)
        • Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Khi nào được gọi là siêu bão ?
        • ‘Vùng đất chết’ Tacloban lại nằm trên đường đi của siêu bão
        • Miền Trung thương yêu từng gánh nhiều bão nhất – VnReview
        • Siêu bão Meranti đổ bộ Biển Đông, hình thành cơn bão số 5 | Thời sự
        • Những công cụ dùng để đo sức mạnh bão nhiệt đới – Bộ Môn Hải Dương, Khí Tượng và Thuỷ Văn
        • Để đo cường độ bão, các cơ quan khí tượng cần nhiều công cụ chuyên dụng như vệ tinh, radar, phao hay máy bay trinh sát.
        • Áp thấp nhiệt đới là gì và khác với bão nhiệt đới như thế nào?

    Đồng hồ đo tốc độ gió Proskit MT-4015

    Với thiết kế hiện đại, sản xuất trên dây chuyền tiên tiến và tích hợp nhiều tính năng nổi bật thì Đồng hồ đo tốc độ gió Proskit MT-4015 chắc chắn là sản phẩm tuyệt vời cho khi nghiên cứu môi trường hay biến đổi khí hậu. Được thương hiệu Proskit chú trọng phát triển công nghệ, giờ đây Đồng hồ đo tốc độ gió Proskit MT-4015 được nhiều người tin dùng bởi chất lượng vượt trội.

     

    CÔNG DỤNG

    Đồng hồ đo tốc độ gió
    Proskit MT-4015 giúp xác định chính xác tốc độ gió, hướng gió cùng sự thay đổi trong nhiều môi trường khác nhau, cho kết quả đo nhanh chóng, được ứng dụng nhiều trong hoạt động nghiên cứu biến đổi môi trường.

     

    THIẾT KẾ

    – Đồng hồ đo tốc độ gió
    Proskit MT-4015 thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng dễ dàng mang theo khi sử dụng hoặc cất giữ khi không dùng tới, dễ dàng thao tác giúp bạn làm việc được nhanh chóng, đơn giản hơn bao giờ hết, kết quả hiển thị trên mặt đồng hồ điện tử giúp dễ quan sát hơn, mặt số rõ ràng nên máy cho kết quả đo chính xác.

     

    – Thiết bị được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến của Đài Loan, gia công tỉ mỉ từ những vật liệu cao cấp, chịu được va chạm mạnh trong quá trình sử dụng nên độ bền cao. Toàn bộ khâu sản xuất đều được giám sát chặt chẽ, đảm bảo yếu tố an toàn với môi trường làm việc cùng độ chính xác gần như tuyệt đối khi đo.

     

     

     

    dong-ho-do-toc-do-gio-proskit-mt-4015

     

     

    Đặc tính kỹ thuật:

    – Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn CE

    – Khả năng di chuyển và đơn giản hoạt động một tay

    – Màn hình: 4 chữ số hiển thị LCD. Nó đi ra nhiệt độ.

    – Năm loại đo tốc độ gió. m / s, km / h, fpm, mph, kts

    – Phạm vi nhiệt độ rộng -10 ° C ~ 50 ° C / 14F ~ 122 ° F

    – Chức năng tự động dữ liệu giữ sau khi nút biện pháp phát hành

     

    Thông số kỹ thuật:

    – Hiển thị: Top Hiển thị:Hiển thị tốc độ, 4 chữ số LCD màn hình hiển thị. Dưới cùng Hiển thị:Hiển thị nhiệt độ, 3 1/2 chữ số LCD hiển thị

    – Chức năng phụ: dữ liệu giữ, tắt, chỉ thị mức pin yếu, Max/Min chế độ tự động nguồn.

    – Biện pháp: °C,°F, m/s, km/h, fpm, mph, kts, Thang sức gió Beaufort,

    – Phạm vi: Vận tốc:0.4 ~ 20 m/s, 80 ~ 4000 fpm.; Nhiệt độ:-10 ~ 50°C, 14 ~ 122°F 

    – Độ chính xác: ±(2%+0.5m/s).±(2% + 100fpm).±1°C,±1.8°C. 

    – Tốc độ Lấy mẫu: 2 thời gian/sec.

    – Độ phân giải: 0.1 m/ s, 1 fpm, 0.1°C, 0.1°F.

    – Pin: AAA(1.5V) x 3.(Không bao gồm)

    – Kích thước: 157 x 60 x 30 mm

    – Đóng gói riêng: Hộp đựng + hộp màu

    Đơn vị Độ phân giải Ngưỡng Phạm vi

    m/s 0,01 0.4 0,0 ~ 48.2

    ft/min 1 80 0,0 ~ 5900

    hải lý/giờ 0,1 0,8 0,0 ~ 93.4

    mph 0,1 0.9 0,0 ~ 67,0

    kmph 0,1 1.5 0.1 ~ 108.0

     

    Các sản phẩm khác:

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức – Trường Liên cấp CLC MayAcademy

    Điều kiện để hình thành một cơn bão

    – Cần một lượng hơi nước khổng lồ để ngưng tụ thành các đám mây lớn

    – Cần một lực xoáy đủ mạnh để cuộn các đám mây thành một xoáy lớn (bão)

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Trái đất được bao phủ bởi 3/4 diện tích bề mặt là nước. Tại các vùng cận xích đạo nhận được năng lượng ánh sáng mặt trời nhiều nhất, kết hợp với các dòng hải lưu nóng khiến cho nước tại các vùng này bốc hơi nhanh. Do hiện tượng đối lưu, dòng không khí nóng sẽ di chuyển lên cao, dòng không khí lạnh di chuyển xuống dưới. Sự trênh lệch về nhiệt độ và áp suất đột ngột khiến hơi nước ở trên cao ngưng tụ thành mây

    Thí nghiệm vật lí đơn giản để tạo ra một đám mây:

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Đổ một ít chất lỏng dễ bay hơi (rượu hoặc cồn) vào trong bình, sau đó nén khí vào trong bình và giữ chặt, đến khi áp suất đủ lớn mở bình ra thật nhanh khi đó hơi nước trong bình sẽ ngưng tụ lại thành “mây”. Trên đại dương khối không khí nóng ẩm này có thể bốc lên cao tới 15km hình thành nên các cột mây khổng lồ trên mặt biển.

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Trái đất tự quay quanh mình nó từ tây sang đông trong hệ qui chiếu chọn Mặt trời làm gốc, khí quyển của Trái đất tại các vùng khác nhau là khác nhau. Trái đất được coi gần đúng là hình cầu vì thế khối lượng của nó tập trung chủ yếu ở xích đạo. Khi Trái đất tự quay quanh mình nó sẽ sinh ra lực Coriolis (được đặt theo tên của Gaspard-Gustave de Coriolis-nhà toán học, vật lí học người Pháp – người tìm ra cách tính độ lớn của lực này), lực này có độ lớn thay đổi giảm dần từ xích đạo về hai cực. Lực Coriolis là lực làm cho các đám mây khổng lồ ở trên tạo thành xoáy hình thành nên các cơn bão trên đại dương do quán tính nó sẽ di chuyển vào đất liền.

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Ảnh chụp từ vệ tinh một cơn bão hình thành ngoài đại dương và đang tiến vào đất liền

    Thang đo Sức mạnh của một cơn bão

    Bão cấp: 10 sức gió (89 – 102km/h) Làm đổ cây cối, cột điện gây thiệt hại nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền.

    Bão cấp: 12 sức gió (118 – 133km/h) Gây nguy cơ vỡ đê không kiên cố. Sóng biển cao từ 7 – 9m (Không tính triều cường)

    Bão cấp: 13 sức gió (134 – 149km/h) Sức tàn phá ghê gớm, các nhà mái tôn bị bay nóc, làm sập nhà gỗ tường bao. Lúc này mắt bão đã hiện rõ ràng

    Bão cấp: 16 sức gió (184 – 201km/h) Sóng biển ngợp trời, sức phá hoại cực kỳ lớn. Làm chìm tàu có trọng tải lớn.

    Bão cấp: 17 sức gió (202 – 220km/h) Bão lên cơn cuồng phong thịnh nộ, nhiều công trình xây dựng hư hại nặng nề. Mưa vũ bão, tầm nhìn hạn chế mức tối đa.

    Bão cấp: 30 – Max sức gió (> 527km/h) Sức gió hủy diệt, xóa sổ san bằng toàn bộ khu vực… và không thể “miêu tả” được.

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Thang đo sức gió Beaufort mở rộng

    7h sáng 15/9, vị trí tâm bão số 10 đang đổ bộ vào nước ta hiện cách Đèo Ngang (Quảng Bình) khoảng 120 km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150 km/h), giật cấp 15.

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Sáng 15/9, vị trí tâm bão số 10 cách bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình khoảng 190 km về phía đông đông nam. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương. 

    Trong quá trình di chuyển từ đại dương vào trong đất liền, nếu gặp điều kiện thuận lợi là các dòng nước nóng bốc hơi nhiều ở bờ biển sẽ làm tăng sức mạnh cho các cơn bão và ngược lại. Tuy nhiên vào sâu trong đất liền do gặp nhiều trướng ngại vật (nhà cửa, cây cối) lại thiếu điều kiện hơi nước bốc lên nên cơn bão sẽ dần bị suy yếu.

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Hình ảnh một cơn bão di chuyển trong đất liền gây mưa lớn.

    Vùng trung tâm của bão gọi là mắt bão, đây có thể coi là nơi yên bình nhất của cơn bão. Mắt bão thông thường có đường kính 40 km. Bão là khối khí vừa quay vừa di chuyển nên mắt bão cũng di chuyển theo. Sau khi mắt bão rời chỗ, tức thì mưa to gió lớn ập tới. Các chuyên gia khí tượng học cho biết, sự phân bố hướng gió ở mọi vị trí trong phạm vi hoạt động của cơn bão đều được thể hiện rất có quy luật. Khi không khí xung quanh đổ dồn về tâm bão, do ảnh hưởng của sự tự quay của trái đất, hướng đi của gió sẽ bị lệch đi. Sự lệch góc đó khiến gió xung quanh hướng tới tâm bão luôn ngược chiều kim đồng hồ. Càng đến gần tâm bão, phương tiếp tuyến càng lớn, gió càng tiếp cận với vận động quay tròn quanh tâm bão. Bởi vậy, góc tạo ra giữa hướng gió với tuyếp tuyến đường tròn tâm bão càng nhỏ. Trong phạm vi cơn bão, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, chỉ cần đứng quay lưng về hướng gió thì người ta có thể phán đoán chắc chắn rằng mắt bão nằm trong góc dao động 45-90 độ ở phía trước mặt và lệch sang trái.

    Bão hình thành như thế nào? kênh kiến thức

    Mặt cắt cấu tạo bên trong một cơn bão

    Mắt bão là nơi có áp suất không khí rất thấp, còn xung quanh mắt bão thì không khí ở tầng thấp vừa xoáy nhanh vừa đổ về trung tâm áp thấp. Tốc độ dòng khí càng nhanh thì vận tốc gió càng mạnh, tạo nên lực ly tâm cực lớn khiến không khí bên ngoài càng khó lọt vào tâm bão. Do đó, mắt bão giống như một cái ống được xây bằng mây, bên trong dường như không khí không quay, gió rất yếu. Hơn nữa, vì không lọt được vào tâm bão, nên không khí bên ngoài mang nhiều hơi nước phải bốc lên, hình thành những đám mây xám xịt rồi ào ạt tuôn mưa. Trong khi đó, tại mắt bão lại xuất hiện dòng khí đi xuống, bởi vậy nơi đây trời quang, mây tạnh, thậm chí còn có thể trông thấy trăng sao vào buổi tối.

     

    Vì vùng mắt bão khá tĩnh lặng nên để nghiên cứu về các cơn bão, các nhà khí tượng có thể sử dụng các chuyên cơ hạng nặng bay phía trên cơn bão sau đó di chuyển vào vùng mắt bão một cách an toàn. Đã có phương án đưa ra để hủy diệt một cơn bão ngoài đại dương ngay từ khi nó hình thành bằng cách sử dụng máy bay không người lái mang  bom hạt nhân lao vào tâm bão và phát nổ. Tuy nhiên việc làm trên chỉ dừng lại ở cấp độ ý tưởng do sự nguy hiểm của nó khi thử nghiệm thất bại. Nếu sau khi phát nổ lượng bom hạt nhân không đủ lực để phá tan cơn bão thì lượng phóng xạ sinh ra sẽ được cơn bão mang “trả lại” vào đất liền khi đó hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp.

    nguồn: tổng hợp

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết về tình hình thời tiết cũng như mức độ nguy hiểm của các cơn bão. Hiện nay trên thế giới hiện phổ biến hai thang phân cấp bão (phân theo tốc độ gió) là thang Beaufort và thang Saffir – Simpson.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão

    Thang bão Saffir – Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy nhiệt đới ở Tây bán cầu có cường độ vượt quá cường độ của các áp thấp nhiệt đới và các trận bão nhiệt đới. Thang này chia các cơn bão thành 5 cấp được phân biệt theo cường độ sức gió kéo dài của nó.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bãoCấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (4)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Bảng cấp độ gió

    Để phân loại như là một cơn bão, một xoáy thuận nhiệt đới phải có sức gió kéo dài tối đa ít nhất là 33 m/s; hay 119 km/h. Cao nhất trong thang bão này là cấp 5 là các cơn bão có sức gió trên 249 km/h.

    Thang Beaufort là thang Việt Nam đang áp dụng để tính cấp độ gió. Thang Beaufort được Francis Beaufort, một đô đốc hải quân và đồng thời là một nhà thủy văn học người Ireland, tạo ra năm 1805.

    Những hình ảnh trong siêu bão Wutip tại miền Trung Việt Nam

    https://www.youtube.com/watch?v=zyxNM9JfhtQ

    Thang mang tên Beaufort có sự phát triển lâu dài và phức tạp, từ công trình trước đó của những người khác cho tới khi Beaufort trở thành người quản lý cao cấp trong Hải quân Hoàng gia Anh trong thập niên 1830.

    Thang ban đầu có 13 cấp (từ 0 tới 12) đã không dẫn chiếu tới các con số về vận tốc gió mà liên quan tới các điều kiện gió định tính có tác động lên các buồm của man of war, khi đó là các loại tàu chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Anh, từ “vừa đủ để chịu lái” tới “không vải nào của buồm có thể chịu được“.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (9)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Thang bão Saffir – Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy nhiệt đới ở Tây bán cầu

    Ở cấp 0, tất cả các buồm có thể giương lên; ở cấp 6 thì một nửa số buồm có thể phải hạ xuống; ở cấp 12 thì tất cả các buồm phải xếp gọn lại

    Thang sức gió này đã là tiêu chuẩn cho mọi nhật trình hàng hải trên các tàu thuyền của Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối thập niên 1830, và đã được thích ứng để ứng dụng phi – hải quân kể từ thập niên 1850, với các số của thang tương ứng với sự xoay vòng của máy đo gió hình chén.

    Năm 1906, để phù hợp với sự phát triển của tàu hơi nước, các miêu tả đã được thay đổi để miêu tả biển như thế nào chứ không phải là buồm như thế nào, được vận hành và mở rộng cho các quan sát trên đất liền.

    Sự xoay vòng của các con số trên thang chỉ được chuẩn hóa vào năm 1923. George Simpson, Giám đốc Cục Khí tượng Vương quốc Anh, là người chịu trách nhiệm về điều này và về bổ sung các miêu tả trên cơ sở đất liền. Sự đo đạc đã được thay đổi một chút vào vài thập niên sau để hoàn thiện sự thuận tiện trong sử dụng cho các nhà khí tượng học.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (5)Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (6)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Bảng cấp độ gió có 18 cấp

    Thang Beaufort được mở rộng năm 1946, khi các cấp từ 13 tới 17 được thêm vào. Tuy nhiên, các cấp từ 13 tới 17 chỉ nhằm áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn khi có bão nhiệt đới mạnh. Ngày nay, thang mở rộng chỉ được sử dụng tại Đài Loan, Trung Quốc và gần đây là Việt Nam.

    Tốc độ gió trên thang Beaufort mở rộng 1946 dựa trên công thức kinh nghiệm:

    v = 0,836 B3/2 m/s

    hay v = 3,0096 B3/2 km/h

    trong đó v là tương đương với vận tốc gió 10 mét trên bề mặt và B là số trên thang Beaufort. Chẳng hạn, B = 9,5 cho giá trị của v là 24,48 m/s, nó tương đương với giới hạn dưới của “cấp 10 Beaufort”.

    Sử dụng công thức này thì gió mạnh nhất (trên 330 km/h) trong các trận siêu bão có thể đạt tới giá trị cấp 23 trên thang.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (8)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 tới 16

    Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 tới 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir – Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão này tương đương với cấp 12 trong thang sức gió Beaufort.

    Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với các cấp của thang bão Saffir – Simpson. Các vòi rồng cấp 1 trên thang Fujita và thang TORRO cũng bắt đầu gần đúng ở mức trên của cấp 12 trong thang Beaufort nhưng chúng là các thang độc lập.

    Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ngoài biển khơi, chứ không phải ven bờ.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Cấp mở rộng mới

    Hiện nay cấp độ Bão đang dừng ở 18 cấp (Từ 0 đến 17, trong đó bao gồm cấp cũ từ 0 đến 12, và cấp mở rộng từ 13 đến 17), nếu so với những trận bão có sức gió lớn hơn 220 km/h (cấp 17) như các trận: Ida năm 1958, Nancy năm 1961, Violet năm 1961, Tip năm 1979, Vanessa năm 1984, Paka năm 1997, Chaba năm 2004, Megi năm 2010, Haiyan năm 2013, VongFong năm 2014, Pam năm 2015, Soudelor năm 2015, Patricia năm 2015, Winston năm 2016… thì cấp 17 không đủ để diễn đạt sức mạnh của những cơn bão hiện nay.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (2)Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (1)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Cấp độ gió bão

    Với những sức gió lớn như vậy, đòi hỏi các cấp mở rộng mới hơn. Để xác định được cường độ cấp của các cơn bão mạnh, hiện nay tại Việt Nam đang có bảng thang đo sức gió Beaufort được mở rộng hoàn toàn mới.

    Thang đo này đã được một người chuyên nghiên cứu về Bão làm vào năm 2010, đã được phổ biến đến một số nơi trong đó bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

    Các bản về sau được chủ sở hữu bản quyền sửa lại và bổ sung thêm vào năm 2014 (Tại Fanpage: Khí Tượng Thủy Văn Cộng đồng Online nay là Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Cộng Đồng Quốc Gia).

    Thang đo mở rộng mới có những đặc điểm sau:

    Bổ sung thêm 1 số hiện tượng và hậu quả gây ra trong 1 số cấp độ. Thay đổi mức độ Siêu Bão từ cấp 13 cũ thành cấp 15 mới. (Có thể sẽ nâng mức Siêu Bão chạm ngưỡng cấp 17 theo Thế giới)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (7)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Đặt các mốc mở rộng cho thang bão

    Đặt các mốc mở rộng cho thang bão. Cấp mở rộng 1 từ: “Cấp 13 đến cấp 17” – Cấp mở rộng 2 từ: “Cấp 18 đến cấp 24” và Cấp mở rộng đặc biệt từ: “Cấp 25 đến cấp max 30” (Thông thường cấp mở rộng đặc biệt được dùng trong trường hợp, sức mạnh của bão đã vượt xa cấp mở rộng 2. Nếu không, không cần thiết để sử dụng đến cấp mở rộng từ 25 trở lên)

    Đặt mức độ Max cho thang, ở giá trị cấp 30. (Trên thực tế Bão mạnh nhất đạt cấp 23 và giật cấp 25 ở giá trị trên thang đo)A (Trong giả thiết, nếu có trường hợp cơn bão vượt qua cấp 30 thì cấp bão được ban bố thảm họa là “Cấp Tối Đa“)

    Tất cả các tốc độ gió được điều chỉnh theo nguyên bản Việt Nam, thấp hơn 1 km/h từ cấp 12 trở xuống, và thêm 1 km/h từ cấp 23 trở lên so với phiên bản Quốc tế.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Quy định về phát bão ở nước ta

    Đối với quy định của việc phát tin báo bão của nước ta, Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Trung ương đã thực hiện như sau:

    – Tin bão xa:

    Khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 120 độ kinh đông vào biển Đông, tức là cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 1.000km hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta 500 – 1.000km nhưng chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (10)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Quy định về phát bão ở nước ta

    – Tin bão gần:

    Là khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất bờ biển nước ta 500 – 1.000km và có hướng di chuyển về phía đất liền hoặc khi tâm bão cách bờ biển 300-500km nhưng chưa có khả năng di chuyển về đất liền.

    – Tin bão khẩn cấp

    Sẽ được phát khi tâm bão cách bờ biển 300 – 500km và có khả năng di chuyển về đất liền trong 1-2 ngày tiếp theo hoặc khi vị trí tâm bão cách bờ biển dưới 300km.

    Năm 2014, theo ông nguyễn Đức Hòa, phó Trưởng phòng Dự báo hạn vừa, hạn dài thuộc Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn Trung ương, cho biết: Số lượng bão hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta ít hơn trung bình nhiều năm (có thể xuất hiện 4 đến 5 cơn).

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão (11)

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Số lượng bão hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta năm 2014 ít hơn trung bình nhiều năm (có thể xuất hiện 4 đến 5 cơn)

    Như vậy, tính đến nay mới có cơn bão số 2, tên Quốc tế là Thần Sấm (Rammasun) đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, làm cho 29 người chết và mất tích (chủ yếu do sét đánh, lũ quét và sạt lở đất). Cơn bão số 3 có tên quốc tế là Kalmaegi – Chim mòng biển đang đến.

    Cấp gió bão và phân biệt cấp gió bão: Khi nào được gọi là siêu bão ?

    • Theo quy định của Trung tâm Cảnh báo bão hải quân Mỹ thì khu vực Tây Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam), khi bão đạt mức gió trên 213 Km/h được gọi là siêu bão (Super Typhoon).

    • Đối với thang đo Saffir-Simpson dành cho khu vực Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương: Gió từ cấp 5 trở lên (trên 250km/giờ) thì được gọi là siêu bão.

    Siêu bão Haiyan càn quét miền trung Philippines

    • Một qui định khác là khi áp suất không khí tại tâm bão đạt dưới 920 HPA thì được xếp vào hàng siêu bão.

    . Đối với khu vực Tây Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam), khi bão đạt mức gió trên 213 Km/h (theo thang đo Bôpho đạt cấp 17, theo thang đo Saffir – Simpson đạt cấp 5 trở lên) thì được gọi là siêu bão (Super Typhoon).

    • Đối với khu vực Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương: Gió từ cấp 5 thang Saffir – Simpon trở lên (trên 250km/giờ) thì được gọi là siêu bão.

    • Áp dụng đối với mọi khu vực: Áp suất không khí tại tâm bão đạt dưới 920 HPA thì được xếp vào hàng siêu bão.

    ‘Vùng đất chết’ Tacloban lại nằm trên đường đi của siêu bão

    (Tin Môi Trường) – Các đài khí tượng cảnh báo, siêu bão Hagupit với sức gió hơn 255 km/h, sẽ quét qua miền trung Philippines, khu vực từng bị siêu bão Haiyan tàn phá trong năm 2013.

    'Vùng[-]đất[-]chết'[-]Tacloban[-]lại[-]nằm[-]trên[-]đường[-]đi[-]của[-]siêu[-]bão

    Đường đi dự kiến của siêu bão nhiệt đới Hagupit. Ảnh: AccuWeather.com

     

    Siêu bão Hagupit, tên địa phương là Ruby, sẽ làm ảnh hưởng tới 30 triệu người Philippines. Cơn bão đang đi vào vùng biển nóng và liên tục mạnh lên. Đến 16h hôm qua, tâm bão ở vị trí cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 710 km về phía đông. Bão Hagupit đạt cấp 5, cấp tàn phá nghiêm trọng nhất theo thang dự báo bão Saffir-Simpson hay giật trên cấp 17 theo thang sức gió Beaufort.

    Theo trang khí tượng Accuweather, bão Hagupit dự kiến sẽ đổ bộ vào khu vực phía đông Visayas, nằm cách 100 km so với đường đi của siêu bão mạnh nhất lịch sử nhân loại trong năm 2013. Những khu vực từng chịu ảnh hưởng của Haiyan sẽ không bị triều cường tồi tệ của bão Hagupit tác động nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm cả “vùng đất chết” Tacloban.

    'Vùng[-]đất[-]chết'[-]Tacloban[-]lại[-]nằm[-]trên[-]đường[-]đi[-]của[-]siêu[-]bão

    Bản đồ lượng mưa của siêu bão Hagupit. Ảnh: NOAA

     

    Người ta cũng dự đoán lượng mưa do bão trút xuống sẽ đạt 150 – 300 mm, đe dọa gây ngập lụt trên diện rộng cùng nguy cơ sạt lở đất. Chính phủ Philippines cũng cảnh báo nhiều khu vực có thể bị cô lập trong nhiều ngày và khuyến cáo người dân chuẩn bị sẵn nhu yếu phẩm cần thiết nhằm chống chọi siêu bão.

    Sau khi quét qua Philippines trong ngày 6/12, Hagupit sẽ suy yếu nhiều nhưng có thể vẫn đạt cấp độ bão khi tiến vào Biển Đông. Theo dự báo, bão sẽ di chuyển theo hướng tây và có thể đi vào phần đất liền Việt Nam. Trong trường hợp Hagupit suy yếu thành áp thấp sau khi quét qua Philippines, người ta vẫn không loại trừ khả năng nó gây ảnh hưởng tới Việt Nam.

    Miền Trung thương yêu từng gánh nhiều bão nhất – VnReview

    Mỗi năm, các tỉnh ven biển Việt Nam phải gánh chịu hơn chục cơn bão và áp thấp nhiệt đới, chủ yếu rơi vào các tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) và Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận). Dải đất miền Trung không năm nào ngơi bão lũ.

    Trong số hàng trăm cơn bão đã được Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn thống kê từ năm 1961 đến 2012, bão rơi nhiều vào khu vực Bình Định – Ninh Thuận, Nghệ An – Quảng Bình, Quảng Trị – Quảng Ngãi. Các tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình) cũng thường xuyên gánh bão và khi bão rơi vào khu vực này thì thường kéo dài đến Thanh Hóa, tạo thành vùng bão phía Bắc (Quảng Ninh – Thanh Hóa). Khu vực miền Nam (Bình Thuận – Cà Mau) ít gặp bão hơn, những năm gần đây thường chỉ gặp 1-2 cơn bão một năm và cũng ít khi gặp bão lớn. Những cơn bão lớn, từ cấp 10 (89-102 km/h) trở lên đổ bộ nhiều hơn vào miền Trung và miền Bắc.

    Theo Wikipedia, do Việt Nam hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson (lý do là các cơn bão mạnh trên cấp 12 hầu như đều xuất phát từ ngoài đại dương, sau khi vượt qua Philippines để đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió đã suy giảm rất nhiều), nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 đến 7 trên một diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên một diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong thời gian gần đây, điển hình là các cơn bão Chanchu và bão Xangsane trong năm 2006. Mặc dù bão Chanchu không đi vào vùng bờ biển Việt Nam, nhưng với cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson nó đã làm nhiều tàu thuyền bị đánh chìm và nhiều ngư dân Việt Nam bị chết trên biển Đông. Trong dự báo bão cho cơn bão Xangsane, lần đầu tiên người ta đã sử dụng cấp 13 và trên cấp 13.

    Tuy nhiên ,đến năm 2008 khi cơn bão số 6 mang tên quốc tế Hagupit (Dùi cui) đi vào khu vực Bắc Biển Đông Việt Nam với sức gió của nó đạt 120 hải lý (knot)… tương đương với cấp 4 của thang bão Saffir-Simpson thì Việt Nam bắt đầu sử dụng cấp 13 – 17 khi đã nâng nó lên cấp ngưỡng đầu tiên của siêu bão là cấp 15.

    Trong bảng thống kê bão của Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn, năm 2006 là năm có nhiều cơn bão lớn nhất, trong đó có tới 4 cơn bão liên tiếp đều đạt cấp độ 13: Xangsane, Cimaron, Chebi, Durian. Cơn bão lớn từng đạt cấp 13 là Faye (1963), Clara (1964), Jane (1971), Dan (1989), Kyle (1993) và Neoguri (2008).

    bão lớn từng đổ bộ vào việt nam

    Những cơn bão từ cấp 12 từng vào Việt Nam từ năm 1961-2012

    Nếu như năm 2012, các cơn bão vào Việt Nam chủ yếu ở cấp 6, thì năm 2013 tất cả các cơn bão đều từ cấp 8 trở lên và đặc biệt có nhiều cơn bão được xếp vào hạng bão cuồng phong (từ cấp 13). Có tới 2 cơn bão trong năm nay, gồm bão số 7 Utor và bão số 9 Usagi đều đã đạt cấp cao nhất là cấp 17. Hiện tại cơn bão Haiyan (số 14 của năm nay) được xếp vào hạng “siêu bão trên cấp 17”.

    Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương Quốc Gia Việt Nam đặt số hiệu trong năm 2013:

    •           Bão số 1 (Sonamu) – cấp 9 ~ cấp 10 – bão nhiệt đới dữ dội.

    •           Bão số 2 (Bebinca) – cấp 8 – bão nhiệt đới.

    •           Bão số 3 (Rumbia) – cấp 10 – bão nhiệt đới dữ dội.

    •           Bão số 4 (Cimaron) – cấp 8 – bão nhiệt đới.

    •           Bão số 5 (Jebi) – cấp 10 ~ cấp 11 – bão nhiệt đới dữ dội.

    •           Bão số 6 (Mangkhut) – cấp 8 – bão nhiệt đới.

    •           Bão số 7 (Utor) – cấp 17 – bão cuồng phong.

    •           Bão số 8 (Áp thấp nhiệt đới 18W), cấp 8 – bão nhiệt đới.

    •           Bão số 9 (Usagi) – cấp 17 – bão cuồng phong.

    •           Bão số 10 (Wutip) – cấp 13 – bão cuồng phong.

    •           Bão số 11 (Nari) – cấp 13 – bão cuồng phong.

    •           Bão số 12 (Krosa) – cấp 13 ~ cấp 14 – bão cuồng phong.

    •           Bão số 13 (Áp thấp nhiệt đới Wilma) – cấp 8 – bão nhiệt đới.

    •           Bão số 14 (Haiyan) – trên cấp 17 – siêu bão.

    Như vậy, siêu bão Haiyan cũng là cơn bão lớn nhất từ trước tới nay sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Chưa rõ khi đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió sẽ ở mức như thế nào, nhưng các bản tin dự báo hiện nay đều khẳng định là “hết cấp dự báo”. Thảm họa lần này lại tiếp tục đổ vào khu vực miền Trung vốn còn chưa kịp ổn định sau hàng loạt cơn bão cuồng phong Usagi, Wutip, Nari, Krosa. Cả nước đang hướng về miền Trung trong tâm trạng lo lắng và chỉ biết cầu nguyện cho bão suy yếu và gây thiệt hại ít nhất cho đồng bào miền Trung.

    Ngọc Mai

    Siêu bão Meranti đổ bộ Biển Đông, hình thành cơn bão số 5 | Thời sự

    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trưa nay 14/9, siêu bão Meranti đã đi vào khu vực Đông Bắc Biển Đông, tạo thành cơn bão số 5 tại khu vực Biển Đông trong năm nay.

    Tại thời điểm 13 giờ hôm nay (14/9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (từ 200-220 km/giờ), giật trên cấp 17.

    Theo dự báo trong 24 giờ tới, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 13 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 25,8 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (từ 105-120 km/giờ), giật cấp 15.

    Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 10-14, vùng gần tâm bão đi qua cấp 15-17, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội.

    Trên khu vực Đông Bắc Biển Đông vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 8, giật cấp 10-12 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 200N và phía Đông Kinh tuyến 1170E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

    Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, sau đó đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp trên đất liền tỉnh Giang Tây (Trung Quốc).

    Được biết, với sức gió cấp 17 (theo thang sức gió Beaufort), siêu bão Meranti trở thành cơn bão khủng khiếp nhất từng ghi nhận trong lịch sử, vượt qua cả siêu bão Haiyan gây thiệt hại nặng nề ở Philippines năm 2013.

    Những công cụ dùng để đo sức mạnh bão nhiệt đới – Bộ Môn Hải Dương, Khí Tượng và Thuỷ Văn

    Để đo cường độ bão, các cơ quan khí tượng cần nhiều công cụ chuyên dụng như vệ tinh, radar, phao hay máy bay trinh sát.

       Khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 9 hàng năm là đỉnh điểm xuất hiện các cơn bão nhiệt đới ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Để thu thập dữ liệu liên quan đến bão, các nhà khí tượng học phải cần đến nhiều thiết bị chuyên dụng. Dưới đây là những công cụ thường được các cơ quan khí tượng uy tín trên thế giới sử dụng để đo cường độ bão, theo Sciencing.

    Vệ tinh nhân tạo

       Năm 1973, nhà khí tượng học người Mỹ Vernon Dvorak đã phát triển một phương pháp ước lượng cường độ bão bằng cách so sánh hình ảnh vệ tinh với những đặc điểm vật lý của cơn bão. Phương pháp này đã trở thành cơ sở cho các mô hình dự báo bão trên thế giới.

       Ngày nay, vệ tinh khí tượng đóng vai trò không thể thiếu trong việc theo dõi và đo sức mạnh bão nhiệt đới. Các vệ tinh được trang bị máy ảnh và cảm biến hồng ngoại giúp chuyên gia thu thập dữ liệu bão từ không gian như phạm vi, cấu trúc mây hay sự khác biệt nhiệt độ trong các cơn bão.

     class=
    Vệ tinh thời tiết của NASA. Ảnh: Inverse.

    Máy bay trinh sát và máy dò rơi tự do

       Máy bay trinh sát được sử dụng để đo tốc độ gió, áp suất khí quyển và kiểm tra bề mặt đại dương một cách trực quan. Chúng thường di chuyển ở độ cao khoảng 3.000 mét và tính toán tốc độ gió ở độ cao 10 mét so với mực nước biển nhờ các máy dò rơi tự do (dropsonde).

       Máy dò có gắn dù sẽ được thả vào trong cơn bão từ máy bay. Trong quá trình rơi, thiết bị có thể đo tốc độ gió, hướng gió, chiều cao cơn bão, nhiệt độ và áp suất không khí… nhờ được trang bị hệ thống cảm biến và bộ thu GPS.

     class=
    Máy bay trinh sát thả máy dò rơi tự do xuống cơn bão. Ảnh: NASA.

    Radar và phao

       Radar và phao là những phương tiện hữu ích để theo dõi bão từ phía dưới. Radar thời tiết trên đất liền sẽ phát huy tác dụng khi bão cách bờ biển vài trăm kilomet, với khả năng đo tốc độ gió, vận tốc bão, nhiệt độ và áp suất khí quyển. 

       Trong khi đó, phao thường là cấu trúc nhân tạo cuối cùng hoạt động trong vùng biển có bão. Chúng được gắn các thiết bị đo thời tiết, có thể thu thập dữ liệu liên quan đến tốc độ gió, hướng gió, áp suất không khí và nhiệt độ của nước.

    Thang đo bão 

       Thang bão Saffir-Simpson là thang phân loại bão được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Theo đó, các cơn bão nhiệt đới được phân loại thành 5 cấp theo cường độ gió. 

     class=
    Thang bão Saffir-Simpson. Ảnh: WeatherOps.

       Việt Nam hiện sử dụng Thang sức gió Beaufort để phân loại bão. Thang đo này ban đầu có 13 cấp (từ 0 tới 12) và được mở rộng thành 18 cấp (từ 0 tới 17) vào năm 1946.

    Đoàn Dương

    Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nhung-cong-cu-dung-de-do-suc-manh-bao-nhiet-doi-3809170.html

    Áp thấp nhiệt đới là gì và khác với bão nhiệt đới như thế nào?

     title=

    Bão và áp thấp nhiệt đới là từ ngữ khá quen thuộc với người dân khi có một hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên lãnh thổ nước Việt Nam

    Áp thấp nhiệt đới

    Hình ảnh của áp thấp nhiệt đới mới nhất đang áp sát và tiến về nước ta

    Vậy áp thấp nhiệt đới là gì? Áp thấp nhiệt đới là tên gọi một hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới.

    Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió… Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng thăng động (bốc lên cao). Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis (lực lệch hướng do trái đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy.

    Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên trái so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở hai bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front (mạc giáp khí, diện khí) ở các vùng khí hậu ôn đới.

    ap-thap-nhiet-doi-la-gi-va-khac-voi-bao-nhiet-doi-nhu-the-nao      

    Tuy nhiên áp thấp nhiệt đới cũng có thể mạnh dần lên và trở thành bão

    Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh “tropical storm”. Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới được phân biệt theo cấp gió. Theo sự phân chia cấp gió của đô đốc hải quân người Ireland là Francis Beautfort, thì gió được chia thành 13 cấp từ 0 tới 12. Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 được gọi là áp thấp nhiệt đới.

    Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 tới 16, có liên quan gần đúng với cấp tốc độ tương ứng của thang bão Saffir-Simpson, trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó cấp 1 của thang bão Saffir-Simpson tương đương với cấp 12 trong thang Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trong thang sức gió Beaufort trên cấp 13 không trùng khớp với thang bão Saffir-Simpson.

    Theo định nghĩa quốc tế, bão nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 64 km/giờ (hay 35 knots), tức là hơn cấp 8. Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão lớn với cuồng phong (typhoon).

    Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon, intense hurricane, super cyclonic storm, intense tropical cyclone) với gió mạnh hơn 240 km/giờ (hay trên 130 knot), tức cấp 4, cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson hoặc cấp 15 đến cáp 17(Thang bão Beaufort) trở lên.

    ap-thap-nhiet-doi-la-gi-va-khac-voi-bao-nhiet-doi-nhu-the-nao
    Mưa dông gây ngập úng diện rộng

    Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5,6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Ba tháng 9,10 và 11 thường có nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển nước ta.Khi chưa hình thành bão, nếu tốc độ của gió còn dưới 63 km/giờ, thì gọi là áp thấp nhiệt đới. Mỗi khi có bão với gió mạnh hơn 63 km/giờ, bão được đặt tên bởi Cơ quan Khí Tượng Nhật Bản (Japanese Meteorological Agency) ở Tokyo.

    Tác hại của áp thấp nhiệt đới là tác hại do gió giật mạnh ở gần tâm áp thấp kèm theo mưa lớn, tập trung gây lũ lụt cho các nơi mà áp thấp đi qua. Do tốc độ gió còn chưa mạnh nên thông thường tác hại của áp thấp nhiệt đới thường là do hậu quả mưa lớn gây ra lũ lụt khi áp thấp đổ bộ vào bờ biển.

    Đối với thuyền đánh cá của ngư dân, đa số là tàu nhỏ thì ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới là rất đáng kể. Nên các tàu đi biển đều cần phải trang bị các phương tiện thông tin liên lạc để theo dõi dự báo thời tiết và phải có các phương tiện cứu hộ.

    Share
    Follow
    Loading...